Kinh Tế - Quản Lý - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Kiến trúc - Xây dựng ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THỂ THƯƠNG NGHIỆP VÙNG THUẬN QUẢNG THỜI CHÚA NGUYỄN (1558 - 1774) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thừa Thiên Huế, 2016Demo Version - Select.Pdf SDK i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THỂ THƯƠNG NGHIỆP VÙNG THUẬN QUẢNG THỜI CHÚA NGUYỄN (1558 - 1774) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Đỗ Bang Thừa Thiên Huế, 2016Demo Version - Select.Pdf SDK ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Những tài liệu tham khảo phục vụ cho Luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị ThểDemo Version - Select.Pdf SDK iii Lời Cảm Ơn Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại Đại học Huế. Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của b ản thân, cho phép tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đế n: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế (ĐHSP); Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường ĐHSP Huế, Thư viện trường ĐHSP Huế, Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường ĐHKH Huế, Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế; qúy thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử trường ĐHSP Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Bang, khoa Lịch sử trường ĐHKH Huế - đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ, ủng hộ, quan tâm và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè đã dành cho tôi trong suốt khóa học vừa qua và đồng thời cũng mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn h ọc viên cho đề tài này. T.T.Huế, tháng 11 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Thể iiiDemo Version - Select.Pdf SDK 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 3 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của luận văn 10 7. Bố cục của luận văn 11 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG NGHIỆP THỜI CHÚA NGUYỄN 12 1.1. Điều kiện tự nhiên 12 1.2. Tài nguyên thiên nhiên 15 1.3. Tình hình chính trị - xã hội 18 1.4. Chính sách của chúa Nguyễn đối với việc phát triển kinh tế thương nghiệp 24 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THƯƠNG NGHIỆP VÙNG THUẬN QUẢNG TỪ NĂM 1558 ĐẾN NĂM 1774 31 2.1. Tình hình nội thương 31 2.1.1. Hệ thống các chợ làng 31 2.1.2. Thành phần tham gia buôn bán. 34 2.1.3. Hình thức và các mặt hàng trao đổi 36 2.1.4. Giao thương kinh tế giữa các vùng 45 2.2. Tình hình ngoại thuơng 48 2.2.1. Thành phần thương nhân nước ngoài 48Demo Version - Select.Pdf SDK 2 2.2.2. Hoạt động buôn bán ở các thương cảng 57 2.2.3. Các loại hàng hóa buôn bán 63 2.2.3.1. Hàng xuất khẩu 63 2.2.3.2. Hàng nhập khẩu 66 2.2.4. Các phương thức mua bán 67 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG NGHIỆP VÙNG THUẬN QUẢNG THỜI CHÚA NGUYỄN 70 3.1. Đặc điểm của thương nghiệp vùng Thuận Quảng 1558 - 1774 70 3.2. Vai trò - tác động của thương nghiệp vùng Thuận Quảng 83 3.2.1. Đối với chính trị - quân sự 83 3.3.2. Đối với kinh tế - xã hội 84 3.2.3. Đối với giao lưu văn hóa 86 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤCDemo Version - Select.Pdf SDK 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐHKH : Đại học Khoa học ĐHSP : Đại học Sư phạm NCLS : Nghiên cứu lịch sử NXB : Nhà xuất bản Tr : Trang TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VOC : Công ty Đông Ấn Hà LanDemo Version - Select.Pdf SDK 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình Nam tiến, mở rộng lãnh thổ , tầm ảnh hưởng văn hóa về phương Nam. Thuận Quảng là vùng đất đứng chân chiến lược của chúa - vua Nguyễn, là trung tâm kinh tế của Đàng Trong vốn thuộc chủ quyền của Đại Việt từ các thế kỷ trước. Quá trình Nam tiến đã thực sự tạo nên những ảnh hưởng lớn lao đối với lịch sử dân tộc mà kết quả trực tiếp của nó là tạo nên một vùng đất mới rộng lớn ở phía Nam, trong đó có vùng Thuận Quảng trù phú. Năm 1613, trước khi qua đời, Nguyễn Hoàng căn dặn với Nguyễn Phúc Nguyên và Triều thần: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có Hoành Sơn và Linh Giang hiểm trở, ph ía Nam có núi Hải Vân và núi Đá bia vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối. Th ật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dạy của ta” 86, tr. 44. Chúa Nguyễn rất quan tâm đến đời sống cũng như vấn đề phát triển kinh tế , hoạt động thương mại. Thực hiện chính sách trọng thương, triệt để khai thác nguồ n lực của đất nước, chúa Nguyễn đã đặt vương quốc của mình trên nền tảng kinh tế ngoại thương, phát triển Đàng Trong trở thành một thể chế biển (Maritime polity), phát huy