1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải pháp giang 21 22

8 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Vận Động Học Sinh Ra Lớp Và Duy Trì Sĩ Số Ở Bậc THCS
Tác giả Nguyễn Thị Trà Giang
Trường học Trường THCS Hưng Yên
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố An Biên
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỦ NHIỆM LỚP - Họ và tên: Nguyễn Thị Trà Giang - Đơn vị: Trường THCS Hưng Yên 1 Tên giải pháp: “ Biện pháp vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số ở bậc THCS” 2 Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Giải pháp này được áp dụng trong Ngành giáo dục cụ thể là giáo viên làm công tác chủ nhiệm vào nhiều lớp học trong trường THCS 3 Mô tả bản chất của giải pháp: 3.1 Thực trạng giải pháp: Những năm gần đây, công tác duy trì sĩ số học sinh, chống bỏ học trong trường THCS có ý nghĩa quan trọng và được các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể, các ngành đặc biệt quan tâm Đã có rất nhiều giải pháp được áp dụng cho vấn đề này nhưng hiệu quả chưa cao Vẫn còn tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học và bỏ học giữa chừng gây trở ngại cho công tác giảng dạy của Nhà trường Sự chuyển biến nhận thức của cộng đồng về công tác giáo dục cũng đã góp phần đáng kể cho công tác huy động học sinh đến trường, hạn chế học sinh bỏ học Trường THCS Hưng Yên là trường thuộc địa phương của huyện An Biên một trong những địa phương còn nhiều khó khăn nghề nghiệp gia đình học sinh tập trung nhiều nhất chủ yếu là nông, nghề biển, cha mẹ thường xuyên xa nhà, phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em Đa số phụ huynh chưa động viên quan tâm kịp thời, cho nên hằng năm vẫn còn học sinh bỏ học giữa chừng, điều đó làm cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm cũng như BGH trường gặp không ít khó khăn Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, không ít lần tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục học sinh chưa ngoan, giúp các em trở thành con ngoan trò giỏi, một vấn đề nữa đó là giảm sĩ số học sinh khi các em đang độ tuổi cắp sách đến trường vậy mà các em lại dỡ dang trên con đường học vấn của mình trong đó có em thì nghỉ học do hoàn cảnh, nhưng cũng có em thì thiếu sự quan tâm, học yếu, lười học, có em lại lại ý thức học tập chưa cao thường xuyên vi phạm nhắc nhỡ nhiều thành một “ bài ca” trong các tiết sinh hoạt nên các em chán và bỏ học rồi lêu lỗng *Thực trạng các lớp tôi được phân công chủ nhiệm đầu năm học: Đầu học kì 1 Đầu Học kì 2 Năm học Lớp Tổng số HS Số HS hay bỏ học ( do TL Số HS hay bỏ học ( do TL một số nguyên nhân % một số nguyên nhân % nêu trên) nêu trên) 2020 -2021 7A3 41 5 12,2 2 4,9 2021- 2022 9A2 38 4 10,5 1 2,6 Vậy để làm sao vừa vẹn toàn lớp không bị học sinh giảm sĩ số lại vừa giúp các em không dang dỡ trên con đường học vấn của mình, tôi thiết nghĩ ngoài trách nhiệm mình là một giáo viên đứng lớp, mình còn kiêm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm lớp, vậy để làm sao tốt công tác này thì trước hết mình cần cho học sinh cảm nhận được mình không chỉ là người cô truyền thụ cảm hứng kiến thức mà mình như người mẹ các em đang gánh các em trên đôi vai của mình bằng tất cả tình yêu thương đong đầy, ở đây bản thân tôi luôn cân nhắc một điều đừng bao giờ biến các em là “ công cụ” giáo dục mà thay vào đó biến các em là những đứa con của mình giúp các em định hướng vào tương lai và giúp các em hứng thú với việc đến trường Không những thế mình gánh một phần trách nhiệm cho phụ huynh học sinh (PHHS) để họ thật sự tin tưởng khi gửi con em đến môi trường giáo dục Để làm tốt được điều này trước hết, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người phải nắm bắt được đặc điểm hoàn cảnh, tính cách, tâm sinh lí ngay từ đầu bắt tay khi nhận lớp, dù lớp đầu cấp hay bất kì khối lớp nào ở bậc THCS Biện pháp tôi đưa ra góp phần giữ vững danh hiệu tập thể lao động xuất sắc Đồng thời góp phần thực hiện vấn đề xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới Trong 18 tiêu chí nông