Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Nông - Lâm - Ngư 1 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SIN H NGÔ THỊ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA VỊT CV SUPER MEAT THEO CÁC PHƯƠNG THỨC NUÔI NHỐT TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 2 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SIN H KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA VỊT CV SUPER MEAT THEO CÁC PHƯƠNG THỨC NUÔI NHỐT TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện NGÔ THỊ PHƯƠNG MSSV: 2113012720 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH – KTNN KHÓA 2013-2007 Cán bộ hướng dẫn Th.S. NGUYỄN THỊ THÙY VÂN MSCB: 15111-000066 Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình hoặc luận văn nào trước đây. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Ngô Thị Phương 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng nổ lực của bả n thân em, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đế n: Ban giám hiệu trường Đại học Quả ng Nam. Toàn thể quý thầy cô Khoa Lý – Hóa – Sinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bả o, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt quá trình thực hiệ n và hoàn thành khóa luậ n. Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ông Phạm Văn Bình và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luậ n. Cuối cùng, lời cảm ơn xin được gởi đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, độ ng viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, mặt dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh đượ c những sai sót. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của thầy cô để luận vă n hoàn thiện hơ n. Em xin chân thành cảm ơ n Quảng nam, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Ngô Thị Phương 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Các chữ viết tắt Cs Cộng sự ĐC Đối chứng TN Thí nghiệm Đtg Đồng tác giả ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG 2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2 Giá trị dinh dưỡng có trong một kg thức ăn của vịt thí nghiệm. 3.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần thí nghiệm 3.2 Bảng tỷ lệ mắc bệnh của vịt thí nghiệm 3.3 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 1) 3.4 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 2) 3.5 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 3) 3.6 Lượng thức ăn thu nhận hằng ngày 3.7 Hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt thí nghiệm qua 3 lần thí nghiệm (kg thức ănkg tăng khối lượng) 3.8 Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất thịt xẻ 3.9 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ HìnhBiểu đồ Tên hìnhTên biểu đồ Trang Hình 1.1 Bảng đồ hành chính huyện Thăng Bình Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc bênh của vịt qua 3 lần lặp lại Biểu đồ 3.2 Khối lượng vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (lần I) Biểu đồ 3.3 Khối lượng vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (lần 2) Biểu đồ 3.4 Khối lượng vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (lần 3) Biểu đồ 3.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn vịt 8 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp truyền thống và hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi là hình thức làm giàu được nhiều hộ gia đình ở nông thôn tìm đến trong những năm qua. Trong số đó chăn nuôi vịt thường mang đến hiệu quả kinh tế cao, khi yêu cầu kỹ thuật đơn giản, thích nghi với nhiều điều kiện nuôi khác nhau. Năm 2014, tổng đàn thủy cầm của cả nước đạt 86,2 triệu con, riêng đàn vịt đạt 68,407 triệu con, chiếm 20,9 tổng đàn gia cầm của cả nước (327.696.000 con). Vịt được chăn nuôi và sử dụng rất đa dạng như lấy trứng, trứng vịt lộn, lấy thịt. Thịt vịt ngon, có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau, không chỉ phục vụ thực phẩm trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước khác. Trong những năm qua, nước ta đã du nhập nhiều giống vịt có chất lượng tốt, đem lại giá trị kinh tế cao.2 Trong đó, vịt CV Super Meat là giống vịt thịt được nuôi nhiều hiện nay. Đây là một giống vịt dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn cao, lớn rất nhanh, chất lượng thịt ngon, nuôi khoảng 45-50 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng 3-3,5 kgcon, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế, vịt có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 7 Mô hình chăn nuôi vịt nhốt hoàn toàn trong chuồng là phương pháp nuôi thâm canh trên nền hoặc nuôi trên sàn với kỹ thuật chăn nuôi không quá phức tạp. Bên cạnh đó, mô hình này còn giúp hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nuôi nhốt vịt vẫn lớn bình thường, chất lượng thịt vẫn ngon. Tuy nhiên vịt là loại gia cầm ăn nhiều, đi phân lỏng, khả năng mắc bệnh của chúng cao và dễ lây lan dịch bệnh. Trong khi các trang trại chăn nuôi chỉ có 20 được xây dựng tại các khu tập trung, còn 80 được xây dựng xung quanh khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, không khí… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Chăn nuôi vịt càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách, yêu cầu đặt ra là phải có một hình thức chăn nuôi phù hợp nhất vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. 9 Theo các chuyên gia, chăn nuôi nhốt vịt có những ưu thế hơn hẳn nuôi vịt truyền thống (chăn thả vịt), đảm bảo an toàn sinh học, phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới (như Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…). Nuôi nhốt sẽ góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi, làm tăng hiệu quả nhờ vào việc áp dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng một cách khoa học, làm tăng năng suất vịt nuôi. Đồng thời hướng tới việc thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu an toàn bằng chăn nuôi vịt tập trung quy mô lớn theo định hướng tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT. Mặt dù chăn nuôi nhốt mang lại nhiều ưu điểm lớn nhưng phương pháp nuôi nhốt nào mới mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội hơn, nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn hay nuôi nhốt có ao hồ cho vịt bơi lội, đó cũng là bài toán được đặt ra cho không chỉ các nhà khoa học mà còn của các nhà chăn nuôi.10 Hiện nay, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương thức nuôi nhốt vịt ở các tỉnh Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Bình Định… riêng tại tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, để xác định phương thức nuôi nhốt phù hợp và áp dụng rộng rãi phương pháp chăn nuôi này trong thời gian tới một cách bền vững cần có một đánh giá sát thực về hiệu quả của phương pháp này đặc biệt trên phương diện kinh tế cho người dân học hỏi và làm theo. Do đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của vịt CV Super Meat theo các phươ ng thức nuôi nhốt tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định phương thức nuôi phù hợp với vịt thương phẩm. - Đánh giá về khả năng sản xuất và chất lượng thịt của vịt thương phẩm. - Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt thương phẩm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu + Vịt siêu thịt ( CV Super Meat) Nguồn gốc: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngViện Chăn Nuôi, địa chỉ: Tân Trường – Cẩm Giàng – Hải Dương. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trại vịt của gia đình ông Ngô Xuân Nghiêm và ông Phạm Văn Bình đội 14, thôn Vân Tiên, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 10 - Thời gian: Từ tháng 82016 đến tháng 22017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thí nghiệm - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp xử lý số liệu. 11 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng chăn nuôi vịt hiện nay 1.1.1. Trên thế giới Lương thực, thực phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay, nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp trứng, thịt sữa là các loại thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần làm đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất. Trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực nghiên cứu để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và thân thịt cao, có khả năng kháng bệnh. Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và trình độ công nghiệp hóa trong chăn nuôi gia cầm cùng với thói quen tiêu dùng… mà đàn gia cầm nói chung phân bố không đồng đều. Theo thống kê của tổ chức Lương Nông thế giới vào năm 2013 trên 90 đàn vịt được nuôi ở châu Á. FAO, 2014 Sau dịch cúm gia cầm, nhiều nước chuyển dịch cơ cấu một phần chăn nuôi gia cầm sang chăn nuôi lợn, nhưng chăn nuôi gia cầm vẫn được các nước đang phát triển định hướng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tương đối cao: 3,11 cho Trung Quốc, 11,11 cho ấn Độ, 2,40 cho Indonesia, 3,66 cho Philippines, 2,80 cho Liên bang Nga, và Thái Lan là 3,07 năm. Theo số lượng thống kê của tổ chức Nông lương thế giới- FAO năm 2009, số lượng tổng đàn vịt trên thế giới là 1.008,3 triệu con. Trong đó, chăn nuôi vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu con, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ 5 là pháp có 22,5 triệu con vịt. Tình hình chăn nuôi thế giới và khu vực- Dairy Việt Nam. Về phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi trang trại và bán thâm canh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh. Phương thức chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, và một số nước ở châu Phi, châu Á, Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghệ thâm canh các công nghệ cao về cơ 12 giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như lai giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều kiện giới tính. Chăn nuôi bán thâm canh và chăn nuôi quảng canh phần lớn ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Chăn nuôi quảng canh, tận dụng dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp và vấp phải nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Tình hình chăn nuôi thế giới và khu vực-Dairy Việt Nam Nạn ô nhiễm môi trường sống và ô nhiễm nguồn nguồn nước, đất do chất thải trong chăn nuôi vịt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng của vịt nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh, tăng các chi phí phòng trị bệnh do đó làm cho năng suất chăn nuôi bị giảm, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt là sự bùng phát của dịch cúm gia cầm ở các quốc gia trên thế giới yêu cầu ngày càng phải có một phương thức chăn nuôi phù hợp hơn cho từng nước. Tháng 2 năm 2009, trang trại Sirathmpitak ở tỉnh Nakhon, phía bắc Thái Lan đã thu hoạch lứa vịt thịt đầu tiên được nuôi khô trong chuồng kín. Kết quả nuôi 120.000 con vịt thịt sau 45 ngày đã cho kết quả khả quan. Khối lượng cơ thể vịt bình quân đạt 3,3 kgcon, tỷ lệ nuôi sống 98,5 và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 kg. Kết quả này cao hơn hẳn yêu cầu của công ty cổ phần hữu hạn Bangkok Ranch, công ty lớn nhất trong chăn nuôi vịt ở Thái Lan, đã kí hợp đồng với trang trại Sirathmpitak để thu mua vịt thịt phục vụ chế biến. 1 Dựa trên các kết quả đó, các nhà khoa học của Việt Nam đã nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng các phương pháp chăn nuôi vịt mới, nhưng chỉ với một phần rất nhỏ trong tổng đàn vịt được nuôi, vì phần lớn ở nước ta vịt được chăn thả một cách tự nhiên. 