1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính Độc Quyền Tự Nhiên Trong Thực Trạng Thị Trường Kinh Doanh Nước Sạch Tại Việt Nam.pdf

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Độc Quyền Tự Nhiên Trong Thực Trạng Thị Trường Kinh Doanh Nước Sạch Tại Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 326,23 KB

Nội dung

Trong bài tiểu luận này, việc nghiên cứu về thị trường kinh doanh nước sạch tại Việt Nam và đề ra giải pháp để thúc đẩy thị trường này dưới góc độ cấu trúc thị trường độc quyền thuần tuý

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Cơ sở lý thuyết 2

1.1 Khái quát về cung cầu 2

1.1.1 Cầu hàng hóa (Demand – D) 2

1.1.2 Cung hàng hóa (Supply – S) 2

1.1.3 Giá cả 2

1.2 Khái quát về thị trường độc quyền thuần túy 2

1.2.1 Thị trường 2

1.2.2 Khái niệm thị trường độc quyền 2

1.2.3 Độc quyền tự nhiên 2

1.2.4 Đặc trưng thị trường độc quyền 3

1.2.5 Nguyên nhân gây ra độc quyền 4

2 Cơ sở thực tiễn 4

2.1 Ảnh hưởng cung – cầu đến thực trạng thị trường kinh doanh nước sạch tại Việt Nam 4

2.2 Tính độc quyền tự nhiên trong thực trạng thị trường kinh doanh nước sạch tại Việt Nam 7

3 Giải pháp thúc đẩy thị trường kinh doanh nước sạch 10

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 2

MỞ ĐẦU

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt, khi đứng trước thời kì mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tính chất về cạnh tranh và độc quyền đang rất được quan tâm Nhiều lĩnh vực kinh tế của nước ta đang có xu hướng trở thành thị trường mang tính chất cạnh tranh hoàn hảo, trên đà hội nhập quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số lĩnh vực kinh tế mang tính chất độc quyền Độc quyền trong kinh doanh dù được hình thành bằng con đường nào thì cũng đều gây hậu quả cho nền kinh tế Độc quyền trong kinh doanh gây nên sự độc quyền về giá cả, lũng đoạn gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng

Tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều thị trường độc quyền thuần tuý, một trong số đó phải kể đến thị trường kinh doanh nước sạch Nước sạch là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nên phải được giám sát nghiêm ngặt, liên tục để bảo đảm cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn Lâu nay, ngành nước sạch cũng giống như ngành điện, luôn giữ thế độc quyền sản xuất, phân phối, bán

lẻ Do vậy, chất lượng nguồn nước sạch ở một số nơi, một vài lúc không đảm bảo vệ sinh an toàn theo quy chuẩn đã được Nhà nước ban hành1

Trong bài tiểu luận này, việc nghiên cứu về thị trường kinh doanh nước sạch tại Việt Nam và đề ra giải pháp để thúc đẩy thị trường này dưới góc độ cấu trúc thị trường độc quyền thuần tuý của kinh tế học vi mô sẽ được nhóm chúng

em trình bày chi tiết trong phần nội dung dưới đây Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài tiểu luận này sẽ được hoàn chỉnh hơn nữa

1 Tinh Anh, Phá thế độc quyền nước sạch, https://daidoanket.vn/pha-the-doc-quyen-nuoc-sach-10167706.html , truy cập ngày 11/12/2023

Trang 3

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái quát về cung cầu

1.1.1 Cầu hàng hóa (Demand – D)

Là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định

1.1.2 Cung hàng hóa (Supply – S)

Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định

1.1.3 Giá cả

Đối với người mua: Giá cả là tổng số tiền phải chi ra để có được quyền sở hữu và quyền sử dụng một lượng hàng hóa nhất định

Đối với người bán: Giá cả là tổng số tiền thu được khi tiêu thụ một lượng hàng hóa nhất định

Giá cả là yếu tố trực tiếp, ảnh hưởng không chỉ đến người mua và người bán mà còn ảnh hưởng đến cung – cầu

1.2 Khái quát về thị trường độc quyền thuần túy

1.2.1 Thị trường

Thị trường là nơi người bán và người mua gặp nhau để trao đổi hàng hóa

và dịch vụ Nền kinh tế có hai thị trường cơ bản là thị trường hàng hóa, sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất

1.2.2 Khái niệm thị trường độc quyền

Thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người bán (mua) duy nhất, bán (mua) một loại sản phẩm duy nhất không có sản phẩm thay thế gần gũi Thị trường độc quyền bán là thị trường chỉ có duy nhất một người bán, còn thị trường độc quyền mua là thị trường chỉ có duy nhất một người mua

