1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Đông Sơn trong thiết kế nhân vật game “Đại Việt tranh hùng”

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Đông Sơn trong thiết kế nhân vật game “Đại Việt tranh hùng”
Tác giả Trịnh Tuấn Vũ
Người hướng dẫn ThS. Đinh Văn Dũng
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Đa phương tiện
Thể loại Đồ án tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 21,38 MB

Nội dung

thường loe rộng, phần thân thường là một khối trụ đặc kết hợp với phần dé đã trở thànhmột phong cách tao đáng 6n định, chững chạc của đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên.Những trống đồng loại 1

Trang 1

HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THONG

KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN

Đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Đông Sơn trong

thiết kế nhân vật game “Đại Việt tranh hùng”

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đinh Văn Dũng

Sinh viên thực hiện: Trịnh Tuấn Vũ

Lớp: DI9TKDPT03

Mã sinh viên: B1I9DCPT248

Khóa: 2019-2024

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

Đồ án tốt nghiệp đại học

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa ĐôngSơn trong thiết kế nhân vật game “Đại Việt tranh hùng” là công trình nghiên cứu của

riêng em dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Đinh Văn Dũng.

Kết quả nghiên cứu được nêu trong đồ án là trung thực, không trùng lặp Các tài

liệu trích dan đều có xuất xứ rõ ràng Nếu có điều gi sai phạm, em xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm.

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành đồ án tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến Ban Lãnh Đạo, các

phòng ban của CDIT đã tạo điều kiện cho em Đặc biệt, em xin gửi đến thầy ThS Dinh

Văn Dũng, người đã hướng dẫn và trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tình em trong quátrình làm đỗ án tốt nghiệp Những lời nhận xét, góp ý và hướng dẫn của thay đã giúp em

có định hướng đúng đắn trong quá trình thực hiện đề tài, giúp em nhìn ra được ưu khuyết

điểm của dé tài và từng bước khắc phục dé có được kết quả tốt nhất

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thay, cô giáo trong khoa Da phương tiện đãtận tình chỉ dạy, trang bị cho em những kiến thức chuyên môn và tinh thần làm việc độclập, sáng tạo trong suốt quá trình học tập tại trường

Sau cùng em xin gửi lời cam ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiệncho em nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện đồ án này em không

tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô để

sửa chữa và phát triển đồ án sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2023

Sinh viên

Trịnh Tuấn Vũ

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 ¡

Trang 3

TRONG THIET KE HIEN DAL cccsssssssssssssescesssssssessessesssssssessesssssssssesssscseeeescseseeseees 1

1.1 Văn hóa Đông SƠïn o- <5 << 5< TH TH TH TH TH 00000000016 1

1.1.1 Lich sử văn hóa Đông Sơn c-cccìnttéthhthhhhhhhhhhhhhhhhhe 1

THIẾT KE NHÂN VAT GAME “ĐẠI VIỆT TRANH HÙNG” .- 25

2.1 Cac thanh phan đồ họa CrONg ØA1TG 25-5 5 << 5< 9 HH 0m mg 25

"Na, Ö 25 2.1.2 MOL tO 29

2.2 Khảo sát sự lồng ghép chỉ tiết văn hóa trong các thành phan đồ hoa game 31

2.2.1 Tạo hình nhân vật - - - 2E E2 211111223111 1129311111113 1 119g 1n ng 11g ket 31 2.2.2 (08100 34 2.2.3 Giao diện gaIme€ - c0 121112111 11111111111 1111111011 011 g1 TH nknHkKH rrg 36

2.3 Lựa chọn các chỉ tiết để truyền tải văn hóa Đông sơn vào đồ họa game “Đại Việt

Trang 4

3.3 Ap vật liệu (Texturrinng) -< s2 << s£ se se se +xs£xsExsexsevseEsetsstxexsersersessrseree 54

3.4 Diễn hoạt cho nhân vật (animafiOn)) 5-2 s2 sssses£sesessessseseeseszsessss 58

3.5 IÑ€II€F 0 G5 G5 9 9 9 n1 0 0 0.00 04.000.000.004 0004.1009 004.9060000 62

Tong 880), 1 11 65

TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2° 2£ 5£ ©S£©S££S££SS£Ss£Es£ E38 E34 EseSs£seEsEsezsexsrsese 67

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 iii

Trang 5

Đồ án tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VA CHỮ VIET TAT

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt3D Three Dimension 3 chiéu2D Two Dimension 2 chiéu

FK Forward kinematics Diéu khién tién

IK Inverse kinematics Điều khiển ngược

AR Augmented Reality Thực tại Tang cường

UI User Interface Giao diện

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 iv

Trang 6

Đồ án tốt nghiệp đại học

DANH MỤC THUẬT NGỮ

Thuật ngữ Giải thích Concept Phác thảo ý tưởng

Model Mô hình 3D

Texture Vật liệu Mesh Hệ lưới

Rigging Gắn xươngAnimation Chuyên động

Sculpting Điêu khắc 3D

Retopology Di lại lưới

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 v

Trang 7

Đô án tốt nghiệp đại học

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 1 - 1: Dao gam thời kỳ Đông SƠn G5 11kg HH nhiệt 3

Hình 1 - 2: Trống đồng Đông Sơn 2-2 ©s E2 2EE9E1E21921211211211221221 2121 xe 7Hình | - 3: Chuông đồng Đông Sơn có hình voi 2:2 ¿22+ +x+z++£+zz+zxzzse2 10

Hình 1 - 4: Hoa văn đường chi đải - - c3 31132113911 191 119111 11119 11 ng ng kg lãi

Hình 1 - 5: Hoa văn đường cham dài 2-2 2 +E9EE+EEEE+E£EEEE2EEEEEEEEEEErkrrrrs 12

Hình 1 - 6: Hoa văn hình bọ gậy - - c2 S112 12 112 119 1111111119 11H ng kg 12

Hình 1 - 7: Hoa văn đoạn thắng ngắn song song - 2 2 2+s+£x+£zE+Eeeezzzxcrs 13Hình 1 - 8: Hoa văn đường gấp khúc -+- 2 2+S2+E+2E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrreeg 14Hình 1 - 9: Hoa văn chữ V lồng - 2 2 522SE‡2EEEEE212211211221271211212121 21212 xe 14

Hình 1 - 10: Hoa văn hình tam g1ắc - c2 321322111 111191111 8111118111881 E8 xkp 16

Hình 1 - 11: Hoa văn hình thOI - - c3 12111211191 191191119 112 11H HH ket 17

Hình 1 - 12: Hoa văn họa tiết được chạm khắc trên Thạp đồng Đào Xã 19Hình 1 - 13: Họa tiết trống đồng trong kiến trúc - 2 s+x+zx+EtzEeEzxerxzrerxes 21Hình 1 - 14: Logo Trường Dai học Ngoại ngữ - Dai học Quốc gia Hà Nội 22Hình 1 - 15: Game Thần TÍch -. ¿¿+22++2E++tt2EEttttEktrrrrrrtrrtrrrrrrrrrirrrree 23Hình 1 - 16: Game Loạn đấu võ lâm ¿+ +2 +x+EvEE+EEEE+EEEESEEEE+ErErErrrrrrerrrrree 23Hình 2 - 1: Sơ đồ tóm tắt dé tạo ra một nhân vật - cc:cc+crrrxrrrrrrrrrrree 26

Hình 2 - 2: Concept của nhân vật øame - (+ 32+ 3+ E*3ESEEEESESrirerirerre 26

Hình 2 - 3: Quá trình trai uv trong 1nAVa G11 vn nh kg 28

Hình 2 - 4: Gan xương cho nhân vật trong maya - + 2s +c+E+E+Ee£E+EzEerszxres 29

Hình 2 - 5: Môi trường của game smash Ïegends - - 5555 + kx+seeeesss 30 Hình 2 - 6: Giao diện game Class of CÌÏaT - . 6 3S E311 1E 1 EEE1Ererrkke 3l

Hình 2 - 7: Tạo hình nhân vật Mi Nương trong game than tích -. 5+: 32Hình 2 - 8: Tạo hình nhân vật Mi Nương trong game thần tích 5+: 32Hình 2 - 9: Thiết kế các nhân vật trong game vệ thần 2- =2 2+s+£+zzzxzs+ 33Hình 2 - 10: Môi trường game thuận thiên kiếm 2 ¿2222 x+2z+S++z+zxz+s+2 34Hình 2 - 11: Môi trường chạy trốn phon hoa 2- 2 22 2+E+SE+EE2EE+EzEerxeErxez 35Hình 2 - 12: Giao diện game vệ thần 5c tt n E211 1111 2151121111111EE1111EEETE xe cxer 36

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 vi

Trang 8

Đồ án tốt nghiệp đại học

Hình 2 - 13: Dao gam thời kỳ Đông SƠn - G2 S3 vn gệp 38

Hình 2 - 14: Hoa văn trên trống d6ng ceccecccccscssceseesessessessesessessesseseseesessesesteeeeseeees 38

Hình 2 - 15: Những cô vật chất liệu từ đồng thời kỳ Đông Sơn : 41

Hinh 2 - 16: Riv DOng SOM eee 6 - dAŒL.AA¬¬Ú 42

Hình 2 - 17: Concept nhân vat nam - ¿2+ E31 1391132155111 Exee 44 Hình 2 - 18: Concept nhân vật nữ - - 2S 1S 132211191 111511 1111111118111 881111 8 xkp 44 Hình 2 - 19: Concept nhân vật Thần Rùa 2 2 E2E+2Et2E2EEEEEEEvEzErrxzree 44 Hình 3 - 1: Tạo khung cơ bản cho nhân vật lay cảm hứng từ An Dương Vương 46