truyền thống khai thác, phát triển giao thương và giao lưu văn hóa trên biển. Sự hưng thịnh của hoạt động kinh tế ngoại thương, sự xuất hiện tấp nập củ a những đoàn thuyền buôn ngoại quốc đã mang lại cho vương quốc của chúa Nguyễ n một mô hình phát triển hoàn toàn khác so với vùng đất Đàng Ngoài của họ Trịnh. Đàng Trong nói chung và vùng Thuận Quảng nói riêng, hoạt động thương mại đó là sự tích hợp của yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Đến thế kỷ XVIII, kinh tế vùng Thuận Quảng đã có những bước khởi sắc mới: các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ… mọc lên khắp nơi, bên cạnh đó việc giao lưu buôn bán với nước ngoài trở thành mộ t nhu cầu lớn. Các thương cảng ra đời như Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn vào thế kỷ XVII - XVIII. Các thương cảng này đều nằm trên đất Thuận Quảng (tương đương với vùng đất hiện thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - ĐàDemo Version - Select.Pdf SDK 5 Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên). Chính sự phát triển kinh tế đó đã tạo cơ sở cho chúa Nguyễn mở mang lãnh thổ Đàng Trong, chống Trịnh thành công và tạo nên một diện mạo mới cho miền Trung Việt Nam. Tìm hiểu thương nghiệp vùng Thuận Quảng từ 1558 - 1774 là nghiên cứu về một loại hình kinh tế - xã hội - văn hóa dưới thời các chúa Nguyễn có quan hệ đế n sản xuất hàng hóa, thương nghiệp, phát triển đô thị trong mối quan hệ giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước bên ngoài. Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp ở vùng Thuận Quảng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần làm rõ những biến chuyển trong nề n kinh tế ở vùng Thuận Quảng. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp cùng với nhu cầu cuộc sống đang lên khiến cho chợ búa mọc lên khắp nơi. Đồ ng thời, nhu c ầu giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài ngày càng lớn. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời nền kinh tế thương nghiệp phát triển và dẫn đến sự xuấ t hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Về ý nghĩa thực tiễn, ở một mức độ nhất định đề tài góp phần rút ra được mộ t số bài học, kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, chính sách về kinh tế trong công cuộc đổi mới hiện nay. Một số nội dung của luận văn có thể sử d ụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy lịch sử về việc tổ chức các hoạt động kinh tế và bổ sung vào nguồn tư liệu cho phần lịch sử dân tộc thời trung đại. Qua đó, chúng ta thấy sự cần thiết phải tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động kinh tế thương nghiệp. Với tất cả ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề “Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 1774)” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thương nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế và là một lĩnh vực đặc biệ t quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, do đó cũng đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu với những đề tài khác nhau, phạm vi nghiên cứu rộng hẹp khác nhau, cũng đã đề cập đến vấn đề thương nghiệp vùng Thuận Quảng thế kỉ XVI - XVIII trong công trình của mình nhưng mức độ sâu rộng cũng khác nhau.Demo Version - Select.Pdf SDK 6 2.1. Giai đoạn trước năm 1975 - Lê Quý Đôn với Phủ biên tạp lục, bản dịch xuất bản năm 1976. Sách gồ m 6 tập nói về những vấn đề liên quan đến sứ Thuận Hóa và Quảng Nam như: sự khai thiết khôi phục hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, về hình thế núi sông, thành lũy, đường sá, bến đò… cũng như các tình tiết về kinh tế xã hội, về các chính sách của nhà nước, về sản vật, thuế khóa, về phương thức trao đổi mua bán… - Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Sách chia làm 2 phầ n: Tiền biên và chính biên. Trong đó, phần Tiền biên ghi chép về sự nghiệp c ủa chín chúa Nguyễn, bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hế t thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777). Vào năm 1962, Viện Sử học bắt đầu cho công bố bản dịch bộ Đại Nam thực lục tập 1 phần Tiền biên, đến năm 1978 thì in tập XXXVIII, hoàn thành công việc xuất bản trọn bộ Đại Nam thực lục. - Việt sử xứ Đàng Trong, của tác giả Phan Khoang, xuất bản l ần đầu tiên năm 1969. Đây được xem là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về xứ Đàng Trong, đã vạch ra con đường chinh phục về phía Nam của các chúa Nguyễn, trong đó ở chương III và chương IV đề cập đến khu vực hành chính, thuế điền, thuế đò, thuế vàng bạc, muối sắt, thuế đầu nguồn, về phép đo lường, tiền tệ, về kinh tế canh nông thương mại, tiểu công nghệ của người dân xứ Đàng ...