1.1.2. Ở Việt Nam Cùng với sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng và hiệu quả của các mô hình chăn nuôi khác thì chăn nuôi vịt và các loài thủy cầm khác cũng được quan tâm và có bước phát triển đáng kể. Nhiều giống vịt có năng suất cao đã nhập vào nước ta và như vịt Bắc Kinh (1970), vịt Anh đào Hung (1975, 1983), vịt Szarwas (1990)… đặc biệt là giống vịt siêu thịt CV Super M. (1889, 1990) cho hiệu quả kinh tế cao. 8 13 Do chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam gắn bó với nền sản xuất lúa nước nên số lượng thủy cầm Việt Nam đứng thứ hai thế giới, hiện Việt Nam có đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với trên 80 triệu con trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm 26,68, ĐBSCL chiếm 32,19, khu vực Tây Bắc chiếm 2,17, Miền Trung chiếm 21 trong tổng đàn thủy cầm của Việt Nam. Trong thập kỷ qua, số vịt tăng bình quân 7năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịt hơinăm. Trứng đạt trên 2 tỷ quảnăm. Cơ cấu giữa thủy cầm sinh sản và thủy cầm nuôi thịt thì thịt chiếm 65 - 70, thủy cầm sinh sản chiếm 30 - 35. Việt Nam đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm còn ít do hạn chế trong khâu chế biến. Viện chăn nuôi- Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2015 Hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL khi xây dựng đề án tái cơ cấu chăn nuôi đều chọn vịt là vật nuôi chính, sau heo. Các tỉnh có phong trào chăn nuôi vịt phát triển mạnh như: Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, tổng đàn mỗi tỉnh trên 3 triệu con; Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, mỗi tỉnh có trên 2 triệu con, là nguồn cung cấp thịt, trứng cho khu vực, TP.Hồ Chí Minh và cho xuất khẩu. Tổng đàn vịt các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong 3 năm qua có xu hướng giảm nhẹ khoảng 4,32. Theo thống kê năm 2014, tổng đàn vịt trong khu vực là 25,45 triệu con, trong đó vịt đẻ 11,22 triệu con. Chăn nuôi vịt ở ĐBSCL chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông và chạy đồng (nuôi vịt chạy đồng trước đây rất thịnh hành ở ĐBSCL nhưng hiện nay số lượng đã giảm dần mà thay vào đó là phương thức chăn nuôi thả đồng gần có kiểm soát). Ở nhiều địa phương, chăn nuôi bán công nghiệp (nuôi nhốt kết hợp với thả đồng có đầu tư chuồng trại, thức ăn công nghiệp) đang phát triển và chuyển dần theo hướng trang trại, công nghiệp.18 Chỉ tính riêng tại Vĩnh Long, tổng đàn vịt thịt của tỉnh đến tháng 42015 là 538.400 con. Về quy mô chăn nuôi, toàn tỉnh hiện có 4 cơ sở chăn nuôi vịt quy mô từ 3.000 - 5.000 con với tổng đàn 20.000 con; 524 hộ chăn nuôi vịt quy mô từ 500 - 3.000 con với tổng đàn 425.000 con.18 Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Với mô 14 hình mới này, dịch bệnh được kiểm tra chặt chẽ và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân. Hương Giang, Báo Kinh tế Tỉnh Đồng Nai Mô hình nuôi vịt siêu thịt Super M2 ở tỉnh Long An và An Giang theo hướng an toàn sinh học theo kiểu vịt cá kết hợp, phân vịt có thể làm thức ăn cho cá và ao cá có thể cho vịt bơi lội là mô hình chăn nuôi mới, nhằm mở ra hướng đi mới cho người nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mô hình không chỉ đem lại lợi nhuận từ việc nuôi vịt mà có thêm nguồn thu nhập từ nuôi cá kết hợp. Văn Phô, Mô hình nuôi vịt an toàn sinh học hướng đi mới của nông dân ở xã anh hùng Tân An, Báo An Giang Ở Đồng Tháp cũng áp dụng phương thức nuôi vịt thịt năng suất cao CV Super M, thực hiện theo cách nuôi nhốt tập trung bằng thức ăn viên công nghiệp. Đàn vịt được 45 đến 60 ngày tuổi là có thể bán thương phẩm, hầu hết đều đảm bảo an toàn dịch bệnh và tăng trọng nhanh. Bình quân vịt 2 tháng tuổi đạt trên 3kgcon, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95. Với giá vịt thịt ở mức 30.000 - 33.000đkg như hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi ký vịt người nuôi còn lời từ 3.000 - 5.000đ.Ái Mai, Đồng Tháp nhân rộ ng mô hình nuôi vịt an toàn, Báo Sài Gòn giải Phóng 1.2. Khái quát về giống vịt Super Meat 1.2.1. Nguồn gốc Vịt siêu thịt (hay còn gọi là vịt Super Meat hay vịt Super M, vịt CV) là giống vịt công nghiệp chuyên thịt cao sản được tạo ra thông qua chọn lọc di truyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ thịt nạt của vịt Bắc Kinh do hãng Cherry Valley của nước Anh tạo ra từ năm 1976 và được mang về Việt Nam vào cuối những năm 1989 trong khuôn khổ hoạt động dự án “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi vịt VIE- 86-007” do chương trình của liên hợp quốc về phát triển (UNDP) tài trợ.8 Đây là giống vịt có năng suất thuộc loại cao. Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã công nhận giống vịt siêu thịt này là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với một số dòng vịt này như Vịt CV (Super M, vịt CV super M2 và M2 (i), Super-M3), giống vịt chuyên thịt M14. 8 1.2.2. Các dòng Các dòng vịt Super như Super M hay Super Heavy (siêu nặng) có ưu điểm tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn nhưng có khả năng cho sản lượng thịt cao. Các giống vịt dòng Super cho năng suất cao hơn giống vịt truyền thống. 8 15 Vịt CV Super M2 cải tiến (Viện chăn nuôi, 2006) là kết quả của quá trình cải thiện về mặt di truyền của trại vịt giống Vigova từ đàn nguyên liệu nhập của Anh Quốc, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt, giảm tiêu tốn thức ăn.8 Việt Nam đã nhập một loạt giống vịt ông bà CV Super M gồm 2 dòng, qua 9 thế hệ chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất của vịt dòng ông (CB1), dòng bà (CB2) bằng phương pháp chọn lọc, tạo dòng đơn giản theo nhóm quần thể nhỏ và áp lực chọn lọc cao có luân chuyển trống mái để tránh cận huyết.8 Trong khoảng 40 năm qua Việt Nam đã nhập nhiều giống vịt có năng suất thịt cao trên thế giới. Các giống vịt này hiện còn tồn tại rất ít, trong các năm 1989, 1990, 1991, 1999 và năm 2001 nhập thêm các giống vịt CV Super M, M2, M2(i), CV Super M3, là những giống vịt có năng suất thịt cao hiện đang phát triển khá mạnh Việt Nam và Vit CV Super M, M2, M2 cải tiến. 8 Vịt Super cho năng suất cao, chất lượng thịt tốt, tỉ lệ đẻ trứng và tỉ lệ phôi cao. Qua các thế hệ vịt CB1 có tỷ lệ nuôi sống cao ở các giai đoạn con, dò, hậu bị: 97 - 100; tương ứng vịt CB2: 96 - 99 . Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi vịt CB1 con trống đạt 2,3 -2,7 kgcon, vịt CB2 con trống có khối lượng trung bình: 2,0 - 2,2 kgcon.8 1.2.3. Đặc điểm ngoại hình Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng cho giống cao sản hướng thịt. Vịt có màu sắc lông trắng, mỏ và chân có màu vàng nhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển, đầu và cổ to, dài, mỏ dài và rộng. Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường thẳng. Dáng đứng gần song song với mặt đất. Vịt con lông bông và mịn, mắc sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèo chân, nặng bụng bết lông.8 Vịt trống 4,1 kg, vịt mái 3,45 kg. Con đực trưởng thành có thể nặng 4,7 kg1con, con mái nặng 3,7 kg1con, dòng cao sản nuôi 42 ngày tuổi đạt 2,8 kgcon và 60 ngày tuổi đạt 3 kgcon. 8 1.2.4. Tập tính Vịt ham kiếm mồi, tìm mồi kỹ, thích hợp với nhiều loại thức ăn đa dạng và chạy đồng rất tốt. Chúng có thể ăn vào nhiều khoảng thời gian trong ngày nhưng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. 16 Vịt thích nghi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Chúng có thể được chăn thả dưới nước, chạy đồng hoặc nuôi nhốt trên cạn theo quy mô công nghiệp tùy theo điều kiện kinh tế, địa hình, khí hậu của mỗi vùng sinh thái khác nhau. 1.3. Các phương thức nuôi nhốt vịt siêu thịt 1.3.1. Nuôi nhốt có nước bơi lội Vịt là loại thủy cầm rất thích sống trong môi trường nước; do vậy, các ao hồ, đồng ruộng, và sông ngòi đều có thể làm bãi chăn nuôi vịt nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp. Không thả vịt tự do ra ao hồ, cũng không nuôi nhốt vịt trên sông suối sẽ gây ô nhiễm môi trường và không an toàn dịch bệnh. Chỉ nên quây nhốt vịt trên ao hoặc quây nhốt vịt trong ruộng lúa ở khu vực cố định, không thả chạy đồng tự do. + Nuôi vịt nhốt trên ao: Có thể làm chuồng nền trên bờ ao hoặc làm chuồng sàn trên mặt ao. Nguồn phân vịt thải ra và thức ăn thừa của vịt là thức ăn cho cá. Vịt bơi lội làm tăng lượng oxy trong nước giúp cho cá hô hấp tốt hơn. Lưu ý vịt ăn cá nhỏ cho nên không thả vịt vào ao cá giống. Vịt mò có thể làm sạt lở bờ ao do đó phải ngăn bờ bằng phên hoặc lưới cách bờ khoảng 1m. Vịt có thể làm ảnh hưởng đến môi trường nước, do đó phải có diện tích mặt nước chăn thả phù hợp, mỗi con vịt cần từ 4- 5m2 mặt nước ao hồ. + Nuôi vịt nhốt trong ruộng lúa: Phải nhốt vịt cố định ở những khu ruộng lúa, không được thả tự do. Nguồn phân của vịt thải ra là phân bón cho lúa. Đối với ruộng lúa vịt khi mò có tác dụng sục bùn và làm sạch cỏ cho lúa. Vịt ăn sâu bọ, côn trùng còn có tác dụng đuổi chuột. Lưu ý vịt có thể làm hư lúa mới cấy hoặc ăn lúa do đó không nên thả vịt vào ruộng lúa trước khi lúa bén rễ hoặc khi lúa đang trổ bông. Diện tích ruộng lúa phải đảm bảo 8-10 m2 con. 1.3.2. Nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội Đây là phương pháp chăn nuôi vịt đem lại hiệu quả kinh tế cao, kiểm soát dịch bệnh tốt và hạn chế ô nhiễm môi trường. + Nuôi vịt nhốt trong vườn cây: Lưu ý phải có rào chắn để quây vịt trong một khu vực, vườn cây phải có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước khi trời mưa làm mất vệ sinh. Vườn cây cũng không được dốc quá làm khó khăn cho việc đi lại của vịt và đặc biệt đối với vịt sinh sản khó khăn cho việc giao phối. Vườn cây phải có độ cao 17 của cây phù hợp, trên 1m, nếu cây thấp quá vịt sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. + Nuôi vịt nhốt trong chuồng có sân chơi phải láng bằng xi măng hoặc lát gạch. Diện tích sân chơi phải gấp 2-3 lần diện tích chuồng nuôi. Máng ăn để trong chuồng nuôi, máng uống để ngoài sân chơi. Mùa hè phải có bóng râm. Hàng ngày sân chơi phải được rửa sạch sẽ, đặc biệt đối với vịt sinh sản khi giao phối trên khô nếu sân chơi không sạch sẽ làm nhiễm trùng gai giao cấu của con đực. Nuôi vịt nhốt trong chuồng cần lưu ý chuồng phải có độ thông thoáng. Những vị trí đặt máng uống cũng phải thoát nước nhanh. Có hồ chứa nước thải khi vệ sinh chuồng trại. 1.4. Chăn nuôi nhốt hạn chế ô nhiễm môi trường Dịch bệnh liên tục xảy ra trên đàn gia cầm, thủy cầm làm thiệt hại rất lớn đến kinh tế của bà con. Nguyên nhân do người chăn nuôi vịt không có sự kiểm soát của cơ quan thú y, thả lan, không tiêm phòng đầy đủ, không thực hiện tốt khâu an toàn dịch bệnh... Với phương thức chăn nuôi nhốt này, các trang trại chăn nuôi có thể an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi vịt vì đây là mô hình chủ động kiểm soát dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường từ nguồn chất thải, nâng cao biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, hạn chế rủi ro, góp phần cải thiện phương thức chăn nuôi, hơn nữa còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. 1.5. Khái quát địa điểm nghiên cứu 1.5.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thăng Bình 21 1.5.1.1. Vị trí địa lý Thăng Bình là một huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam, huyện lỵ là thị trấn Hà Lam. Về phía Đông huyện Thăng Bình giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn; phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ; phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên. Thăng Bình ở toạ độ 15 0 30’ đến 150 59’ vĩ độ Bắc và từ 1080 7’ đến 108 0 30’ kinh độ Đông. 1.5.1.2. Địa hình Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hoá. Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 25 diện tích đất đai của huyện. 18 1.4.1.3. Khí hậu Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt quá 80, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau với những trận mưa có cường suất lớn, thời lượng mưa kéo dài gây úng ngập trên diện rộng các xã phía Đông của huyện. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 và kết thức vào tháng 8 với nắng nóng, độ ẩm thấp gây khô hạn. Thời tiết các xã vùng cát như Bình Sa, Bình Nam, Bình Hải, Bình Dương trở nên ngột ngạt vào mùa này. 1.4.1.4. Hành chính Thăng Bình có 1 thị trấn là Hà Lam và 21 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Đào, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lãnh, Bình Minh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú. Sông Ly Ly và sông Trường Giang là hai dòng sông chính chảy trên địa bàn huyện. Sông Ly Ly bị đổi dòng liên tục do ảnh hưởng của các trận lũ lớn, về mùa khô nước sông thường khô cạn. Sông Trường Giang đoạn chảy qua huyện bị người dân trong vùng be bờ nuôi tôm, thu hẹp đáng kể dòng chảy. Thăng Bình có 25 km đường bờ biển với nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác để phát triển du lịch. Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Thăng Bình 19 1.5.2. Điều kiện chuồng nuôi 1.5.2.1. Nền chuồng Nền chuồng là đất nền có lót rơm rạ, trấu, mùn cưa… phía dưới, vừa tiết kiệm được chi phí xây dựng vừa tạo được sự khô ráo, thoáng mát cho vịt, tránh ẩm thấp vì vịt là loại gia cầm đi phân lỏng và có tập tính bắn nước ra xung quanh. Nuôi khô hoàn toàn không có diện tích chăn thả thì sân chơi gấp 3 lần chuồng nuôi. Sân chơi dốc ra ngoài dễ thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Diện tích nền chuồng thay đổi từng tuần. Tuần 1: 0,07 - 0,08 m2 con. Tuần 2-3: 0,10 - 0,11 m2 con. Tuần 4-5: 0,17 - 0,2 m2 con.. Tuần 6-7: 0,25 – 0,3 m2 con. 1.5.2.2. Mái chuồng Mái chuồng lợp bằng bạt có phủ lá cây và lợp qua vách chuồng 0,5m để tránh mưa tạc vào làm ướt nền chuồng. Mái chuồng phía trước có chiều cao 3m, mái chuồng phía sau có chiều cao 2m, hướng mái dốc về phía sau. 1.5.2.3. Kích thước chuồng Kích thước chuồng phải phù hợp với mật độ vịt nuôi. Sân chơi có kích thước sân tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi. 1.5.2.4. Vật dụng cho ăn và uống Máng ăn: Dùng máng ăn dài 80cm, ngang 20cm và cao 10 cm đối với vịt trên 2 tuần tuổi. Vịt dưới hai tuần tuổi dùng bạt lót dưới nền chuồng để cho vịt ăn. Máng uống: Vịt nhỏ dùng bình nhựa chuyên dụng dung tích 5 lít. Vịt lớn dùng các thau nhôm có dường kính 50cm và chiều cao khác nhau. Chiều cao của máng uống ngang lưng vịt với độ sâu đủ để ngâm mỏ vịt. Để máng ăn, máng uống ở nơi riêng để chỗ vịt nghỉ ngơi luôn khô ráo. 1.5.3. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng vịt CP Super Meat tại địa điểm nghiên cứu 1.5.3.1. Giai đoạn 1: Nuôi vịt từ 1-21 ngày tuổi Trước khi nhận vịt về nuôi 7 ngày phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường lưới ngăn cách giữa các chuồng phải đảm bảo, rải vôi sát trùng nền chuồng hoặc phun thuốc sát trùng. Sau đó cho chất độn chuồng dày tối thiểu là 10 cm. 20 Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, sau đó ngâm vào dung dịch formalin 0,3 – 0,4, để khô trước khi sử dụng. Chuồng nuôi phải thoáng, sáng, không có gió lùa. Ẩm độ thích hợp nhất cho vịt con là 60 – 70, vào mùa mưa độ ẩm cao trong không khí rất cao 80 – 90, nhiều lúc lên tới 100, ẩm độ cao, chuồng ướt, dễ gây cho vịt con cảm nhiễm bệnh rất nguy hiểm. Khi độ ẩm cao cần hạ thấp mật độ vịt conm2 nền chuồng, đảo và cho thêm chất độn khô hàng ngày để giữ cho vịt được ấm chân và sạch lông. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Để nuôi vịt thành công thì trong tuần lễ đầu phải úm và chăm sóc kỹ đàn vịt con, nếu không vịt sẽ bị lạnh, sức đề kháng kém, yếu ớt, dễ sinh ra bệnh và chết trong tuần lễ đầu, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, sạch và bổ sung thêm Vitamin C, B.Complex, Vitamono, đường Gluco, chất điện giải, thuốc kháng sinh… để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho vịt. Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống. Nước uống cho vịt phải đảm bảo nước trong sạch và thường xuyên cho vịt uống cả ngày lẫn đêm. Ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước quá lạnh. Nhu cầu về nước uống: + 1 – 7 ngày tuổi: 120 mlconngày + 8 – 14 ngày tuổi: 250 mlconngày + 15 – 21 ngày tuổi: 350 mlconngày Để đảm bảo cho vịt khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi cần đạt là: + Từ 1 – 3 ngày tuổi: 28 – 32 0 C. + Từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 1 0 C. Nhu cầu dinh dưỡng: Vịt mới bắt về chưa cần cho ăn ngay, vì lượng chất dinh dưỡng nuôi cơ thể vẫn còn. Sử dụng thức ăn công nghiệp C62 cho vịt từ 3 – 21 ngày tuổi, bảo đảm: Prôtêin thô: 20; năng lượng trao đổi: 2800kcal. Trong tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 chiếu sáng 2424 giờ, sau đó là 1824 giờ. Cường độ ánh sáng cho vịt trong giai đoạn này là: 1 – 7 ngày tuổi 3Wm2 (2 bóng điện 40W cho 25 m2 chuồng), 8– 21 ngày tuổi dùng 1 bóng điện 40W cho 25 m2 chuồng về ban đêm, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên. Phòng trị bệnh cho vịt con: những con vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, khi đàn vịt biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải báo ngay cho thú y xử lý. 21 1.5.3.2. Giai đoạn 2: Nuôi vịt từ 21 ngày tuổi đến 49 ngày tuổi Từ 22 – 49 ngày yêu cầu về chất lượng thức ăn ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng và đạm trong khẩu phần cần chú ý không được sử dụng thức ăn mốc và ôi thối để tránh cho vịt nhiễm các độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin. Sử dụng cám C63 có chứa: prôtêin thô: 19, năng lượng trao đổi: 2900kcal. Nhu cầu về nước uống: 22 – 49 ngày tuổi: 500 mlconngày Cường độ chiếu sáng: 22 – 49 ngày tuổi dùng 1 bóng điện tiết kiệm điện 15w cho 25 m2 chuồng về ban đêm, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên. Vịt ở giai đoạn này không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, nhưng cần phải bổ sung các vitamin thiết yếu để tăng sức đề kháng cho vịt. Cứ khoảng 3-4 ngày thì thay đệm lót nền chuồng một lần để đảm bảo vệ sinh cho chuồng nuôi. 1.6. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của vịt CV Super Meat Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của vịt CV Super Meat: Theo Lê Thanh Gấu (2012), vịt Super Meat nuôi nhốt hoàn toàn có trọng lượng trung bình cao hơn vịt nuôi chạy đồng (2500g và 2300g), khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của vịt nuôi nhốt cao hơn vịt nuôi chạy đồng (hao hụt 6,7 và 12), hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn (3,1 và 1,1), hiệu quả kinh tế cao hơn (17 và 8). 5 Theo Nguyễn Đức Hưng và Lý Văn Vỹ (2012) tại các nông hộ chăn nuôi vịt ở Bình Định cho kết quả vịt CV Super M2 có tỉ lệ sống cao đến 8 tuần tuổi (99,5 ), khối lượng sống lúc 8 tuần tuổi là 3250-3350gcon, tỉ lệ thân thịt xẻ cao (73), thịt đùi (12,54), thịt ngực 15,44. Vịt CV Super M2 thích nghi và phát triển tốt ở Bình Định. 9 Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Phạm Thanh Vũ (2010) thì tỉ lệ nuôi sống của vịt Cv Super M3 ở 8 tuần tuổi cao cả hai phương thức nuôi ( nhốt hoàn toàn và nhốt có ao hồ). Khối lượng của vịt CV Super M3 thương phẩm đến 8 tuần tuổi lô nuôi nhốt có ao hồ cao hơn so với nhốt hoàn toàn. Tiêu tốn thức ănkg tăng khối lượng ở nuôi nhốt hoàn toàn thấp hơn nuôi nhốt có ao hồ. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế ở phương thức nuôi nhốt có ao hồ cao hơn nuôi nhốt hoàn toàn. 13 22 Theo Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến, Hoàng Văn Tiệu (1998) ở giai đoạn vịt con, phương thức nuôi khô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước là 4,1 đối với vịt CV Super Meat và 3,5 đối với bịt CV2000. Ở giai đoạn hậu bị, phương thức nuôi khô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước là 5 đối với vịt CV Super Meat Và 3,1 đối với vịt CV2000. 16 Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2015), Vịt CV Super M được nuôi hoàn toàn trên cạn ở miền bắc Việt Nam, các dòng vịt ông bà vẫn sinh trưởng, sinh sản tốt và cho năng suất đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp. Trong giai đoạn mới nở đến 24 tuần tuổi, vịt có tỉ lệ nuôi sống 95-97; đàn vịt trưởng thành có ngoại hình đặc trưng của giống vịt chuyên thịt cao sản. 3 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Vịt Super Meat từ 1 đến 49 ngày tuổi (7 tuần tuổi). Nguồn gốc: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngViện Chăn Nuôi, địa chỉ: Tân Trường – Cẩm Giàng – Hải Dương. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Trại nuôi vịt nhà ông Ngô Xuân Nghiêm và trại nuôi vịt nhà ông Phạm Văn Bình, tổ 14-thôn Vân Tiên, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thời gian: Từ tháng 82016 đến tháng 22016. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thí nghiệm Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với yếu tố thí nghiệm là nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn và nuôi nhốt có một khoảng ao hồ nhất định làm lô đối chứng. Thí nghiệm được tiến hành trên 100 con vịt Super M một ngày tuổi cho tất cả các lô. Tất cả đều đảm bảo tính đồng đều giữa độ tuổi, giới tính và trọng lượng, quy trình nuôi dưỡng, phòng bệnh và chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, được tiêm phòng vaccine Viêm gan vịt để phòng viêm gan siêu vi trùng cho vịt 1 ngày tuổi. Chọn vịt giống: Cần chọn vịt giống lông mượt, rốn khô, mắc sáng, nhanh nhẹn. Chân và mỏ bóng, không có dị tật. Chọn những con nở đúng ngày (28 ngày), nếu vịt nở sớm hoặc muộn đều không tốt vì khi nuôi tỷ lệ chết hao hụt cao. Ở phương thức nuôi khô, vịt hoàn toàn được nuôi trên cạn, được cung cấp thức ăn và nước uống sạch. Còn ở phương thức nuôi nước, vịt được nuôi và cho bơi lội ở ao hồ tự do. Tổng số 100 vịt 1 ngày tuổi chia đều cho 2 lô (50 conlô) ở nông hộ có điều kiện tương tự nhau. 24 Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm Nội dung Lô TN Lô ĐC Phương thức nuôi Nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn Nuôi nhốt có ao hồ Số lượng 50 ( 45 mái; 5 trống) 50 ( 45 mái; 5 trống) Thức ăn thí nghiệm Cám tổng hợp C62, C63 của công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế (ANCO). Cám tổng hợp C62, C63 của công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế (ANCO). Thời gian nuôi 49 ngày 49 ngày Mật độ (conm 2 ) Tuần 1: 25 Tuần 2-3: 15 Tuần 4-5: 6 Tuần 6-7: 4 Tuần 1: 25 Tuần 2-3: 15 Tuần 4-5: 6 Tuần 6-7: 4 Diện tích mặt nước (m 2 ) 0 10 Số lần lặp lại 3 lần lặp lại, mỗi lần 50 conô x 2 ô chuồng nuôi; Tổng số vịt nuôi 3 lần lặp lại là 300 con. Trong tuần 3-4 ngày đầu tiên không nên cho vịt con tắm ở ao, vì như vậy vịt con sẽ sợ nước. Sau đó tập cho vịt con quen nước dần dần bằng đào một ao (hố) tắm hoặc dùng lưới quây một góc ao cho vịt con tắm. - Quy cách giới hạn diện tích mặt ao: Dùng lưới vây quanh một góc ao khoảng 10 m2 có nối liền với chuồng để vịt bơi lội. - Chuồng trại: Vịt được nuôi riêng biệt trên hai khu vực khác nhau. Chuồng nuôi trên khu đất nền, tránh hướng gió. Trong chuồng được che kín bằng bạt ni lông, có phủ bóng cây. Các trại chăn nuôi cần có hàng rào, có cổng luôn đóng để hạn chế người lạ, động vật và các dụng cụ bị lây nhiễm vào khu vực chưa bị nhiễm bệnh, cần có nơi nuôi cách ly vịt mới mua về, vịt bệnh, cần có nơi chứa và xử lý chất thải riêng. - Dụng cụ chăn nuôi: Máng ăn: bằng nhựa, mỗi chuồng 2 cái loại 78 x 20 x 10 cm Máng uống: bằng nhựa, mỗi chuồng 2 cái loại 5 lítchiếc Cân: Loại 1kg và 5kg. 25 Các loại dụng cụ khác: Bạt lót, can đong, dụng cụ xúc thức ăn, chổi… - Thức ăn chăn nuôi: Sử dụng cám tổng hợp của Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế (ANCO). Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng có trong một kg thức ăn của vịt thí nghiệm. TT Thành phần dinh dưỡng Đơn vị tính Thức ăn (giai đoạn 1-3 tuần tuổi) (Cám C62) Thức ăn (giai đoạn 4-7 tuần tuổi) (Cám C63 ) 1 Protein thô 20 19 2 Năng lượng trao đổi Kcalkg 2800 2900 3 Xơ thô 7,0 5.0 4 Canxi 0,7-1,8 0,8-1,2 5 Natriclorua 0,2 0,2-0,5 6 Phốt pho 0,6-1,2 0,4 - 0,8 7 Lysin 1,0 0,7 8 Methionin + Cystin 0,65 0,62 9 Cholotetracyline; Flavomycin 0 0 - Nước uống: Cho vịt uống nước tự do. Nước uống cho vịt phải là nước sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tù đọng, nước giếng có hàm lượng sắt cao. Có thể dùng thuốc tím 0,5‰ (5gam cho 10 lít nước) để khử trùng nước uống cho vịt hoặc Cloramin 1‰ (10g cho 10 lít nước). - Phương thức cho ăn: ăn tự do. Vịt ở cả hai lô được sử dụng khẩu phần ăn cơ sở theo từng giai đoạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Thú y: Vịt bị ốm cách ly riêng ra một chuồng để điểu trị đến khi bệnh khỏi hẳn, vịt ăn khỏe mới cho trở lại đàn, toàn bộ lô bị bệnh được dùng thuốc điều trị tích cực. Chuồng trại được dọn vệ sinh, tẩy uế, sát trùng định kỳ sau mỗi lứa. -Sử dụng các loại thuốc thú y gồm: + 1-3 ngày tuổi: Bổ sung Vitamin: B1, B complex, C, ADE. Dùng kháng sinh như Tetracycline, Neomycine…Tiêm phòng vaccin viêm gan siêu vi trùng. + 7-10 ngày tuổi: Tiêm vaccine Di5ct tả vịt lần 1. + 15-18 ngày tuổi: Phòng vaccine H5N1 lần 1 và bổ sung vitamine và kháng sinh. 26 + 28-49 ngày tuổi: Phòng bệnh Ecoli, tụ huyết trùng, phó thương hàn bằng kháng sinh Sulfamide, Vitamine và phòng vaccine H5N1 lần 2. -Vệ sinh: quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng hàng ngày. Quét sạch rác, bụi bẩn, sau đó dùng bàn chải và nước cọ rửa những dụng cụ nhỏ như ủng, giày dép, dụng cụ chăn nuôi hoăc dùng bơm cao áp rửa những thứ lớn hơn như xe cộ, nền sân chơi…Có thể rửa với chất tẩy rửa hoặc chất sát trùng để cho hiệu quả tẩy rửa cao hơn. Các vật dụng (ví dụ như phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chăn nuôi) khi vào (hoặc ra) trang trại cần được làm sạch triệt để để loại bỏ những vết bẩn nhìn thấy được. Hầu hết mầm bệnh nhiễm trên bề mặt các vật dụng là từ phân hoặc từ chất thải. Việc cọ rửa như vậy sẽ làm sạch hầu hết những mầm bệnh lây nhiễm. 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.2.1. Số liệu thứ cấp - Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp từ những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các tài liệu ghi chép của cơ sở, cơ quan có liên quan. - Tìm hiểu qua internet, các luận văn hoặc khóa luận, các loại sách báo có liên quan. - Tìm hiểu và thu thập số liệu qua chủ nông hộ chăn nuôi. 2.3.2.2. Số liệu sơ cấp - Trực tiếp tham gia công tác sản xuất cùng với việc bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu tại trang trại nuôi vịt. 2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu Phương pháp xác định chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt của vịt thí nghiệm + Khối lượng vịt qua các tuần tuổi: Cân vịt ở cả hai lô để so sánh. Vịt được cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tuần tuổi. Hàng tuần cân vịt vào một ngày cố định, vào 6-7 giờ sáng trước khi cho vịt ăn, cân từng con một. + Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày: Lượng thức ăn cho ăn so với lượng thức ăn dư thừa hàng ngày. Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho vịt ăn vào một giờ nhất định, ngày hôm sau vét sạch máng thừa đem cân lại để xác định lượng thức ăn thu nhận hàng ngày. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được xác định theo công thức sau: 27 LTATN (gconngày) = + Hiệu quả sử dụng thức ăn: Lượng thức ăn thu nhận trong tuần trên tăng trọng trong tuần. Được đánh giá bằng tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng tại các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tuần tuổi. Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức sau: HQSDTA = + Tỷ lệ nuôi sống Hàng ngày ghi chép chính xác số vịt chết của lô thí nghiệm và lô đối chứng. Tỷ lệ nuôi sống () được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ nuôi sống () = + Các chỉ tiêu về chất lượng thịt Kết thúc thí nghiệm chọn ở hai lô thí nghiệm và đối chứng mỗi lô 1 vịt trống và 1 vịt mái có khối lượng cơ thể trung bình, mổ khảo sát đánh giá năng suất và chất lượng thịt với các chỉ tiêu được xác định như sau: - Các chỉ tiêu xác định năng suất thịt: Xác định đúng thời điểm giết mổ. Tùy theo phương thức nuôi vịt mà thời điểm giết mổ khác nhau. Đối với nuôi vịt thâm canh thì thời điểm giết mổ thích hợp nhất là lúc vịt được 7 - 8 tuần tuổi vì thời điểm này vịt đạt trọng lượng cao từ 3,0 – 3,3 kgcon. Tỷ lệ thịt đùi, ức khá cao (29 - 30). Sau 8 tuần trọng lượng vịt bắt đầu chậm lại vì vịt tích mỡ nhiều. Do vậy chi phí thức ăn sẽ tăng lên. Thời điểm 7 - 8 tuần thì bộ lông phát triển tương đối đầy đủ, lông bắt đầu chấm khấu. Đây là thời điểm dễ vặt lông vì nếu sớm quá thì vịt sẽ có nhiều lông măng. Nếu muộn quá, khi vịt đã chéo cánh thì lông ức bắt đầu thay, vịt khó vặt lông. Σ Thức ăn cho vào - Σ Thức ăn thừa Σ Số vịt trong lô Σ Thức ăn trong tuần - Σ Thức ăn thừa Tăng trọng trong tuần Số vịt sống đến cuối kỳ Số con đầu kỳ x 100 28 + Khối lượng sống (kg): Là khối lượng cơ thể vịt đã để đói sau 6-12h, có cho nước uống. + Khối lượng thân thịt (kg): Là khối lượng cơ thể sau cắt tiết, vặt lông, bỏ nội tạng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlant, cắt bỏ chân ở đoạn giữa khớp khuỷa. - Các chỉ tiêu chất lượng thịt: Tỷ lệ thân thịt đối với khối lượng sống; tỷ lệ thịt đùi; tỷ lệ thịt ngực; tỷ lệ mỡ bụng đối với thân thịt. Tỷ lệ thân thịt () = Tỷ lệ thịt đùi () = Tỷ lệ thịt ngực () = Tỷ lệ mỡ bụng () = + Phân tích hiệu quả kinh tế - Căn cứ vào giá thức ăn, giá thịt vịt, giống vịt, thú y, chăm sóc và tăng trọng để tính lợi nhuận kinh tế cho chăn nuôi vịt nhằm so sánh giữa các lô thử nghiệm và hiệu quả nuôi vịt siêu thịt trong môi trường nuôi nhốt không cần nước bơi lội. Hiệu quả kinh tế được tính bằng công thức: Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu - Tất cả các số liệu thu được về tăng trưởng, năng suất, phẩm chất thịt được ghi chép cẩn thận vào sổ ghi chép số liệu thô và nhật ký thực tập chờ xử lý. - Số liệu được phân tích thống kê sinh vật học trên phần mềm Excel. Khối lượng thân thịt (g) Khối lượng sống x 100 Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2 Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng mỡ bụng (g) Khối lượng thân thịt (g) x 100 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tỉ lệ nuôi sống Tỉ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Trong chăn nuôi, tỉ lệ nuôi sống là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, tỉ lệ nuôi sống càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Kết quả theo dõi tỉ lệ nuôi sống của đàn vịt thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.2 ở trang sau. Kết quả thu được là: Vịt TN ở các lô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn hẳn so với các lô ĐC. So sánh tỉ lệ nuôi sống của cả kỳ ở cả 2 lô TN và ĐC: Ở lần thí nghiệm I, vịt ở lô thí TN (nuôi hoàn toàn trên cạn) có tỉ lệ nuôi sống (94.00) cao hơn so với lô ĐC (90.00). Ở thí nghiệm lần II, vịt ở lô TN cũng có tỉ lệ nuôi sống cao hơn so với lô ĐC (94.00 và 88.00). Và ở lần thí nghiệm thứ III cũng có kết quả giống với 2 lần trên, lô TN có tỉ lệ sống (94.00) cao hơn so với lô đối chứng (92.00). Từ kết quả này cho thấy, vịt được nuôi trong môi trường nuôi nhốt hoàn toàn có tỉ lệ nuôi sống cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và cs (2015), Vịt CV Super M được nuôi hoàn toàn trên cạn ở miền bắc Việt Nam, các dòng vịt ông bà vẫn sinh trưởng, sinh sản tốt và cho năng suất đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp. Trong giai đoạn mới nở đến 24 tuần tuổi, vịt có tỉ lệ nuôi sống 95-97; đàn vịt trưởng thành có ngoại hình đặc trưng của giống vịt chuyên thịt cao sản. Cũng theo Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến, Hoàng Văn Tiệu (1998) ở giai đoạn vịt con, phương thức nuôi khô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước là 4,1 đối với vịt CV Super Meat và 3,5 đối với bịt CV2000. Ở giai đoạn hậu bị, phương thức nuôi khô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước là 5 đối với vịt CV Super Meat Và 3,1 đối với vịt CV2000. Kết quả chúng tôi nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Tỉ lệ nuôi sống của vịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, thú y, thời tiết, khí hậu, môi trường sống… nhưng ở đây, các yếu tố về di truyền, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, thú y, thời tiết, khí hậu là sống nhau ở cả 2 lô. Từ đó, có thể thấy yếu tố môi trường sống có ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống của vịt. Trong môi trường nuôi nhốt có ao bơi (lô ĐC) vịt lớn nhanh, phù hợp với 30 tập tính bơi lội của vịt, nhưng nước là môi trường lây lan bệnh rất nhanh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Hơn nữa, vịt còn có thói quen vung nước ra xung quanh nên chúng thường làm ướt chất độn chuồng, làm phân và chất thải lây lan ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường, gia tăng các khí độc trong chuồng nuôi, làm giảm chất lượng không khí trong chuồng dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vịt, giảm sức đề kháng, giảm khả năng thu nhận thức ăn và tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn, virut gây ra như CRD, E-Coli, bại liệt, viêm gan... Những nhược điểm trên đã được khắc phục ở lô TN, vịt nuôi hoàn toàn trên khô, vị trí để nước uống cách xa độn lót chuồng, vịt có vung té nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến chuồng nuôi, chuồng nuôi được khô ráo, thoáng mát, hạn chế các khí độc sinh ra, vịt sẽ ít bị bệnh, tăng khả năng thu nhận thức ăn. Trong cả 3 lần thí nghiệm, số vịt chết chủ yếu ở giai đoạn 1-3 tuần tuổi, lúc này cơ thể vịt con còn non, chất đề kháng trong cơ thể vịt con còn yếu nên giai đoạn này vịt hay mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa như nhiễm khuẩn ecoli, bệnh nấm phổi… Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã tiêm vaccine viêm gan siêu vi trùng cho vịt vào lúc vịt 1-3 ngày tuổi và vaccine dịch tả cho vịt ở giai đoạn 7-10 ngày tuổi, đây là những loại bệnh có thời gian ủ bệnh nhanh và có nguy cơ tổn làm thất lớn đến số lượng vịt trong đàn. Một phần do lượng mẫu chúng tôi làm thí nghiệm mức độ vừa phải nên không có tình trạng đàn vịt đè hay dẫm đạp lên nhau. Lô ĐC có tỉ lệ vịt mắc bệnh và tỉ lệ vịt chết do bệnh cao hơn lô TN, phần lớn là do môi trường sống là nguyên nhân gây nên, trong môi trường nuôi nhốt có ao, độ ẩm không khí cao với lượng phân thải ra hằng này làm gia tăng các vi khuẩn có hại trong chuồng, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vịt. Dưới đây là bảng thống kê số con vịt trong đàn bị bệnh và số con bị chết: 31 Diễn giải TN lần 1 TN lần 2 TN lần 3 Lô TN Lô ĐC Lô TN Lô ĐC Lô TN Lô ĐC Bệnh nhiễm khuẩn E.coli Số con mắc bệnh (con) 4 7 5 8 5 6 Tỷ lệ mắc bệnh () 8.00 14.00 10.00 16.00 10.00 12.00 Số con chết (con) 1 3 1 3 2 3 Tỉ lệ chết () 25.00 42.85 20.00 37.50 40.00 50.00 Bệnh Nấm phổi Số con mắc bệnh (con) 3 5 4 6 2 5 Tỷ lệ mắc bệnh () 6.00 10.00 8.00 12.00 4.00 10.00 Số con chết (con) 1 2 2 3 0 1 Tỉ lệ chết () 33.33 40.00 50.00 50.00 0.00 20.00 Chết do nguyên nhân khác 1 0 0 0 1 0 Tỉ lệ chết () 2.00 0.00 0.00 0.00 2.00 0.00 Tổng số vịt chết cả đợ t (con) 3 5 3 6 3 4 Tỉ lệ chết chung toàn đ àn () 6.00 10.00 6.00 12.00 6.00 8.00 Bảng 3.1. Bảng tỷ lệ mắc bệnh của vịt thí nghiệm Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bênh của vịt qua 3 lần lặp lại. 0 5 10 15 20 25 30 Tỉ lệ mắc bệnh Tỉ lệ chết Tỉ lệ mắc bệnh Tỉ lệ chết Tỉ lệ mắc bệnh Tỉ lệ chết TN ĐC 32 Như vậy, qua ba lần nuôi TN cho thấy tỉ lệ nuôi sống giảm do tác động của nhiều yếu tố, trong đó môi trường nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của đàn vịt. Trong đó, các lô vịt nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn có tỉ lệ sống cao hơn, ít mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Do đó, chúng tôi khuyến cáo cho người chăn nuôi vịt nên nuôi vịt theo phương thức nuôi nhốt theo kiểu công nghiệp, nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn, giới hạn không gian chăn nuôi sẽ cho tỉ lệ nuôi sống cao hơn, dễ chăm sóc, quản lý, kiểm tra dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. 33 Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần thí nghiệm Tuần 1 2 3 4 5 6 7 CK TN lần 1 T N Đầu tuần (con) 50 48 48 47 47 47 47 50 Cuối tuần (con) 48 48 47 47 47 47 47 47 Tỷ lệ nuôi sống () 96.0 100.0 97.92 100 100 100 100 94.0 Đ C Đầu tuần (con) 50 48 47 47 46 46 46 50 Cuối tuần (con) 48 47 47 46 46 46 45 45 Tỷ lệ nuôi sống () 96.0 97.92 100 97.87 100 100 97.82 90.0 TN lần 2 T N Đầu tuần (con) 50 49 48 48 47 47 47 50 Cuối tuần (con) 49 48 48 48 47 47 47 47 Tỷ lệ nuôi sống () 98.0 97.95 100 97.92 100 100 100 94.0 Đ C Đầu tuần (co...