Hinh 3 - 2: Tao khung co ban cho nhan vat lay cam hứng từ My Châu 46

Hình 3 - 3: Tạo khung cơ ban cho nhân vật lay cảm hứng từ Than Rùa 41

Hình 3 - 4: Lên chỉ tiết cho body nhân vật lay cảm hứng từ An Dương Vuong 47

Hình 3 - 5: Lên chi tiết cho body nhân vật lay cảm hứng từ My Châu - 47

Hình 3 - 6: Lên chi tiết cho body nhân vật lay cảm hứng từ Than Rùa 48

Hình 3 - 7: Lên chi tiết cho quan áo nhân vật lay cảm hứng từ An Dương Vương 48

Hình 3 - 8: Lên chi tiết cho quan áo nhân vật lay cảm hứng từ My Châu 48

Hình 3 - 9: Lên chi tiết cho quần áo nhân vật lay cảm hứng từ Than Rùa 49

Hình 3 - 10: Quá trình đi lại lưới cho nhân vật lấy cảm hứng từ An Dương Vương .49 Hình 3 - 11: Quá trình đi lại lưới cho nhân vật lay cảm hứng từ My Châu 50

Hình 3 - 12: Quá trình đi lại lưới cho nhân vật lây cảm hứng từ Thần Rùa 50

Hình 3 - 13: Plannar Mapping theo trục bên cạnh nhân vật -‹ -««©2 51 Hình 3 - 14: Cac tam UV đã được trải cho nhân vật lay cảm hứng từ An Dương — 51

Hình 3 - 15: Các tam UV đã được trải cho nhân vật lay cảm hứng tir Mi Chau 52

Hình 3 - 16: Các tam UV đã được trải cho nhân vật lay cảm hứng từ Thần Rùa 52 Hình 3 - 17: Chuẩn bị các bước dé dua sang phần mềm substance của nhân vật lay

cảm hứng từ An Dương Vương - - - Sc 1211 v1 33

Hình 3 - 18: Chuẩn bị các bước dé đưa sang phần mềm substance của nhân vật lay

cảm hứng từ My Châu - -.- G6 c1 1121121111111 119 11T HT kh 33

Hình 3 - 19:Chuan bị các bước dé đưa sang phần mềm substance của nhân vat lay

cảm hứng từ Than RÙa - óc 1121219 11T TT ng 54

Hình 3 - 20: Quá trình bake mesh 1naps 5 5 + 2+ +3E+vEE+sEEsseEsseesseesrevke 55

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 vii

Trang 9

Ảnh render của ba nhân vật - ¿St +E£EE+EEEEEEEEvEEEEEEEEEErkrrrrerrrd 63

Ảnh render môi trường game - 2-2: ¿+ 2+E£+EE+EE£EEtEE+2EzEzExrreei 63Ảnh render nhân vật nam - ¿+ + s+E+E+E£EEEE+EvEEEEEErEvEererkrrerrrerres 64Ảnh render nhân vật nữ 5+ +t+x+EvEEEE+E+EEEEEEEEEEEEErErrrrsrrkerrerres 64Ảnh render nhân vật Thần Rùa - ¿2 2+ +EvEEEE+E+EEEEEEEEEEEErrzrrrsrz 65

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 viii

Trang 10

Đồ án tốt nghiệp đại học

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Văn hóa Đông Sơn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử và văn hóa của

Việt Nam, đại diện cho sự phat triển vượt bậc của nền văn hóa Đồng bang song Hồng.

Những tác phẩm nghệ thuật Đông Sơn, với các họa tiết độc đáo và tinh tế, không chỉ là

hiện thân của sự sáng tạo mà còn phản ánh niềm tự hào dân tộc Nhận thức về tầm quantrọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lĩnh vực giải trí, đặcbiệt là trong ngành công nghiệp game đang ngày càng phát triển Văn hóa Đông Sơnkhông chỉ là một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam mà còn mang đậm giá trịnghệ thuật và tâm linh Em tin rằng việc tích hợp nền văn hóa này vào thiết kế nhân vậttrong game không chỉ tạo ra một trải nghiệm giải trí sâu sắc mà còn góp phần vào việcgiáo dục và tạo nhận thức về lịch sử và văn hóa cho người chơi Đồng thời, đề tài này

cũng đặt ra mục tiêu thách thức đội ngũ thiết kế trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ

thuật số chất lượng và độc đáo, đồng thời định hình hướng phát triển mới cho game trongbối cảnh văn hóa ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại

Nhận thấy tiềm năng to lớn và thách thức của việc bảo tồn văn hóa Việt Nam, emchọn đề tài cho đồ án là “Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Đông Sơn trong thiết kếnhân vật game Đại Việt tranh hùng” với mục đích nghiên cứu sâu về văn hóa ĐôngSơn, từ đó ứng dụng vào thiết kế nhân vật cho game Đại Việt tranh hùng sao cho đạt hiệu

quả cao nhất.

2 Mục đích và nhiệm vụ của dé tài

Mục tiêu của dé tài là nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn và lồng ghép các yếu tố

Đông Sơn vào trong thiết kế sản pham game Đại Việt tranh hùng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa Đông Sơn, thiết kế đồ họa nhân vật cho game

Phạm vi nghiên cứu: Các tài liệu về văn hóa Đông Sơn từ năm 2000 đến nay

4 Cấu trúc đề tài

Cấu trúc đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Văn hóa Đông Sơn và ứng dụng văn hóa Đông Sơn trong thiết kế hiện đại

Chương 2: Nghiên cứu lồng ghép yếu tố Đông Sơn vào trong thiết kế nhân vật game

“Đại Việt tranh hùng”

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 ix

Trang 11

Đồ án tốt nghiệp đại học

Chương 3: Thiết kế nhân vật 3D cho game “Đại Việt tranh hùng”

Trịnh Tuấn Vũ - B19DCPT248 x

Trang 12

Đồ án tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG 1 VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VÀ ỨNG DỤNG VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

TRONG THIET KE HIỆN ĐẠI

Mở đầu chương

Văn hóa Đông Sơn, với những đặc trưng nổi bật từ thé kỷ I TCN đến thé ky I sau

CN, đã tạo nên một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử văn hóa Việt Nam Trong chương này,

em sẽ tìm hiểu về nét độc đáo của văn hóa này và khám pha cách mà nó có thé được ứngdụng trong thiết kế game hiện đại Điều này bao gồm sự nghiên cứu về văn hóa, mỹ thuậtthời kỳ đông sơn, đồng thời em sẽ khảo sát ứng dụng của văn hóa Đông Sơn vào trongthiết kế hiện đại Bằng cách này, chương một sẽ mở ra cánh cửa cho việc khám phá cách

mà game có thé sáng tạo và kết nối với một phan quan trọng của di sản văn hóa Việt cổ.

1.1 Văn hóa Đông Sơn

1.1.1 Lịch sw văn hóa Đông Son

Văn hoá Đông Sơn được coi là thời kỳ rực rỡ của nên văn hoá Việt cô Trên cơ sở

đó thành lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, sau đó là nước Au Lac của An

Dương Vương.

Dia bàn phan bố của van hoá Đông Sơn về cơ bản là địa bàn miền Bắc Việt Nam.

Cụ thể hơn nữa ở phía bắc giáp biên giới Việt- Trung, đó là địa bàn của các tỉnh Lào Cai,

Hà Giang, Lang Sơn, Quảng Ninh Về phía đông với giới hạn là biên Đông, có các tỉnhQuảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An về phía nam, dấu tích văn hoá Đông Sơncòn thấy ở vùng giáp ranh với Hà Tĩnh - Quảng Bình Về phía tây, địa vực của văn hoáĐông Sơn được tìm thấy trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Nghệ An giáp Lào Như vậy cóthể nói địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn bao trùm toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt

Nam.

Niên đại của văn hoá Đông Sơn là sơ kỳ thời đại đồ sắt (khoảng thé kỷ 8 - 7 TCN

đến thế kỷ 1- 2 sau công nguyên), niên đại khởi đầu của văn hoá Đông Sơn trùng với niênđại hình thành Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng Nhưng đặc trưng di vật của văn

hoá Đông sơn lại là sưu tập di vật đồ đồng Các di vật là đồ đồng rất phong phú về số

lượng và đa dạng về loại hình, mang sắc thái và điện mạo của một nền văn hoá riêng biệt

không giống bất kỳ một nền văn hoá nào trong nước.

Công cụ sản xuât có nhiêu loại Rìu có lưỡi không cân xứng thường được gọi là rìu lưỡi xéo bao gôm: rìu lưỡi xéo hình bàn chân gót vuông, gót tròn, gót cao, riu hình

Trang 13

Đồ án tốt nghiệp đại học

dao xén, rìu hình chữ nhật, rìu xoè cân hình cung, rìu xoẻ cân hình bán nguyệt Lưỡi cày

đồng có các kiểu như: lưỡi cày hình tam giác, lưỡi cày hình quả tim, lưỡi cày hình cánhbướm, lưỡi cày hình chân vịt Cuốc đồng có vai hình chữ U Ngoài ra còn có các loạithuồng, liém, dui, đục, đũa, lưỡi câu, đỉnh ba, móc

Về đồ dùng sinh hoạt có: thạp, bình, bát, khay, đĩa, lọ, ấm, muôi, thìa, quả cân

Nhạc cụ: cư dân Đông Sơn sử dụng các loại nhạc cụ như trống đồng, cồng chiêng,

thanh la, lục lạc, khén, nhưng hiện nay mới chi phát hiện được trống đồng, chuông đồng

và lục lạc Trống đồng cô ở Việt Nam có nhiều loại, những trống đồng thuộc văn hoá

Đông Sơn đều thuộc trống loại 1 theo cách phân loại của F Heger và hiện nay các nhàkhoa học đều thống nhất gọi chúng là trống đồng Đông Sơn Đại biểu cho trống Đông

Sơn là trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam).

Đồ trang sức bằng đồng đã xuất hiện từ giai đoạn văn hoá trước Đông Sơn, nhưng

đến văn hoá Đông Sơn, đồ trang sức bằng đồng còn phong phú hơn Riêng vòng đeo có

các loại: vòng deo tay, vòng đeo cổ, vòng deo chân, vòng deo tai Các loại đồ trang sứckhác có: vật đeo, khoá thắt lưng, trâm cài Tượng nghệ thuật có tượng tròn hình người,tượng hình động vật được đúc liền với các vật dụng, vũ khí như ở cán dao găm, trên mặt

trống đồng, nắp thạp, cán muôi Các tượng đúc riêng rẽ có nhưng ít, các tượng trong văn

hoá Đông Sơn mang phong cách tả thực, thé hiện những quan sát của con người về cuộc

sống thường nhật và đôi khi nhắn mạnh ý nghĩa phon thực (tượng nam nữ trên nắp thạp

đồng Dao Thịnh, tượng cóc cong nhau trên mặt trồng, tượng rắn quan nhau trên cán dao

găm Làng Vạc) Những tượng trên, ngoài ý nghĩa nghệ thuật, chúng còn cung cấp cho

chúng ta những tư liệu khác như về trang phục, về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần

Của COn người.

Bộ sưu tập vũ khí trong văn hoá Đông Sơn cũng rất đa dạng và phong phú Điềunày cũng chứng tỏ răng, vào thời kỳ này chiến tranh đã xảy ra thường xuyên giữa các bộ

lạc Có thể thấy các loại vũ khí của thời kỳ văn hoá Đông Sơn như: giáo, lao, mũi tên,

kiếm v.v

Giáo đồng, có loại giáo có chuôi tra cán và giáo có họng dé lắp cán Các loại lao đồng với nhiều kiểu dang khác nhau: lao có lưỡi hình lá, lao có cánh, lao có chuôi tra

cán

Mũi tên đồng dùng lẫy no để bắn là một loại hình vũ khí lợi hại của cư dan Đông

Sơn Di tích khảo cổ học Cầu Vực huyện Đông Anh thuộc văn hoá Đông Sơn có đếnhàng van mũi tên được tìm thay Địa điểm này cũng là địa điểm có liên quan đến truyền

2

Trang 14

Đồ án tốt nghiệp đại học

thuyết no thần và mii tên đồng của Thục An Dương Vương Loại hình mũi tên đồng

cũng rất đa dạng: có loại có chuôi, loại có họng, loại tên 3 cạnh với rất nhiều loại hìnhdáng cánh tên khác nhau Trên nhiều trống đồng và thạp đồng thời văn hoá Đông Sơnđược tìm thấy có ghi lại hình ảnh cung tên thời đó

Lẫy nỏ là một loại hiện vật gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương Nhiềunhà nghiên cứu cho rằng việc phát minh ra một loại vũ khí tiến công lợi hại của ngườiViệt cổ là có thật ở vào thời điểm hình thành Nhà nước sơ khai Khảo cổ học qua những

đợt khai quật cũng đã tìm được những chiếc lẫy nỏ bằng đồng nguyên vẹn ở địa điểm

Thiệu Dương (Thanh Hoá) và Làng Vạc (Nghệ An) Có thể nói đây là những bằng chứngvật chất chắc chan chứng minh cho việc sử dụng loại vũ khí nỏ bang đồng thau của người

Đông Sơn.

Dao gam cũng là loại vũ khí khá phổ biến và phong phú Đáng chú ý là dao găm

thời Đông Sơn được trang trí bởi những khối tượng người, tượng hồ, tượng voi, tượng

rắn Nó vừa là sưu tập vũ khí, vừa là sưu tập các tác phẩm nghệ thuật Có nhiều loại dao

găm như: dao găm có cán hình chữ T, dao găm có cán hình củ hành, đặc biệt là dao găm

có lưỡi hình tam giác chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Điền (vùng Vân Nam, Trung Quốc

ngày nay) Kiếm ngắn cũng được trang trí hình người ở phần chuôi Phần chuôi có khi làhình chữ T, nhưng cũng có khi chuôi kiếm là hình người đàn bà Rìu chiến là một loại

khá đặc biệt trong sưu tập rìu Rìu chiến có kích thước lưỡi lớn hơn các loại rìu khác và

lưỡi của rìu chiến thường là lưỡi cân xứng hay lưỡi xéo có gót vuông

Trang 15

Hình 1 - 1: Dao gam thời kỳ Đông Sơn

(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/File:Daggers DongSonCulture.JPG )

Đồ sắt trong văn hoá Đông Sơn không nhiều băng đồ đồng, chủ yếu là công cụ sảnxuất và vũ khí, đó là các loại: cuốc, lưỡi mai, liềm, dao, đục, rìu, kiếm, giáo Giai đoạn

muộn của văn hoá Đông Sơn có loại hiện vật được chế tạo lưỡng kim, nửa sắt nửa đồng

như giáo lưỡi sắt chuôi đồng Do sắt ở buổi dau là thứ kim loại quý, nên người Đông Son

cũng chế tạo các đồ trang sức bang sắt như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai.

Đồ đá: Trong văn hoá Đông Sơn, đồ đá tuy không phải là đại diện cho lực lượng

sản xuất như các thời đại trước, nhưng nó vẫn còn ton tại như: rìu tứ giác, riu có vai,

khuôn đúc, bàn mài Đặc biệt đồ trang sức bằng đá vẫn rất được quý trọng, bằng chứng là

sự tồn tại của các trung tâm chế tao dé trang sức đá ở Đông Lĩnh (Đông Son- Thanh Hoá)với các di chỉ xưởng như Bái Tê, Bái Khuynh, Cồn Cau, Ma Chùa [5]

1.1.2 Sự phát triển văn hóa Đông Sơn

1.1.2.1 Con người Đông Sơn

Các cảnh tượng sinh hoạt trên mặt trống đồng cho ta thấy người Đông Sơn có đời

sống gắn liền với sông, nước Các di chỉ mộ thuyền được tim thấy rất nhiều ở các tinh

ven biển như Thái Binh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình mà cách nay hơn 2 ngàn nămnằm giấp voi biển Bắc Bộ, cho thấy họ có nguồn gốc và liên hệ mật thiết với biển Mộ

thuyền cũng đã được tìm thấy ở nhiều nơi ở Đông Nam Á (Kalimantan, Thái Lan, Phi

Trang 16

Đồ án tốt nghiệp đại học

Luật Tân) Đối với cư dân gần nước, khi sống họ dùng thuyền khi mất chiếc thuyền cũng

đưa họ đi qua thế giới bên kia Theo Goboulew, trong buổi lễ chiêu hồn Tiwah của ngườiDayak ở Borneo, khi có người mat, họ có “thuyền vàng” đưa linh hồn người mất đếnthiên đường giữa hồ mây

Về phương diện chủng tộc, có thé biết được giống người Đông Son qua các xương

dé lai trong cac di tich Rất nhiều đã bi mũn nát nhưng từ các năm 70, đã tìm được một số

xương sọ ở các di tích như Núi Nap, Quy Chử So sánh sọ các cư dân hiện đại trong vùng

Đông Nam A đến Papua, Uc và Eskimo dé đưa đến dang chủng tộc của con người Đông Sơn Có hai loại hình đã được phân tích: loại hình Indonesien và loại hình Đông Nam Á.

Loại hình Indonesien thuộc ngành Mongoloid với nhiều đặc điểm Australoid, trong khiloại hình Đông Nam A mang đậm yếu tố Mongoloid năm trong chủng tộc Nam A củangành Mongoloid Các sọ tìm ở Việt Nam trong thời đại đá giữa và đá mới không hề thay

có sọ thuần Mogoloid, cho thấy nhóm loại hình Indonesien cô được hình thành ngay từ

thời đá mới bên cạnh các loại hình khác như Australoid và các loại hình hỗn chủng khác

Cư dân Đông Sơn là hậu duệ của loại hình Indonesien do hỗn chủng tăng mạnh vào thời

đại kim khi.

Trong các mộ thuyền khai quật, các nhà khảo cô Việt Nam đã thấy các ngườiĐông Sơn đều nhuộm răng đen Tục nhuộm răng đen và ăn trầu là tục xưa ở các dân tục

vùng Đông Nam A, và các đảo Thái Binh Dương Tục này vẫn còn phổ biến ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 [4].

1.1.2.2 Môi trường sống

Có thé biết chút ít về thé giới động vật, thực vật và môi trường sông ở thời daiĐông Sơn qua các di tích đông, thực vật ở các di chi, mặc dầu chúng có ít và không được

bảo quản tốt Ngoài ra còn có các hình tượng, hình vẽ ở các di vật, các tư liệu, thư tịch

cô của Trung quốc ở giai đoạn muộn của văn hoá Đông Sơn hoặc thời Hán sau này

Đã có những di tích động vật nuôi phổ biến: voi thuần, chó nhà, lợn nhà và trâu

bò Các di tích này được tìm thấy trong các di trẻ và được thể hiện trên các hình khắc và

tượng (thí dụ các hình vẽ trên đá vách núi Hoa Sơn, Quảng Tây giáp Lạng Sơn biên giới

hiện nay, cho thấy có chó nhà)

Trong di tích Đông Sơn ở Làng Vạc, cũng tìm thấy những hạt thóc lúa, trâu Lúathuộc loại hạt tròn, gần giống lúa chim hoặc lúa nếp Nông nghiệp là hoạt động chính yếu

của cư dân Đông Sơn Theo Thuỷ Kinh Chủ và Nam Phương thảo mộc trạng, thì vùng

Giao Chỉ, Cửu Chân trồng nhiều nếp và dùng nếp nau rượu Cũng trong “Nam phương

5

Trang 17

Đồ án tốt nghiệp đại học

thảo mộc trang" của Kê Ham (xuất bản năm 304) về thực vật ở khu vực nhiệt đới Quảng

Tây, Quảng Đông và Bắc Việt Nam, ta có thể thấy được môi trường thực vật như sau: cây

bầu, cây chuối, cây tre, lúa, tùng bách, dương sĩ, xoan, dâm but, hoa nhai, hoa súng, mia,

hạt tiêu, trầm hương, nhãn, vãi, dừa, chà là, nho, khế, chanh, rau muống, rau cải

Qua một it các di tích xương răng ở các di chỉ Đông Sơn và trên các hình tượng, ta

chỉ thấy hình ảnh hạn hẹp của thế giới động vật Loài thú thì có hồ, voi, tê giác, hươu sao,

bò bướu, cá sấu Ngoài ra còn có loại chim thuộc bộ cò (cò, vac, bồ nông ) thường đếnmiền Bắc Việt nam khi di cư về phương Bắc

Các di chỉ trong mộ thuyền cho thấy dân cư Đông Sơn biết làm chiếu cói, vải Vảimặc dầu mũn nát, đã cho thấy có nghề se sợi, dệt vải Ngoài ra đồ gỗ đều có lớp sơn,

chứng tỏ nghề sơn đã xuất hiện từ vài ba thế kỷ trước Công nguyên [4]

1.1.2.3 Văn hóa và đời sống Đông Sơn

Heger cho rằng các hình ảnh trên trông Sông Đà là ngày hội khánh thành trông

với các thuyền chở người di dự, ho là những khách cầm thoa dé đánh trống Ngày khánh

thành trống là một ngày hội lớn cho cả cộng đồng Theo Loofs-Wissoma, trống đồng là

vật tượng trưng cho quyền lực của người cầm quyền Một thứ quyền uy kiểu tôn giáo ở Bắc Việt Nam mà các tù trưởng ở khắp moi nơi, kế cả vùng Đông Nam A, tìm đến dé xin

ban cho trống đồng, dé làm vua một cách hợp pháp Tuy nhiên thuyết này không đượctán thành vì không những chỉ ở Việt Nam mới có đúc trong mà ở miền Nam Trung Quoc,

va các vùng lân cận ở Đông Nam A cũng có đúc trống Sự có mặt khắp noi của trống

đồng là do sự giao thoa văn hóa trong vùng.

Theo nhiều nhà khảo cổ thì nhiều hình ảnh trên trống đồng phản ảnh ngày hội

mùa để gặt lúa nước và thu thập mùa màng Đoàn người vừa đi vừa múa tay cầm giáo,

lao, riu hay nhạc cụ Họ mặc trang phục lông chim, mt chim Một sé người mặc áo

choang lông chim mà chỉ ngày lễ hội lớn mới mang ra mặc Người Dayak ở Borneo vẫn

còn phong tục mặc áo và mũ lông chim trong các budi lễ Như ta biết, trong truyền thuyếtTrọng Thủy, My Châu, cũng có đề cập đến áo choàng lông ngỗng dành cho công chúa

Ngày hội mùa cũng mang tính chat tín ngưỡng phon thực mong cho mùa màngtốt tươi, hình ảnh trên tang trống của đôi trai gái trên mặt trống cầm chày giã vào cốiphản ánh tính chất trên Trên thạp đồng Đào Thịnh còn có các cặp trai gái đang giao phối.Ngày nay, tục lệ trai gái giao duyên ngày hội mùa mong cho mùa màng tốt tươi là vết tíchcủa tín ngưỡng phon thực còn lại ngày nay trong dân gian Việt Nam Trên trống đồng

Trang 18

Đồ án tốt nghiệp đại học

Ngọc Lũ, ta cũng thấy trong một ngôi nhà sàn, một đôi nam nữ ngồi với tay và chân giao

vào nhau, đang hát đối đáp trong lúc ở góc có người đang ngồi đánh trống đồng

Nghi lễ đâm trâu, đâm bò cùng có phản ảnh trên trống đồng như trên trống đồngLang Vac, với hình bò và các chiến binh cầm rìu, giáo nhảy múa Tuc này vẫn còn phố

biến ở các dân tộc Đông NamA va các dân tộc sống ở Tây Nguyên Việt Nam.

Ngày hội cầu mưa, cầu nước lên hay rút là những ngày hội mà nhiều xã hội nông

hay ngư nghiệp coi trọng dé thời tiết mưa thuận gió hoà Nhiều trống Đông Sơn có tượng

cóc trên mặt trống gần mép trống, ngoài các vòng tròn đồng tâm Có khi có các mẹ cũng

cóc con như trên trông Hữu Chung Hình tượng các thường gan voi su cau mua vi “con

cóc là cậu ông Trời” như dân gian Việt thường nói Tiếng trống đồng cũng biểu hiện cho

tiếng sam Người xưa trong hội cầu mưa đánh trống dé thức tỉnh thiên nhiên mang lại

mưa cho vạn vật Trống vì vậy có mục đích quan trọng trong đời sống dẫn Đông Sơn

Trên các tang trống Đông Sơn như Sông Đà, Làng Vac, Miéu Môn ta có thêthấy nhiều hình thuyền diễn tả cảnh bơi chải Tục bơi chải (bơi thuyền dưới nước va bơithuyền tượng trưng trên cạn) thường thấy trong hội đua thuyền ở các làng thờ thần nước

ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ [4]

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Trong_dong Dong Son_Guimet,jpg )

7

Trang 19

thường loe rộng, phần thân thường là một khối trụ đặc kết hợp với phần dé đã trở thành

một phong cách tao đáng 6n định, chững chạc của đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên.Những trống đồng loại 1 cô nhất, thuộc văn hóa Đông Sơn như Ngọc Lũ, Hoàng Hà,

có những kết cau mà về cơ bản vẫn giữ vững những nguyên tắc kết cau các đồ gốm ở thời

kỳ văn hóa Phùng Nguyên, nhưng sự hài hòa giữa 3 phan của toàn bộ cái trống được biểuhiện ra bởi sự nâng cao độ chính xác của tỷ lệ chiều cao cũng như hình khối giữa 3 phầntang trống, thân trống và chân trống Những trống đồng đó trở thành những mẫu mựchoàn chỉnh về nghệ thuật tạo dáng: chững chạc một cách bề thế, đẹp một vẻ hài hòa

Những nguyên tắc bố cục hoa văn ở mặt trống, tang trống theo những dai hìnhvành khăn đồng tâm hoặc những dải chạy tròn trên bề mặt phình của tang trống là những

nguyên tắc đã được dùng đề trang trí những đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên Những đồ

dựng có khả năng phục nguyên được tại các di chỉ Gò Bông (Lâm Thao, Vĩnh Phủ), Xóm

Rèn (Phù Ninh, Vĩnh Phú) đều được trang trí theo nguyên tắc này: những vành hoa văntrang tri ở mặt ngoài phần dựng (phan trên) mặt ngoài phần để đều chạy tron chungquanh bề mặt của các phần đó Những dai hoa văn bao giờ cũng được giới hạn bởi nhữngđường viền khắc chìm đơn hoặc kép

Những hoa văn hình học như hoa văn vòng tròn nhỏ có chấm ở tâm, những hoavăn tam giác, những hoa văn chữ S và các biến dạng của hoa văn này đã là những hoavăn điền hình trang trí những đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên Những hoa văn đó đượctrang trí trên những đồ đồng với một ý nghĩa phù trợ Thường thường, trên đồ đồngnhững dải hoa văn hình học có chức năng làm nền trang trí, khiến cho những dai hoa văn

miêu ta các cảnh sinh hoạt của con người nổi bật lên Nhìn chung, việc tiếp thu một cách

chọn lọc những nguyên tắc của nghệ thuật tạo dáng đồ gốm cũng như nghệ thuật trang trí

những đồ gốm đó trong nghệ thuật tạo dang và trang trí đồ đồng đã cắt nghĩa những

truyền thống bản địa của nghệ thuật Đồng Sơn

Song ở trong nghệ thuật Đông Sơn đã nảy sinh những chủ đề nghệ thuật mới, mà

nội dung của nghệ thuật này là tái hiện lại quang cảnh sinh hoạt của con người, những

hoạt động thực tiễn, những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Nếu như trong

nghệ thuật trang trí đồ gốm ở giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, những hiện tượng thiên

8

Trang 20

Đồ án tốt nghiệp đại học

nhiên như mày, mưa, sông, núi, mặt trời, mặt trăng được biểu hiện bởi những hình tượngtrưng với các hoa văn hình học, thì trong nghệ thuật Đông Sơn, yếu tố con người đượcdiễn đạt thật rõ nét Những khái niệm về phồn thực (đông con nhiều cháu, mùa màngphong phú) được diễn tả bằng những hình tượng chân thật gần gũi với tinh người

Quan hệ giữa con người với thiên nhiên cũng diễn tả một cách sinh động Mặt

trống đồng như một vũ trụ mà trung tâm là mặt trời Hoạt động của con người quây tròn

chung quanh mặt trời đang tỏa sáng (bởi những tia, ở đây là hình những cánh sao) Còn

giữa con người với nhau ngự trị một đời sống tập thể, hợp quan: đánh trống tập thé, múa

hát tập thé, đi thuyền tập thé, Những ước nguyện của con người là được thiên nhiênche chở, nhưng con người cũng ngự trị được thiên nhiên (con thuyền có hình hài một conran lớn nhưng con người ngồi trên thuyền đó, những người cưỡi trên đầu con chim cỗdài, ) Và bản chất thật của con người là hăng say lao động (hình tượng giã gạo, ngườicủa rạp mình khua mái chèo) là hồn hậu yêu đời (múa hát, thôi khèn) được thé hiện mộtcách rành rọt Chủ đề của nghệ thuật Đông Sơn trỗi han lên bởi tinh hiện thực, nhưng cái

hiện thực đó thường được mô tả một cách cô đọng, có chọn lọc.

Diễn tả những nội dung đó, nghệ nhân đã dùng những bút pháp nghệ thuật độc

đáo Nghệ nhân đã nhìn nhận thấy trong hoạt động của con người những yếu tố tích cực

mà trong quá trình phát triển của xã hội thời Hùng Vương, hoạt động tấp nập của con

người đã tác động một cách TỐ nét trong tư duy về nhận thức thâm mỹ của nghệ nhân.

Nghệ nhân đã xem xét cuộc sống của con người, của thiên nhiên một cách nhạy bén, để rồi trong sáng tác của mình, họ đã thê hiện những hình tượng thật cô đọng và sắc nét.

Truyền thống của nghệ thuật khắc vạch những hoa văn hình học trên đồ gốm đã được phát huy một cách cao độ, cùng với việc quan sát thiên nhiên một cách nhạy bén đã

khiến cho các nghệ nhân sáng tạo một phong cách nghệ thuật với nội dung mô tả hoạtđộng của con người, với hình thức biểu hiện băng đường nét Đường nét đã khái quát

những dáng người, vật, thuyền, nhà sàn, một cách đầy đủ chân thực, đồng thời cũng

chọn lọc ra được những phong độ tạo hình cô đọng Với kỹ thuật sử dụng đường nét, đối

tượng mô tả bao giờ cũng được thé hiện theo hình trông nghiêng và thường là có một hưởng chuyên động chung từ trái sang phải, han hữu mới có những đối tượng mô tả theo

chiều ngược lại Khuynh hướng trang trí nhằm lấp kín bề mặt của bố cục và nguyên tắccân đối giữa các bố cục tạo hình được nghệ nhân hết sức chú ý Sự kết hợp những đườngcong khái quát toàn bộ đối tượng mô tả (con chim, chiếc thuyền, căn nhà san, ) vớinhững vạch ngắn thăng đứng hay năm ngang nhằm đi sâu vào những chỗ đặc tả cần thiếtkhiến cho hình tượng được mô tả vừa có cái sinh động chung vừa có những cái duyên

9

Trang 21

Đồ án tốt nghiệp đại học

dáng riêng Các đối tượng thường lặp đi lặp lại (người múa, thuyền) có tính chất liên

hoàn, thường diễn tả khuynh hướng trang trí về mặt hình thức, và diễn tả tính cộng đồng

về mặt nội dung [3]

Những đặc trưng của phong cách nghệ thuật tạo hình Đông Sơn về mặt hình thứcbao hàm tính cân đối về mặt bố cục, sự liên hoàn họa tiết trong kết cầu bố cục và sự hài

hòa giữa các bố cục trang tri với bề mặt các hiện vật Ý thức thâm mỹ trang trí quan

xuyến trong cả ngôn ngữ miêu tả mà những đường nét, hình khối thường được chọn lọc

dé bảo dam tính chat trang trí đồng thời nâng nội dung hiện thực của chủ đề lên một mức

độ cách điệu nhất Nhưng tính chất cách điệu của phong cách nghệ thuật tạo hình ĐôngSơn không mang một nội dung thần bí, khó hiểu mà chủ đề thật của đối tượng miêu tả

vẫn bộc lộ một cách thầm kín, duyên dáng, giản đơn [3]

Trang 22

Đồ án tốt nghiệp đại học

(Nguồn https://doremon360.blogspot.com/2009/07/bai-23-van-hoa-dong-son.html ) 1.2.2 Hoa văn

Thời kỳ Đông Sơn, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển văn hóa củangười Việt Nam cô đại, đưa chúng ta đến với một thế giới của nghệ thuật độc đáo vàphong cách sáng tạo đặc trưng Trải qua các thế kỷ, những nghệ nhân Đông Sơn đã tạo ranhững kiệt tác đồ đồng với những họa tiết hoa văn tinh xảo, đậm chất nghệ thuật và biểutượng Những bức tranh trừu tượng với hình ảnh rồng uy nghi, con người với đồng hồ

mặt trời, và các họa tiết trang trí phức tạp, không chỉ là biểu tượng của sự sáng tạo nghệ

thuật mà còn là dấu ấn lâu dài của một nền văn hóa đầy màu sắc

Hoa văn đường chỉ dài: Đây là hoa văn đơn giản nhất vì nó chỉ là một đường kẻ

vạch chạy dai, được khắc chìm hay đục nổi và trở thành một đường viền tròn bao quanh

các đồ gốm hay các đồ đồng Nhiệm vụ của nó là làm ranh giới cho các đồ án, các băng hoa văn chủ đạo khác Do đó nó có mặt hầu hết trên các loại đồ gốm, đồ đồng của các

nền văn hóa khác nhau Đôi lúc đường chỉ này lại được thé hiện dưới dạng hai hoặc ba,

bốn đường song song Một số hiện vật khác, nhất là trên các đồ đồng, ngoài đường chỉ

vòng quanh còn có những đường chỉ chạy đọc trên thân trống, kết hợp với các đường chỉngang dé tạo nên những ô vuông dùng làm khung cho một số đồ án lớn Dé có được hoavăn, người thợ chỉ cần một vật cứng và nhọn là đủ Nhờ có kỹ thuật làm gốm bằng bản

xoay nên việc tạo nên các đường chỉ này thường nhanh và chính xác.

(Nguén https://mythuatms.com/hoc-ve d2187.html )

Hoa văn đường chấm dai: Đây cũng là một hoa văn đơn giản vì nó chỉ là những

châm nhỏ Nó thường được tập hợp thành một dải đường thăng cách đều nhau chạy vòng

11

Trang 23

Đồ án tốt nghiệp đại học

quanh miệng hoặc thân hiện vật Trên trống đồng, thạp đồng của các di tích văn hóaĐông Sơn, không những nhờ kỹ thuật cao của việc đúc nên các châm ở đây đã đều, đẹp

mà cũng như hoa văn đường chỉ đài, nó thường được dùng để làm ranh giới cho các đồ

án, các mảng khối hoa văn phức tạp khác Ngoài những chấm dải tạo thành băng tròn baoquanh các đồ gốm, đồ đồng, chúng ta còn gặp ở những đồ án mà các hoa văn chấm dainày chỉ ngắn từ 3 đến 5 chấm nhằm điểm tô cho các hoa văn chính khác Ví dụ như cáccham dai trên lưng con hươu ở trống đồng Ngoc Li, trên y phục người cam vũ khí ởtrong đồng Hoàng Hạ Ngược lại, cũng có đồ án các hoa văn chấm dai này được dùngtriệt dé nhằm làm nền cho một hoa văn khác

Hình 1 - 5: Hoa van đường chấm dài (Nguồn https://mythuatms.com/hoc-ve d2187.html )

Hoa văn hình bọ gậy: Đây là loại hoa văn đơn giản nhất và cũng là loại có duynhất trên đồ gốm của văn hóa Hoa Lộc Nó vừa ngắn lại vừa bé, như một đoạn thắngngắn và được uốn ngoăn ngoéo hơi giống hình con bọ gậy ở trong nước nên được nhiềunhà khảo cô học đặt cho như vậy Nó không đứng độc lập một mình mà thường tập hợpxếp hàng ngang gần như song song với nhau dé tạo thành một dai đài, như loại hoa vănđoạn thăng ngắn song song, hoặc nó thường được in trong các đồ án của hình khác nhằmtạo thành một mảng khối làm nổi bật mảng khối của hình đó lên Đó là các mảng khốicủa hình tam giác, hình tròn hoặc nhiều khi là mảng khối của hai đường kẻ song song Tóm lại, nó có chức năng như một đoạn thắng ngắn song song, được kẻ trong các hìnhkhác nhau theo độ dày mỏng khác nhau dé làm nổi bật mảng khối nào đó của đồ án

VM WHY 7/4

UY if 77/777 J Mf} if) iif if,

Hinh 1 - 6: Hoa van hinh bo gay

12

Trang 24

Đồ án tốt nghiệp đại học

(Nguôn https ://mythuatms.com/hoc-ve d2187.html )

Hoa văn đoạn thăng ngắn song song: Hoa van này cũng như hoa văn bọ gay,không đứng riêng rẽ một mình mà thường tập hợp thành một băng dài, gồm những đoạnthắng ngắn song song bố cục chạy vuông góc với các hoa văn đường chi dai làm biêngiới của băng hoa văn Cũng có khi không vuông góc mà các đoạn thăng lại hơi gạchchéo nhưng vẫn ngắn đều nhau và vẫn song song Bởi vậy có một số nhà khảo cô học coiloại này là một loại hoa văn riêng với tên gọi là: đoạn thắng gạch chéo song song hoặc

đơn giản hơn là: dải gạch chéo.

