1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 5

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • Phần 1.MỞ ĐẦU (10)
    • 1. Lý do chọn đề tài (10)
    • 2. Mục tiêu đề tài (11)
    • 3. Đối tƣợng và phạm vinghiên cứu (11)
      • 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu (11)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
      • 4.1. Nhóm phương pháp lí luận (11)
        • 4.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết (11)
      • 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (12)
        • 4.2.1. Phương pháp điều tra (12)
        • 4.2.2. Phương pháp quan sát (12)
        • 4.2.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia (12)
        • 4.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (12)
        • 4.2.5. Phương pháp phỏng vấn (12)
    • 5. Lịch sử nghiên cứu (13)
    • 6. Đóng góp của đề tài (14)
    • 7. Cấu trúc đề tài (14)
  • Phần 2.NỘI DUNG (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Cơ sở lí luận (15)
      • 1.1.1. Một số khái niệm liên quan (15)
        • 1.1.1.1. Giáo dục kĩ năng (15)
        • 1.1.1.2. Bệnh truyền nhiễm (15)
        • 1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm (15)
      • 1.1.2. Một vài nét về các bệnh truyền nhiễm thường gặp (15)
        • 1.1.2.1. Đặc điểm về các bệnh truyền nhiễm (15)
        • 1.1.2.2. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp và biểu hiện của chúng (18)
        • 1.1.2.3. Tình hình phát triển của các bệnh truyền nhiễm hiện nay (19)
      • 1.1.3. Đặc điểm thể chất và nhận thứccủa học sinh lớp 5 (20)
        • 1.1.3.1. Đặc điểm về thể chất (20)
        • 1.1.3.2. Đặc điểm về nhận thức (21)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (22)
      • 1.2.1. Mục tiêu và nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5 (22)
        • 1.2.1.1. Mục tiêuchương trình môn Khoa học lớp 5 (22)
        • 1.2.1.2. Nội dung các bài học có thể giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm trong môn Khoa học lớp 5 (23)
      • 1.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 của trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (23)
        • 1.2.2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (23)
        • 1.2.2.2. Thực trạng (23)
        • 1.2.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5 (25)
        • 1.2.2.3. Nguyên nhân và hậu quả (32)
    • 2.1. Các cơ sở đề xuất biện pháp (36)
      • 2.1.1. Mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 5 (36)
      • 2.1.2. Nội dung bài học (36)
      • 2.1.3. Đặc điểm thể chất và nhận thức của học sinh (37)
      • 2.1.4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (37)
    • 2.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học lớp 5 (38)
      • 2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích (38)
      • 2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi (39)
      • 2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn vẹn (39)
      • 2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tích cực, tự giác của học sinh, vai trò hướng dẫn của giáo viên và vai trò hỗ trợ của gia đình (39)
    • 2.3. Đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5 (40)
      • 2.3.1. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và đổi mới trong kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Khoa học lớp 5 (40)
        • 2.3.1.1. Vận dụng các phương pháp tích cực dạy học (0)
        • 2.3.1.2. Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (43)
      • 2.3.2. Phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh truyền nhiễm ở học sinh (44)
      • 2.3.3. Xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng phòng chống bệnh cho học sinh ở từng bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não) (45)
        • 2.3.3.1. Các dạng bài tập (45)
        • 2.3.3.1. Hệ thống bài tập cho từng bài học phòng chống bệnh truyền nhiễm (0)
      • 2.3.4. Thiết kế kế hoạch bài dạy cho từng bài học cụ thể (0)
  • CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (36)
    • 3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm (77)
    • 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm (77)
    • 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm (77)
    • 3.4. Địa bàn thực nghiệm (77)
      • 3.4.1. Thời gian thực nghiệm (77)
      • 3.4.2. Địa bàn thực nghiệm (77)
    • 3.5. Kế hoạch thực nghiệm (78)
      • 3.6.1. Tiến hành thực nghiệm (79)
      • 3.6.2. Giáo án thực nghiệm (79)
    • 3.7. Kết quả thực nghiệm (79)
  • Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (84)
    • 1. Kết luận (84)
    • 2. Kiến nghị (85)
  • Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Kế toán UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON -------- NGUYỄN THỊ HOA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THỜNG GẶP THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THỜNG GẶP THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 5 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ HOA MSSV: 2112010515 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHOÁ: 2012 – 2016 Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Bình MSCB: Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Không có sự thành công nào mà không có sự nỗ lực của bản thân và đặc biệt hơn, sự giúp đỡ thân thƣơng của những ngƣời xung quanh là động lực tiế p thêm sức mạnh để chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc đƣợc giao. Để hoàn thành khóa luận này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô hƣớng dẫn Ths. Lê Thị Bình, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi trong suố t quá trình thực hiện khóa luận.Cô đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, kích lệ tinh thần cũng nhƣ có những ý kiến đóng góp bổ ích để tôi hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả thầ y, cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non trƣờng Đại học Quảng Nam đã tận tụy truyền đạt kiế n thức quý báu để chúng em vững tin bƣớc vào đời. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những ngƣời quan tâm giúp đỡ và động viên, khuyến kích tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành khóa luận đƣợc tốt hơn. Thực hiện đề tài trong thời gian ngắn mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rấ t mong những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô giáo cùng các bạn để khóa luậ n hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tam Kỳ, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoa. DANH MỤC VIẾT TẮT, STT Kí hiệu, chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 PHHS Phụ huynh học sinh 4 SGK Sách giáo khoa 5 SGV Sách giáo viên BẢNG DANH MỤC SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ STT TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ TRANG 1 Bảng 1: Mức độ thường xuyên cập nhật thông tin về bệnh truyền nhiễm của GV, PHHS. 18 2 Bảng 2. Mức độ hứng thú trong học tập ở học sinh 19 3 Biểu đồ 1. Đánh giá mức độ hứng thú trong học tập ở học sinh 19 4 Bảng 3 : Kết quả đánh giá mức độ vận dụng kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm ở HS của GV, HS, PHHS 22 5 Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ vận dụng kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm ở HS của GV, HS, PHHS 22 6 Bảng 4. Bảng mẫu dự án cá nhân 78 7 Bảng 5. Phiếu bài tập thực hành phòng chống một số bệnh truyền nhiễm 79 MỤC LỤC Phần 1.MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vinghiên cứu. ...................................................................... 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. ..................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 4.1. Nhóm phƣơng pháp lí luận .............................................................................. 2 4.1.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết .............................................. 2 4.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 3 4.2.1. Phƣơng pháp điều tra.................................................................................... 3 4.2.2. Phƣơng pháp quan sát. ................................................................................. 3 4.2.3. Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia ............................................................. 3 4.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ............................................................. 3 4.2.5. Phƣơng pháp phỏng vấn ............................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 5 7. Cấu trúc đề tài..................................................................................................... 5 Phần 2.NỘI DUNG ................................................................................................ 6 CHƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 6 1.1.1. Một số khái niệm liên quan .......................................................................... 6 1.1.1.1. Giáo dục kĩ năng........................................................................................ 6 1.1.1.2. Bệnh truyền nhiễm .................................................................................... 6 1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm ....................... 6 1.1.2. Một vài nét về các bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp ..................................... 6 1.1.2.1. Đặc điểm về các bệnh truyền nhiễm ......................................................... 6 1.1.2.2. Một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp và biểu hiện của chúng ............... 9 1.1.2.3. Tình hình phát triển của các bệnh truyền nhiễm hiện nay ...................... 10 1.1.3. Đặc điểm thể chất và nhận thứccủa học sinh lớp 5 .................................... 11 1.1.3.1. Đặc điểm về thể chất ............................................................................... 11 1.1.3.2. Đặc điểm về nhận thức ............................................................................ 12 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 13 1.2.1. Mục tiêu và nội dung chƣơng trình môn Khoa học lớp 5 .......................... 13 1.2.1.1. Mục tiêuchƣơng trình môn Khoa học lớp 5 ............................................ 13 1.2.1.2. Nội dung các bài học có thể giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệ nh truyền nhiễm trong môn Khoa học lớp 5 ............................................................. 14 1.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 của trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ............................................................................................................... 14 1.2.2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 14 1.2.2.2. Thực trạng ............................................................................................... 14 1.2.2.2.1. Thực trạng mắc một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp ở học sinh ..... 15 1.2.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễ m cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5.............................................................. 16 a. Nhận thức của GV, HS, phụ huynh HS về vai trò của giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh. ................................................... 16 b. Phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học.................................................................. 19 c. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học ..................................................................... 20 d. Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học vào phòng chống một số bệnh truyề n nhiễm thƣờng gặp ở học sinh. .............................................................................. 22 1.2.2.3. Nguyên nhân và hậu quả ......................................................................... 23 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀ N NHIỄM THỜNG GẶP THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 5.................... 27 2.1. Các cơ sở đề xuất biện pháp .......................................................................... 27 2.1.1.Mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 5 ....................................................... 27 2.1.2. Nội dung bài học ........................................................................................ 27 2.1.3. Đặc điểm thể chất và nhận thức của học sinh ............................................ 28 2.1.4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ............................................................. 28 2.2.Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học lớp 5 .............. 29 2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................................ 29 2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi............................................ 30 2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn vẹn ......................................... 30 2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tích cực, tự giác của học sinh, vai trò hƣớng dẫn của giáo viên và vai trò hỗ trợ của gia đình ................... 30 2.3. Đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệ nh truyền nhiễm thƣờng gặp thông qua môn Khoa học lớp 5................................... 31 2.3.1.Vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực và đổi mới trong kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Khoa học lớp 5 .................................................... 31 2.3.1.1.Vận dụng các phƣơng pháp tích cực dạy học ......................................... 