Trang 11
UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH
********
NGÔ THỊ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA VỊT CV SUPER MEAT THEO CÁC PHƯƠNG THỨC NUÔI NHỐT TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH
TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Quảng Nam, tháng 4 năm 2017
Trang 22
UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình hoặc luận văn nào trước đây
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Ngô Thị Phương
Trang 44
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân em,
em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Quảng Nam
Toàn thể quý thầy cô Khoa Lý – Hóa – Sinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành khóa luận Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận
Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ông Phạm Văn Bình và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận
Cuối cùng, lời cảm ơn xin được gởi đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, mặt dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh được những sai sót Rất mong được sự quan tâm, góp ý của thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng nam, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Ngô Thị Phương
Trang 63.3 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 1)
3.4 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 2)
3.5 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 3)
3.6 Lượng thức ăn thu nhận hằng ngày
3.7 Hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt thí nghiệm qua 3 lần
thí nghiệm (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) 3.8 Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất thịt xẻ
3.9 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế
Trang 77
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Bảng đồ hành chính huyện Thăng Bình
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc bênh của vịt qua 3 lần lặp lại
Biểu đồ 3.2 Khối lượng vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
(lần I) Biểu đồ 3.3 Khối lượng vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
(lần 2) Biểu đồ 3.4 Khối lượng vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
(lần 3) Biểu đồ 3.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn vịt
Trang 8Năm 2014, tổng đàn thủy cầm của cả nước đạt 86,2 triệu con, riêng đàn vịt đạt 68,407 triệu con, chiếm 20,9% tổng đàn gia cầm của cả nước (327.696.000 con) Vịt được chăn nuôi và sử dụng rất đa dạng như lấy trứng, trứng vịt lộn, lấy thịt Thịt vịt ngon, có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau, không chỉ phục vụ thực phẩm trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước khác Trong những năm qua, nước ta đã du nhập nhiều giống vịt có chất lượng tốt, đem lại giá trị kinh tế cao.[2] Trong đó, vịt CV Super Meat là giống vịt thịt được nuôi nhiều hiện nay Đây là một giống vịt dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn cao, lớn rất nhanh, chất lượng thịt ngon, nuôi khoảng 45-50 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng 3-3,5 kg/con, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế, vịt có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng [7]
Mô hình chăn nuôi vịt nhốt hoàn toàn trong chuồng là phương pháp nuôi thâm canh trên nền hoặc nuôi trên sàn với kỹ thuật chăn nuôi không quá phức tạp Bên cạnh
đó, mô hình này còn giúp hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Nuôi nhốt vịt vẫn lớn bình thường, chất lượng thịt vẫn ngon
Tuy nhiên vịt là loại gia cầm ăn nhiều, đi phân lỏng, khả năng mắc bệnh của chúng cao và dễ lây lan dịch bệnh Trong khi các trang trại chăn nuôi chỉ có 20% được xây dựng tại các khu tập trung, còn 80% được xây dựng xung quanh khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, không khí… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người Chăn nuôi vịt càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách, yêu cầu đặt ra là phải có một hình thức chăn nuôi phù hợp nhất vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường
Trang 99
Theo các chuyên gia, chăn nuôi nhốt vịt có những ưu thế hơn hẳn nuôi vịt truyền thống (chăn thả vịt), đảm bảo an toàn sinh học, phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới (như Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…) Nuôi nhốt sẽ góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi, làm tăng hiệu quả nhờ vào việc áp dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng một cách khoa học, làm tăng năng suất vịt nuôi Đồng thời hướng tới việc thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu an toàn bằng chăn nuôi vịt tập trung quy mô lớn theo định hướng tái cơ cấu của
Bộ NN-PTNT Mặt dù chăn nuôi nhốt mang lại nhiều ưu điểm lớn nhưng phương pháp nuôi nhốt nào mới mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội hơn, nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn hay nuôi nhốt có ao hồ cho vịt bơi lội, đó cũng là bài toán được đặt ra cho không chỉ các nhà khoa học mà còn của các nhà chăn nuôi.[10]
Hiện nay, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương thức nuôi nhốt vịt ở các tỉnh Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Bình Định… riêng tại tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này Chính vì vậy, để xác định phương thức nuôi nhốt phù hợp và áp dụng rộng rãi phương pháp chăn nuôi này trong thời gian tới một cách bền vững cần
có một đánh giá sát thực về hiệu quả của phương pháp này đặc biệt trên phương diện
kinh tế cho người dân học hỏi và làm theo Do đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của vịt CV Super Meat theo các phương
thức nuôi nhốt tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định phương thức nuôi phù hợp với vịt thương phẩm
- Đánh giá về khả năng sản xuất và chất lượng thịt của vịt thương phẩm
- Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt thương phẩm
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Vịt siêu thịt ( CV Super Meat)
Nguồn gốc: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương_Viện Chăn Nuôi, địa chỉ: Tân Trường – Cẩm Giàng – Hải Dương
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trại vịt của gia đình ông Ngô Xuân Nghiêm và ông Phạm Văn Bình đội 14, thôn Vân Tiên, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Trang 11Lương thực, thực phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn
của nhân loại Ngày nay, nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp trứng, thịt sữa là các loại thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần làm đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất
Trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực nghiên cứu để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và thân thịt cao, có khả năng kháng bệnh Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và trình độ công nghiệp hóa trong chăn nuôi gia cầm cùng với thói quen tiêu dùng… mà đàn gia cầm nói chung phân bố không đồng đều Theo thống
kê của tổ chức Lương Nông thế giới vào năm 2013 trên 90% đàn vịt được nuôi ở châu
Á [FAO, 2014]
Sau dịch cúm gia cầm, nhiều nước chuyển dịch cơ cấu một phần chăn nuôi gia cầm sang chăn nuôi lợn, nhưng chăn nuôi gia cầm vẫn được các nước đang phát triển định hướng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tương đối cao: 3,11% cho Trung Quốc, 11,11% cho ấn Độ, 2,40% cho Indonesia, 3,66% cho Philippines, 2,80% cho Liên bang Nga, và Thái Lan là 3,07% năm Theo số lượng thống kê của tổ chức Nông lương thế giới- FAO năm 2009, số lượng tổng đàn vịt trên thế giới là 1.008,3 triệu con Trong đó, chăn nuôi vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu con, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ 5 là pháp có 22,5 triệu con vịt [Tình hình chăn nuôi thế giới và khu vực- Dairy Việt Nam]
Về phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi trang trại và bán thâm canh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh Phương thức chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, và một số nước ở châu Phi, châu Á, Mỹ La Tinh Chăn nuôi công nghệ thâm canh các công nghệ cao về cơ
Trang 1212
giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm,
xử lý môi trường và quản lý đàn Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được
áp dụng trong chăn nuôi như lai giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều kiện giới tính Chăn nuôi bán thâm canh và chăn nuôi quảng canh phần lớn ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông Chăn nuôi quảng canh, tận dụng dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp và vấp phải nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường chăn nuôi [Tình hình chăn nuôi thế giới và khu vực-Dairy Việt Nam]
Nạn ô nhiễm môi trường sống và ô nhiễm nguồn nguồn nước, đất do chất thải trong chăn nuôi vịt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng của vịt nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh, tăng các chi phí phòng trị bệnh do đó làm cho năng suất chăn nuôi bị giảm, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp Đặc biệt là sự bùng phát của dịch cúm gia cầm ở các quốc gia trên thế giới yêu cầu ngày càng phải có một phương thức chăn nuôi phù hợp hơn cho từng nước
Tháng 2 năm 2009, trang trại Sirathmpitak ở tỉnh Nakhon, phía bắc Thái Lan đã thu hoạch lứa vịt thịt đầu tiên được nuôi khô trong chuồng kín Kết quả nuôi 120.000 con vịt thịt sau 45 ngày đã cho kết quả khả quan Khối lượng cơ thể vịt bình quân đạt 3,3 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 98,5% và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 kg Kết quả này cao hơn hẳn yêu cầu của công ty cổ phần hữu hạn Bangkok Ranch, công ty lớn nhất trong chăn nuôi vịt ở Thái Lan, đã kí hợp đồng với trang trại Sirathmpitak để
thu mua vịt thịt phục vụ chế biến [1]
Dựa trên các kết quả đó, các nhà khoa học của Việt Nam đã nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng các phương pháp chăn nuôi vịt mới, nhưng chỉ với một phần rất nhỏ trong tổng đàn vịt được nuôi, vì phần lớn ở nước ta vịt được chăn thả một cách tự nhiên
1.1.2 Ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng và hiệu quả của các
mô hình chăn nuôi khác thì chăn nuôi vịt và các loài thủy cầm khác cũng được quan tâm và có bước phát triển đáng kể Nhiều giống vịt có năng suất cao đã nhập vào nước
ta và như vịt Bắc Kinh (1970), vịt Anh đào Hung (1975, 1983), vịt Szarwas (1990)… đặc biệt là giống vịt siêu thịt CV Super M (1889, 1990) cho hiệu quả kinh tế cao [8]
Trang 1313
