1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH PHÂN BÓN THÁNG 112022 TRIỂN VỌNG TÍCH CỰC TỪ NHU CẦU PHỤC HỒI VÀ GIÁ PHÂN BÓN DUY TRÌ Ở MỨC CAO

22 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Cập Nhật Ngành Phân Bón Tháng 11/2022 Triển Vọng Tích Cực Từ Nhu Cầu Phục Hồi Và Giá Phân Bón Duy Trì Ở Mức Cao
Tác giả Nguyễn Đức Thành Nhân, Nguyễn Thị Kim Chi
Trường học FPTS
Chuyên ngành Phân Bón
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Quản lý - Nông - Lâm - Ngư BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH PHÂN BÓN Tháng 112022 Triển vọng tích cực từ nhu cầu phục hồi và giá phân bón duy trì ở mức cao “…Ngành phân bón Việt Nam năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi về nhu cầu tiêu thụ nhờ diễn biến thời tiết khả quan và giá lúa gạo khởi sắc. Bên cạnh đó, giá các loại phân bón dự kiến vẫn sẽ duy trì ở mức cao và nguồn cung phân bón thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp phân bón trong nước…” Nguyễn Đức Thành Nhân Chuyên viên phân tích Email: nhanndtfpts.com.vn Điện thoại: 1900 6446 - Ext: 7580 Nguyễn Thị Kim Chi Giám đốc phân tích đầu tư Người phê duyệt báo cáo BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 2 Bloomberg – FPTS 2 TIÊU ĐIỂM NGÀNH PHÂN BÓN THẾ GIỚI Trong bối cảnh giá phân tăng cao, nhu cầu phân bón năm 2022 được IFA ước tính ước tính giả m -3,8 yoy – mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) giá phân bón tăng cao khiến sức mua giảm, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi sang các cây trồng tiêu thụ ít phân bón, (2) hoạt động vận chuyển phân bón bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine và (3) các lệnh hạn chế xuấ t khẩu của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus. Trong đó, nhu cầu các loại phân bón chính được IFA dự báo đều sụt giảm so với cùng kỳ bởi các yếu tố liên quan đến nguồn cung. Nhu cầu phân bón năm 2023 được IFA ước tính đạt 195,8 nghìn tấn, phục hồi 1,5 từ mức thấp trong năm 2022, với nhu cầu phân đạm, lân và kali tăng lần lượt +1,0 yoy, +2,1 yoy và +2,4 yoy. Năm 2023, chúng tôi cho rằng giá các loại phân bón vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nguồn cung bị thiếu hụt và nhu cầu phân bón hồi phục. Đối với phân Urê, giá Urê trung bình năm 2023 ước tính đạt 650 USDtấn (- 2,3 so với mức trung bình 9T2022), nhờ giá khí sẽ duy trì ở mức cao tại châu Âu khiến nguồn cung tại khu vực này suy giảm và việc xuất khẩu Urê của Trung Quốc bị hạn chế cho đến ít nhất tới T052023. Đối với phân Kali, giá Kali trung bình năm 2023 ước tính sẽ đạt mức 500 USDtấn (+6,7 so với mứ c trung bình 9T2022) do nguồn cung suy giảm -10,7 yoy trong năm 2022, chủ yếu ở Nga do vận chuyển khó khăn từ chiế n tranh Nga-Ukraine và Belarus bởi các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây. Tuy nhiên, mức dự phóng trên đang thấp hơn so với mức hiện tại ~560 USDtấn do kỳ vọng (1) các lệnh hạn chế xuất khẩu được giảm bớ t và (2) việc xuất hiện các con đường vận chuyển khác thay thế. Đối với phân lân, giá DAP trung bình năm 2023 ước tính sẽ đạt mức 750 USDtấn (-7,1 so với mứ c trung bình 9T2022), bằng với mức giá hiện tại. Mức dự phóng cao này dựa trên việc nguồn cung dự kiến sẽ thiếu hụ t khi Trung Quốc ban hành hạn ngạch xuất khẩu ~3,165 triệu tấn đối với phân lân trong 2H2022, nhiều khả năng sẽ gia hạn sang T052023. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ phân DAP tăng mạnh ở khu vực Bắc và Nam Mỹ nhờ nhu cầu sản xuất đậu tương và ngô; và Trung Quốc nhờ nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi. NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM Nhu cầu phân bón nội địa năm 2022 được ước tính đạt 8.630 nghìn tấn, sụt giảm -12,4 yoy, mặ c dù có diễn biến thời tiết thuận lợi. Nguyên nhân chính đến từ (1) giá phân bón tăng cao khiến nhu cầu tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng và (2) nhập khẩu phân bón bị ảnh hưởng do chiến tranh Nga-Ukraine khiến vận chuyển khó khăn và các lệnh hạn chế xuất khẩu. Tổng sản lượng nhập khẩu phân bón 9T2022 của Việt Nam đạt ~2.425,8 nghìn tấn (-29,3 yoy), với sự sụt giảm ở tất cả các loại phân bón nhập khẩu chính, bao gồm phân Kali (-52,4 yoy), DAP (-51,4 yoy) và Urê (-60,6 yoy) đóng góp ~75 trong mức giảm trên. Tình hình sản xuất trong 9T2022 có diễn biến trái chiều, trong khi sản xuất Urê tăng trưởng +4,3 yoy, sản xuất NPK và DAP bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nguồn cung nguyên liệu đầu vào, lần lượt giảm -6,4 yoy và -29,0 yoy. Chúng tôi cho rằng giá các loại phân bón chính của Việt Nam trong năm 2023 vẫn sẽ duy trì ở mức cao, cao hơn ~84,2-191,1 so với mức trung bình giai đoạn 2016-2020. Các loại phân bón chính ở Việt Nam trong 9T2022 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi có diễn biến tương đồng với giá phân bón thế giới. Dựa trên dự phóng của World Bank, chúng tôi ước tính giá phân bón nội địa năm 2023 cụ thể như sau: phân Urê đạt 16.200 đồngkg, phân DAP đạt 25.700 đồngkg, phân Kali đạt 19.500 đồngkg và phân NPK đạt 15.900 đồngkg. Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi lên mức 9.100 nghìn tấn (+5,4 yoy) nhờ (1) diễn biến thời tiết khả quan trong 1H2023 và (2) giá nông sản, đặc biệt là giá gạo (chiếm hơn 50 tổng diệ n tích canh tác) năm 2023 dự kiến tăng 9,0 yoy. Tuy nhiên, mức dự phóng trên vẫn sẽ thấp hơn 7,6 so với nhu cầ u tiêu thụ phân bón năm 2021 do chúng tôi cho rằng giá phân bón dự kiến vẫn sẽ duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu sử dụng phân bón. KHUYẾN NGH Ị ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH Với những luận điểm đã được trình bày ở trên, chúng tôi đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với ngành phân bón Việt Nam trong năm 2023. BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 3 Bloomberg – FPTS 3 MỤC LỤC A. NGÀNH PHÂN BÓN THẾ GIỚ I .............................................................................................5 1. Nhu cầu phân bón toàn cầu sụt giảm ở tất cả các mảng phân bón chính ......................................... 5 2. Giá phân bón dự kiến duy trì ở mức cao trong năm 2023 do nguồn cung bị ảnh hưởng tiêu cực. 6 2.1. Phân Urê – Giá dự kiến giữ ở mức cao do giá khí tăng cao ở châu Âu và lệnh hạn chế xuất khẩ u của Trung Quốc............................................................................................................................................. 6 2.2. Phân Kali – Giá tăng cao do nguồn cung bị đứt gãy ở Nga và Belarus................................................ 