31 2.3.1.2.Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .................................... 34 2.3.2. Phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việ c giáo dục kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh truyền nhiễm ở học sinh........................ 35 2.3.3. Xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng phòng chống bệnh cho học sinh ở từ ng bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não). ......................................... 36 2.3.3.1. Các dạng bài tập……………………………………………………….36 2.3.3.1. Hệ thống bài tập cho từng bài học phòng chống bệnh truyền nhiễm..39 2.3.4. Thiết kế kế hoạch bài dạy cho từng bài học cụ thể……………………..45 CHƠNG 3. THỰC NGHIỆM S PHẠM ........................................................ 68 3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ............................................................. 68 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm ........................................................................... 68 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................................. 68 3.4. Địa bàn thực nghiệm ..................................................................................... 68 3.4.1. Thời gian thực nghiệm ............................................................................... 68 3.4.2. Địa bàn thực nghiệm .................................................................................. 68 3.5. Kế hoạch thực nghiệm ................................................................................... 69 3.6. Tổ chức thực nghiệm ..................................................................................... 70 3.6.1. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................... 70 3.6.2. Giáo án thực nghiệm .................................................................................. 70 3.7. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 70 Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................. 74 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 75 1. Kết luận ............................................................................................................ 75 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 76 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 77 1 Phần 1.MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con ngƣời. Trong đó, đáng kể đến là hàng loạt các căn bệnh quái ác, dịch bệnh ngày càng hoành hành. Số lƣợng ngƣời mắc bệnh và tử vong gia tăng nhanh qua các năm. Việt Nam, là nơi chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nên rất dễ sinh ra các nguồn bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, số xuất huyết, viêm gan A, cúm, tiêu chảy, tả, lị, tay – chân - miệng,… Các dịch bệnh này đang có xu hƣớng mở rộng phạm vi lây nhiễm và ngày càng nguy hiểm, mức thiệt hại do các căn bệnh này gây ra càng cao. Việc mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm không chỉ làm ảnh hƣởng đến sức khỏe, kết quả lao động sản xuất mà còn đe dọa đến tính mạng của con ngƣời.Theo thống kê tại Việt Nam có 10 - 20 tổng dân số nhiễm virus viêm gan B, vào năm 2015 cả nƣớc có gần 25.000 trƣờng hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tại 48 tỉnh, thành trong đó có 12 ngƣời tử vong; và còn rất nhiều căn bệnh khác cũng chiếm số lƣợng lớn. Bên cạnh việc điều chế, tiêm phòng các loại vắc-xin phòng bệnh, xử lí các mầm mống gây bệnh nhằm đẩy lùi các bệnh dịch thì giáo dục cũng góp phần quan trọng trong việc phòng chống các bệnh. Mỗi năm số lƣợng trẻ mắc bệnh là rất lớn, trong đó đa số các em đều mắc các bệnh nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy,…( vì các em có sức đề kháng yếu, chƣa biết cách phòng bệnh cho bản thân ) nên việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Việc trang bị những kĩ năng để phòng chống bệnh không chỉ giúp học sinh bảo vệ thật tốt cơ thể trƣớc tác động xấu của môi trƣờng mà còn biết cách xử lí đúng đắn khi bản thân hoặc ngƣời khác mắc phải các bệnh truyền nhiễm, góp phần ngăn chặn bệnh, làm giảm những thiệt hại do các bệnh này gây ra. Tuy nhiên, hiện nay trong giáo dục nhà trƣờng, gi áo viên chủ yếu cung cấp cho học sinh các kiến thức về các bệnh truyền nhiễm từ các bài học trong môn Khoa học, Tự nhiên - xã hội mà chƣa chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng 2 phòng chống một số căn bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp cho học sinh. Dẫn đến học sinh mặc dù có đầy đủ kiến thức về phòng chống bệnh nhƣng chƣa có đƣợc những kĩ năng, thái độ đúng đắn để phòng chống bệnh cần thiết cho bản thân. Chính vì vậy, trong quá trình học tập và nghiên cứuchúng tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng và đề ra các biện pháp khắc phục. Giúp học sinh có đƣợc những kĩ năng để bảo vệ tốt sức khỏe của mình và mọi ngƣời xung quanh. 2. Mục tiêu đề tài Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp cho học sinh thông qua quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5, g iúp các em có những kĩ năng cần thiết để bảo vệ cơ thể trƣớc tác động xấu của môi trƣờng thông qua một số bài học của môn Khoa học lớp 5. 3.Đối tƣợng và phạm vinghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. G iáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiềm thƣờng gặp thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 ở trƣờng Tiểu học hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm tuy nhiên đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi là giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nhƣ : sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não thông qua quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phƣơng pháp lí luận 4.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến một số bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não; các nguồn tài liệu về giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh; các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 từ các sách, báo, tạp chí, mạng internet,… từ đó đƣa ra cở sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 3 4.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết Sau khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, sử dụn g phƣơng pháp này để sắp xếp các nguồn tài liệu thành một hệ thống logic và chặt chẽ từ đó hệ thống hóa thành mô hình hoàn chỉnh. 4.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1. Phương pháp điều tra Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để điều tra thực trạng mắc một số bệ nh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não ở học sinh lớ p 5 tại trƣờng tiểu học. Và điều tra thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não củ a các giáo viên thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5. Từ đó, có đƣợc kết quả về tình hình thực trạng của vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, khách quan. 4.2.2.Phương pháp quan sát. Trong một bài nghiên cứu, phƣơng pháp quan sát sẽ hỗ trợ rất nhiề u trong việc nghiên cứu nhƣ là quan sát quá trình dạy học môn Khoa học lớ p 5, quan sát biểu hiện khi mắc một số bệnh truyền nhiễm ở học sinh,…Kết h ợp phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp điều tra sẽ mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu. 4.2.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Chuyên gia là những ngƣời có kiến thức sâu rộng và có nhiều kinh nghiệ m trong viết bài nghiên cứu khoa học. Sử dụng phƣơng pháp này giúp bài nghiên c ứu đi đúng định hƣớng của đề tài, tránh đƣợc một số lỗi khi viết bài nghiên cứu. 4.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Đây là phƣơng pháp kiểm chứng tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã tiế n hành dạy hai lớp đối chứng và thực nghiệm từ đó lấy kết quả thực tế , rút ra những ƣu điểm và những mặt hạn chế cần sửa chữa, bổ sung. 4.2.5. Phương pháp phỏng vấn Bài nghiên cứu dùng phƣơng pháp phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về tình hình mắc bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5, thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp thông qua môn Khoa họ c lớp 5, tại trƣờng Tiểu học. 4 4.3. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu Sử dụng phƣơng pháp này trong bài nghiên cứu nhằm thống kê, xử lý số liệu về thực trạng mắc một số bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5 và thực trạ ng giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh bệnh truyền nhiễm thông qua môn Khoa họ c lớp 5. Từ đó, đƣa ra số liệu chính xác, khách quan. 5. Lịch sử nghiên cứu Trong những năm qua, cùng với bệnh dịch truyền nhiễm gia tăng thì các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp. Quốc hội nƣớc ta đã ban bộ “Luật phòng chố ng bệnh truyền nhiễm”. Nhiều quyển sách về phòng chống bệnh truyền nhiễm nhƣ sách y khoa “Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm”, sách “Bệnh truyền nhiễ m theo mùa và cách phòng tránh nhờn thuốc kháng sinh”,… của viện nghiên cứ u Y học đã xuất bản và lƣu hành rộng rãi. Sở y tế của cả nƣớc và nhiều tỉnh, thành cũng đƣa ra các tiêu chí phải thực hiện trong việc phòng chống bệnh truyề n nhiễm cho cả nƣớc, tỉnh thành. Điển hình là “Hội thảo về phòng chống bệ nh truyền nhiễm và ngộ độc thức ăn” do WHO phối hợp với cơ sở y tế tỉnh Đồ ng Nai tổ chức, trong hội thảo này đã giáo dục cho mọi ngƣời nhiều kiến thức về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống bệnh một cách hiệu quả. Ở tỉnh Bình Dƣơng cũng đƣa ra tiêu chí thực hiện về phòng chống bệnh truyền nhiễm và triể n khai thực hiện ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng. Bên cạnh đó cũng có nhiề u bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về cách phòng chống một số bệnh truyề n nhiễm thƣờng gặp cho học sinh trên nhiều diễn dàn trên mạng. Ở trƣờng Tiể u học, giáo dục về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cũng đƣợc tổ chức thự c hiện qua các buổi chào cờ, ngoài giờ lên lớp và một số môn học. Bài viế t khóa luận của Hồ Thị Chánh với đề tài “Giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổ i khí hậu cho học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học” cũng có đề cập đến giáo dục các kĩ năng phòng chống bệnh thông qua môn Khoa học lớp 5. Nhìn chung, những bài viết về giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyề n nhiễm cho học sinh chƣa nhiều. Các bài viết chỉ chú trọng đến việc truyền đạ t kiến thức về bệnh và phòng chống bệnh truyền nhiễm mà ít có bài việc nào chú 5 trọng đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho họ c sinh nói chung và giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm thƣờng gặ p thông qua môn Khoa học lớp 5 nói riêng. 6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng phòng chố ng một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp thông qua môn Khoa học lớp 5. - Đánh giá thực trạng của việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệ nh truyền nhiễm thông qua quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhễm thƣờng gặp thông qua môn Khoa học lớp 5. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài các phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục thì đề tài có cấu trúc gồm 3 phần sau: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyề n nhiễm thƣờng gặp thông qua môn khoa học lớp 5. Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 6 Phần 2.NỘI DUNG CHƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Giáo dục kĩ năng Giáo dục kĩ năng là một quá trình giáo dục, trong đó nhà giáo dục giúp học sinh hình thành năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt đƣợc mục đích đề ra. 1.1.1.2. Bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng,… Không phải có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ 3 điều kiện: độc lực ( mầm bệnh và độc tố ), số lƣợng nhiễm bệnh đủ lớn và con đƣờng xâm nhiễm thích hợp. B ệnh truyền nhiễm có thể lây từ ngƣời sang ngƣời, lây truyền qua vết cắn của côn trùng hay động vật, lây qua bởi nuốt thức ăn hoặc nƣớc uống bị ô nhiễm. 1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm Giáo dục kĩ năng chống một số bệnh truyền nhiễm là q uá trình giáo dục trong đó nhà giáo dục giúp học sinh vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn về phòng chống bệnh truyền nhiễm để có khả năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm, giúp bảo vệ thật tốt sức khỏe của bản thân trƣớc tác động xấu của môi trƣờng. 1.1.2. Một vài nét về các bệnh truyền nhiễm thường gặp 1.1.2.1. Đặc điểm về các bệnh truyền nhiễm Những đặc điểm chung Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ ngƣời bệnh sang ngƣời khoẻ bằng nhiều đƣờng khác nhau. Nhiều bệnh có một đƣờng lây truyền, một số ít 7 bệnh có 2 đến 3 đƣờng lây truyền. Bệnh phát triển thƣờng có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn của bệnh diễn ra kế tiếp nhau: nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục. Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể ngƣời có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.Quá trình đó gọi là tạo thành miễn dịch. Tuỳ theo bệnh và tuỳ theo cơ thể ngƣời mà miễn dịch đƣợc hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cũng khác nhau. Sức thụ bệnh khác nhau tuỳ theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân: có loại bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc bệnh 100; nhƣng cũng có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh không nhất thiết trƣờng hợp nào cũng mắc bệnh. Đặc điểm tiến triển của bệnh Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các thời kỳ (hay còn gọi là "giai đoạn") sau: - Thời kỳ nung bệnh: Là t ừ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể ngƣời cho tới trƣớc khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Trong thời kỳ này, ngƣời bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì. Thời kỳ nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh, số lƣợng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể. Thời kỳ này có thể rất ngắn (hàng giờ) nhƣng có thể rất dài (hàng tháng). Có không ít trƣờng hợp ngƣời nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài (thể tiềm tàng hoặc thể ngƣời lành mang khuẩn). - Thời kỳ khởi phát: Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhƣng chƣa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Bệnh truyền nhiễm thƣờng khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên nhất cũng là sốt. - Thời kỳ toàn phát: Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thƣờng hay gặp trong thời kỳ này. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. - Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của cơ thể ngƣời bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần đƣợc loại trừ ra 8 khỏi cơ thể. Ngƣời bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần.Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi. Nếu không đƣợc can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng. - Thời kỳ hồi phục (lại sức): Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng đƣợc loại trừ ra khỏi cơ thể ngƣời bệnh thì những cơ quan bị tổn thƣơng dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu nhƣ bình thƣờng, chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động, chiến đấu đƣợc tuỳ theo khả năng bình phục. Phân loại bệnh truyền nhiễm Có rất nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng ngƣời ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đƣờng lây gồm 5 nhóm để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho săn sóc điều trị, 5 nhóm bệnh đó là: - Bệnh lây truyền theo đƣờng tiêu hoá: Virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thƣờng gặp nhƣ: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột,... - Bệnh lây truyền theo đƣờng hô hấp:Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đƣờng hô hấp. Các bệnh thƣờng gặp nhƣ: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đƣờng hô hấp cấp (bệnh SARS)... - Bệnh lây theo đƣờng máu: virut vào cơ thể theo đƣờng máu. Các bệnh thƣờng gặp nhƣ HIVAIDS, viêm gan B,… - Bệnh lây truyền theo đƣờng da và niêm mạc: Virut vào cơ thể qua đƣờng hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da, niêm mạc. Tuy nhiên cũng thƣờng lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da nhƣ đậu mùa, mụn cơm, sởi... - Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đƣờng khác nhau: Virut vào cơ thể theo nhiều con đƣờng: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần 9 kinh trung ƣơng (nhƣ viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ƣơng theo dây thần kinh ngoại vi. 1.1.2.2. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp và biểu hiện của chúng Trong những năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, tuy nhiên ở đây chỉ nhắc đến một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp nhất và trẻ em hay mắc phải nhất. Cụ thể: Sốt xuất huyết: Là bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, m uỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. Hiện nay chƣa có thuốc đặc trị để chữa bệnh này. Dấu hiệu của bệnh: Đầu tiên là sốt cao liên tục kéo dài từ 2- 7 ngày. Kèm với sốt cao là đau họng và cảm giác buồn nôn. Sau đó là xuất huyết dƣới da, bên cạnh đó ngƣời bệnh có thể bị xuất huyết niêm mạc. Ở trẻ em còn có thể xuất hiện các hiện tƣợng kèm theo nhƣ: chảy máu cam, đi tiểu ra máu,… Ở nhiều ngƣời bị nặng sẽ có biểu hiện đại tiện ra máu, nôn ra máu, nhức đầu, đau khớp,… có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời chữa trị. Viêm gan A: Là bệnh lây qua đƣờng tiêu hóa, hiện nay chƣa có thuốc đặc trị. Bệnh chỉ xuất hiện nhƣ là một nhiễm trùng mới, cấp tính, bệnh diễn biến từ vài tuần đến vài tháng và ít để lại những di chứng trầm trọng nhƣ xơ gan hay ung thƣ gan. Chúng lây qua đƣờng tiêu hoá do ăn uống các loại thực phẩm, nƣớc ô nhiễm… Nếu một ngƣời nhiễm virut viêm gan A, làm công việc nấu ăn, phục vụ ăn uống trong bếp ăn tập thể… khả năng lây lan bệnh rất nhanh. Mọi ngƣời có thể nhiễm virut do ô nhiễm uống nƣớc, do tiếp xúc với ngƣời bị nhiễm bệnh… Bệnh lây lan rất nhanh trƣớc khi các triệu chứng xuất hiện nên khó phát hiện để phòng tránh. Sau khi bị nhiễm virut 2- 3 tuần bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng hay có cảm giác khó chịu ở bụng, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da và mắt, đau cơ, ngứa,… Bệnh sốt rét: Là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra, muỗi A-nô- phen là động vật trung gian gây bệnh. Hiện nay đã có thuốc chữa và thuốc phòng.Bệnh sốt rét: đƣợc chia làm ba giai đoạn: 10 Giai đoạn 1: Xuất hiện cơn sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, nhức m ỏi, đau đầu, buồn nôn,… Giai đoạn 2: Thì bị sốt cao lên đến 39-40 độ C, Giai đoạn 3: B ệnh nhân toát mồ hôi nhiều. Bệnh sốt rét có thể khiến bệnh nhân rối loạn ý thức, sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, suy gan,… có thể dẫn đến tử vọng nếu không kịp thời chữa trị. Bệnh viêm não: Là bệnh truyền nhiễm do loại vi rút có trong máu gia súc, chim chuột, khỉ,…gây ra. Muỗi hút máu từ con vật có bệnh rồi truyền sang con ngƣời. Bệnh viêm não thƣờng khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ ăn, có thể kèm theo ho, tiêu chảy, sau 1- 2 ngày xuất hiện cơn co giật mạnh, và có thể tử vong rất nhanh chóng. Ngoài ra còn một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp ở học sinh nhƣ: tiêu chảy, cảm cúm, sởi, tay-chân-miệng, thủy đậu,… 1.1.2.3. Tình hình phát triển của các bệnh truyền nhiễm hiện nay Trên thế giới: Trong năm 2014, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm phát sinh, gia tăng đột biến tại nhiều nƣớc trên thế giới, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế. Bệnh dịch lây truyền từ động vật sang ngƣời mới phát sinh nhƣ cúm A(H7N9), cúm A(H5N6) đã bùng phát tại Trung Quốc và lây lan ra một số quốc gia châu Á (Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia) với hàng trăm trƣờng hợp mắc và tử vong. Bệnh sởi ghi nhận ở 178194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch hạch đã bùng phát tại Madagascar cuối năm 2014 với 40 trƣờng hợp tử vong, 119 trƣờng hợp mắc. Trên thế giới hiện vẫn còn 97 nƣớc có lƣu hành sốt rét. Số t rƣờng hợp mắc và tử vong do sốt rét ngày càng giảm. Tuy nhiên, tình hình ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang tăng lên và có xu hƣớng lan rộng và đã ghi nhận tại một số quốc gia khu vực tiểu vùng sông Mê Kông: Ca m-pu-chia, Thái Lan, Myanmar. Trong 10 năm qua, thế giới ghi nhận hàng loạt vụ dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, với số mắc và tử vong tăng cao, trong đó tập trung nhiều ở khu vực châu Á và châu Phi. 11 Tại Việt Nam: Các căn bệnh truyền nhiễm đã và đang lan rộng trên diện rộng, tạo thành các dịch bệnh. S ự gia tăng của một số bệnh truyền nhiễm mới và tái nổi đang là vấn đề y tế công cộng nóng bỏng. Chẳng hạn với bệnh tả, trƣớc 2006, có dƣới 500 ca, không thành vụ dịch lớn, thậm chí có năm không ghi nhận ca nào. Tuy nhiên, đến năm 2007, con số này lại tăng vọt lên hơn 1.900 ca (tăng gần 4 lần). Từ đó đến năm 2010, một vụ dịch tả lớn đã xảy ra tại khu vực miền Bắc, với 4 đợt dịch và số mắc lên tới hàng trăm ngàn ca tại 22 tỉnh, thành. Sau nhiều năm im ắng, bệnh than, rubella, sốt xuất huyết, tả... lần lƣợt quay trở lại Việt Nam, bùng lên thành những vụ dịch lớn khiến hàng trăm nghìn ngƣời mắc. Đợt cao điểm của bệnh tả, một ngày ghi nhận đến 200 ca mắc bệnh. Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nƣớc ghi nhận 27.868 trƣờng hợp sốt rét, 73 trƣờng hợp sốt rét ác tính, 06 trƣờng hợp tử vong tại Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Đồng Nai, An Giang, Bình Phƣớc. Phân bố ký sinh trùng sốt rét tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (86,3). Tình hình dịch sốt xuất huyết cũng diễn biến phức tạp.Nếu nhƣ trƣớc đây, thƣờng 6 năm mới xuất hiện một năm đỉnh dịch thì gần đây, khoảng cách này đã rút ngắn xuống còn 4 năm. Các ca mắc cũng ghi nhận rải rác quanh năm chứ không chỉ tập trung chủ yếu trong các tháng cao điểm 7-9 nhƣ trƣớc đây. Số lƣợng học sinh mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm cũng gia tăng đáng kể, nhất là học sinh tiểu học. Tiêu biểu là trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Khuyến ở thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng trăm em học sinh phải nghỉ học do mắc phải dịch bệnh truyền nhiễm trong thời gian vừa qua. 1.1.3. Đặc điểm thể chất và nhận thứccủa học sinh lớp 5 1.1.3.1. Đặc điểm về thể chất Hệ xƣơng còn nhiều sụn, xƣơng sống, xƣơng chân, xƣơng tay đang trong thời kì phát triển nên dễ bị cong vẹo. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho các em chơi trò chơi lành mạnh an toàn, làm những việc vừa sức. Hệ cơ phát triển mạnh nên các em rất thích chơi các trò chơi vận động, chạy nhảy, làm những công việc phù hợp với lứa tuổi. 12 Thần kinh cấp cao đang hoàn thiện và phát triển, do vậy tƣ duy chuyển dần từ tƣ duy trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng. Ở trẻ đã hình thành một số hệ thống miễn dịch nhƣng còn yếu, khả năng đề kháng của cơ thể chƣa cao, dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm.Vì vậy trong giáo dục cần giáo dục các kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm, kĩ năng bảo vệ sức khỏe. 1.1.3.2. Đặc điểm về nhận thức Cảm xúc: Các cơ quan cảm giác(thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Tri giác: Tri giác của học sinh mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định. Ở học sinh lớp 5, tri giác bắt đầu mang tính cảm xúc, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc rực rỡ. Tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng – Tri giác có chủ định. Tư duy: Tƣ duy mang đậm màu sắc cảm xúc, tƣ duy trực quan hành động chi ếm ƣu thế. Tƣ duy cụ thể dần chuyển sang tƣ duy trừu tƣợng, khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi. Học sinh lớp 5 đã bắt đầu biết khái quát hóa lí luận.Tuy nhiên hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh. Tưởng tượng: Ở học sinh tiểu học trí tƣởng tƣợng phát triển phong phú hơn so với mầm non do có bộ não phát triển và kinh nghiệm dày dạn. Học sinh lớp 5 tƣởng tƣợng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ học sinh có thể tái tạo lại hình ảnh mới. Tƣởng tƣợng tái tạo sáng tạo tƣơng đối phát triển ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt tƣởng tƣợng bị chi phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh sự vật, hiện tƣợng gắn liền với rung động tình cảm của các em. Vì vậy trong giáo dục giáo viên cần phát triển tƣ duy, tƣởng tƣợng cho học sinh bằng cách biến những câu hỏi “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện. 13 Chú ý: Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ứu thế. Ở trẻ đã có nỗ lực và chú ý trong học tập ví dụ nhƣ: học thuộc 1 bài thơ, 1 công thức toán, 1 bài hát,… Trong sự xuất hiện của trẻ đã xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian cho phép làm một công việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Trí nhớ: Ở học sinh tiểu học, ghi nhớ trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế hơn ghi nhớ bằng ngôn ngữ -lô gic, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cƣờng. Đến độ tuổi lớp 5 thì ghi nhớ có chủ định đã phát triển , tuy nhiên hiệu quả ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Mức độ tích cực tập trung của học sinh, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tình cảm, hứng thú của học sinh. Để học sinh ghi nhớ tốt giáo viên cần xác định cho các em nội dung quan trọng cần ghi nhớ, hình thành tâm lí hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức. Ý chí: Các em có khả năng biến yêu cầu của ngƣời lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy nhƣng năng lực chú ý còn chƣa bền vững, chƣa trở thành nét tính cách của học sinh, việc thực hiện hành vi còn phụ thuộc vào hứng thú nhất thời của các em. Ý chí kém bền, dễ nản lòng khi gặp phải khó khăn trở ngại. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Mục tiêu và nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5 1.2.1.1. Mục tiêuchương trình môn Khoa học lớp 5 Trong mục tiêu chƣơng trình môn Khoa học lớp 5 nói chung và mục tiêu của cá c bài học phòng chống bệnh truyền nhiễm nói riêng, sau khi học học sinh cần phải đạt những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể: Về kiến thức, học sinh phải có kiến thức cơ bản về các bệnh truyền nhiễm ( sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não) nhƣ: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu của bệnh, tác hại của bệnh,… và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm Về kĩ năng, học sinh cần có kĩ năng cơ bản để phòng chống bệnh truyền nhiễm nhƣ: có kĩ năng nhận biết, phân biệt một số bệnh truyền nhiễm đã học ở các trƣờng hợp thực tế trong cuộc sống hằng ngày. Biết cách xử lý các tình 14 huống liên quan đến phòng chống bệnh trong thực tế hợp lý, hiệu quả. T hực hành rèn luyện các kĩ năng đã học tại trƣờng, lớp, tại nhà. Về thái độ, học sinh có thái độ tích cực, tự giácvận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm. 1.2.1.2. Nội dung các bài học có thể giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm trong môn Khoa học lớp 5 Trong chƣơng trình sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5 có tất cả 70 bài nằm trong 3 chủ đề chính là Con ngƣời và sức khỏe, Tự nhiên, Xã hội. Trong đó, có 4 bài có thể giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh đó là: Bài 12. Phòng bệnh sốt rét Bài 13. Phòng bệnh sốt xuất huyết Bài 14. Phòng bệnh viêm não Bài 15. Phòng bệnh viêm gan A Những bài này thuộc ở chủ đề con ngƣời và sức khỏe, sách Khoa học lớp 5. 