1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chuẩn mực về doanh thu vas 14 vas15 gui sv

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn Mực Kế Toán Về Doanh Thu
Người hướng dẫn TS. Mai Thị Hoa - Phó Trưởng Khoa Kế Toán - Kiểm Toán
Trường học Khoa Kế Toán - Kiểm Toán
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại bài giảng
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Chuẩn mực về doanh thu của kinh tế bán hàng, chi tiết 1. Phù hợp với thực tiễn, hiện đại và mang tính khả thi; 2. Tôn trọng bản chất hơn hình thức; 3. Linh hoạt và mở; Lấy mục tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành ra quyết định kinh tế của doanh nghiệp,phục vụ nhà đầu tư và chủ nợ làm trọng tâm; Không kế toán vì mục đích thuế; 4. Phù hợp với thông lệ quốc tế; 5. Tách biệt kỹ thuật kế toán trên tài khoản và BCTC; Khái niệm ngắn hạn và dài hạn chỉ áp dụng đối với Bảng cân đối kế toán, không áp dụng đối với tài khoản; 6. Đề cao trách nhiệm của người hành nghề.

Trang 1

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ DOANH THU

Giảng viên : TS: Mai Thị Hoa- Phó trưởng Khoa Kế toán- Kiểm toán, APD

Kinh nghiệm : Trên 20 năm làm Kế toán và Quyết toán thuế, giảng dạy kế toán- thuế Liên hệ : SĐT 0986.434.719 ( Zalo), FB Hoa Mai (maihoatctt@gmail.com)

Gr FB: Giải mã kế toán

Trang 2

HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN VÀ THUẾ

KẾ TOÁN

1 Luật kế toán số 88/2015

2 Chuẩn mực kế toán ( VAS-VFRS, IAS-IFRS,)

3 Chế đô kế toán doanh nghiệp

(TT200, TT133, TT132)

4 Chế độ kế toán đơn vị HCSN (TT107)

5 VB liên quan khác

THUẾ

1 Luật quản lý thuế

2 Luật thuế của từng loại thuế

Trang 3

CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ THUẾ

- Lập báo cáo tài chính (mẫu bắt buộc)

3 Quy trình hạch toán (ghi sổ) và lập BCTC

4 Nộp, lưu trữ, bảo quản theo quy định

5 Đóng bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ

Trang 4

CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ THUẾ

KẾ TOÁN

❑ Chế độ kế toán: Thông tư 132, TT133,

TT200

Nhất quán về mẫu chứng từ, tài khoản, sổ

sách, phương pháp ghi sổ và báo cáo tài

chính theo đúng chế độ kế toán mà DN lựa

chọn

❑ Thực hiện nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt

buộc cho NLĐ ( BHXH, BHYT, BHTN,

Trang 5

NĂNG LỰC CỦA

KẾ TOÁN

Chính sách, VBPL của NN

Quy định, quy chế, chính sách của DN Kiến thức

chuyên môn

Kỹ năng nghề nghiệp

MÔ HÌNH Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và BC thuế

Ý chí Ban lãnh đạo DN

Trang 6

QUAN ĐIỂM VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA

KẾ TOÁN VÀ THUẾ

Về mối liên hệ giữa kế toán và thuế, tồn tại 2 hệ thống trên thế giới:

• Liên kết giữa kế toán và thuế,

• Tách biệt (phá vỡ liên kết) giữa kế toán và thuế.

Trang 8

MỐI QUAN HỆ GIỮA KT VÀ THUẾ Ở VN

( PHÁ VỠ LIÊN KẾT TỪNG PHẦN)

Tiêu chí Kế toán Thuế

quan

tác kế trong DN và cung cấp thông tin cho người sử dụng

Luật quản lý thuế, Luật thuế, Nghị định, thông tư về thuế,

Thuế

Thực hiện dựa trên các quy định về Kế toán Tuy nhiên, giữa KT và Thuế cũng có những mối quan hệ và những điểm tương đồng

Thực hiện theo quy định về Thuế.Tuy nhiên, giữa KT và Thuế cũng có những mối quan hệ và những điểm tương đồng

Trang 9

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

(Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

1 Phù hợp với thực tiễn, hiện đại và mang tính khả thi;

2 Tôn trọng bản chất hơn hình thức;

3 Linh hoạt và mở; Lấy mục tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành ra quyết định kinh tế của doanh nghiệp,phục vụ nhà đầu tư

và chủ nợ làm trọng tâm; Không kế toán vì mục đích thuế ;

4 Phù hợp với thông lệ quốc tế;

5 Tách biệt kỹ thuật kế toán trên tài khoản và BCTC; Khái niệm ngắn hạn và dài hạn chỉ áp dụng đối với Bảng cân đối kế toán,

không áp dụng đối với tài khoản;

6 Đề cao trách nhiệm của người hành nghề

Trang 11

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH THEO KẾ TOÁN

Xem BCTC Cty Mộc Châu

Trang 12

PHỤ LỤC 03-1A BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trang 13

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN MẪU 03/TNDN

Trang 14

DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN RÀ SOÁT

CĂN CỨ PHÁP LÝ Chuẩn mực kế toán:

- VAS 01: Chuẩn mực chung

- VAS 14: Doanh thu và thu nhập; IFRS 15: Revenue from Contracts with Customers Chế độ kế toán

- Thông tư 200:

✓ Doanh thu bán hàng: Điều 78,79 –TK 511

✓ Giảm trừ doanh thu bán hàng: Điều 81-TK 521

✓ Doanh thu chưa thực hiện: Điều 57-TK 3387

✓ Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng - Điều 56 Tài khoản 337

Trang 15

Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế (1) doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán (2), phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp(3), góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (4)

(1)Tổng giá trị các lợi ích kinh tế: Được xác định theo giá trị hợp lý của các

khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền

báo cáo ( Tháng/quý/năm)

Trang 16

(3) Hoạt động SX,KD thông thường: Bao gồm các loại Doanh thu sau:

- DT bán hàng hóa – TK 5111 (TK 156)

- DT bán thành phẩm/SP-TK 5112 (TK 154, 155)

- DT cung cấp dịch vụ -TK 5113 ( TK 154)

- DT trợ cấp,trợ giá –TK 5114

- DT Kinh doanh BĐS đầu tư- TK 5117 (Phân biệt TK 217, 1567, 155, 211, 213)

- DT khác –TK 5118 (Bán vật liệu, phế liệu, thanh lý CCDC,….)

(4) Doanh thu góp phần làm tăng VCSH (ngoài trừ các khoản góp vốn của CSH)

- Lợi nhuận = DT-CP

- Lợi nhuận thuộc vốn chủ sở hữu

Trang 17

ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU

(1) Nguyên tắc cơ sở dồn tích- VAS 01

(2) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

(3) Nguyên tắc tôn trọng bản chất hơn hình thức

Trang 18

ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU

(1) Nguyên tắc cơ sở dồn tích- VAS 01

=> Thời điểm ghi nhận doanh thu: DT được ghi nhận tại thời

điểm phát sinh không phân biệt đã thu được tiền hay chưa

Ví dụ:

Ngày 18/12 DN hoàn thành ký kết hợp đồng bán hàng với Cty A, trị giá 500tr

Ngày 19/12 Công ty A chuyển trước cho DN 30% giá trị HĐ theo thỏa thuận

Ngày 31/12 DN giao đầy đủ hàng hóa theo HĐ cho Công ty A và trả tiếp 50% giá trị hợp đồng Ngày 05/1/N+1 Công ty trả nốt số tiền còn lại

Xác định thời điểm ghi nhận DTBH

Trang 19

ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU(2) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:

(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng ( NT phù hợp)

Trang 20

Vận dụng: Điều kiện ghi nhận doanh thu

Điều kiện (1) và (2)

(1) Ngày 28/12 DN đã thu tiền , đã viết hóa đơn giao cho khách nhưng đến ngày 02/1/N+1 mới giao hàng

(2) Ngay sau khi giao hàng cho khách và ký vào phiếu giao nhận Trong lúc giúp khách hàng xếp hàng lên xe nhân viên công ty sơ xuất làm rơi khiến hàng bị trầy xước Vậy khách có được đổi lại SP khác không?

(3) Sau khi bán hàng, Khách gửi lại kho của DN và sẽ đến lấy hàng vào ngày hôm sau.

Trang 21

ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU(2) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu cung cấp dịch vụ (việc cung ứng dịch vụ và việc sử dụng dịch vụ thường diễn ra đồng thời)

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (4) điều kiện sau:

(1) Xác định được phần cung cấp dịch vụ hoàn thành tại thời điểm báo cáo.

(2) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(3) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp dịch vụ hoàn thành

(4) Xác định được chi phí liên quan đến để hoàn thành việc cung cấp dịch vụ đó

Trang 22

Doanh thu chưa thực hiện-TK 3387

nghiệp trong kỳ kế toán Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh

thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

Trang 23

Vận dụng: Doanh thu chưa thực hiện

1 Doanh nghiệp cho ông A thuê nhà 20tr/ tháng Kỳ thanh toán 6 tháng/lần Ông A đãthanh toán kỳ đầu tiên (Tháng 10/N- T3/N+1) bằng tiền mặt

2.DN bán thẻ cào điện thoại thuộc loại trả trước trị giá 1 triệu cho ông A Ông A dựkiến sử dụng 3 tháng trong thời gian đi công tác

3.DN bán ô tô trả góp thời hạn 2 năm : Giá trả ngay 800tr, giá trả góp 848tr

Trang 24

ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU

(3) Nguyên tắc tôn trọng bản chất hơn hình thức

Trang 25

Điều 81-TT200 Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

1 Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp

Trang 26

Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng muahàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bánsản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ

khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụcung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bánsản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU BÁN HÀNG

Trang 27

Ví dụ

1 DN đang thực hiện chương trình chiết khấu thương mại

Khách hàng mua 10 SP A trở lên thì được hưởng chiết khấu 20% trên giá bánchưa VAT Giá bán niêm yết 10tr/SP Thời gian thực hiện 1 tuần từ 5/10-12/10TH1:

Ngày 5/10 Công A mua 12 SP A

TH 2:

Ngày 8/10 Công ty A mua 8 SP A

Ngày 12/10 Công ty A mua 12 SP A

+ TH1: DN viết luôn số tiền CKTM vào hóa đơn bán hàng này 12/10

+ TH2: DN viết riêng 1 HĐ về số tiền CKTM

Hãy xác định DTBH và CKTM trong các TH trên

Trang 28

2 DN bán hàng cho Công ty B Tổng giá trị theo Giá bán niêm yết 500tr

TH1: Giả sử: Do thời hạn sử dụng hàng còn ngắn nên DN thực hiện giảm giá 30% chocông ty B ngay khi bán hàng

TH2: Giả sử khi bán hàng cho Công ty B thì các sản phẩm đều ở trạng thái bình thường.Một tuần sau khi mua hàng thì công ty phát hiện có 1 số sản phẩm có hạn sử dụng ngắnhơn so với thỏa thuận trong HĐ và yêu cầu DN giảm giá DN đồng ý và giảm giá 30% trêngiá bán niêm yết cho những mặt hàng bị lỗi Tổng số tiền giảm giá 50tr

Trang 29

Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:

- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;

- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh

chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi

giảm doanh thu theo nguyên tắc:

+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính , kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).

+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại

sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

Trang 30

Ví dụ:

Ngày 25/3/2021 DN nộp BCTC cho năm 2020

- TH1: Ngày 20/3/2021 DN bị khách hàng trả lại 1 lô hàng trị giá bán 100tr đã bántháng 12/2020

- -TH2: Sau ngày 25/3/2021 DN thực hiện giảm giá cho khách hàng C do hàng bịlỗi Biết lô hàng này đã bán 12/ 2020

Thực hiện điều chỉnh cho các TH trên

Trang 31

MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG-TK131

Điều 18 Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng

- Theo dõi chi tiết từng khách hàng

- Biên bản đối chiếu công nợ

- Số dư TK 131 dư Nợ- Nợ phải thu- bên TS Đối chiếu với doanh thu bán

hàng trong kỳ

- Dự có TK 131- Nợ phải trả-bên nguồn vốn ( lưu ý bán hàng ko viết hóa

đơn, chưa viết HĐ

Trang 32

DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI

CĂN CỨ PHÁP LÝ

- ĐIỀU 45/TT200: hạch toán tài khoản 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi

- TT48/2019 về trích lập và xử lý các khoản dự phòng…

Trang 33

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị tổn thất của các

khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn

Trang 34

Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng

1 Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu

báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

2 Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

3 Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý

danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách

thu hồi công nợ.

4 Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

Trang 35

Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến

sau:

a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:

- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;

- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các

bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng

nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định

ĐIỀU KIỆN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG PHẢI THU

Trang 36

Mức trích lập:

a) Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán

lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên

Trang 37

Mức trích lập:

c) Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thuthập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản,

đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy

tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xácnhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thihành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú;khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ ánthì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trịkhoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng

Trang 38

Hạch toán TK 2293-DP phải thu khó đòi hàng năm

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp

phải trích lập dự phòng theo quy định như sau:

a) Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo

năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng nợ phải

thu khó đòi.

b) Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo

năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi

phí trong kỳ.

c) Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ.

d) Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nêu trên Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản

dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 04/03/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w