(Nguồn https://mythuatms.com/hoc-ve d2187.html )

Hoa văn đường gấp khúc: Cũng có tài liệu gọi là hoa văn đường dich dac vì nó

luôn luôn được gấp khúc lặp đi lặp lại bằng những đoạn thắng ngắn băng nhau và độ gấp khúc cũng bằng nhau Đây cũng là loại hoa văn đơn giản Nhưng nó thường được kết hợp với một vai hoa văn đơn giản khác dé tạo nên những hoa văn mới Ví dụ như bản thân nó

là đường gấp khúc Nếu nó chạy giữa băng dài của hai đường chỉ song song các chỗ gấp

khúc gặp hai đường chỉ nay thi bản thân nó đã cùng với các đường chỉ dài tạo ra một

băng hoa văn hình tam giác Hoặc hai đường gấp khúc cắt nhau ở chính giữa các đoạnthang và có cùng một độ gập như nhau thi đã tạo nên một băng hoa văn hình thoi, hìnhbình hành, hình vuông Trên các đồ gốm Đông Sơn, loại khuông nhạc gấp khúc này

tương đối phô biến Tuy nhiên ngoài việc sử dụng hoa văn đường gấp khúc dé thiết kế

các đồ án hình tam giác, hình thoi, còn trang trí trực tiếp trên các đồ đồng thì ít thấy hơn

13

Trang 25

Đồ án tốt nghiệp đại học

eo e/ ecto

Hình 1 - 8: Hoa văn đường gấp khúc (Nguén https://mythuatms.com/hoc-ve d2187.html )

Hoa van chữ V lồng: Đây cũng là một loại hoa văn đơn giản, mà thực chất nó là

những đoạn thắng ngắn được gấp khúc ở giữa, chạy song song, cách đều nhau thành một

băng dài như các loại băng của các hoa văn đường kẻ ngắn song song Loại hoa văn này

đã từng có trên hiện vật đất sét ở đi chỉ Bản Tắc của thời Tiền sử Sang thời sau, trên các

đồ đồng Đông Sơn hoa văn này tiếp tục được sử dụng, hoặc thành dai băng dài như diémvòng tay bằng đồng ở di chỉ Hồ Bến Quân, trên quai và mặt trống đồng Pha Long, hoặclàm điểm tô cho một đồ án khác như trên hình nhà của trống đồng Ngoc Li, trên hìnhthuyền lớn của trống đồng Hoàng Hạ, trên âu đồng của di chỉ Làng Cả Một loại hoa vănđược coi là sự phat triển từ hoa văn chữ V lồng này đó là loại hoa văn có kẻ thêm mộtđường thăng nối các đỉnh của góc nhọn với nhau Cũng có tài liệu gọi hoa văn mới này là

bông lúa Loại này có nhiều trên gốm Phùng Nguyên, gốm Gò Mun , trên thân của

trống đồng Đông Sơn II và Đông Son III, trống Lang Vac I, trên quai một số trống đồngkhác Một số đồ án mà các đường làm thưa hơn thì được gọi là hoa văn gân lá hoặc

xương cá Đó là trường hợp trên gốm Phùng Nguyên Một loại hoa văn thứ ba được cải

biên từ loại thứ hai này là bố cục các cánh của chữ V không xuất phát chung từ một điểmtrên đường chỉ giữa nữa mà hơi lệch pha nhau, đường thang hơi uốn lượn một chút ởcuối Kết quả hình mẫu đã thay đổi, nó hơi giống sợi thừng bện hoặc kiểu tết tóc đuôi

sam của phụ nữ ngày nay.

14

Trang 26

Hình 1 - 9: Hoa văn chữ V long

( https://mythuatms.com/hoc-ve d2187.html )

Hoa văn hình tam giác: Đây cũng là một loại hoa văn đơn giản vì nó là sự gặp gỡ

của các đường kẻ vạch không cùng một hướng Các nghệ nhân thời Sơ sử đã biết sáng tạo

nên nhiều kiêu nhiều dạng khác nhau của loại hoa văn này Trước hết đáng ké đến lànhững đồ án trên gốm Hoa Lộc Đó là những hoa văn hình tam giác cân được tạo nên bởi

đường gấp khúc dích dắc chạy nối giữa băng của hai đường viền Những tam giác này được sắp xếp ngược đỉnh kề nhau Nếu chỉ có thế thi dé mờ nhạt nên các cư dân văn hóa

Hoa Lộc đã dùng hoa văn bọ gậy gạch vào các tam giác cùng một phía và nhờ đó hình

hoa văn tam giác đã nổi han lên Nửa tam giác đối đỉnh phía bên kia hoặc là dé trơn hoặc

là điểm tô một vài cham Người Phùng Nguyên cũng biết làm như vậy nhưng họ đã thay

hoa văn bọ gậy bằng hoa văn các đường kẻ vạch chạy song song với đáy, hoặc song song

với một cạnh bên Thú vị hơn là cứ một tam giác song song với cạnh bên bên này thì tiếp

đó, ở tam giác đối đỉnh lại kẻ song song với một cạnh bên bên kia nên các tam giác đều

nổi bật Đồ án này chúng ta thấy có trên cả đồ gốm Hoa Lộc, trên gốm Gò Mun và trống

đồng Đông Sơn Có lẽ bố cục nay đã tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ cao nên người Đông

Sơn đã tiếp thu và gần như sao chép y nguyên Cũng có loại đồ án đường gấp khúc này được làm quá dày, nghĩa là góc đỉnh của nó rất hẹp rất nhọn và sau đó tô một phía thì đồ

án tạo nên như một dãy răng cưa, do đó một số nhà khoa học đã gọi đó là hoa văn răng

cưa hay còn gọi là họa tiết răng sói Thực chất nó vẫn là các tam giác kề nhau Họa tiết

này được dùng phô biến trên các băng trang trí đồ đồng Đông Sơn, thường xen kẽ giữacác băng có hoa văn hình tròn hoặc hình tròn tiếp tuyến Hình như tác giả trang trí muốntạo nên sự đối lập giữa cái sắc nhọn gai góc của nó với các hình tròn uyén chuyên dé cả

15

Trang 27

Đồ án tốt nghiệp đại học

hai cùng nổi bật lên Ngoài bố cục được tạo nên bởi đường gấp khúc nối hai băng vừa

trình bày trên, chúng ta còn gặp nhiều bố cục thú vị khác

(Nguồn https://mythuatms.com/hoc-ve d2187.html )

Hoa văn hình thoi: Còn gọi là hình tram vì dáng của nó giống hat quả tram Cũngnhư hoa văn hình tam giác, hoa văn hình thoi nhiều khi được hình thành bởi các đường

kẻ chéo song song có hướng ngược nhau và được kẻ đan lên nhau Tùy theo góc độ kẻ và

khoảng cách của các dòng kẻ dày hay thưa mà hình thoi có góc nhọn hay tù kiểu gần

giống hình vuông Loại này còn được một số người gọi là hoa văn đan mắt cáo Nó có

nhiều trên gốm một số di chỉ sớm của văn hoa Phùng Nguyên như di chi Lũng Hòa chăng

hạn Ở các di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu thì các đường kẻ nay lại được vẽ theo lối

khuông nhạc nên các hình thoi thường to va thô Nói chung các hình thôi được tạo bởi

cung cách kẻ nhiều đường ào ạt như kiểu này thật khó lòng có được những hình thoi cân đối và chỉnh chu Và cố nhiên giá trị thâm mỹ của chúng không nhiều Ngoài những hoa

văn hình thoi được ra đời từ những hậu quả của những đường kẻ chéo đó ra còn có một

số hoa văn hình thoi khác được nghệ nhân thiết kế công phu trong những băng dài củacác đồ án Trước hết đáng chú ý là một số hoa văn hình thoi trên các đồ án gốm Hoa Lộc.Chúng được thiết kế nối đỉnh góc nhọn với nhau thành một băng dài chạy giữa hai đường

kẻ làm ranh giới Sang thời Đông Sơn, đồ án hình thoi không thấy xuất hiện trên các

trống đồng mà chỉ thấy một số trên các băng trang trí của thô đồng Việt Khê, hoặc băng

16

Trang 28

Đồ án tốt nghiệp đại học

trang trí trên vòng chân bằng đồng của cư đân Làng Vạc, một số khác có trên các đồ gốm.

Chúng tạo nên được những mảng lớn bên cạnh các băng, mảng nhỏ khác, góp vào sự

phong phú cho các hình mẫu làm đẹp thêm cho các đồ dùng [11]

một nhạc khí cô - là tác phẩm tiêu biểu nhất độc đáo nhất đặc trưng cho thời kì này Với kĩ

thuật chạm khắc tinh xảo mang tinh hoa truyền thống của dân tộc Ở đó có vẻ đẹp về hìnhdáng, tỉ lệ và các hoa văn trang trí được cách điệu cao, phong phú về thê loại

Trống đồng được cấu tạo gồm ba phần: mặt trống tròn, tang trống hình phộng, congtròn đầy, ôm gọn mặt trống, thân trống thon và chân hơi choãi tạo dáng vững chãi chotrống Đề làm được điều này đòi hỏi phải có một kĩ thuật cao

Hoa văn trang trí đều đặn cả trên mặt lẫn chung quanh thân trống Giữa tang và thân

trong trống có những cặp quai, trống có đường cắt dọc từ mặt đến đây chia thành 2 phan đều nhau Mặt trong của trồng là một khối tròn liền nhau.

17

Trang 29

Đồ án tốt nghiệp đại học

Dựa vào những đặc điểm kỹ thuật này các nhà nghiên cứu cho rằng, trống đồng

được chế tạo bằng cách đúc, tức là không phải gò, rèn, đục đẽo hay là cách gia công nàokhác Và nó có thể diễn ra các bước sau:

Tạo mẫu: Muốn đúc một vật to nhỏ nào đó đều phải có mẫu Vật mẫu làm bang dat.Dat là một nguyên liệu dé tìm, dé chế tac, dé trang tri từ chi tiết cụ thé nhất Nhưng xét

thật kỹ các dấu vết đúc, nhất là ở bốn quai trồng thì có thê thấy rằng vật mẫu làm bằng

sáp ong là có khả năng hơn cả, vì sáp ong là nguyên liệu có nhiều ở nước ta, sap ong có

thé dùng nhiều lần tái sử dụng, dùng sáp ong sẽ lợi về kinh tế, lại ưu việt hơn về mặt kỹ

thuật so với các nguyên liệu khác Ưu thé của sáp là có thé đúc quai liền với thân

Giai đoạn làm khuôn:

Tạo khuôn: Khuôn được làm bằng một loại đất Được chọn lọc và pha trộn với nhiều

vật liệu khác gồm: đất bia, đất non đất sa đỡ, đất se lại, đất quang, đất bờ yến, đất ap, datnghiên, dat giáp, đất giấy, dat thao

Các loại đất nêu trên sẽ khác nhau giữa đất, than, trâu, rom, giấy nhưng cơ bản vẫngiống nhau về mục đích kỹ thuật, là làm cho khuôn bên, nhẹ, xốp dễ thoát hơi mềm dễ ăn

dé in rõ hoa văn Sau khi các loại đất đã được chuẩn bị, người thợ sẽ dap vao than 2 manhkhuôn Do khuôn có 2 mảnh, nên hiện nay trên thân trống còn hiện rõ hai đường chỉ đúc,khi ráp khuôn chạy suốt từ thân đến ngang mặt trống, cắt trống làm hai nửa cân xứng.Mặt trống là một mảnh khuôn riêng Đến đây, việc làm khuôn đã hoàn tắt

Tiếp đến là sấy khuôn và sửa khuôn: Sau khi đã sửa lại hoa văn, cho khuôn vào than củi đốt nóng dần, không dùng lửa vì hơi nước bay nhanh sẽ gây ra hiện tượng nứt nẻ Sấy

khuôn đến khi màu đất gần như gạch mới thôi Khuôn đã khô có thé rap lại dé rút, lúc này

cần xem kỹ lại khuôn, chỗ nào nút, vỡ thì dùng đất lót sửa lại cho cân thận rồi mới ráp

khuôn Sau đó rót khuôn - đúc đồng

Ngày xưa, ông cha ta chưa có phương tiện hiện đại, nhưng căn cứ vào cách tính:

trọng lượng của vật đúc băng cách cân lượng sáp ong tiêu hao khi làm mẫu Cứ 100gr sắpphải cho 10kg đồng vào lò Từ đó, cho biết trọng lượng đồng phải nấu cho trống là bao

nhiêu Đồng nau chảy rót din từ đáy lên đỉnh khuôn - rốt như thế, nước đồng chỉ lên đến

tang trống là đặc lại Vì vậy, có thé dung một lúc hai cách: rót ngang hông tang trong vàrốt trực tiếp vào đạo hơi trên mặt trống Khi rớt hết khả năng của ống rót tang trồng (ống

rót tang đã đầy nước đồng thì tiếp tục đưa nước đồng lên mặt khuôn để rót vào mặt

trống) Như vậy, có 4 đạo ở hông tang trống (mỗi khuôn 2 đạo) va 7 đạo rót ở mặt trống

18

Trang 30

Đồ án tốt nghiệp đại học

Dựa vào trọng lượng sắp để tính trọng lượng đồng cần nấu Mỗi nổi chỉ nấu được

30kg đến 40kg là vừa sức người khiêng Khi đồng đã chảy loãng, chuyển ra các nổi

chuyên nhỏ dé đỗ vào 4 đạo rót ở ngang hông Sau đó, lại đỗ vào nồi nhỏ nữa dé dé vào

mặt trồng Trong suốt quá trình rót khuôn nước đồng trong lò chính luôn luôn giữ ở nhiệt

độ cao dé có thé tiếp ứng các nồi chuyên được thuận tiện Sau khi thực hiện đầy đủ quá

trình rót, phải đợi nguyên liệu đồng nguội tự nhiên trong vài ngày mới gỡ khuôn Đúctrống xong còn phải sửa chữa: tây nhẹ nhàng, khéo léo các đạo rót cho khỏi bị sứt và đính

và thành đồng [12]

Hình 1 - 12: Hoa văn họa tiết được chạm khắc trên Thạp đồng Đào Xá (Nguồn https://tamdiepblog.wordpress.com/2021/08/1 0/hien-vat-quy-viet-nam-ve-van-hoa-truoc-cong-nguyen/ )

19

Trang 31

Đồ án tốt nghiệp đại học

1.2.4 Luyện kim

Tại một số di chỉ Đông Sơn, các nhà khảo cô học đã tìm được khá nhiều khuôn đúcđồng bang sa thạch hay bang đất nung Nhiều khuôn đúc bằng đất nung dùng dé đúc daogăm, dao đồng, đồ trang sức tìm thấy ở Làng Ca, Làng Vac, Lãng Ngâm và nhiều di chiĐông Sơn khác Đặc biệt quan trọng là, khuôn đúc trống đồng cũng đã tìm được ở giaiđoạn muộn hơn tại địa điểm Luy Lâu, Bắc Ninh Đây là mảnh khuôn đúc trống duy nhấtcho đến nay tìm được, là băng chứng đầy thuyết phục việc cư dân Việt cô đã đúc trống

đồng Quan sát những chiếc trống Đông Sơn tiêu biểu như trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ,

Sông Đà, Cổ Loa, chúng ta không thé không than phục sự tài khéo của thợ đúc Đông Sonxưa từ góc độ kỹ thuật đến mỹ thuật [1]

Có thể nói, chủ nhân văn hóa Đông Sơn đã đạt đến đỉnh cao của nghề luyện đồng,

mà bộ phận chủ yếu của nó là đỉnh phát triển cao nhất của thời Hùng Vương, chúng tathấy di vật dòng chiếm ưu thế Ở Vinh Quang, lớp đất thuộc văn hóa Đông Sơn, di vậtđồng chiếm tỷ lệ 70,68% Với số lượng di vật đã quá ít ỏi, chúng ta có thé khang địnhrằng, nguyên liệu và kỹ thuật đá không còn đóng vai trò chủ yếu trong đời sống văn hóa

Đông Sơn Ngoài phần lớn đồ đựng, đồ nấu ăn làm bằng đất nung, còn hau hết những

dụng cụ, vũ khí, đồ trang sức đều làm bằng đồng thau Đó là những lưỡi rìu các loại,

lưỡi cay, nạo, dũa, dao gam, mũi giáo, mũi lao, mũi tên, áo giáp, trong thap, thé, âu,

cường kiến thức của sinh viên mà còn thúc đây sự nhận thức về sự đa dạng văn hóa và

lịch sử quan trọng của Đông Sơn.

Các nghiên cứu khảo cứu về văn hóa Đông Sơn không chỉ đóng vai trò trong việcbảo tồn kiến thức ma còn làm phong phú thêm hiểu biết về di sản văn hóa Những nghiêncứu này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật, tôn giáo, và cuộc sống hàngngày của cộng đồng Đông Sơn mà còn đóng góp vào việc xây dựng một cơ sở dữ liệu

quan trọng dé duy trì và phát triển di san văn hóa Nghiên cứu cũng thường kết hợp sự

hợp tác giữa các nhà nghiên cứu địa phương và quốc tế, tạo điều kiện cho sự đổi mới vàtiễn bộ trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Đông Sơn [10]

20

Trang 32

Hình 1 - 13: Họa tiết trồng đông trong kiến trúc ( Nguôn https://uanvan.co/luan-van/nghe-thuat-cham-khac-trong-mi-thuat-dong-son-11014/)

1.3.2 Thiết kế đồ họa

Ứng dụng văn hóa Đông Sơn vào thiết kế đồ họa ở khắp mọi nơi Trên đường đi,

trong các trung tâm buôn bán, ở chiếc xe máy biển quảng cáo, tờ rơi hay là logo khangđịnh thương hiệu Dạng ứng dụng đồ họa với ngôn ngữ đồ hoạ có tính giãn lược, ước lệ.cách điệu cao Đôi khi hình thể được biểu tả ở dạng ký hiệu mang tính ấn dụ cao Hìnhthé đồ hoạ thường quy về dang đơn giản, dé xem, dễ nhớ và dễ vẽ lại, gần với các đường

kỳ hà hay các hình thé trang trí, tuy nhiên nó lại mang nội dung có tính hàm xúc, an dụcao Mỗi hình tượng, biểu tượng đều có một nét riêng biệt và ý nghĩa khác nhau Các họa

sỹ thiết kế phải thận trọng trong việc lựa chọn hình tượng cho việc thiết kế, tuỳ vàonhững điều kiện, hoàn cảnh mà đưa ra những chuẩn mực nhất định cho từng đối tượng

Trong thiết kế logo hình tượng chim lạc trên trống đồng hay được những nhà thiết

kế dùng làm ý tưởng Đây được coi là hình ảnh mang tính quy chuẩn truyền thống thể

hiện sự bay xa vươn tới những gì tốt đẹp nhất, là ước mơ bay bồng trình phục không gian

của con người ngoài, là niềm tin về cuộc sống Chim lạc trở thành một hình tượng cô

đọng súc tích mang đậm bản sắc văn hoá việt nó tính cách điệu cao trong thiết kế đồ hoạ.

Ngoài thiết kế logo ra thì hình ảnh trống đồng còn xuất hiện trong các bảng trang trí

trong các dịp đại lễ mang tính chất quảng bá [10]

21

Trang 33

Sản phẩm nghệ thuật và đồ trang sức chế tác theo phong cách Đông Sơn là mộtphần quan trọng của ngành mua sắm Các cửa hàng và thị trường địa phương cung cấp

sản phẩm chất lượng cao, đồng thời hỗ trợ nghệ nhân và giữ gìn truyền thống chế tác.

Các khu vực du lịch thường có các khách sạn và nhà nghỉ được thiết kế theo phong cách Đông Sơn, từ kiến trúc đến trang trí nội thất Điều này mang lại cho du khách một

trải nghiệm toàn diện, hòa mình vào không gian văn hóa Đông Sơn ngay từ nơi lưu trú.

1.3.4 Game

Trong thế giới game đa dạng và phong phú ngày nay, việc ứng dụng văn hóa Đông

Sơn vào thiết kế không chỉ là một cách để tạo ra trải nghiệm mới mẻ mà còn là cơ hội đểkết nối người chơi với một phần của di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam Những tựa

game này, từng hình ảnh, âm thanh và yếu tố văn hóa được kết hợp tạo nên một không

gian độc đáo, nơi người chơi không chỉ tham gia vào cuộc phiêu lưu, mà còn khám phá

và trải nghiệm một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa Việt Nam

22

Trang 34

Đồ án tốt nghiệp đại học

Những đồ họa trong game được lay cảm hứng từ nghệ thuật Đông Sơn, với các mô

hình được thiết kế chân thực, từ những chiếc chảo đồng đến những con rồng độc đáo.Mỗi hình ảnh đều là một bức tranh sống động, đưa người chơi vào một thế giới kỳ bí vàhuyền bí Người chơi sẽ có cơ hội trải qua những thách thức và nhiệm vụ dựa trên vănhóa Đông Sơn, từ việc giải mã các bí mật truyền thống đến việc bảo vệ và duy trì các giá

trị văn hóa.