1.2.2 . Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 của trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi 1.2.2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Địa bàn phƣờng Tân Thạch, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam là nơi có tỉ lệ ngƣời mắc bệnh truyền nhiễm rất cao, nhất là ở độ tuổi các em học sinh tiểu học. Tại các bệnh viện, cơ sở y tế ở địa phƣơng cho biết mỗi năm số ngƣời mắc phải bệnh truyền nhiễm rất lớn. Tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam, nhiều thầy cô chia sẻ đa số học sinh thƣờng mắc một số bệnh nhƣ: Bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, tiêu chảy, sốt rét…. Việc học sinh mắc phải một số căn bệnh đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe, kết quả học tập, vui chơi,… ở học sinh. 1.2.2.2. Thực trạng Mục đích điều tra nhằm tìm hiểu tình hình mắc các căn bệnh truyền nhiễm ở 15 học sinh lớp 5, trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam . Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5. Từ đó, có cơ sở để đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thông qua môn Khoa học lớp 5 , giúp các em có đƣợc những kĩ năng phòng chống các căn bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp trƣớc tác động xấu của môi trƣờng. Nội dung điều tra gồm các vấn đề sau: + Tìm hiểu nhận thức về vai trò giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệ nh truyền nhiễm ở GV, HS, phụ huynh học sinh +Tìm hiểu về mục đích dạy học, kiểm tra- đánh giá trong dạy học. +Tìm hiểu về phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học của giáo viên, hứng thú họ c tập của học sinh +Tìm hiểu về khả năng vận dụng các kĩ năng đã học vào phòng chống bệ nh truyền nhiễm trong cuộc sống của học sinh Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi đã điều tra trên các đối tƣợng: + 6 giáo viên + 68 học sinh + 30 phụ huynh học sinh Thông qua quá trình điều tra tình hình thực tế mắc các bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5 và thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5, chúng tôi đã có đƣợc kết quả nhƣ sau: 1.2.2.2.1. Thực trạng mắc một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở học sinh Hiện nay số lƣợng học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng đang mắc một số bệnh truyền nhiễm rất cao. Để có đƣợc số liệu cụ thể và khách quan về số lƣợng và mức độ mắc các bệnh truyền nhiễm, chúng tôi đã tiến hành điều tra học sinh lớp 5, tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam và đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Có 37,5 HS chƣa bị mắc các bệnh truyền nhiễm và có tới 62,5 HS bị mắc 16 bệnh truyền nhiễm trong năm học này. Đa số các em mắc phải những bệnh nhƣ: sốt xuất huyết, tiêu chảy, cảm cúm, sởi, viêm não,…Phần lớn mỗi em mắc từ 2-3 bệnh và 2- 3 lần mắc bệnh trở lên trong một năm học. Trong đó, số lƣợng học sinh mắc bệnh sốt xuất huyết chiếm khá cao. Ở một số học sinh mắc bệnh sốt rét, viêm não, viêm gan A. Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm và dễ để lại nhiều biến chứng nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời. Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy rằng mức độ mắc bệnh ở học sinh cũng rất đáng lo ngại, có 50 HS mắc bệnh ở mức độ nhẹ (uống thuốc và có thể đi học), 27,3 HS mắc bệnh ở mức độ nặng (uống thuốc và phải ở nhà nghỉ ngơi, điều trị) và 22,7 HS mắc bệnh ở mức độ rất nặng (phải nhập viện). Các em phải tốn một khoảng thời gian dài cho việc nghỉ ngơi, kết hợp uống thuốc, điều trị để hồi phục sức khỏe.Điều này đã ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe, học tập, sinh hoạt, vui chơi của các em học sinh. Vì vậy, việc giúp các em có thể phòng chống bệnh truyền nhiễm là rất thiết thực và giáo dục cho các em kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm là điều rất cần thiết. 1.2.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễ m cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5 Để có thông tin khách quan,chính xác về thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5. Chúng tôi khảo sát trên 3 đối tƣợng:giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về các nội dung: nhận thức của GV, HS, PH, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học, hứng thú học tập của HS, mục đích dạy học, kiểm tra- đánh giá trong dạy học, khả năng vận dụng các kĩ năng đã học vào phòng chống một số bệnh truyền nhiễm trong cuộc sống. a. Nhận thức của GV, HS, phụ huynh HS về vai trò của giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh. Hầu hết các giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đều nhận thức đƣợc vai trò của giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh.100 GV, 89,06 HS và 80 phụ huynh HS cho rằng vai trò việc giáo dục kĩ năng 17 phòng chống bệnh truyền nhiễm là quan trọng và rất quan trọng. Đa số các em học sinh lớp 5 có mong muốn đƣợc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm (54,84 HS rất mong muốn, 43,75 HS mong muốn). Điều này cho thấy hầu hết các thầy cô giáo, bậc phụ huynh và học sinh đều nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm.Rất nhiều học sinh có mong muốn đƣợc trang bị những kĩ năng cần thiết để phòng chống bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng nhƣ cho ngƣời khác. Bên cạnh việc nhận thức đúng vai trò giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh, hầu hết GV rất quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh(100 quan tâm và rất quan tâm – nhận định của GV, 87,5 là quan tâm và rất quan tâm – theo đánh giá của HS). Cùng với việc quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh trong các tiết học chính khóa, giáo viên còngiáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh vào các tiết sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để việc giảng dạy đạt hiệu quả, các thầy cô giáo đã dành nhiều thời gian truy cập thông tin về các bệnh truyền nhiễm trên các kênh thông tin đại chúng. Về phía phụ huynh học sinh, phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho con em (chiếm 60), số phụ huynh còn lại ít quan tâm hoặc không quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh (chiếm 40 PH). Để tìm hiểu thêm về mức độ quan tâm của GV, PH học sinh về các bệnh truyền nhiễm. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra mức độ thƣờng xuyên cập nhật thông tin về bệnh truyền nhiễm ở GV và PHHS và thu đƣợc kết quả sau: 18 Bảng 1: Mức độ thường xuyên cập nhật thông tin về bệnh truyền nhiễm của GV, PHHS. Mức độ đối tƣợng GV PHHS Thƣờng xuyên 100 30 Thỉnh thoảng 0 40 Hiếm khi 0 20 không 0 10 Từ số liệu trên cho thấy số lƣợng GV đều thƣờng xuyên cập nhật thông tin về bệnh rất cao (100 thƣờng xuyên), tuy nhiên về phía PHHS thì ít cập nhật thông tin về bệnh hơn ( do phần lớn phụ huynh còn rất bận với công việc). Ngoài ra, đa số phụ huynh đã yêu cầu con em mình phải rửa tay trƣớc khi ăn, ăn chín uống sôi, ngủ trong mùng ,… để giúp các em phòng chống bệnh truyền nhiễm. Từ đó, có thể thấy phần lớn các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến việc phòng chống bệnh truyền nhiễm cho con em mình. Với nhận thức đúng đắn về vai trò của việc phòng chống một số bệnh truyền nhiễm, nhiều phụ huynh học sinh đã góp phần cùng với giáo viên nhằm giáo dục tốt kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho các em. Nhƣng vẫn còn không ít phụ huynh học sinh chƣa thật sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh. Do những phụ huynh này chƣa nhận thức đƣợc hết vai trò của việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh cho học sinh. Về phía học sinh, bên cạnh việc nhận thức đƣợc vai trò của việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho bản thân, có khá nhiều ( 78.1HS) học sinh còn học tập, tìm hiểu các kiến thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm ở ti vi, mạng internet, ở nhà,… Tuy nhiên, k hi đƣợc hỏi về việc làm để phòng chống bệnh truyền nhiễm thì nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, có đến 28,69 HS không biết trả lời hoặc trả lời sai (do những học sinh này chƣa nắm bắt tốt những kiến thức về việc phòng chống bệnh). Bên cạnh đó, có 21,88 phụ huynh cho rằng con em mình chƣa có nắm bắt tốt kiến thức về phòng chống bệnh thông qua các bài học trên trƣờng. Nhƣ vậy, thấy rằng mặc dù học sinh nhận thức đƣợc vai 19 trò của việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh nhƣng vẫn còn nhiều học sinh chƣa thể tự bảo vệ mình trƣớc một số bệnh truyền nhiễm. Từ đó cho thấy, học sinh chƣa hình thành kĩ năng, thái độ đúng đắn trong việc phòng chống một số bệnh truyền nhiễm. b. Phương pháp, phương tiện dạy học Phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng và kết quả học tập của học sinh. Khi khảo sát, 100 GV cho rằng thƣờng xuyên thay đổi phƣơng pháp dạy học. Trong quá trình dạy học giáo viên đã áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy học nhƣ: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp động não, phƣơng pháp trò chơi,…Trong dạy học GV thƣờng sử dụng các tranh ảnh, tivi, máy tính nhằm giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt hơn, thích thú, tích cực trong học tập hơn.Tƣơng ứng với việc áp dụng và thƣờng xuyên thay đổi nhiều phƣơng pháp dạy học của giáo viên là hầu hết học sinh rất hứng thú với các bài dạy học về phòng chống bệnh truyền nhiễm. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. Mức độ hứng thú trong học tập ở học sinh Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú HS 43,75 43,75 12,5 Từ bảng số liệu trên, chúng tôi lập biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Đánh giá mức độ hứng thú trong học tập ở học sinh 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú mức độ 20 Nhƣ vậy, việc thƣờng xuyên thay đổi và áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy học kết hợp với sử dụng các tranh ảnh trực quan, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học đã gây đƣợc hứng thú đối với phần lớn học sinh. Tuy nhiên, những phƣơng pháp mà thầy cô thƣờng sử dụng trên chỉ tạo nhiều thuận lợi cho việc giúp học sinh nắm bắt tri thức nhƣng ít tạo điều kiện cho việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, trong dạy học còn mang nặng tính lý thuyết mà xem nhẹ tính thực hành và thái độ phòng chống bệnh truyền nhiễm ở học sinh. Để tìm hiểu về việc giáo viên có thƣờng xuyên xây dựng bài tập để học sinh rèn luyện kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm hay không, chúng tôi đã tìm hiểu trên các đối tƣợng GV, HS, PH và có đƣợc kết quả nhƣ sau: Đa số các GV cho rằng đã thƣờng xuyên xây dựng bài tập để học sinh rèn luyện. Cụ thể: có 66,67 GV cho rằng thƣờng xuyên xây dựng bài tập để học sinh rèn luyện. Tuy nhiên, về phía học sinh có tới 68,75 HS cho rằng GV chỉ thỉnh thoảng đƣa ra các bài tập để các em rèn luyện, trong đó 84,38 học sinh cho rằng những bài tập GV đƣa ra đem lại hiệu quả cho việc rèn luyện kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm. Về phía phụ huynh, có 30 phụ huynh cho rằng GV không đƣa ra các nhiệm vụ để cho các em rèn luyện các kĩ năng đã đƣợc học. Điều này chứng tỏ rằng, đa số các GV cảm thấy việc xây dựng các bài tập là thƣờng xuyên và đủ nhiều để học sinh rèn luyện các kĩ năng phòng bệnh. Nhƣng học sinh lại cảm thấy các bài tập thầy cô đƣa ra dù đem lại hiệu quả song chƣa đủ, chƣa thỏa mãn đƣợc nhu cầu học tập, rèn luyện của các em. Đồng thời, c ác bài tập GV đƣa ra chƣa mang tính rèn luyện toàn diện cả ở trƣờng, lớp và cả ở nhà (vì có không ít phụ huynhcho rằng GV không yêu cầu con em mình thực hiện một số nhiệm vụ để rèn luyện kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm ở nhà). GV cần phải xây dựng hệ thống bài tập phong phú và đa dạng hơn nữa để giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng phòng bệnh mà các em đã đƣợc học vào thực tế cuộc sống. c. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Khi dạy các bài phòng bệnh sốt rét, phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh 21 viêm não, phòng bệnh viêm gan A phần lớn các GV chú trọng đến mục đích là cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng phòng chống bệnh. 50 GV vừa quan tâm đến mục đích là kiến thức và kĩ năng, 33,33 quan tâm đến kĩ năng phòng chống bệnh và 16,67 quan tâm đến kiến thức phòng chống bệnh. Vì GV quan tâm nhiều đến việc trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng phòng chống bệnh nên trong kiểm tra, đánh giá GV cũng chú trọng đến việc đánh giá các mặt kiến thức và kĩ năng. Tuy nhiên, việc kiểm tra chƣa thƣờng xuyên và chủ yếu kiểm tra kiến thức về phòng chống bệnh trƣớc khi học kiến thức mới. Bên cạnh đó, giáo viên chỉ kiểm tra đánh giá kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm trên trƣờng lớp mà chƣa quan tâm đến việc học sinh có vận dụng kĩ năng phòng chống bệnh đã học ở nhà và trong cộng đồng hay không. Vì vậy, việc kiểm tra – đánh giá chƣa mang lại nhiều hiệu quả. Trong dạy học các bài về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cần chú trọng đến việc hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn về phòng chống bệnh. Bởi vì, học sinh sẽ có đƣợc nhiều kĩ năng phòng chống bệnh hơn khi các em có thái độ tích cực trong việc phòng bệnh. Ngƣợc lại các em không thể có đƣợc nhiều kĩ năng, không thể vận dụng tốt các kĩ năng đã học nếu nhƣ có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến việc phòng chống b

ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Hiện nay ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người Trong đó, đáng kể đến là hàng loạt các căn bệnh quái ác, dịch bệnh ngày càng hoành hành Số lượng người mắc bệnh và tử vong gia tăng nhanh qua các năm Việt Nam, là nơi chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nên rất dễ sinh ra các nguồn bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, số xuất huyết, viêm gan A, cúm, tiêu chảy, tả, lị, tay – chân - miệng,… Các dịch bệnh này đang có xu hướng mở rộng phạm vi lây nhiễm và ngày càng nguy hiểm, mức thiệt hại do các căn bệnh này gây ra càng cao Việc mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả lao động sản xuất mà còn đe dọa đến tính mạng của con người.Theo thống kê tại Việt Nam có 10% - 20% tổng dân số nhiễm virus viêm gan B, vào năm 2015 cả nước có gần 25.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tại 48 tỉnh, thành trong đó có 12 người tử vong; và còn rất nhiều căn bệnh khác cũng chiếm số lƣợng lớn

Bên cạnh việc điều chế, tiêm phòng các loại vắc-xin phòng bệnh, xử lí các mầm mống gây bệnh nhằm đẩy lùi các bệnh dịch thì giáo dục cũng góp phần quan trọng trong việc phòng chống các bệnh Mỗi năm số lƣợng trẻ mắc bệnh là rất lớn, trong đó đa số các em đều mắc các bệnh nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy,…( vì các em có sức đề kháng yếu, chƣa biết cách phòng bệnh cho bản thân ) nên việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp là vô cùng quan trọng và cấp thiết Việc trang bị những kĩ năng để phòng chống bệnh không chỉ giúp học sinh bảo vệ thật tốt cơ thể trước tác động xấu của môi trường mà còn biết cách xử lí đúng đắn khi bản thân hoặc người khác mắc phải các bệnh truyền nhiễm, góp phần ngăn chặn bệnh, làm giảm những thiệt hại do các bệnh này gây ra

Tuy nhiên, hiện nay trong giáo dục nhà trường, giáo viên chủ yếu cung cấp cho học sinh các kiến thức về các bệnh truyền nhiễm từ các bài học trong môn Khoa học, Tự nhiên - xã hội mà chƣa chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số căn bệnh truyền nhiễm thường gặp cho học sinh Dẫn đến học sinh mặc dù có đầy đủ kiến thức về phòng chống bệnh nhƣng chƣa có đƣợc những kĩ năng, thái độ đúng đắn để phòng chống bệnh cần thiết cho bản thân Chính vì vậy, trong quá trình học tập và nghiên cứuchúng tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng và đề ra các biện pháp khắc phục Giúp học sinh có đƣợc những kĩ năng để bảo vệ tốt sức khỏe của mình và mọi người xung quanh.

Mục tiêu đề tài

Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp cho học sinh thông qua quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5, giúp các em có những kĩ năng cần thiết để bảo vệ cơ thể trước tác động xấu của môi trường thông qua một số bài học của môn Khoa học lớp 5.

Đối tƣợng và phạm vinghiên cứu

Giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiềm thường gặp thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 ở trường Tiểu học hiện nay

Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm tuy nhiên đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi là giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nhƣ : sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não thông qua quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam.

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhóm phương pháp lí luận

4.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến một số bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não; các nguồn tài liệu về giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh; các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 từ các sách, báo, tạp chí, mạng internet,… từ đó đƣa ra cở sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu

4.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, sử dụng phương pháp này để sắp xếp các nguồn tài liệu thành một hệ thống logic và chặt chẽ từ đó hệ thống hóa thành mô hình hoàn chỉnh

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng mắc một số bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não ở học sinh lớp 5 tại trường tiểu học Và điều tra thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não của các giáo viên thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 Từ đó, có đƣợc kết quả về tình hình thực trạng của vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, khách quan

Trong một bài nghiên cứu, phương pháp quan sát sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nghiên cứu nhƣ là quan sát quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5, quan sát biểu hiện khi mắc một số bệnh truyền nhiễm ở học sinh,…Kết hợp phương pháp quan sát và phương pháp điều tra sẽ mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu

4.2.3 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Chuyên gia là những người có kiến thức sâu rộng và có nhiều kinh nghiệm trong viết bài nghiên cứu khoa học Sử dụng phương pháp này giúp bài nghiên cứu đi đúng định hướng của đề tài, tránh được một số lỗi khi viết bài nghiên cứu

4.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Đây là phương pháp kiểm chứng tính khả thi của đề tài Chúng tôi đã tiến hành dạy hai lớp đối chứng và thực nghiệm từ đó lấy kết quả thực tế, rút ra những ƣu điểm và những mặt hạn chế cần sửa chữa, bổ sung

Bài nghiên cứu dùng phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về tình hình mắc bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5, thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5, tại trường Tiểu học

4.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp này trong bài nghiên cứu nhằm thống kê, xử lý số liệu về thực trạng mắc một số bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5 và thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh bệnh truyền nhiễm thông qua môn Khoa học lớp 5 Từ đó, đƣa ra số liệu chính xác, khách quan.

