TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Văn Vinh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Ánh
Mã số sinh viên: 2314710014
Số thứ tự: 13
Hà Nội, tháng 12, năm 2024
Trang 2PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA C MÁC 3
1 Kinh tế tư nhân 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Các thành phần kinh tế tư nhân 4
1.2.1 Kinh tế cá thể, tiểu chủ 4
1.2.2 Kinh tế tư bản tư nhân 4
1.3 Các khía cạnh của kinh tế tư nhân 5
1.3.1.Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh 5
1.3.2 Về mô hình tổ chức 5
2 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 6
2.1 Khái quát về nền kinh tế thị trường 6
2.2 Sự cần thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6
2.2.1 Định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một sự lựa chọn đúng đắn 6
2.2.2 Kinh tế thị trường không tồn tại khách quan mà cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 7
2.3 Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 8
2.3.1 Khái quát 8
2.3.2 Các đặc thù riêng của kinh tế thị trường Việt Nam 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
1 Thực trạng nền kinh tế tư nhân hiện nay 9
2 Tiềm năng phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta 10
2.1 Lợi ích kinh tế tư nhân mang lại trong nền kinh tế Việt Nam 10
2.2 Tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam 11
2.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trong của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 14
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
LỜI MỞ ĐẦU
Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một hướng
đi mới: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự tham gia và quản lí của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân ở nước ta được tạo điều kiện để từng bước phát triển và ngày càng lớn mạnh Kinh tế tư nhân hoạt động dưới đa dạng các hình thức đã tạo được động lực cũng như khơi dậy, huy động và khai thác được các nguồn lực to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức lao động, tài nguyên, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Theo Nghị quyết số 14-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân đóng vai trò là bộ phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế [1] Đặc biệt, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế thế giới, các thành phần kinh tế khác cũng gặp khủng hoảng từ yếu tố này Tuy vậy, thành phần kinh tế tư nhân đã và đang tiếp tục đóng vai trò quan trọng góp phần giải quyết nhiều khó khăn trong việc làm của người lao động, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và trong việc duy trì phát triển kinh tế bền vững của đất nước
Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ sau lần đầu tiên được khẳng định về khái niệm tại Đại hội Đảng IX năm 2001 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định tính ưu việt của mô hình kinh tế mới Tuy vậy, do còn non trẻ và đang trong quá trình sửa đổi và định hình hệ thống chuẩn hóa các tư duy lý luận với nội dung hoàn chỉnh, vai trò của kinh tế tư nhân vẫn còn một số bất cập, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Với vai trò có ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu nền kinh tế, việc thúc đẩy và đặt
Trang 4mục tiêu cho kinh tế tư nhân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra Để đạt được từng bước đi chắc chắn, việc tiếp tục sáng tỏ những vấn
đề lí luận và thực tiễn của kinh tế tư nhân là cơ sở để không ngừng tiến bộ, phát triển và có những giải pháp tối ưu hóa vai trò tích cực của thành phần kinh tế này để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vì những lí do nêu trên, đề tài "Vận dụng lí thuyết về nền kinh tế thị trường của C.Mác, phát triển kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" được đề ra và được tin rằng đây là một vấn đề cấp thiết trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA C MÁC
1 Kinh tế tư nhân
1.1 Khái niệm
Theo Mác, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất có vai trò phản ánh đặc trưng của hình thức quan hệ kinh tế nói chung cũng như hình thức
tổ chức kinh tế nói riêng; nó quyết định quan hệ tổ chức quản lí sản xuất và phân phối kết quả sản xuất Như vậy, có thể nhận thức rằng kinh tế tư nhân
là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên sự sở hữu của
tư nhân về tư liệu sản xuất cũng như lợi ích cá nhân Đối tượng sở hữu kinh
tế tư nhân là các cá thể hoặc một nhóm người thuộc về tư nhân đứng lên
Mặc dù trong các tài liệu nghiên của của Mác và Lênin không sử dụng thuật ngữ kinh tế tư nhân, nhưng những thuật ngữ "sở hữu tư nhân",
"sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa" hay "lao động tư nhân" thường được đề cập Thực chất, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế thuộc cơ cấu kinh tế của một quốc gia, khái niệm này được đưa ra nhằm phân biệt với kinh tế nhà nước, do nhà nước làm chủ và thuộc quyền quản lí của nhà nước
Trang 51.2 Các thành phần kinh tế tư nhân
Cho đến trước năm 1986, kinh tế tư nhân không được hính thức công nhận là hoạt động kinh tế hợp pháp Từ khi đổi mới, Đảng ta đã thừa nhận
sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, cụ thể gồm 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Như vậy, kinh tế tư nhân không phải là một thành phần kinh tế thuần túy mà là phạm trù để chỉ thành phần kinh tế hỗn hợp gồm các bộ phận cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân
1.2.1 Kinh tế cá thể, tiểu chủ
Kinh tế cá thể, tiểu chủ, dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước khuyến khích phát triển Ở nước ta do trình độ lực lượng sản xuất thấp, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước
1.2.2 Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh té thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động,
có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, do đó cần được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm
Dù hình thành và hoạt động ở dạng nào thì kinh tế tư nhân cũng kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp
tư nhân và phần lớn hoạt động vì mục đích lợi nhuận
Trang 61.3 Các khía cạnh của kinh tế tư nhân
1.3.1.Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Kinh tế tư nhân bao gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các quá trình, hoạt động sản xuất kinh doanh ở các kĩnh vực như công nghiệp, vận tải, nông nghiệp, nông lâm thủy sản, kinh tế xây dựng, dịch vụ, thương mại,
1.3.2 Về mô hình tổ chức
Loại hình kinh doanh cá thể: là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay cá nhân hoạt động thường tổ chức dưới các loại hình tư nhân nhỉ, hộ gia đình,
Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động
Loại hình doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân là chủ và tự chịu trách nghiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong mọi hoạt động của doanh nghiệp Thường được tổ chức dưới các loại hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hợp doanh,
Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong các loại hình kinh doanh của kinh tế tư nhân
Như vậy, dựa vào những quan niệm nêu trên, kinh tế tư nhân được cấu thành bao gồm cả kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế tư nhân nước ngoài trên lãnh thổ đất nước Song theo quan điểm của Đại hội XI về thành phần kinh tế thì kinh tế tư nhân nước ngoài được xếp vào thành phần kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài Vì vậy, phạm vi của bài tiểu luận này sẽ chỉ
đề cập đến bộ phận kinh tế tư nhân trong nước
Trang 72 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2.1 Khái quát về nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cai, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh
tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại
2.2 Sự cần thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.2.1 Định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một sự lựa chọn đúng đắn
Trước đây trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa Liên Xô , Đông
Âu hay ở Việt Nam cũng có quan điểm kinh tế cho rằng: "Kinh tế hàng hoá
là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản" Từ đó nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Đây là một trong những nguyên nhân khủng hoảng của xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm của đảng ta hiện nay xây dựng “sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội , mà còn là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng –Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII [2]
Trang 82.2.2 Kinh tế thị trường không tồn tại khách quan mà cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ nhất, độc lập của các chủ thế trong nền kinh tế Kinh tế thị trường có sự đa dạng của các mô hình, chủ thể và nhiều hình thức sở hữu Được pháp luật đảm bảo các chủ thề kinh tế bình đẳng, độc lập trong việc quyết định sản xuất kinh doanh dựa trên thị hiếu của thị trường trong phạm
vi cho phép
Thứ hai, hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ, nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, bền vững và đảm bảo định hướng
xã hội
Thứ ba, hệ thống gia cả được xác lập thông qua tương quan cung -cầu quyết định sự vận hành của nền kinh tế thị trường với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Giá cả được hình thành theo nguyên tác thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận
và lợi ích kinh tế - xẫ hội khác; nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế; thực hiện khác phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự
ổn định của toàn bộ nền kinh tế
Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường trên cơ sở vận dụng quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường trong điều kiện kinh tế
và bối cảnh hội nhập quốc để để tạo được môi trường để kinh tế phát triển bền vững, ổn định, tránh những mặt trái của cơ chế thị trường, hạn chế
Trang 9khuyết tật của thị trường, đồng thời đẩy mạnh những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội của toàn bộ nền kinh tế
2.3 Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.3.1 Khái quát
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ Xét về thực chất là sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí vĩ mô của nhà nước Nó vừa mang những đặc tính chung của kinh tế thị trường vừa mang những đặc thù riêng của chủ nghĩa xã hội
Những đặc tính chung thể hiện ở chỗ: Kinh tế thị trường ở nước ta vẫn chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế vốn có của kinh tế hàng hoá như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ Các phạm trù của kinh tế hàng hoá – kinh tế thị trường vốn có của nó vẫn còn phát huy tác dụng như giá trị, giá cả, lợi nhuận
2.3.2 Các đặc thù riêng của kinh tế thị trường Việt Nam
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường, mặt khác kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên
cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa
xã hội Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng riêng:
Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu của nước ta là sự phát triển lực lượng
sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và thiết lập quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan
hệ quản lí, quan hệ phân phối Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân
Trang 10Thứ hai, nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Mỗi chế độ xã hội đều phải dựa trên một
cơ sở kinh tế nhất định, nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, như vậy kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhằm tạo nền tảng Kinh tế nhà nước nắm giữ những ngành , những vị trí trọng yêú trong nền kinh tế nên việc xác lập vai trò của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phân phối theo lao động được lấy là chủ yếu trong hình thức phân phối thu nhập Từ đó tạo sự công bằng cũng như là động lực để phát triển kinh tế từ mỗi cá nhân lực lượng lao động sản xuất
Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, công bằng xã hội, duy nhất ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường
Thứ năm, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng
đồng thời là nền kinh tế hội nhập Từ đó tạo điều kiện thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm trên thế giới để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, phát huy nội lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Thực trạng nền kinh tế tư nhân hiện nay
Phần lớn những quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt với những quốc gia có nền kinh tế phát triển, ảnh hưởng và quy mô lớn đều quan tâm
và đặt trọng tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân Trong thời đại công nghệ 4.0, công nghệ số hiện đại hóa nền kinh tế, những ngành kinh tế