1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng ppdhan ở tiểu học 8 2023 (bộ môn âm nhạc) 2tc

60 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Giảng PPDH Âm Nhạc Ở Tiểu Học
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 4,22 MB

Nội dung

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, lứa tuổi của sự hồn nhiên, sôi nổi, âm nhạc mangđến cho các em những trải nghiệm về thế giới âm thanh muôn màu, những cảm xúc,những niềm vui vô tận, được th

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh Tiểu học

1.1.1 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, dùng âm điệu, nhịp điệu để thể hiệnnhững (hình thái xúc cảm) tình cảm của con người đối với con người, và với thiênnhiên cuộc sống

Âm nhạc phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểucảm của âm thanh Cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạc như: giai điệu, âm sắc, cường

độ, nhịp độ, hoà âm, tiết tấu

Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để conngười sản xuất và sáng tạo Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời tới khi giã

từ cuộc sống Những khúc hát ru, những bài hát đồng giao trong trò chơi của con trẻ,nhũng điệu hò, những bài hát giao duyên, các điệu múa trong kho tàng âm nhạc dângian là cội nguồn của nghệ thuật âm nhạc

Không giống với các loại hình nghệ thuật khác, hình tượng âm thanh của âmnhạc không mang ý nghĩa cụ thể, rõ rệt như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương vàcũng không tái hiện thế giới khách quan bằng những bức tranh có đường nét bố cụcchặt chẽ, có mảng màu phong phú trong hội hoạ Đặc trưng diễn tả của âm nhạc mangtính ước lệ, trìu tượng, khái quát khá cao

Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thếgiới nội tâm của con người, những rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, đau khổ, daydứt, suy tư

Không cùng ngôn ngữ, nhưng âm nhạc có khả năng thống nhất con người trongcùng nỗi xúc động và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, lứa tuổi của sự hồn nhiên, sôi nổi, âm nhạc mangđến cho các em những trải nghiệm về thế giới âm thanh muôn màu, những cảm xúc,những niềm vui vô tận, được thể hiện âm nhạc qua những giờ học hát, đọc nhạc, pháttriển khả năng nghe nhạc và các hoạt động âm nhạc khác

Trang 2

1.1.2 Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ

Phát triển thẩm mỹ là một mặt quan trọng của quá trình phát triển toàn diệnnhân cách học sinh Giáo dục thẩm mỹ thông qua các loại hình nghệ thuật, đặc biệt lànghệ thuật âm nhạc rất hiệu quả, đó là hình thành và phát triển cho học sinh khả năngcảm thụ thẩm mỹ tích cực, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, xúc cảm, tình cảm thẩm

mỹ, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ ở bậc tiểu học, chúng ta cần cung cấp cho các em tri thứcthẩm mỹ, phát triển tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, xây dựngcác mối quan hệ thẩm mỹ đúng đắn của nhân cách với hiện thực, tạo điều kiện thuậnlợi cho các em biết quan sát lắng nghe, trải nghiệm giá trị bản thân Từ đó các em pháthuy được xúc cảm, tình cảm, định hình ở các em nét văn hóa âm nhạc trong cuộcsống

Thông qua những giai điệu, nhịp điệu âm nhạc hay, ca từ khúc triết trong âmnhạc, học sinh biết phân biệt được cái đẹp, cái không đẹp trong cuộc sống, và khôngchỉ biết thưởng thức cái đẹp mà còn biết sáng tạo về nghệ thuật, có khả năng đem cáiđẹp vào cuộc sống trên mọi phương diện Học sinh biết yêu cái đẹp sẽ chi phối nếpnghĩ, nếp sống, cách ứng xử của mình đối với những người xung quanh

1.1.3 Âm nhạc là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức

Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách củamột cá nhân đã được xã hội hóa Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lànhmạnh, trong sáng ở những hành động, góp phần giải quyết hợp lý có hiệu quả nhữngmâu thuẫn

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, biểu đạt tư tưởng, tình cảm con ngườibằng âm thanh Những giai điệu đẹp, những nội dung lời ca hay phù hợp với lứa tuổi,

dễ đi vào lòng người, dễ nhớ, dễ thuộc sẽ là phương tiện giáo dục đạo đức cho học

sinh rất hiệu quả Như đại văn hào M.Go-rơ-ki nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách

kỳ diệu đến tận đáy lòng Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý nhất ở con người”.

Lời ca kết hợp với âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình, gợi cho học sinhtình yêu quê hương đất nước Đặc biệt thông qua những bài hát dân ca Việt Nam với

Trang 3

những làn điệu mang đậm âm hưởng các vùng miền, giúp các em có lòng tự hào vềvăn hóa dân tộc.

Nội dung bài hát phong phú giúp học sinh ý thức được các cung bậc tình cảmnhư: Biết ơn Đảng, Bác Hồ, những người có công với Tổ quốc, yêu gia đình, kínhtrọng ông bà, cha mẹ, anh chị em Biết ơn thầy cô giáo, tình thân bè bạn Qua nhữnggiai điệu đẹp, học sinh phát hiện được những vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnhđáng yêu của các con vật, từ đó ý thức được phải giữ gìn môi trường sạch đẹp, bảo vệthiên nhiên…

Các hoạt động âm nhạc ảnh hưởng sâu sắc đến các hành vi, văn hóa của họcsinh Giúp các em tự tin vào năng lực của bản thân, sự đoàn kết thân ái giúp đỡ nhautrong các hoạt động tập thể, có thái độ đúng đắn với những cái xấu, có lối sống tíchcực mỗi ngày

1.1.4 Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ

Âm nhạc không chỉ đơn thuần là vui chơi, giải trí, mà âm nhạc còn có chứcnăng phát triển trí tuệ của học sinh Đặc biệt, học sinh tiểu học tư duy trực quan hànhđộng, trực quan hình tượng và tư duy trực quan trừu tượng, khi tiếp xúc với âm nhạc.Học âm nhạc giúp học sinh phát triển trí nhớ, đó là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại.Đặc điểm của các em là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựa vào nhạc cảm Trong quátrình hoạt động học tập, trí nhớ không có khả năng nhắc lại toàn bộ ngay mà phải quaquá trình rèn luyện dần Vì vậy khi tập hát, giáo viên nên gợi mở cho học sinh về tưduy ca từ, giai điệu và hình tượng âm nhạc Trên cơ sở ấy, trí nhớ các em ngày càngphát triển

Học sinh yêu thích âm nhạc bao nhiêu thì khả năng ghi nhớ càng nhanh và lâubấy nhiêu, do vậy vấn đề làm thế nào để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong âmnhạc và yêu thích nó thì kết quả giáo dục mới có hiệu quả…

Âm thanh là ngôn ngữ đặc thù của âm nhạc Do vậy hình tượng âm nhạc mangtính khái quát, ước lệ cao và không mang tính xác định cụ thể Tuy nhiên khi nghe mộtgiai điệu hay sẽ đánh thức được sự liên tưởng trong trí tưởng tượng của học sinh thôngqua tư duy ca từ và giai điệu âm thanh… Vì vậy trí tuệ phải hoạt động tích cực

1.1.5 Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lý, thể chất

Trang 4

Các hoạt động âm nhạc có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất của họcsinh tiểu học

Khi học hát, vấn đề lấy hơi đúng cách, hít thở sâu có tác động rất tốt về bộ máy

hô hấp và đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, củng cố và pháttriển âm vực giọng hát Các hoạt động kết hợp với hát như nhún, nhảy múa theo tiếttấu nhịp điệu bài hát, tư thế, dáng đứng biểu diễn, dáng đi… có tác động tốt đến quátrình phát triển và hoàn thiện cơ thể của học sinh

Khi cảm thụ âm nhạc, trong một chừng mực nào đó giúp học sinh phát triển tainghe một cách nhạy cảm, tinh tế hơn Phản ứng của cơ thể chịu sự tác động cảm xúctâm lý của âm nhạc ở mức cao hơn so với tác động sinh lý trực tiếp (phản xạ) Nếunghe nhạc đúng mức và phù hợp sẽ làm thư giãn thần kinh, kích thích trí tuệ phát triển

và sáng tạo

Nghe, vận động theo nhạc giúp học sinh tập phối hợp các động tác đi, chạy nhảychính xác, linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, động tác mềm dẻo nhẹ nhàng có ảnhhưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ

Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục nên những thế hệ trẻ phát triển toàndiện mà âm nhạc chiếm vai trò quan trọng

1.2 Mục đích, yêu cầu giáo dục âm nhạc ở tiểu học

1.2.1 Mục đích

Ở trường Tiểu học, môn âm nhạc với các hoạt động vui chơi bổ ích, giúp họcsinh phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc Các bài học âm nhạc, trang bị chohọc sinh một số kiến thức về văn hóa âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âmnhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống, giúp học sinh biết cảm thụ, ứng dụng và sángtạo âm nhạc, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia cáchoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi Đồng thời thông qua nội dung các bài hát,phương pháp giáo dục của giáo viên giúp học sinh có đời sống tinh thần phong phú,lành mạnh, hình thành các phẩm chất đức cao đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trungthực, trách nhiệm) cùng với các năng lực chung (tự chủ, tự học, giao tiếp hợp tác, biếtcách giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống) và phát triển những

Trang 5

năng lực đặc thù (thể hiện, cảm thụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc), góp phần cùngcác môn học khác giáo dục nhân cách toàn diện học sinh.

1.2.2 Yêu cầu cần đạt

Giáo dục Âm nhạc ở cấp Tiểu học có những yêu cầu sau:

- Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng âm nhạc về ca hát, đọc nhạc

và nghe nhạc, lý thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản Ở chừng mực nào đó, các em cóthói quen ca hát đúng, có thể tham gia các hoạt động âm nhạc của cộng đồng

- Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực âm nhạc như:

+ Thể hiện âm nhạc (biết tái hiện, trình bày, biểu diễn với nhiều phong cách vàhình thức khác nhau) thông qua các hoạt động âm nhạc Năng lực này đòi hỏi nhữngkhả năng, sự năng động và sáng tạo nhất định

+ Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết thưởng thức, cảm nhận những giá trị sâusắc và đẹp đẽ của âm nhạc được biểu hiện bằng thái độ, cảm xúc, biết nhận xét đánhgiá âm nhạc

+ Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Hiểu những kiến thức, thực hiện tốt kĩ năng

đã học, đưa ra những ý tưởng sáng tạo để vận dụng âm nhạc trong cuộc sống

- Hình thành cho học sinh những hiểu biết cơ bản về cái hay, cái đẹp trong nghệthuật âm nhạc, phát triển tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật lành mạnh

- Giúp các em hiểu được ý nghĩa, tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời

mở mang vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, gópphần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, phát triển thể chất, tạo không khí vui tươi,lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần, nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhâncách học sinh

Yêu cầu cụ thể về các năng lực âm nhạc

- Học sinh biết thể hiện âm nhạc

+ Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng nhịp điệu,giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái tình cảm của bài hát

+ Đọc nhạc đúng tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ và trường độ, thể hiện sắc tháibản nhạc

Trang 6

+ Biết chơi nhạc cụ một mình hoặc chơi cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu

và giai điệu

- Học sinh biết cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

+ Học sinh biết cảm nhận được tính chất âm nhạc, cái hay, cái đẹp của tácphẩm, phân biệt được các phương tiện diễn tả âm nhạc

+ Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu âm nhạc được nghe

+ Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng, nhận biết được

sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc

+ Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và các bạn

- Học sinh biết ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

+ Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong cuộcsống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn củagiáo viên

+ Biết làm dụng cụ học tập đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên; biết tưởngtượng khi nghe nhạc không lời

+ Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn các tiết mục

âm nhạc với hình thức phù hợp

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý với khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý

Ở lứa tuổi tiểu học, tai nghe của các em khá tinh, có thể nghe hát và bắt giọngnhanh, phân biệt được hướng âm thanh, độ vang mạnh, nhẹ, cao thấp của âm thanh.Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số em còn chưa nghe hết được các âm trong câu, phảinhìn theo miệng giáo viên hoặc bạn để hát dựa theo, hát rõ nhất là những âm đầu và

âm cuối câu hát

Sự phát triển cơ bắp, dây chằng, hệ xương khớp (học sinh từ 9 đến 12 tuổi) làmcho tay chân mềm mại, cơ thể mềm dẻo, linh hoạt, thuận lợi cho việc làm một số độngtác múa, vận động theo nhạc

Bộ máy hô hấp, phát thanh ở lứa tuổi này phát triển còn chậm Dây thanh đớicủa các em em từ 7 đến 12 tuổi nói chung còn non nớt, mảnh và nhỏ Dung lượng

Trang 7

không khí chứa đựng trong phổi không lớn, nên sự điều tiết hơi thở, khống chế, ghìmhơi khi hát đối với các em không dễ dàng làm được.

Học sinh lớp 1,2,3 thanh đới chỉ rung ở rìa ngoài, lớp 4,5 rung ở chiều dàythanh đới Với đặc điểm này ca hát sẽ có tác dụng tốt đối với sự phát triển dây thanh,nếu hát không đúng cách sẽ có hại

Sự hứng thú, năng lực tiếp thu các hoạt động âm nhạc của học sinh trong cùngmột lớp không hoàn toàn giống nhau Sau 7 tuổi học sinh có trí nhớ, trí tưởng tượng

và có tư duy tốt hơn

Học sinh tiểu học rất ham hiểu biết, thích khám phá cái mới bất cứ lúc nào và ởđâu Đặc điểm này là cơ sở đầu tiên thúc đẩy các em hăng hái đến trường Ca hát làmột nhu cầu không thể thiếu được đối với các em Các hoạt động ca hát luôn được các

em đón nhận rất tích cực Tính hưng phấn cao mang lại cho các em những xúc cảm,tình cảm thẩm mỹ khi được tiếp xúc với âm nhạc

1.3.2 Đặc điểm giọng hát

Bộ phận phát thanh của học sinh tiểu học phát triển còn chậm cho đến 10 tuổi.Giọng hát học sinh tiểu học của các em nam và nữ gần giống nhau, có thể tạm chialàm các loại:

- Giọng vang, sáng, khỏe đôi khi hơi chói

- Giọng vang, êm, nhẹ, có nhạc cảm, âm sắc dễ chịu

- Giọng tối mờ, nhỏ hay rung

- Giọng rè, khan, kém chuẩn xác

Trang 8

1.4 Tìm hiểu nội dung chương trình môn âm nhạc bậc tiểu học

1.4.1 Chương trình âm nhạc tiểu học

Môn Âm nhạc ở trường tiểu học hiện nay nằm trong chương trình giáo dục phổthông mới, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018

Chương trình môn Âm nhạc Tiểu học tuân thủ các quy định cơ bản được nêutrong Chương trình tổng thể của chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm:những định hướng, những quan điểm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục,nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục

- Chương trình tập trung phát triển ở học sinh phẩm chất, năng lực âm nhạc, vànhững yêu cầu cần đạt biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thôngqua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành;góp phần phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ

- Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âmnhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nềngiáo dục tiên tiến trên thế giới Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế theohướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc

và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớphọc trên

- Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú vềnội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảmxúc, niềm vui và hứng thú trong học tập

- Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong

cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tậpcủa học sinh các vùng miền

Chương trinh được phân bố thời gian như sau:

- Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) gồm có 35 tuần trong một năm học

Trang 9

- Mỗi tuần học 1 tiết/Tuần là 35 phút.