Do chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam gắn bó với nền sản xuất lúa nước nên số lượng thủy cầm Việt Nam đứng thứ hai thế giới, hiện Việt Nam có đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với trên 80 triệu con trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm 26,68%, ĐBSCL chiếm 32,19%, khu vực Tây Bắc chiếm 2,17%, Miền Trung chiếm 21% trong tổng đàn thủy cầm của Việt Nam Trong thập kỷ qua, số vịt tăng bình quân 7%/năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịt hơi/năm Trứng đạt trên 2 tỷ quả/năm Cơ cấu giữa thủy cầm sinh sản và thủy cầm nuôi thịt thì thịt chiếm 65 - 70%, thủy cầm sinh sản chiếm 30 - 35% Việt Nam đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm còn ít do hạn chế trong khâu chế biến [Viện chăn nuôi- Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2015]
Hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL khi xây dựng đề án tái cơ cấu chăn nuôi đều chọn vịt là vật nuôi chính, sau heo Các tỉnh có phong trào chăn nuôi vịt phát triển mạnh như: Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, tổng đàn mỗi tỉnh trên 3 triệu con; Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, mỗi tỉnh có trên 2 triệu con, là nguồn cung cấp thịt, trứng cho khu vực, TP.Hồ Chí Minh và cho xuất khẩu
Tổng đàn vịt các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong 3 năm qua có xu hướng giảm nhẹ khoảng 4,32% Theo thống kê năm 2014, tổng đàn vịt trong khu vực
là 25,45 triệu con, trong đó vịt đẻ 11,22 triệu con Chăn nuôi vịt ở ĐBSCL chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông và chạy đồng (nuôi vịt chạy đồng trước đây rất thịnh hành ở ĐBSCL nhưng hiện nay số lượng đã giảm dần mà thay vào đó là phương thức chăn nuôi thả đồng gần có kiểm soát) Ở nhiều địa phương, chăn nuôi bán công nghiệp (nuôi nhốt kết hợp với thả đồng có đầu tư chuồng trại, thức ăn công nghiệp) đang phát triển và chuyển dần theo hướng trang trại, công nghiệp.[18]
Chỉ tính riêng tại Vĩnh Long, tổng đàn vịt thịt của tỉnh đến tháng 4/2015 là 538.400 con Về quy mô chăn nuôi, toàn tỉnh hiện có 4 cơ sở chăn nuôi vịt quy mô từ 3.000 - 5.000 con với tổng đàn 20.000 con; 524 hộ chăn nuôi vịt quy mô từ 500 -
3.000 con với tổng đàn 425.000 con.[18]
Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng Với mô
Trang 14phí, mỗi ký vịt người nuôi còn lời từ 3.000 - 5.000đ.[Ái Mai, Đồng Tháp nhân rộng
mô hình nuôi vịt an toàn, Báo Sài Gòn giải Phóng]
1.2 Khái quát về giống vịt Super Meat
1.2.1 Nguồn gốc
Vịt siêu thịt (hay còn gọi là vịt Super Meat hay vịt Super M, vịt CV) là giống vịt công nghiệp chuyên thịt cao sản được tạo ra thông qua chọn lọc di truyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ thịt nạt của vịt Bắc Kinh do hãng Cherry Valley của nước Anh tạo ra từ năm 1976 và được mang về Việt Nam vào cuối những năm 1989 trong khuôn khổ hoạt động dự án “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi vịt VIE-86-007” do chương trình của liên hợp quốc về phát triển (UNDP) tài trợ.[8]
Đây là giống vịt có năng suất thuộc loại cao Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã công nhận giống vịt siêu thịt này là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với một số dòng vịt này như Vịt
CV (Super M, vịt CV super M2 và M2 (i), Super-M3), giống vịt chuyên thịt M14 [8]
1.2.2 Các dòng
Các dòng vịt Super như Super M hay Super Heavy (siêu nặng) có ưu điểm tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn nhưng có khả năng cho sản lượng thịt cao Các giống vịt dòng Super cho năng suất cao hơn giống vịt truyền thống [8]
Trang 1515
Vịt CV Super M2 cải tiến (Viện chăn nuôi, 2006) là kết quả của quá trình cải thiện về mặt di truyền của trại vịt giống Vigova từ đàn nguyên liệu nhập của Anh Quốc, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt, giảm tiêu tốn thức ăn.[8]
Việt Nam đã nhập một loạt giống vịt ông bà CV Super M gồm 2 dòng, qua 9 thế
hệ chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất của vịt dòng ông (CB1), dòng bà (CB2) bằng phương pháp chọn lọc, tạo dòng đơn giản theo nhóm quần thể nhỏ và áp lực chọn lọc cao có luân chuyển trống mái để tránh cận huyết.[8]
Trong khoảng 40 năm qua Việt Nam đã nhập nhiều giống vịt có năng suất thịt cao trên thế giới Các giống vịt này hiện còn tồn tại rất ít, trong các năm 1989, 1990,
1991, 1999 và năm 2001 nhập thêm các giống vịt CV Super M, M2, M2(i), CV Super M3, là những giống vịt có năng suất thịt cao hiện đang phát triển khá mạnh Việt Nam
và Vit CV Super M, M2, M2 cải tiến [8]
Vịt Super cho năng suất cao, chất lượng thịt tốt, tỉ lệ đẻ trứng và tỉ lệ phôi cao Qua các thế hệ vịt CB1 có tỷ lệ nuôi sống cao ở các giai đoạn con, dò, hậu bị: 97 -100%; tương ứng vịt CB2: 96 - 99 % Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi vịt CB1 con trống
đạt 2,3 -2,7 kg/con, vịt CB2 con trống có khối lượng trung bình: 2,0 - 2,2 kg/con.[8]
1.2.3 Đặc điểm ngoại hình
Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng cho giống cao sản hướng thịt Vịt có màu sắc lông trắng, mỏ và chân có màu vàng nhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển, đầu và cổ to, dài,
mỏ dài và rộng Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường thẳng Dáng đứng gần song song với mặt đất Vịt con lông bông và mịn, mắc sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh Không chọn con bị dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèo chân, nặng bụng bết lông.[8]
Vịt trống 4,1 kg, vịt mái 3,45 kg Con đực trưởng thành có thể nặng 4,7 kg/1con, con mái nặng 3,7 kg/1con, dòng cao sản nuôi 42 ngày tuổi đạt 2,8 kg/con và 60 ngày tuổi đạt 3 kg/con [8]
1.2.4 Tập tính
Vịt ham kiếm mồi, tìm mồi kỹ, thích hợp với nhiều loại thức ăn đa dạng và chạy đồng rất tốt Chúng có thể ăn vào nhiều khoảng thời gian trong ngày nhưng hoạt động chủ yếu vào ban ngày
Trang 1616
Vịt thích nghi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau Chúng có thể được chăn thả dưới nước, chạy đồng hoặc nuôi nhốt trên cạn theo quy mô công nghiệp tùy theo điều kiện kinh tế, địa hình, khí hậu của mỗi vùng sinh thái khác nhau
1.3 Các phương thức nuôi nhốt vịt siêu thịt
1.3.1 Nuôi nhốt có nước bơi lội
Vịt là loại thủy cầm rất thích sống trong môi trường nước; do vậy, các ao hồ, đồng ruộng, và sông ngòi đều có thể làm bãi chăn nuôi vịt nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp Không thả vịt tự do ra ao hồ, cũng không nuôi nhốt vịt trên sông suối sẽ gây ô nhiễm môi trường và không an toàn dịch bệnh Chỉ nên quây nhốt vịt trên ao hoặc quây nhốt vịt trong ruộng lúa ở khu vực cố định, không thả chạy đồng tự do
+ Nuôi vịt nhốt trên ao: Có thể làm chuồng nền trên bờ ao hoặc làm chuồng sàn trên mặt ao Nguồn phân vịt thải ra và thức ăn thừa của vịt là thức ăn cho cá Vịt bơi lội làm tăng lượng oxy trong nước giúp cho cá hô hấp tốt hơn Lưu ý vịt ăn cá nhỏ cho nên không thả vịt vào ao cá giống Vịt mò có thể làm sạt lở bờ ao do đó phải ngăn bờ bằng phên hoặc lưới cách bờ khoảng 1m Vịt có thể làm ảnh hưởng đến môi trường nước, do đó phải có diện tích mặt nước chăn thả phù hợp, mỗi con vịt cần từ 4-5m2 mặt nước ao hồ
+ Nuôi vịt nhốt trong ruộng lúa: Phải nhốt vịt cố định ở những khu ruộng lúa, không được thả tự do Nguồn phân của vịt thải ra là phân bón cho lúa Đối với ruộng lúa vịt khi mò có tác dụng sục bùn và làm sạch cỏ cho lúa Vịt ăn sâu bọ, côn trùng còn có tác dụng đuổi chuột Lưu ý vịt có thể làm hư lúa mới cấy hoặc ăn lúa do đó không nên thả vịt vào ruộng lúa trước khi lúa bén rễ hoặc khi lúa đang trổ bông Diện tích ruộng lúa phải đảm bảo 8-10 m2/con
1.3.2 Nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội
Đây là phương pháp chăn nuôi vịt đem lại hiệu quả kinh tế cao, kiểm soát dịch bệnh tốt và hạn chế ô nhiễm môi trường
+ Nuôi vịt nhốt trong vườn cây: Lưu ý phải có rào chắn để quây vịt trong một khu vực, vườn cây phải có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước khi trời mưa làm mất vệ sinh Vườn cây cũng không được dốc quá làm khó khăn cho việc đi lại của vịt
và đặc biệt đối với vịt sinh sản khó khăn cho việc giao phối Vườn cây phải có độ cao
Trang 171.4 Chăn nuôi nhốt hạn chế ô nhiễm môi trường
Dịch bệnh liên tục xảy ra trên đàn gia cầm, thủy cầm làm thiệt hại rất lớn đến kinh tế của bà con Nguyên nhân do người chăn nuôi vịt không có sự kiểm soát của cơ quan thú y, thả lan, không tiêm phòng đầy đủ, không thực hiện tốt khâu an toàn dịch bệnh
Với phương thức chăn nuôi nhốt này, các trang trại chăn nuôi có thể an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi vịt vì đây là mô hình chủ động kiểm soát dịch bệnh, hạn chế
ô nhiễm môi trường từ nguồn chất thải, nâng cao biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, hạn chế rủi ro, góp phần cải thiện phương thức chăn nuôi, hơn nữa còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân
1.5 Khái quát địa điểm nghiên cứu
1.5.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Thăng Bình [21]
1.5.1.1 Vị trí địa lý
Thăng Bình là một huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam, huyện lỵ là thị trấn Hà Lam Về phía Đông huyện Thăng Bình giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn; phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ; phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên Thăng Bình ở toạ độ 15030’ đến 15059’ vĩ độ Bắc và từ
10807’ đến 108030’ kinh độ Đông
1.5.1.2 Địa hình
Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hoá Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện
Trang 1818
1.4.1.3 Khí hậu
Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt quá 80%, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau với những trận mưa có cường suất lớn, thời lượng mưa kéo dài gây úng ngập trên diện rộng các xã phía Đông của huyện Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 và kết thức vào tháng 8 với nắng nóng, độ ẩm thấp gây khô hạn Thời tiết các xã vùng cát như Bình Sa, Bình Nam, Bình Hải, Bình Dương trở nên ngột ngạt vào mùa này
1.4.1.4 Hành chính
Thăng Bình có 1 thị trấn là Hà Lam và 21 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Đào, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lãnh, Bình Minh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú
Sông Ly Ly và sông Trường Giang là hai dòng sông chính chảy trên địa bàn huyện Sông Ly Ly bị đổi dòng liên tục do ảnh hưởng của các trận lũ lớn, về mùa khô nước sông thường khô cạn Sông Trường Giang đoạn chảy qua huyện bị người dân trong vùng be bờ nuôi tôm, thu hẹp đáng kể dòng chảy Thăng Bình có 25 km đường
bờ biển với nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác để phát triển du lịch
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thăng Bình
Trang 19Nuôi khô hoàn toàn không có diện tích chăn thả thì sân chơi gấp 3 lần chuồng nuôi Sân chơi dốc ra ngoài dễ thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng
Diện tích nền chuồng thay đổi từng tuần
1.5.2.3 Kích thước chuồng
Kích thước chuồng phải phù hợp với mật độ vịt nuôi Sân chơi có kích thước sân tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi
1.5.2.4 Vật dụng cho ăn và uống
Máng ăn: Dùng máng ăn dài 80cm, ngang 20cm và cao 10 cm đối với vịt trên 2 tuần tuổi Vịt dưới hai tuần tuổi dùng bạt lót dưới nền chuồng để cho vịt ăn