Những game đã lay cảm hứng từ văn hóa đông sơn có thé nhắc đến như Than tích,Loạn đấu võ lâm, Đại Việt Hồ tướng,

Hình I - 15: Game Thân Tích ( Nguồn hilps:/auww.fucebook.com/thantichvn/photos?locale=vi VN )

( Nguồn

https://gamek.vn/mobile-social/game-viet-loan-dau-vo-lam-da-co-the-download-san-sang-ra-mat-10-03-20160308152956923.chn )

23

Trang 35

Đồ án tốt nghiệp đại học

Tổng kết chương 1

Văn hóa Đông Sơn đã mở ra một cánh cửa hứa hẹn cho việc ứng dụng sáng tạo

trong thiét ké game Qua chương |, em đã bước chân vào thế giới độc dao của nền vănhóa Đông Sơn, khám phá sự phong phú của nghệ thuật đồng đúc, màu sắc tinh tế vànhững giá trị văn hóa sâu sắc Những thông điệp tâm linh và biểu tượng đặc trưng đã làm

nên bản chất độc đáo, là nguồn cảm hứng vô tận cho những người thiết kế game Chương

1 là cơ sở dé khám phá sâu hơn, dé dựa trên những giá trị này và chuyên giao vào thế giới

số, tạo ra những trải nghiệm game độc đáo và gần gũi với người chơi.

24

Trang 36

Đồ án tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU LÒNG GHÉP YÉU TÓ ĐÔNG SƠN VÀO TRONG

THIET KE NHÂN VAT GAME “ĐẠI VIỆT TRANH HÙNG”

Mở đầu chương

Trong thé giới đa dạng của các thể loại game, game đối kháng nổi bật như một biéutượng của sự thú vị và cuốn hút đặc sắc Ở chương này em sẽ nghiên cứu lồng ghép

những yếu tố đông sơn vào trong thiết kế sản phâm của game đối kháng.

2.1 Các thành phần đồ họa trong game

2.1.1 Nhân vật

Game character hay nhân vật trong trò chơi điện tử, đóng vai trò lớn trong việc tạo

ra trải nghiệm chơi game độc đáo và thú vị Đây là những thực thể hoặc nhân vật số hóa

mà người chơi tương tác trực tiếp hoặc gặp phải trong thế giới ảo của trò chơi Ngườichơi thường kiểm soát nhân vật chính, được gọi là Player Character (PC), và thông qua

nó, họ có thể khám phá thế giới game, thực hiện nhiệm vụ, và chiến đấu với đối thủ.Ngược lại, Non - Player Characters (NPCs) là những nhân vật được điều khiển bởi máytính, thường xuất hiện dé cung cấp nhiệm vụ, hỗ trợ, hoặc tương tác với người chơi

Trong một trò chơi, nhân vật game có thể thuộc nhiều loại khác nhau, bao gồm quáivật mà người chơi phải đối mặt, nhân vật hỗ trợ dé làm phong phú câu chuyện, và nhânvật boss mạnh mẽ ở cuối cấp độ Có cả những nhân vật tùy chỉnh, cho phép người chơi

tùy chỉnh ngoại hình và kỹ năng theo sở thích cá nhân.

Nhân vật game không chỉ là phương tiện để người chơi tham gia vào trò chơi mà

còn là yếu tố quan trọng đề xây dựng cảm xúc, tạo ra thách thức, và tăng cường sự tươngtác trong thế giới game Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm chơi game độc đáo và sâu

sắc cho người tham gia.

Tạo ra một nhân vật trong trò chơi điện tử là một quá trình hơi phức tạp nhưng là

khá đơn giản và tuyến tính Cái này quy trình áp dụng cho hầu hết kỹ thuật 2D và 3D cho

cả hai trò chơi điện tử và phim ảnh Có một số khác biệt giữa một nhân vật được xây

dựng cho trò chơi điện tử và nhân vật được xây dựng cho phim, nhưng máy chơi game

ngày càng trở nên hiện địa, những khác biệt này là mờ dần Hiện nay, một sự khác biệt

lớn là các nhân vật trong phim có nhiều số lượng lưới cao hơn và trò chơi các nhân vật

cần phải được sắp xếp đặc biệt và xuất cho công cụ trò chơi cụ thé yêu cầu [7]

25

Trang 37

Đồ án tốt nghiệp đại học

Texturing

Sketch Art

Modeling Animation

U-V Mapping Engine Export

Hình 2 - 1: Sơ đồ tóm tắt để tạo ra một nhân vật

Concept va Sketch

"Dung concept game" là quá trình sáng tạo và phát triển một ý tưởng cơ ban cho

một trò chơi điện tử từ khâu ý tưởng đến việc xác định cốt truyện, cơ chế chơi, và các yếu

tố thiết kế chính Trong giai đoạn này, nhóm phát triển sẽ phân tích nhu cầu của ngườichơi, nghiên cứu thị trường, và thu thập ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau Bắt đầu từmột ý tưởng đơn giản, qua đó nhóm phát triển tiến hành xây dựng mô hình, đặc tả cơ bản

về nhân vật, đồ họa, môi trường, và các yếu tố thiết kế cho một trò chơi Dựng concept

game không chỉ giúp định hình rõ ràng thể loại trò chơi, đồ họa game cho người làm

game.

Hình 2 - 2: Concept của nhân vật game

26

Trang 38

Đồ án tốt nghiệp đại học

Sketch là quá trình sĩ phác họa các yếu tố đồ họa trong một trò chơi như nhân vật,

môi trường, giao diện game Các nghệ sĩ phác thao sẽ ra nhiều phiên bản dựa trên thamkhảo các tài liệu, các ý tưởng khác nhau Sau đó sẽ chọn ra một phiên bản tốt nhất để sửdụng làm concept cho game Concept này sẽ chuyền cho bên thiết kế 2D/3D dé tạo ra cácsản phẩm đồ họa

Modeling

Modeling là quá trình dựa vào những concept đã được vẽ dé tạo ra các mô hình dé

sử dụng trong một trò chơi 3D modeling hay còn gọi là mô hình 3D được sử dụng trong

nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm trò chơi điện tử, phim, kiến trúc, minh họa, kỹthuật và quảng cáo Quá trình mô hình hóa 3D tạo ra các đối tượng kỹ thuật số bằng hoạthình, làm cho nó trở thành một phần không thẻ thiếu trong các nhân vật và các hiệu ứngđặc biệt Cốt lõi của mô hình 3D là bao gồm các lưới được mô tả giống như một tập hợptrong không gian Các điểm này được ánh xa tới lưới 3D và được nối dưới dạng đa giác(thường là hình tam giác hoặc hình chữ nhật) Mỗi điểm hoặc đỉnh có vị trí riêng của nótrên lưới, và việc kết hợp các điểm này dé tạo ra một hình dạng có bề mặt nỗi trên các đối

tượng.

Trải UV và Vật liệu

Những nhân vật sau khi được model, để làm da, quần áo và màu tóc, các bản đồ

chất liệu là không thẻ thiếu Tuy nhiên, trước khi những bản đồ này có thể được tạo ra và

áp dụng, người mô hình cần phải trải UV của mô hình UV, hoặc UVW, đại diện cho các

trục khác nhau nơi mà mô hình 3D tồn tại UVW tương ứng với các trục XYZ một cách

lân lượt.

UV Mapping là quá trình chuyền lưới 3D từ mô hình 3D sang không gian 2D để tạohọa tiết cho mô hình Bản đồ UV đại diện cho nguyên tắc cơ bản của việc tạo kết cấu,được sử dụng bởi tất cả các ứng dụng Bản đồ UV được tạo ra sau khi mô hình hóa một

mô hình 3D đa giác và có cấu trúc lưới giống như đối tượng 3 chiều, nhưng tất cả các đagiác đó đều được dịch sang không gian 2D Bố cục UV có thé được xuất từ chương trình

sang một chương trình vẽ như substance painter và các phần mềm khác dé có thé tạo các chất liệu, chỉ tiết ở đó Những texture hoàn thiện sau đó sẽ được mang trở lại chương

trình 3D và áp dụng vào mô hình nhân vật Tuy nhiên, trong trò chơi 3D, nhân vật và các

đối tượng 3D khác sử dụng nhiều map vật liệu khác nhau như base color, normal map,

dé bề mặt của mô hình có thé trở nên chân thực hơn bằng cach sử dung các map texture

27

Trang 39

Đồ án tốt nghiệp đại học

khác nhau có thé thay đổi độ trong suốt của mô hình (bản đồ trong suốt), độ bóng bay (ban đồ specular) hoặc hình dang (ban đồ normal, bump và displacement).

Khi nói đến map khác, chúng có thể được tạo ra từ ảnh chụp hoặc được vẽ từ đầu

Phương pháp nào được sử dụng phụ thuộc vao phong cách nghệ thuật của trò choi Trò

chơi với nhân vật được tạo hình theo kiểu hoạt họa

(Nguồn https://mscottnextgen.wordpress.com/3d-art/)

Gắn xương và diễn hoạt

Gắn xương là quá trình tạo ra một hệ thống xương ảo bên trong một mô hình 3D.Việc gắn xương là tạo ra một cấu trúc gốc có thể di chuyên, xoay và biến dạng mô hìnhmột cách tự nhiên Hệ thống xương này giúp xác định cách mà mô hình sẽ di chuyên khiđược điều khiển bởi hoạt ảnh Việc gắn xương thường bao gồm việc gắn các joint (khớp)

ở vị trí chiến lược trên mô hình và thiết lập các ràng buộc (constraints) dé điều khiển cách

mà các phần của mô hình phản ứng khi di chuyền.

28

Ngày đăng: 09/03/2024, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w