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THỂ
THƯƠNG NGHIỆP VÙNG THUẬN QUẢNG THỜI CHÚA NGUYỄN (1558 - 1774)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thừa Thiên Huế, 2016
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2i
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THỂ
THƯƠNG NGHIỆP VÙNG THUẬN QUẢNG THỜI CHÚA NGUYỄN (1558 - 1774)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Đỗ Bang
Thừa Thiên Huế, 2016
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Những tài liệu tham khảo phục vụ cho Luận văn có nguồn gốc rõ ràng Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm
Tác giả
Nguyễn Thị Thể
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4iii
Lời Cảm Ơn
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại Đại học Huế Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, cho phép tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế (ĐHSP); Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường ĐHSP Huế, Thư viện trường ĐHSP Huế, Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường ĐHKH Huế, Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế; qúy thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử trường ĐHSP Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Bang, khoa Lịch sử trường ĐHKH Huế - đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ, ủng hộ, quan tâm và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè đã dành cho tôi trong suốt khóa học vừa qua và đồng thời cũng mong nhận được sự góp
ý của quý Thầy Cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn học viên cho
đề tài này
T.T.Huế, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Thể
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG VÀ CHÍNH SÁCH
1.4 Chính sách của chúa Nguyễn đối với việc phát triển kinh tế thương nghiệp 24
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THƯƠNG NGHIỆP VÙNG THUẬN QUẢNG TỪ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG
3.1 Đặc điểm của thương nghiệp vùng Thuận Quảng 1558 - 1774 70 3.2 Vai trò - tác động của thương nghiệp vùng Thuận Quảng 83
PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 73
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ĐHKH : Đại học Khoa học
ĐHSP : Đại học Sư phạm
NCLS : Nghiên cứu lịch sử
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VOC : Công ty Đông Ấn Hà Lan
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 84
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình Nam tiến, mở rộng lãnh thổ, tầm ảnh hưởng văn hóa về phương Nam Thuận Quảng là vùng đất đứng chân chiến lược của chúa - vua Nguyễn, là trung tâm kinh tế của Đàng Trong vốn thuộc chủ quyền của Đại Việt từ các thế kỷ trước Quá trình Nam tiến đã thực sự tạo nên những ảnh hưởng lớn lao đối với lịch sử dân tộc mà kết quả trực tiếp của nó là tạo nên một vùng đất mới rộng lớn ở phía Nam, trong đó có vùng Thuận Quảng trù phú
Năm 1613, trước khi qua đời, Nguyễn Hoàng căn dặn với Nguyễn Phúc Nguyên và
Triều thần: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có Hoành Sơn và Linh Giang hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá bia vững bền Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối Thật là đất dụng võ của người anh hùng Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ
vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dạy của ta” [86, tr 44]
Chúa Nguyễn rất quan tâm đến đời sống cũng như vấn đề phát triển kinh tế, hoạt động thương mại Thực hiện chính sách trọng thương, triệt để khai thác nguồn lực của đất nước, chúa Nguyễn đã đặt vương quốc của mình trên nền tảng kinh tế ngoại thương, phát triển Đàng Trong trở thành một thể chế biển (Maritime polity), phát huy truyền thống khai thác, phát triển giao thương và giao lưu văn hóa trên biển Sự hưng thịnh của hoạt động kinh tế ngoại thương, sự xuất hiện tấp nập của những đoàn thuyền buôn ngoại quốc đã mang lại cho vương quốc của chúa Nguyễn một mô hình phát triển hoàn toàn khác so với vùng đất Đàng Ngoài của họ Trịnh Đàng Trong nói chung và vùng Thuận Quảng nói riêng, hoạt động thương mại