1.4.2 Nội dung giáo dục âm nhạc

1.4.2.1 Nội dung giáo dục âm nhạc lớp 1, lớp 2 và lớp 3

- Học hát: Trong nội dung giáo dục cốt lõi của chương trình, hát là một nội dungquan trọng và xuyên suốt chương trình môn Âm nhạc Học sinh được học các bài hát lứatuổi học sinh, các bài hát dân ca, các bài hát nước ngoài tiêu biểu Có nội dung đơn giản,

âm vực giọng phù hợp với độ tuổi, đa dạng về lọai nhịp và tính chất âm nhạc (Lớp 3 họcsinh được học hát quốc ca Việt Nam)

- Nghe nhạc: Học sinh được nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với

độ tuổi (Lớp 1 các em được nghe Quốc ca Việt Nam)

- Đọc nhạc: Đọc giọng đô trưởng Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phùhợp với độ tuổi Chủ yếu sử dụng trường độ, tiết tấu: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen

- Nhạc cụ: Học sinh được học tiết tấu, một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản Chủ yếu

sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen

- Âm nhạc thường thức:

+ Tìm hiểu các loại nhạc cụ: Một số nhạc cụ gõ của Việt Nam và nước ngoài

+ Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi

- Lý thuyết âm nhạc: không học tách biệt mà được tích hợp trong các nội dung hát,nhạc cụ, tập đọc nhạc

1.4.2.2 Nội dung giáo dục âm nhạc lớp 4 và lớp 5

* Ở lớp 4

- Học hát: Học sinh được học các bài hát lứa tuổi học sinh, các bài hát dân ca, cácbài hát nước ngoài Bài hát tuổi học sinh (9 đến 10 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nướcngoài Các bài hát có nội dung, âm vực giọng phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp vàtính chất âm nhạc

- Nghe nhạc: Nhạc có lời, nhạc không lời

- Tập đọc nhạc: Giọng đô trưởng, các bài đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm vực giọng phùhợp với độ tuổi Sử dụng trường độ, hình tiết tấu: trắng, trắng có chấm dôi, đen, móc đơn,

và các dấu lặng

Trang 10

- Nhạc cụ: Một số bài tập tiết tấu và giai điệu đơn giản Sử dụng trường độ: trắng,trắng có chấm dôi, đen, móc đơn, và các dấu lặng.

- Lý thuyết âm nhạc: Khuông nhạc, khoá Son, dòng kẻ phụ, nốt nhạc Các hình nốt:tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép và các dấu lặng 7 bậc cơ bản và vị trí trên khuông

- Thường thức âm nhạc:

+ Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài Câuchuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi

+ Hình thức biểu diễn: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca…

+ Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu sáng tác ca khúc thiếu nhi

* Ở lớp 5

- Học hát: Bài hát tuổi học sinh (từ 10 đến 11 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nướcngoài Các bài hát có nội dung, âm vực giọng phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp vàtính chất âm nhạc

- Nghe nhạc Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi

- Tập đọc nhạc giọng đô trưởng: Các bài đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm vực phù hợp với

độ tuổi Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, vàcác dấu lặng

- Nhạc cụ: Một số bài tập tiết tấu và giai điệu đơn giản Sử dụng trường độ, hình tiếttấu: trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng

- Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, ô nhịp, vạch nhịp; Nhịp 2/4, 3/4

- Thường thức âm nhạc:

+ Tìm hiểu các loại nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài+ Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi

+ Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu sáng tác ca khúc thiếu nhi

+ Hình thức biểu diễn: Độc tấu, hoà tấu

1.4.2.3 Thời lượng nội dung

Thời lượng nội dung (tính theo %): Hát 35%; Nhạc cụ 20%; Nghe nhac, Đọc nhạc,Thường thức âm nhạc 35%; Đánh giá định kì:10%

Trang 11

-CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Phương pháp dạy học ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy học Phương pháp làcách thức, là con đường hoạt động của thầy nhằm cho trò nắm vững những kiến thức, kỹnăng Trong giáo dục, phương pháp là yếu tố năng động nhất nhưng lại quyết định giá trịthực sự của sản phẩm giáo dục Khi lựa chọn phương pháp dạy học, giáo viên phải xácđịnh được mối liên hệ chặt chẽ giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy học Mỗi nộidung dạy học đều có quan hệ mật thiết với các hoạt động nhất định, đó là những hoạt đôngđược tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó Giáo viên phát hiệnđược những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để họcsinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng của nội dung đó và đạt được mục đich của việc dạyhọc

Âm nhạc là bộ môn đặc thù, đối tượng học sinh tiểu học thường không đồng đều vềnăng khiếu và các năng lực hoạt động âm nhạc Do vậy, giáo viên cần tập trung phát triểncảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc cho các em, lựa chọn các hoạt động học tập phùhợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kểchuyện, , thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp trong các nộidung học tập Học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc, tiếp cận

lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành

Môi trường giáo dục âm nhạc phải tích cực và đầy niềm vui với sự vận dụng đadạng các bài hát thiếu nhi, đồng dao, các trò chơi âm nhạc, vận động và các vũ điệu dângian vận động; đa dạng việc đọc âm hình tiết tấu và chơi nhạc cụ; lớp học âm nhạc theophương pháp này sử dụng rất nhiều nhạc cụ khác nhau, bao gồm các nhạc cụ tiết tấu và cácnhạc cụ giai điệu cùng với recorder (sáo dọc); cơ thể con người bao gồm các động tác tay,chân (vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay, ) được xem như một bộ nhạc cụ gõ (bodypercussions) và dễ áp dụng đối với học sinh ở mọi điều kiện lớp học để giúp các em làmquen và nhận thức về sự đa dạng của tiết tấu trong âm nhạc

- Các hoạt động dạy học của giáo viên phải hướng tới đáp ứng nhu cầu của học sinh,giúp các em được tự do phát huy sáng kiến, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trongcác hoạt động

Trang 12

- Các phương pháp của giáo viên phải hướng tới vấn đề hình thành và phát triển cácphẩm chất chủ yếu cho học sinh: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.Những phẩm chất đó được hình thành, phát triển thông qua nội dung học tập, cách thức tổchức các hoạt động âm nhạc

- Các phương pháp dạy học phải hướng đến phát triển những năng lực chung và cácnăng lực đặc thù

2.1 Học hát

2.1.1 Ý nghĩa giáo dục của hoạt động ca hát đối với học sinh tiểu học

Ca hát là một môn nghệ thuật được phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ văn họcthông qua giọng của con người, để biểu hiện những tư tưởng tình cảm của con ngườivới con người, con người đối với thiên nhiên, cuộc sống Ca hát là một hoạt động quầnchúng rộng rãi, dễ tiếp thu, dễ biểu hiện và rất phù hợp với lứa tuổi học sinh

Ca hát là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của conngười đặc biệt là đối với học sinh tiểu học Những giai điệu đẹp, tiết tấu sôi động kếthợp với ca từ dễ hiểu, luôn thu hút hấp dẫn các em, đưa các em đến với thế giới âmnhạc kỳ thú với những sắc màu của âm thanh Bằng âm nhạc và lời ca, hát làm cho cảngười nghe và người hát những hứng thú, niềm xúc động mạnh mẽ, sâu xa những giátrị tốt đẹp của cuộc sống

Trong quá trình phát triển cơ thể, hoạt đông ca hát giúp học sinh thở sâu, pháttriển giọng, củng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy Đặc biệt ca hátphát triển sự nhạy cảm, cảm giác về nhịp điệu, khả năng tái hiện chính xác âm điệu, trínhớ âm nhạc Chính vì vậy ca hát là phương tiện rất hiệu quả để giáo dục tư tưởng đạođức, thẩm mỹ, trí tuệ và thể chất cho học sinh

Ca hát đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ giáo dục âm nhạc,cũng như phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học

Trang 13

- Dạy hát giúp học sinh phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp Góp phầnthư giãn cho học sinh, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở bậc tiểu học.

