1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của cisg và pháp luật việt nam

67 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Miễn Trách Nhiệm Trong Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Theo Quy Định Của CISG Và Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Hoàng Diệp Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 538,96 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG (10)
    • 1.1 Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (10)
      • 1.1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (10)
        • 1.1.1.1. Khái niệm (10)
        • 1.1.1.2. Đặc điểm (11)
        • 1.1.1.3. Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước (13)
      • 1.1.2 Luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (14)
    • 1.2. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (15)
      • 1.2.1. Khái niệm (15)
      • 1.2.2. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (16)
      • 1.2.3 Chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (16)
    • 1.3 Miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (21)
      • 1.3.1. Khái niệm (21)
      • 1.3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (23)
      • 1.3.3. Hệ quả pháp lý (26)
      • 1.3.4 Ý nghĩa của các quy định về vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng (27)
    • 1.4 Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) (29)
      • 1.4.1 Phạm vi áp dụng CISG (30)
      • 1.4.2 Ảnh hưởng của CISG đối với Việt Nam (31)
    • 1.5 Pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (33)
  • CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ MIỄN TRÁCH NHIỆM (36)
    • 2.1.1 Miễn trách nhiệm do bất khả kháng (36)
    • 2.1.2 Miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong của hợp đồng gặp bất khả kháng (38)
    • 2.1.3 Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm (39)
    • 2.2. Sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với CISG trong quy định về các trường hợp miễn trách nhiễm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (39)
    • 2.3 Hậu quả pháp lí của miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam (44)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT (48)
    • 3.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm trong giải quyết các (48)
    • 3.2 Một số đề xuất cho doanh nghiệp nhằm hạn ché các rủi ro pháp lý liên (56)
    • 3.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (59)
  • KẾT LUẬN (35)

Nội dung

Trang 1 BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIHOÀNG DIỆP ANHK20VB2CQVẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA CISG VÀ PHÁP LUẬ

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG

Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mua bán hàng hóa là một trong những giao dịch chủ yếu, có vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế hiện đại, hoạt động này không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, được thực hiện bởi các thương nhân tại quốc gia đó mà nó còn mở rộng ra phạm vi ngoài lãnh thổ quốc gia và được thực hiện bởi các thương nhân nước ngoài Hình thức pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý với các cách thức khác nhau Theo quy định tại Điều 1 Công ước La Hay về mua bán quốc tế những động sản hữu hình thì: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán được ký kết giữa các bên có trụ sợ thương mại đóng ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước người bán sang nước người mua hoặc việc kí kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau” Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mặc dù không đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng tại Điều 1 của Công ước này: “ Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau…” đã gián tiếp đưa ra cách xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó một hợp đồng được xác định là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi hợp đồng đó được thực hiện bởi các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tậm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu” Pháp luật Việt Nam đưa ra khái niệm về mua bán hàng hóa quốc tế thông qua việc liệt kê các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu, và quy

5 định chi tiết nội dung của từng hình thức đó trong các Điều 28, 29, 30 của Luật Thương mại 2005 Tiêu chí để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam chính là chính là yếu tố dịch chuyển hàng hóa qua biên giới

Như vậy, có sự khác biệt về tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế Điều này gây khó khăn cho các thương nhân Việt Nam khi tham gia vào các giao dịch quốc tế bởi lẽ khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng Vì vậy khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần được hiểu một cách thống nhất: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc của các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho bên bán” 1

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân, được hiểu theo nghĩa thông thường là những người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại Trong luật thương mại, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia) Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể.

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phái thỏa mãn các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao dổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán Phấp luật của các quốc gia có những quy định khác nhau về những hàng hóa được phép trao đổi, mua bán, từ đó sẽ dẫn đến việc có những hàng hóa theo quy định của nước này thì được phép trao đổi mua bán

1 Trương Văn Dũng (2003), Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , Luận án Tiến sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, Trang 18 nhưng theo quy định của nước khác thì lại bị cấm trao đổi, mua bán Như vậy, chỉ những hàng hóa nào đều được pháp luật quốc gia của các bên kí kết hợp đồng quy định là được phép trao đổi mua bán thì mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế, chẳng hạn như Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản:

+ Có thể đưa vào lưu thông và

+ Có tính chất thương mại

Như vậy, với khái niệm này thì hàng hóa là đối tượng của mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai, hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại

Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hình thức hợp đồng được hiểu không chỉ là phương thức ghi nhận sự biểu lộ ý chí dưới dạng lời nói, văn bản, hành vi, cử chỉ cụ thể mà còn là những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ trong một số trường hợp nhất định

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế

Thứ tư, luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia khác nhau Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế, hoặc và các đạo luật mẫu về hợp đồng thương mại quốc tế

Như vậy, đặc trưng cơ bản của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đều dựa trên sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng Chủ thể kinh doanh được đề cập đến trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các pháp nhân và cá nhân có đăng kí kinh doanh Còn quốc tịch của người đại diện ký kết không có giá trị ảnh hưởng đến hợp đồng, vì có những

7 người Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài và đại diện doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vẫn được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Nguồn luật điều chỉnh không chỉ là pháp luật của một quốc gia nhất định mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn chịu sự điều chỉnh của các tập quán, điều ước quốc tế mà quốc gia mua hoặc bán tham gia Đồng tiền thanh toán được xem là ngoại tệ với một bên ký kết và việc thanh toán thường được thông qua ngân hàng. Chẳng hạn Công ty A đăng kí kinh doanh tại Việt Nam kí hợp đồng xuất khẩu với công ty B đăng kí kinh doanh tại Mỹ và chọn đồng tiền thanh toán là USD, thì đối với bên công ty A USD là đồng ngoại tệ. Điều 28 Luật thương mại 2005 quy định về “hàng hóa xuất khẩu” là “hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Hàng hóa xuất khẩu là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quản lý theo thủ tục hải quan tại các cửa khẩu hoặc văn phòng hải quan của mỗi quốc gia.

Cơ quan giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh là tòa án của một bên quốc gia hoặc trọng tài thương mại quốc tế do thỏa thuận của các bên.