đó là sự tích hợp của yếu tố nội sinh và ngoại sinh Đến thế kỷ XVIII, kinh tế vùng Thuận Quảng đã có những bước khởi sắc mới: các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ… mọc lên khắp nơi, bên cạnh đó việc giao lưu buôn bán với nước ngoài trở thành một nhu cầu lớn Các thương cảng ra đời như Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn vào thế kỷ XVII - XVIII Các thương cảng này đều nằm trên đất Thuận Quảng (tương đương với vùng đất hiện thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 95
Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên) Chính sự phát triển kinh tế đó đã tạo cơ
sở cho chúa Nguyễn mở mang lãnh thổ Đàng Trong, chống Trịnh thành công và tạo nên một diện mạo mới cho miền Trung Việt Nam
Tìm hiểu thương nghiệp vùng Thuận Quảng từ 1558 - 1774 là nghiên cứu về một loại hình kinh tế - xã hội - văn hóa dưới thời các chúa Nguyễn có quan hệ đến sản xuất hàng hóa, thương nghiệp, phát triển đô thị trong mối quan hệ giao lưu kinh
tế và văn hóa với các nước bên ngoài Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp ở vùng Thuận Quảng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc
Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần làm rõ những biến chuyển trong nền
kinh tế ở vùng Thuận Quảng Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp cùng với nhu cầu cuộc sống đang lên khiến cho chợ búa mọc lên khắp nơi Đồng thời, nhu cầu giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài ngày càng lớn Đó chính là cơ sở cho sự ra đời nền kinh tế thương nghiệp phát triển và dẫn đến sự xuất hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa
Về ý nghĩa thực tiễn, ở một mức độ nhất định đề tài góp phần rút ra được một
số bài học, kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, chính sách về kinh tế trong công cuộc đổi mới hiện nay Một số nội dung của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy lịch sử về việc tổ chức các hoạt động kinh tế và bổ sung vào nguồn tư liệu cho phần lịch sử dân tộc thời trung đại Qua đó, chúng ta thấy sự cần thiết phải tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động kinh tế thương nghiệp
Với tất cả ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề “Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 1774)” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thương nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế và là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, do đó cũng đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này Các nhà nghiên cứu với những
đề tài khác nhau, phạm vi nghiên cứu rộng hẹp khác nhau, cũng đã đề cập đến vấn
đề thương nghiệp vùng Thuận Quảng thế kỉ XVI - XVIII trong công trình của mình
nhưng mức độ sâu rộng cũng khác nhau
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 106
2.1 Giai đoạn trước năm 1975
- Lê Quý Đôn với Phủ biên tạp lục, bản dịch xuất bản năm 1976 Sách gồm 6
tập nói về những vấn đề liên quan đến sứ Thuận Hóa và Quảng Nam như: sự khai thiết khôi phục hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, về hình thế núi sông, thành lũy, đường sá, bến đò… cũng như các tình tiết về kinh tế xã hội, về các chính sách của nhà nước, về sản vật, thuế khóa, về phương thức trao đổi mua bán…
- Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn Sách chia làm 2 phần:
Tiền biên và chính biên Trong đó, phần Tiền biên ghi chép về sự nghiệp của chín chúa Nguyễn, bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hết thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777) Vào năm 1962, Viện Sử học bắt đầu cho
công bố bản dịch bộ Đại Nam thực lục tập 1 phần Tiền biên, đến năm 1978 thì in tập XXXVIII, hoàn thành công việc xuất bản trọn bộ Đại Nam thực lục