Lịch sử nghiên cứu

Trong những năm qua, cùng với bệnh dịch truyền nhiễm gia tăng thì các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp Quốc hội nước ta đã ban bộ “Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm” Nhiều quyển sách về phòng chống bệnh truyền nhiễm nhƣ sách y khoa “Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm”, sách “Bệnh truyền nhiễm theo mùa và cách phòng tránh nhờn thuốc kháng sinh”,… của viện nghiên cứu Y học đã xuất bản và lưu hành rộng rãi Sở y tế của cả nước và nhiều tỉnh, thành cũng đƣa ra các tiêu chí phải thực hiện trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm cho cả nước, tỉnh thành Điển hình là “Hội thảo về phòng chống bệnh truyền nhiễm và ngộ độc thức ăn” do WHO phối hợp với cơ sở y tế tỉnh Đồng

Nai tổ chức, trong hội thảo này đã giáo dục cho mọi người nhiều kiến thức về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống bệnh một cách hiệu quả Ở tỉnh Bình Dương cũng đưa ra tiêu chí thực hiện về phòng chống bệnh truyền nhiễm và triển khai thực hiện ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về cách phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp cho học sinh trên nhiều diễn dàn trên mạng Ở trường Tiểu học, giáo dục về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cũng đƣợc tổ chức thực hiện qua các buổi chào cờ, ngoài giờ lên lớp và một số môn học Bài viết khóa luận của Hồ Thị Chánh với đề tài “Giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học” cũng có đề cập đến giáo dục các kĩ năng phòng chống bệnh thông qua môn Khoa học lớp 5

Nhìn chung, những bài viết về giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh chƣa nhiều Các bài viết chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức về bệnh và phòng chống bệnh truyền nhiễm mà ít có bài việc nào chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh nói chung và giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5 nói riêng.

Đóng góp của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5

- Đánh giá thực trạng của việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thông qua quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5.

Cấu trúc đề tài

Ngoài các phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục thì đề tài có cấu trúc gồm 3 phần sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn khoa học lớp 5

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

Giáo dục kĩ năng là một quá trình giáo dục, trong đó nhà giáo dục giúp học sinh hình thành năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt đƣợc mục đích đề ra

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng,…

Không phải có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh Muốn gây bệnh phải hội tụ 3 điều kiện: độc lực ( mầm bệnh và độc tố ), số lƣợng nhiễm bệnh đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp

Bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người, lây truyền qua vết cắn của côn trùng hay động vật, lây qua bởi nuốt thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm

1.1.1.3 Giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm

Giáo dục kĩ năng chống một số bệnh truyền nhiễm là quá trình giáo dục trong đó nhà giáo dục giúp học sinh vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn về phòng chống bệnh truyền nhiễm để có khả năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm, giúp bảo vệ thật tốt sức khỏe của bản thân trước tác động xấu của môi trường

1.1.2 Một vài nét về các bệnh truyền nhiễm thường gặp

1.1.2.1 Đặc điểm về các bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên

Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ bằng nhiều đường khác nhau Nhiều bệnh có một đường lây truyền, một số ít bệnh có 2 đến 3 đường lây truyền

Bệnh phát triển thường có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn của bệnh diễn ra kế tiếp nhau: nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.Quá trình đó gọi là tạo thành miễn dịch Tuỳ theo bệnh và tuỳ theo cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cũng khác nhau

Sức thụ bệnh khác nhau tuỳ theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân: có loại bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc bệnh 100%; nhƣng cũng có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh không nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh

* Đặc điểm tiến triển của bệnh

Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các thời kỳ (hay còn gọi là "giai đoạn") sau:

- Thời kỳ nung bệnh: Là từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên Trong thời kỳ này, người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì Thời kỳ nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh, số lƣợng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể Thời kỳ này có thể rất ngắn (hàng giờ) nhƣng có thể rất dài (hàng tháng) Có không ít trường hợp người nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài (thể tiềm tàng hoặc thể người lành mang khuẩn)

- Thời kỳ khởi phát: Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhƣng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên nhất cũng là sốt

- Thời kỳ toàn phát: Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau

- Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần đƣợc loại trừ ra khỏi cơ thể Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần.Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi Nếu không đƣợc can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng

- Thời kỳ hồi phục (lại sức): Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng đƣợc loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, chỉ còn những rối loạn không đáng kể Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động, chiến đấu đƣợc tuỳ theo khả năng bình phục

* Phân loại bệnh truyền nhiễm

Có rất nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây gồm 5 nhóm để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho săn sóc điều trị, 5 nhóm bệnh đó là:

- Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá: Virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột,

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Mục tiêu và nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5

1.2.1.1 Mục tiêuchương trình môn Khoa học lớp 5

Trong mục tiêu chương trình môn Khoa học lớp 5 nói chung và mục tiêu của các bài học phòng chống bệnh truyền nhiễm nói riêng, sau khi học học sinh cần phải đạt những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh truyền nhiễm Cụ thể:

Về kiến thức, học sinh phải có kiến thức cơ bản về các bệnh truyền nhiễm ( sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não) nhƣ: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu của bệnh, tác hại của bệnh,… và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm

Về kĩ năng, học sinh cần có kĩ năng cơ bản để phòng chống bệnh truyền nhiễm nhƣ: có kĩ năng nhận biết, phân biệt một số bệnh truyền nhiễm đã học ở các trường hợp thực tế trong cuộc sống hằng ngày Biết cách xử lý các tình huống liên quan đến phòng chống bệnh trong thực tế hợp lý, hiệu quả Thực hành rèn luyện các kĩ năng đã học tại trường, lớp, tại nhà

Về thái độ, học sinh có thái độ tích cực, tự giácvận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm

1.2.1.2 Nội dung các bài học có thể giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm trong môn Khoa học lớp 5

Trong chương trình sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5 có tất cả 70 bài nằm trong 3 chủ đề chính là Con người và sức khỏe, Tự nhiên, Xã hội Trong đó, có 4 bài có thể giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh đó là:

Bài 12 Phòng bệnh sốt rét

Bài 13 Phòng bệnh sốt xuất huyết

Bài 14 Phòng bệnh viêm não

Bài 15 Phòng bệnh viêm gan A

Những bài này thuộc ở chủ đề con người và sức khỏe, sách Khoa học lớp 5

1.2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua dạy học môn Khoa học lớp 5 của trường Tiểu học

1.2.2.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Địa bàn phường Tân Thạch, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam là nơi có tỉ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm rất cao, nhất là ở độ tuổi các em học sinh tiểu học Tại các bệnh viện, cơ sở y tế ở địa phương cho biết mỗi năm số người mắc phải bệnh truyền nhiễm rất lớn

Tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam, nhiều thầy cô chia sẻ đa số học sinh thường mắc một số bệnh như: Bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, tiêu chảy, sốt rét… Việc học sinh mắc phải một số căn bệnh đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, kết quả học tập, vui chơi,… ở học sinh

Mục đích điều tra nhằm tìm hiểu tình hình mắc các căn bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5 Từ đó,có cơ sở để đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thông qua môn Khoa học lớp 5, giúp các em có đƣợc những kĩ năng phòng chống các căn bệnh truyền nhiễm thường gặp trước tác động xấu của môi trường

Nội dung điều tra gồm các vấn đề sau:

+ Tìm hiểu nhận thức về vai trò giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm ở GV, HS, phụ huynh học sinh

+Tìm hiểu về mục đích dạy học, kiểm tra- đánh giá trong dạy học

+Tìm hiểu về phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên, hứng thú học tập của học sinh

+Tìm hiểu về khả năng vận dụng các kĩ năng đã học vào phòng chống bệnh truyền nhiễm trong cuộc sống của học sinh Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi đã điều tra trên các đối tƣợng:

Thông qua quá trình điều tra tình hình thực tế mắc các bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5 và thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5, chúng tôi đã có đƣợc kết quả nhƣ sau:

1.2.2.2.1 Thực trạng mắc một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở học sinh

Hiện nay số lƣợng học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng đang mắc một số bệnh truyền nhiễm rất cao Để có đƣợc số liệu cụ thể và khách quan về số lƣợng và mức độ mắc các bệnh truyền nhiễm, chúng tôi đã tiến hành điều tra học sinh lớp 5, tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam và đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Có 37,5% HS chƣa bị mắc các bệnh truyền nhiễm và có tới 62,5% HS bị mắc bệnh truyền nhiễm trong năm học này Đa số các em mắc phải những bệnh nhƣ: sốt xuất huyết, tiêu chảy, cảm cúm, sởi, viêm não,…Phần lớn mỗi em mắc từ 2-3 bệnh và 2-3 lần mắc bệnh trở lên trong một năm học Trong đó, số lƣợng học sinh mắc bệnh sốt xuất huyết chiếm khá cao Ở một số học sinh mắc bệnh sốt rét, viêm não, viêm gan A Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm và dễ để lại nhiều biến chứng nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy rằng mức độ mắc bệnh ở học sinh cũng rất đáng lo ngại, có 50% HS mắc bệnh ở mức độ nhẹ (uống thuốc và có thể đi học), 27,3% HS mắc bệnh ở mức độ nặng (uống thuốc và phải ở nhà nghỉ ngơi, điều trị) và 22,7% HS mắc bệnh ở mức độ rất nặng (phải nhập viện) Các em phải tốn một khoảng thời gian dài cho việc nghỉ ngơi, kết hợp uống thuốc, điều trị để hồi phục sức khỏe.Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, học tập, sinh hoạt, vui chơi của các em học sinh

Vì vậy, việc giúp các em có thể phòng chống bệnh truyền nhiễm là rất thiết thực và giáo dục cho các em kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm là điều rất cần thiết

1.2.2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5 Để có thông tin khách quan,chính xác về thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5 Chúng tôi khảo sát trên 3 đối tƣợng:giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về các nội dung: nhận thức của GV, HS, PH, phương pháp và phương tiện dạy học, hứng thú học tập của HS, mục đích dạy học, kiểm tra- đánh giá trong dạy học, khả năng vận dụng các kĩ năng đã học vào phòng chống một số bệnh truyền nhiễm trong cuộc sống a Nhận thức của GV, HS, phụ huynh HS về vai trò của giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh

Hầu hết các giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đều nhận thức đƣợc vai trò của giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm cho học sinh.100%

GV, 89,06% HS và 80% phụ huynh HS cho rằng vai trò việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm là quan trọng và rất quan trọng Đa số các em học sinh lớp 5 có mong muốn đƣợc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm (54,84% HS rất mong muốn, 43,75% HS mong muốn) Điều này cho thấy hầu hết các thầy cô giáo, bậc phụ huynh và học sinh đều nhận thức đƣợc vai tròquan trọng của việc giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm.Rất nhiều học sinh có mong muốn đƣợc trang bị những kĩ năng cần thiết để phòng chống bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cho người khác

Các cơ sở đề xuất biện pháp

2.1.1.Mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 5

Trong mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 5, cần phải giúp học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản về bảo vệ sức khỏe nói chung và phòng chống bệnh truyền nhiễm nói riêng Giúp học sinh có đƣợc những kĩ năng cần thiết để phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp, kĩ năng bảo vệ sức khỏe Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, người thân, xã hội, có thái độ tích cực trong việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng phòng chống bệnh đã học vào trong cuộc sống hằng ngày Trong đó, mục tiêu hình thành, rèn luyện kĩ năng phòng chống bệnh;thái độ đúng đắn của học sinh về phòng chống bệnh truyền nhiễm là mục tiêu rất quan trọng Tất cả các hoạt động dạy học của bài học phải đảm bảo thực hiện tốt mục này Vì vậy, việc đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thông qua môn Khoa học lớp 5 là việc làm rất cần thiết, nó góp phần thực hiện mục tiêu chung của chương trình môn Khoa học lớp 5 và mục tiêu của các bài phòng chống bệnh truyền nhiễm

Trong chương trình môn Khoa học lớp 5, có các bài học phòng chống bệnh truyền nhiễm sau:

Bài Tên bài học Nội dung bài học

Bài 12 Phòng bệnh sốt rét

Giúp học sinh nắm kiến thức về bệnh sốt rét Hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh sốt rét

Bài 13 Phòng bệnh sốt xuất huyết

Giúp học sinh nắm kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Hình thành và rèn luyện kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Bài 14 Phòng bệnh viêm não

Giúp học sinh nắm kiến thức về bệnh viêm não Hình thành và rèn luyện kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh viêm não

Bài 15 Phòng bệnh viêm gan A

Giúp học sinh nắm kiến thức về bệnh viên gan A Hình thành và rèn luyện kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh viêm gan A

2.1.3 Đặc điểm thể chất và nhận thức của học sinh Ở học sinh lớp 5, các em đang phát triển, hoàn thiện dần về mặt thể chất HS đã có đủ năng lực để làm một số việc để phòng chống bệnh truyền nhiễm cho bản thân và gia đình như: tự bỏ mùng khi ngủ, giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường học và khu những khu vực xung quanh, diệt muỗi, ăn chín uống sôi,… Về nhận thức, học sinh lớp 5 đang phát triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng,… Học sinh có thể tiếp thu những tri thức, kĩ năng về phòng chống bệnh Đồng thời, có thể nhận thức được vai trò quan trọng của việc phòng chống bệnh cho bản thân và người khác.Ở độ tuổi này, tuy ý chí ở học sinh chƣa cao nhƣng đã biết cố gắng hoàn thành các yêu cầu của giáo viên, phụ huynh Để các biện pháp hiệu quả, mang tính khả thì biện pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm phù hợp với thể chất học sinh Cụ thể: biện pháp không có nội dung quá nặng nề, học sinh đủ sức lực thực hiện.Đồng thời biện pháp áp dụng trong bài học phải lôi cuốn, hẫn dần học sinh tích cực, tự giác tham gia, không vƣợt quá năng lực nhận thức của học sinh Nếu không đảm bảo yếu tố này không những sẽ không hiệu quả mà còn khiến học sinh áp lực, chán nản trong học tập

2.1.4 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình điều tra tình hình mắc một số bệnh truyền nhiễm ở học sinh lớp 5, trường Tiều học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam chúng tôi nhận thấy rằng học sinh mắc bệnh truyền nhiễm chiếm số lƣợng lớn Bên cạnh đó, mặc dù đa số giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhận thức đƣợc vai trò của việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh nhƣng việc giáo dục này lại chƣa hiệu quả Trong thực tế dạy học các bài phòng bệnh truyền nhiễm ở môn Khoa học lớp 5, giáo viên chỉ quan tâm đến việc giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng chống bệnh chƣa quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh thái độ đúng đắn về phòng chống bệnh Các phương pháp dạy học của giáo viên chỉ giúp ích trong việc cung cấp tri thức mà chƣa giúp nhiều trong việc hình thành, rèn luyện kĩ năng, thái độ phòng chống bệnh Đồng thời các hình thức kiểm tra, đánh giá của giáo viên chƣa toàn diện Giáo viên đã bỏ qua việc đánh giá thái độ của học sinh trong phòng chống bệnh Hầu hết giáo viên chƣa kiểm tra đánh giá việc rèn luyện kĩ năng phòng bệnh và thái độ của học sinh tại gia đình Việc xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng phòng chống bệnh cho học sinh chưa thường xuyên, thỏa mãn được nhu cầu học tập, rèn luyện của học sinh

Vì vậy gặp khó khăn cho việc hình thành, rèn luyện kĩ năng phòng bệnh cho học sinh Đa số các em chƣa thật sự có kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm đã học vào phòng chống bệnh vào thực tế cuộc sống hằng ngày

Chính vì thế các biện pháp đề ra phải giải quyết những thiếu sót, hạn chế của hiện tại Đó là thay đổi phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh hình thành, rèn luyện kĩ năng, thái độ phòng bệnh hiệu quả hơn Cần tiến hành đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá để đánh giá kĩ năng, thái độ học sinh một cách toàn diện Đồng thời xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phòng chống bệnh hiệu quả hơn.

Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học lớp 5

2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Tất cả các hoạt động dạy học cần phải có mục đích Mục đích là cái đích cuối cùng của bài học cần hướng đến Hoạt động dạy học sẽ không hiệu quả, không thành công nếu không có mục đích Các biện pháp đề ra trong dạy học các bài phòng chống một số bệnh truyền nhiễm ở môn Khoa học lớp 5 nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh cho học sinh Thực hiện tốt mục đích của bài học là hình thành kĩ năng, thái độ đúng đắn về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp cho học sinh

2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Việc xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5 phải dựa trên cơ sở thực tiễn của quá trình dạy học

Các biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và đào tạo của nhà trường, phù hợp với nội dung, phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay Điều này có nghĩa là các biện pháp đƣa ra phải đảm bảo tính hiện đại, tính thực tiễn, tính cân đối, hài hòa của nội dung dạy học hiên đại Đề xuất một số giải pháp phải phù hợp với điều kiện sống, điều kiện làm việc của giáo viên, phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại trường

Các biện pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí ở học sinh

2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn vẹn

Nguyên tắc này có tính chỉ dẫn, định hướng, điều khiển, điều chỉnh học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm.Các biện pháp đặt ra mang tính hệ thống ở chỗ kế thừa những kiến thức, những kĩ năng đã có, tiếp tục hình thành và rèn luyện những kĩ năng mới Học sinh học tập, rèn luyện những kĩ năng cơ bản, dễ nhất đến những kĩ năng khó thực hiện hơn Những kiến thức, kĩ năng mới có mối quan hệ chặt chẽ với kiến thức, kĩ năng đã có và thống nhất cùng nằm trong kiến thức, kĩ năng phòng chống bệnh truyền Giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm còn đảm bảo tính toàn vẹn ở chỗ: những kĩ năng các em đƣợc hình thành và rèn luyện không chỉ ở trường, lớp mà còn ở tại gia đình, môi trường sống xung quanh

2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tích cực, tự giác của học sinh, vai trò hướng dẫn của giáo viên và vai trò hỗ trợ của gia đình

Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, tính tích cực, tự giác của học sinh là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nhận thức Học sinh sẽ tiếp thu tri thức nhanh chóng, dễ dàng nếu tích cực và tự giác trong học tập Giáo viên có vai trò chỉ đạo, dẫn dắt học sinh nắm bắt kiến thức, kĩ năng một cách đúng đắn và nhanh chóng Bên cạnh đó, gia đình có vai trò hỗ trợ cho quá trình dạy học trong việc phối hợp với giáo viên, nhà trường để giáo dục con em mình tại nhà Vì vậy, để giáo dục học sinh hiệu quả nhất cần phải đảm bảo tính thống nhất giữa pháttính tích cực, tự giác của học sinh, vai trò hướng dẫn của giáo viên và vai trò hỗ trợ của gia đình

Các biện pháp đề ra trong dạy học các bài phòng chống một số bệnh truyền nhiễm đảm bảo tích cực, tự giác của học sinh trong việc tự giác, tích cực thực hiện các việc phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trường, ở nhà Giáo viên là người hướng dẫn cho các em tiếp nhận kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua các hoạt động dạy học, các yêu cầu, các bài tập thực hành Phụ huynh sẽ là người nhắc nhở, giám sát các công việc phòng chống bệnh của học sinh ở nhà Phụ huynh phối hợp với giáo viên kiểm tra đánh giá kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm ở học sinh một cách toàn diện.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm

Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thông qua môn Khoa học lớp 5, tôi đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 5 Thực nghiệm sƣ phạm nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đã đƣợc đề ra.

Nhiệm vụ của thực nghiệm

Để thực hiện đƣợc mục đích của thực nghiệm đã nêu trên, chúng tôi cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu tình hình học sinh và lựa chọn đối tƣợng thực nghiệm

- Tổ chức một số tiết dạy về các bài phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

Đối tƣợng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với học sinh của 2 lớp, lớp 5/1 và lớp 5/4 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam Trong đó lớp 5/1 là lớp thực nghiệm và lớp 5/4 là lớp đối chứng

Cơ sở để lựa chọn đối tƣợng thực nghiệm là căn cứ vào:

- Số học sinh 2 lớp là tương đương nhau (mỗi lớp 34 HS)

- Trình độ học lực của 2 lớp đồng đều

- Trình độ nghiệp vụ của giáo viên chủ nhiệm 2 lớp tương đương nhau và có nhiều kinh nghiệm thâm niên trong công tác dạy học.