1.2.3 Độc quyền tự nhiên

Độc quyền có 2 loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên

Trang 4

Trong đó, độc quyền tự nhiên xuất hiện khi người cung cấp lớn nhất trong một ngành, hoặc người cung cấp đầu tiên trong một khu vực, có lợi thế vượt trội về chi phí so với những đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt hoặc có

dự định tham gia thị trường Xu hướng này thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp đầu tiên đã chiếm được gần hết thị phần,

vì vậy chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm của họ nhỏ Trong khi đó, những người cung cấp khác có thị phần nhỏ, vì thế chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm lớn hơn nhiều

Trong các ngành độc quyền tự nhiên, sản lượng càng lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng nhỏ nhưng giá càng thấp do đó lợi nhuận biên sẽ có

xu hướng tiến về 0 tương tự với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Tuy nhiên doanh nghiệp độc quyền thường giới hạn sản lượng, giữ ở một mức giá cao để đạt được lợi nhuận tối đa khiến người tiêu dùng bị thiệt hại và khiến nền kinh

tế không đạt hiệu quả tối ưu (khi lợi nhuận biên bằng 0) Chính vì vậy nhà nước phải kiểm soát các ngành độc quyền tự nhiên để tránh điều này và bảo vệ người tiêu dùng, khiến nền kinh tế đạt hiệu quả tối ưu

1.2.4 Đặc trưng thị trường độc quyền

- Chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua Do đó, người bán

có thể ảnh hưởng đến giá bán bằng cách điều chỉnh sản lượng cung ứng

- Không có hàng hóa/sản phẩm thay thế cùng loại, do đó, người mua không

có sự lựa chọn nào khác ngoài mua hàng của công ty độc quyền

- Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thị trường thuộc về người bán Doanh nghiệp độc quyền là người “ấn định giá” cho sản phẩm

- Có nhiều hàng rào gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành như chính sách của chính phủ, quyền sở hữu tài nguyên, chi phí lớn,

Trang 5

1.2.5 Nguyên nhân gây ra độc quyền

- Do quá trình sản xuất đạt được tính kinh tế theo quy mô Trên thực tế, phải

là người sản xuất quy mô lớn mới có thể gia nhập ngành, đó được gọi là độc quyền tự nhiên

- Doanh nghiệp có thể dành được địa vị độc quyền nhờ chế độ bảo vệ bản quyền Có thể là độc quyền về nhãn hàng hóa, kiểu dáng hay kĩ thuật sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định

- Do sự kiểm soát các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Doanh nghiệp

có thể có được vị trí độc quyền khi kiểm soát được toàn bộ hoặc hầu hết yếu tố đầu vào cơ bản để xuất ra một loại sản phẩm nhất định

- Do quy định, chính sách của Chính phủ cho phép một doanh nghiệp nào đó

là người duy nhất được bán hoặc cung cấp một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định trên thị trưởng Độc quyền trong trường hợp này gọi là độc quyền nhà nước

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Ảnh hưởng cung – cầu đến thực trạng thị trường kinh doanh nước

sạch tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị trường nước sạch tại Việt Nam, từ việc cung cấp nước của các nhà máy, doanh nghiệp trên toàn quốc cho đến việc nhu cầu sử dụng nước của người dân

Đầu tiên hãy nói đến ảnh hưởng của cung cấp nước trên toàn quốc:

• Hạn chế cung cấp: Sự thiếu hụt nước phần lớn xuất phát từ hạn chế về năng lực cung cấp Các nhà máy xử lý nước và hệ thống cung cấp nước công cộng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân

• Tăng cường đô thị hóa và nhu cầu sử dụng: Sự đô thị hóa và tăng trưởng dân số đang gây áp lực lớn lên nhu cầu sử dụng nước sạch Ngoài nhu

Trang 6

cầu sinh hoạt hàng ngày, nước cũng cần cho các mục đích công nghiệp

và thương mại

Tiếp theo là ảnh hưởng của nhu cầu sử dụng nước trên toàn quốc:

• Tăng Cường Áp Lực Cầu: Nhu cầu sử dụng nước tăng mạnh do sự phát triển đô thị và công nghiệp Điều này đẩy mạnh nhu cầu cung cấp nước sạch, đặc biệt là trong các khu vực dân cư đông đúc

• Áp Lực về Chất Lượng và An Toàn: Người dân ngày càng quan tâm đến chất lượng nước sạch, đặc biệt là khi cung cấp nước không đảm bảo chất lượng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm

Để làm rõ thêm những ảnh hưởng này, chúng ta cần phân tích rõ hơn về thị trường nước sạch tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, theo số liệu thống kê tỷ lệ tiếp cận nước sạch giữa khu vực thành thị và nông thôn

Theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm

2019, tỷ lệ hộ tiếp cận nước máy (nguồn nước sạch) chỉ chiếm khoảng 52% Trong khi đó, có 22,8% hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan, và 11,4% hộ sử dụng giếng đào được bảo vệ Đặc biệt, xem xét tỷ lệ này giữa thành thị và nông thôn trên toàn quốc, có thể thấy sự chênh lệch rất lớn khi tỷ lệ hộ gia đình tại thành thị tiếp cận được nước máy đạt 84,2% trong khi tại nông thôn chỉ đạt 34,8%2

2 Tham khảo biểu đồ 2

Trang 7

Lấy ví dụ điển hình là tại Hà Nội, theo như số liệu thống kê được, khoảng 8,4 triệu người dân ở Hà Nội đang dùng 1,25 – 1,35 triệu m3 nước sạch một ngày đêm nhưng đối với các nhà máy cung cấp nước, để đáp ứng nhu cầu này

là quá khó khăn bởi vì mỗi ngày chỉ có 1,268 triệu m3 3 Như thế có thể thấy, tình trạng thiếu nước sạch đang diễn ra trong một số địa phương đặc biệt là Hà Nội Đi vào sâu hơn để có thể hiểu được tình trạng thiếu nước sạch này ở khu vực Hà Nội, tính đến tháng 11 năm 2023, số lượng người ở thành thị là 4,1 triệu người dân, trong khi con số đó ở nông thôn là 4,3 Nhu cầu sử dụng nước của người dân cũng là rất cao, với 100 – 150 lít/ngày/người là con số cần thiết để đáp ứng nhu cầu người dân ở thành thị và theo như báo cáo thì UBND Hà Nội

có thể cung cấp được 100% con số này, nhưng với người dân ở nông thôn thì khác, con số này chỉ là 85% cho 50 – 70 lít/ngày/người; rõ ràng rằng, những người dân ở nông thôn có cơ hội tiếp cận với nước sạch hoàn toàn là điều khó

có thể xảy ra ở thời điểm hiện này, đặc biệt là những quận như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phúc Thọ, … tỉ lệ người dân có cơ hội tiếp cận nước sạch chỉ dao động từ 10% - 50% Mặc dù Hà Nội đã xây dựng nhiều nhà máy cung cấp nước để đáp ứng nhu cầu, cụ thể là 16 nhà máy nước ngầm và 5 nhà máy nước mặt với tổng dung tích lần lượt là 735.000 lít/ngày và 795.000 lít/ngày nhưng con số đó vẫn

là chưa đủ đối với người dân thủ đô, những ngày cao điểm, họ vẫn phải chịu cảnh bị cắt nước, ví dụ như ngày 23/11 Công ty Nước sạch Hà Nội phải thông báo tạm ngừng cấp nước nhiều khu vực tại thủ đổ, làm đời sống của người dân

có phần bị ảnh hưởng Trong dự án quy hoạch cấp nước trong tương lai của UBND Hà Nội, đến năm 2025, dân số sẽ là 9 triệu người, và nhu cầu sẽ là 1,9 triệu m3 trong mỗi ngày đêm, và công suất quy hoạch nước theo đề ra là gần 2,4 triệu m3

3 Theo số liệu trang VNEXPRESS, Chênh lệch cung – cầu nước sạch ở Hà Nội, truy cập ngày 9/12/2023

Trang 8

2.2 Tính độc quyền tự nhiên trong thực trạng thị trường kinh doanh

nước sạch tại Việt Nam

Nước là nguồn tài nguyên quý giá, là loại hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Ở Việt Nam, thị trường nước sạch có thể được phân cơ cấu ngành thành hai nhóm chính: (1) Các nhà máy xử lí nước, (2) Các công ty độc quyền phân phối, bán

lẻ nước tới người tiêu dùng Cấp nước sạch được gọi là một lĩnh vực “độc quyền

tự nhiên” (natural monopoly) Lĩnh vực này có một hạ tầng phân phối đặc thù, rất tốn kém trong xây dựng Việc chỉ giao cho một công ty triển khai và vận hành hệ thống sẽ tối ưu chi phí xã hội nhất Các công ty cấp nước trở thành độc quyền trên một khu vực, nhưng là kiểu độc quyền hình thành do khách quan,

xã hội chấp nhận Ngay cả ở các quốc gia phát triển cũng vậy.4

Theo như cơ sở lí thuyết đã được nêu trên, một trong những nguyên nhân xuất hiện độc quyền bán trên thị trường là do quá trình sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô (độc quyền tự nhiên) Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó cách thức tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất Chẳng hạn, sẽ hết sức lãng phí nếu có hai hãng đường sắt cùng hoạt động trên cùng

4 Đức Hoàng, Độc quyền nước sạch, https://s.net.vn/6YT1 , truy cập ngày 21/11/2023