- Việt sử xứ Đàng Trong, của tác giả Phan Khoang, xuất bản lần đầu tiên năm
1969 Đây được xem là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về xứ Đàng Trong,
đã vạch ra con đường chinh phục về phía Nam của các chúa Nguyễn, trong đó ở chương III và chương IV đề cập đến khu vực hành chính, thuế điền, thuế đò, thuế vàng bạc, muối sắt, thuế đầu nguồn, về phép đo lường, tiền tệ, về kinh tế canh nông thương mại, tiểu công nghệ của người dân xứ Đàng Trong, mối quan hệ ngoại giao buôn bán với các nước trong khu vực
2.2 Giai đoạn sau năm 1975
2.2.1 Các cuốn sách, luận văn liên quan tới đề tài
Giai đoạn này đã có nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh tế thương nghiệp
- Năm 1996, tác giả Đỗ Bang với cuốn Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII, là tác phẩm nghiên cứu về một loại hình kinh tế - xã hội - văn hóa
dưới thời các chúa Nguyễn Trong đó đề cập đến sự phát triển thương mại dẫn đến việc hình thành các phố cảng, các trung tâm thương mại như Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn
- Xứ Đàng Trong của Christophoro Borri, bản dịch xuất bản năm 1998 đề cập
một cách tổng thể bối cảnh và tình hình kinh tế, xã hội, tôn giáo… của vương quốc Đàng Trong
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 117
- Năm 1999, trên cơ sở nguồn tư liệu khá phong phú, Li Tana với tác phẩm Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỉ XVII và XVIII, cung cấp những
tư liệu về những ảnh hưởng của quá trình giao thương buôn bán đến sự phát triển kinh tế, dành trọn chương 3 và 4 viết về thành phần thương gia, tiền tệ và thương mại ở xứ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn
- Những người Châu Âu ở An Nam của tác giả Chales Maybon, bản dịch năm
2006 cũng cung cấp những sự kiện về việc trao đổi, buôn bán với các nước
Gần đây, có một số Luận văn Thạc sĩ có liên quan đến đề tài:
- Trương Thị Thu Thảo (2010), Chợ làng ở Thừa Thiên Huế (thế kỷ XVI – XIX), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế đã khái quát về
quá trình hình thành và phát triển của các hệ thống chợ ở Thừa Thiên Huế
- Lê Thị Hương (2011), Kinh tế ngoại thương Đàng Trong thế kỉ XVII - XVIII,
Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế cũng đã đi sâu nghiên cứu
về tình hình thương mại, trao đổi mua bán ở miền này dưới thời các chúa Nguyễn
- Nguyễn Viết Minh (2012), Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp vùng Thuận - Quảng dưới thời Chúa Nguyễn, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học
Sư phạm Huế, trình bày về các chính sách nông nghiệp, các loại hình, làng nghề thủ công nghiệp ở vùng Thuận Quảng
- Trương Thị Quỳnh Nga (2013), Nguồn hàng và thị trường ở Đàng Trong thế
kỷ XVII - XVIII, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Khoa học Huế, trình bày
về các mặt hàng, nguồn hàng, luồng hàng buôn bán trong và ngoài nước
- Phạm Nhân Đức (2014 - Đại học Sư phạm Huế) với luận văn Thương nghiệp Quảng Trị thế kỉ XVI - XIX, đã trình bày chi tiết về tình hình nội thương, ngoại
thương Quảng Trị trong gần 4 thế kỷ cũng như vạch ra các con đường thương mại liên vùng, liên tỉnh thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn
2.2.2 Các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, tạp chí có liên quan
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học (2008) “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI - đến thế kỉ XIX” đã có nhiều bài viết liên quan tới đề tài: như bài viết của Nguyễn Quang Ngọc với “Nguyễn Phúc Nguyên: vị chúa của những kỳ công mở cõi đầu thế kỉ XVII, Nguyễn Thị Huê với “Sự thịnh suy của hoạt động ngoại thương ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII”, Phạm Thị Ưng, Lê Trí
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 128
Duẩn với “Vai trò một số vị chúa tiêu biểu dưới thời các chúa Nguyễn”, Andrew Hardy với “Nguồn” trong kinh tế hàng hóa ở Đàng Trong, Đỗ Bang “Đô thị Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn”… đã cung cấp cho tôi nguồn tư liệu quan trọng