Địa bàn thực nghiệm

Thời gian tiến hành tổ chức thực nghiệm nằm trong khoảng thời gian thực tập giảng dạy tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam ( Từ ngày 15/2 đến 26/3 năm 2016)

3.4.2 Địa bàn thực nghiệm Địa bàn mà chúng tôi lựa chọn để tiến hành thực nghiệm là trường Tiểu học

Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (trường chúng tôi tham gia thực tập Sư phạm 2) Đây là một trong những trường nằm ở trung tâm thành phố, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận Tiêu biểu:Có 851/947 em học sinh giỏi , tỉ lệ 89,9 %; số học sinh lên lớp thẳng là 945/947 em, tỉ lệ 99,8% (số liệu năm học 2014-2015) Trường đã tổ chức, hướng dẫn cho nhiều học sinh thi các cuộc thi Tiếng anh trên internet, thi IOE, hội thi vẽ tranh,… cấp thành phố, cấp tỉnh và đạt đƣợc nhiều thành tích cao Các cán bộ, giáo viên luôn cố gắng trong công tác quản lý, giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Nhiều cán bộ - giáo viên được cấp trên tuyên dương, khen thưởng Đa số học sinh là con em cán bộ, công nhân viên chức, các gia đình buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ nên cuộc sống đƣợc đầy đủ về vật chất, tinh thần Các em có điều kiện tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí Việc học đƣợc đầu tƣ nhiều, có đủ quần áo, sách vở đến lớp Phần lớn các em chăm ngoan học giỏi, thực hiện tốt nội quy nhà trường Các em được tạo điều kiện theo học các lớp năng khiếu, các lớp phát triển thể chất, thể lực.

Kế hoạch thực nghiệm

Thời gian Nội dung Nội dung giảng dạy

+ Tìm hiểu tình hình HS và lựa chọn đối tƣợng thực nghiệm

Tuần 2 (từ ngày 23-2-2016 đến ngày 29-2-2016)

+ Tiến hành soạn giáo án cho việc dạy thực nghiệm

Tuần 3 (từ ngày 1-3-2016 đến ngày 7-3-2016)

+ Tổ chức dạy lớp thực nghiệm

+ Bài :Phòng bệnh sốt rét

Tuần 4 (từ ngày 8-3-2016 đến ngày 14-3-2016)

+ Tổ chức dạy lớp thực nghiệm

+ Bài : Phòng bệnh sốt xuất huyết

+ Tổ chức cho HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng làm phiếu khảo sát

- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tổ chức dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

+ Ở lớp thực nghiệm, hoạt động dạy học đƣợc tổ chức theo giáo án chúng tôi đã soạn nhằm giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp cho học sinh (Ở các bài: Phòng bệnh sốt rét, phòng bệnh sốt xuất huyết trong sách Khoa học lớp 5)

+ Ở lớp đối chứng, các hoạt động dạy học đƣợc tổ chức theo giáo án thông thường của giáo viên đã thiết kế

- Sau đó, chúng tôi so sánh nhận xét tình hình học tập của 2 lớp

- Điều tra hứng thú học tập của học sinh

- Điều tra kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm ( bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết ) ở học sinh

- Tiến hành nhận xét, rút ra kết luận về hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho học sinh

3.6.2 Giáo án thực nghiệm Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành giảng dạy thực nghiệm theo 2 kế hoạch bài dạy sau:

- Bài 12: “Phòng bệnh sốt rét”

- Bài 13: “Phòng bệnh sốt xuất huyết”

( có trong mục 2.3.4 Thiết kế kế hoạch bài dạy)

Kết quả thực nghiệm

Để thu thập thông tin chính xác trong quá trình dạy học, chúng tôi đã tiến hành dạy 2 tiết ở lớp thực nghiệm và đối chứng Ở cả 2 lớp này đều đảm bảo quy trình tiết dạy, phân bố thời gian hợp lý giữa các hoạt động Đồng thời, GV đều sử dụng kết hợp phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại như tranh ảnh, bài giảng điện tử… Các nội dung kiến thức trọng tâm trong bài học đều đƣợc đảm bảo cung cấp cho HS theo quy định trong chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tuy nhiên, qua quá trình quan sát và điều tra chúng tôi thu thập đƣợc kết quả sau: Ở lớp đối chứng: Trong quá trình học vẫn còn không ít học sinh chƣa tập trung trong giờ học Các em này còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học

GV chƣa đƣa ra hệ thống bài tập để học sinh rèn luyện kĩ năng, thái độ đúng đắn về phòng chống bệnh sốt rét, sốt xuất huyết nói riêng và phòng chống bệnh truyền nhiễm nói riêng cả ở trường, lớp và ngay tại nhà Trong quá trình trò chuyện, phỏng vấn học sinh, hầu hết các em chƣa thực hiện nhiều các công việc để phòng chống bệnh đã học Thậm chí nhiều học sinh không thực hiện các việc làm phòng chống một số bệnh truyền nhiễm Nhƣ vậy, thấy rằng đa số học sinh chƣa có thái độ tích cực, tự giác trong việc phòng chống một số bệnh truyền nhiễm Các em chƣa có đƣợc những kĩ năng cần thiết trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm sau khi học các bài học “ Phòng bệnh sốt rét” và “ Phòng bệnh sốt xuất huyết” trong môn Khoa học lớp 5 Ở lớp thực nghiệm: Qua quá trình quan sát, điều tra chúng tôi thấy rằng: Đa số học sinh rất hứng thú trong học tập, các em tích cực phát biểu trong giờ học, lớp học sôi nổi Việcthường xuyên thay đổi phương pháp dạy học đã khiến học sinh đã rất thích thú trong quá trình học tập Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp dạy học như:phương pháp dự án, phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vai,… đã tạo điều kiện cho học sinh thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống tại trường lớp và tại gia đình Đồng thời, giáo dục cho học sinh thái độ đúng đắn trong việc phòng chống một số bệnh truyền nhiễm Không những vậy, việc lồng ghép các trò chơi vào các bài tập thực hiện các việc làm phòng chống bệnh đã học không những giúp học sinh thích thú, tích cực thực hiện còn mang lại hiệu quả giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh rất cao Thể hiện: Trong phần báo cáo kết quả của cuộc thi phòng chống bệnh sốt rét, đa số học sinh đã làm nhiều việc để phòng chống bệnh sốt rét cho bản thân và người thân Nhiều học sinh đã cùng với phụ huynh thực hiện các việc làm phòng chống bệnh ở mức độ khó hơn so với lứa tuổi của các em Để tìm hiểu về kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm sau khi học

2 bài: “Phòng bệnh sốt rét” và “Phòng bệnh sốt xuất huyết” chúng tôi phát phiếu bài tập thực hành phòng chống một số bệnh truyền nhiễm đã học (phần phụ lục) hướng dẫn và yêu cầu các em thực hiện trong thời gian 1 tuần Sau đó, chúng tôi đã thu lại phiếu bài tập thực hành của học sinh lại và có đƣợc kết quả nhƣ sau: 100% HS đều tham gia thực hiện các việc làm làm phòng chống bệnh sốt rét và sốt xuất huyết nhƣ: ngủ trong mùng, giữ gìn vệ sinh nơi ở, thu gom các vật dụng phế thải nhƣ: chai, mảnh chai, lọ, vỏ dừa,… Trong đó có 41,2% HS còn lôi kéo người thân xung quanh cùng thực hiện các việc làm để phòng chống bệnh Đặc biệt, ở một số học sinh dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người lớn (bố mẹ, anh chị,…) đã thực hiện các việc làm để phòng chống bệnh ở mức độ khó hơn so với lứa tuổi, khả năng của mùng nhƣ: Cùng với bố mẹ, anh chị phát những bụi rậm, thông cống rãnh, lấp các vũng nước tù,… xung quanh nơi ở

Bên cạnh đó, chúng tôi còn đánh giá đƣợc thái độ của học sinh thông qua ý kiến của phụ huynh ( thông qua phần cho ý kiến của phụ huynh ở phiếu bài tập thực hành) Cụ thể: Các phụ huynh đều xác nhận con em mình có thực hiện những việc làm ghi trong phiếu thực hành Đồng thời, đa số các phụ huynh đều cho rằng các em rất tích cực trong việc thực hiện phòng chống một số bệnh truyền nhiễm đã học ở nhà Từ kết quả thu đƣợc từ phiếu bài tập thực hành của mỗi học sinh cùng với quan sát của giáo viên trong quá trình học ở trên lớp, có thể thấy, học sinh đã thực hiện đƣợc nhiều các việc phòng chống bệnh cho bản thân và mọi người xung quanh Các em đã có thái độ đúng đắn trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm trong cuộc sống hằng ngày

Nhƣ vậy, mặc dù chỉ thông qua 2 tiết dạy học ngắn ngủi nhƣng đa số học sinh đã nắm bắt tốt kiến thức về phòng chống bệnh đã học Các em có thái độ tích cực, tự giác trong việc phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cho bản thân và người khác Kết quả trên sẽ còn tốt hơn nữa nếu giáo viên thường xuyên phối hợp với phụ huynh một cách chặt chẽ trong việc giáo dục và kiểm tra kĩ năng, thái độ cho học sinh

Tuy nhiên, để quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao giáo viên cần có một số lưu ý sau: Tùy vào trình độ học tập của lớp học, khả năng của học sinh mà sử dụng các phương pháp dạy học, câu hỏi bài tập sao cho phù hợp Các việc làm phòng chống một số bệnh truyền nhiễm mà GV yêu cầu học sinh thực hiện phải chú ý đến điều kiện hoàn cảnh sống của từng gia đình học sinh để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất

Tiểu kết chương 3 Ở chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm việc giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm vào giảng dạy cho HS lớp 5 tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam Qua quá trình thực nghiệm đã mang lại một số hiệu quả nhất định.Hầu hết học sinh rất hứng thú trong học tập, đa số học sinh đã có đƣợc kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm.Kết quả thực nghiệm đã chứng minh các biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm trong giảng dạy cho HS là hoàn toàn phù hợp

Việc thực nghiệm đã phần nào kiểm tra đƣợc mức độ khả thi của những biện pháp tôi đã đƣa ra Tuy chỉ thông qua một, hai tiết dạy thì chƣa thể khái quát lên đƣợc tất cả cũng nhƣ chƣa thể dự đoán đƣợc mức độ thành công tuyệt đối khi vận dụng những biện pháp trên khi giảng dạy môn Khoa học Tuy nhiên, nếu có sự đầu tƣ và chú tâm trong giảng dạy cùng với những biện pháp trên thì chắc chắn học sinh lớp 5 sẽ đƣợc có đƣợc nhiều kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm thông qua các tiết học Đồng thời, học sinh sẽ có thái độ tích cực, tự giác hơn trong việc phòng chống bệnh cho bản thân và mọi người xung quanh.

Ngày đăng: 08/03/2024, 07:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w