1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Đối Vớingười Dưới 18 Tuổi Phạm Tội (Tại Địa Bànthành Phố Buôn Ma Thuột.pdf

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

lOMoARcPSD|38555717 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN TÊN CHUYÊN ĐỀ: THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI (TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT) THUỘC BỘ MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Họ và tên : Nguyễn Thu Hương Lớp : 4537B MSSV : 453729 Buôn Ma Thuột, tháng 10, năm 2023 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Lời cam đoan và ô xác nhận của cán bộ hướng dẫn thực tập: LỜI CAM ĐOAN Kính thưa thầy cô giáo Tác giả tên: Nguyễn Thu Hương Mã số sinh viên: 453729 Là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội phân hiệu tại ĐăkLăk, niên khóa 2020-2024 Tôi xin cam đoan đây là bản báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong bản báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy Buôn Ma Thuột, ngày 20, tháng 10, năm 2023 Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Tác giả báo cáo thực tập thực tập (Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian cụ thể là 3 năm thực tập tại trường, sinh viên được trang bị cho một số lý thuyết chuyên môn cơ bản, từ những kiến thức dựa trên sách vở, trường Đại học Luật Hà Nội phân hiệu tại ĐăkLăk đã tạo điều kiện để sinh viên được tiếp cận với thực tiễn về công việc của ngành học Được sự giới thiệu của quý thầy cô trong trường, em đã được thực tập tại tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Tại đây em đã được trang bị thêm nhiều kĩ năng cứng cần thiết cho công việc sau này, cũng như những kỹ năng mềm trong giao tiếp,…Đó là những bài học kinh nghiệm quý báu mà thời gian thực tập tại trường em chưa được trải nghiệm qua, để em tự tin bước vào môi trường làm việc sau này Khoảng thời gian thực tập tại Tòa án tuy ngắn ngủi nhưng lại để lại trong em nhiều ấn tượng về không gian, con người, công việc nơi đây Một nơi nếu nhìn từ khía cạnh khách quan ở ngoài sẽ cảm thấy khô khan nhưng khi được đích thân trải nghiệm lại có một cái nhìn khác tại nơi này Những con người tích cực luôn tỏa ra nhiều năng lượng cho công việc Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Qua bài báo cáo này, em xin được cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thọ, phòng quản lý công tác sinh viên Trong thời gian thực tập tại Tòa án, em đã được chị _ và các anh chị trong cơ quan giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo của mình Em xin chân thành cảm ơn Buôn Ma Thuột, ngày 20 tháng 10 năm 2023 Sinh viên thực hiện NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự MỤC LỤC Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỞ ĐẦU CHƯƠNG I Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 PHẦN MỞ ĐẦU Có thể thấy việc nghiên cứu về vấn đề người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những đóng góp của họ đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ việc, hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các phán quyết đúng đắn, khách quan, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong các giai đoạn TTDS Quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự là sự kết tinh của quyền con người, quyền công dân hay cụ thể hơn là quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Vậy người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự gồm những ai? Pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào?Để làm rõ hơn về vấn này, em xin chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự, thực tiễn thực hiện và đề xuất, kiến nghị?” NỘI DUNG I Lý luận chung về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 1 Khái niệm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng dân sự cùng đương sự nhằm thực hiện việc giữ gìn quyền và lợi ích mà đương sự trong tố tụng dân sự được pháp luật ghi nhận hoặc các quyền, lợi ích không vi phạm điều luật cấm; đồng thời họ còn chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp đó Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người giam gia tố tụng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ 2 Đặc điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTHS Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự thuộc nhóm chủ thể bổ trợ, giúp cho Tòa án và đương sự làm sáng tỏ nội dung vụ án và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đươg sự, bởi vậy họ có những đặc điểm riêng: Thứ nhất, sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phụ thuộc vào đương sự Thứ hai, mục đích tham gia của họ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mình bảo vệ Thứ ba, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người am hiểu pháp luật Thứ tư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện các hoạt động tố tụng khác nhau để hỗ trợ đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Thứ năm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS tham gia tố tụng song song và có địa vị pháp lý độc lập đối với đương sự mà họ bảo vệ 3 Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - Đối với đương sự họ bảo vệ trước Tòa án: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự giúp đương sự nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ của mình và bảo vệ các quyền và lợi ích đó trước Tòa án khi có sự vi phạm - Đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có lợi thế am hiểu pháp luật, vì vậy, việc tham gia tố tụng của họ giúp cho quá trình giải quyết vụ việc được nhanh chóng, bảo vệ được lợi ích của đương sự Không những thế, với sự tham gia này, quá trình xét xử vụ án của Tòa án được công Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 minh hơn, làm cho những người tiến hành tố tụng sẽ thận trọng và làm việc đúng pháp luật hơn trong quá trình giải quyết II Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự 1 Đối tượng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo Khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, có 4 chủ thể được quy định làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, đó là: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý, đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động và công dân Việt Nam Trước tiên đương sự có thể nhờ luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Luật sư là những người am hiểu pháp luật, được đào tạo khắt khe về lý luận cũng như kỹ năng hành nghề, theo sát các văn bản pháp luật mới Cụ thể được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2012 quy định: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sự” Như vậy Luật sư là đối tượng đầu tiên được pháp luật chấp nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự (điểm a khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý: Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trợ giúp viên pháp lý có quyên tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự Giống như Luật sư để có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý người đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý Trợ giúp viên pháp lý ,trợ giúp pháp lý bằng các hình thức được quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động: Theo pháp luật về lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở Đối với những tranh chấp, yêu cầu lao động được liệt kê tại Điều 32, 33 BLTTDS năm 2015, đại diện Ban chấp hành công đoàn sẽ là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia tốt tụng dân sự Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Công dân Việt Nam: Công dân Việt Nam đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định tại điểm c khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự thì được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Đối với công dân Việt Nam là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (không phải là luật sự hay trợ giúp viên pháp lý) pháp luật không bắt buộc họ là người có hiểu biết về pháp luật và được đào tạo bài bản để tham gia hỗ trợ đương sự Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, người được đương sự nhờ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thường phải là người am hiểu pháp luật 2 Điều kiện để trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS Để tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cần phải thỏa mãn điều kiện luật định tại khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015: “ khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” Cụ thể như sau: Thứ nhất, người đó “có yêu cầu của đương sự" Quy định này đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Không ai có thể mặc nhiên trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà không có sự đồng ý bằng “yêu cầu” của họ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có được tham gia tổ tụng hay không, tham gia vào giai đoạn nào của tố tụng là tùy vào ý muốn của đương sự Để xác lập tư cách, người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phải xuất trình được văn bản có nội dung thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Và văn bản đó chính là cơ sở đầu tiên xác lập tư cách pháp lý cho người được đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Thứ hai, người đó “được Tòa án làm thủ tục đăng ký”: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo quy định, đương sự chỉ cần “làm thủ tục đăng ký” với Toà án Thủ tục đăng ký được tiến hành theo quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của Tòa án nhằm nâng cao quyền quyết định, tự định đoạt của đương sự, hạn chế sự lạm quyền, không khách quan khi thực thi pháp luật của cơ quan công quyền Không phải mọi trường hợp Tòa án đều phải làm thủ tục đăng ký cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Toà án có thể từ chối đăng ký và phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người đề nghị Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Như vậy, chỉ khi đáp ứng đủ hai điều kiện là “có yêu cầu của đương sự” và “được Tòa án làm thủ tục đăng ký” thì một người mới có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính thức của đương sự 3 Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS Giai đoạn trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Trong giai đoạn tố tụng trước khi mở phiên tòa, phiên họp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được trao những quyền sau: - Quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết, trừ tài liệu tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 - Quyền tham gia phiên