1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Tác Động Chính Sách Trong Xây Dựng Pháp Luật Chuyển Đổi Giới Tính (Xác Định Vấn Đề Bấtcập, Mục Tiêu Cần Đạt Được Và Phương Án Giải Quyếtvấn Đề.pdf

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Đổi Giới Tính (Xác Định Vấn Đề Bất Cập, Mục Tiêu Cần Đạt Được Và Phương Án Giải Quyết Vấn Đề)
Tác giả Phạm Hoàng Hà, Hoàng Đình Huy, Trần Thị Thanh Huyền, Phan Văn Khánh, Nguyễn Thị Sao Mai, Vũ Hồng Ngọc, Hoàng Thị Phương Thanh, Nguyễn Thị Phương Trang, Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Ngọc Trâm
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Đánh Giá Tác Động Chính Sách Trong Xây Dựng Pháp Luật
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 259,48 KB

Nội dung

được phép thực hiện chuyển đổi giới tính, quy trình chuyển đổi giới tính như thế nào, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch… Theo một khảo sát về dịch

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

 BÀI TẬP NHÓM

Môn: Đánh giá tác động chính sách trong xây

dựng pháp luật

Đề bài: Chuyển đổi giới tính (Xác định vấn đề bất cập, mục tiêu cần đạt được và phương án giải quyết

vấn đề)

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM

VIỆC NHÓM

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực

hiện bài tập nhóm 03 với kết quả như sau:

S

T

T

MÃ SV HỌ VÀ TÊN

ĐÁN H GIÁ CỦA SV

SV KÝ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV

ĐIỂM (Ký tên) GV

10 460446 Trần Ngọc Trâm

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Nhóm trưởng

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

I Xác định vấn đề 4

1 Thực trạng vấn đề 4

2 Hậu quả 5

3 Nguyên nhân 7

II Mục tiêu xây dựng chính sách 9

1 Mục tiêu tổng thể 9

2 Mục tiêu cụ thể 9

III Phương án - chính sách giải quyết 9

1 Giữ nguyên hiện trạng 9

2 Nhà nước can thiệp gián tiếp 10

3 Nhà nước can thiệp trực tiếp 11

4 KẾT LUẬN 13

5 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

6 PHỤ LỤC 13

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Chính sách là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước Thông qua việc ban hành và thực thi chính sách, những mục tiêu của Nhà nước được thực hiện hóa

Để có thể đi vào cuộc sống, chính sách được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật Cho đến ngày nay, các vấn đề liên quan đến đánh giá tác động chính sách nói chung và đánh giá tác động chính sách đối với dự án Luật chuyển đổi giới tính nói riêng vẫn là đề tài còn mới mẻ không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài Đối với

Việt Nam, tại Điều 37 BLDS* năm 2015 quy định “Việc chuyển đổi giới tính được

thực hiện theo quy định của luật” Như vậy, kể từ ngày bộ luật có hiệu lực thi hành,

Việt Nam đã cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính nhưng quy trình chuyển đổi giới như thế nào, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch ra sao, thì chưa được quy định cụ thể Do vậy, việc công nhận đối với người chuyển đổi giới tính hiện nay mới chỉ là trên giấy mà chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn Theo đó, để có thể hiểu sâu hơn về xây dựng Luật chuyển đổi giới tính, nhóm 03 đã chọn chủ đề về “Chuyển đổi giới tính” nhằm xác định vấn đề bất cập, mục tiêu cần đạt được và đưa ra phương án chính sách để giải quyết vấn đề này