Trang 9

một tuyến, vì khi đó sẽ cần hai hệ thống đường ray Tương tự như thế, hai công

ty cấp nước với hai mạng lưới đường ống khác nhau cùng phục vụ cho một địa bàn dân cư là một sự bố trí sản xuất phi lí Khi đó, chính phủ có thể quyết định chỉ để một hãng cung cấp cho toàn bộ thị trường.5 Lấy ví dụ, ngành cung cấp nước sạch, để cung cấp nước sạch cho các hộ dân trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn SAWACO phải xây dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thành phố Nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp tranh nhau trong việc cung cấp dịch vụ này thì mỗi hãng phải trả một khoản chi phí cố định để xây dựng mạng lưới ống dẫn Do đó, tổng chi phí bình quân của nước sẽ thấp nếu chỉ có một hãng duy nhất nào đó phục vụ cho toàn bộ thị trường Nguyên nhân chủ yếu thứ hai là do các quy định của Chính phủ trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân, tổ chức nào đó đặc quyền trong việc buôn bán một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định Ví dụ, Uỷ ban Nhân dân Tp Hồ Chí Minh trao độc quyền hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, kinh doanh nước sạch của thành phố cho tổng công ty cấp nước Sài Gòn Nguyên nhân thứ ba là rào cản gia nhập ngành rất lớn, tạo thế độc quyền nhóm Trong ngành cung cấp nước sạch, mảng xử lý nước có phần khá tương đồng với lĩnh vực nhà máy phát điện của ngành điện lực, khi mà chúng được mở cửa cho tư nhân đầu tư, và chỉ có một người mua duy nhất là công ty Chính phủ (B2G) với khung giá được thỏa thuận nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án Lợi thế cạnh tranh của nhà máy đến từ quy mô công suất (m3/ngày đêm), công nghệ tiên tiến và khả năng vận hành hiệu quả, và tất nhiên yếu tố không thể thiếu là vị thế tài chính, mối quan hệ với UBND tỉnh

5 Diệu Nhi, Độc quyền tự nhiên (Natural monopoly) là gì? Các chiến lược điều tiết, https://vietnambiz.vn/doc-quyen-tu-nhien-natural-monopoly-la-gi-cac-chien-luoc-dieu-tiet 20190823103511392.htm , truy cập ngày 21/11/2023

Trang 10

của công ty mẹ để đạt được thỏa thuận tốt nhất Có thể nói dù đã mở cửa,

song rào cản gia nhập ngành đầu tư nhà máy nước vẫn rất lớn.6

Sự độc quyền tự nhiên trong cung cấp nước sạch tạo ra ít nhất là 5 câu hỏi lớn: đầu tiên, cơ bản nhất là rủi ro về giá (thứ đầu tiên nghĩ đến khi bàn về

"độc quyền"); các rủi ro về mặt môi trường (họ có thể gây hại cho môi trường như mọi doanh nghiệp khác); rủi ro về mặt xã hội (nếu họ từ chối cung cấp nước sạch cho một số cộng đồng thì sao?); rủi ro về mặt chăm sóc khách hàng (đã độc quyền thì kiến nghị của khách hàng có ý nghĩa gì?); và rủi ro về an toàn của nước – thứ mà chúng ta đang trải qua Nhưng thách thức nói trên không dễ giải quyết bởi một lý do căn bản: nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho cung ứng dịch vụ nước sạch đang thiếu hụt; trong khi đó, dù là một thị trường tiềm năng, sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vẫn hạn chế do các khuôn khổ pháp lý lẫn thực thi pháp luật cho thị trường này còn quá sơ khai Lấy ví dụ tại thị trường Hà Nội, hiện nay có sáu doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nguồn nước sạch chính Tuy nhiên, cấu trúc thị trường thiếu rành mạch, không phân rõ được phân khúc nào dành cho doanh nghiệp tư nhân, phân khúc nào thuộc về Nhà nước; khung giá lẫn khối lượng mua đều không rõ ràng và không thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng Những hạn chế kể trên khiến thị trường chưa đủ độ minh bạch cần thiết; doanh nghiệp không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi khi tham gia thị trường Nhìn vào thị trường tại Hà Nội, mảng kinh doanh này hiện mới chỉ tập trung vào một số tập đoàn có tiềm lực tài chính lớn như Gelex Energy, Aqua One hay REE Corp Nhưng các doanh nghiệp, dù là có “máu mặt” đều gặp khó khăn Cụ thể, cả hai phương diện, tỷ lệ mua nước theo thực

tế của Hà Nội với doanh nghiệp lẫn mức giá thực tế so với cam kết đều thấp hơn khi ký hợp đồng với chính quyền địa phương Họ cũng đối mặt với rủi ro pháp lý khi cần xây dựng đường ống phân phối nước ra địa bàn mới, nơi không

có sẵn đường ống Điều này dẫn đến nghịch lý là công suất sản xuất của doanh

6 S.A.F E Team, Ấn phẩm kỳ 36: Ấn phẩm ngành cấp nước, Ấn phẩm đầu tư, Số 36/2020, tr 2 – 3

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN