1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá a2 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của dưa chuột f1 fadia qua từng phương pháp tƣới tại xã xuân dương, huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa

54 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Lá A2 Đến Sinh Trưởng, Phát Triển, Năng Suất Của Dưa Chuột F1 Fadia Qua Từng Phương Pháp Tưới Tại Xã Xuân Dương, Huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Hà Văn Hòa
Người hướng dẫn TS. Trần Công Hạnh
Trường học Trường Đại Học Hồng Đức
Chuyên ngành Nông học
Thể loại đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 910,62 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài (9)
      • 1.2.1. Mục đích (9)
      • 1.2.2. Yêu cầu của đề tài (9)
    • 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài (9)
      • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học (9)
      • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn (10)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Tổng quan về cây dưa chuột (0)
    • 2.2 Sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam (0)
      • 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới (12)
      • 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam (14)
    • 2.3. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột (16)
    • 2.4. Yêu cầu sinh thái của cây dưa chuột (0)
      • 2.4.1. Nhiệt độ (18)
      • 2.4.2 Ánh sáng (18)
      • 2.4.3 Độ ẩm đất và không khí (20)
      • 2.4.4 Đất và dinh dưỡng (20)
    • 2.5 Giới thiệu dưa chuột Fadia (0)
    • 2.6. Tổng quan về phân bón lá (22)
      • 2.6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón lá trên thế giới và ở Việt Nam (22)
      • 2.6.2 Cơ sở khoa học của việc bón phân qua lá, trực tiếp vào gốc (24)
  • PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu (0)
    • 3.2. Nội dung nghiên cứu (27)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 3.3.1. Thời gian, địa điểm (27)
      • 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm (27)
      • 3.3.3. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm (28)
      • 3.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (30)
      • 3.3.5. Phương pháp xử lý (32)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (33)
    • 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá A2 đến thời gian sinh trưởng của cây dưa F1 FADIA, vụ Xuân Hè năm tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (33)
    • 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tưới phân bón lá A2 đến chiều (35)
    • 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến động thái (37)
    • 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến đường kính gốc của cây dưa chuột FADIA, vụ Xuân Hè năm 2020 (38)
    • 4.5. Nghiên cứu hiệu lực của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến một số sâu hại của cây dưa chuột FADIA Đông năm 2020 (39)
    • 4.6. Nghiên cứu hiệu lực của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến sự hạn chế phát sinh một số bệnh hại của cây dưa chuột FADIA Xuân Hè năm 20 202 (40)
    • 4.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây dưa chuột (41)
    • 4.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến cấu thành năng suất dưa chuột FADIA vụ Xuân Hè năm 20 20 (43)
    • 4.9. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột F1 FADIA khi sử dụng của phương pháp tưới phân bón lá A2 Xuân Hè năm 2020 (0)
  • PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (45)
    • 5.1. Kết luận (45)
    • 5.2. Đề nghị (45)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (46)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Trần Công Hạnh đã giúp em tiến hành nghiên cứu thành công đề tài tốt nghiệp nội dung “Nghiên cứu ảnh hưởng của Phân bón A2 lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của dưa chuột F1 Fadi

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân A2 đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột F1 FADIA vụ xuân hè 2020

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân A2 đến mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại trên giống dưa chuột F1 FADIA vụ xuân hè 2020

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân A2 đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa chuột F1 FADIA vụ xuân hè 2020

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân A2 đến một số chỉ tiêu chất lượng dưa chuột F1 FADIA vụ xuân hè 2020.

Phương pháp nghiên cứu

- Thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020

- Địa điểm: Xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn trong nhà lưới có mái che về Nghiên cứu nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân A2 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dưa chuột Hà Lan

Thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại

CT1 (Đối chứng) : Tưới nhỏ giọt

CT2 : Tưới phân trực tiếp vào gốc

- Cách sử dụng phân bón lá: Phun theo khuyến cáo ghi trên bao bì

+ phân bón lá A2 : Sau khi trồng 5 ngày, hòa tan 10 g phân bón lá A2 vào 16 lít nước khuấy đều sử dụng theo các công thức thí nghiệm (phun đều trên thân và lá hoặc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới trực tiếp) sử dụng 4 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7 ngày

- Diện tích ô thí nghiệm: 10 m 2 (dài 10 m x rộng 1 m), 3 công thức

- Tổng diện tích khu thí nghiệm: 30 m 2

Dải bảo vệ Dải bảo vệ

CT1.1 CT3.1 CT1.4 CT2.3 CT3.3 CT 2.1 Dải bảo vệ

CT3.4 CT2.2 CT2.4 CT1.3 CT3.2 CT1.2

Ghi chú:- CT1, CT2, CT3, là thứ tự các công thức thí nghiệm

3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm

* Thời vụ, mật độ, khoảng cách trồng

- Vụ Xuân Hè: từ tháng 03 đến tháng 6/2020

+ Gieo hạt ngày: 13/03/2020, sau trồng 5 ngày cây có 2 lá mầm tiến hành trồng vào chậu nhựa

- Mật độ, khoảng cách trồng: 20.000 cây/ha Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 45 cm

* Chuẩn bị giá thể ƣơm cây con

Giá thể ươm cây con là Peatman do công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông nhập khẩu và phân phối Là loại giá thể nhẹ, xốp, có khả năng giữ nước, thoát nước tốt và tạo điều kiện thoáng khí cho hạt nảy mầm

Khay gieo ươm kích thước 60 cm x 80 cm, mỗi khay có 72 lỗ, giá thể được lấp đầy miệng lỗ Mỗi lỗ gieo 1 hạt

Gieo ươm cây giống: Hạt giống ngâm nước ấm 4 giờ, rửa sạch Dùng khăn dày ngâm nước sôi sau đó vắt kiệt Rải hạt đều ra khăn sau đó gấp thành 3 phần, cho khăn vào ủ trong đống trấu, nhiệt độ khoảng 30 0 C, sau 01 ngày hạt nảy mầm gieo vào khay ươm cây giống, thường xuyên tưới nước vào sáng sớm Bắt đầu trồng khi cây có 1 lá thật đầu tiên

Khay cây con giống trước khi đem trồng được tưới nước nhẹ cách thời gian trồng 4 giờ, mục đích đảm bảo đủ độ ẩm để cây con dễ dàng lấy ra khỏi khay giống Đất trồng dưa chuột cần có thời gian phơi ải, thời gian để ải tùy thuộc vào mùa vụ Làm vỡ lớp đất mặt, làm nhỏ đất, san phẳng mặt đất nhặt sạch cỏ dại và lên luống

San phẳng mặt luống, dùng bay tạo lỗ trồng trên bề mặt luống sao cho độ sâu gieo ở các luống là như nhau.Cây con được đặt ở chính giữa các lỗ, phủ thêm lớp đất vào gốc và ấn nhẹ Tưới nước đẫm sau khi trồng

- Khoảng cách trồng: Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 45 cm,

* Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón 8 tấn phân chuồng/ha.400kg/ha vôi bột, sau khi cày bừa kỹ Siêu canxi phun 10ngày/lần, liều lượng 25 g/bình 18 lít Phun phân bón siêu Kali giai đoạn ra hoa đậu quả 15 ngày sau trồng, phun 5 ngày/lần phun, gói 25 gram/bình 18 lít

Lượng nước tưới phụ thuộc vào tình hình thời tiết, đất đai và tình hình sinh trưởng của cây Nước được tưới vào sáng sớm và chiều mát Cụ thể như sau:

+ Sau trồng: Tưới nhẹ bằng tay vào gốc để chắc gốc

+ Kiểm tra độ ẩm thường xuyên, duy trì độ ẩm bầu 60 - 70% (thời kỳ cây con)

+ Khi cây trưởng thành, thân lá phát triển, độ ẩm duy trì đất 75 - 80%

+ Khi cây ra hoa và phát triển quả cần duy trì độ ẩm đất 80%

+ Trong những ngày thời tiết âm u, duy trì độ ẩm đất vừa phải (60 - 70%) Trời nắng cần bổ sung lượng nước kịp thời bằng cách tưới vào buổi sáng 6h - 6h30, buổi trưa 10h - 10h30, buổi chiều tưới nhẹ vào 15 - 16h (lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện thực tế)

+ Khi thu hoạch duy trì độ ẩm đất 50 - 60%

Khi cây cao khoảng 20 - 25cm, cây có 4 - 5 lá thật, tiến hành buộc dây vào dây treo để quấn ngọn Quá trình này làm thường xuyên, thông thường nếu cây sinh trưởng bình thường thì cứ sau 2 ngày quấn ngọn 1 lần

Cắt bỏ những quả không cân đối, dị dạng, ưu tiên những quả tròn, dài, cuống trên to Sau khi cây đã thu được 2-3 lứa đầu tiến hành cắt bớt lá gốc, tạo độ thông thoáng cho quả phát triển, hạn chế sâu bệnh

Dưa chuột Hà Lan sau gieo 25 - 30 ngày là bắt đầu thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 25 -30 ngày Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 3 - 5 ngày tuổi là có thể thu hoạch Nếu để quá già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa và đậu quả của các lứa sau Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây

Dưa chuột Hà Lan có thể thu liên tục hàng ngày, thường xuyên quan sát để chọn lựa quả dưa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo năng suất và chất lượng quả đạt 5- 8kg quả/cây

3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh hại dưa chuột theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-87:2012/BNNPTNT

* Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột Hà Lan

- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa chuột

+ Thời gian từ gieo đến mọc: tính từ lúc gieo đến khi 50% số cây nhú khỏi mặt đất

+ Thời gian từ gieo đến xuất hiện 3 lá thật: tính từ lúc trồng đến khi 50% số cây thí nghiệm xuất hiện 3 lá thật

+ Thời gian từ trồng đến xuất hiện hoa cái (ngày): tính từ lúc trồng đến khi 50% số cây/công thức lại xuất hiện hoa cái

+ Thời gian từ trồng đến hoa cái nở (ngày): tính từ lúc trồng đến khi 50% số cây/công thức lại hiện hoa cái nở

+ Thời gian từ trồng đến thu hoạch quả đợt đầu (ngày): Tính từ ngày trồng đến khi thu hoạch quả đầu tiên

+ Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch (ngày): Tính từ ngày trồng đến khi kết thúc thu hoạch quả

+ Tổng thời gian cho thu hoạch (ngày): Tính tổng thời gian từ khi 50% số cây trong ô thí nghiệm thu hoạch đến khi 80% số cây trong ô thí nghiệm kết thúc thu hoạch

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng thân chính (cách gốc 5 cm), theo dõi 10 cây Công thức/Lần nhắc, 7 ngày/1 lần

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá A2 đến thời gian sinh trưởng của cây dưa F1 FADIA, vụ Xuân Hè năm tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây dưa chuột phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tuy nhiên cây dưa rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện khí hậu của vùng trồng và đặc điểm khí hậu của từng mùa vụ Điều kiện khí hậu và mùa vụ khi gieo thuận lợi, tạo điều kiện cho giống mọc mầm nhanh, khỏe, tỷ lệ mọc mầm cao sẽ là tiền đề cho quá trình sinh truởng, phát triển ở các giai đoạn sau được thuận lợi, cây sinh trưởng phát triển tốt, tích lũy sản phẩm cao

Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời nhau

Sự sinh trưởng về kích thước, khối lượng và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề chho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại thúc đẩy sự sinh trưởng sinh lý thực vật

Phát triển là sự thay đổi về chất bên trong tế bào, mô, cơ quan, dẫn đến thay đổi về hình thái, chức năng của chúng Đối với dưa chuột, thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ lúc mọc mầm cho đến khi kết thúc thu năng suất Các giống khác nhau sẽ trải qua từng gia đoạn trong khoảng thời gian không giống nhau

Theo dõi thời gian sinh trưởng của dưa chuột ở các công thức sử dụng phân bón lá khác nhau được thể hiện ở bảng 4.1:

Bảng4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá A2 đến thời gian sinh trưởng của cây dƣa F1 FADIA, vụ Xuân Hè năm 2020 Đơn vị: ngày

Thời gian từ gieo đến……(ngày)

* Tỷ lệ mọc mầm: Mỗi giống khác nhau thì có khả năng và tỉ lệ mọc mầm khác nhau, tỉ lệ mọc mầm của mỗi giống dưa là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá chất lượng hạt giống dưa và những yếu tố cấu thành năng suất dưa Qua bảng 4.1 cho thấy, tỉ lệ moc mầm của cả 4 công thức đều như nhau và đều mọc sau 1 ngày ngâm ủ

* Thời kì lá thật: Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.1 cho thấy, khi chưa sử dụng phân bón lá thì các cây đều cho lá thật thứ nhất vào 7 ngày Sau 7 ngày có tưới phân bón lá thì cây dưa bắt đầu có sự khác biệt về khả năng sinh trưởng, tại CT3 cây dưa bắt đầu cho lá thật sớm nhất sau gieo 10 ngày cho lá thật thứ 2 và sau gieo 13 ngày cho lá thật thứ 3

* Thời kì từ gieo đến ra tua cuốn:

Cũng như các loại cây khác trong họ bầu bí, dưa chuột thuộc loại thân leo, và có tua cuốn ở mỗi nách Kết quả nghiên cứu cho thấy Khi cây dưa sinh trưởng đến ngày 23 đến 25 là đã xuất hiện tua cuốn, công thức 3 xuất hiện tua cuốn sớm nhất khi cây dưa sinh trưởng đến ngày 23 và muộn nhất là công thức 2 có thời gian ra tua muộn nhất là đến ngày thứ 25

* Thời gian từ gieo đến khi nở hoa:

Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoavà kết thúc bằng sự ra hoa của cây thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống Đồng thời đâycũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực Trong giai đoạn này, nhiệt độ, ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây Có ý nghĩa trong việc bố trí mùa vụ để thời gian nở hoa tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường Ở nhiệt độ thích hợp, cây ra hoa cái ở ngày thứ 23 sau khi nảy mầm Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài

Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian xuất hiện hoa cái sớm nhất ở ngày thứ 23, muộn nhất là công thức 2 khi cây đạt 25 ngày Thời gian thu hoạch quả lần đầu sớm nhất tại công thức 3 khi cây đạt 43 ngày, công thức 2 có thời gian thu hoạch quả lần đầu lâu nhất là 44 ngày Tại công thức 3 có thời gian thu hoạch quả lần cuối là muộn nhất khi cây đạt 123 ngày Công thức 1 có thời gian thu hoạch quả ngắn nhất chỉ đạt 119 ngày

* Tổng thời gian sinh trưởng:

Tổng thời gian sinh trưởng là cả một quá trình dưa chuột trải qua chu kỳ sống từ lúc mọc mầm cho đến khi thu quả đợt cuối cùng Tổng thời gian sinh trưởng của công thức CT1(tưới nhỏ giọt ) là 130 ngày Ở các công thức 2 (tưới tràn vào gốc) là 131 ngày và công thức 3 (phun qua lá) dài nhất là 134 ngày.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tưới phân bón lá A2 đến chiều

Chiều dài thân cây dưa chuột phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc Sự tăng trưởng về chiều dài thân chính của dưa chuột mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây trong điều kiện cụ thể

Tốc độ lớn của cây dưa chuột tỷ lệ thuận với tuổi cây Ở giai đoạn đầu của sinh trưởng thân lớn rất chậm sau đó tăng dần đạt đến tốc độ tối đa vào thời kỳ bắt đầu hình thành quả, sau đó tốc độ lại giảm dần Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có liên hệ chặt chẽ tới năng suất của các giống dưa chuột, tăng trưởng hợp lý theo đúng quy luật đồng thời các điều kiện phải thuận lợi thì năng suất đạt được là tối đa và ngược lại

Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển một cách hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một cách thuận lợi Chiều cao thân chính là một đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào từng loại giống và các yếu tố ngoại tác động như chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng Thông thường những giống chín sớm có độ dài thân ngắn, phân nhánh ít hơn so với giống chín trung bình và chín muộn Chiều cao thân chính còn là một đặc điểm phản ánh khả năng tổng hợp chất hữu cơ của giống vàphản ánh dinh dưỡng có trong giá thể trong suốt thời gian sinh trưởng của cây

Chiều cao thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinhtrưởng mạnh hay yếu của dưa chuột và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng suấtvì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các phương pháp tưới phân bón lá A2 đến chiều cao thân chính của giống dƣa chuột F1 FADIA vụ Xuân Hè năm 2020 Đơn vị: cm/cây

Thời gian từ khi trồng đến……

Thu hoạch lần cuối CT1 (Đ/C) 5,4 12,7 35,3 52,5 120,1 172,4 219,3 225,7 CT2 5,7 14,5 38,5 57,7 123,3 175,3 225,7 234,4 CT3 5,6 17,8 40,2 80,3 131,1 183,2 230,2 238,2

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.2 cho thấy chiều cao thân chính của cây dưa sau trồng 7 ngày không có sự sai lệch nhiều và dao động từ 5,4 đến 5,7 cm Cây dưa được sử dụng phân bón lá cho thì bắt đầu có sự khác nhau về chiều cao cây, lần theo dõi của ngày thứ 14 sau trồng cho thấy, công thức 3 (Phun qua lá) có chiều cao cây là cao nhất đạt 17,8 cm và thấp nhất tại công thức 1 cây dưa đạt 12,7 cm Các kỳ theo dõi tiếp theo thì công thức 3 khi tưới cây luôn khỏe và có chiều cao cây luôn cao nhất, và chiều cao cây cuối cùng đạt 238,2 cm và công thức 1 tưới qua hệ thống nhỏ giọt thì cây luôn cho chiều cao cây thấp nhất, chiều cao cây cuối cùng của công thức 1 chỉ đạt 225,7cm

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến động thái

Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô bên cạnh đó lá còn có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây Thông thường giống nào có số lá trên câynhiều thì sức sinh trưởng của cây lớn và khả năng tích lũy chất dinh dưỡng cao Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định ngoài ra còn phụ thuộc vào việc cung cấp dinh dưỡng từ các giá thể cho cây Do vậy động thái ra lá của cây đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của bộ rễ, các cơ quan hình thành năng suất sau này

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ tổng hợp các chất hữu cơ cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng Bộ lá xanh của cây dưa chuột có ý nghĩa rất lớn, số lá liên quan đến cả quá trình sinh trưởng ra hoa và tạo quả Số lá trên cây chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống Tuy nhiên đối với một số giống dưa chuột, tổng số lá cũng có thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, phân bón và kỹ thuật canh tác Cùng với quá trình sinh trưởng của cây dưa chuột , số lá tăng dần đến khi cây nhừng sinh trưởng thì cây ra hết lá thể hiện đặc trưng của giống, khi đó kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, tạo năng suất cần thiết Số liệu thu thập về tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến động thái tăng trưởng số lá của giống dưa chuột F1 FADIA trồng vụ Xuân Hè năn

2020 Đơn vị: lá/thân chính

Thời gian từ khi trồng đến……

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.3 cho thấy: khi cây dưa được 7 ngày thì số lá trên cây chưa có sự thay đổi nhiều, trung bình các cây đều có 1 lá/cây đến ngày thứ 14 thì dưa đã được sử dụng 1 lần phân bón lá thì các công thức bón khác nhau thì có số lá khác nhau, công thức 3 có số lá cao nhất đạt trung bình 6,8 lá/cây, công thức 1 tưới qua hệ thống nhỏ giọt thì sau 14 ngày số lá đạt trung bình là 5,0 lá, các kỳ theo dõi tiếp theo thì công thức 3 luôn cho số lá cao nhất và đến kỳ theo dõi cuối cùng tại công thức 3 đạt số lá vẫn cao nhất đạt 29,7 lá Công thức 1 chỉ đạt 27,2 lá

Như vậy phương thức bón khác nhau đến số lá trên cây, CT1 (sử dụng bón phân qua hệ thống nhỏ giọt) có số lá/thân chính đạt thấp nhất, số lá trên thân chính đạt cao nhất là công thức CT3 sử dụng bón phân qua lá

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến đường kính gốc của cây dưa chuột FADIA, vụ Xuân Hè năm 2020

Gốc là bộ phân có tác dụng rất to lớn đối với cả quá trình từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây trưởng thành, ra hoa và quả, quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng từ rễ lên gốc thân lá cho cây Thông thường đường kính gốc phát triển song song với thời gian sinh trưởng của cây Thời gian sinh trưởng của cây càng dài thì kích thước đường kính thân lớn

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến đường kính gốc của cây dƣa chuột FADIA, vụ Xuân Hè năm 2020 Đơn vị: mm/cây

Kết quả tại bảng 4.4 cho thấy: Đường kính gốc trung bình giữa các công thức thí nghiệm không sai khác đáng kể về mặt thống kê Đường kính gốc tăng mạnh vào giái đoạn từ 28 ngày đến khi kết thúc thu hoạch, trong đó công thức CT1 (sử dụng bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt) tăng chậm nhất và đạt kích thước bé nhất, công thức CT3 bón qua quá tăng mạnh nhất và kích thước đạt cao nhất đạt 8,43mm Tại thời điểm thu hoạch cây có đường kính gốc lớn nhất ở công thức CT3 kích thước là 14,85 mm Cây có thân bé nhất ở CT1 với kích thước là 12,16 mm.

Nghiên cứu hiệu lực của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến một số sâu hại của cây dưa chuột FADIA Đông năm 2020

Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm năng suất dưa chuột ở nước ta cũng như ở Thanh Hóa còn thấp so với thế giới là do sự gây hại của sâu bệnh Sâu bệnh không chỉ làm giảm năng suất dưa chuột khi cây ra hoa cho đến khi ra quả làm hư một khối lượng lớn dưa Cây dưa chuột ở nước ta thường bị nhiều loại sâu bênh gây hại (khoảng 100 loài sâu bệnh hại)

7 14 21 28 31 38 42 Thu hoạch lần cuối CT1 2,03 4,42 5,77 6,50 8,38 9.78 11,36 12,16

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến sự hạn chế phát sinh một số sâu hại của cây dƣa chuột FADIA Xuân Hè năm 20 20

Sâu đục thân, quả Sâu xanh ăn lá Sâu xám

Tỉ lệ hại (%) Tỉ lệ hại (%) Tỉ lệ hại (%)

Kết quả nghiên tại bảng 4.5 cho thấy: trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của dưa chuột trong nhà có mái che ít bị các đối tượng sâu gây hại Chỉ xuất hiện một vài đối tượng như: sâu đục thân, quả, sâu xanh ăn lá, sâu xám vào giai đoạn cây con và lá dưa phát triển mạnh nhất Tỉ lệ sâu đục thân và quả dao động từ 1,2 đến 1,3% công thức 2 có tỷ lệ hại ít nhất là 1,2%, và nhiều nhất là công thức 1 và công thức 2 tỉ lệ hại 1,3% Sâu xanh ăn lá có tỉ lệ hại dao động 1,0 đến 1,1%, công thức hại nhất là công thức 3 có tỉ lệ hại 1,1% công thức 1 có tỉ lệ hại thấp nhất là 1,0% Sâu xám cũng là đối tượng gây hại đối với cây dưa chuột, tỉ lệ hại tại các công thức nghiên cứu 1,1%.

Nghiên cứu hiệu lực của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến sự hạn chế phát sinh một số bệnh hại của cây dưa chuột FADIA Xuân Hè năm 20 202

Các loại bệnh như Sương mai, lở cổ rễ, virus thường gây hại và gây hại nặng cho các cây thuộc họ bầu bí, trong đó cây dưa chuột cũng là cây mà dễ bị nhiễm các bệnh này

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến sự hạn chế phát sinh một số sâu hại của cây dƣa chuột FADIA Xuân Hè 2020

Sương mai Lỡ cổ rễ Vi rút

Tỉ lệ hại (%) Tỉ lệ bệnh (%) Tỉ lệ hại (%)

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.6 cho thấy; tỉ lệ bệnh sương mai xuất hiện dao động từ 0,9% đến 1,1% Trong đó công thức 3 có tỉ lệ bị bệnh thấp nhất 0,9%, công thức 1 và công thức 2 có tỉ lệ bị bệnh là 1,1% Tỉ lệ bệnh lở cổ rễ của cây dưa có mức độ nhiễm bệnh dao động từ 1,0 đến 1,7%, trong đó công thức 3 có tỉ lệ bệnh lở cổ rễ là thấp nhất 1,0%, công thức 1 sử dụng phân bón qua hệ thống nhỏ giọt thì có mức độ nhiễm bệnh lỡ cổ rễ cao nhất là 1,7% Virus cũng phát sinh cùng thời điểm trong giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây dưa, và mức độ nhiễm virút dao động 1,1 đến 1,3%

Bệnh sương mai, phấn trắng, virus xuất hiện mạnh nhất vào giai đoạn thu hoạch lần cuối, nhưng với tỷ lệ thấp nên không phải sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật, có thể coi là mô hình sản xuất thân thiện môi trường Dưa chuột được sản xuất an toàn, có giá trị trong các ngành chế biến, ăn tươi Các công thức phun phân bón lá khác nhau cây dưa chuột có khả năng chống chịu sâu bệnh khác nhau, tỷ lệ hại thập nhất Như vậy tươi phân bón lá không những làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn hạn chế được sâu bệnh hại trên giống dựa chuột Hà Lan trồng Nhà có mái che tại Thanh Hóa.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây dưa chuột

tố cấu thành năng suất và năng suất cây dƣa chuột

Mục tiêu cuối cùng của người sản xuất và người làm công tác khoa học là nâng cao năng suất và phẩm chất Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ và là chỉ tiêu để đánh giá việc trồng trọt hợp lý hay không, quá trình sinh trưởng tốt hay kém, khả năng thích ứng với điền kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu Vì vậy năng suất không chỉ phán ánh riêng một khía cạnh nào của giống mà là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng Năng suất của bất kì một loại cây trồng nào cũng đều có sự chi phối của nhiều yếu tố như: đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật

Các chỉ tiêu như năng suất, khối lượng trung bình, năng suất cá thể, năng suất lý thuyết là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tiềm năng năng suất của giống Tuy nhiên các yếu tố năng suất đạt cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mật độ, ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc Trong đó có việc cung cấp chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến khả năng cho năng suất thực thu của cây trồng

Qua nghiên cứu, tôi thu thập được số liệu về sự ảnh hưởng của liều lượng bón lá đối với giống dưa chuột như sau:

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến năng suất của dƣa chuột FADIA vụ Xuân Hè năm 2020

Chiều dài quả (cm/quả) Đường kính quả (cm)

Số quả trên cây (quả/cây)

Chiều dài quả:Chiều dài quả không chỉ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ thuộc phần lớn vào đặc tính di truyền của mẫu giống đó Qua nghiên cứu cho thấy chiều dài quả dao động từ 12,91 cm đến 15,42 cm Công thức

1 (bón phân qua hệ thống nhỏ giọt) có chiều dài quả thấp nhất (12,91 cm), CT3 bón phân bón lá có chiều dài nhất đạt 15,42 cm Đường kính quả: Đường kính quả dao động trong khoảng 3,82 – 4,13 cm Công thức

CT1 (bón phân qua hệ thống nhỏ giọt) đạt thấp nhất là 3,82 cm, công thức CT3 và đạt cao nhất khoảng 4,13 cm

Số quả/cây: Thể hiện số hoa đậu thành quả, phụ thuộc vào 2 yếu tố là số hoa cái/cây và tỷ lệ đậu quả Số quả trên cây dao đông từ 53,15 quả/cây đến 60,13 quả/cây Công thức CT3 có số quả trên cây cao nhất đạt 60,13 quả/cây, công thức CT1(bón phân qua hệ thống nhỏ giọt) có số quả trên cây đạt thấp nhất

Khối lượng trung bình quả: Là một trong những chỉ tiêu quyết định năng suất cá thể của cây.Công thức có số khối lượng trung bình quả cao nhất là CT3 (98,05 g/quả), tiếp đến là CT2 (93,35 g/quả), CT1 (90,21 g/quả).

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến cấu thành năng suất dưa chuột FADIA vụ Xuân Hè năm 20 20

Các chỉ tiêu năng suất, khối lượng trung bình, năng suất cá thể, năng suất lý thuyết là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tiềm năng năng suất của giống Tuy nhiên các yếu tố năng suất đạt cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mật độ, ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc Trong đó có việc cung cấp chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến khả năng cho năng suất thực thu của cây trồng

Năng suất cá thể: Được tính bằng khối lượng trung bình quả x Số quả/cây Năng suất cá thể càng cao thì năng suất thực thu càng tiến gần đến năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết:Năng suất lý thuyết là cơ sở để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống Ở dưa chuột năng suất lý thuyết được quy định bởi số cây/m2, số quả hữu hiệu/cây và khối lượng trung bình 1 quả

Năng suất thực thu: Xét về cơ sở lý luận thì năng suất thực thu là biểu hiện của giá trị kiểu hình trongmột điều kiện môi trường cụ thể của từng loại cây trồng và của từng giống Là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích

Nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của sản xuất cũng như tính khả thi khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thực tế Năng suất thực thu luôn nhỏ hơn năng suất lý thuyết vì còn chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, vận chuyển, sâu bệnh…

Bảng 4.8 Yếu tố cấu thành năng suất dƣa chuột F1 FADIA vụ Xuân Hè năm 2020 tại Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Năng suất cá thể (kg/cây)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.8 cho thấy năng suất cá thể của CT3 (phun phân qua lá) là cao nhất, với 5,65 kg/cây, thấp nhất là CT1 (Sử dụng bón phân qua hệ thống nhỏ giọt) với 4,79 kg/cây Năng suất lý thuyết tại công thức 3 cũng đạt cao nhất đạt 113,00 tấn/ha và thấp nhất tại công thức 1 đạt 95,80 tấn/ha Năng suất thực thu tại công thức 3 cũng cao nhất đạt 90,04 tấn/ha và thấp nhất tại công thức 1 đạt 76,6 tấn/ha

4.9 Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất dƣa chuột F1 FADIA khi sử dụng của phương pháp tưới phân bón lá A2 Xuân Hè năm 2020

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế sản xuất dƣa chuột FADIA khi sử dụng của phương pháp tưới phân bón lá A2 vụ Xuân Hè năm 2020

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Qua bảng 4.9 cho thấy: Số tiền tổng chi dao động từ 21.,000.000 đến 21.300.000 nghìn đồng, CT3 chi 21.300.000 (vnđ),CT1 (sử dụng phân bón qua hệ thống nhỏ giọt) tổng chi thấp nhất là 21.000.000 (vnđ) Năng suất thực thu của CT3 (phun qua lá đạt cao nhất (90,40 tấn/ha), tiếp đến, công thức CT2 đạt 86,72tấn/ha và công thức CT1 đạt 76,64 tấn/ha thấp nhất Giá thành trung bình 20.000 (vnđ)/kg.Tổng thu cao nhất là CT3 với 180.800.000 (vnđ), tiếp đến là

CT2 và CT1 Lãi thuần nhìn chung các công thức dao động từ 132.280.000 Vnđ/ha đến 159.500.000 Vnđ/ha, CT3 lãi cao nhất là159.500.000 Vnđ/ha Nhìn chung việc sử dụng phun phân bón qua lá đã mang lại hiệu quả cao và nên được khuyến cáo cho vào sử dụng trong trồng dưa chuột.

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột F1 FADIA khi sử dụng của phương pháp tưới phân bón lá A2 Xuân Hè năm 2020

1 Công thức thí nghiệm của phương pháp tưới phân bón lá A2 khác nhau đã có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột F1 FADIA Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá ở công thức CT3 (bón phân qua lá) vượt trội hơn so với công thức CT1 (sử dụng phân bón qua hệ thống nhỏ giọt) Tại công thức 3 có số lá 29,7 lá, chiều cao cây đạt 238,2 cm

2 Trong điều kiện vụ Xuân Hè 2020, thí nghiệm chỉ xuất hiện một vài đối tượng như: sâu đục thân, quả, sâu xanh ăn lá, sâu xám, bệnh sương mai, lở cổ rễ… Ở công thức CT1 tỷ lệ bị hại cao hơn công thức CT3, và công thức CT2

3 Các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa chuột FADIA tại công thức

3 (sử dụng phân bón qua lá) có chiều dài quả (15,42 cm), đường kính quả (4,13cm), khối lượng trung bình quả (94,05g), số quả trên cây (60.13 quả) đạt cao hơn so với công thức CT2 (tưới trực tiếp vào gốc) có chiều dài (14,22cm), đường kính quả (3,97cm), khối lượng trung bình quả (93,35g), số quả trên cây (58,12 quả) và công thức 1 (sử dụng phân bón qua hệ thống nhỏ giọt) có chiều dài (12,91cm), đường kính quả (3,82cm), khối lượng trung bình quả (90,21g), số quả trên cây (53,15 quả)

-Tiếp tục tiến hành thí nghiệm trong các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác -Tiếp tục thử nghiệm ở một số vùng tương tự trước khi đưa và khuyến cáo sản xuất đạt trà.

Ngày đăng: 06/03/2024, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w