1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập giữa kì môn doanh nghiệp khoa học và công nghệ

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Giữa Kì Môn: Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ
Tác giả Nguyễn Thục Ngân, Vũ Minh Anh, Ngô Gia Tuấn Hiệp, Phạm Hiền Lương
Người hướng dẫn TS. Hoàng Văn Tuyên
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 228,81 KB

Nội dung

Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăngdư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vayđối với doanh nghiệp n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

- -BÀI TẬP GIỮA KÌ MÔN: DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Giảng viên: TS Hoàng Văn Tuyên

Đề bài:

Thành viên nhóm :

1 Nguyễn Thục Ngân – 19032832 *

2 Vũ Minh Anh – 19032802

3 Ngô Gia Tuấn Hiệp – 19032816

4 Phạm Hiền Lương - 19032828

Hà Nội, 2022

Trang 2

I LOẠI HÌNH VAY, TÀI TRỢ

Điều 8, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

1 Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng

dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng

3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 của Luật này

Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 800.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ

và vừa (DNNVV), thu hút hơn 5,6 triệu lao động, đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm trong nước (GDP) và 31% vào tổng thu ngân sách hàng năm

Có thể thấy, DNNVV là lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế, tạo ra của cải vật chất và công ăn việc làm cho xã hội Sự phát triển của DNNVV cũng là nền tảng

để hình thành những tập đoàn tư nhân của đất nước Do vậy, khung chính sách, pháp luật

về tín dụng và hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV đã và đang từng bước được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển trong tiếp cận nguồn vốn vay Ngày 12/06/2017, Luật Hỗ trợ DNNVV đã được Quốc hội thông qua, tạo khuôn khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động của DNNVV

Thực hiện chỉ đạo và chủ trương của Chính phủ, ngành ngân hàng cũng xây dựng nhiều giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy DNNVV tiếp cận vốn tín dụng Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN, ngày 28/12/2018 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho

Trang 3

DNNVV tiếp cận vay vốn Cùng với việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước còn tổ chức các Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại nhiều địa phương nhằm thúc đẩy nguồn vốn tín dụng hỗ trợ DNNVV phát triển sản xuất, kinh doanh

Triển khai cơ chế chính sách, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng ngày càng đa dạng, thủ tục hành chính cũng được rút gọn hơn và quan trọng là các chương trình ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng đã được các tổ chức tín dụng đẩy mạnh Theo Ngân hàng Nhà nước (2019), qua 4 năm triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đã có gần 195.000 doanh nghiệp được tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn với tổng số tiền được các ngân hàng cam kết cho vay đạt 2,5 triệu tỷ đồng Chỉ riêng trong năm 2018, đã có trên 420 cuộc gặp

gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp được tổ chức trên toàn quốc Các ngân hàng đã cam kết cho vay hơn 800.000 tỷ đồng, trong đó giải ngân gần 900.000 tỷ đồng cho trên 50.000 doanh nghiệp và một số đối tượng khác; thực hiện gia hạn nợ, cơ cấu lại

kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất cho gần 60.000 tỷ đồng đối với các khoản vay cũ cho gần 3.300 doanh nghiệp và một số đối tượng khách hàng khác

Như vậy, hệ thống ngân hàng đã có những định hướng mở hơn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là phân khúc DNNVV Trong điều kiện DNNVV ít có khả năng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ít có khả năng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, nguồn từ ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ quốc tế còn hạn chế, thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh tài trợ vốn chủ yếu cho DNNVV phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh

Những khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, khu vực DNNVV hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng Có nhiều nguyên nhân cản trở DNNVV tiếp cận vốn tín dụng, song tựu chung ở một số vấn đề như sau:

Về phía Nhà nước:

- Các thiết chế về quyền sử dụng đất chưa tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Chẳng hạn, trong lĩnh vực cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông

Trang 4

thôn, tài sản đảm bảo cho khoản vay thường là đất nông nghiệp có giá trị thấp, trong khi tài sản trên đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo vay vốn ngân hàng…

- Sự liên kết giữa các chính sách và các bộ, ban, ngành trong việc phối hợp hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực của khối DNNVV còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được tổng thể nguồn lực của các bên liên quan nhằm hỗ trợ tốt hơn đối với DNNVV Các chính sách hỗ trợ còn tản mát nhiều nơi, chưa có đầu mối thống nhất để tổng hợp cung cấp các thông tin về chính sách hỗ trợ cho DNNVV

Về phía các tổ chức tín dụng:

- Do hạn chế về nguồn vốn, nên quy mô của các quỹ còn khá nhỏ, dẫn đến số tiền bảo lãnh còn hạn chế so với nhu cầu của các DNNVV

- Thủ tục vay vốn còn phức tạp, qua nhiều quy trình Các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV hiện nay của các TCTD chưa phong phú, một số DN không tìm được các sản phẩm tín dụng phù hợp…

- Còn tồn tại tâm lý phân biệt đối xử khi quyết định cho DNNVV vay vốn Theo Báo cáo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên năm 2017 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, xác suất hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7 điểm % đến 26 điểm % nếu DN nộp hồ sơ xin vay thuộc DNNVV Ngược lại, xác suất sẽ tăng khoảng 2,3 đến 2,8 điểm % nếu DN đó thuộc sở hữu nhà nước

- Trong quá trình cho vay DNNVV, các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn

do đặc thù các DNNVV là các DN có thời gian thành lập hoặc vòng đời kinh doanh ngắn, nên thiếu tính ổn định trong hoạt động kinh doanh cũng như chưa minh bạch về thông tin cung cấp cho ngân hàng

Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Các DNNVV cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định chung của hệ thống ngân hàng thương mại Nguyên nhân

là do phần lớn DNNVV có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế Bản thân DNNVV cũng còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do tài sản của DN có giá trị thấp, dòng tiền không dồi dào, lịch sử quan hệ tín dụng và xếp hạng tín dụng với ngân hàng chưa cao

Trang 5

- Các DNNVV còn hạn chế về thông tin tiếp cận vay vốn ngân hàng cũng như năng lực để chuẩn bị hồ sơ vay vốn, quy trình và thủ tục vay vốn của các ngân hàng thương mại hiện tại còn khá phức tạp đối với DNNVV

- Thông tin tài chính kế toán của DNNVV chưa theo chuẩn mực, thông tin chưa đảm bảo minh bạch, do các DNNVV chưa coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu này Báo cáo tài chính của các DN phần lớn không có kiểm toán, tính chính xác còn hạn chế, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc thẩm định hồ sơ cho vay đối với các DNNVV của các ngân hàng thương mại…

Khoản 2, 3 Điều 11 Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

2 Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn Thời gian

hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng

3 Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương

Luật Hỗ trợ DNNVV gồm 4 Chương, 35 Điều Tiêu chí xác định DNNVV trong Luật gồm có, DNNVV bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá

300 tỷ đồng

Đối tượng thứ hai là DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ

Trang 6

Luật quy định một số hỗ trợ chung cho các DNNVV như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…

Đối với hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung, Nhà nước có chính sách hỗ trợ DNNVV nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của DN Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập theo hình thức đối tác công tư cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

DN và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được hưởng các hỗ trợ: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; miễn, giảm thuế TNDN có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế TNDN

Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ DNNVV gồm: Hỗ trợ không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền

hà, cản trở, sách nhiễu đối với DNNVV, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ DNNVV Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ DNNVV Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết

Khoản 1, Điều12, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ

sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

1 Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

Trang 7

Thực trạng:

Nhằm giúp nền kinh tế nói chung và các DN trong nước nói riêng từng bước thích ứng

và bắt nhịp nhanh với sự chuyển đổi mạnh mẽ của công nghệ, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tích cực Đặc biệt, năm 2020 được đánh giá là năm chuyển đổi số quốc gia và là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam

số

Áp dụng thực tiễn:

Trước bối cảnh đó, nhiều DN trong nước cũng đã tiên phong tham gia vào các ngành nghề mới hoặc tích cực đổi mới công nghệ cả ở phương diện phần cứng và phần mềm để tồn tại và hội nhập, cụ thể là việc áp dụng các điều khoản, chủ trương, chính sách

hỗ trợ đổi mới khoa học, công nghệ từ Nhà nước

Thông qua việc nắm bắt các chủ trương, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều DN đã chủ động kết nối được với nhiều nguồn cung và cầu công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Đặc biệt, trong quá trình đàm phán chuyển giao công nghệ, nhiều DN đã tiếp cận được với các hoạt động hỗ trợ, như:

tư vấn về công nghệ, giải đáp các vướng mắc về pháp lý và thậm chí đã tiếp cận được cả với các nguồn lực tài chính hỗ trợ ứng dụng công nghệ dành cho DN Không ít ứng dụng tiến bộ trong công nghệ sau khi được chuyển giao cho DN cũng đã phát huy hiệu quả, phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mang lại lợi nhuận cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của DN trên thị trường

