Cá biệt, có mô ̣t số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm.· Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan TRQ: Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt
Trang 1Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Những lý luận chung về thuế nhập khẩu và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 2
1.1 Khái niệm về thuế nhập khẩu 2
1.2 Khái niệm về CPTPP 2
1.2.1 Định nghĩa 2
1.2.2 Đôi nét về CPTPP 3
II Kết quả nghiên cứu và phân tích (bình luận) về các cam kết về thuế nhập khẩu trong CPTPP dành cho Việt Nam 3
2.1 Phân nhóm các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP 3 2.2 Bình luận về các cam kết thuế nhập khẩu của các nước CPTPP dành cho Việt Nam 3 2.2.2 Cam kết về thuế nhập khẩu của Nhật Bản dành cho Việt Nam 4
2.2.3 Cam kết về thuế nhập khẩu của Peru dành cho Việt Nam 5
2.2.2 Cam kết về thuế nhập khẩu của Mexico dành cho Việt Nam 6
2.2.5 Cam kết về thuế nhập khẩu của Chi-lê dành cho Việt Nam 6
2.2.6 Cam kết về thuế nhập khẩu của Australia dành cho Việt Nam 7
2.2.7 Cam kết về thuế nhập khẩu của New Zealand dành cho Việt Nam 8
2.2.8 Cam kết về thuế nhập khẩu của Singapore dành cho Việt Nam 8
2.2.9 Cam kết về thuế nhập khẩu của Malaysia dành cho Việt Nam 9
2.2.10 Cam kết về thuế nhập khẩu của Brunei dành cho Việt Nam 9
III Đánh giá chung về cam kết thuế nhập khẩu của các nước thành viên CPTPP dành cho Việt Nam 10
3.1 Cơ hội đối với Việt Nam 10
3.2 Thách thức Việt Nam đối mặt 10
IV Một số giải pháp trước những thách thức về cam kết thuế nhập khẩu của các nước thành viên CPTPP dành cho Việt Nam 11
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
PHỤ LỤC 12
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc Trong đó, nổi bật là Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)1 Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định CPTPP là "Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam" Từ ưu đãi về thuế nhập khẩu của các nước dành cho Việt Nam cho thấy đây là cơ hội tiềm năng để các doanh nghiệp Việt tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân tích về các cam kết thuế nhập khẩu sẽ chỉ ra những mặt tích cực và các hạn chế mà Việt Nam sẽ phải đối mặt, nhóm chúng em quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài số 3 : “Nêu và bình luận về cam kết thuế nhập khẩu của các nước thành viên CPTPP dành cho Việt Nam” đồng thời rút ra một số giải pháp trước những thách thức Việt Nam phải đối mặt
NỘI DUNG
I Những lý luận chung về thuế nhập khẩu và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
1.1 Khái niệm về thuế nhập khẩu
Định nghĩa: Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ
đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
Mục đích: Thuế nhập khẩu có hai mục đích rõ ràng: tăng thu nhập cho chính
quyền địa phương và tạo lợi thế thị trường cho hàng hóa được trồng hoặc sản xuất tại địa phương không phải chịu thuế nhập khẩu Mục tiêu liên quan thứ ba đôi khi là trừng phạt một quốc gia cụ thể bằng cách đánh thuế nhập khẩu cao đối với các sản phẩm của quốc gia đó
Phân loại: Theo phương thức tính thuế: có các kiểu thuế quan như sau: Thuế
quan theo đơn giá hàng và Thuế quan theo trọng lượng Theo mục đích đánh thuế,
có các kiểu thuế quan sau: Thuế quan tăng thu ngân sách; Thuế quan bảo hộ; Thuế quan cấm đoán
1.2 Khái niệm về CPTPP
1.2.1 Định nghĩa
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), còn được gọi là TPP11 hoặc TPP-11, là một hiệp định thương mại giữa Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam
1 https://trungtamwto.vn/an-pham/15709-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam
Trang 31.2.2 Đôi nét về CPTPP
Đây là một hiệp định thương mại tự do thiết lập các quy tắc và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ thương mại của 11 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất đã xuất hiện trong 25 năm qua CPTPP phát triển từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 11 nước hiện nay và Hoa Kỳ CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên của TPP (Hoa Kỳ rút khỏi TPP) Với Việt Nam, CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019
Hiệp định CPTPP mở ra cánh cửa của một thị trường thương mại tự do với mức thuế cắt giảm sâu và giảm rào cản thương mại khác giữa các nước thành viên Nó là thắng lợi mang tính biểu tượng của những nỗ lực thức đẩy đa phương và xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên nội dung cốt lõi của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP
Nhìn chung, CPTPP hình thành một khối thương mại đại diện cho 500 triệu người tiêu dùng trong các nước của CPTPP và chiếm 13,5% GDP toàn cầu đưa CPTPP trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới, giúp Việt Nam tiếp cận ưu đãi với các thị trường trọng điểm ở hai bên bờ của Thái Bình Dương
II. Kết quả nghiên cứu và phân tích (bình luận) về các cam kết về thuế nhập khẩu trong CPTPP dành cho Việt Nam
2.1 Phân nhóm các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP
Về cơ bản, các cam kết được chia làm ba nhóm chính:
Hiệp định CPTPP có hiệu lực
sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình) Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong mô ̣t số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm Cá biệt, có
mô ̣t số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm
nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch)
2.2 Bình luận về các cam kết thuế nhập khẩu của các nước CPTPP dành cho Việt Nam
Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình Một số cam kết thuế nhập khẩu của các đối tác CPTPP như sau:
Trang 42.2.1 Cam kết về thuế nhập khẩu của Ca-na-đa dành cho Việt Nam
Ca-na-đa cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-na-đa ngay khi Hiệp định có hiệu lực Trong
đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa
bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Cam kết thuế nhập khẩu của Canada đối với hàng hóa Việt Nam đã cắt giảm lượng thuế quan rất đáng kể Canada đứng top 13 nền kinh tế lớn nhất thế giới, vậy nên nhóm ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam như philê cá, các loại thịt cá khác, tôm, có cơ hội được tiếp cận tới thị trường kinh tế lớn Mặt hàng này của Việt Nam sang Canada đã đưa Việt Nam trở thành vị trí là nhà xuất khẩu lớn thứ ba vào địa bàn khi trong 11 tháng năm 2022 VN đạt 229 triệu USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2021 (146 triệu USD) Canada xóa bỏ thuế quan 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ giúp tăng cường xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Canada.Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 4 mặt hàng đồ gỗ và nội thất vào Canada sau Trung Quốc, Mỹ, Mexico
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP, hàng hóa xuất khẩu cũng phải tuân thủ các quy định bắt buộc về nhập khẩu của Canada như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, và đáp ứng được thị hiếu, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng Canada Canada là thị trường tương đối khó tính đối với hàng hóa nhập khẩu, là một trong số các nước sử dụng phổ biến nhất các biện pháp phi thuế quan (NTM) trên thế giới Các mặt hàng chịu nhiều biện pháp phi thuế quan của Canada nhất bao gồm: hóa chất, kim loại, động vật, rau, thực phẩm, dệt may, sản phẩm nhựa, đồ da, đồ gỗ cũng là các mặt hàng Việt Nam có xuất khẩu nhiều sang Canada
2.2.2 Cam kết về thuế nhập khẩu của Nhật Bản dành cho Việt Nam
Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản),
và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm Trong Hiệp định CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của ta
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Có thể thấy CPTPP đã đem lại cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản, thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản - nền kinh tế lớn thuộc top 3 trên thế giới Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản bao gồm: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản Có thể thấy, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho đại đa số nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đem lại cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản
Trang 5Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Nhật Bản là quốc gia có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, tạo thành hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản Các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào quốc gia này khá phức tạp Theo các quy định của Nhật Bản, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được yêu cầu rất cao, nhất là dư lượng hóa chất nông nghiệp Nếu bị phát hiện có các dư lượng vượt quá mức cho phép, các sản phẩm này sẽ bị giám sát rất chặt chẽ Đây là một thách thức đối với doanh nghiệp ngành hàng nông thủy sản – thực phẩm của Việt Nam Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có chính sách, phương pháp đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng cẩn thận, nếu không thì hàng xuất khẩu có khả năng bị trả về, bị tiêu hủy Không chỉ nông thủy sản gặp khó, ngành dệt may cũng phải liên tiếp đối mặt thách thức khi không chỉ phải bền đẹp, đa dạng mẫu mã, mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường Tiêu chuẩn khắt khe, doanh nghiệp lại thiếu thông tin về nhu cầu thị trường, cách tiếp thị, đối thủ cạnh tranh… nên xuất khẩu sang thị trường Nhật còn hạn chế Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng chưa khai thác hiệu quả các kênh phân phối, khả năng quản lý còn yếu
2.2.3 Cam kết về thuế nhập khẩu của Peru dành cho Việt Nam
Pê-ru cam kết xóa bỏ 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% số dòng thuế vào năm thứ 17 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Peru được đánh giá là thị trường tiềm năng tương đối phù hợp với trình độ và quy
mô cũng như cách tiếp cận của Việt Nam bởi 75% các công ty xuất nhập khẩu của Peru là vừa và nhỏ, hàng hóa dễ thâm nhập Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển xuất khẩu để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế Theo đó doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt các cơ hội mà Hiệp định mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng thế mạnh hưởng thuế suất 0%, trong đó nổi bật có thể kể đến: Mặt hàng đồ gỗ; Các sản phẩm nông sản như hạt điều, chè, hạt tiêu, rau củ quả, một số loại cà phê; Hàng dệt may, giày dép, Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Peru đạt triệu 660 USD, tăng mạnh tới 84% so với năm 2020 đưa Peru trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Một số thách thức mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tiếp cận thị trường Peru, như: Thủ tục, tập quán của thị trường; Khoảng cách địa lý; Sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng và giá cả từ các quốc gia xuất khẩu khác; Thị trường Peru yêu cầu rất cao
về chất lượng bao bì đóng gói, bởi, Peru quy định chi tiết các thủ tục và yêu cầu để thực hiện ghi nhãn bắt buộc đối với các sản phẩm biến đổi gen (GM) Bao bì thực phẩm phải được làm bằng vật liệu vô hại, không có các chất có thể ảnh hưởng đến
an toàn thực phẩm Ngoài ra, liên quan đến phòng vệ thương mại, Peru hiện là thành viên duy nhất của Hiệp định CPTPP chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế
Trang 6thị trường2 Do đó, trong trường hợp Cơ quan điều tra của Peru điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chứng minh đầy đủ căn cứ để không bị áp dụng quy định về kinh tế phi thị trường
2.2.2 Cam kết về thuế nhập khẩu của Mexico dành cho Việt Nam
Mexico cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Kinh tế Mexico là một trong những nền kinh tế lớn đứng thứ 15 trên thế giới Đối với Việt Nam, Mexico là một thị trường tiềm năng lớn cần được khai phá Một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang thị trường Mexico như thủy sản
và nông sản chế biến; cà phê; hàng điện tử; linh kiện và phụ tùng ô tô Trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,92 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2020, đưa nước này trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu sang khối thị trường CPTPP đối với hàng hóa của Việt Nam Theo số liệu của Hải quan Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mexico đạt gần 118 triệu USD, tăng 44,5%, có thể khẳng định còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu thông qua tận dụng những ưu đãi của cam kết về thuế nhập khẩu Mexico dành cho Việt Nam
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Dù cam kết xóa, giảm thuế nhập khẩu tạo thuận lợi lớn nhưng Việt Nam vẫn gặp
phải những khó khăn như: Sự hiểu biết của các doanh nghiệp nhập khẩu nước bạn đối với chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của Việt Nam còn thấp Các mặt hàng nông sản chế biến cũng là mặt hàng tiềm năng vào thị trường Mexico tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tạo ra những sản phẩm phù hợp với khẩu vị của người Mexico Xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này còn gặp trở ngại như khoảng cách địa lý xa xôi, chi phí vận tải cao, thời gian vận chuyển kéo dài cùng các tiêu chuẩn chất lượng cao của các thị trường