Máng uống: Vịt nhỏ dùng bình nhựa chuyên dụng dung tích 5 lít Vịt lớn dùng các thau nhôm có dường kính 50cm và chiều cao khác nhau Chiều cao của máng uống ngang lưng vịt với độ sâu đủ để ngâm mỏ vịt Để máng ăn, máng uống ở nơi riêng để chỗ vịt nghỉ ngơi luôn khô ráo
1.5.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng vịt CP Super Meat tại địa điểm nghiên cứu
1.5.3.1 Giai đoạn 1: Nuôi vịt từ 1-21 ngày tuổi
Trước khi nhận vịt về nuôi 7 ngày phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường lưới ngăn cách giữa các chuồng phải đảm bảo, rải vôi sát trùng nền chuồng hoặc phun thuốc sát trùng Sau đó cho chất độn chuồng dày tối thiểu là 10 cm
Trang 2020
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, sau đó ngâm vào dung dịch formalin 0,3 – 0,4%, để khô trước khi sử dụng
Chuồng nuôi phải thoáng, sáng, không có gió lùa
Ẩm độ thích hợp nhất cho vịt con là 60 – 70%, vào mùa mưa độ ẩm cao trong không khí rất cao 80 – 90%, nhiều lúc lên tới 100%, ẩm độ cao, chuồng ướt, dễ gây cho vịt con cảm nhiễm bệnh rất nguy hiểm Khi độ ẩm cao cần hạ thấp mật độ vịt con/m2 nền chuồng, đảo và cho thêm chất độn khô hàng ngày để giữ cho vịt được ấm chân và sạch lông
Chăm sóc, nuôi dưỡng: Để nuôi vịt thành công thì trong tuần lễ đầu phải úm và chăm sóc kỹ đàn vịt con, nếu không vịt sẽ bị lạnh, sức đề kháng kém, yếu ớt, dễ sinh
ra bệnh và chết trong tuần lễ đầu, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, sạch và bổ sung thêm Vitamin C, B.Complex, Vitamono, đường Gluco, chất điện giải, thuốc kháng sinh… để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho vịt
Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống Nước uống cho vịt phải đảm bảo nước trong sạch và thường xuyên cho vịt uống cả ngày lẫn đêm Ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước quá lạnh Nhu cầu về nước uống:
+ 1 – 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày
+ 8 – 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày
+ 15 – 21 ngày tuổi: 350 ml/con/ngày
Để đảm bảo cho vịt khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi cần đạt là:
+ Từ 1 – 3 ngày tuổi: 28 – 32 0C
+ Từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 10C
Nhu cầu dinh dưỡng: Vịt mới bắt về chưa cần cho ăn ngay, vì lượng chất dinh dưỡng nuôi cơ thể vẫn còn Sử dụng thức ăn công nghiệp C62 cho vịt từ 3 – 21 ngày tuổi, bảo đảm: Prôtêin thô: 20%; năng lượng trao đổi: 2800kcal
Trong tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 chiếu sáng 24/24 giờ, sau đó là 18/24 giờ Cường
độ ánh sáng cho vịt trong giai đoạn này là: 1 – 7 ngày tuổi 3W/m2 (2 bóng điện 40W cho 25 m2 chuồng), 8– 21 ngày tuổi dùng 1 bóng điện 40W cho 25 m2 chuồng về ban đêm, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên
Phòng trị bệnh cho vịt con: những con vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, khi đàn vịt biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải báo ngay cho thú y xử lý
Trang 2121
1.5.3.2 Giai đoạn 2: Nuôi vịt từ 21 ngày tuổi đến 49 ngày tuổi
Từ 22 – 49 ngày yêu cầu về chất lượng thức ăn ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng và đạm trong khẩu phần cần chú ý không được sử dụng thức ăn mốc và ôi thối
để tránh cho vịt nhiễm các độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin Sử dụng cám C63 có chứa: prôtêin thô: 19%, năng lượng trao đổi: 2900kcal
Nhu cầu về nước uống: 22 – 49 ngày tuổi: 500 ml/con/ngày
Cường độ chiếu sáng: 22 – 49 ngày tuổi dùng 1 bóng điện tiết kiệm điện 15w cho
25 m2 chuồng về ban đêm, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên
Vịt ở giai đoạn này không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, nhưng cần phải bổ sung các vitamin thiết yếu để tăng sức đề kháng cho vịt
Cứ khoảng 3-4 ngày thì thay đệm lót nền chuồng một lần để đảm bảo vệ sinh cho chuồng nuôi
1.6 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của vịt CV Super Meat
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của vịt CV Super Meat:
Theo Lê Thanh Gấu (2012), vịt Super Meat nuôi nhốt hoàn toàn có trọng lượng trung bình cao hơn vịt nuôi chạy đồng (2500g và 2300g), khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của vịt nuôi nhốt cao hơn vịt nuôi chạy đồng (hao hụt 6,7% và 12%),
hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn (3,1 và 1,1), hiệu quả kinh tế cao hơn (17% và 8%) [5]
Theo Nguyễn Đức Hưng và Lý Văn Vỹ (2012) tại các nông hộ chăn nuôi vịt ở Bình Định cho kết quả vịt CV Super M2 có tỉ lệ sống cao đến 8 tuần tuổi (99,5 %), khối lượng sống lúc 8 tuần tuổi là 3250-3350g/con, tỉ lệ thân thịt xẻ cao (73%), thịt đùi (12,54%), thịt ngực 15,44% Vịt CV Super M2 thích nghi và phát triển tốt ở Bình Định [9]
Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Phạm Thanh Vũ (2010) thì tỉ lệ nuôi sống của vịt Cv Super M3 ở 8 tuần tuổi cao cả hai phương thức nuôi ( nhốt hoàn toàn và nhốt có ao hồ) Khối lượng của vịt CV Super M3 thương phẩm đến 8 tuần tuổi
lô nuôi nhốt có ao hồ cao hơn so với nhốt hoàn toàn Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở nuôi nhốt hoàn toàn thấp hơn nuôi nhốt có ao hồ Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế ở phương thức nuôi nhốt có ao hồ cao hơn nuôi nhốt hoàn toàn [13]
Trang 2222
Theo Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến, Hoàng Văn Tiệu (1998) ở giai đoạn vịt con, phương thức nuôi khô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước là 4,1% đối với vịt CV Super Meat và 3,5% đối với bịt CV2000 Ở giai đoạn hậu bị, phương thức nuôi khô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước
là 5% đối với vịt CV Super Meat Và 3,1% đối với vịt CV2000 [16]
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2015), Vịt CV Super M được nuôi hoàn toàn trên cạn ở miền bắc Việt Nam, các dòng vịt ông bà vẫn sinh trưởng, sinh sản tốt và cho năng suất đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp Trong giai đoạn mới nở đến 24 tuần tuổi, vịt có tỉ lệ nuôi sống 95-97%; đàn vịt trưởng thành có ngoại hình đặc trưng của giống vịt chuyên thịt cao sản [3]
Trang 2323
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Vịt Super Meat từ 1 đến 49 ngày tuổi (7 tuần tuổi)
Nguồn gốc: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương_Viện Chăn Nuôi, địa chỉ: Tân Trường – Cẩm Giàng – Hải Dương
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trại nuôi vịt nhà ông Ngô Xuân Nghiêm và trại nuôi vịt nhà ông Phạm Văn Bình, tổ 14-thôn Vân Tiên, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Thí nghiệm được tiến hành trên 100 con vịt Super M một ngày tuổi cho tất cả các
lô Tất cả đều đảm bảo tính đồng đều giữa độ tuổi, giới tính và trọng lượng, quy trình nuôi dưỡng, phòng bệnh và chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, được tiêm phòng vaccine Viêm gan vịt để phòng viêm gan siêu vi trùng cho vịt 1 ngày tuổi
Chọn vịt giống: Cần chọn vịt giống lông mượt, rốn khô, mắc sáng, nhanh nhẹn Chân và mỏ bóng, không có dị tật Chọn những con nở đúng ngày (28 ngày), nếu vịt
nở sớm hoặc muộn đều không tốt vì khi nuôi tỷ lệ chết hao hụt cao
Ở phương thức nuôi khô, vịt hoàn toàn được nuôi trên cạn, được cung cấp thức
ăn và nước uống sạch Còn ở phương thức nuôi nước, vịt được nuôi và cho bơi lội ở ao
hồ tự do
Tổng số 100 vịt 1 ngày tuổi chia đều cho 2 lô (50 con/lô) ở nông hộ có điều kiện tương tự nhau
Trang 2424
Bảng 2.1 Bố trí thí nghiệm
Phương thức nuôi Nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn Nuôi nhốt có ao hồ
Thức ăn thí nghiệm
Cám tổng hợp C62, C63 của công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế (ANCO)
Cám tổng hợp C62, C63 của công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế (ANCO)
Mật độ (con/m 2 )
Tuần 1: 25 Tuần 2-3: 15 Tuần 4-5: 6 Tuần 6-7: 4
Tuần 1: 25 Tuần 2-3: 15 Tuần 4-5: 6 Tuần 6-7: 4
Diện tích mặt nước
Số lần lặp lại 3 lần lặp lại, mỗi lần 50 con/ô x 2 ô chuồng nuôi;
Tổng số vịt nuôi 3 lần lặp lại là 300 con
Trong tuần 3-4 ngày đầu tiên không nên cho vịt con tắm ở ao, vì như vậy vịt con sẽ sợ nước Sau đó tập cho vịt con quen nước dần dần bằng đào một ao (hố) tắm hoặc dùng lưới quây một góc ao cho vịt con tắm
- Quy cách giới hạn diện tích mặt ao: Dùng lưới vây quanh một góc ao khoảng
10 m2 có nối liền với chuồng để vịt bơi lội
- Chuồng trại: Vịt được nuôi riêng biệt trên hai khu vực khác nhau Chuồng nuôi trên khu đất nền, tránh hướng gió Trong chuồng được che kín bằng bạt ni lông, có phủ bóng cây
Các trại chăn nuôi cần có hàng rào, có cổng luôn đóng để hạn chế người lạ, động vật và các dụng cụ bị lây nhiễm vào khu vực chưa bị nhiễm bệnh, cần có nơi nuôi cách
ly vịt mới mua về, vịt bệnh, cần có nơi chứa và xử lý chất thải riêng
- Dụng cụ chăn nuôi:
Máng ăn: bằng nhựa, mỗi chuồng 2 cái loại 78 x 20 x 10 cm
Máng uống: bằng nhựa, mỗi chuồng 2 cái loại 5 lít/chiếc
Cân: Loại 1kg và 5kg
Trang 2525
Các loại dụng cụ khác: Bạt lót, can đong, dụng cụ xúc thức ăn, chổi…
- Thức ăn chăn nuôi: Sử dụng cám tổng hợp của Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế (ANCO)
Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng có trong một kg thức ăn của vịt thí nghiệm
-Sử dụng các loại thuốc thú y gồm:
+ 1-3 ngày tuổi: Bổ sung Vitamin: B1, B complex, C, ADE Dùng kháng sinh như Tetracycline, Neomycine…Tiêm phòng vaccin viêm gan siêu vi trùng
+ 7-10 ngày tuổi: Tiêm vaccine Di5ct tả vịt lần 1
+ 15-18 ngày tuổi: Phòng vaccine H5N1 lần 1 và bổ sung vitamine và kháng sinh
Trang 26Các vật dụng (ví dụ như phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chăn nuôi) khi vào (hoặc ra) trang trại cần được làm sạch triệt để để loại bỏ những vết bẩn nhìn thấy được Hầu hết mầm bệnh nhiễm trên bề mặt các vật dụng là từ phân hoặc từ chất thải Việc cọ rửa như vậy sẽ làm sạch hầu hết những mầm bệnh lây nhiễm
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Trực tiếp tham gia công tác sản xuất cùng với việc bố trí thí nghiệm để thu thập
số liệu tại trang trại nuôi vịt
2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
Phương pháp xác định chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt của vịt thí nghiệm + Khối lượng vịt qua các tuần tuổi: Cân vịt ở cả hai lô để so sánh
Vịt được cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tuần tuổi Hàng tuần cân vịt vào một ngày cố định, vào 6-7 giờ sáng trước khi cho vịt ăn, cân từng con một
+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày: Lượng thức ăn cho ăn so với lượng thức ăn
dư thừa hàng ngày
Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho vịt ăn vào một giờ nhất định, ngày hôm sau vét sạch máng thừa đem cân lại để xác định lượng thức ăn thu nhận hàng ngày Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được xác định theo công thức sau:
Trang 27Hàng ngày ghi chép chính xác số vịt chết của lô thí nghiệm và lô đối chứng
Tỷ lệ nuôi sống (%) được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