1.1.1.3 Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

Mặc dù đều là hợp đồng mua bán hàng hóa với bản chất là thỏa thuận theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu theo thỏa thuận, tuy nhiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có một số đặc thù phân biệt với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước như sau:

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự trước trái chủ Trách nhiệm dân sự được biểu hiện thông qua sáu chế tài dân sự, là phạt vi phạm, buộc thực hiện đúng hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 292 Luật thương mại 2005)

3 Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III), Trang 910

4 3Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là trách nhiệm tài sản, mang tính quốc tế, được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định, nhằm phục hồi lại quyền lợi của bên bị vi phạm và mang lại hậu quả bất lợi cho bên bị vi phạm 5 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: Phải có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất; Và có lỗi của bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

1.2.2 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng (tức là cho thụ trái), cần căn cứ vào bốn yếu tố sau:

- Thụ trái có hành vi trái pháp luật Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hành vi trái pháp luật được coi là việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt hợp đồng.

Trái chủ phải chứng minh về hành vi trái pháp luật này của thụ trái.

- Thụ trái có lỗi Lỗi của thụ trái khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là lỗi suy đoán Điều này có ý nghĩa là pháp luật dựa vào nguyên tắc "suy đoán lỗi" để quy trách nhiệm cho thụ trái chứ không dựa vào lỗi cố ý hay lỗi khinh xuất.

- Trái chủ có thiệt hại về tài sản Thiệt hại mà trái chủ gánh chịu có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần (như mất uy tín kinh doanh) Thiệt hại đó phải mang tính chất thực tế, nghĩa là phải có thể tính toán được một cách cụ thể Muôh đòi bồi thường thiệt hại, trái chủ phải chứng minh được là họ đã có thiệt hại thực tế đó.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ gánh chịu.

1.2.3 Chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

5 Trương Văn Dũng (2003), Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , Luận án Tiến sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Trang 47

Khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thụ trái phải chịu trách nhiệm dân sự trước trái chủ Trách nhiệm dân sự được biểu hiện thông qua sáu chế tài dân sự, là phạt vi phạm, buộc thực hiện đúng hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điểu 292 Luật Thương mại năm 2005).

- Chế tài phạt vi phạm

Luật pháp của tất cả các nưốc đều cho phép trái chủ có quyển yêu cầu thụ trái trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu như trong hợp đồng mua bán, hoặc trong các ván bản liên quan, có quy định mức phạt Đó là chế tài phạt vi phạm Điều 300 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định:

"Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận".

Mức phạt được quy định trong hợp đồng có thể có hai loại là phạt do không thực hiện hợp đồng và phạt do chậm thực hiện hợp đồng Điều quan trọng là các bên đương sự phải có sự thỏa thuận, dự kiến trước về mức phạt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 301 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định mức phạt đôì với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đôì vối nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

- Chế tài buộc bồi thường thiệt hại

Nếu như các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi thụ trái vi phạm hợp đồng, trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái bồi thường thiệt hại Muốn áp dụng chế tài này, trái chủ phải chứng minh được những thiệt hại thực tế mà mình gánh chịu Thiệt hại thực tế này thường bao gồm tổn thất thực sự và nguồn lợi(lợi nhuận) bị bỏ lỡ Thụ trái phải bồi thường thiệt hại cho trái chủ theo nguyên tắc "bồi thường toàn bộ thiệt hại" Song, thụ trái không phải bồi thường những thiệt hại "nằm ngoài nhãn quan" của hai bên.

Về chế tài này, Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau: "1) Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm;

Miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức chế tài “Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng” 6

Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng không chỉ là nghĩa vụ đối với các bên trong hợp đồng mà còn là nguyên tắc luật định Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện một cách suôn sẻ, hoàn hảo và đặc biệt đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Có những biến cố xảy ra làm ảnh hưởng quá trình thực hiện hợp đồng, hoặc những trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên, và dẫn đến việc một bên vi phạm hợp đồng Nếu như vẫn áp dụng các biện pháp chế tài đối với những trường hợp như vậy là bất bình đẳng đối với bên vi phạm Chính vì vậy, việc xây dựng các quy định miễn trách nhiệm trong hợp đồng là rất cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng Theo quy định tại các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có các căn cứ miễn trách nhiệm sau:

Miễn trách nhiệm do bất khả kháng: Đây là căn cứ miễn trách nhiệm phổ biến nhất trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các bên luôn chú ý tới.

Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm: Khi bên vi phạm không thể thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng hay thực hiện không đúng, không đây đủ xuất phát từ lỗi của bên bị vi phạm thì họ được miễn trách nhiệm trong hợp đồng.

Miễn trách trách khi người thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng bị bất khả kháng

Miễn trách nhiệm do hợp đồng quy định: Các bên có thể thỏa thuận với nhau về các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Một số trường hợp miễn trách nhiệm khác: Miễn trách nhiệm do tình trạng phá sản của các bên, miễn trách nhiệm theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

6 Nguyễn Thị Dung, Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Trang 107

1.3.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

* Miễn trách trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng gặp “trở ngại”

Theo quy định tại Mục IV khoản 1 Điều 79 CISG:

“Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó”.

Hầu hết các hệ thống pháp luật cũng như trong thực tiễn thương mại, thuật ngữ bất khả kháng được sử dụng khá phổ biến Tuy nhiên, CISG lại sử dụng thuật ngữ “trở ngại”, thuật ngữ này được chọn vì nó phản ánh chính xác hơn thuộc tính khách quan của hiện tượng xảy ra Trở ngại tức là sự kiện xảy ra khách quan không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể và gây khó khăn cản trở cho chủ thể đó Trở ngại này sau khi có đủ các dấu hiệu thì chủ thể gặp trở ngại sẽ được miễn trách nhiệm Trên cơ sở quy định tại Điều 79, trở ngại có đầy đủ ba dấu hiệu:

+ Dấu hiệu thứ nhất: Trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên Một sự kiện muốn thỏa mãn dấu hiệu này cần thỏa mãn ba điều kiện: phải xảy ra khách quan không phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm; không có lỗi của bên vi phạm gây ra trở ngại này; trở ngại phải hoàn toàn vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng của họ hoặc phạm vi trách nhiệm của họ.

Sự kiện đó có thể là các hiện tượng tự nhiên nhu sóng thần, động đất, núi lửa,…hoặc có thể là những sự kiện do con người tạo ra như đình công, bạo loạn, chiến tranh…Những sự kiện này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên vi phạm không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Dấu hiệu thứ hai: Những trở ngại này bên vi phạm đã không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng Tức là trở ngại đó phải không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước; các bên không biết hoặc không buộc phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra; sự kiện đó phải là sự kiện bất thường, không thường xuyên lặp đi lặp lại như một quy luật.