B NỘI DUNG

I Xác định vấn đề

Nhu cầu chuyển đổi giới tính ngày càng gia tăng nhưng còn gặp nhiều trở ngại

1 Thực trạng vấn đề

Nếu sử dụng con số trung bình thấp là 0.3%, Việt Nam ước đoán có gần 295.457 người chuyển giới, lấy con số trung bình là 0.5% thì Việt Nam có khoảng 4.920.000 người chuyển giới Tại Việt Nam do mới cho phép chuyển đổi giới tính nhưng chưa

có văn bản luật chuyên ngành quy định cụ thể nên chưa có số liệu thống kê chính xác Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự sửa đổi, thừa nhận pháp luật Việt Nam cần ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính “nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội”, đồng thời quy định tại Điều 37 Nhưng đó chỉ là về mặt nguyên tắc mà chưa được triển khai trong thực tiễn bởi thiếu những quy định cụ thể cho việc

cá nhân nào được thực hiện chuyển đổi giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào

Trang 5

được phép thực hiện chuyển đổi giới tính, quy trình chuyển đổi giới tính như thế nào, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch…

Theo một khảo sát về dịch vụ dành cho người chuyển giới của Trung tâm SCDI năm 20171 Người chuyển giới tại Việt Nam không được tư vấn, đánh giá, chuẩn bị

về mặt tâm lý trước khi quyết định chuyển đổi giới tính Những người có mong muốn chuyển đổi giới tính tại Việt Nam vẫn phải đi nước ngoài để thực hiện các can thiệp phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phẫu thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phép tại Việt Nam Chi phí của việc chuyển đổi giới tính là rất lớn, NCG chủ yếu tự chi trả mà không có sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế

Người chuyển giới thường bị định kiến và phân biệt đối xử từ gia đình và xã hội

Sự kỳ thị thường thể hiện trong cả cách gọi và hành vi Nhóm chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) thường bị gọi một cách kỳ thị là pê-đê, ái nam ái nữ, bóng, trong khi nhóm từ nữ sang nam (FTM) thường bị gọi là ô môi Những từ này hàm chứa ý nghĩa miệt thị, khiến người chuyển đổi giới tính luôn cảm thấy bị xúc phạm và xấu hổ Sự

kỳ thị đôi khi không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành vi, ánh nhìn soi mói

Có thể thấy sự kỳ thị đối với người chuyển đổi giới tính ở nhiều cấp độ: ngay trong gia đình, hàng xóm láng giềng, trường học, và ngoài xã hội nói chung, cũng như trong cộng đồng LGBT*

2 Hậu quả

2.1 Hậu quả đối với người chuyển giới:

Người chuyển đổi giới tính không được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn Đa số họ bị phân biệt, kỳ thị nên khó khăn trong học tập, lao động, việc làm Một số người do khao khát có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện nên đã

bị mắc bệnh “Phiền muộn giới”, thậm chí có những người quá bức bối, đau khổ đã tự

tử để tìm sự giải thoát Theo ước tính có khoảng nửa triệu người chưa được bảo vệ các quyền nhân thân một cách trọn vẹn, thậm chí còn bị xâm hại, ngược đãi

1 Báo cáo quốc gia: Nghiên cứu quần thể đích Việt Nam, tháng 8 năm 2019 - Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI),

Trang 6

Người chuyển giới đang sử dụng các loại thuốc hooc-môn trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên internet hoặc từ nhiều nguồn khác nhau với giá cả

và chất lượng không thể kiểm chứng Mặc dù chưa có số liệu đầy đủ nhưng trong các tham vấn với cộng đồng đều ghi nhận các trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe khi tự

sử dụng nội tiết tố như: áp xe, sốc thuốc thậm chí là tử vong

Hiện tại, người chuyển giới Việt Nam vẫn phải đi nước ngoài để thực hiện chuyển đổi giới tính trong khi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước có thể thực hiện với chi phí rẻ hơn từ 8-10 lần

Những người chuyển giới đã phẫu thuật “chui” hoặc đi nước ngoài thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính về Việt Nam đang gặp khó khăn do không trùng khớp giữa các giấy tờ nhân thân và giới tính hiện có Sau khi phẫu thuật, người chuyển giới gặp rắc rối liên quan đến giấy tờ tùy thân, do ngoại hình thật không khớp với thông tin và hình ảnh trên giấy tờ