- Tạo cho học sinh hứng thú, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sốngtinh thần của các em thêm phong phú

- Phát triển cho học sinh khả năng âm nhạc, về tai nghe, cảm giác tiết tấu, nhịpđiệu, biểu diễn âm nhạc, trí nhớ, sáng tạo âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu đượctác phẩm

- Việc học hát mang lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó giữa các emtrong các hoạt động tập thể

2.1.3 Yêu cầu dạy hát

Dạy cho các em biết cách thể hiện tự nhiên, diễn cảm các bài hát trên cơ sở rungcảm thực sự với nội dung tác phẩm bằng những kỹ năng ca hát nhất định.Thông quaviệc học hát, rèn luyện cho các em những kĩ năng ca hát thông thường như: tư thế hát,cách lấy hơi và giữ hơi thở trong khi hát, hát rõ lời, hát diễn cảm, hát đồng đều khi háttrong tập thể Giúp học sinh biết trình bày thể hiện bài hát ở nhiều hình thức: đơn ca,tốp ca song ca, đồng ca, biết hát kết hợp với các hoạt đông như: gõ đệm, vận độngtheo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi Qua đó giáo dục học sinh những tìnhcảm tốt đẹp, thêm yêu thích âm nhạc, có khả năng tham gia các hoạt động ca hát trong

và ngoài trường học Phát triển tai nghe âm nhạc, phát triển giọng hát, hình thành cáchhát tự nhiên, củng cố và phát triển âm vực giọng cho học sinh, giúp các em biết chủđộng sáng tạo trong sự thể hiện tác phẩm

Dạy hát là một quá trình giáo dục âm nhạc bao gồm: Luyện giọng, học bài hát,luyện tai nghe, ghi nhớ giai điệu, nhịp điệu, có thể kết hợp hát với vận động phụ họahoặc làm các động tác phối hợp biểu diễn

Yêu cầu cụ thể cần đạt:

* Lớp 1, 2 và lớp 3

- Bước đầu hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ, hát thể hiện sắc thái tình cảm.Hát với giọng tự nhiên và tư thế phù hợp

- Hát rõ lời và thuộc lời ca; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định

- Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca

Trang 14

- Cảm nhận được tình cảm của bài hát

- Nêu được tên bài hát và tên tác giả

- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc kết hợp với trò chơi

* Lớp 4, lớp 5

- Hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ, sắc thái tình cảm

- Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định

- Biết hát với các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca

- Cảm nhận được tình cảm của bài hát (lớp 5: biết điều chỉnh giọng hát để tạonên sự hài hoà)

- Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát

- Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát

- Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc ngườikhác

- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc kết hợp với trò chơi

- Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp

2.1.4 Cơ quan phát âm và các kỹ năng ca hát

2.1.4.1 Cơ quan phát âm

Cơ quan phát âm của con người vô cùng tinh vi, bao gồm nhiều bộ phận liênquan mật thiết với nhau, cùng hoạt động để tạo ra tiếng nói, tiếng hát Các bộ phận của

bộ máy pháy âm gồm: Bộ phận phát ra âm thanh (thanh quản); Bộ phận tăng lượng(còn gọi là bộ phận khuyếch đại âm thanh, gồm các xoang cộng minh, đó là cáckhoảng trống trong đầu, mặt, mũi, miệng, trán…); Bộ phận hô hấp (động lực phát ra

âm thanh: phổi, khí quản, lồng ngực, hoành cách mô.); Bộ phận nhả lời (môi, miệng,răng, lưỡi)

Nguyên lý phát ra âm thanh: Hơi thở tác động lên thanh đới, làm rung hai dâythanh phát ra âm thanh Âm thanh được truyền âm và phát ra âm lượng nhờ các bộphận khuyếch đại âm thanh rồi đi qua ngoài qua miệng, kết hợp với các bộ phận nhảchữ, lời, tạo thành tiếng nói, tiếng hát

Ở học sinh Tiểu học, âm thanh phát ra yếu là do các dây thanh đới còn mảnh,

Trang 15

hơi thở cho nên giọng nói cao và yếu hơn người lớn, đồng thời sự phối hợp giữa tai vàgiọng chưa thật chủ động.

Trong quá trình giáo dục âm nhạc, hoạt động hát là sự phối hợp giữa tai nghe vàgiọng: tai nghe âm thanh, giọng bắt chước Bắt chước có chuẩn xác hay không là dotai nghe kiểm tra Sự hỗ trợ của giáo viên giúp học sinh tái hiện chính xác những gìcác em nghe được trong phạm vi có thể Muốn phát triển giọng tốt cần phải được rènluyện thường xuyên, đảm bảo tính vừa sức và khoa học

2.1.4.2 Các kỹ năng ca hát

a Tư thế trong khi hát

Nghệ thuật ca hát có nhiều hình thức biểu diễn khác nhau, mỗi hình thức yêucầu yêu cầu một tư thế biểu diễn phù hợp

Tư thế hát là vấn đề cần được chú ý ngay từ khi bắt đầu học hát Tư thế hátđúng là tư thế tự tin, vững vàng, tự nhiên, tạo hình dáng đẹp, đáp ứng được các yêucầu: thuận lợi cho việc phát âm, thể hiện tốt tình cảm tác phẩm Dù ngồi hay đứng, tưthế thân mình đều phải ngay ngắn, thả lỏng toàn thân thoải mái, nét mặt tự nhiên, linhhoạt, diễn cảm bằng ánh mắt, nụ cười giao lưu với người nghe

Tư thế đứng hát được sử dụng nhiều nhất Khi đứng hát, thường, hai bàn chânhơi tách hình chữ V, một chân đưa lên trước một chút so với chân kia để có thể dồntrọng tâm của cơ thể vào một chân thuận Không nên để trọng lượng cơ thể dồn đềulên hai chân như lúc đứng nghiêm, hoặc dạng hai chân ra làm cho cơ thể căng cứngkhông đẹp mắt Trọng lượng phần trên cơ thể gần như dựa vào chỗ phía sau thắt lưng.Thân người như vươn thẳng về phía trước, hai tay buông lỏng, bàn tay để tự nhiên,mắt nhìn thẳng giao lưu với khán thính giả

Tư thế trong ca hát phải được chú ý luyện tập thường xuyên một cách công phu

và sáng tạo để có được sự hoàn thiện, hài hòa khi biểu hiện những cảm xúc nội tâmcũng như diễn xuất ngoại hình phù hợp với từng tác phẩm âm nhạc

b Hơi thở trong khi hát

Hơi thở trong ca hát có sự khác biệt so với hơi thở sinh lý bình thường Hơi thởtrong ca hát tích cực và chủ động nhiều hơn, bởi vì nó phải đáp ứng đầy đủ về nhu cầuchất lượng âm thanh và độ dài của từng câu hát cũng như toàn bộ bài hát

Trang 16

Cách lấy hơi trong khi hát: hít hơi thở sâu, nhanh hơn hơi thở bình thường (cóthể hít hơi vào bằng cả đường mũi và miệng) Sau khi hít hơi cần phải giữ hơi lại, rồisau đó đẩy hơi ra một cách đều đặn, từ từ khống chế hơi sao cho hơi thở đầy đủ, trọnvẹn cho từng câu hát Muốn hát tốt chúng ta phải luyện tập hơi thở thường xuyên, kiêntrì để trở thành thói quen.

Hơi thở trong ca hát là một kĩ năng cơ bản, có vai trò quan trọng đến chất lượngthể hiện bài hát, tạo ra giọng hát đẹp, truyền cảm Bên cạnh đó, hơi thở còn góp phầnlàm rõ ý nghĩa của câu hát nếu ta biết ngắt câu để lấy hơi đúng chỗ

Đối với những bài hát trữ tình, ở nhịp độ chậm, hoặc vừa phải, giáo viên hướngdẫn cho học sinh lấy hơi chậm, kín, hít thở sâu bằng mũi, nhẹ nhàng đẩy ra chậm,tránh đẩy hơi mạnh ở nốt đầu câu nhạc, nốt cuối sẽ bị hụt hơi Giáo viên nên đánh dấuchỗ quy định lấy hơi trong bài hát Học sinh cần thực hiện đúng, thể hiện tính chất nhẹnhàng, du dương của những bài hát có tính chất trữ tình

Các bài hát có tiết tấu rộn ràng, nhịp độ nhanh, thể hiện tính chất vui hoạt, thờigian nối từ câu trước sang câu sau là rất ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh híthơi thở nhanh, ngắt hơi gọn, bật hơi linh hoạt khi hát các âm nảy để thể hiện tính chấtvui hoạt của bài hát Với các bài hát hành khúc, khi thể hiện, hơi thở phải đều đặn vàđẩy hơi mạnh

Ví dụ: Bài hát “Ước mơ” Nhạc: Trung Quốc, lời Việt An Hòa

Trang 17

c Tổ chức âm thanh

Tổ chức âm thanh là kỹ năng cơ bản trong ca hát Tiếng hát đẹp là bao gồm cả

âm thanh đẹp, nhả chữ rõ ràng, diễn cảm Để có âm thanh đẹp cần phải luyện tập đểđưa âm thanh đúng vị trí, phóng ra phía trước, vang xa, tròn, gọn gàng, sáng và thanhthoát, rộng đến tai người nghe ở mọi phía một cách rõ ràng Với học sinh Tiểu học,các em thường hát to, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hát âm lượng phù hợp theokhả năng cơ thể để âm thanh phát ra tròn, vang nhưng vẫn nhẹ nhàng

Để giữ gìn, phát triển giọng hát học sinh, cần chú ý sửa chữa kịp thời những sailệch về kỹ năng ca hát: Nếu học sinh hát bằng giọng cổ, âm thanh sẽ cứng nhắc, nghegằn tiếng, nặng nề; nếu hát bằng giọng mũi thì âm thanh nghe lúc mạnh, lúc yếu hoặcchua gắt…; cách hát hời hợt, ít vận động cũng làm cho âm thanh yếu, mờ nhạt; khi thểhiện bài hát vui vẻ, học sinh thường gào thét, quá cố gắng để hát to; khi thể hiệnnhững bài hát trữ tình, giọng hát các em yếu, mờ nhạt Đây là những biểu hiện sai lệch

có ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát, đến sức khỏe và cả khả năng thể hiện bài hát

Ví dụ: (Trích) Bài hát “Những bông hoa những bài ca” sáng tác nhạc và lời:

Hoàng Long

d Hát rõ lời

Kỹ năng hát rõ lời giúp người nghe cảm nhận âm nhạc, tư duy ca từ tốt hơn.Muốn hát tốt kỹ năng này, cần xử lý được cách phối hợp vận động của các cơ quanphát thanh như môi, miệng, răng, lưỡi một cách linh động, mềm dẻo Những quy tắcphát âm lời ca có liên quan đến thanh điệu: Không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng trong

Trang 18

ngữ âm Tiếng Việt, nên khi rèn luyện cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cấc em hát rõlời, nhả chữ chính xác, có thể bằng cách cho học sinh đọc lời bài hát, sau đó đọc lờivới âm hình tiết tấu của bài, không lấy hơi, ngắt hơi giữa các cụm từ để đảm bảo trọnvẹn ý nghĩa của lời ca Chú ý xử lý ngôn ngữ để hát rõ lời, đúng thanh điệu theo từnglời ca nhưng không mất đi nét đặc trưng, tính chất âm nhạc của tác phẩm

Ví dụ: (Trích) Bài hát “Con chim hay hót” sáng tác nhạc: Phan Huỳnh Điểu, lời

Đồng dao

e Kỹ năng hát đồng đều

Đây là kỹ năng học sinh thường sử dụng trong tiết học hát, hát đồng ca, hát tậpthể Giáo viên nên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe, điều chỉnh giọng hát của mìnhhòa vào giọng của cả lớp Ở lứa tuổi Tiểu học, nhiều học sinh thích được thể hiện khảnăng của bản thân, muốn giọng hát của mình to hơn, hay hơn các bạn Vì vậy, rènluyện cho học sinh kỹ năng này là cần thiết

Khi thực hiện, giáo viên có thể dùng các động tác chỉ huy, bắt nhịp, thể hiện sắc tháibiểu cảm, yêu cầu học sinh thực hiện hát hòa giọng, ngân nghỉ đúng nhịp phách

2.1.5 Các phương pháp dạy học hát

Trang 19

Trong dạy học có rất nhiều phương pháp Tuy nhiên dạy âm nhạc nói chung,dạy hát nói riêng có những đặc thù nhất định Chính vì vậy, vấn đề vận dụng và sángtạo để dạy học môn âm nhạc là cần thiết Sau đây là một số phương pháp cơ bản đểdạy hát cho học sinh tiểu học

a Phương pháp dùng lời

Còn gọi là phương pháp giảng giải Phương pháp này là phương pháp được sửdụng phổ biến nhất Có những khái niệm, giáo viên chỉ cần dẫn dắt để các em tự tìmtòi Nhưng có trường hợp giáo viên phải lý giải cặn kẽ những kiến thức khó mà các emkhông thể tự khám phá được Tuy nhiên nếu chỉ dùng phương pháp này sẽ dẫn đếnviệc tiếp thu kiến thức của học sinh thụ động, học sinh sẽ thấy trừu tượng, khó hiểu,đôi khi nhàm chán Chính vì vậy, phương pháp này thường được kết hợp với cácphương pháp khác như: phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập

Khi sử dụng phương pháp dùng lời trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý:

- Ngôn ngữ phải dễ dàng, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích

- Tập trung vào những vấn đề trọng tâm, tránh lan man, ảnh hưởng đến thờigian thực hành

- Tránh lý thuyết khô cứng, cần chuyển hóa những vấn đề trừu tượng thành sựliên hệ cụ thể

- Hình ảnh hóa những động tác kỹ thuật, chẳng hạn như mô tả kỹ thuật staccatonhư hình ảnh con gà mổ thóc…

b Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc

Phần trình bày của giáo viên phải chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm phù hợp, gâyhứng thú, tạo nhu cầu muốn học tập ở học sinh

c Phương pháp trực quan

Khi nhận thức sự vật, con người thường đi từ “trực quan sinh động” đến “tư duytrừu tượng” Điều này không chỉ đúng với quy luật nhận thức nói chung, mà trong dạyhọc, người ta cũng sử dụng triệt để nó với tư cách là một phương pháp đầy hiệu quả,đặc biệt đối tượng là học sinh tiểu học, bởi nhận thức non nớt về thế giới quan ở độtuổi này khiến việc truyền đạt kiến thức trở nên khó khăn Bởi vậy giáo viên nên sửdụng phương tiện trực quan phong phú như: Đàn, tranh ảnh, băng đĩa nhạc, trình

Trang 20

chiếu, hệ thống âm thanh… khi dạy học là một biện pháp cần thiết Tuy nhiên, giáoviên cũng nên chọn lọc và áp dụng vào từng bài dạy một cách hợp lý, tránh phụ thuộchay lạm dụng quá nhiều.

d Phương pháp làm mẫu

Làm mẫu giúp học sinh cảm nhận và tri giác trọn vẹn tác phẩm Trong chươngtrình giáo dục tiểu học, giáo viên sử dụng phương pháp này ở hình thức trình bày bàihát hoặc vận động theo nhạc Những gì được nghe, nhìn thấy qua mẫu của giáo viên,giúp học sinh khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm, góp phần phát triểnthẩm mỹ cho học sinh Chính vì vậy khi dụng phương pháp này, giáo viên phải chuẩn

bị thật chu đáo, thuần thục, hát hoặc làm động tác chính xác, thể hiện biểu cảm, tạohứng thú học tập cho học sinh

e Phương pháp thực hành luyện tập

Đây là phương pháp quan trọng trong dạy học âm nhạc Phương pháp này sẽgiúp học sinh biến những kiến thức đã tiếp thu được thành những kỹ năng, kỹ xảo chobản thân Phương pháp này giúp học sinh giải phóng cơ thể, được thể hiện mình trướctập thể giúp các em tự tin, năng động, tạo nên những tiết học thú vị và hứng thú chohọc sinh

2.1.6 Tiến trình dạy học hát

- Bước 1: Giới thiệu bài hát

GV dùng lời giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nói ngắn gọn về nội dung bài hát

GV có thể sử dụng tranh ảnh kết hợp minh họa thêm cho phần giới thiệu

+ Hát mẫu: GV trình bày bài hát một cách trọn vẹn, biểu hiện cảm xúc đúngtính chất tác phẩm để học sinh lắng nghe và cảm nhận Giáo viên có thể cho học sinhthưởng thức bài hát qua phương tiện nghe nhìn

+ Khởi động giọng: Giáo viên luyện thanh cho học sinh những mẫu luyện thanhđơn giản Với học sinh tiểu học chỉ nên luyện bằng âm “la” hoặc “a” theo trục gamchính của giọng Như vậy vừa mang tính khởi động giọng, vừa cho các em nắm vữngtrục âm chính của bài hát

- Bước 2: Dạy từng câu

Trang 21

Giáo viên hát mẫu từng câu ngắn gọn (hoặc đánh đàn theo giai điệu), sau đó họcsinh hát theo, cứ như thế lần lượt nối tiếp đến hết bài (Đối với những câu, từ khónghe, khó thuộc, giáo viên có thể cho học sinh đọc lời ca theo âm hình tiết tấu của bài,giải thích ý nghĩa để học sinh hiểu hơn về nội dung, cách hát).

- Bước 3: Ôn tập củng cố

Giáo viên luyện tập lại bài hát theo nhiều hình thức khác nhau (theo tổ, nhóm,

cá nhân), tập lại nhiều lần những chỗ khó, sửa sai cho học sinh, rèn luyện các kỹ năng

ca hát Giáo viên có thể vận dụng các cách hát khác nhau như: Hát đuổi, hát đối đáp,hát nối tiếp, hát giai điệu bài hát bằng các âm thanh của các loại nhạc cụ như tiếng đàn(tình, tang), tiếng kèn (tò, te), tiếng trống (tung, tùng)… Hoạt động này nâng cao sựhợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh

- Hát kết hợp với các hoạt động: Khi thực hành luyện tập bài hát, giáo viên chohọc sinh hát kết hợp với gõ đệm; hát kết hợp với vận động thân mình hoặc kết hợp vớitrò chơi Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh

- Tập biểu diễn trước lớp: Giáo viên tập cho học sinh biểu diễn bài hát trước lớptheo hình thức cá nhân hoặc nhóm (phong cách biểu diễn; thể hiện xúc cảm )

- GV có thể cho các nhóm học sinh thực hiện các hoạt động mở rộng

Ví dụ: + Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát

+ Đặt lời mới cho 2 câu đầu tiên trong bài theo chủ đề tự chọn…vv

2.1.7 Phương pháp dạy một số hoạt động kết hợp với hát

2.1.7.1 Hoạt động gõ đệm theo bài hát

GV cần phải giúp học sinh phân biệt được các kiểu gõ đệm kết hợp với hát theocác hình thức: Gõ theo nhịp, gõ theo phách, gõ theo tiết tấu lời ca hoặc gõ với hai âmsắc của hai loại nhạc cụ khác nhau Ngoài ra giáo vên cũng nên rèn luyện thườngxuyên cho học sinh kĩ năng thể hiện phách mạnh, phách nhẹ ở các loại nhịp khác nhau(nhịp hai phách, nhịp ba phách) Yêu cầu HS phải gõ đều đặn, nhịp nhàng

Học sinh sử dụng một số nhạc cụ gõ như trống nhỏ, song loan, thanh phách,tambourine, triangle, hoặc chơi một số bài tập tiết tấu

Ví dụ: + Gõ theo nhịp, theo phách.

+ Gõ theo tiết tấu lời ca.

Trang 22

- HS có thể dùng tay vỗ theo nhịp, phách hoặc tiết tấu lời ca Tuy nhiên hiệuquả âm nhạc sẽ tăng lên rất nhiều nếu sử dụng các loại nhạc cụ gõ với những âm sắcphong phú, đặc biệt là dùng hai tay sử dụng hai loại nhạc cụ gõ có âm sắc khác nhau.Một số nhạc cụ mà học sinh có thể sử dụng như: trống nhỏ, song loan, thanh phách,tambourine, triangle, mõ, chuông nhạc, trống lắc… Hoặc những nhạc cụ gõ tự tạobằng các vật liệu dễ kiếm như: phách tre, chai nhựa chứa viên sỏi… Học sinh có thểvừa gõ đệm vừa vận động di chuyển đội hình.

- Hoạt động gõ đệm là một biện pháp để giáo dục học sinh về cảm giác nhịpđiệu, yếu tố rất quan trọng của âm nhạc Tuy nhiên giáo viên phải vận dụng linh hoạtđối với từng bài hát cụ thể, không phải bài hát nào cũng giống nhau

2.1.7.2 Hát kết hợp vận động theo nhạc

Hát kết hợp vợi sự vận động của thân thể hay một số động tác múa đơn giản sẽlàm cho việc học tập của học sinh nhẹ nhàng, thoải mái và hứng thú hơn Học sinhthường thích hoạt động, nhất là những vận động kết hợp với âm nhạc và nhảy múa.Nhờ vậy mà sự cảm thụ âm nhạc dễ dàng, sâu sắc và ý nghĩa hơn

Cách tiến hành dạy hát kết hợp vận động theo bài hát được tiến hành như sau:

- Giáo viên vừa hát vừa làm mẫu các động tác phụ họa

- Hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt từng câu hát theo động tác

- Học sinh được biểu diễn trước lớp theo tổ, nhóm, cá nhân

Trong quá trình học sinh thực hiện, giáo viên nhận xét, uốn nắn, sửa sai, độngviên khích lệ học sinh Có thể khi dạy học sinh vận động theo bài hát, giáo viên gợi ýhọc sinh tự nghĩ ra động tác minh họa bài hát Các động tác đưa ra phải đẹp, có tínhthẩm mĩ, phù hợp với nội dung, nhịp điệu bài hát Không nhất thiết tất cả các bạn cùnglàm giống nhau sẽ sinh nhàm chán, giáo viên nên khuyến khích sự sáng tạo của họcsinh thể hiện bài hát

2.1.7.3 Tổ chức trò chơi âm nhạc

Khi tổ chức trò chơi âm nhạc cho học sinh, giáo viên phải nắm vững yêu cầucủa trò chơi, hiểu được tác dụng của âm nhạc qua trò chơi Giáo viên hướng dẫn luậtchơi trước khi tiến hành cho học sinh chơi Giáo viên nên động viên tất cả học sinh

Trang 23

đều tham gia chơi dưới nhiều hình thức: tổ nhóm, cả lớp, cá nhân… Có thể sử dụngđạo cụ hoặc các loại nhạc cụ trong khi chơi để tăng thêm hấp dẫn, vui nhộn.

Trò chơi âm nhạc có thể tạm chia thành các dạng sau:

- Trò chơi kết hợp với hát (vừa chơi, vừa hát)

- Trò chơi phát triển các kĩ năng âm nhạc (luyện tai nghe, mắt nhìn, đọc cao độ

và tiết tấu, giọng hát, phản xạ, trí nhớ )

- Trò chơi củng cố các kiến thức âm nhạc ( Đố vui, tìm hiểu, ôn luyện các kiếnthức đã học )

2.1.8 Dạy ôn bài hát

2.1.8.1 Mục tiêu của tiết dạy ôn bài hát

Học bài hát mới trong một tiết, nhiều học sinh vẫn chưa thể thuộc giai điệu, lời

ca và chưa thể cảm nhận sâu sắc về tác phẩm Do vậy tiết học ôn bài hát sẽ giúp họcsinh thuộc lời ca, luyện tập các kĩ năng ca hát, thể hiện biểu cảm tác phẩm, tự tin hơn,

từ đó học sinh cảm thụ âm nhạc tốt hơn và phát huy được những năng lực sở trườngtrong âm nhạc

2.1.8.2 (Gợi ý) Tiến trình dạy ôn bài hát

*Bước 1: Học sinh hát lại bài hát

- Giáo viên đệm đàn cho các em hát

- Giáo viên sửa sai, kết hợp rèn luyện các kĩ năng ca hát

*Bước 2: Hỏi đáp để củng cố thông tin bài hát

Giáo viên trò chuyện với học sinh để ôn lại tên bài hát, tên tác giả, nội dung,hình tượng tác phẩm

*Bước 3: Học sinh nghe lại bài hát

Giáo viên có thể cho học sinh nghe lại bài hát qua mẫu chuẩn: Giáo viên hát kếthợp với cử chỉ điệu bộ minh họa phù hợp, hoặc nghe qua phương tiện, để các em cóthể cảm thụ trọn vẹn sau khi đã hiểu tác phẩm

*Bước 4: Ôn bài hát với các hoạt động kết hợp

Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau đểhọc sinh củng cố bài học mà không bị nhàm chán, kích thích sự say mê, sự sáng tạo

Trang 24

Ví dụ như: Hát kết hợp với biểu diễn vận động, hát kết hợp với tổ chức trò chơi,hát kết hớp với gõ đệm hay đánh nhịp

*Bước 5: Tổ chức biểu diễn, kết hợp đánh giá

Các hình thức biểu diễn (đơn ca, tốp ca, hát bè, hát đối đáp, hát lĩnh xướng, hátđuổi ) sẽ giúp học sinh có cơ hôi thể hiện mình, từ đó tự khám phá khả năng, nănglực sở trường của bản thân được nảy nở, phát triển Giáo viên đánh giá, khuyến khíchkịp thời

Các bước dạy hát ôn không nhất thiết phải đủ, hay theo trình tự nhất định Tùyvào từng nội dung, tính chất, đối tượng, thời gian của bài học, giáo viên có thể ứngdụng linh hoạt sao cho phù hợp, hiệu quả

2.2 Nghe nhạc

2.2.1 Ý nghĩa của hoạt động nghe nhạc đối với học sinh tiểu học

Nghe nhạc là mức độ phát triển cao của tai nghe ở con người Người có tai nghe

âm nhạc là người có khả năng phân biệt được các phẩm chất của âm thanh có tínhnhạc: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc và các mối quan hệ của các phương tiệndiễn tả ngôn ngữ âm nhạc

Âm nhạc gắn bó với con người từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống Nhữngquan điểm khoa học hiên đại đã khẳng định sự cần thiết của âm nhạc đối với đời sốngtinh thần và sự phát triển trí tuệ của con người Tuy nhiên, để biết nghe âm nhạc cầnphải có sự hướng dẫn, chuẩn bị nhất định và có hệ thống Tùy vào mục đích giáo dục

âm nhạc cho từng đối tượng, mà mức độ nghe nhạc được tổ chức với những yêu cầukhác nhau

Cùng với các hoạt động âm nhạc khác như hát, vận động theo nhạc, tập đọcnhạc, trò chơi âm nhạc… Hoạt động nghe nhạc hình thành những cơ sở ban đầu choviệc giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh, giúp các em biết cảm thụ âm nhạc, biếtxúc động trước cái đẹp, phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú, mở rộng hiểubiết về các tác phẩm âm nhạc của một số tác giả Định hướng cho học sinh thị hiếu âmnhạc đúng đắn, lành mạnh

2.2.2 Mục đích dạy học sinh nghe nhạc

Trang 25

Mục đích của việc dạy nghe nhạc là phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc chohọc sinh, giúp các em hình thành các kỹ năng nghe, tập trung chú ý, biết nhận xét,đánh giá tác phẩm, bổ sung sự hiểu biết học của sinh về các tác phẩm âm nhạc trongnước và ngoài nước Bên cạnh đó nghe nhạc còn giúp học sinh có trí tưởng tưọng, tưduy hình tượng các tác phẩm âm nhạc, hình thành thị hiếu âm nhạc trong sáng, lànhmạnh cho học sinh.

2.2.3 Yêu cầu cần đạt

- Lớp 1, lớp 2: Học sinh biết lắng nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp

với nhịp điệu; bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống vàtrong âm nhạc; bước đầu nhận biết được các thuộc tính: Cao độ, trường độ, cường độ,

âm sắc; nhận biết được nhịp độ nhanh, chậm; nêu được tên bản nhạc

- Lớp 3: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm

phù hợp với nhịp điệu; cảm nhận về đặc trưng của các loại âm sắc khác nhau; phânbiệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc Bước đầu biết tưởng tượngkhi nghe nhạc; nêu được tên bản nhạc

- Lớp 4, lớp 5: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ

đệm phù hợp với nhịp điệu; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nétnhạc Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khinghe nhạc; nêu được tên bản nhạc và tên tác giả

* Quá trình nghe nhạc gồm các họat động:

+ Nghe - khám phá, mô phỏng thế giới âm thanh

+ Nghe nhạc - vận động trải nghiệm các khái niệm âm nhạc

+ Nghe nhạc - tưởng tượng và sáng tạo (vẽ tranh, hình dung ra câu chuyện riêngmình, tưởng tượng sáng tạo vận động)

2.2.4 Chuẩn bị dạy nghe nhạc

a Cách lựa chọn tác phẩm

+ Các tác phẩm hay, đặc sắc của các nhạc sỹ nổi tiếng thế giới và của nhạc sỹViệt nam, phù hợp với lứa tuổi để học sinh nghe Các bài hát dân ca Việt Nam cácvùng miền

Trang 26

+ Các trích đoạn trong các tác phẩm âm nhạc không lời, hoặc những giai điệubài hát được diễn tấu bằng nhạc cụ hay dàn nhạc.

+ Nghe các âm thanh cao, thấp, to nhỏ, ngắn dài, mạnh, nhẹ

b Hình thức nghe

+ Nghe qua phương tiện

+ Giáo viên trình bày trực tiếp

c Thiết bị dạy nghe nhạc

Thiết bị phục vụ cho việc dạy nghe nhạc chủ yếu là máy nghe, băng, đĩa có chấtlượng âm thanh tốt và tranh ảnh về các tác giả, tác phẩm có tính thẩm mỹ cao để họcsinh có thể thưởng thức trọn vẹn những cái hay, cái đẹp của tác phẩm được nghe

2.2.5 Tiến trình dạy nghe nhạc

* Bước 1: Giới thiệu tác phẩm

Giáo viên giới thiệu tên tác phẩm, tác giả Có thể dùng hình ảnh minh họa chonội dung để giới thiệu tác phẩm

* Bước 2: Cho học sinh nghe nhạc (lần 1)

Sau khi giới thiệu, GV cho HS nghe nhạc qua phương tiện hoặc tự trình bày tácphẩm Có thể cho học sinh nghe và cảm nhận trước rồi giáo viên giới thiệu

* Bước 3: Trao đổi, tìm hiểu về tác phẩm

Giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở về nội dung cho học sinh trả lời Nếu giáoviên cho học sinh nghe tác phẩm âm nhạc có lời ca thì nên tìm hiểu về tính chất âmnhạc của tác phẩm, hình tượng âm nhạc thông qua ca từ

Nếu hoc sinh được nghe tác phẩm nhạc không lời thì giáo viên nên hỏi sự cảmnhận về tính chất âm nhạc của tác phẩm, giai điệu, nhịp điệu? Cách diễn tấu (độ mạnh,nhẹ, to nhỏ, cao trào…), nhạc cụ gì, tính chất âm sắc âm sắc ra sao? Sự liên tưởng vềhình tượng âm nhạc…

Trong Chương trình môn Âm nhạc 2018, phần nghe nhạc không lời được thựchiện đồng thời với nghe nhạc có lời Xin giới thiệu ba cách dạy nghe nhạc theo xuhướng phát triển năng lực học sinh Có thể thực hiện riêng lẻ, hoặc kết hợp hai, bacách nghe nhạc sau:

Trang 27

* Bước 5: Củng cố

GV kết luận nội dung tính chất âm nhạc, giáo dục thẩm mĩ, đạo đức thông quatác phẩm Khuyến khích học sinh thường xuyên tìm hiểu và nghe những bản nhạc hay,thích hợp

Từ những âm thanh được nghe trong bài, giáo viên có thể cho học sinh nghe lạiphân biệt những âm thanh cao thấp, dài ngắn, to nhỏ Tìm hiểu những âm thanh phát

ra tương tự trong cuộc sống

2.3 Đọc nhạc

2.3.1 Mục đích dạy đọc nhạc

- Đọc nhạc nghĩa là học sinh phải biến những kí hiệu âm nhạc thành những âmthanh cụ thể Do vậy học sinh phải nắm vững tên và cách đọc các nốt nhạc, các kýhiệu âm nhạc trên khuông

- Đọc nhạc giúp học sinh phát triển tai nghe âm nhạc, góp phần phát triển thẩm

mỹ âm nhạc, nhận thức được tính khoa học và tính nghệ thuật của âm nhạc

- Đọc nhạc giúp học sinh hát đúng về cao độ và trường độ, cảm thụ âm nhạc tốthơn Đồng thời phát huy được tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh

2.3.2 Yêu cầu cần đạt

Ở lớp 1, 2 và lớp 3 cần chủ yếu sử dụng phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàntay và nốt nhạc hình tượng; từ lớp 4 trở lên cần kết hợp giữa đọc nhạc theo kí hiệu bàntay và kí hiệu ghi nhạc

Trang 28

- Yêu cầu học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông, biết đọc đúng cao

- Lớp 4,5: Đọc đúng cao độ gam đô trưởng Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao

độ và trường độ bài đọc nhạc; hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; biết đọc nhạckết hợp gõ đệm

2.3.3 Tiến trình dạy đọc nhạc

* Bước 1: Giới thiệu bài đọc nhạc

- Giáo viên giới thiệu về bài đọc nhạc (tên bài hoặc trích đoạn từ tác phẩm nào;tác giả; nội dung )

Ví dụ: Bài đọc nhạc, trích từ bài hát “Chú bộ đội” của nhạc sỹ Hoàng Hà Đây

là bài hát rất hay nói về hình ảnh chú bộ đội Bài được viết ở nhịp @…

- Giáo viên có thể đàn cho cả lớp lắng nghe trọn vẹn bài đọc nhạc

* Bước 2: Tìm hiểu về bài đọc nhạc

Học sinh xác định tên nốt, hình nốt, các kí hiệu âm nhạc

Ví dụ: + Bài ĐN viết ở loại nhịp gì?

+ Bài ĐN có hình nốt nào?

+ Trong bài ĐN, nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất?

* Bước 3: Luyện đọc cao độ

- Luyện đọc trục gam: Nhằm mục đích lấy giọng và giữ vững trục chính của bàiđọc nhạc Lần một giáo viên cho học sinh đọc theo đàn, lần hai tự đọc không có đàn

hỗ trợ Hình thức đọc: Cả lớp, nhóm, cá nhân

Trang 29

- Luyện đọc cao độ (tách tiết tấu): Hướng dẫn cho học sinh đọc giai điệu theođúng cao độ các nốt từ đầu đến cuối dựa theo âm chính của trục giọng.

- Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọccao độ theo kí hiệu bàn tay:

* Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay là cách giáo viên sử dụng các tư thế khác nhaucủa bàn tay để biểu thị các nốt nhạc cần cho học sinh đọc, nhằm phát triển tai nghe, kĩnăng đọc nhạc mà không cần nhìn văn bản ghi chép nhạc

* Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay nhằm đơn giản hóa việc đọc nhạc Phương phápnày giúp người học chủ yếu luyện tập về đọc nhạc với các âm hình tiết tấu chậm và

dễ, không thích hợp khi đọc giai điệu có tiết tấu nhanh và khó Vì vậy, đọc nhạc theo

kí hiệu bàn tay thường được sử dụng rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học

* Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay cần được thực hiện từ dễ đến khó Nên bắt đầuđọc với âm chính của trục gam, sau đó đọc các âm liền bậc, đi lên hoặc đi xuống Đểđọc các nốt trong giai điệu cần dựa và các âm chính của trục gam

* Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay ở lớp 4 và lớp 5, có thể hướng dẫn học sinh đọccác quãng 3 đi lên và đi xuống

- Giáo viên có thể dạy học sinh luyện đọc cao độ theo sơ đồ cao độ hình bậcthang để học sinh hình dung độ cao thấp của từng âm thanh

* Bước 4: Luyện đọc tiết tấu (nhịp điệu)

Hướng dẫn học sinh gõ tiết tấu chú ý nhấn vào các trọng âm của nhịp (pháchmạnh) Gõ đúng trường độ các phách

Trang 30

* Bước 5: Luyện đọc phối hợp cao độ với tiết tấu

Giáo viên hướng dẫn thực hành từng câu Ở mỗi câu nên cho học sinh nghe đàntrước một lần, học sinh đọc theo Chú ý đọc kết hợp với gõ phách

* Bước 6: Ghép lời ca

- Giáo viên có thể yêu cầu nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời và ngược lại.Hoặc giáo viên đàn giai điệu, học sinh hát lời ca kết hợp gõ phách

- Giáo viên sửa sai cho học sinh

- Luyện tập theo nhóm, cá nhân

* Bước 7: Củng cố; vận dụng và mở rộng

- Các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp với các hình thức khác nhau

- Giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh nói cảm nhận của mình về bài học,tính chất âm nhạc, nội dung ca từ của bài

- Kiểm tra, đánh giá bài học Nhận xét, sửa sai, khuyến khích…

2.3.4 Dạy ôn đọc nhạc

Với tiết dạy ôn tập đọc nhạc GV giúp HS nắm vững hơn, hiểu sâu hơn về kiếnthức âm nhạc Đọc nhạc kết hợp với gõ đệm hoặc đánh nhịp giúp các em cảm thụ âmnhạc tốt hơn, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của mỗi HS

Tiết dạy ôn tập, giáo viên có thể tổ chức theo kiểu vừa học, vừa chơi để họcsinh đỡ nhàm chán và đem lại sự hứng thú, tăng hiệu quả học tập Tùy từng điều kiện,thời gian cho phép, giáo viên lựa chọn các hình thức sau:

- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu sẵn có

- Đọc nhạc kết hợp vận động

- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4

- Có thể cho học sinh chọn các hoạt động sau:

+ Tập chép những nốt nhạc trong 4 - 8 nhịp đầu bài tập đọc nhạc

Ngày đăng: 04/03/2024, 10:20

w