Trên thực tế, không ít DN đã được hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới thông qua các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia và chương trình nhà nước, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Hằng năm, đơn vị này cũng đã tổ chức các sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ với quy mô quốc tế để hỗ trợ DN tiếp cận thông tin công nghệ, chuyển giao, đổi mới công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp Các DN cũng được hỗ trợ các hoạt động liên kết nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ với các trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại địa phương Đồng thời, được tiếp cận kết quả nghiên cứu của các viện

Trang 8

nghiên cứu, các cơ sở đại học và có cơ hội khai thác các kết quả nghiên cứu khác phục vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong DN

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được thành lập ngày 17/04/2013 theo Quyết định số 601/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Quỹ thực hiện chức năng: cho vay, tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV

Quỹ thực hiện cho vay dưới hai hình thức: Quỹ trực tiếp cho vay đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị có nhu cầu vay vốn và Quỹ thực hiện cho vay gián tiếp đối với các DNNVV thông qua giao vốn cho các ngân hàng thương mại

Về điều kiện vay vốn, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi; đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án; đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luâ ̣t Lãi suất cho vay trực tiếp của Quỹ bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại, mức thấp nhất của lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở so sánh lãi suất cho vay của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án Tổng mức cho vay của Quỹ đối với mô ̣t DNNVV không được vượt quá 15% vốn điều lê ̣ thực có của Quỹ, thời hạn cho vay tối đa không quá 07 năm

Quỹ tài trợ vốn cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua phương thức cấp vốn không hoàn lại từ nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân hoă ̣c vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ Để được tài trợ, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả Mức tài trợ vốn không quá 01 (một) tỷ đồng cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50% vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị

Trang 9

Thực trạng

Qua thời gian chính thức triển khai hoạt động hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ

và vừa, kết quả ban đầu cho thấy tín hiệu tích cực khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ đã hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng, tạo thêm việc làm cho người lao động, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vượt kỳ vọng đã thực hiện trả nợ trước hạn Bên cạnh đó, nguồn vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ được coi là vốn mồi để thu hút các nguồn lực khác từ bên ngoài cùng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bà Nguyễn Thị Hải Thủy, Phó Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ và nông sản tổng hợp cho biết sau khi tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ

từ Quỹ, công ty đã tập trung đầu tư dây chuyền sản xuất, cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước dịch chuyển thị trường xuất khẩu sang các nước như châu u, Nhật Bản Sự thay đổi này đã giúp doanh thu của công ty tăng gấp đôi so với năm trước

Cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp từ Quỹ, Công ty cổ phần đúc thép Thành Công cũng đã chinh phục và tìm được chỗ đứng ở những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu u "Công ty chúng tôi được thành lập từ năm 2013 nhưng với nguồn vốn hạn hẹp, hạn chế trong đầu tư trang thiết bị nên sản phẩm làm ra đơn giản, tính cạnh tranh không cao Từ năm 2017 đến nay, nhờ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, doanh nghiệp chú trọng vào máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm của công ty đã cải thiện đáng kể", ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Giám đốc công ty cho biết

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ tháng 6/2020, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố giảm lãi suất cho vay về mức 2,16%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 4%/năm đối với cho vay trung, dài hạn Đây được xem là mức lãi suất hỗ trợ rất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển

Tuy nhiên, một trong số thách thức quan trọng mà doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam tiếp tục gặp phải là những hạn chế trong tiếp cận tín dụng Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi John Rand và Finn Tarp tại Trường đại học Copenhagen cho thấy,

Trang 10

khoảng 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa đối mặt với rào cản tín dụng và nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp nhỏ cao hơn 115% so với tỷ lệ cung cấp

Vì vậy, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy vậy, mô hình cho vay thông qua các trung gian tài chính là các ngân hàng thương mại đang hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn từ quỹ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2 MIỄN/GIẢM THUẾ

Điều 10 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hỗ trợ thuế, kế toán

1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

2 Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán

* Thực trạng việc hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kì dịch Covid 19

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các DNVVN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chính phủ cũng đã tung ra nhiều gói cứu trợ kinh tế lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng Đáng chú ý, bên cạnh các gói cứu trợ kinh tế, trong năm 2020, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp chính sách thuế linh hoạt như miễn giảm, giãn thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất với gần 124.000 tỷ đồng, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 Cụ thể, hồi tháng 09/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 114/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội

về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác Theo đó, Nghị định nêu rõ, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng Trước đó, hồi tháng 4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nô ̣p thuế và tiền thuê đất nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w