Nếu trở ngại gây khó khăn do việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự kiến trước thì phải coi bên vi phạm nghĩa vụ đã tự mình tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Dấu hiệu thứ ba: Những trở ngại này không thể tránh được và không thể khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra. Để đáp ứng dấu hiệu này, khi trở ngại có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra, bên vi phạm cẫn nỗ lực hết sức để khắc phục, né tránh trở ngại hoặc ít nhất là tác động tới hậu quả để lại của trở ngại nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại tổn thất mà trở ngại đem lại Vì thế, khi một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc phục được trở ngại hoặc tác động vào hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ: Tranh chấp giữa một công ty Áo (người bán) và một công ty

Bulgari (người mua) Người bán kiện người mua ra trọng tài đòi người mua bồi thường thiệt hại do người mua không mở thư tín dụng (L/C) Người mua cho rằng mình không mở thư tín dụng là do gặp bất khả kháng Hai bên tranh cãi về sự kiện bất khả kháng mà bên mua viện dẫn Tranh chấp được xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Paris, phán quyết số 7197/1992.

* Miễn trách trong trường hợp bên thứ ba gặp “trở ngại”

Trong quan hệ thương mại quốc tế, hợp đồng không chỉ được ký kết giữa bên bán và bên mua mà còn có sự tham gia của nhiều bên liên quan được gọi là bên thứ ba Trường hợp bên thứ ba gặp khó khăn, ngay lập tức ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; bên cạnh đó, khi một bên vi phạm hợp đồng, thường xảy ra tình huống họ viện dẫn lỗi của bên thứ ba tham gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng đểhưởng miễn trách nhiệm.

Khoản 2 Điều 79 CISG quy định:

Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contract forInternational Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc(UNCITRAL) và được thông qua tại Viên 1980 CISG là công ước quốc tế về luật tư thành công nhất, được áp dụng rộng rãi nhất và có sức ảnh hưởng mạnh nhất trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay

1.4.1 Phạm vi áp dụng CISG

CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khi các bên có điều khoản chọn luật áp dụng dẫn chiếu đến CISG, thì CISG sẽ được áp dụng Nếu cơ quan tài phán tôn trọng quyền tự do hợp đồng của các bên, thì các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể tự do lựa chọn CISG là luật điều chỉnh hợp đồng mua bán của họ 7

Trường hợp 2: Nếu như các bên không thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng là CISG thì CISG sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 1 CISG Tại khoản 1(a) Điều

1, CISG sẽ được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên của Công ước này, tại khoản 1 (b) Điều 1 quy định rằng CISG được áp dụng nếu theo các quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu dến luật của một nước kí kết.

Trường hợp 3: Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

CISG không được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Theo quy định từ (a) đến (d) Điều 2 của CISG, CISG không được áp dụng để điểu chỉnh các hoạt động mua bán bao gồm mua bán hàng tiêu dùng, hàng bán đấu giá, hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo luật, và mua bán chứng khoán

Trường hợp 2: Theo quy định tại Điều 2 từ (e) đến (f), Điều 3 CISG, CISG cũng không được áp dụng để điều chỉnh hoạt động mua bán liên quan đến một số hàng hóa đặc biệt bao gồm cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông tiền tệ; tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí; điện năng

Một điểm cần lưu ý rằng, CISG không điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các vấn đề: tính hiệu lực của hợp

7 Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III), Trang 881

25 đồng, sự tác động có thể phát sinh từ hợp đồng với quyền sở hữu hàng hóa đối tượng của hợp đồng mua bán, trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại mà hàng hóa gây ra cho bất kỳ người nào sẽ không được điều chỉnh bởi Công ước này.

1.4.2 Ảnh hưởng của CISG đối với Việt Nam Được coi là một trong những Công ước quốc tế về luật tư thành công nhất, CISG có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới Tính đến 05/03/2013 theo báo cáo của UNCITRAL, CISG có 79 thành viên 8 , ước tính Công ước này điểu chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới 9 Mặc dù Việt Nam chưa phải là thành viên của CISG nhưng không có nghĩa là Việt Nam nằm ngoài sự ảnh hưởng của Công ước này.

*CISG là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa Doanh nghiệp Việt Nam và đối tác

Trước hết, với tư cách là một điều ước quốc tế đa phương điểu chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể - hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nên CISG có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam CISG có thể trở thành nguồn luật áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong đó một bên là doanh nghiệp Việt Nam trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp Việt Nam và đối tác thỏa thuận lựa chọn CISG là luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều này rất phổ biến trong thực tiễn các giao dịch quốc tế khi nguyên tắc tự do hợp đồng luôn được đề cao và CISG là một khung pháp lý khách quan, công bằng, không gắn liền với bất kỳ một hệ thống pháp luật của quốc gia nào.

Trường hợp 2: CISG được dẫn chiếu áp dụng theo khoản 1(b) Điều 1 của Công ước: “ Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này” Trong trường hợp này, CISG có thể được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa một bên có trụ sở thương mại tại một quốc gia là thành viên và một bên có trụ sở thương mại

8 http://cisgw3.law.pace.edu/cisg, CISG: Table of Contracting States, 19/3/2013

9 “Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Báo cáo nghiên cứu, Ủy tại Việt Nam Hiện nay, CISG có 79 thành viên trong đó bao gồm hấu hết các cường quốc về kinh tế thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản…, đây đều là những đối tác thương mại rất lớn của Việt Nam.

Trường hợp 3: Khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên không lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG Điều này rất phổ biến trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Tòa án và Trọng tài:

Ví dụ 1: Bản án ngày 05/04/1996 của Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một công ty của Singapore và một công ty Việt Nam Trong bản án của mình, Tòa án đã áp dụng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 của Việt Nam, UCP 500 của ICC, đồng thời dẫn chiếu điều 19, 53, 61.3 và 64.1 để giải quyết tranh chấp 10

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiện nay các quy định điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005. Điều 1 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Bộ luật dân sự quy định địa vi pháp lí, chuẩn mực ứng xả của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự Các vấn đề chung của hợp đồng như nguyên tắc thực hiện hợp đồng, hình thức hợp đồng, các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật dân sự 2005 Điều 4 Luật thương mại

2005 đã xác định rõ ràng thứ tự áp dụng luật điều chỉnh cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trường hợp luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam:

12 Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP

“Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan”

1 Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan

2 Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong Luật khác thì áp dụng quy định của Luật đó

3 Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các Luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”