Bên cạnh đó, thì người chuyển giới còn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục Nhóm từ nữ sang nam ít có vấn đề về sức khỏe tình dục hơn, vì họ không có nhiều quan hệ tình dục với các đối tượng khác nhau Tuy nhiên, với nhóm chuyển giới từ nam sang nữ, những rủi ro của các bệnh lây truyền tình dục là rất cao Trong khi đó, họ lại không dám đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh nên rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

2.2 Hậu quả đối với gia đình

Gia đình có người thân là người chuyển giới phải đối mặt với sự kỳ thị từ hàng xóm, láng giềng xung quanh

Nhiều gia đình chịu sự phân ly khi không chấp nhận được con cái của mình là người chuyển giới, họ viết giấy từ mặt con hoặc không chịu được áp lực dư luận nên phải chuyển đến nơi khác để sinh sống gây ra rạn nứt tình cảm gia đình

Gia đình có con là người chuyển giới bị “phiền muộn giới” sống trong lo ngại con cái sẽ làm ra các hành động cực đoan như tự tổn thương cơ thể, tự tử,

2.3 Hậu quả đối với xã hội

Việc thiếu luật chuyển đổi giới tính sẽ làm giảm khả năng của người chuyển giới tham gia vào các hoạt động kinh tế gây cản trở cho sự phát triển kinh tế Họ bị kì thị

Trang 7

tại nơi làm việc hoặc bị từ chối bởi các nhà tuyển dụng Điều này có thể dẫn đến sự giảm sút trong năng suất lao động và cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước

Thiếu luật chuyển đổi giới tính sẽ dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội, khi người chuyển giới không được công nhận về giới tính mới của mình và không được bảo vệ bởi pháp luật Điều này sẽ gia tăng tình trạng phân biệt đối xử và kỳ thị trong xã hội Thiếu luật chuyển đổi giới tính sẽ dẫn đến việc gia tăng tình trạng tội phạm Người chuyển giới tiếp tục mua hoocmon trôi nổi ngoài thị trường Điều này có thể dẫn đến việc hình thành các đường dây buôn lậu hoocmon, thậm chí xuất hiện những đường dây môi giới phẫu thuật chuyển đổi giới tính giá rẻ, không đảm bảo an toàn

2.4 Hậu quả đối với nhà nước

Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền con người và sự bình đẳng của tất cả công dân, bao gồm cả người chuyển đổi giới tính Việc thiếu khung pháp lý để thực hiện quyền được công nhận bản dạng giới của người chuyển đổi giới tính đã gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý nhà nước và thực thi pháp luật

Thiếu luật chuyển đổi giới tính sẽ làm giảm hiệu quả của các chính sách xã hội đối với nhóm người chuyển giới như chính sách bảo vệ sức khỏe, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, chứng nhận hôn nhân, thay đổi thông tin trên giấy tờ tùy thân,

Ngoài ra, việc không tạo điều kiện cho người chuyển đổi giới tính phát triển tiềm năng và đóng góp cho xã hội cũng là một lãng phí nguồn nhân lực và tiềm năng của quốc gia

3 Nguyên nhân

3.1 Người chuyển giới

Sự thiếu hiểu biết về bản thân, bản dạng giới và quá trình chuyển giới Nhiều người chuyển giới không có đủ kiến thức và tư vấn để nhận diện và thể hiện bản dạng giới của mình một cách tự tin và an toàn Họ cũng không được hướng dẫn tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng và phù hợp với nhu cầu của họ, bao gồm cả việc sử dụng nội tiết tố hoặc phẫu thuật chuyển giới

Người chuyển giới thiếu sự đại diện và tiếng nói Người chuyển giới không được biết đến, công nhận hoặc tôn trọng trong xã hội Họ không có cơ hội để thể hiện bản

Trang 8

thân, ý kiến hoặc lợi ích của mình trước công chúng, truyền thông hoặc các cơ quan

có thẩm quyền Người chuyển giới cũng không có các tổ chức, mạng lưới hoặc liên minh để đại diện, bảo vệ hoặc ủng hộ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ

3.2 Gia đình người chuyển giới

Một số gia đình có thể có tư tưởng cố chấp hoặc bảo thủ trong việc nhìn nhận và đối xử với người chuyển giới trong gia đình Họ không muốn thay đổi quan điểm, thái độ hoặc hành vi của mình để tôn trọng và hỗ trợ người chuyển giới Tâm lý sợ mất mặt, danh dự hoặc uy tín trước xã hội nếu công khai gia đình có người chuyển giới.’’

Một số gia đình không có điều kiện về mặt kinh tế để có thể hỗ trợ người chuyển đổi giới tính trong gia đình thực hiện việc tiếp cận những nhu cầu cần thiết Họ không

có khả năng chi trả cho các chi phí liên quan đến quá trình chuyển giới, như nội tiết

tố, phẫu thuật, tư vấn tâm lý

3.3 Xã hội

Trong xã hội Việt Nam, vẫn còn tồn tại một tư tưởng cổ truyền về giới tính và vai trò địa vị của nam giới và nữ giới Điều này khiến cho người chuyển giới bị coi là đảo lộn trật tự xã hội và bị xem là không đúng đắn

Ngoài ra còn do sự thiếu giáo dục và nhận thức về người chuyển giới Nhiều người trong xã hội không có đủ kiến thức, thông tin hoặc tư duy phản biện về vấn đề chuyển giới Họ không được giáo dục về sự đa dạng giới tính, bản dạng giới và quá trình chuyển giới Họ cũng không được nhận thức về quyền con người, sự bình đẳng

và tôn trọng của người chuyển giới

3.4 Nhà nước

Xuất phát từ cơ sở pháp lý còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu những quy định hướng dẫn thi hành dẫn đến nhận thức, quan điểm quản lý nhà nước về xác nhận lại giới tính, người chuyển giới còn chưa cởi mở nên việc xác nhận lại giới tính, người chuyển giới

Tại Việt Nam, nghiên cứu về người chuyển giới mới chỉ là “đang bắt đầu” và bắt đầu một cách nhỏ lẻ Chưa có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về bản

Trang 9

dạng giới và người chuyển giới; chưa có bộ tiêu chí để thống kê số liệu chính xác về người chuyển giới

Một số cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ trong Nhà nước có thể có sự thiếu minh bạch, trách nhiệm hoặc hiệu quả trong việc lập và thực thi các chính sách, luật lệ liên quan đến người chuyển giới

II Mục tiêu xây dựng chính sách

1 Mục tiêu tổng thể

Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn Trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng về giới và quyền con người, việc công nhận quyền chuyển đổi giới tính sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ, minh bạch để hỗ trợ người chuyển đổi giới tính có được cuộc sống như những công dân khác như được chăm sóc y tế, phẫu thuật chuyển đổi giới tính, thay đổi hộ tịch, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử, bạo lực

Phấn đấu từ năm 2024-2029 đạt được 90% việc hoàn thiện khung pháp lý nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chuyển giới

2 Mục tiêu cụ thể

a)Từ năm 2024-2026: Hoàn thiện Luật chuyển đổi giới tính và các quy định pháp luật khác để tạo điều kiện được sống đúng với giới tính và bảo vệ quyền lợi cho người chuyển giới

b)Từ năm 2026-2028: Đạt được 50% số lượng người có mong muốn chuyển đổi giới tính nhận thức được đầy đủ, toàn diện về giới tính thật của mình và hậu quả

có thể xảy ra, từ đó thực hiện quyền chuyển đổi giới tính một cách tự nguyện

c)Từ năm 2028-2029: Đạt được 50% điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát huy và tận dụng được nguồn lực sẵn có để cung cấp dịch vụ y tế để chuyển đổi giới tính

Trang 10

III Phương án - chính sách giải quyết

1 Giữ nguyên hiện trạng

Nhà nước không can thiệp thêm mà để bản thân NCG và các đối tượng khác trong

xã hội tự giải quyết với nhau thông qua các quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

2 Nhà nước can thiệp gián tiếp

2.1 Bản thân người CĐGT

Người chuyển đổi giới tính là chủ thể chính, chịu tác động trực tiếp khi pháp luật

về chuyển đổi giới tính hoàn thiện Do đó, Nhà nước cần xây dựng những chương trình giáo dục về những thắc mắc, vấn đề thường gặp, và cung cấp những thông tin

cơ bản cho người chuyển giới, như cách người chuyển giới biểu đạt bản thân, cách sử dụng ngôn ngữ đúng đắn, và giới thiệu những tài liệu hữu ích về cộng đồng LGBTQ+*

2.2 Gia đình

Nhà nước cần tổ chức các buổi tuyên truyền, hội thảo về vấn đề chuyển đổi giới tính để phụ huynh có sự hiểu biết, mở rộng quan điểm và có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này

Chi phí để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính là rất cao đối với những gia đình có điều kiện kinh tế còn hạn hẹp Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ một phần giúp gia đình những người chuyển giới như chi phí tư vấn tâm lý, chi phí thuốc hoocmon, phẫu thuật,

2.3 Xã hội

Xã hội là môi trường sống xung quanh, có nhiều tác động tới người chuyển đổi giới tính Ở nước ta, tư tưởng kì thị về người chuyển giới vẫn đang còn tồn tại Nhà nước cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền: các hoạt động như cuộc họp bàn, tọa đàm, phát biểu, và các buổi nói chuyện công khai có thể giúp truyền tải thông tin rõ ràng về người chuyển giới đến đại chúng

Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Tiktok… để giới thiệu các người chuyển giới với cộng đồng, chia sẻ tin tức, những câu chuyện

Trang 11

tích cực, và những hướng dẫn đúng đắn để giúp người chuyển giới cảm thấy thuận tiện trong cuộc sống hằng ngày

2.4 Nhà nước

Để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ lên kế hoạch chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về giới, nêu rõ những ảnh hưởng tiêu cực về phân biệt đối xử với người chuyển chuyển đổi giới; giáo dục về sự đa dạng giới tính, bản dạng giới và quá trình chuyển giới

Nhà nước cần chủ động hợp tác, phối hợp với công ty, các tổ chức đoàn thể để tìm hiểu về đặc thù của cộng đồng LGBTQ+, nắm rõ các vấn đề của họ, cung cấp các chương trình tạo việc làm, hỗ trợ người chuyển giới trong công tác tuyển dụng có thể giúp người chuyển giới cảm thấy tự tin hơn khi bước vào cuộc sống mới

Nhà nước có thể xây dựng các trung tâm dịch vụ y tế và tâm lý hỗ trợ cho người chuyển giới Tại đây, các chuyên gia y tế và tâm lý sẽ giúp đỡ những người này trong quá trình điều trị chuyển giới và hỗ trợ tinh thần để giảm sự khó khăn khi chuyển đổi giới tính Các trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cần đảm bảo về: đội ngũ chuyên gia tâm lý chuyên sâu có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao; các khóa học và các chương trình đào tạo đầy đủ; đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin của người chuyển giới; đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức;

3 Nhà nước can thiệp trực tiếp

Chính sách 01: Xây dựng Luật chuyển đổi giới tính

Kiến nghị xây dựng Luật chuyển đổi giới tính, tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm thừa nhận và tạo điều kiện cho người chuyển giới thực hiện quyền chuyển đổi giới tính

Khi xây dựng luật cần phải định nghĩa chính xác về chuyển giới và can thiệp y tế cho người chuyển giới để đảm bảo tính rõ ràng và nhất quán trong quá trình áp dụng luật Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để được thực hiện chuyển giới và can thiệp y

tế, bao gồm những điều kiện chung và điều kiện riêng cho từng phương pháp can thiệp

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w