1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bài tập tuần 4 ktra đánh giá trong gd

3 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá năng lực và trình bày cách hiểu về mô hình Đánh giá quá trình gắn với hai hoạt động
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 17,81 KB

Nội dung

ggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggdddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddđfffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh

Trang 1

1 Quan sát sơ đồ Đánh giá năng lực và trình bày cách hiểu hiểu anh/ chị về mô hình (Lấy dẫn chứng minh họa)

2 Hãy làm rõ vì sao phải đánh giá năng lực và phẩm chất người? Làm thế nào để đánh giá được phẩm chất và năng lực người học

BÀI LÀM:

Câu 1: Quan sát sơ đồ Đánh giá năng lực Trình bày cách hiểu về mô hình

Đánh giá quá trình gắn với hai hoạt động:

 Đánh giá là học tập

 Đánh giá vì học tập

Cụ thể:

Đánh giá là học tập diễn ra trong quá trình dạy học, trong đó giáo viên là người tổ

chức để học sinh tự đánh giá lẫn nhau, coi đây là một nhiệm vụ học tập Trên cơ sở đó, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Mục đích đánh giá này không phải là lấy điểm ghi vào học bạ mà là để học sinh phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu học tập và mức độ đạt được các tiêu chí đánh giá, từ đó thiết lập mục tiêu cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo Nhờ trải nghiệm tự giám sát, đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập, học sinh dần hình thành ý thức, trách nhiệm với việc học và các kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích, đánh giá, sáng tạo và siêu nhận thức (nhận thức về quá trình nhận thức) Vì vậy, người giáo viên cần chuẩn

bị kỹ lưỡng các hướng dẫn và tổ chức, điều phối, giám sát các hoạt động tự đánh giá/đánh giá chéo, đưa ra các phản hồi kịp thời để học sinh thực hiện được vai trò của người đánh giá theo triết lý đánh giá này Hơn nữa, giáo viên sẽ học cách nhìn từ quan điểm tự đánh giá của học sinh, qua đó, định kiến về cá nhân học sinh (nếu có) sẽ dần được loại bỏ

Ví dụ: Trong tiết học, cụ thể hơn là trong các hoạt động hình thành kiến thức mới cho học sinh, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn hình thức đánh giá bằng nhiều cách khác nhau thông qua (tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp - theo nhóm) tích số lần phát biểu, các câu trả lời câu hỏi nhanh, phát phiếu hoặc có thể yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập Qua đó, đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để các nhóm dựa vào đó tự nhận xét - phản biện để đánh giá lẫn nhau

Đánh giá vì học tập/Đánh giá vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning)

được tiến hành thông qua việc dạy học (đánh giá quá trình) để giáo viên phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, sự tiến bộ và khó khăn trong học tập của học sinh, qua đó cung cấp thông tin phản hồi để giáo viên và học sinh điều chỉnh quá trình dạy học, cải thiện chất lượng dạy học ở các giai đoạn học tập tiếp theo Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các học sinh với nhau Trong đánh giá vì học tập, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, nhưng cha mẹ học sinh và học sinh cũng được tham gia vào quá trình đánh giá dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Quan điểm trên thể hiện ở việc coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập và đánh giá

vì học tập của học sinh Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập cũng được thực hiện tại thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì học sinh đạt được so với chuẩn đầu ra Điều này được thể hiện rõ trong các thông tư quy định về kiểm tra, đánh giá khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 Ở cuối giai đoạn giáo dục, có đánh giá

Trang 2

tổng kết, kiểm tra, xác nhận mức độ học sinh hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học

Ví dụ: Khi học xong nội dung kiến thức trên lớp, giáo viên đưa ra một số yêu cầu ôn tập -luyện tập như bài tập về nhà, bài test, dựa trên những nội dung đã học (Sau khi học xong bài “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm), giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu học sinh phân tích 1 đến

2 khổ thơ để kiểm tra các em đã tiếp thu, ghi nhớ được những lượng kiến thức nào, lấy đó làm một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện nhiệm vụ của học sinh → Qua đó, giáo viên nắm được tình hình tiếp nhận văn bản của học sinh từ đó điều chỉnh sao cho hợp lý với mỗi học sinh, đồng thời có thể khuyến khích phụ huynh tham gia vào quá trình học tập của con em mình → Tất cả hướng tới sự tiến bộ của học sinh

Câu 2: Cần đánh giá năng lực và phẩm chất của người học vì:

 Đáng giá năng lực người học là thu thập minh chứng về người học trong một lĩnh vực học tập nhằm hỗ trợ đánh giá về vị trí của học sinh trên đường năng lực từ mức thấp đến mức cao: ở mức thấp là ghi nhận những gì học sinh đã biết và có thể làm; ở mức cao tiếp thu những cái chưa biết trong tư thế chủ động, tích cực Qua việc đánh giá năng lực như vậy, giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động dạy học của mình và báo cáo kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, đáng tin cậy khi áp dụng kiến thức,

kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn thì học sinh không chỉ sử dụng kiến thức của một lĩnh vực mà có thể cần sử dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều lĩnh vực Vì thế, các nhiệm vụ được đưa ra để đánh giá năng lực HS cần phải được đặt trong bối cảnh cụ thể

 Đánh giá phẩm chất người học là đánh giá những đức tính, đạo đức của học sinh thông qua qua ứng xử và hành động học tập của học sinh Ở mỗi phẩm chất đều có yêu cầu cần đạt riêng\

 Việc đánh giá theo phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng đánh giá học tập trong chương trình 2018 hiện hành:

 Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục

 Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn

 Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh

 Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế

 Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội

Các bước đánh giá năng lực và phẩm chất của người học

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá

Bước 2: Định nghĩa năng lực, xác định cấu trúc năng lực và các tiêu chí đánh giá

Trang 3

Bước 3: Xác định các phương pháp đánh giá

Bước 4: Xác định và xây dựng các công cụ đánh giá

Bước 5: Thực hiện đánh giá và xử lý số liệu

Để đánh giá phẩm chất, giáo viên có thể đánh giá thông qua hành vi đạo đức trong ứng xử hoặc thông qua các hành động học tập của học sinh Ở mỗi phẩm chất, đều có những yêu cầu cần đạt riêng Đây được coi là chuẩn đánh giá phẩm chất (tiêu chí chất lượng hành vi- mức mong muốn) khi giáo viên đánh giá phẩm chất của học sinh

Ngày đăng: 05/03/2024, 21:23

w