Cả Điều 12 và Điều 13 Luật thương mại 2005 đều quy đình rằng các bên sẽ bị ràng buộc bởi những thói quen được hình thành giữa các bên, và những tập quán thương mại mà các bên đã biết hoặc phải biết, đối với loại hợp đồng thương mại cụ thể Điều 13 chỉ ra thứ tự áp dụng hai nguồn luật này, theo đó thói quen hình thành giữa hai bên sẽ được ưu tiên áp dụng so với tập quán thương mại.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại, nếu như pháp thương mại không có quy định thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật dân sự.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc của các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho bên bán Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức chế tài Các quy định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ không chỉ có vai trò quan trọng đối với các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với các cơ quan giải quyết tranh chấp Cả CISG và pháp luật thương mại Việt Nam đều ghi nhận các quy định điều chỉnh vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đây sẽ là những căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Doanh nghiệpViệt Nam khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Pháp luật ViệtNam dần dần hoàn thiện hơn các quy định pháp luật để phù hợp với sự hội nhập trong các quan hệ mua bán quốc tế, phát triển đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ MIỄN TRÁCH NHIỆM

Miễn trách nhiệm do bất khả kháng

CISG đã quy định các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đây chính là những cơ sở mà bên vi phạm nghĩa vụ có thể được giải thoát trách nhiệm của mình trước bên bị vi phạm Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi xảy ra các căn cứ ấy, bên vi phạm đều đương nhiên được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm Điều kiện để được hưởng quyền này được quy định tại Điều 79.1 và 79.4 CISG, đây chính là các nghĩa vụ mà bên vi phạm phải thực hiện để đảm bảo yêu cầu miễn trách nhiệm cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Điều 79.1 CISG quy định: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu họ chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó”.

Theo giải thích của Ban Thư ký UNCITRAL về CISG, điều khoản miễn trách nhiệm thanh toán thiệt hại được hiểu như sau: “Khi một bên không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của anh ta do một trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta mà anh ta không thể tính đến một cách hợp lí tại thời điểm giao kết hợp đồng và anh ta đã không thể tránh hoặc khắc phục được thì anh ta được miễn trách nhiệm thanh toán thiệt hại” 13

Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trách nhiệm theo Điều 79.1 CISG khi bên đó gặp một “trở ngại” hội tụ đủ các dấu hiệu sau:

13 Bộ Công thương, Một số điều ước đa phương thường được sử dụng trong thương mại quốc tế, Tài liệu biên dịch phục vụ các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và các nhà nghiên cứu, Nxb Đại học sư phạm, năm

Thứ nhất, trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của bên vi phạm nghĩa vụ, điều này có nghĩa là phải có một sự kiện khách quan diễn ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bên vi phạm, sự kiện đó xuất hiện không do lỗi của bên vi phạm và nằm ngoài phạm vi trách nhiệm hoặc ảnh hưởng của họ.

Thứ hai, bên vi phạm không thể tính toán được sự xuất hiện của trở ngại đó vào thời điểm ký kết hợp đồng tức là trở ngại đó không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến của của bên vi phạm tại thời điểm ký kết hợp đồng Nếu như trở ngại gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự kiến trước thì phải coi bên vi phạm nghĩa vụ là đã tự mình tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thứ ba, bên vi phạm không thể tránh được hay khắc phục được hậu quả của trở ngại đó Để đáp ứng dấu hiệu này, khi nhìn thấy khả năng xảy ra thiệt hại hoặc khi thiệt hại thực tế đã xảy ra, bên vi phạm cần nỗ lực hết mình, áp dụng mọi cách thức, phương tiện cần thiết để khắc phục hoặc hạn chế tối đa hậu quả mà trở ngại mang lại.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng đủ các dấu hiệu trên thì khi gặp trở ngại bên vi phạm nghĩa vụ mới có được miễn trách nhiệm trước bên bị vi phạm Một sự kiện khách quan xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của bên vi phạm và không thể tính toán được vào thời điểm kí kết hợp đồng thì miễn trách nhiệm vẫn có thể bị khước từ nếu như bên vi phạm có thể tránh được hoặc khắc phục được hậu quả của thiệt hại đó.

Có thể thấy rằng, Điều 79.1 của CISG không sử dụng thuật ngữ phổ biến trong các nguồn luật của tư pháp quốc tế là “bất khả kháng” mà sử dụng thuật ngữ “trở ngại” để nói đến các sự kiện khách quan không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể và gây khó khăn, cản trở cho chủ thể đó, tuy nhiên nội dung của điều luật phù hợp với các quy định về bất khả kháng trong các nguồn của tư pháp quốc tế “bất khả kháng được hiểu là loại điều khoản của hợp đồng nhằm giúp một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng thoát khỏi trách nhiệm pháp lí của mình khi rơi vào những tình huống vi phạm hợp đồng mà không phải do lỗi của mình gây ra” 14

14 Nông Quốc Bình (2012), “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn đối với điều khoản bất khả kháng trong

Tóm lại, Điều 79.1 của CISG đã ghi nhận một căn cứ quan trọng và phổ biến nhất

- miễn trách nhiệm do bất khả kháng, để bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong của hợp đồng gặp bất khả kháng

Căn cứ này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 79 của CISG: “Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp: a) Được miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên…”

Bên thứ ba ở đây được hiểu là người có quan hệ với một bên đương sự của hợp đồng gặp bất khả khảng Trong thực tiễn thương mại quốc tế, rất ít các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà việc thực hiện nó chỉ phụ thuộc vào bên bán hoặc bên mua, phần lớn nó là các hợp đồng mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận chênh lệch, người bán trong quan hệ hợp đồng này có thể là người mua trong quan hệ hợp đồng khác Việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của người thứ ba có thể dẫn đến việc người bán vi phạm các nghĩa vụ của mình với mua và sự vi phạm đó có thể do người thứ ba có lỗi hoặc do gặp bất khả kháng Nếu vi phạm đó xảy ra do lỗi của người thứ ba thì tất nhiên họ phải chịu trách nhiệm trước người bán và người bán cũng phải có trách nhiệm với người mua Tuy nhiên, nếu vi phạm của người thứ ba là do bất khả kháng mà bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm là mất đi sự công bằng bởi lẽ khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên thứ ba được miễn trách nhiệm trước bên bị vi phạm, mà bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường và nộp tiền phạt trước bên bị vi phạm mặc dù không có lỗi.

Như vậy, Điều 79.2 CISG đã ghi nhận một căn cứ miễn trách nhiệm khác ngoài căn cứ bên vi phạm gặp bất khả kháng đó là trường hợp người thứ ba gặp bất khả kháng, quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc suy đoán lỗi và, đảm bảo công bằng cho các bên khi tham gia vào các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm

Điều 80 CISG quy định: “Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do chính những hành vi hay sơ suất của chính họ”

Khác với các căn cứ miễn trách nhiệm được ghi nhận tại Điều 79 CISG đều liên quan đến sự kiện bất khả kháng, Điều 80 của CISG quy định một căn cứ khác theo đó bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm nếu như nguyên nhân của việc vi phạm đó do những hành vi hay sơ suất của chính bên bị vi phạm Nói cách khác, bên bị vi phạm sẽ mất quyền yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như việc không thực hiện đó xuất phát từ chính những hành vi và sơ suất của bên bị vi phạm.

Quy định miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với nguyên tắc phạm lỗi Theo lẽ công bình, người gây ra việc thực hiện không đúng hợp đồng thì họ không thể viện dẫn việc này để đem lại lợi ích cho chính họ, khi họ làm cho phía bên kia không thể thực hiện đúng nghĩa vụ thì họ không có quyền buộc bên kia phải chịu trách nhiệm.

Như vậy, theo CISG có ba căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: miễn trách nhiệm do bất khả kháng, miễn trách nhiệm do bên thứ ba gặp bất khả kháng, và miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm.

Sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với CISG trong quy định về các trường hợp miễn trách nhiễm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiện nay, các quy định về các căn cứ miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận trong Luật Thương Mại Việt Nam năm

2005, Bộ luât dân sự Việt Nam năm 2005 Có thể thấy rằng, quy định của pháp luật Việt Nam về các căn cứ miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những điểm tương thích với quy định CISG về vấn đề này.

Thứ nhất , cũng giống như CISG, pháp luật Việt Nam ghi nhận các hai căn cứ miễn trách nhiệm phổ biến trong hợp mua bán hàng hóa quốc tế quốc tế đó là

(i) miễn trách nhiệm do bất khả kháng và (ii) miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm Hai căn cứ này được ghi nhận tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “ Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:…b)Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c)Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia, ” Tuy nhiên, về căn cứ miễn trách nhiệm do bất khả kháng, pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ việc miễn trách nhiệm do bất khả kháng được áp dụng khi bên vi phạm trực tiếp gặp bất khả kháng hay bên thứ ba gặp bất khả kháng.

Thứ hai , quan niệm về bất khả kháng theo pháp luật Việt Nam có những điểm thống nhất và phù hợp CISG Mặc dù Luật Thương mại 2005 không đưa ra khái niệm về bất khả kháng, nhưng căn cứ Điều 161 Bộ luật dân sự 2005: “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Theo quy định này một sự kiện xảy ra được coi là bất khả kháng chỉ khi thỏa mãn các yếu tố: không thể lường trước được và không thể khắc phục được, những yếu tố này phù hợp với Điều 79.1 của CISG

Mặc dù có một số điểm tương thích phù hợp với CISG, tuy nhiên các quy định về căn cứ miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam vẫn có những điểm khác biệt và cần hoàn thiện như sau:

Trước hết, pháp luật Việt Nam đã bổ sung thêm hai căn cứ miễn trách nhiệm khác mà CISG không có là: (i)Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận, căn cứ này được ghi nhận tại điểm a, khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại

2005; (ii)Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết vào thời điểm giao kết hợp đồng, căn cứ này được ghi nhận tại điểm d, khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại

2005 Trường hợp miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên được pháp luật Việt Nam ghi nhận một mặt thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, mặt khác cũng đặt ra những vấn đề cần xem xét khi một bên trong hợp đồng cố ý sử dụng điều khoản này để gây bất lợi với phía bên kia, điều này dẫn tớ sự bất bình đẳng trong quan hệ hợp đồng Trong thực tiễn các giao

35 dịch thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, thường có thể xảy ra trường hợp một bên nào đó (thường là bên mạnh hơn về kinh tế và có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại) lợi dụng sự tồn tại của các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm để cố ý vi phạm hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể xem xét ví dụ sau:

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được kí kết giữa người bán và người mua có thỏa thuận rằng: “người bán chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong thời hạn 12 tháng tính từ ngày giao hàng được thỏa thuận trong hợp đồng”. Hết thời hạn nói trên, người mua mới phát hiện hàng hóa không phù hợp với điều kiện hợp đồng và người mua cũng có căn cứ xác đáng rằng, trước thời điểm kí kết hợp đồng, người bán đã biết được hàng hóa có khiếm khuyết nhưng không thông báo cho người mua về điều đó, nếu như người bán thông báo cho người mua biết về khiếm khuyết của hàng hóa thì người mua đã từ chối ký kết hợp đồng này 15 Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294 Luật thương mại Việt Nam, người bán trong ví dụ nêu ra không phải chịu trách nhiệm trước người mua vì thời hạn do các bên thỏa thuận đã hết Mặc dù CISG không có có quy định nào trực tiếp điều chỉnh thỏa thuận của các bên về miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên khoản 2 Điều 43, Điều 40 CISG quy định, thỏa thuận của các bên về việc người bán không phải chịu trách nhiệm do chất lượng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu người mua không tuân thủ thời hạn thông báo, do các bên thỏa thuận hay do Công ước quy định, sẽ không có giá trị pháp lý nếu sự không phù hợp của hàng hóa với điều kiện của hợp đồng liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hay buộc phải biết nhưng không thông báo cho người mua Như vậy nếu chiếu theo quy định của CISG thì người bán trong ví dụ trên sẽ không được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Bên cạnh một số điểm khác biệt, mâu thuẫn về nội dung các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa CISG và pháp luật Việt Nam, thì cách thức ghi nhận các quy định này của pháp luật Việt nam

15 Dương Anh Sơn (2005), “Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Nghiên còn bất cập Cụ thể nếu căn cứ theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 với tư cách là luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động thương mại có bốn căn cứ miễn trách nhiệm thì theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 - luật gốc điều chỉnh các quan hệ dân sự, tại khoản 2, khoản 3 Điều 302, khoản 6 Điều 402 chỉ có ba căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bao gồm miễn trách nhiệm do bất khả kháng và miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm, miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Chính vì vậy cần xây dựng, hoàn thiện các quy định về căn cứ miễn trách nhiệm để đảm bảo sự hài hòa thống nhất của hệ thống pháp luật.

Cũng giống như CISG, để được hưởng quyền miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ chứng minh Điều 295 Luật Thương mại năm 2005: “Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm

Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

Hậu quả pháp lí của miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi xảy ra các căn cứ miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chứng minh và nghĩa vụ thông báo Tuy nhiên, sau khi xuất hiện các trường hợp miễn trách nhiệm và các bên vi phạm đã thực hiện các đầy đủ các nghĩa vụ thì việc thực hiện hợp đồng giữa hai bên sẽ như thế nào, điều này đề cập đến vấn đề hậu quả pháp lí của miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Cả CISG và pháp luật Việt Nam đều chưa quy định cụ thể về vấn đề này:

Theo pháp luật Việt Nam, khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm trước bên có quyền Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên kia có quyền áp dụng các chế tài như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng; các biện pháp khác mà các bên thỏa thuận Các hình thức chế tài này được ghi nhận tại Điều 292 Luật Thương mại năm 2005 Tuy nhiên, khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm theo pháp luật quy định thì bên vi phạm

39 được miễn toàn bộ trách nhiệm, tức là bên bị vi phạm không có quyền áp dụng bất kỳ hình thức chế tài nào đối với bên vi phạm khi rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm Mặc dù điều này không được ghi nhận tại một điều luật cụ thể nào, nhưng nó phù hợp với tinh thần của Điều 294 Luật Thương mại Việt năm 2005,

Bộ luật dân sự 2015 Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 296, một hệ quả pháp lí khác có thể xảy ra trương trường hợp bất khả kháng phát sinh là làm kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu như quá thời gian được gia hạn để thực hiện nghĩa vụ thì các bên có quyền từ chối việc thực hiện hợp đồng.

Theo CISG, khi xảy ra các căn cứ miễn trách nhiệm không có nghĩa là bên vi phạm được hoàn toàn thoát khỏi trách nhiệm trước bên bị vi phạm, mà chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại Điều 79.5 CISG quy định: “Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này” Nói cách khác, khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm, bên vi phạm chỉ được thoát khỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên bị vi phạm vẫn có quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lí khác như tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, buộc thực hiện đúng hợp đồng… Điều 79.3 CISG quy định “ Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại” Quy định này của CISG khẳng định việc xảy ra trở ngại ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp động chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại, ngoài thời kỳ đó, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ khác theo đúng hợp đồng đã cam kết Tuy nhiên, trong thực tiễn thương tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, nếu trở ngại xảy ra một thời gian dài, bên vi phạm hợp đồng không thể khắc phục được hoặc việc thực hiện hợp đồng khi đó không có ý nghĩa đối với các bên, thì hợp đồng sẽ được chấm dứt.

Quy định của CISG không loại bỏ các quyền sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác của bên bị vi phạm khi xảy ra các căn cứ miễn trách nhiệm đảm bảo công bằng hơn đối với bên bị vi phạm Rõ ràng, khi phát sinh các căn cứ miễn trách nhiệm của thì bên bị vi phạm sẽ phải chịu những tổn thất rất lớn do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia nhưng lại không có quyền yêu cầu bên kia chịu trách nhiệm CISG chỉ quy định bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bên bị vi phạm bồi thường thiệt hại, tức là bên bị vi phạm vẫn có quyền sử dụng các biện pháp bảo hộ khác để ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với bên vi phạm, bên vi phạm vẫn có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoặc gánh chịu các biện pháp chế tài như phạt vi phạm, hay hủy hợp đồng Tuy nhiên, nếu theo pháp luật Việt Nam, bên vi phạm hợp động trong trường hợp xảy ra các căn cứ miễn trách nhiệm sẽ được miễn hoàn toàn các trách nhiệm, khi đó quyền lợi của bên bị vi phạm không được đảm bảo và bên vi phạm có thể lợi dụng việc xảy ra các căn cứ miễn trách để chấm dứt hợp đồng, gây thiệt hại cho bên bị vi phạm

Các quy định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam cơ bản phù hợp với CISG Pháp luật Việt Nam và CISG đều ghi nhận các căn cứ miễn trách nhiệm quan trọng và phổ biến bao gồm miễn trách nhiệm do bất khả kháng và miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm, quy định nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra các căn cứ miễn trách nhiệm.

Bên cạnh những điểm tương thích và hài hòa với CISG, các quy định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với CISG và thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế Pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận căn cứ miễn trách nhiệm do người thứ ba gặp bất khả kháng, quy định về hậu quả của việc không thực hiện nghĩa vụ thông báo chưa rõ ràng và chưa có quy định cụ thể về hậu quả pháp lý của các trường hợp miễn trách nhiệm Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpViệt Nam tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp, tương thích với CISG

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Thực tiễn áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm trong giải quyết các

Trong những năm vừa qua, dưới sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật hiện đại, thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia phát triển kinh tế Thương mại quốc tế ngày nay không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là buôn bán mà nó còn thể hiện sự phụ thuộc của các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi động nhất Sự sôi động và phức tạp của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng kéo theo những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này Tại Trung tâm Trọng tài thương mại Việt Nam (VIAC), các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chiếm 70% số vụ việc được giải quyết 16

Bên cạnh những vấn đề như chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ giao, nhận hàng, thanh toán, giá cả…thì việc miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp giữa các bên Theo thống kê của hệ thống dữ liệu UNILEX, có 29 vụ tranh chấp liên quan đến Điều 79 CISG 17 , 9 vụ tranh chấp liên quan đến Điều 80 CISG 18 So với các tranh chấp khác về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như các tranh chấp liên quan đến Điều 35 của CISG về tính phù hợp của hàng hóa (theo thống kê của UNILEX có tổng số 114 vụ tranh chấp liên quan đến Điều 35 CISG hay các tranh chấp liên quan đến Điều 39 CISG về quyền khiếu nại của người mua (theo thống kê của UNILEX có 200 vụ tranh chấp liên quan đến Điều

39 CISG thì các tranh chấp liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm chiếm một số lượng không nhiều Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng miễn trách nhiệm là một

16 http://www.viac.org.vn, Loại hình tranh chấp, 27/2/2013

17 http://www.unilex.info, All cases related to Article 79, 24/3/2013

18 http://www.unilex.info, All cases related to Article 80, 24/3/2013

43 vấn đề quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi lẽ khi phát sinh các trường hợp miễn trách nhiệm, một hoặc cả hai bên của quan hệ hợp đồng sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn về tài sản và có thể dẫn tới hậu quả chấm dứt quan hệ hợp đồng

Thực tiễn áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán quốc tế, xuất hiện một số vấn đề sau:

Một là, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, bên vi phạm thường nêu ra các lý do để được miễn trách nhiệm, các lý do mà bên vi phạm đưa ra có thể là căn cứ chính xác hợp lý để bảo vệ quyền lợi của họ nhưng cũng không ít vụ việc bên vi phạm đưa ra những căn cứ không xác đáng nhằm thoái thác trách nhiệm của họ, có thể xem xét vụ việc sau:

- Vụ tranh chấp giữa do từ chối nhận hàng trong Hợp đồng bán giấy gói kẹo 19

Trong vụ tranh chấp này, bên nguyên đơn là người bán Singapore, bên bị đơn là người mua Việt Nam Nguyên đơn và Bị đơn đã ký hợp đồng ngày 29 tháng 6 năm 1994, theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn giấy gói kẹo có in nhãn và tên cụ thể theo điều kiện CIF Hải Phòng: giao hàng từng đợt mở L/C và giao hàng đợt một: theo Annex1 Mở L/C giao hàng đượt hai và các đợt khác: Bị đơn thông báo cho nguyên đơn bằng Telex hoặc Fax Thời gian giao hàng là 20 ngày sau khi mở L/C.

Thực hiện hợp đồng, hai bên đã tiến hành giao hàng, trả tiền đợt một và đợt hai Sau hai đợt giao hàng, ngày 11 tháng 2 năm 1995 Nguyên đơn fax cho Bị đơn đã sản xuất xong lô hàng thứ ba và yêu cầu Bị đơn mởi L/C để giao hàng tiếp Ngày 17/5/1995, Bị đơn telex đồng ý nhận lô hàng đó làm hai lần: lần đầu vào tháng 6 năm 1995 và lần hai thì sau lần đầu Nhưng ngày 19/6/1995, Bị đơn điện cho nguyên đơn từ chối nhận hàng nêu trên với lý do là kẹo không bán được trên thị trường Hà Nội, số lượng kẹo đã sản xuất của Bị đơn rất lớn, dây chuyền sản xuất kẹo ngừng hoạt động nên không thể nhập khẩu giấy gói kẹo nữa Vì vậy, lô hàng của Nguyên đơn vẫn nằm lại trong kho.

19 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Hà Nội, năm 2002,

Ngày 31/12/1996, Nguyên đơn khởi kiện đòi Bị đơn bồi thường thiệt hại do việc từ chối nhận hàng Sau khi nhận được đơn kiện, Bị đơn kiện lại nguyên đơn về việc Nguyên đơn giao hàng chậm đợt một và đợt hai.

Về vấn đề từ chối nhận hàng của Bị đơn, Hội đồng trọng tài đã có kết luận như sau:

Thứ nhất, để thực hiện hợp đồng mua bán, thực tế hai bên đã ký Annex 1 và Annex 2 Trên cơ sở các Annex này, hai bên mở L/C và giao hàng hai đợt Như vậy, các Annex là căn cứ để các bên mở L/C và giao hàng từng đợt Tuy hai bên chưa ký

Annex 3, nhưng bằng fax ngày 11/4/1995, Nguyên đơn đã đề nghị giao lô hàng đợt ba, và bằng telex ngày 17/5/1995, Bị đơn đã đồng ý mua lô hàng và nhận hàng giao hai lần Như vậy, có thể kết luận giữa các bên có thỏa thuận mua lô hàng thứ ba Từ đó, bị đơn phải có nghĩa vụ mở L/C và nhận lô hàng này.

Thứ hai, việc Bị đơn từ chối nhận lô hàng đợt ba bằng telex ngày

19/6/1995 là vi phạm thỏa thuận mua bán đợt ba giữa hai bên Lý do mà Bị đơn đưa ra để từ chối nhận hàng không được Ủy ban trọng tài chấp nhận là căn cứ miễn trách nhiệm bởi vì kẹo không bán được trên thị trường Hà Nội, số lượng kẹo do Bị đơn sản xuất ra còn rất lớn, dây chuyền sản xuất kẹo ngừng hoạt động không phải là trường hợp bất khả kháng và cũng không phải do lỗi của Nguyên đơn gây nên Từ đó, Bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho nguyên đơn.

Hai là, bất khả kháng là căn cứ phố biến nhất mà bên vi phạm vụ viễn dẫn để được hưởng quyền miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định về nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ chứng minh rất phức tạp, gây khó khăn cho chủ thể tham gia hợp đồng và cả cơ quan giải quyết tranh chấp Khi có “sự kiện bất khả kháng” xảy ra thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Thế nhưng với định nghĩa nhữ vậy, liên hệ với thực tế trong nhiều trường hợp nhận diện là có “sự kiện bất khả kháng” hay không là điều không đơn giản Một sự kiện xảy ra phải hội tụ đủ những điều kiện nào mới được coi là sự kiện bất khả kháng

Bên cạnh dấu hiệu của sự kiện bất khả kháng, pháp luật dân sự nước ta còn ghi nhận dấu hiệu “trở ngại khách quan” mà pháp luật của nhiều nước khác gọi là hoàn cảnh khó khăn (Hardship), là một khái niệm được thừa nhận trong thực tiễn của thương mại quốc tế Về trở ngại khách quan, đây là một khái niệm hoàn toàn mới so với sự kiện bất khả kháng Có thể nói trở ngại khách quan cùng với sự kiện bất khả kháng là quy định khá tiến bộ của pháp luật nước ta khi tính đến cả những trường hợp ngoài khái niệm bất khả kháng làm cản trở chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ Tuy nhiên, trở ngại khách quan chỉ được dùng để xác định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc thi hành án dân sự mà không được áp dụng cùng với sự kiện bất khả kháng để dẫn đến mienx trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng Để được xem là sự kiện bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn những nội dung sau:

+ Sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng Tức là sự kiện nằm ngoài phmaj vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như: Các sự kiện tự nhiên (bão, lũ, sóng thần,…); các sự kiện chính trị, xã hội (đình công, chiến tranh, bạo loạn,…) còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang …

+ Sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu Ví dụ khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng do tính chát bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được (chiến tranh, bạo loạn, đình công, các thảm họa thiên nhiên).

Một số đề xuất cho doanh nghiệp nhằm hạn ché các rủi ro pháp lý liên

Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như khoảng cách địa lý, điều kiện khí hậu, biến động của thị trường thế giới…, đồng thời những rủi ro có thể khiến doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn về tài sản, uy tín Để hạn chế và phòng tránh những rủi ro phát sinh liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên trong hợp đồng cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, trước khi hợp đồng được ký kết, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin của đối tác kinh doanh bao gồm các yếu tố uy tín, thương hiệu, thói quen kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng…và đặc biệt phải cần soạn thảo điều khoản miễn trách nhiệm trong hợp đồng thật chi tiết và cụ thể.

Khi soạn thảo điều khoản miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần quy định cụ thể các trường hợp miễn trách nhiệm, cách thức thực hiện nghĩa vụ chứng minh và nghĩa vụ thông báo và hậu quả pháp lý khi phát sinh các căn cứ miễn trách nhiệm Các bên nên dẫn chiếu hoặc ghi lại nội dung của điều khoản mẫu về sự kiện bất khả kháng (miễn trách) trong ấn phẩm số 421 của Phòng thương mại quốc tế ICC (ICC 421):

1) Được áp dụng cho các mục đích đã nếu ở mục (1) trên đây và trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác, thì trở ngại không bao gồm việc thiếu thẩm quyền, giấy phép, thị thực nhập cảnh hoặc giấy phép cư trú hoặc thiếu phê chuẩn cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cơ quan cơ quan có thẩm quyền ban hành ở quốc gia đang tìm kiếm sự miễn trách nhiệm.

2) Sau khi biết được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng của mình, bên đương sự mong tìm miễn trách thông báo cho bên đương sự kia càng sớm càng thiết thực về trở ngại như vậy và

51 tác động của nó đối với khả năng thực hiện của mình Thông báo cũng sẽ được gửi đi nếu lý do miễn trách không còn nữa.

3) Lý do miễn trách phát sinh hiệu quả từ thời điểm xảy ra trở ngại hoặc nếu giấy báo không được gửi đi kịp thời thì sẽ tính từ thời điểm thông báo Việc không thông báo làm cho bên đương sự không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm gánh vác những tổn thất do những mất mát đáng lẽ ra có thể tránh được, nếu khác đi.

HẬU QUẢ CỦA LÝ DO MIỄN TRÁCH

4) Lý do miễn trách thuộc điều khoản này giải miễn trách nhiệm do bên không thực hiện hợp đồng khỏi những thiệt hại, tiền phạt và những trừng phạt khác của hợp đồng ngoại trừ trách nhiệm phải trả lãi nợ kéo dài và theo mức độ mà lý do miễn trách tồn tại.

5) Hơn thế nữa, nó còn đình hoãn thời gian thực hiện đến một hạn kỳ có thể coi là hợp lý và bằng cách ấy, nó gạt bỏ quyền chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng của bên đương sự kia (nếu có) Khi xác định thế nào là một hạn kỳ hợp lý, sẽ phải chú ý đến khả năng tiếp tục thực hiện của bên đương sự không thực hiện và chiếu cố đến lợi ích của bên đương sự kia khi chấp nhận việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mặc dù chậm trễ Trong khi chờ đợi bên đương sự không thực hiện tiếp tục việc thực hiện hợp đồng, bên đương sự kia có thể đình chỉ việc thực hiện của mình.

6) Nếu lý do miễn trách tồn tại lâu hơn hạn kỳ mà các bên đương sự quy định (hạn kỳ được áp dụng ở đây do bên đương sự quy định) hoặc khi không có một quy định như vậy thì bất cứ bên đương sự nào đều sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng bằng cách ra thông báo.

7) Mỗi bên đương sự có thể giữ lại cho mình những gì đã tiếp nhận từ việc thực hiện hợp đồng trước khi nó kết thúc Mỗi bên phải thanh toán cho bên kia phần lợi lộc không công bằng thu được từ việc thực hiện hợp đồng.

Việc thanh toán theo cân đối tài chính cuối cùng sẽ được tiến hành không chậm trễ.

Các bên đương sự mong muốn kết hợp điều khoản này bằng viện dẫn vào hợp đồng của mình nên sử dụng câu sau đây:

"Điều khoản bất khả kháng (miễn trách) của Phòng Thương mại Quốc tế (ấn bản ICC số 421) được kết hợp vào hợp đồng bằng cách này”.

Thứ hai, khi hợp đồng đã có hiệu lực và phát sinh các căn cứ miễn trách nhiệm, bên vi phạm cần thực hiện đầy đủ hai nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ chứng minh Khi phát sinh căn cứ miễn trách nhiệm, bên vi phạm cần nhanh chóng thông báo cho bên bị vi phạm, việc thông báo kịp thời sẽ giúp cho các bên tìm được biện pháp giải quyết tối ưu nhất và hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra Ngoài ra, bên vi phạm cần thu thập mọi tài liệu, chứng từ, và các chứng cứ khác để chứng minh việc vi phạm hợp đồng của mình là không có lỗi và được giải phóng trách nhiệm trước bên bị vi phạm. Đối với bên bị vi phạm, khi xảy ra các căn cứ miễn trách nhiệm, họ phải căn cứ vào hợp đồng và luật áp dụng cho hợp đồng để bác bỏ những lý do miễn trách nhiệm không xác đáng, phòng tránh trường hợp bên vi phạm lợi dụng các căn cứ này để thoát khỏi trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Chỉ khi nào việc vi phạm hợp đồng do chính những căn cứ miễn trách nhiệm được quy định trong hợp đồng hoặc trong luật gây nên thì bên vi phạm mới được miễn trách nhiệm.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc soạn thảo điều khoản miễn trách nhiệm chi tiết, cụ thể và việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khi phát sinh các căn cứ miễn trách nhiệm, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề chọn luật áp dụng đối với hợp đồng Khi ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn CISG thay vì luật quốc gia là nguồn luật điểu chỉnh hợp đồng Bởi lẽ, CISG là nguồn luật phổ biến nhất điểu chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay, các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam đã quen áp dụng CISG nên việc đề xuất lựa chọn CISG để điều chỉnh hợp đồng sẽ dễ dàng được đối tác chấp nhận Ngoài ra, khi lựa chọn CISG, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được sự an toàn về mặt pháp lý CISG với tư cách là một văn bản luật thực chất nhằm giải quyết các xung đột trong kinh doanh quốc tế, do vậy các quy định của CISG nói

53 chung và các quy định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là rất hợp lý thống nhất được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đảm bảo sự bình đằng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w