2.2.5 Cam kết về thuế nhập khẩu của Chi-lê dành cho Việt Nam
Chi-lê cam kết xóa bỏ 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế vào năm thứ 8 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Cam kết về thuế nhập khẩu của Chi-lê đã tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp và ngành xuất khẩu của Việt Nam Thế mạnh của Việt Nam là các mặt hàng tiêu dùng như giày dép, hàng may mặc, hầu hết các mặt hàng này của Việt Nam đều hưởng thuế suất ưu đãi khi vào thị trường Chile và được xóa bỏ hoàn toàn thuế theo
lộ trình cam kết như: Dệt may xóa bỏ hoàn toàn thuế vào năm thứ 8 của CPTPP;
2 Khi m t n ộ ướ c xuấất kh u b xem là có nềền kinh tềấ phi th tr ẩ ị ị ườ ng thì các nguyền tắấc tính toán Giá thông
th ườ ng seẽ không đ ượ c s d ng và n ử ụ ướ c nh p kh u có th s d ng các ph ậ ẩ ể ử ụ ươ ng pháp tính toán khác mà mình cho là h p lý ợ
Trang 7Giày dép, cao su xóa bỏ thuế vào năm thứ 4 của CPTPP Các mặt hàng nông sản, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định
có hiệu lực Ngoài ra, Chile chưa từng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Thông qua thị trường Chile, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Nam Mỹ
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vẫn phải cạnh tranh nhiều với hàng giá rẻ từ các
quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và các nước trong khu vực như Peru, Paraguay, Uruguay, Colombia… Khoảng cách địa lý xa, chi phí vận tải lớn, thời gian vận chuyển dài, cũng là những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt
2.2.6 Cam kết về thuế nhập khẩu của Australia dành cho Việt Nam
Australia cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (khoảng 2,9 tỷ USD) ngay khi thực hiện Hiệp định Gần như toàn bộ các dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4 và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm đang
có thuế suất là 5-10%, bao gồm: nhựa và cao su, dệt may, quần áo và giày dép, sắt thép, linh kiện oto, và một số máy móc, đồ nội thất Sản phẩm duy nhất mà
Australia không xóa bỏ thuế là ô tô đã qua sử dụng
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới Australia đã và đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất của Việt Nam Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia ghi nhận sự cải thiện rõ rệt, đạt 5,55 tỷ USD, tăng 26,18% so với năm 2021 Số liệu phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Australia cho thấy nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao trong bối cảnh còn nhiều thách thức, như máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác tăng 62,1%; mặt hàng giày dép tăng 41,3%; dệt may tăng 26,3%; thủy sản tăng 37,3%; sắt thép các loại tăng 102,9%; cà phê tăng 62,53%; dây điện và dây cáp điện tăng 81,2% 3
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không phải sản phẩm mà Australia có nhu cầu nhập khẩu cao (điện thoại, máy điện, trang thiết bị cơ khí, dụng cụ quang học, ) và một số mặt hàng thực phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính như Australia, để đưa các sản phẩm mới vào Australia, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chú trọng tìm hiểu các tiêu chuẩn, chứng nhận, đồng thời phải có giải pháp đóng gói bao bì, bảo quản và vận chuyển an toàn, đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt cho đến khi được trưng bày trên kệ siêu thị vì “Australia là một trong những thị trường có tiêu chuẩn cao về kiểm dịch và vệ sinh an toàn sản phẩm
nghiêm ngặt nhất thế giới”4
3 https://www.vietnamplus.vn/kim-ngach-thuong-mai-hai-chieu-viet-namaustralia-dat-ky-luc/841696.vnp
4 Báo cáo c a Th ủ ươ ng v VN t i Australia ụ ạ
Trang 82.2.7 Cam kết về thuế nhập khẩu của New Zealand dành cho Việt Nam
New Zealand cam kết xóa bỏ 94,6% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (khoảng
101 triệu USD) Vào năm thứ 7 kể từ khi thực hiện Hiệp định, các dòng thuế còn lại
sẽ dần được xóa bỏ hoàn toàn
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Việc phê chuẩn Hiệp định cũng là điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước xây dựng, củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là những ngành hàng mà một bên có thế mạnh, bên kia có nhu cầu và ngược lại như: may mặc, đồ gỗ, nông sản nhiệt đới, sữa, gỗ, nguyên phụ liệu dệt may và da giày… Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại New Zealand, thanh long là loại quả xuất khẩu thành công nhất của Việt Nam vào New Zealand với mức tăng trưởng liên tục
từ năm 2014 đến nay Sau dịch Covid-19 nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thanh long tăng cao ở thị trường New Zealand, loại trái cây này của Việt Nam có hình thức bắt mắt, hương vị rất ngon và giá cả khá ổn định cũng như được người tiêu dùng ưa chuộng
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Đến nay, New Zealand mới cấp phép nhập khẩu cho quả xoài, thanh long, chôm chôm, cá tra, thực phẩm chế biến sẵn của Việt Nam Mặt khác, do khoảng cách địa
lý xa xôi, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này phải chịu chi phí vận chuyển cao, thời gian vận chuyển kéo dài khiến giá thành khó cạnh tranh so với các sản phẩm của một số quốc gia khác Bên cạnh đó, tiền lương, tiền công cao khiến giá bán hàng hóa tại thị trường cao, sức cạnh tranh của sản phẩm giảm xuống Đây chính là những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường này
2.2.8 Cam kết về thuế nhập khẩu của Singapore dành cho Việt Nam
Singapore cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực hiện Hiệp định
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Việc xoá bỏ thuế đối với Việt Nam của Singapore đem đến thị trường xuất khẩu
“béo bở” cho Việt Nam Singapore là thị trường có độ mở lớn, với kim ngạch
thương mại lớn và cũng không có bất cứ hạn chế nào với nhập khẩu, không có bất
cứ rào cản phi thuế quan nào ngoài những tiêu chuẩn được các tổ chức quốc tế quy định (OIE và Codex) Hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế (trừ ôtô, xăng dầu, rượu, thuốc lá…) Đặc biệt, Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài Cũng do tài nguyên hạn chế nên Singapore không có sản xuất nông nghiệp Việt Nam là nước có thế mạnh về nông nghiệp nên việc bãi bỏ thuế của Singapore là cơ hội lớn để Việt Nam nâng cao thế mạnh phát triển xuất khẩu mặt hàng nông sản
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Đối với thực phẩm chế biến, đồ uống… cần chú ý đến bao bì, chỉ dẫn bằng tiếng Anh, thời hạn sản phẩm và các chứng chỉ như HACCP,
Trang 9Halal… vì thị trường Singapore cũng đòi hỏi rất cao về chất lượng hàng hóa Dù khoảng cách địa lý giữa Singapore và Việt Nam không xa nhưng chưa nhiều mặt hàng của Việt Nam trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng có thể thâm nhập vào quốc đảo này Vì những mặt hàng này nhập từ Việt Nam cũng giống với nhập từ Thái Lan, Trung Quốc (gạo, thủy sản, hoa quả, bánh kẹo, ) Từ đó dẫn đến áp lực cạnh tranh lớn trong khi các mặt hàng nông sản của Thái Lan và Trung Quốc luôn được đánh giá cao hơn của Việt Nam từ chất lượng, mẫu mã, chế biến sâu, các chứng nhận
2.2.9 Cam kết về thuế nhập khẩu của Malaysia dành cho Việt Nam
Malaysia cam kết xóa bỏ 84,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại Vào năm thứ 11, số dòng thuế cam kết cắt giảm của Malaysia lên tới 99,9% Malaysia cũng Áp dụng hạn ngạch thuế đối với 15 dòng thuế trứng gia cầm, thị gà, thịt lợn và thịt bò
Cơ hội mở ra cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Hiệp định CPTPP phê chuẩn sẽ giúp hàng hóa của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu sang nước này kể từ ngày 29/11/2022 Các ngành hàng thế mạnh tiềm năng để xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Malaysia: Nông sản và thủy sản; Đồ gỗ; Dệt may Việt Nam có lợi thế xuất khẩu bởi có vị trí địa lý gần và các hiệp định thương mại tự do trước đó
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Malaysia là quốc gia Hồi giáo, các quốc gia theo đạo hồi đều yêu cầu chứng nhận Halal cho thực phẩm - giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào các nước hồi giáo Do vậy, để tiếp cận được thị trường này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm Để đạt chứng nhận Halal là cả hành trình khó khăn và tốn kém, tuy nhiên với những doanh nghiệp
có định hướng xuất khẩu và xuất khẩu bền vững chứng nhận này là điều kiện bắt buộc
2.2.10 Cam kết về thuế nhập khẩu của Brunei dành cho Việt Nam
Brunei cam kết xóa bỏ 92% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 7.639 dòng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực, xóa bỏ tới 99,9% vào năm thứ 7 và xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm thứ 11
Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực đối với Brunei vào giữa tháng 7/2023 Hiệp định được phê chuẩn dự kiến mở ra nhiều cơ hội đối với việc nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là các mặt hàng có tiềm năng như các sản phẩm tiêu dùng, nông lâm thủy sản và thực phẩm đạt chuẩn chứng chỉ Halal Trong khi
đó, Việt Nam có lợi thế về sản phẩm cà phê, gạo, sản phẩm chế biến, thủy hải sản, gia vị, đậu hạt, rau củ quả có khả năng để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng thực phẩm Halal tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Brunei nói riêng
Thách thức Việt Nam phải đối mặt
Do đặc điểm của Brunei là thị trường nhỏ, tuy có thời gian hợp tác trước đó nhưng cho đến thời điểm này, kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Brunei còn tương đối khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng Đặc biệt,
Trang 10Brunei là quốc gia hồi giáo nên các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến đều phải tuân thủ theo các quy định Halal
III Đánh giá chung về cam kết thuế nhập khẩu của các nước thành viên
CPTPP dành cho Việt Nam
3.1 Cơ hội đối với Việt Nam
Khi hưởng ưu đãi về thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng sản xuất và kinh doanh, từ đó tăng cường hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước Nói cách khác, xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh khi thuế suất giảm Điều này giúp Việt Nam tiếp cận thị trường nội khối một cách dễ dàng và giảm chi phí cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước trong CPTPP; Tỷ lệ nội địa hóa sẽ tăng khi các điều kiện về quy tắc xuất xứ chặt chẽ trong CPTPP tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất trực tiếp nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu, giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào các nguyên phụ liệu nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh và giúp tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho xuất khẩu; Những quy định của các nước trong CPTPP về quy tắc xuất xứ, kỹ thuật, môi trường đối với xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp đẩy mạnh triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất (cải tiến khoa học công nghệ), thúc đẩy Việt Nam xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật trong sản xuất hàng hóa phù hợp và hài hòa về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế Từ đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nâng cao kỹ thuật công nghệ trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Các đối tác đầu tư lớn trong Hiệp định CPTPP (Australia, Nhật Bản, Singapore) đều đã tham gia các FTA với Việt Nam, trong đó các cam kết về đầu tư đã được mở rộng phù hợp với thông lệ quốc tế (thu hút FDI)
3.2 Thách thức Việt Nam đối mặt
Yêu cầu về yếu tố kỹ thuật, quy tắc xuất xứ hàng hóa để Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong CPTPP là rất cao và phức tạp Yêu cầu này đòi hỏi các ngành sản xuất phải đầu tư phát triển từ nguyên phụ liệu đầu vào cho tới các khâu thiết kế, sản xuất hàng hóa; Việt Nam chưa thực sự phát triển về lĩnh vực công nghiệp, năng suất còn thấp, công nghệ chưa cao Để đảm bảo các quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, môi trường đối với xuất khẩu hàng hóa cần phải đáp ứng các yêu cầu cao về công nghệ trong sản xuất; Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về lao động, môi trường theo cam kết mà CPTPP đưa ra; Cơ cấu sản xuất công nghiệp của Việt Nam chưa phù hợp với quy định của CPTPP, nhất là về quy tắc xuất xứ Do quy mô của các ngành công nghiệp trong nước còn nhỏ và thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh, Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết các đầu vào trung gian Điều này khiến Việt Nam khó đáp ứng yêu cầu về hàm lượng nội địa theo CPTPP; Ngoài
ra, với những lợi ích thu được từ các cam kết trong FTA thế hệ mới, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào các ngành sản xuất trong nước Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dịch chuyển nhà máy từ nhiều quốc gia sang các nước được đầu tư, gây ra
áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước Khi đó, các sản phẩm hàng hóa trong nước sẽ bị cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI,