Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội 47 2.3.1 Thực trạng quản lý việc lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM HOÀNG VIỆT
QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 31 01 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HOÀNG QUY
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Luận văn có sự kế thừa của các công trình trước đây Những tư liệu mới và những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
Phạm Hoàng Việt
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Quản lý đào tạo Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia, sự tận tình giảng dạy của các thầy
cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hoàng Quy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội, Sở Tài Hà Nội chính tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phạm Hoàng Việt
Trang 5Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
1.2.4 Các yếu tố tác động đến quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh
25
1.3 Kinh nghiệm của một địa phương về quản lý chi đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và bài học cho thành phố Hà Nội
Trang 6Tiểu kết chương 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
38
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố
Hà Nội tác động đến quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội
38
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội 38 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội 39 2.2 Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại
Thành phố Hà Nội
42
2.3 Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội
47
2.3.1 Thực trạng quản lý việc lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội
47
2.3.2 Thực trạng quản lý chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
61
2.3.3 Thực trạng quản lý quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn Ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
69
2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
79
2.4 Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của Thành phố
84
3.1 Định hướng và mục tiêu quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội
84
3.1.1 Quan điểm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước của thành phố Hà Nội
84
3.1.2 Định hướng và mục tiêu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội
89
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội
92
Trang 73.2.1 Nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác lập kế hoạch vốn
đầu tư xây dựng cơ bản
92
3.2.2 Hoàn thiện việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ
thuật, dự toán
93
3.2.3 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác đấu
thầu, đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng
95
3.2.4 Tăng cường kiểm soát công tác thanh toán vốn đầu tư, đảm bảo
đúng tiến độ
96
3.2.5 Đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ và quyết
toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
3.3.1 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội 100
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 9Bảng 2.5 Tình hình thanh toán vốn đầu tư thuộc kế hoạch NSNN
hàng năm giải ngân qua Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội
68
Bảng 2.6 Kết quả quyết toán hoàn thành các dự án do UBND Thành
phố Hà Nội quản lý
77
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.2 So sánh tăng trưởng GRDP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 40 Hình 2.3 Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội (2022) 41
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH – HĐH) Tại Việt Nam, vốn đầu tư cho XDCB, đặc biệt là trong các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, hệ thống kênh mương, đê điều, tưới tiêu, trường học, bệnh viện, chủ yếu được cung cấp từ nguồn vốn nhà nước Điều này đặt ra thách thức lớn khi nguồn thu vào ngân sách nhà nước ở Việt Nam đang giảm đi do suy giảm kinh tế và tình hình dịch bệnh kéo dài trong những năm gần đây Chính vì vậy, việc quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn ngân sách nhà nước luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, cần được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước
Với đặc thù riêng của các công trình XDCB, như vị trí cố định, thời gian thi công kéo dài và vốn đầu tư lớn, việc quản lý chi phí cho ĐTXDCB đặt ra các yêu cầu đặc thù khác biệt so với các chi phí thường xuyên Do đó, hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước, hiện nay, đều quy định về quản lý dự án ĐTXDCB và quản lý chi phí cho ĐTXDCB khá chi tiết Tuy nhiên, việc này cũng không tránh khỏi sự chồng chéo khó khăn trong quá trình theo dõi và thực hiện đúng theo các quy định
Trang 12kiện chính trị và thể thao quốc tế Do vậy, trong thời gian qua Hà Nội đã ưu tiên ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho các công trình giao thông, các công trình thuộc các lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hoá… Mặc dù trong quá trình quản lý, cơ quan tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu
tư đều nắm vững các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, tuy nhiên trên thực tế hoạt động quản lý chi ĐTXDCB nguồn NSNN của thành phố Hà Nội còn tồn tại nhiều khó khăn do các lý do khách quan và chủ quan dẫn đến hiệu quả quản lý còn thấp: việc giải ngân còn chậm, công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý chi đầu tư xây dụng cơ bản còn thiếu tính khoa học
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đề tài Quản lý chi NSNN cho ĐTXBCB là một đối tượng nghiên cứu phổ biến trong nhiều công trình khoa học, bao gồm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở, ban, ngành, v.v Dưới đây là tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung này trong thời gian gần đây:
Trang 143 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trang 15Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho ĐTXDCB
tại thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2025 – 2030 và những năm tiếp theo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN của cấp tỉnh
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu
(3) Chủ thể quản lý nghiên cứu trong đề tài là chính quyền địa phương (ở cấp tỉnh)
Trang 165 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp so sánh: đối chiếu giữa kết quả thực tế với lý thuyết, so
sánh kết quả quản lý chi ĐTXDCB qua 5 năm (2018-2022) để đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn về quản lý chi ĐTXDCB
từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trang 17Những đóng góp mới của đề tài
Thứ hai, hệ thống được các cơ sở lý luận về chi ĐTXDCB từ nguồn
NSNN, nhấn mạnh chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN là cần thiết Nội dung quản
lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN được tiếp cận theo chu trình ngân sách
Thứ ba, phân tích thực trạng quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN trên
địa bàn thành phố Hà Nôi Từ các số liệu được tổng hợp, thống kê tác giả đã phân tích thực trạng chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: tình hình thực hiện, cơ cấu và hiệu quả chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN và đánh giá quá trình quản lý chi đó thông qua các nội dung quản lý chi
từ khâu lập dự toán, chấp hành chi, quyết toán chi, cho đến khâu thanh tra kiểm tra chi NSNN trong đầu tư XDCB; các thành công và những tồn tại của quản
lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN tại thành phố Hà Nội
7 Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1
Trang 18CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển
Trang 201.1.1.2 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
hội ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế
Trang 22- Theo tính chất và mục đích sử dụng của nguồn vốn
- Theo phân cấp nhiệm vụ chi NSNN
vụ chi của NSĐP Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao ta có:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Trang 23+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Theo ngành KTQD
- Theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư xây dựng
- Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư
Trang 25Từ khái niệm nêu trên, quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN cấp tỉnh
có những đặc điểm:
Chủ thể quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN là các cơ quan nhà nước ở chính quyền cấp tỉnh, các cơ quan chức năng được phân công, phân cấp quản lý từng khâu trong quy trình quản lý chi NSNN Cụ thể các cơ quan chuyên môn được phân công:
Ba là, Cơ quan KBNN quản lý kiểm soát, thanh toán chi ĐTXDCB
- Đúng đối tượng
Trang 26Do đó, việc quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN thể hiện ở một số khía cạnh như sau:
án đầu tư không phân biệt quy mô và mức vốn đầu tư đều phải thực hiện nghiêm
Trang 27- Đúng mục đích, đúng kế hoạch
Trang 28Bước 1: Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra
Trang 29cấp tỉnh
Bước 2: Lập, tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch
Bước 3: Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch
dự toán chi ĐTXDCB trong năm ngân sách bản chất là việc giải ngân tiền cho các công trình ĐTXDCB theo tiến độ, hạng mục công trình và đảm bảo tuân
Trang 30thủ các nguyên tắc chi nhằm kiểm soát tốt hoạt động chi NS, tránh chi tiêu không đúng đối tượng, mục đích, không hiệu quả
- Chi tạm ứng
Trang 31Cơ quan Tài chính có trách nhiệm giám sát các hoạt động tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán theo KLXDCB hoàn thành cùng với KBNN thông qua
Trang 32hệ thống TABMIS Qua đó nắm được tiến độ giải ngân có gắn với tiến độ thực hiện các hạng mục của công trình XDCB không, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động đầu tư Tránh thất thoát tiền NSNN đồng thời tránh nợ đọng đầu tư gây khó khăn cho chủ đầu tư
- Quyết toán vốn đầu tư năm
Trang 33Sở Tài chính tổ chức thẩm tra, thông báo kết quả thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cho các chủ đầu tư Trong thời gian 15 ngày làm việc kể
từ ngày Sở Tài chính thông báo kết quả thẩm tra, nếu chủ đầu tư không thực hiện giải trình những vấn đề phát sinh thì coi như đã thống nhất
1.2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn ngân sách nhà nước
Trang 351.2.4.1 Các yếu tố chủ quan
Tổ chức bộ máy về quản lý vốn đầu tư XDCB
Trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB tại cấp tỉnh, có sự tham gia của các
cơ quan quản lý như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở mọi cấp, cùng với các bộ ngành như Kế hoạch, Tài chính, Kho bạc, Giao thông, Xây dựng, Thủy lợi, Công nghiệp, Tài nguyên Môi trường và các tổ chức được giao nhiệm vụ
Vì vậy, việc tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB tại cấp tỉnh cần được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, nhằm đảm bảo rằng quản lý và sử dụng vốn đầu tư công tuân theo đúng các quy định đối với mỗi nguồn vốn Điều này nhằm đảm bảo rằng quá trình đầu tư sẽ được thực hiện một cách tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, đồng thời ngăn chặn mọi rủi ro về thất thoát và lãng phí Quan trọng nhất, cần đảm bảo tính công khai và minh bạch trong mọi hoạt động liên quan đến đầu tư công Tránh tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho khâu tổ chức thực hiện, hoặc quá lỏng lẻo dẫn đến không kiểm soát được việc thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB
Cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng từ Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế và tài chính tổng thể Đây là một tập hợp các quy định về nguyên tắc, quy phạm, quy chuẩn, giải pháp và phương tiện nhằm thiết lập các biện pháp kiểm soát cho các tổ chức và bộ máy liên quan tại cấp tỉnh trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB Chúng được thiết kế như một công cụ quản lý, nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra Đối với cơ chế này, sự đúng đắn, thích ứng với thực tế, ổn định và quản lý tốt là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu Ngược lại, nếu không
Trang 36tuân thủ và triển khai đúng các nguyên tắc này, có thể gây rủi ro và hạn chế, dẫn đến tổn thất nguồn lực và khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu và kế hoạch phát triển của tỉnh Do đó, việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản
lý và sử dụng vốn đầu tư công, cũng như nguyên tắc sau là cực kỳ quan trọng:
Tỉnh phải xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, quản
lý vốn đầu tư XDCB đúng đắn, được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản
đã được pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương Đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm của tỉnh, cũng như quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển của các huyện, thị xã và các ngành trong tỉnh
Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến công tác Xây dựng cơ bản, một lĩnh vực đầu tư rộng, phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và lĩnh vực khác nhau Trong mọi bối cảnh kinh tế-xã hội, con người vẫn là trung tâm của mọi sự phát triển, đặc biệt là trong thời đại ngày nay với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá Chăm sóc toàn diện cho con người là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phồn vinh và thịnh vượng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cách mạng con người là ba khía cạnh không thể tách rời trong quá trình hội nhập Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đồng thời tuân theo chủ trương chính sách của Đảng Hiệu quả cao nhất sẽ được đạt được thông qua việc thực hiện một cách xuất sắc quá trình đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 37Quyết định đầu tư đôi khi được thực hiện một cách vội vã và thiếu chính xác, kết quả là chất lượng công tác quy hoạch thấp Quy hoạch chưa đạt đến mức độ tối ưu và chưa thực sự điều chỉnh trước một bước để xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tư Do đó, không ít dự án xây dựng thiếu quy hoạch tổng thể, dẫn đến việc các công trình phải di chuyển địa điểm, gây tổn thất và lãng phí, làm giảm hiệu quả đầu tư
Hiện tượng phổ biến khác là nhiều cấp có thẩm quyền khi đưa ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư, chẳng hạn như xây dựng tính toán về tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán chi tiết, đều thiếu chính xác Khi thực hiện, phải thực hiện điều chỉnh và bổ sung nhiều lần, gây ra sự phức tạp và không hiệu quả trong quản lý dự án
Phân bố kế hoạch thực hiện công trình hàng năm quá rải rác, làm chệch hướng mục tiêu chiến lược: Kế hoạch phân bố quá rải rác, với số lượng dự án và công trình hàng năm đầu tư quá lớn, dẫn đến tình trạng đầu tư được phân tán, tạo
ra nợ đọng kéo dài Kết quả là thời gian thi công kéo dài, đồng thời đạt hiệu quả thấp Những công trình có khối lượng thực hiện lớn thường được bố trí kế hoạch vốn đầu tư thấp, làm chậm quá trình thực hiện và đưa vào vận hành sử dụng
Tuân thủ pháp luật và áp dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động của các
cơ quan quản lý
Trang 38+ Việc thanh toán sai khối lượng, sai đơn giá, định mức, việc cố tình vi phạm các quy định về thanh toán vốn đâu đó vẫn xảy ra, làm thất thoát, tham nhũng trong quản lý vốn đầu tư XDCB, đòi hỏi những cán bộ làm công quản
lý phải luôn được rèn luyện bản lĩnh, không vụ lợi, thực thi công vụ theo đúng các quy định , hướng dẫn của nhà nước, có như vậy vốn đầu tư XDCB mới được quản lý chặt chẽ, hiệu quả
- Áp dụng khoa học kỹ thuật triển khai các phần mềm tin học trong việc thực hiện thực hiện quy trình quản lý vốn đầu tư của các cơ quan quản lý trong tỉnh là cần thiết, Hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư từ khâu lập kế hoạch đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư, đánh giá rút kinh nghiệm trong quản lý đầu tư được chính xác minh bạch, hiệu quả
Vì vậy các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quy trình quản lý vốn đầu tư không được có các hành vi sau đây:
Trang 39Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố về môi trường, địa hình thi công công trình, thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư, đến chi phí xây dựng công trình Do ảnh hưởng của địa hình, của thời tiết, khí hậu hiện trường thi công công trình (địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông cách trở, xa nơi cung cấp nguyên vật liệu, mưa lũ kéo dài ), dẫn đến suất đầu tư cao, hiệu quả đầu tư thấp, nhiều dự án, công trình không đảm bảo thi công theo đúng tiến
Trang 40độ; Thời gian thi công bị kéo dài, phát sinh khối lượng, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, tổng dự toán làm ảnh hưởng đến quá trình nghiệm thu, thanh toán
và quyết toán dự án hoàn thành
- Điều kiện kinh tế:
Kinh tế là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến quy mô đầu tư xây dựng cơ bản của mỗi tỉnh Đối với mỗi tỉnh mọi hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đều mang là hoạt động đầu tư mang tính chất là không vì mục tiêu lợi nhuận mà được sử dụng vì mục đích chung cho các công trình phúc lợi công cộng của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế Tuy nhiên tùy theo điều kiện kinh tế của từng địa phương mà có sự lựa chọn định hướng đầu tư và quy mô đầu tư cho thích hợp để tránh hiện tượng đầu tư dàn trải dẫn đến thất thoát lãng phí vốn đầu tư
- Điều kiện chính trị - xã hội:
Việc đầu tư xây dựng cơ bản cần đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, dựa trên các điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khả năng cụ thể của địa phương và từng ngành, lĩnh vực Trong giai đoạn hiện tại, chiến lược này cũng cần điều chỉnh để đồng bộ với điều kiện chính trị - xã hội thực tế của tỉnh
và phải đồng bộ hóa với xu thế phát triển cả nước và thế giới
Vì vậy tùy theo điều kiện chính trị - xã hội cụ thể của từng địa phương để xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản, để tránh tình trạng lãng phí vốn ngân sách nhà nước Các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố nếu phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và có hiệu quả cao trong việc mang lại lợi ích lâu dài cho đông đảo người dân thì sẽ
có tác động tích cực đến đời sống chính trị xã hội của địa phương Ngược lại những dự án đầu tư xây dựng không phù hợp quy hoạch, không phát huy hiệu quả sử dụng gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư sẽ gây tác động tiêu cực trong nhân dân, làm mất lòng tin trong nhân dân khi triển khai các dự án khác, tạo tiền đề cho việc khiếu kiện gây mất ổn định chính trị - xã hội
Môi trường kinh tế vĩ mô