+ Các chỉ tiêu về chất lượng thịt
Kết thúc thí nghiệm chọn ở hai lô thí nghiệm và đối chứng mỗi lô 1 vịt trống và 1 vịt mái có khối lượng cơ thể trung bình, mổ khảo sát đánh giá năng suất và chất lượng thịt với các chỉ tiêu được xác định như sau:
- Các chỉ tiêu xác định năng suất thịt:
Xác định đúng thời điểm giết mổ Tùy theo phương thức nuôi vịt mà thời điểm giết mổ khác nhau Đối với nuôi vịt thâm canh thì thời điểm giết mổ thích hợp nhất là lúc vịt được 7 - 8 tuần tuổi vì thời điểm này vịt đạt trọng lượng cao từ 3,0 – 3,3 kg/con
Tỷ lệ thịt đùi, ức khá cao (29 - 30%) Sau 8 tuần trọng lượng vịt bắt đầu chậm lại vì vịt tích mỡ nhiều Do vậy chi phí thức ăn sẽ tăng lên Thời điểm 7 - 8 tuần thì bộ lông phát triển tương đối đầy đủ, lông bắt đầu chấm khấu Đây là thời điểm dễ vặt lông vì nếu sớm quá thì vịt sẽ có nhiều lông măng Nếu muộn quá, khi vịt đã chéo cánh thì lông ức bắt đầu thay, vịt khó vặt lông
Σ Thức ăn cho vào - Σ Thức ăn thừa
Σ Số vịt trong lô
Σ Thức ăn trong tuần - Σ Thức ăn thừa
Tăng trọng trong tuần
Số vịt sống đến cuối kỳ
Số con đầu kỳ
x 100
Trang 28- Các chỉ tiêu chất lượng thịt: Tỷ lệ thân thịt đối với khối lượng sống; tỷ lệ thịt
đùi; tỷ lệ thịt ngực; tỷ lệ mỡ bụng đối với thân thịt
Tỷ lệ thân thịt (%) =
Tỷ lệ thịt đùi (%) =
Tỷ lệ thịt ngực (%) =
Tỷ lệ mỡ bụng (%) =
+ Phân tích hiệu quả kinh tế
- Căn cứ vào giá thức ăn, giá thịt vịt, giống vịt, thú y, chăm sóc và tăng trọng để tính lợi nhuận kinh tế cho chăn nuôi vịt nhằm so sánh giữa các lô thử nghiệm và hiệu quả nuôi vịt siêu thịt trong môi trường nuôi nhốt không cần nước bơi lội
Hiệu quả kinh tế được tính bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Tất cả các số liệu thu được về tăng trưởng, năng suất, phẩm chất thịt được ghi chép cẩn thận vào sổ ghi chép số liệu thô và nhật ký thực tập chờ xử lý
- Số liệu được phân tích thống kê sinh vật học trên phần mềm Excel
Khối lượng thân thịt (g) Khối lượng sống
x 100
Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2Khối lượng thân thịt (g)
x 100 Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2
Khối lượng thân thịt (g)
x 100 Khối lượng mỡ bụng (g)
Khối lượng thân thịt (g)
x 100
Trang 2929
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tỉ lệ nuôi sống
Tỉ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức
khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm Trong chăn nuôi, tỉ lệ nuôi sống là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, tỉ lệ nuôi sống càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại Kết quả theo dõi tỉ lệ nuôi sống của đàn vịt thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.2 ở trang sau
Kết quả thu được là: Vịt TN ở các lô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn hẳn so với các lô
ĐC So sánh tỉ lệ nuôi sống của cả kỳ ở cả 2 lô TN và ĐC: Ở lần thí nghiệm I, vịt ở lô thí TN (nuôi hoàn toàn trên cạn) có tỉ lệ nuôi sống (94.00%) cao hơn so với lô ĐC (90.00%) Ở thí nghiệm lần II, vịt ở lô TN cũng có tỉ lệ nuôi sống cao hơn so với lô
ĐC (94.00% và 88.00%) Và ở lần thí nghiệm thứ III cũng có kết quả giống với 2 lần trên, lô TN có tỉ lệ sống (94.00%) cao hơn so với lô đối chứng (92.00%) Từ kết quả này cho thấy, vịt được nuôi trong môi trường nuôi nhốt hoàn toàn có tỉ lệ nuôi sống cao hơn
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và cs (2015), Vịt CV Super M được nuôi hoàn toàn trên cạn ở miền bắc Việt Nam, các dòng vịt ông bà vẫn sinh trưởng, sinh sản tốt và cho năng suất đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp Trong giai đoạn mới
nở đến 24 tuần tuổi, vịt có tỉ lệ nuôi sống 95-97%; đàn vịt trưởng thành có ngoại hình đặc trưng của giống vịt chuyên thịt cao sản Cũng theo Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến, Hoàng Văn Tiệu (1998) ở giai đoạn vịt con, phương thức nuôi khô có tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước là 4,1% đối với vịt CV Super Meat và 3,5% đối với bịt CV2000 Ở giai đoạn hậu bị, phương thức nuôi khô có
tỉ lệ nuôi sống cao hơn phương thức nuôi nước là 5% đối với vịt CV Super Meat Và 3,1% đối với vịt CV2000 Kết quả chúng tôi nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó
Tỉ lệ nuôi sống của vịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, thú y, thời tiết, khí hậu, môi trường sống… nhưng ở đây, các yếu
tố về di truyền, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, thú y, thời tiết, khí hậu là sống nhau ở cả 2 lô Từ đó, có thể thấy yếu tố môi trường sống có ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống của vịt Trong môi trường nuôi nhốt có ao bơi (lô ĐC) vịt lớn nhanh, phù hợp với
Trang 3030
tập tính bơi lội của vịt, nhưng nước là môi trường lây lan bệnh rất nhanh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp Hơn nữa, vịt còn có thói quen vung nước ra xung quanh nên chúng thường làm ướt chất độn chuồng, làm phân và chất thải lây lan
ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường, gia tăng các khí độc trong chuồng nuôi, làm giảm chất lượng không khí trong chuồng dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vịt, giảm sức đề kháng, giảm khả năng thu nhận thức ăn và tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn, virut gây ra như CRD, E-Coli, bại liệt, viêm gan Những nhược điểm trên đã được khắc phục ở lô TN, vịt nuôi hoàn toàn trên khô,
vị trí để nước uống cách xa độn lót chuồng, vịt có vung té nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến chuồng nuôi, chuồng nuôi được khô ráo, thoáng mát, hạn chế các khí độc sinh ra, vịt sẽ ít bị bệnh, tăng khả năng thu nhận thức ăn
Trong cả 3 lần thí nghiệm, số vịt chết chủ yếu ở giai đoạn 1-3 tuần tuổi, lúc này
cơ thể vịt con còn non, chất đề kháng trong cơ thể vịt con còn yếu nên giai đoạn này vịt hay mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa như nhiễm khuẩn ecoli, bệnh nấm phổi… Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã tiêm vaccine viêm gan siêu vi trùng cho vịt vào lúc vịt 1-3 ngày tuổi và vaccine dịch tả cho vịt ở giai đoạn 7-10 ngày tuổi, đây là những loại bệnh có thời gian ủ bệnh nhanh và có nguy cơ tổn làm thất lớn đến số lượng vịt trong đàn Một phần do lượng mẫu chúng tôi làm thí nghiệm mức độ vừa phải nên không có tình trạng đàn vịt đè hay dẫm đạp lên nhau Lô ĐC có tỉ lệ vịt mắc bệnh và tỉ lệ vịt chết do bệnh cao hơn lô TN, phần lớn là do môi trường sống là nguyên nhân gây nên, trong môi trường nuôi nhốt có ao, độ ẩm không khí cao với lượng phân thải ra hằng này làm gia tăng các vi khuẩn có hại trong chuồng, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vịt
Dưới đây là bảng thống kê số con vịt trong đàn bị bệnh và số con bị chết:
Trang 3131
Lô TN Lô ĐC Lô TN Lô ĐC Lô TN Lô ĐC
Bệnh nhiễm khuẩn E.coli
Trang 3232
Như vậy, qua ba lần nuôi TN cho thấy tỉ lệ nuôi sống giảm do tác động của nhiều yếu tố, trong đó môi trường nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của đàn vịt Trong đó, các lô vịt nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn có tỉ lệ sống cao hơn, ít mắc các bệnh
về hô hấp và tiêu hóa Do đó, chúng tôi khuyến cáo cho người chăn nuôi vịt nên nuôi vịt theo phương thức nuôi nhốt theo kiểu công nghiệp, nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn, giới hạn không gian chăn nuôi sẽ cho tỉ lệ nuôi sống cao hơn, dễ chăm sóc, quản lý, kiểm tra dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi
Trang 3434
3.2 Sự thay đổi khối lượng của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
3.2.1 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (Lần 1)
Khối lượng cơ thể gia cầm nuôi thịt là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng và được các nhà chăn nuôi quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, một dòng Khối lượng cơ thể cao chứng tỏ rằng vịt sinh trưởng tốt, khả năng thu nhận thức ăn tốt và có khả năng chống lại các loại bệnh và ngược lại
Đối với giống vịt CV Super M này thì sự thay đổi khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để xác định năng suất thịt của đàn vịt nuôi, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của vịt qua các thời kì sinh trưởng của chúng Khả năng tăng khối lượng cơ thể hay sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy khả năng tăng khối lượng cơ thể vịt lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, thức
ăn, chăm sóc, thời tiết…
Để theo dõi ảnh hưởng của các yếu tố TN đến khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt TN qua các tuần tuổi, mỗi tuần chúng tôi tiến hành cân vịt vào một ngày cố định (thứ 4 hàng tuần), vào 7 giờ sáng trước khi cho vịt ăn
Sự thay đổi của vịt TN qua các tuần tuổi thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 1)
Trang 35Qua bảng 3.3 cho thấy:
Khối lượng cơ thể vịt TN qua các tuần tuổi ở cả hai lô đều tăng dần qua các tuần tuổi, sự tăng trưởng này tuân theo quy luật tăng trưởng chung của gia cầm Nhìn chung, vịt ở cả hai lô đều có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chứng tỏ giống vịt CV Super M thương phẩm có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng nhanh Tuy nhiên, vẫn có sự sai khác về khả năng sinh trưởng giữa hai lô TN cụ thể là:
Sự sinh trưởng tích lũy qua các tuần tuổi của lô TN vịt được nuôi nhốt hoàn toàn trên cạn so với vịt được nuôi trong môi trường có nước bơi lội Với thời gian nuôi như nhau, được chăm sóc và cho ăn cùng một loại thức ăn, nhưng khối lượng xuất bán của vịt ở hai lô có sự khác biệt Vịt ở lô TN có khối lượng cơ thể trung bình cao hơn lô
ĐC Trong lần TN I, vịt ở lô TN có khối lượng cơ thể trung bình là 2856.30 g/con, trong khi ở lô ĐC là 2706,67 g/con chênh lệch giữa 2 lô là 149,63 g/con
Theo kết quả nghiên cứu của Theo Lê Thanh Gấu (2012) “So sánh sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của giống vịt siêu thịt ( CV Super Meat) giữa phương thức nuôi nhốt và phương thức nuôi chạy đồng tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang” thì vịt Super Meat nuôi nhốt hoàn toàn có trọng lượng trung bình cao hơn vịt nuôi chạy đồng (2500g và 2300g), chênh lệch 200 g/con
So sánh hệ số biến động (CV%) ở cả 2 lô vịt TN Hệ số biến động (CV%) của lô
TN trong lần I dao động trong khoảng 2.22– 9.10, còn lô ĐC dao động trong khoảng 3.26 - 10.97 điều này cho thấy đàn vịt ở lô TN có độ đồng đều cao hơn so với lô ĐC
So sánh hệ số biến động của hai lô vịt, chúng thôi nhận thấy ở lô TN nuôi hoàn toàn trên cạn thu được kết quả khả quan hơn so với lô ĐC nuôi ở môi trường có nước bơi lội
Trang 3636
Khối lượng
Biểu đồ 3.2 Khối lượng vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi lần I
3.2.2 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (Lần 2)
Bảng 3.4 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi (lần 2)
ngày tuổi) 47 1622.77 41.47 2.67 45 1581.77 62.99 3.98 Tuần 5 (28-35
ngày tuổi) 47 2107.66 96.43 4.57 45 1923.33 196,4 1.02 Tuần 6 (35-42 47 2426.59 79.37 3.27 45 2376.22 71.69 3.02