1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các cặp phạm trù cơ bản của triết học

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 35,04 KB

Nội dung

Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin Các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác Lenin

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan Các cặp phạm trù hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội của con người Trong phép biện chứng duy vật, các cặp phạm trù có vai trò phương pháp luận khác nhau + Các cặp phạm trù cái riêng và cái chung, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hóa và trừu tượng hóa để nhận thức được toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống + Các cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng như những quá trình tự nhiên + Cặp phạm trù nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận nắm bắt các hình thức tồn tại hoặc biểu hiện của đối tượng trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn 1 Cái riêng và cái chung: a Khái niệm: - Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định, chỉ ra những thuộc tính, những mặt giống nhau và được lặp lại trong cái riêng khác - Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác - Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ ra các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng nào khác VD: - Các loại trái cây là cái chung – bộ phận cơ thể người là cái chung - Trái xoài, trái cam, trái quýt là cái riêng – mắt mũi miệng là cái riêng Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất” Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác VD: đường nét hình dáng mắt mũi miệng là cái đơn nhất của mỗi người Mỗi loại trái cây đều có mùi vị riêng không giống những loại khác b Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung: * Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng Không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào…nào cũng có rễ, thân, lá, có quá trình lí hóa để duy trì sự sống Những đặc tính chung này lặp lại ở những cây riêng lẻ, và được phản ánh trong khái niệm "cây" * Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy luật xã hội * Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng * Cái đơn nhất và vái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật: Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ Ngược lại sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định Quá trình phát triển của sinh vật, xuất hiện những biến dị ở một hoặc ít cá thể riêng biệt, biểu hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợp thì đặc tính được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể Ngược lại những đặc tính không phù hợp sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất c Ý nghĩa của phương pháp luận: * Phải xuất phát từ cái riêng để tìm cái chung: Vì cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng, nên chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về cái chung trong cái riêng chứ không thể ngoài cái riêng * Cần nghiên cứu cải biến cái chung khi áp dụng cái chung vào từng trường hợp cái riêng: Vì “cái chung” tồn tại như một bộ phận của “cái riêng”, bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận còn lại của “cái riêng” mà không gia nhập vào “cái chung”, nên bất cứ “cái chung” nào cũng tồn tại trong “cái riêng” dưới dạng đã bị cải biến Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa “cái chung” nằm trong “cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia Sự khác biệt đó là thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của “cái chung” Do đó, bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa Nếu không chú ý đến sự cá biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh * Không được lãng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những vấn đề riêng: Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại bên ngoài mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng một cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề mang ý nghĩa lý luận – thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện Nếu bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ không có định hướng mạch lạc * Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho cái đơn nhất biến thành cái chung và ngược lại: Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại, nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở thành “cái chung” nếu điều này có lợi Ngược lại, phải tìm cách làm cho “cái chung” tiêu biến dần thành “cái đơn nhất” nếu “cái chung” không còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người 2 Nguyên nhân và kết quả: a Khái niệm: - Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định – Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất – Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả - Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau VD: - Sự tác động của dòng điện lên dây dẫn là nguyên nhân khiến cho dòng điện nóng lên - Dòng điện nóng lên là kết quả - Con người chặt phá rừng, xả rác bừa bãi dẫn đến ô nhiễm môi trường Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm – Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất – Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả b Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả: * Nguyên nhân sản sinh ra kết quả: – Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động – Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành: + Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu + Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài + Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Không học bài dẫn đến việc thi rớt * Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt * Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng Natri sunfic tác dụng với axit clohidrit sủi bọt khí lưu hình ddioxxit, lưu huỳnh dioxit làm mất màu thuốc tím c Ý nghĩa của phương pháp luận: - Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng - Cần phải phân loại các nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn - Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra * Trong nhận thức: – Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài – Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện – Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu hiệu đặc trưng này – Vì một hiện tượng có thê do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng – Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả * Trong hoạt động thực tiễn: Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động thực tiễn Khi hành động, ta cần chú ý: – Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó – Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp – Trong hoặt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng – Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan 3 Tất nhiên và ngẫu nhiên: a Khái niệm: - Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thế khác VD: 1 + 1 = 2 Cá không có nước cá sẽ chết - Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện cái khác VD: việc giảng viên gọi tên sinh viên trả lời câu hỏi là ngẫu nhiên b Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên: * Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người: – Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng – Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng: + Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật + Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm Sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên, kể