thôn mới, vận động những học sinh bỏ học trở lại trường giảm tỷ lệ học sinh bỏ học thấp nhất (tiêu chí của trường chuẩn QG ) Vì vậy tôi đã đưa ra giải pháp “Biện pháp vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số ở bậc THCS” 3.2 Nội dung giải pháp: 3.2.1 Mục tiêu của giải pháp: Việc duy trì sĩ số học sinh ở bậc THCS có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác giáo dục, nhất là phổ cập giáo dục đúng độ tuổi Việc cần làm là ngăn chặn học sinh có nguy cơ bỏ học, chứ không để học sinh bỏ học rồi mới đi vận động sẽ rất khó khăn Chính vì thế, tôi rất muốn chia sẻ với những giáo viên làm công tác chủ nhiệm các đơn vị trường học để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình 3.2.2 Nội dung cụ thể của giải pháp: Như chúng ta đã biết khi làm công tác chủ nhiệm thì mỗi giáo viên chúng ta cần xây dựng kế hoạch và những biện pháp các yếu tố nhất định cho mình như vậy mới thành công được vì thế bản thân tôi khi chọn giải pháp này tôi đã dựa trên các biện pháp giáo dục sau: Biện pháp 1: Khảo sát phân loại đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát để nắm rõ và phân loại đối tượng học sinh thuộc các nhóm: * Đối với các em học yếu, chán học: Nắm sát năng lực học tập của học sinh; tổ chức phụ đạo học sinh yếu trên lớp và theo lịch của nhà trường, vận động các em đi học cho đều để theo kịp các bạn Phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” Theo dõi sát các cặp đôi trong quá trình hỗ trợ nhau học tập để mang lại hiệu quả tốt nhất Tổ chức học sinh học nhóm tuần/buổi dĩ nhiên điều này khi họp phụ huynh tôi đã thông qua PHHS và lấy ý kiến biểu quyết phụ huynh tôi mới tiến hành Khi tiến hành thực hiện học, GVCN cũng không quên bầu ra nhóm trưởng, nhóm phó và cũng chọn và nhờ địa điểm một số gia đình các em có điều kiện về không gian rộng, có bàn ghế đủ nhóm các em học để GVCN yên tâm khi tổ chức biện pháp này Với cách học nhóm này có lợi thế khi học nhóm các em cùng trang lứa các em dễ dàng trao đổi, giúp những em chậm tiến bộ không còn mặc cảm, tạo hứng thú, nhóm nào mỗi tuần thực hiện tốt tôi đều thưởng quà Trong biện pháp này những năm gần đây tôi thực hiện có hiệu quả cao và đồng thời giúp những bạn lười học nhàn rỗi sa tránh vào chơi game thay vào đó cùng các bạn trao đổi nghiên cứu cho bài học mới để tự tin hơn khi vào lớp học Trong quá trình mỗi buổi học nhóm tôi thường xuyên kiểm tra đột xuất hoặc tôi có thể Tổ chức học nhóm bạn gọi điện cho phụ huynh để xem các em thực hiện kèm bạn nghiêm túc không Với biện pháp này không chỉ nâng cao chất lượng tự học của HS mà góp phần không nhỏ trong việc giảm sĩ số * Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và cũng tránh trường hợp gia đình các em khó khăn bỏ học giữa chừng Ví dụ em Lê Anh Thư : Hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn cha mẹ bỏ, ở với bà ngoại sống bằng nghề bán vé số, học TB ( học bữa đi bữa nghỉ bà đi bán vé số thiếu sự quan tâm em mặc cảm tự ty.) Tôi và Ban phụ huynh của lớp đã đến nhà gặp gỡ, trao đổi, động viên, giúp đỡ em đóng các khoản quy định của nhà GVCN trao tiền trường …để giúp em một phần nào đó Hiện nay em đang là ủng hộ HS khó khan học sinh có chiêù hướng phát triển tốt, tiến bộ trong học tập và hiểu được giá trị của việc học là cần thiết * Đối với học sinh cá biệt về phẩm chất Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo…Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc.Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời Biện pháp này giúp học sinh có lối nghĩ không tích cực để các em hiểu được thầy cô bạn bè luôn là người quan tâm lắng nghe chia sẻ Cụ thể như em Nguyễn Hoàng Bách: Do bị nhóm bạn xấu rủ rê lôi kéo, ham chơi, rất mê trò chơi điện tử, chơi điện tử quên giờ giấc, quên ăn, quên học (tình trạng cũng giống như em Thư vắng học thường xuyên…Nhờ sự động viên, quan tâm của gia đình, GVCN, tập thể lớp nay em đã tỉnh ngộ và trở lại học tập tốt hơn * Đối với học sinh nhận thức chưa nhanh Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học chậm, hạn chế tiếp thu những