họp, phiên hòa giải, phiên họp, phiên tòa vụ việc dân sự - Quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác Giai đoạn tại phiên tòa, phiên họp: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự lần lượt trình bày các yêu cầu của đương sự mình bảo vệ và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó, sau đó đương sự bổ sung ý kiến Trong quá trình hỏi, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có quyền đặt các câu hỏi để làm rõ các vấn đề của vụ án Trong quá trình tranh tụng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ được trình bày theo quan điểm của mình trước, sau đó đương sự sẽ bổ sung Giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm: Nếu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhờ bảo vệ từ Tòa án cấp sơ thẩm thì tùy thuộc và diễn biến của phiên tòa mà người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có thể giúp đương sự kháng cáo ngay khi Tòa sơ thẩm tuyên án Nếu sau phiên tòa sơ thẩm, đương sự mới nhờ bảo vệ thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cần nghiên cứu lại hồ sơ vụ án Giai đoạn tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm: Trong nhiều trường hợp, khi Tòa án triệu tập đương sự, người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn có quyền được tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 4 Nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình tham gia tố tụng phải đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ như sau: Thứ nhất, trợ giúp đương sự về mặt pháp lý Khi nhận nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì luật sư, trợ giúp viên pháp lý, người làm công tác trợ giúp pháp lý hay người khác được Toà án chấp nhận có trách nhiệm giúp đương sự về mặt pháp luật bằng việc: tư vấn cho đương sự và tham gia tranh luận tại phiên toà; giải thích để đương sự nhận thức được quyền, nghĩa vụ của mình trong vụ việc; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Toà án tống đạt nếu được đương sự uỷ quyền Thứ hai, có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, chấp hành quyết định của Toà án trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc Việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có mặt tại phiên toà là rất quan trọng bởi các hoạt động tố tụng chủ yếu diễn ra tại phiên toà Việc vắng mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự cũng như kết quả giải quyết vụ án cho nên họ cần phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình bằng việc thực hiện nghĩa vụ trên Thứ ba, tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà Thái độ này được thể hiện qua các việc như: giao tiếp đúng mực, không lăng mạ, đe doạ hay hành hung người tiến hành tố tụng; đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án; giữ gìn trật tự; không được dùng từ ngữ thiếu văn hoá để chỉ trích hội đồng xét xử khi không đồng tình với phát quyết của hội đồng xét xử hay với những người tham gia tố tụng khác v.v Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà không những thể hiện sự tôn trọng với Toà án mà còn tạo môi trường xét xử trang nghiêm, ổn định, giúp quá trình xét xử diễn ra thuận lợi Thứ tư, tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp sử dụng pháp luật là công cụ chủ yếu để bảo vệ quyền lợi cho đương sự và muốn cho lợi ích của đương sự được đảm bảo thì họ phải bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp không được chỉ quan tâm tới lợi ích của khách hàng mà bất chấp công lý, bất chấp pháp luật; thiếu sự cộng tác, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án Nếu trong quá trình giải quyết vụ án, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vi phạm các nghĩa vụ nêu trên thì có thể bị xử lý theo quy định tại các Điều 489 đến 496 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 III THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1 Những kết quả đạt được Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự Trên cơ sở nắm vững các quy định của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Tòa án đã tôn trọng và tạo điều kiện cho chủ thể tham gia tố tụng thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Thứ hai, đội ngũ người tham gia tố tụng với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tăng nhanh, ổn định về số lượng và có tính chuyên nghiệp hơn, các vụ việc về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng cũng tăng lên Thứ ba, sự tham gia của các trợ giúp viên pháp lý ngày càng đông đảo và phát huy vai trò của các tổ chức trợ giúp pháp lý Hoạt động TGPL nói chung và đội ngũ trợ giúp viên pháp lý nói riêng đang dần thể hiện được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý thực hiện chức năng của mình cũng là một biện pháp để thực hiện nguyên tắc pháp định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” và “Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân” Hoạt động của trợ giúp viên pháp lý đã góp phần hỗ trợ hoạt động tư pháp để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; trong nhiều trường hợp đã giúp các cơ quan Nhà nước xem xét lại những bất cập trong giải quyết vụ việc của dân, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống pháp luật của xã hội, góp phần làm cho vai trò của pháp luật được phát huy, thực sự là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giảm bớt khiếu kiện không cần thiết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội Thứ tư, việc thực hiện các quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện khá nghiêm túc Đồng thời, Tòa án cũng đã phối hợp giúp đỡ góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc thực hiện, kiểm tra, giám sát các quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 2 Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật TTDS hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS BLTTDS năm 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình giải quyết vụ án dân sự Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập, cụ thể: Thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia tố tụng còn chưa được coi trọng và gặp nhiều khó khăn Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trên thực tế còn hạn chế và nhiều khi chưa được các Tòa án tôn trọng Việc gây khó khăn cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không chỉ ở thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà còn ở nhiều vấn đề khác nhau Phổ biến là tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan, tổ chức khác nhau chưa nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình tham gia tố tụng Thứ hai, những quy định tiến bộ của BLTTDS về tranh luận tại một số phiên tòa nhiều khi chỉ mang tính hình thức Một số thẩm phán quá coi nhẹ sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nhiều bản án không hề ghi nhận quá trình tranh luận tại phiên tòa và trong nhiều trường hợp yêu cầu của họ cũng không được chấp nhận do tòa cho rằng không có căn cứ và cũng không có giải thích gì thêm Điều này dẫn đến thực tiễn xử án dân sự vài năm trở lại đây đã ghi nhận khá nhiều trường hợp luật sư, đương sự khiếu nại về công tác xét xử của tòa Thứ ba, số lượng người tham gia TTDS với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát triển ở mức độ cao Tuy nhiên, chất lượng lại chưa được đánh giá cao và chưa có sự đồng đều Thứ tư, hoạt động của luật sư trong tố tụng dân sự còn gặp nhiều hạn chế cần khắc phục Hiện nay số lượng luật sư phân bố còn chưa đồng đều Cụ thể, sự phát triển về số lượng luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Thứ năm, hoạt động của trợ giúp viên pháp lý trong thực tiễn còn gặp nhiều vướng mắc Nguồn nhân lực thực hiện TGPL còn nhiều bất cập Một số địa phương bố trí cán bộ không có bằng cử nhân luật tham gia làm việc tại trung tâm gây khó khăn trong việc tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý Chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tư pháp Trong lĩnh vực tham gia tố tụng một số trợ giúp viên pháp lý còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề, bởi vì họ ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp Mặt khác, hiện nay sự phân bổ đội ngũ trợ giúp viên pháp lý không đồng đều giữa các vùng, Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 miền trong toàn quốc Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng trợ giúp viên pháp lý tham gia trong các vụ án không bảo đảm Đồng thời, chất lượng tư vấn của một số trợ giúp viên pháp lý chưa cao, thậm chí không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự III.1 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, quy định về điều kiện tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo quy định tại khoản 5 Điều 75 BLTTDS năm 2015 thì sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phụ thuộc vào sự chấp nhận của Tòa án Quy định này đã làm phức tạp thêm thủ tục giải quyết vụ án dân sự, tạo ra cơ chế “xin cho” trong TTDS Thứ hai, quy định về về việc tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Điều 338 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa” Như vậy chỉ khi nào tòa án xét thấy cần thiết thì mới cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Tuy nhiên trên thực tế rất khó có khả năng này bởi đây là một thủ tục đặc biệt, nhiều khi không cần thiết thì tòa án không triệu tập đương sự đến Thứ ba, BLTTDS năm 2015 chưa quy định cụ thể về nội dung tranh luận, căn cứ tranh luận dẫn đến trên thực tế người bảo vệ thực hiện việc tranh luận không thống nhất, nhiều khi gây mất thời gian cho Toà án và các đương sự khác Thứ tư, chưa có quy định rõ ràng về việc một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách vừa là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền cho đương sự khác không khi quyền và lợi ích của các đương sự là không đối lập nhau Thứ năm, chưa quy định chế tài đối với trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức cố tình không cung cấp chứng cứ cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Thứ sáu, BLTTDS năm 2015 hiện hành cũng chưa có những chế tài cụ thể để đảm bảo sự an toàn cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự III.2 Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Thứ hai, do trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Trên thực tế vẫn còn tồn tại một số luật sư khi bảo vệ đương sự không những không làm tròn nhiệm vụ mà còn vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như việc sử dụng những biện pháp bất hợp pháp để bảo vệ khách hàng hoặc giao kết những hợp đồng với khách hàng nhằm thu lợi bất chính từ những hợp đồng này dẫn tới gây bất lợi cho đương sự được bảo vệ Thứ ba, đội ngũ TGVPL – một bộ phận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đa phần còn trẻ, tuy có năng lực, trình độ song kinh nghiệm TGPL chưa nhiều 4 Những đề xuất kiến nghị 4.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Thứ hai, bổ sung, hướng dẫn cụ thể quy định liên quan đến việc tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Thứ ba, cần có hướng dẫn cụ thể về nội dung và căn cứ tranh luận làm cơ sở pháp lý cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc tranh luận.Bổ sung vào khoản 1 Điều 260 BLTTDS năm 2015 về việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải nêu từng vấn đề cần tranh luận và hướng dẫn các bên cách thức và căn cứ tranh luận Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 + Tách Điều 261 BLTTDS năm 2015 thành hai điều luật: Điều 261a Nội dung tranh luận Nội dung tranh luận là những vấn đề mà các đương sự còn mâu thuẫn, tranh chấp cần làm sáng tỏ để tìm ra sự thật của vụ án Sau khi nội dung mâu thuẫn,tranh chấp đã được làm rõ, các bên đương sự phát biểu quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, về việc giải quyết vụ án Điều 261b Căn cứ tranh luận Khi tranh luận, các bên đương sự phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa Thứ tư, cần bổ sung quy định về trường hợp những người không được tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Để thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự cũng như đảm bảo tính khách quan và công bằng giữa các đương sự thì pháp luật TTDS cần bổ sung quy định một người chỉ có thể tham gia tố tụng với một tư cách hoặc là người đại diện do đương sự ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, chứ không được tham gia tố tụng cùng một lúc với hai tư cách vừa là người đại diện do đương sự ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự Thứ năm, cần quy định các chế tài đối với việc cản trở hoạt động thu thập chứng cứ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Quy định này sẽ nhằm bảo đảm cho đương sự, người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ Thứ sáu, cần quy định các biện pháp bảo đảm sự an toàn cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Để người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự yên tâm hành nghề và thực hiện vai trò của mình, pháp luật cần có những quy định cụ thể về những biện pháp bảo đảm sự an toàn cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 4.2 Kiến nghị về thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng của thẩm phán và định hướng xây dựng hệ thống tòa án nhân dân theo chiến lược cải cách tư pháp Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Thứ hai, cần đẩy mạnh sự phát triển số lượng, chất lượng luật sư và đương sự khi tham gia TTDS đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự khi tham gia vào quá trình TTDS Thứ ba, nâng cao nhận thức về vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong hoạt động TTDS Thứ tư, phải tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý để giúp đương sự trong việc tranh tụng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trước tòa án Thứ năm, tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật TTDS đến người dân Việc tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân có tầm ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân” KẾT LUẬN Trong những năm qua hoạt động của người bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của đương sự đã đạt những thành tựu đáng kể Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc "Bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS", một nguyên tắc cơ bản của TTDS Ngày nay, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được xác định là một nhu cầu có tính nguyên tắc của việc xây dựng nền tư pháp kiểu mới Tuy vậy, các quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định Những hạn chế này tạo ra rào cản không nhỏ trong việc thi hành pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS Do đó, để phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại thì phải đưa ra được những giải pháp tối ưu, toàn diện và quyết tâm thực hiện các giải pháp đó trong thực tế Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS sẽ góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói chung Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Vì trình dộ nhận thức và khả năng còn có hạn nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung lẫn hình thức, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm lần sau sẽ hoàn thiện hơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp 2 Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Nguyễn Công Bình chủ biên ; Nguyễn Triều Dương 3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự, Nxb Tư pháp 4 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; 5 NGHỊ QUYẾT số 08-NQ/TW về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; 6 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017; 7 luật Luật sư năm 2012; 8 https://luanvan123.info/threads/nguoi-bao-ve-quyen-va-loi-ich-hop- phap-cua-duong-su-trong-to-tung-dan-su.130596 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w