7 2.3. Phân lân – Giá DAP duy trì ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt khi Trung Quốc áp dụng hạn ngạ ch xuất khẩu ....................................................................................................................................................... 8 B. NGÀNH PHÂN BÓN VIỆ T NAM ..........................................................................................10 1. Nhu cầu sụt giảm mạnh do giá phân bón leo thang và nhập khẩu phân bón khó khăn ................. 10 1.1. Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2022 dự kiến giảm mạnh do giá phân bón leo thang ...................... 10 1.2. Nhập khẩu phân bón giảm mạnh trong 9T2022, xuất khẩu được hưởng lợi nhờ lệnh hạn chế xuấ t khẩu của Trung Quốc .................................................................................................................................. 11 2. Sản xuất Urê tăng trưởng 4,3 yoy, NPK và DAP giảm mạnh bởi nguồn cung nguyên vật liệu đầ u vào ................................................................................................................................................................. 13 3. Giá phân bón tại Việt Nam hầu hết vẫn duy trì ở mức cao theo giá phân bón thế giới .................. 13 4. Diễn biến thời tiết tích cực và giá gạo dự kiến tăng nhẹ thúc đẩy nhu cầu phân bón phục hồi .. 14 C. CẬP NHẬT DOANH NGHIỆ P NGÀNH PHÂN BÓN VIỆ T NAM ..........................................16 1. Hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính ....................................................................................... 16 1.1. Cập nhật kết quả kinh doanh 9T2022 của một số doanh nghiệp phân bón niêm yết ......................... 16 1.2. Tình hình tài chính ............................................................................................................................... 17 2. Cập nhật thông tin của một số doanh nghiệp phân bón .................................................................... 20 2.1. DCM – Tăng trưởng mạnh mẽ nhờ giá Urê tăng cao hơn so với giá khí đầu vào ............................. 20 2.2. DPM – Hưởng lợi từ giá phân bón và hóa chất tăng cao.................................................................... 21 BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 4 Bloomberg – FPTS 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾ T TẮT VÀ THUẬT NGỮ BTU British Thermal Unit - Đơn vị đo nhiệt lượng Anh CAGR Compound Annual Growth Rate - Tốc độ tăng trưởng trung bình năm () NOAA Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ El Nino La Nina Trung tính Là những hiện tượng nónglạnh bất thường của lớp bề mặt khu vực xích đạo Thái Bình Dương, ảnh hưởng tới nhiệt độ và lượng mưa tại các khu vực trên thế giới. El Nino: Gây khô hạn cho nửa Đông bán cầu (bao gồm Việt Nam); gây mưa cho nửa Tây bán cầu. Chênh lệch nhiệt độ bề mặt biển cao hơn +0,5°C là trạng thái El Nino; lớn hơn +1,5°C là El Nino cực đại. La Nina: Ngược lại với El Nino. Chênh lệch nhiệt độ bề mặt biển thấp hơn -0,5°C là trạng thái La Nina; dưới mức -1,5°C là La Nina cực đại. Trung tính: Thời tiết ôn hòa. Chênh lệch nhiệt độ bề mặt biển trong khoảng từ -0,5°C đến +0,5°C. Brent Dầu thô ngọt nhẹ Biển Bắc IFA International Fertilizer Association - Hiệp hội Phân bón Thế giới CPCIRI Viện Nghiên cứu Thời tiết và Xã hội Đại học Columbia TCTK Tổng cục Thống kê EECA Eastern Europe and Central Asia - Đông Âu và Trung Á World Bank Ngân hàng Thế giới OCI Công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm liên quan đến Nitơ của Hà Lan Nutrien Công ty phân bón sản xuất kali lớn nhất và phân đạm lớn thứ ba thế giới của Canada CRU Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và phân tích thị trường cho các ngành công nghiệp khai khoáng, kim loại và phân bón Investing Cổng thông tin cung cấp tin tức, phân tích, giá cả, và các công cụ tài chính về thị trường tài chính Bloomberg Cổng thông tin cung cấp tin tức, phân tích, giá cả, và các công cụ tài chính về thị trường tài chính Mosaic Công ty phân bón sản xuất phân lân và phân kali hàng đầu của Mỹ DAP Diamonimum Phosphate ((NH4)2HPO4) MAP Monoammonium Phosphate ((NH4)H2PO4) ICE Sàn giao dịch Hàng hoá và Tài chính thuộc công ty Intercontiental Exchange (Mỹ) BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 5 Bloomberg – FPTS 5 A. NGÀNH PHÂN BÓN THẾ GIỚ I 1. Nhu cầu phân bón toàn cầu sụt giảm ở tất cả các mảng phân bón chính Nguồn: Ước tính của IFA dựa trên kịch bản bình thường, WorldBank, FPTS tổng hợp IFA sử dụng năm tài chính, ví dụ năm 2021 sẽ bắt đầu từ T012021 đối với hầu hết khu vực Mỹ Latinh, Châu Phi, Đông Đông Nam Á và EECA, và bắt đầu vào T072021 đối với các khu vực khác bao gồm Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu và Nam Á Chỉ số giá phân bón và nông sản lấy mốc từ T012006, tỷ trọng và giá các loại phân bón và nông sản được lấy từ WorldBank Nhu cầu phân bón (tính theo hàm lượng dinh dưỡng) năm 2022 được IFA ước tính đạt mức 193,0 triệu tấn, giả m -3,8 yoy – mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (-8,4 yoy). Nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) giá phân bón tăng cao hơn giá nông sản khiến sức mua phân bón giảm (tương tự như năm 2008), (2) hoạt động vận chuyển phân bón bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine và (3) các lệnh hạn chế xuất khẩ u của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus. Trong đó, nhu cầu các loại phân bón chính được IFA dự báo đều sụt giảm so với cùng kỳ do các yếu tố liên quan đến nguồn cung, với mức giảm lớn nhất ở mảng phân kali (-9,8 yoy), theo sau là phân lân (-3,5 yoy) và phân đạm (-2,2 yoy). Nguồn: FPTS tổng hợp Ammonia là nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất phân Urê Phân DAPMAP là loại phân phổ biến nhất, chiếm hơn 50 sản lượng trong mảng phân lân Nhu cầu phân bón năm 2023 được IFA ước tính đạt 195,8 nghìn tấn, phục hồi 1,5 từ mức thấp trong năm 2022. Cụ thể, nhu cầu các loại phân dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2023, với nhu cầu phân đạ m (+1,0 yoy), phân lân (+2,1 yoy) và phân kali (+2,4 yoy) được ước tính dựa trên khả năng chi trả phân bón (mức biến động của giá nông sản so với giá phân bón) và tình hình nguồn cung của các loại phân bón trên. -10 -5 0 5 10 15 -140 -70 0 70 140 210 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022E 2023F Triệu tấn Nhu cầu tiêu thụ phân bón theo hàm lượng dinh dưỡng (2006-2023F) Đạm (N) Lân (P2O5) Kali (K2O) yoy 100 150 200 250 300 350 400 450 0106 0107 0108 0109 0110 0111 0112 0113 0114 0115 0116 0117 0118 0119 0120 0121 0122 Chỉ số giá phân bón và nông sản (2006-2022) Chỉ số giá phân bón Chỉ số giá phân bón 14 12 19 24 22 12 31 74 57 59 76 0 20 40 60 80 100 Phân Urê Phân DAPMAP Phân Kali Ammonia Thị phần xuất khẩu phân bón của Nga, Belarus và Trung Quốc Nga Belarus Trung Quốc Khác BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 6 Bloomberg – FPTS 6 2. Giá phân bón dự kiến duy trì ở mức cao trong năm 2023 do nguồn cung bị ảnh hưởng tiêu cực 2.1. Phân Urê – Giá dự kiến giữ ở mức cao do giá khí tăng cao ở châu Âu và lệnh hạn chế xuất khẩ u của Trung Quốc Nguồn: Bloomberg, Investing, FPTS tổng hợp Giá Urê trong 9T2022 biến động mạnh, trung bình ở mức 665 USDtấn (được lấy trung bình ở 4 khu vực US Gulf, Trung Đông, Biển Đen và Trung Quốc), cao hơn 32,6 so với mức trung bình năm 2021. Trong đó, giá Urê chứng kiến 2 đợt tăng mạnh trong giai đoạn T03-T042022 và giai đoạn T08-T092022. Đối với giai đoạn T03- T042022, giá Urê tăng mạnh ~36 trong T022022 lên mức trung bình ~770 USDtấn do cuộc chiế n tranh Nga- Ukraine xảy ra khiến nguồn cung bị thắt chặt bởi việc vận chuyển phân bón từ Nga (chiếm ~16 sản lượng xuấ t khẩu Urê toàn cầu) gặp khó khăn. Giai đoạn T08-T092022, giá Urê tăng từ mức ~590 USDtấ n trong T062022 lên mức ~650 USDtấn, sau khi Gazprom (công ty độc quyền khai thác và phân phối dầu khí lớn nhất của Nga) đã cắt giảm nguồn cung khí qua đường ống Nord Stream 1 (chiếm ~35 tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu năm 2021) từ 40 CSTK xuống 20 CSTK kể từ T062022 và 0 CSTK kể từ 31082022. Điều này đã khiến giá khí ở châu Âu tăng cao trở lại, buộc các nhà máy Urê ở châu Âu buộc phải cắt giảm công suấ t thêm 400-500 nghìn tấntháng, xuống mức ~25 CSTK trong tổng CSTK 8 triệu tấnnăm. Hiện tại, giá khí tại châu Âu đang có dấu hiệu hạ nhiệt trong mùa đông 202223 do lượng dự trữ tồn kho khí đốt trong ở mức cao và thời tiết ấm hơn so với dự báo. Trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng giá phân Urê sẽ giữ ở mứ c cao trong năm 2023, ước tính đạt 650 USDtấn (-2,3 so vớ i mức trung bình 9T2022), nhờ giá khí sẽ duy trì ở mức cao tạ i châu Âu và việc xuất khẩu Urê của Trung Quốc bị hạn chế . Theo OCI dự báo, cung-cầu khí đốt ở châu Âu năm 2023 dự kiến sẽ thắt chặt hơn so với năm 2022 do (1) lượng LNG nhập khẩu từ các khu vực khác khó bù đắp được với lượng khí đốt bị cắt giả m từ Nga, và (2) chính phủ các nước tại châu Âu đang xem xét áp dụng mức giá bán trần cho giá khí trong ngắn hạn, qua đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt. Với mức giá khí tương lai ở châu Âu trên sàn ICE trung bình ~38 USDmmBTU cho năm 2023, và 30 USDmmBTU cho năm 2024-2025, tương ứng với chi phí sả n xuất Urê lần lượt đạt 815 USDtấn và 675 USDtấ n, chúng tôi cho rằng các nhà sản xuất ở châu Âu khả năng cao vẫn sẽ tiếp tụ c hoạt động ở mức cầm chừng. Đối với Trung Quốc, nguồ n cung sẽ bị hạn chế khi nước này sẽ kéo dài lệnh hạn chế xuất khẩu cho đến ít nhất tới T052023, với sản lượng xuất khẩu Urê của năm 2022 ước tính đạt 1,5 triệu tấn, giảm -71,6 yoy. Nguồn: World Bank, FPTS tổng hợp 0 200 400 600 800 1000 1200 0120 0720 0121 0721 0122 0722 USDtấn Giá Urê theo các khu vực chính (2020- 2022) Urê US Gulf Urê Trung Đông Urê Biển Đen Urê Trung Quốc 0 100 200 300 400 0 30 60 90 120 0120 0720 0121 0721 0122 0722 USDtấn USDmmBTU Giá than nhiệt tại Trung Quốc và giá khí tại châu Âu (2020-2022) Giá khí tại châu Âu (USDmmBTU) Than nhiệt tại Trung Quốc (USDtấn) 229 483 665 650 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2020 2021 9T2022 2023F Dự phóng giá Urê (USDtấn) BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 7 Bloomberg – FPTS 7 Trong trung hạn, chúng tôi cho rằng giá Urê vẫn sẽ giữ ở mức cao ~600 USDtấn trong giai đoạ n 2024-2026F khi nguồn cung Urê (không tính Trung Quốc) tăng trưởng chậm hơn so với nhu cầu trong giai đoạ n 2022-2026F, dẫn đến việc thị trường có thể thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn Urê. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mức thiếu hụ t có thể cao hơn mức trên do nguồn cung bổ sung mới ~10,7 triệu tấn đã bao gồm việc mở rộng công suất ở Nga và Ấn Độ có nguy cơ cao bị trì hoãn. Xét riêng Trung Quốc, xuất khẩu Urê của nước này trong giai đoạ n 2023- 2026F được OCI dự phóng vẫn ở mức thấp, duy trì trong khoảng ~2,6 - 3,1 triệu tấnnăm, bởi việc (1) cắt giả m nguồn cung do các quy định về môi trường và (2) nhu cầu nội địa được thúc đẩy bởi Trung Quốc nhấn mạ nh việc đảm bảo an ninh lương thực, hỗ trợ gia tăng diện tích canh tác trong thời gian tới. Nguồn: Cục hải quan Trung Quốc, OCI, CRU, FPTS tổng hợp 2.2. Phân Kali – Giá tăng cao do nguồn cung bị đứt gãy ở Nga và Belarus Nguồn: Bloomberg, World Bank, FPTS tổng hợp Giá phân Kali thế giới tại thời điểm cuối Q32022 giao dịch ở mức ~560 USDtấn, tăng +154,5 ytd. Sự gia tăng chủ yếu đến từ (1) các lệnh trừng phạt đối với Belarus và (2) việc vận chuyển khó khăn bởi chiế n tranh Nga- Ukraine. Đối với Belarus (chiếm 22 tổng sản lượng xuất khẩu thế giới), ngoài những lệnh trừng phạt của các nước phương Tây trong năm 2021, Lithuania đã ngừng cho phép Belarus sử dụng mạng lưới đường sắt để vậ n chuyển đến cảng Klaipeda, khu vực xử lý 90 hàng hóa xuất khẩu của Belarus kể từ 01022022. Do đó , tình trạng xuất khẩu của Belarus bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các đơn hàng lớn (vận tải hàng rời) bị tắc nghẽn, chỉ có các đơn hàng nhỏ được vận chuyển bằng đường sắt hoặc bằng vận tải container. Đối với Nga (chiế m 29 tổng sản lượng xuất khẩu thế giới), phân Kali của nước này hiện không bị trừng phạt trực tiếp, nhưng bị ảnh hưởng bởi vấn đề vận chuyển. Do đó, sản lượng xuất khẩu của Nga dự báo sẽ giảm 25 yoy trong năm 2022 , thấp hơn so với mức giảm về sản lượng xuất khẩu của Belarus, ước tính giảm 60 yoy. 22,9 5,7 10,7 17,3 1,6 16,4 0 5 10 15 20 25 Triệu tấn Dự phóng nguồn cung và nhu cầu Urê tăng thêm không bao gồm Trung Quốc (2015-2026F) Ấn Độ Nigeria Iran Nga Mỹ Khác Nhu cầu 2015-2019 2020-2021 2022-2026F 13,8 5,3 1,52,72,63.12,9 -90 -60 -30 0 30 60 90 120 -12 -8 -4 0 4 8 12 16 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022F 2023F 2024F 2025F 2026F Triệu tấn Sản lượng xuất khẩu phân Urê của Trung Quốc (2011-2026F) Nhập khẩu (triệu tấn) yoy 0 100 200 300 400 500 600 012020 072020 012021 072021 012022 072022 USDtấn Giá phân Kali FOB Vancouver (2020- 2022) +155 218 210 468 500 0 100 200 300 400 500 600 2020 2021 9T2022 2023F Dự phóng giá Kali (USDtấn) BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 8 Bloomberg – FPTS 8 Dựa vào các giả định trên, chúng tôi ước tính nguồn cung phân kali năm 2022 trung bình ở mức 62,5 triệu tấ n, giảm -10,7 yoy, do nguồn cung suy giảm mạnh -32,8 yoy ở khu vực Đông Âu (chiếm hơn 35 sản lượ ng sản xuất toàn