môn nào Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản GVCN lên kế hoạch bạn kèm bạn ví dụ như tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè Ví dụ như em Lê Văn Phú tiếp thu bài chậm em chán nản nhiều lần có ý bỏ học, tôi đã cho các bạn động viên và kèm cặp cuối năm em đạt học sinh Khá Từ đó em có thêm niềm vui, không có ý định bỏ học , sống lạc quan và chú tâm vào học tập tốt hơn Biên pháp 2: Nâng cao vai trò, nhiệm vụ trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, là người mẹ (người cha) thứ hai của các em đồng thời có khả năng trực tiếp giáo dục cách ứng xử của các em trong việc thực hiện tốt các yêu cầu đối với học sinh Bởi người làm nên kỷ cương nề nếp, gia phong trong gia đình là ông bà, cha mẹ thì người làm nên trật tự kỷ cương của lớp chính là giáo viên chủ nhiệm Trong tiết sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổi sinh hoạt của các em, nghe các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của cô “cố vấn” Trong tiết sinh hoạt GVCN cũng không nên “cô hát trò nghe” mà nên biến tiết sinh hoạt là tiết để HS chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của mình Tuyên dương những em học yếu có nhiều cố gắng, vươn lên trong học tập, học sinh nhiều tuần liền xuất sắc trong học tập cũng như trong phong trào xây dựng lớp, việc làm này rất cần thiết sẻ khích lệ học sinh khác cố gắng để được nhận thưởng Thường xuyên liên hệ qua điện thoại hoặc đến gia đình học sinh yếu để động viên phụ huynh tạo điều Cuối tuần GVCN kiện tốt cho các em có kiến thức vững hơn, các em sẽ thưởng HS tiến bộ, ham học hơn, không còn chán học hay có ý định muốn bỏ HS XS học nữa Vì vậy mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần phải phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động của lớp vì vậy GVCN phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em Để bầu ban cán sự lớp đạt hiệu quả - hoạt động tốt trước hết tôi tham khảo ý kiến của GVCN cũ đồng thời thông qua tìm hiểu, quan sát học sinh trong các tiết học, các hoạt động tập thể và lao động đầu năm học GV đưa ra những yêu cầu cụ thể về tiêu chí lựa chọn ban cán sự lớp: Có trách nhiệm, vì lợi ích chung của tập thể; nhanh nhẹn, năng nổ; mạnh dạn, tự tin, hoà đồng, gương mẫu; năng lực học tập khá, tốt; phẩm chất đạo đức tốt; ưu tiên có năng khiếu GVCN phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ Ví dụ : Mỗi em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách Cuối tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp Vì vậy, muốn xây dựng chi đội vững mạnh thì GVCN phải xây dựng đội ngũ ban cán sự tốt Với việc lựa chọn ban cán sự cũng là một việc vô cùng quan trọng không thể thiếu trong giải pháp mà tôi đặt ra Biện pháp 4: Phối hợp với gia đình học sinh Ngay từ đầu năm học GVCN cập nhật kịp thời danh bạ liên lạc với cha mẹ học sinh, lập một nhóm Zalo với phụ huynh riêng và một nhóm Zalo với học sinh của lớp để tiện liên lạc Đầu năm học sẻ có buổi họp phụ huynh đầu năm, trong buổi họp PHHS giáo viên sẻ cho phụ huynh biết được thời khóa biểu lớp, nội quy trường, nội quy lớp Đồng thời trong buổi họp PHHS GVCN cũng nói rõ khi học sinh vắng học bắt buộc phụ huynh phải trực tiếp liên hệ với tôi, lớp có sổ theo dõi sĩ số từng tiết học, từng buổi học GVCN cũng đưa ra kế hoạch và lấy ý kiến biểu quyết để ghi vào biên bản khi học sinh nghỉ học phải có lí do cụ thể những trường hợp như sinh nhật, đám giỗ ông cóc bà cố thì không nên nghỉ làm ảnh hưởng bài học các em, ảnh hưởng phong trào thi đua Vì thế phụ huynh cần khuyên con em đi học tránh nghỉ, với điều này giúp PHHS hiểu rõ hơn về giá trị việc học của con em, đồng thời giúp hiểu được vai trò trách nhiệm của con em mình Sau đó bầu ban đại diện PHHS, bầu ban đại diện phụ huynh GVCN hết sức lưu ý nắm kĩ hoàn cảnh phụ huynh cũng như sự quan tâm nhiệt tình của phụ huynh để kết hợp với mình khi mình cần cùng mình chia sẻ và gánh vác các em Sau buổi họp phụ huynh GVCN lập ra kế hoạch cùng ban cán sự lớp và ban đại diện phụ huynh lớp đi thăm tất cả học sinh trong lớp ( tổng số