và những quan điểm, đánh giá nhìn nhận mới về chúa Nguyễn trong lịch sử để từ đó làm cơ sở cho người nghiên cứu sau này có điều kiện đi sâu tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới thời chúa Nguyễn, trong đó đặt biệt là vấn đề kinh tế
Ngoài ra, còn phải kể đến các bài viết của các nhà nghiên cứu công bố trên
tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Huế xưa & nay như: Nguyễn Trọng Văn, Mai Phương Ngọc “Quan hệ thương mại của Đàng Trong với người Hoa thế kỉ XVI - XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Đỗ Bang với “Phố cảng Thanh Hà - Bao Vinh trong tiến trình lịch sử Phú Xuân - Huế thế
kỷ XVII - XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Dương Văn Huy “Quản lý ngoại thương của chính quyền Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Nhìn chung, các công trình trên dù ở những góc độ nghiên cứu khác nhau đều góp phần làm rõ hoạt động về thương mại, kinh tế Đàng Trong nói chung và vùng Thuận Quảng nói riêng thế kỉ XVI - XVIII Tuy nhiên, chưa có một công trình nào
đề cập một cách toàn diện và hệ thống về kinh tế thương nghiệp ở Thuận Quảng từ năm 1558 đến 1774 Đây là nhiệm vụ cơ bản mà tác giả đặt ra và giải quyết trong Luận văn này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài đó chính là tình hình kinh tế thương nghiệp của vùng Thuận Quảng dưới thời chúa Nguyễn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: vùng Thuận Quảng xưa, ngày nay bao gồm các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, khảo sát và nghiên cứu về tình hình thương nghiệp diễn ra ở xứ Đàng Trong Tuy nhiên khi nghiên cứu không tách rời các hoạt động diễn ra trong cả đất nước ta
- Về thời gian: từ năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa đến năm 1774, trước khi quân Trịnh vào đánh chiếm Phú Xuân
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 139
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên nguồn tư liệu sưu tầm được, luận văn tập trung nghiên cứu, cung cấp
sự hiểu biết một cách có hệ thống về tình hình nội thương và ngoại thương vùng Thuận Quảng thời các chúa Nguyễn Phản ánh một cách sinh động về các hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa, phương tiện đi lại để buôn bán, các đối tượng tham gia buôn bán, các yếu tố tác động đến thương mại… Để từ đó có cách nhìn, đánh giá đúng đắn hơn về đặc điểm cũng như vai trò và tác động của nó đối với vùng Thuận Quảng nói riêng và xứ Đàng Trong nói chung
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, sưu tầm, tập hợp, nghiên cứu, đánh giá các tài liệu liên quan đến kinh
tế thương nghiệp vùng Thuận Quảng và các tài liệu viết về kinh tế Đàng Trong từ năm 1558 đến 1774
Hai là, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá tài liệu sau đó chọn lọc tài liệu
và thông tin liên quan đến đề tài
Ba là, hệ thống hóa nội dung cho phù hợp với từng giai đoạn, từng khía cạnh của đề tài để đi sâu tìm hiểu về kinh tế thương nghiệp và vai trò của nó đối với vùng Thuận Quảng
Bốn là, rút ra kết luận, nhận xét, đánh giá về kinh tế thương nghiệp cũng như vai trò của nó đến nền kinh tế Đàng Trong từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII Từ đó thấy tầm quan trọng của kinh tế thương nghiệp đối với sự phát triển và ổn định đất nước Đàng Trong
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng để thực hiện trước tiên là các thư tịch cổ viết về
vùng đất Thuận Hóa thế kỉ XVII - XVIII như: Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn, Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn… Đây là những cuốn sách có
nhiều thông tin cụ thể, quý giá có liên quan đến nội dung chúng tôi cần tìm hiểu
Các công trình chuyên khảo như: Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỉ XVII - XVIII
Demo Version - Select.Pdf SDK