cả những cái ngẫu nhiên rất nhỏ, ví dụ như cá tính của người lúc đầu lãnh đạo phong trào cách mạng * Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập * Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau Việc quả trứng bị vỡ do con người đập là tất nhiên Việc quá trứng bị vỡ do rơi hoặc do bi ddajpj là ngẫu nhiên c Ý nghĩa của phương pháp luận: - Tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên của hiện tượng khách quan - Tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động nhận thức chỉ có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua - Ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ - Ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để “biến” ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên 4 Nội dung và hình thức: a Khái niệm: - Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng - Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng VD: - Một món ăn ngon sẽ gồm nhiều nguyên liệu bên trong là nội dung, hình thức là phương thức chế biến nó (xào, chiên, luộc, ) và bày trí nó - Một ly trà sữa thì nội dung là nguyên liệu gồm có topping và trà sữa còn hình thức là có thể để trà trước sữa sau hoặc sữa trước trà sau hoặc topping trước b Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức: * Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau – Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức Không có sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không có nội dung Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại – Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng những mặt, những yếu tố này không tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với nhau Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức – Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau Cùng là bán sản phẩm nhưng 1 công ty bán trực tiếp tại cửa hang, 1 công ty bán online trên fanpage cùng là chiên nhưng 1 món sử dụng thịt gà, 1 món sử dụng thịt heo * Nội dung quyết định hình thức: Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất; nó có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi Còn hình thức là mặt tương đối bền vững; khuynh hướng chủ đạo của nó là ổn định Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung Còn hình thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới - Để đáp ứng sự thay đổi nội dung nhiệm vụ chức năng của nhà nước thì hình thức bộ máy của nhà nước cũng thay đổi nhiệm vụ chức năng của nhà nước phong kiến bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, quyền lực nằm trong tay của lãnh chúa phong kiến Nội dung * Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung: Khi phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung Ngược lại, nếu không phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển một số doanh nghiệp có cùng một nội dung kinh doanh nhưng lại có hình thức kinh doanh khác nhau nên sự phát triển của các doanh nghiệp khác nhau – Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung Lúc này, hình thức không phù hợp với nội dung nữa Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành Trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất c Ý nghĩa của phương pháp luận: - Không tách rời nội dung với hình thức - Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật - Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức - Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật 5 Bản chất và hiện tượng: a Khái niệm: - Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng - Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng - Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó - Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài – Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy VD: - Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một con người nhưng bản chất nó là một cỗ máy tất cả đều do con người tạo ra - Bản chất của một ngôi nhà là để ở, che mưa che nắng và sinh hoạt To, rộng, nhỏ, hẹp, đẹp, xấu là hiện tượng vẻ ngoài của ngôi nhà b Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: * Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống: Lý do là vì: + Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật + Sự vật tồn tại khách quan Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là chũng cũng tồn tại khách quan + Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan * Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Trong nghiên cứu khoa học người ta thường bắt đầu từ việc quan sát, thống kê các hiện tượng (quan sát tự nhiên hay qua thí nghiệm) trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu (có thể thông qua việc xác lập các mô hình giả thuyết, ) về bản chất của hiện tượng để giải thích hiện tượng quan sát được – Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau – Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ: + Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng + Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất Bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau Không có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy, không cần có hiện tượng Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản chất nhất định – Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi – Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy * Tuy thống nhất với nhua, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn; - Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng - “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” c Ý nghĩa phương pháp luận: – Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó – Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau 6 Khả năng và hiện thực: a Khái niệm: - Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng nó sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện thích hợp - Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự VD: - Xét về mặt hiện thực thì một quốc gia nào đó vẫn đang ở tình trạng là một nước nghèo nhưng khả năng trong tương lai quốc gia đó có thể trở thành một nước giàu khi nó phát huy được những lợi thế hiện tại - Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc sẽ thành cây lúa - Mua một tấm vé số sẽ có khả năng trúng nhưng hiện thực thì đang có tờ vé số và đợi dò b Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực: * Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau khi chúng ta thi đỗ đại học và theo học một trường đại học nào đó thì chúng ta có khả năng trở thành kỹ sư, cử nhân Nếu khả năng trở thành kỹ sư, cử nhân trở thành hiện thực thì sẽ xuất hiện khả năng có việc làm tốt Nếu khả năng có việc làm tốt được thực hiện thì sẽ làm nảy sinh khả năng có thu nhập cao, v.v * Các khả năng có thể cùng tồn tại với nhau Người nội trợ mua nguyên liệu là khổ qua Có khả năng bà ấy sẽ nấu món hầm cũng có khả năng nấu món xào * Sự biến đổi của mỗi khả năng Khả năng sinh viên nhân được điểm xấu hay điểm tốt là tùy thuộc vào việc học tập của mối người c Ý nghĩa của phương pháp luận: - Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào thực tiễn nhưng cũng cần tính đến các khả năng - Thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn - Tiến hành lựa chọn và thực hiện các khả năng Ở đây, ta cần tránh hai thái cực sai lầm: + Tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan Tức là chỉ cần có con người là khả năng sẽ biến thành hiện thực + Xem thường nhân tố chủ quan Tức là không tin tưởng vào năng lực của con người trong việc biến khả năng thành hiện thực

Ngày đăng: 09/03/2024, 21:56

w