học sinh trong lớp bao nhiêu đi hết không bỏ một em nào) Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết Một là tạo mối quan hệ gần gủi giữa phụ huynh và giáo viên, hai là để nắm được hoàn cảnh các em trong lớp để có kế hoạch quan tâm kịp thời và khi xét chế độ chính xác, hiệu quả đúng người Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh GVCN cùng ban đại diện Hoặc nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải PH đến thăm từng nhà HS thật bình tĩnh, trao đổi ôn hoà, đừng để phụ huynh có cảm nhận là mình mắng khéo Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc giáo dục học sinh là việc làm thường xuyên Giải pháp mà tôi đưa ra thì việc kết hợp với PHHS là vô cùng quan trọng, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết, đây là biện pháp giảm tỉ lệ học sinh vắng học cũng như bỏ học giữa chừng Điều này rất quan trong trong việc thực hiện giải pháp này Biện pháp 5: Phối, kết hợp với các bộ phận đoàn thể trong và ngoài nhà trường: Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm thu hút học sinh đến trường Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn (GVBM), cùng GVBM giáo dục các em chậm tiến bộ cũng như các em thường xuyên vi phạm lỗi, tránh nặng nề khi nhắc nhỡ học sinh vi phạm để các em thấy được “ mỗi ngày đến lớp là một niềm vui” giúp các em không áp lực khi đi học Đó cũng là một biện pháp hửu ích trong việc giảm sĩ số GVCN tích cực tham mưu với BGH nhà trường, Đoàn- Đội tổ chức nhiều sân chơi như phong trào, để các em “học mà chơi, chơi mà học” giúp các em có cảm giác niềm vui và yêu thích đến trường; đồng thời tôi chọn các em hay nghỉ học đi chơi để tham gia sân chơi Một khi được cô giáo chọn tham gia luyện tập và thi như thế, các em thấy bản thân được cô giáo trọng dụng nên rất hào hứng, quyết tâm luyện tập để đạt kết quả cao và không còn nghĩ đến việc nghỉ học nữa…Trong tất cả các phong trào nhà trường phát động GVCN luôn theo sát hướng dẫn, động viên, cùng tham gia với các em; có tuyên dương khen thưởng kịp thời nhằm giúp các em có hứng thú khi tham gia và từ đó yêu trường yêu lớp hơn 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp này được áp dụng trong Ngành giáo dục cụ thể là giáo viên làm công tác chủ nhiệm vào nhiều lớp học trong trường THCS Cụ thể là vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số của lớp chủ nhiệm 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được: Sau thời gian áp dụng giải pháp trên vào công tác chủ nhiệm, tôi đã sử dụng linh hoạt hình vào lớp mình chủ nhiệm của mình Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đã giảm bớt HS nghỉ học cũng như bỏ học , kết quả cụ thể như sau: Sau 2 năm áp dụng các biện pháp : Năm học Lớp Tổng số HS Đầu Năm Cuối Năm Ghi chú SL TL% SL TL% Số HS vận động được cả 2 kì 7 HS được vận động ra 2020 -2021 7A3 41 41 100 41 100 lớp sau khi bỏ 2021- 2022 9A2 38 38 100 38 100 5 HS được vận động ra lớp sau khi bỏ Ngoài ra, tập thể các lớp do tôi chủ nhiệm hàng năm còn đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào như: Văn nghệ, cắm trại mừng đảng mừng xuân, bóng đã, trò chơi, heo đất, hai mặt giáo dục (cờ đỏ), Xanh- Sạch- Đẹp, các khoản đóng góp luôn,… Tập thể lớp luôn đứng đầu Cuối năm bản thân nhiều năm liền đạt GVCN xuất sắc, Chi đội Tiên tiến xuất sắc Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui mừng vì mình đã thực hiện đạt cam kết: “Duy trì sĩ số” với Ban giám hiệu nhà trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm và tôi thật sự xúc động và tự hào khi các em đã thật sự lớn lên, từng bước hoàn thiện nhân cách + Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, sống rất có tình cảm, biết chia sẻ, biết giúp đỡ em nào cũng ham thích học tập, gắn bó với trường lớp hơn + Đối với trường, ngành: Góp phần cùng cấp trên làm phong phú thêm kinh nghiệm công tác, phổ biến cho các khối áp dụng thì thiết nghĩ sẽ giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học Hưng Yên, 29 ngày tháng 11 năm 2022 Người viết báo cáo: Nguyễn Thị Trà Giang

Ngày đăng: 11/03/2024, 14:21

w