cầu), chủ yếu ở Nga và Belarus. Theo World Bank, giá phân Kali trung bình năm 2023 được ướ c tính sẽ đạt ở mức cao 500 USDtấn (+6,7 so với mức trung bình 9T2022), hạ nhiệt từ mức hiện tạ i ~560 USDtấn do kỳ vọng (1) các lệnh hạn chế xuất khẩu được giảm bớt và (2) việc xuất hiện các con đường vậ n chuyển khác thay thế để vận chuyển. Trong trung hạn, nguồn cung trong giai đoạn 2022-2025F dự kiến phục hồi ở mức thấp do việc chậm trễ trong việc mở rộng công suất ở khu vực Đông Âu, vốn được Nutrien dự báo chiếm khoảng 60 trong tổng nguồn cung tăng thêm trong giai đoạn trên. Cụ thể, công suất sản xuất phân kali được dự phóng đạt 73,5 nghìn tấn cho tới năm 2025 (chỉ cao hơn 5,0 so với mức năm 2021), tương đương với CAGR = +5,6năm. Nguồn: Bloomberg, Nutrien, FPTS tổng hợp Dự phóng dựa trên mức trung bình giữa 2 kịch bản cao và thấp của Nutrien 2.3. Phân lân – Giá DAP duy trì ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt khi Trung Quốc áp dụng hạn ngạ ch xuất khẩu Sau khi tăng mạnh trong năm 2021, giá DAP vẫn tiếp tục đà tăng và đạt đỉnh 954 USDtấn (+28,1 ytd) vào T052022, trước khi hạ nhiệt xuống mức ~750 USDtấn, xấp xỉ với mức hồi đầu năm. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ chi phí sản xuất (lưu huỳnh, ammonia và đá phốt phát) và chi phí vận chuyển (bởi cuộc chiế n tranh Nga- Ukraine) tăng cao. Trong đó, Nga là nhà xuất khẩu lớn nhất về ammonia (30 thị phần xuất khẩu) và lớn thứ ba về lưu huỳnh (9 thị phần xuất khẩu), đã gặp phải những khó khăn khi xuất khẩu kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine. Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp Những khó khăn về nguồn cung càng tăng thêm do Trung Quốc (chiếm 30 kim ngạch xuất khẩu phân lân năm 2021) đã ban hành hạn ngạch xuất khẩu ~3,165 triệu tấn đối với phân lân trong 2H2022, sau khi lệnh cấm hạn chế xuất khẩu hết hiệu lực T062022. Với mức hạn ngạch như trên, sản lượng xuất khẩu trong 2H2022 dự kiến sẽ thấp hơn 42,5 yoy, kéo theo năm 2022 sẽ thấp hơn 50,3 yoy. Trong đó, Argus ước tính 2,4 triệu tấn sẽ -10,7 8,0 4,4 4.3 -15 -10 -5 0 5 10 -120 -80 -40 0 40 80 2020 2021 2022F 2023F 2024F 2025F Triệu tấn Sản lượng sản xuất phân Kali (2020-2025F) Đông Âu Khác yoy 0 300 600 900 1200 0 400 800 1200 1600 0120 0720 0121 0721 0122 0722 USDtấn USDtấn Giá DAP và các nguyên liệu đầu vào (2020-2022) DAP WorldBank (Bên phải) Lưu huỳnh (Bên trái) Ammonia (Bên trái) Đá phốt phát (Bên trái) 0 200 400 600 800 1000 1200 0120 0720 0121 0721 0122 0722 USDtấn Giá DAP WorldBank và Trung Quốc (2020-2022) DAP WorldBank DAP Trung Quốc BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 9 Bloomberg – FPTS 9 được phân bổ cho phân DAP và 765 nghìn tấn phân bổ cho phân MAP. Hệ quả là giá DAP của Trung Quốc hiện vẫn giữ ở mức thấp hơn ~ 23 so với giá DAP thế giới (DAP WorldBank). Nguồn: Cục hải quan Trung Quốc, Mosaic, FPTS tổng hợp Chúng tôi cho rằng việc áp đặt hạn ngạch đối với phân lân của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có thể đượ c gia hạn sang T052023, khiến xuất khẩu sẽ ở mức thấp trong 4T2023. Nếu xảy ra, Mosaic ước tính Trung Quốc sẽ xuất khẩu 4,48 triệu tấn DAP (+21,4 yoy) và 1,68 triệu tấn MAP (+2,1 yoy), tổng cộng chiếm ~90 trong sản lượng xuất khẩu phân lân của Trung Quốc, trong năm 2023. Trong khi đó, nhu cầu tăng mạnh ở khu vực Bắ c và Nam Mỹ, chủ yếu nhờ nhu cầu sản xuất đậu tương và ngô - cây trồng thâm dụng phân lân. Hơn nữa, nhu cầ u các loại cây trồng này tại Trung Quốc cũng tăng cao bở i nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi tăng lên, đặc biệt khi nước này đang tái đàn heo sau dịch tả lợn châu Phi. Do đó, giá DAP năm 2023 được WorldBank ướ c tính duy trì ở mức cao 750 USDtấn (-7,1 so với mứ c trung bình 9T2022), bằng với mức giá hiện tại. Nguồn: World Bank, FPTS tổng hợp 5,9 2,5 5,5 3,2 0 2 4 6 8 10 12 14 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022F Triệu tấn Sản lượng xuất khẩu phân lân của Trung Quốc (2015-2022F) H1 H2 3,7 4,5 1,6 1,7 0 2 4 6 8 10 12 2020 2021 2022F 2023F Sản lượng xuất khẩu MAP và DAP của Trung Quốc (2020-2023F) DAP MAP 312 601 808 750 0 300 600 900 2020 2021 9T2022 2023F Dự phóng giá DAP (USDtấn) BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 10 Bloomberg – FPTS B. NGÀNH PHÂN BÓN VIỆ T NAM 1. Nhu cầu sụt giảm mạnh do giá phân bón leo thang và nhập khẩu phân bón khó khăn 1.1. Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2022 dự kiến giảm mạnh do giá phân bón leo thang Mặc dù diễn biến thời tiết trong năm 2022 tại Việt Nam khá tích cực (hiện tượng La Nina gây mưa nhiề u), nhu cầu phân bón nội địa năm 2022 được chúng tôi ước tính chỉ đạt mức 8,630 nghìn tấn (-13,4 yoy). Nguyên nhân chính đến từ (1) giá phân bón tăng cao trong khi giá gạo sụt giảm và (2) nhập khẩu phân bón bị ảnh hưở ng do chiến tranh Nga-Ukraine khiến vận chuyển khó khăn và các lệnh hạn chế xuất khẩu. Nguồn: Agromonitor, NOAA, WorldBank, FPTS tổng hợp Tại Việt Nam, lúa gạo chiếm hơn 50 tổng diện tích gieo trồng, có tác động lớn nhất đến nhu cầu phân bón của nước ta. Trong khi giá phân bón bắt đầu đà tăng kể từ đầu năm 2021 cho tới thời điểm hiện tại, giá gạo tấm 5 của Việt Nam lại có xu hướng biến động trái chiều, khiến sức mua phân bón của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, nhu cầu phân bón trong nước sụt giảm rõ rệt và năng suất cây trồng bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt từ giai đoạn giữa năm 2021 cho tới nay. Đơn cử như vụ Đông-Xuân niên vụ 20212022, nhu cầu phân Urê trong nước được Agromonitor ước tính giảm -18,7 yoy trong 6T2022, kéo theo năng suất cây trồng giảm -2,3 yoy. -40 -20 0 20 40 -12000 -6000 0 6000 12000 Urê DAP Kali NPK Lân Khác Tổng Nghìn tấn Ước tính nhu cầu phân bón của Việt Nam năm 2022 2021 2022F yoy -3 -2 -1 0 1 2 3 0115 0715 0116 0716 0117 0717 0118 0718 0119 0719 0120 0720 0121 0721 0122 0722 Thay đổi nhiệt độ bề mặt biển, °C Chỉ số ONI thể hiện thay đổ i nhiệt độ bề mặ t nước biển khu vực Nino 3.4 La Nina El Nino 88,7 141,8 107,4 -0,1 84,3 -40 0 40 80 120 160 01-19 07-19 01-20 07-20 01-21 07-21 01-22 07-22 Biến động giá gạo và các loại phân bón chính tại Việt Nam (2019-2022) Urê Kali DAP Gạo tấm 5 NPK BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS 11 Bloomberg – FPTS Nguồn: Agromonitor, TCTK, FPTS tổng hợp 1.2. Nhập khẩu phân bón giảm mạnh trong 9T2022, xuất khẩu được hưởng lợi nhờ lệnh hạn chế xuấ t khẩu của Trung Quốc Tổn g sản lượng nhập khẩu phân bón 9T2022 của Việt Nam đạt ~2.425,8 nghìn tấn, -29,3 yoy, với sự sụt giảm ở tất cả các loại phân bón nhập khẩu chính. Trong đó, phân Kali, DAP và Urê đóng góp ~75 trong mức giảm trên. Ng...

Trang 1

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH PHÂN BÓN

Tháng 11/2022 Triển vọng tích cực từ nhu cầu phục hồi và giá phân bón duy trì ở mức cao

“…Ngành phân bón Việt Nam năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi về nhu cầu tiêu thụ nhờ diễn biến thời tiết khả quan và giá lúa gạo khởi sắc Bên cạnh đó, giá các loại phân bón dự kiến vẫn sẽ duy trì ở mức cao

và nguồn cung phân bón thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp phân bón trong nước…”

Nguyễn Đức Thành Nhân

Chuyên viên phân tíchEmail: nhanndt@fpts.com.vn

Điện thoại: 1900 6446 - Ext: 7580

Nguyễn Thị Kim Chi

Giám đốc phân tích đầu tưNgười phê duyệt báo cáo

Trang 2

TIÊU ĐIỂM

NGÀNH PHÂN BÓN THẾ GIỚI

Trong bối cảnh giá phân tăng cao, nhu cầu phân bón năm 2022 được IFA ước tính ước tính giảm -3,8% yoy – mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) giá phân bón tăng cao khiến sức mua giảm, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi sang các cây trồng tiêu thụ ít phân bón, (2) hoạt động vận chuyển phân bón bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine và (3) các lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus Trong đó, nhu cầu các loại phân bón chính được IFA dự báo đều sụt giảm so với cùng kỳ bởi các yếu tố liên quan đến nguồn cung

Nhu cầu phân bón năm 2023 được IFA ước tính đạt 195,8 nghìn tấn, phục hồi 1,5% từ mức thấp trong năm 2022, với nhu cầu phân đạm, lân và kali tăng lần lượt +1,0% yoy, +2,1% yoy và +2,4% yoy

Năm 2023, chúng tôi cho rằng giá các loại phân bón vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nguồn cung bị thiếu hụt

và nhu cầu phân bón hồi phục Đối với phân Urê, giá Urê trung bình năm 2023 ước tính đạt 650 USD/tấn

(-2,3% so với mức trung bình 9T2022), nhờ giá khí sẽ duy trì ở mức cao tại châu Âu khiến nguồn cung tại khu vực này suy giảm và việc xuất khẩu Urê của Trung Quốc bị hạn chế cho đến ít nhất tới T05/2023

Đối với phân Kali, giá Kali trung bình năm 2023 ước tính sẽ đạt mức 500 USD/tấn (+6,7% so với mức trung bình 9T2022) do nguồn cung suy giảm -10,7% yoy trong năm 2022, chủ yếu ở Nga do vận chuyển khó khăn từ chiến tranh Nga-Ukraine và Belarus bởi các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây Tuy nhiên, mức dự phóng trên đang thấp hơn so với mức hiện tại ~560 USD/tấn do kỳ vọng (1) các lệnh hạn chế xuất khẩu được giảm bớt và (2) việc xuất hiện các con đường vận chuyển khác thay thế

Đối với phân lân, giá DAP trung bình năm 2023 ước tính sẽ đạt mức 750 USD/tấn (-7,1% so với mức trung bình 9T2022), bằng với mức giá hiện tại Mức dự phóng cao này dựa trên việc nguồn cung dự kiến sẽ thiếu hụt khi Trung Quốc ban hành hạn ngạch xuất khẩu ~3,165 triệu tấn đối với phân lân trong 2H2022, nhiều khả năng sẽ gia hạn sang T05/2023 Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ phân DAP tăng mạnh ở khu vực Bắc và Nam Mỹ nhờ nhu cầu sản xuất đậu tương và ngô; và Trung Quốc nhờ nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi

NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM

Nhu cầu phân bón nội địa năm 2022 được ước tính đạt 8.630 nghìn tấn, sụt giảm -12,4% yoy, mặc dù có

diễn biến thời tiết thuận lợi Nguyên nhân chính đến từ (1) giá phân bón tăng cao khiến nhu cầu tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng và (2) nhập khẩu phân bón bị ảnh hưởng do chiến tranh Nga-Ukraine khiến vận chuyển khó khăn và các lệnh hạn chế xuất khẩu Tổng sản lượng nhập khẩu phân bón 9T2022 của Việt Nam đạt ~2.425,8 nghìn tấn (-29,3% yoy), với sự sụt giảm ở tất cả các loại phân bón nhập khẩu chính, bao gồm phân Kali (-52,4% yoy), DAP (-51,4% yoy) và Urê (-60,6% yoy) đóng góp ~75% trong mức giảm trên Tình hình sản xuất trong 9T2022 có diễn biến trái chiều, trong khi sản xuất Urê tăng trưởng +4,3% yoy, sản xuất NPK và DAP bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nguồn cung nguyên liệu đầu vào, lần lượt giảm -6,4% yoy và -29,0% yoy

Chúng tôi cho rằng giá các loại phân bón chính của Việt Nam trong năm 2023 vẫn sẽ duy trì ở mức cao, cao hơn ~84,2%-191,1% so với mức trung bình giai đoạn 2016-2020 Các loại phân bón chính ở Việt Nam

trong 9T2022 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi có diễn biến tương đồng với giá phân bón thế giới Dựa trên dự phóng của World Bank, chúng tôi ước tính giá phân bón nội địa năm 2023 cụ thể như sau: phân Urê đạt 16.200 đồng/kg, phân DAP đạt 25.700 đồng/kg, phân Kali đạt 19.500 đồng/kg và phân NPK đạt 15.900 đồng/kg

Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi lên mức 9.100 nghìn tấn (+5,4% yoy) nhờ (1)

diễn biến thời tiết khả quan trong 1H2023 và (2) giá nông sản, đặc biệt là giá gạo (chiếm hơn 50% tổng diện tích canh tác) năm 2023 dự kiến tăng 9,0% yoy Tuy nhiên, mức dự phóng trên vẫn sẽ thấp hơn 7,6% so với nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2021 do chúng tôi cho rằng giá phân bón dự kiến vẫn sẽ duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu sử dụng phân bón

KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH

Với những luận điểm đã được trình bày ở trên, chúng tôi đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với ngành phân bón Việt Nam trong năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

A NGÀNH PHÂN BÓN THẾ GIỚI 5

1 Nhu cầu phân bón toàn cầu sụt giảm ở tất cả các mảng phân bón chính 5

2 Giá phân bón dự kiến duy trì ở mức cao trong năm 2023 do nguồn cung bị ảnh hưởng tiêu cực 6 2.1 Phân Urê – Giá dự kiến giữ ở mức cao do giá khí tăng cao ở châu Âu và lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc 6

2.2 Phân Kali – Giá tăng cao do nguồn cung bị đứt gãy ở Nga và Belarus 7

2.3 Phân lân – Giá DAP duy trì ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt khi Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu 8

B NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM 10

1 Nhu cầu sụt giảm mạnh do giá phân bón leo thang và nhập khẩu phân bón khó khăn 10

1.1 Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2022 dự kiến giảm mạnh do giá phân bón leo thang 10

1.2 Nhập khẩu phân bón giảm mạnh trong 9T2022, xuất khẩu được hưởng lợi nhờ lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc 11

2 Sản xuất Urê tăng trưởng 4,3% yoy, NPK và DAP giảm mạnh bởi nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào 13

3 Giá phân bón tại Việt Nam hầu hết vẫn duy trì ở mức cao theo giá phân bón thế giới 13

4 Diễn biến thời tiết tích cực và giá gạo dự kiến tăng nhẹ thúc đẩy nhu cầu phân bón phục hồi 14

C CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM 16

1 Hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính 16

1.1 Cập nhật kết quả kinh doanh 9T2022 của một số doanh nghiệp phân bón niêm yết 16

1.2 Tình hình tài chính 17

2 Cập nhật thông tin của một số doanh nghiệp phân bón 20

2.1 DCM – Tăng trưởng mạnh mẽ nhờ giá Urê tăng cao hơn so với giá khí đầu vào 20

2.2 DPM – Hưởng lợi từ giá phân bón và hóa chất tăng cao 21

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

BTU British Thermal Unit - Đơn vị đo nhiệt lượng Anh

CAGR Compound Annual Growth Rate - Tốc độ tăng trưởng trung bình năm (%)

NOAA Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ

La Nina: Ngược lại với El Nino Chênh lệch nhiệt độ bề mặt biển thấp hơn -0,5°C là trạng thái La Nina; dưới mức -1,5°C là La Nina cực đại

Trung tính: Thời tiết ôn hòa Chênh lệch nhiệt độ bề mặt biển trong khoảng từ -0,5°C đến +0,5°C

Brent Dầu thô ngọt nhẹ Biển Bắc

IFA International Fertilizer Association - Hiệp hội Phân bón Thế giới

CPC/IRI Viện Nghiên cứu Thời tiết và Xã hội Đại học Columbia

EECA Eastern Europe and Central Asia - Đông Âu và Trung Á

World Bank Ngân hàng Thế giới

OCI Công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm liên quan đến Nitơ của Hà Lan

Nutrien Công ty phân bón sản xuất kali lớn nhất và phân đạm lớn thứ ba thế giới của Canada

CRU Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và phân tích thị trường cho các ngành công nghiệp

khai khoáng, kim loại và phân bón

Investing Cổng thông tin cung cấp tin tức, phân tích, giá cả, và các công cụ tài chính về thị

trường tài chính

Bloomberg Cổng thông tin cung cấp tin tức, phân tích, giá cả, và các công cụ tài chính về thị

trường tài chính Mosaic Công ty phân bón sản xuất phân lân và phân kali hàng đầu của Mỹ

ICE Sàn giao dịch Hàng hoá và Tài chính thuộc công ty Intercontiental Exchange (Mỹ)

Trang 5

A NGÀNH PHÂN BÓN THẾ GIỚI

1 Nhu cầu phân bón toàn cầu sụt giảm ở tất cả các mảng phân bón chính

Nguồn: Ước tính của IFA dựa trên kịch bản bình thường, WorldBank, FPTS tổng hợp

* IFA sử dụng năm tài chính, ví dụ năm 2021 sẽ bắt đầu từ T01/2021 đối với hầu hết khu vực Mỹ Latinh, Châu Phi, Đông & Đông Nam Á và EECA, và bắt đầu vào T07/2021 đối với các khu vực khác bao gồm Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu và Nam Á

*Chỉ số giá phân bón và nông sản lấy mốc từ T01/2006, tỷ trọng và giá các loại phân bón và nông sản được lấy từ WorldBank

Nhu cầu phân bón (tính theo hàm lượng dinh dưỡng) năm 2022 được IFA ước tính đạt mức 193,0 triệu tấn, giảm -3,8% yoy – mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (-8,4% yoy) Nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) giá phân bón tăng cao hơn giá nông sản khiến sức mua phân bón giảm (tương tự như năm 2008), (2) hoạt động vận chuyển phân bón bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine và (3) các lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus Trong đó, nhu cầu các loại phân bón chính được IFA

dự báo đều sụt giảm so với cùng kỳ do các yếu tố liên quan đến nguồn cung, với mức giảm lớn nhất ở mảng phân kali (-9,8% yoy), theo sau là phân lân (-3,5% yoy) và phân đạm (-2,2% yoy)

Nguồn: FPTS tổng hợp

*Ammonia là nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất phân Urê

*Phân DAP/MAP là loại phân phổ biến nhất, chiếm hơn 50% sản lượng trong mảng phân lân

Nhu cầu phân bón năm 2023 được IFA ước tính đạt 195,8 nghìn tấn, phục hồi 1,5% từ mức thấp trong năm

2022 Cụ thể, nhu cầu các loại phân dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2023, với nhu cầu phân đạm (+1,0% yoy), phân lân (+2,1% yoy) và phân kali (+2,4% yoy) được ước tính dựa trên khả năng chi trả phân bón (mức biến động của giá nông sản so với giá phân bón) và tình hình nguồn cung của các loại phân bón trên

Nhu cầu tiêu thụ phân bón theo hàm

lượng dinh dưỡng (2006-2023F)

Đạm (N) Lân (P2O5) Kali (K2O) % yoy

100 150 200 250 300 350 400 450

Thị phần xuất khẩu phân bón của Nga, Belarus và Trung Quốc

Nga Belarus Trung Quốc Khác

Trang 6

2 Giá phân bón dự kiến duy trì ở mức cao trong năm 2023 do nguồn cung bị ảnh hưởng tiêu cực

2.1 Phân Urê – Giá dự kiến giữ ở mức cao do giá khí tăng cao ở châu Âu và lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc

Nguồn: Bloomberg, Investing, FPTS tổng hợp

Giá Urê trong 9T2022 biến động mạnh, trung bình ở mức 665 USD/tấn (được lấy trung bình ở 4 khu vực US Gulf, Trung Đông, Biển Đen và Trung Quốc), cao hơn 32,6% so với mức trung bình năm 2021 Trong đó, giá Urê chứng kiến 2 đợt tăng mạnh trong giai đoạn T03-T04/2022 và giai đoạn T08-T09/2022 Đối với giai đoạn T03-T04/2022, giá Urê tăng mạnh ~36% trong T02/2022 lên mức trung bình ~770 USD/tấn do cuộc chiến tranh Nga-Ukraine xảy ra khiến nguồn cung bị thắt chặt bởi việc vận chuyển phân bón từ Nga (chiếm ~16% sản lượng xuất khẩu Urê toàn cầu) gặp khó khăn Giai đoạn T08-T09/2022, giá Urê tăng từ mức ~590 USD/tấn trong T06/2022 lên mức ~650 USD/tấn, sau khi Gazprom (công ty độc quyền khai thác và phân phối dầu khí lớn nhất của Nga)

đã cắt giảm nguồn cung khí qua đường ống Nord Stream 1 (chiếm ~35% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu

Âu năm 2021) từ 40% CSTK xuống 20% CSTK kể từ T06/2022 và 0% CSTK kể từ 31/08/2022 Điều này đã khiến giá khí ở châu Âu tăng cao trở lại, buộc các nhà máy Urê ở châu Âu buộc phải cắt giảm công suất thêm 400-500 nghìn tấn/tháng, xuống mức ~25% CSTK trong tổng CSTK 8 triệu tấn/năm Hiện tại, giá khí tại châu Âu đang có dấu hiệu hạ nhiệt trong mùa đông 2022/23 do lượng dự trữ tồn kho khí đốt trong ở mức cao và thời tiết

ấm hơn so với dự báo

Trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng giá phân Urê sẽ giữ ở mức

cao trong năm 2023, ước tính đạt 650 USD/tấn (-2,3% so với

mức trung bình 9T2022), nhờ giá khí sẽ duy trì ở mức cao tại

châu Âu và việc xuất khẩu Urê của Trung Quốc bị hạn chế Theo

OCI dự báo, cung-cầu khí đốt ở châu Âu năm 2023 dự kiến sẽ

thắt chặt hơn so với năm 2022 do (1) lượng LNG nhập khẩu từ

các khu vực khác khó bù đắp được với lượng khí đốt bị cắt giảm

từ Nga, và (2) chính phủ các nước tại châu Âu đang xem xét áp

dụng mức giá bán trần cho giá khí trong ngắn hạn, qua đó thúc

đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt Với mức giá khí tương lai ở châu

Âu trên sàn ICE trung bình ~38 USD/mmBTU cho năm 2023, và

30 USD/mmBTU cho năm 2024-2025, tương ứng với chi phí sản

xuất Urê lần lượt đạt 815 USD/tấn và 675 USD/tấn, chúng tôi cho

rằng các nhà sản xuất ở châu Âu khả năng cao vẫn sẽ tiếp tục

hoạt động ở mức cầm chừng Đối với Trung Quốc, nguồn cung

sẽ bị hạn chế khi nước này sẽ kéo dài lệnh hạn chế xuất khẩu

cho đến ít nhất tới T05/2023, với sản lượng xuất khẩu Urê của

năm 2022 ước tính đạt 1,5 triệu tấn, giảm -71,6% yoy Nguồn: World Bank, FPTS tổng hợp

0 30 60 90 120

2020 2021 9T2022 2023F

Dự phóng giá Urê (USD/tấn)

Trang 7

Trong trung hạn, chúng tôi cho rằng giá Urê vẫn sẽ giữ ở mức cao ~600 USD/tấn trong giai đoạn 2024-2026F khi nguồn cung Urê (không tính Trung Quốc) tăng trưởng chậm hơn so với nhu cầu trong giai đoạn 2022-2026F, dẫn đến việc thị trường có thể thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn Urê Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mức thiếu hụt có thể cao hơn mức trên do nguồn cung bổ sung mới ~10,7 triệu tấn đã bao gồm việc mở rộng công suất ở Nga và

Ấn Độ có nguy cơ cao bị trì hoãn Xét riêng Trung Quốc, xuất khẩu Urê của nước này trong giai đoạn 2026F được OCI dự phóng vẫn ở mức thấp, duy trì trong khoảng ~2,6 - 3,1 triệu tấn/năm, bởi việc (1) cắt giảm nguồn cung do các quy định về môi trường và (2) nhu cầu nội địa được thúc đẩy bởi Trung Quốc nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh lương thực, hỗ trợ gia tăng diện tích canh tác trong thời gian tới

2023-Nguồn: Cục hải quan Trung Quốc, OCI, CRU, FPTS tổng hợp

2.2 Phân Kali – Giá tăng cao do nguồn cung bị đứt gãy ở Nga và Belarus

Nguồn: Bloomberg, World Bank, FPTS tổng hợp

Giá phân Kali thế giới tại thời điểm cuối Q3/2022 giao dịch ở mức ~560 USD/tấn, tăng +154,5% ytd Sự gia tăng chủ yếu đến từ (1) các lệnh trừng phạt đối với Belarus và (2) việc vận chuyển khó khăn bởi chiến tranh Nga-Ukraine Đối với Belarus (chiếm 22% tổng sản lượng xuất khẩu thế giới), ngoài những lệnh trừng phạt của các nước phương Tây trong năm 2021, Lithuania đã ngừng cho phép Belarus sử dụng mạng lưới đường sắt để vận chuyển đến cảng Klaipeda, khu vực xử lý 90% hàng hóa xuất khẩu của Belarus kể từ 01/02/2022 Do đó, tình trạng xuất khẩu của Belarus bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các đơn hàng lớn (vận tải hàng rời) bị tắc nghẽn, chỉ

có các đơn hàng nhỏ được vận chuyển bằng đường sắt hoặc bằng vận tải container Đối với Nga (chiếm 29% tổng sản lượng xuất khẩu thế giới), phân Kali của nước này hiện không bị trừng phạt trực tiếp, nhưng bị ảnh hưởng bởi vấn đề vận chuyển Do đó, sản lượng xuất khẩu của Nga dự báo sẽ giảm 25% yoy trong năm 2022, thấp hơn so với mức giảm về sản lượng xuất khẩu của Belarus, ước tính giảm 60% yoy

22,9

5,7

10,7 17,3

Dự phóng nguồn cung và nhu cầu Urê

tăng thêm không bao gồm Trung Quốc

-90% -60% -30% 0% 30% 60% 90% 120%

-12 -8 -4 0 4 8 12 16

Dự phóng giá Kali (USD/tấn)

Trang 8

Dựa vào các giả định trên, chúng tôi ước tính nguồn cung phân kali năm 2022 trung bình ở mức 62,5 triệu tấn, giảm -10,7% yoy, do nguồn cung suy giảm mạnh -32,8% yoy ở khu vực Đông Âu (chiếm hơn 35% sản lượng sản xuất toàn cầu), chủ yếu ở Nga và Belarus Theo World Bank, giá phân Kali trung bình năm 2023 được ước tính sẽ đạt ở mức cao 500 USD/tấn (+6,7% so với mức trung bình 9T2022), hạ nhiệt từ mức hiện tại ~560 USD/tấn do kỳ vọng (1) các lệnh hạn chế xuất khẩu được giảm bớt và (2) việc xuất hiện các con đường vận chuyển khác thay thế để vận chuyển

Trong trung hạn, nguồn cung trong giai đoạn 2022-2025F dự kiến phục hồi ở mức thấp do việc chậm trễ trong việc mở rộng công suất ở khu vực Đông Âu, vốn được Nutrien dự báo chiếm khoảng 60% trong tổng nguồn cung tăng thêm trong giai đoạn trên Cụ thể, công suất sản xuất phân kali được dự phóng đạt 73,5 nghìn tấn cho tới năm 2025 (chỉ cao hơn 5,0% so với mức năm 2021), tương đương với CAGR = +5,6%/năm

Nguồn: Bloomberg, Nutrien, FPTS tổng hợp

*Dự phóng dựa trên mức trung bình giữa 2 kịch bản cao và thấp của Nutrien

2.3 Phân lân – Giá DAP duy trì ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt khi Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu

Sau khi tăng mạnh trong năm 2021, giá DAP vẫn tiếp tục đà tăng và đạt đỉnh 954 USD/tấn (+28,1% ytd) vào T05/2022, trước khi hạ nhiệt xuống mức ~750 USD/tấn, xấp xỉ với mức hồi đầu năm Sự gia tăng này chủ yếu đến từ chi phí sản xuất (lưu huỳnh, ammonia và đá phốt phát) và chi phí vận chuyển (bởi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine) tăng cao Trong đó, Nga là nhà xuất khẩu lớn nhất về ammonia (30% thị phần xuất khẩu) và lớn thứ ba

về lưu huỳnh (9% thị phần xuất khẩu), đã gặp phải những khó khăn khi xuất khẩu kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine

Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp

Những khó khăn về nguồn cung càng tăng thêm do Trung Quốc (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu phân lân năm 2021) đã ban hành hạn ngạch xuất khẩu ~3,165 triệu tấn đối với phân lân trong 2H2022, sau khi lệnh cấm hạn chế xuất khẩu hết hiệu lực T06/2022 Với mức hạn ngạch như trên, sản lượng xuất khẩu trong 2H2022 dự kiến

sẽ thấp hơn 42,5% yoy, kéo theo năm 2022 sẽ thấp hơn 50,3% yoy Trong đó, Argus ước tính 2,4 triệu tấn sẽ

Sản lượng sản xuất phân Kali (2020-2025F)

0 300 600 900 1200

DAP WorldBank (Bên phải) Lưu huỳnh (Bên trái)

Ammonia (Bên trái) Đá phốt phát (Bên trái)

0 200 400 600 800 1000 1200

Trang 9

được phân bổ cho phân DAP và 765 nghìn tấn phân bổ cho phân MAP Hệ quả là giá DAP của Trung Quốc hiện vẫn giữ ở mức thấp hơn ~ 23% so với giá DAP thế giới (DAP WorldBank)

Nguồn: Cục hải quan Trung Quốc, Mosaic, FPTS tổng hợp

Chúng tôi cho rằng việc áp đặt hạn ngạch đối với phân lân của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có thể được gia hạn sang T05/2023, khiến xuất khẩu sẽ ở mức thấp trong 4T2023 Nếu xảy ra, Mosaic ước tính Trung Quốc sẽ xuất khẩu 4,48 triệu tấn DAP (+21,4% yoy) và 1,68 triệu tấn MAP (+2,1% yoy), tổng cộng chiếm ~90% trong sản lượng xuất khẩu phân lân của Trung Quốc, trong năm 2023

Trong khi đó, nhu cầu tăng mạnh ở khu vực Bắc và

Nam Mỹ, chủ yếu nhờ nhu cầu sản xuất đậu tương và

ngô - cây trồng thâm dụng phân lân Hơn nữa, nhu cầu

các loại cây trồng này tại Trung Quốc cũng tăng cao bởi

nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi tăng lên, đặc biệt

khi nước này đang tái đàn heo sau dịch tả lợn châu Phi

Do đó, giá DAP năm 2023 được WorldBank ước tính

duy trì ở mức cao 750 USD/tấn (-7,1% so với mức trung

bình 9T2022), bằng với mức giá hiện tại

Nguồn: World Bank, FPTS tổng hợp

5,9 2,5

Dự phóng giá DAP (USD/tấn)

Trang 10

B NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM

1 Nhu cầu sụt giảm mạnh do giá phân bón leo thang và nhập khẩu phân bón khó khăn

1.1 Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2022 dự kiến giảm mạnh do giá phân bón leo thang

Mặc dù diễn biến thời tiết trong năm 2022 tại Việt Nam khá tích cực (hiện tượng La Nina gây mưa nhiều), nhu cầu phân bón nội địa năm 2022 được chúng tôi ước tính chỉ đạt mức 8,630 nghìn tấn (-13,4% yoy) Nguyên nhân chính đến từ (1) giá phân bón tăng cao trong khi giá gạo sụt giảm và (2) nhập khẩu phân bón bị ảnh hưởng do chiến tranh Nga-Ukraine khiến vận chuyển khó khăn và các lệnh hạn chế xuất khẩu

Nguồn: Agromonitor, NOAA, WorldBank, FPTS tổng hợp

Tại Việt Nam, lúa gạo chiếm hơn 50% tổng diện tích gieo trồng, có tác động lớn nhất đến nhu cầu phân bón của nước ta Trong khi giá phân bón bắt đầu đà tăng kể từ đầu năm 2021 cho tới thời điểm hiện tại, giá gạo tấm 5% của Việt Nam lại có xu hướng biến động trái chiều, khiến sức mua phân bón của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Do đó, nhu cầu phân bón trong nước sụt giảm rõ rệt và năng suất cây trồng bị ảnh hưởng đáng

kể, đặc biệt từ giai đoạn giữa năm 2021 cho tới nay Đơn cử như vụ Đông-Xuân niên vụ 2021/2022, nhu cầu phân Urê trong nước được Agromonitor ước tính giảm -18,7% yoy trong 6T2022, kéo theo năng suất cây trồng giảm -2,3% yoy

Chỉ số ONI thể hiện thay đổi nhiệt độ

bề mặt nước biển khu vực Nino 3.4

Biến động giá gạo và các loại phân bón chính tại Việt Nam (2019-2022)

Trang 11

trong mức giảm trên

Nguồn cung nhập khẩu phân Kali (đóng góp 44,4% trong tổng mức sụt giảm) trong 9T2022 đạt 404,4 nghìn tấn (-52,4% yoy), do chiến tranh Nga-Ukraine gây ra những khó khăn trong việc vận chuyển từ Nga và Belarus Vì vậy, sản lượng nhập khẩu phân bón từ 2 quốc gia này giảm mạnh -52,6% yoy trong 9T2022

Sản lượng nhập khẩu phân DAP (đóng góp 16,6% trong tổng mức sụt giảm) trong 9T2022 đạt 157,1 nghìn tấn (-51,4% yoy) Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Trung Quốc đưa ra lệnh hạn chế xuất khẩu trong 1H2022 và hạn ngạch xuất khẩu trong 2H2022

Sản lượng nhập khẩu phân Urê (đóng góp 15,3% trong tổng mức sụt giảm) trong 9T2022 đạt 99,6 nghìn tấn 60,6% yoy), do (1) nhu cầu nội địa giảm trong bối cảnh giá phân tăng cao và (2) nhu cầu sản xuất NPK hạn chế khi thiếu hụt nguyên liệu đầu vào Trong đó, sản lượng nhập khẩu từ Indonesia giảm -74,2% yoy trong 9T2022

-40 0 40 80

Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng nhập khẩu các loại phân bón chính của Việt Nam 9T2022 (nghìn tấn)

2021 2022 Chênh lệch

Ngày đăng: 09/03/2024, 18:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w