Kỹ thuật thuyết trình hiệu quả trong ngành tài chính – ngân hàng...15 Trang 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO...23LỜI CẢM ƠNKỹ năng mềm là những kiến thức vô cùng quan trọng trong cuộcsống đối với m
Tổng quan về kỹ năng thuyết trình
ùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, thị trường lao động ngày càng có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn ở đội ngũ người lao động Bên cạnh kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp còn phải được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khác để phục vụ nghề nghiệp của mình Và một trong số những kỹ năng cần thiết đó chính là kỹ năng thuyết trình.
Thuyết trình (Presentations) là quá trình trình bày một chủ đề, ý tưởng hoặc thông tin cụ thể trước một nhóm người hoặc khán giả nhằm truyền đạt một thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục hoặc mục tiêu nhất định Nó có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ hình thể, hình ảnh, âm thanh, video và các phương tiện trực quan khác để thúc đẩy sự hiểu biết và tương tác giữa người trình bày và người nghe.
Thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin, mà còn bao gồm việc tổ chức nội dung một cách có logic, hấp dẫn và dễ hiểu Người trình bày cần phải chọn lọc và sắp xếp thông tin sao cho nó phù hợp với mục tiêu của thuyết trình và sự hiểu biết của khán giả Sự sáng tạo và khả năng tương tác với khán giả cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình thuyết trình Trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, công việc, sẽ có nhiều lúc bạn cần trình bày các ý kiến, quan điểm trước đám đông Khi đó, kỹ năng thuyết trình là vấn đề “mấu chốt” giúp bạn thuyết phục, tạo động lực cho những người xung quanh Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng mà mọi người cần rèn luyện Rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả sẽ có cơ hội tiếp cận với thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.
1.2 Kỹ năng thuyết trình là gì ?
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong ngành Tài chính - Ngân hàng Nó giúp các nhân viên ngân hàng có thể truyền tải thông tin, ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục đến khách hàng, đối tác, đồng nghiệp Từ đó, đạt được mục tiêu của bài thuyết trình.
Tại sao kỹ năng thuyết trình lại cần thiết trong môi trường ngày nay? Thực tế có thể thấy có rất nhiều lí do Chẳng hạn, bạn là một chuyên gia tài chính Công ty của bạn chuẩn bị ra mắt khách hàng một dịch vụ/sản phẩm tài chính mới cho khách hàng, đối tác hoặc các nhà đầu tư như một loại hình đầu tư, một sản phẩm bảo hiểm,một gói vay, Làm thế nào để bạn có thể giúp khách hàng nhận biết được những lợi ích, lợi nhuận mới mẻ, hữu ích của sản phẩm mà công ty bạn sắp ra mắt khách hàng? Tất nhiên, ở đây bạn sẽ cần đến kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi thì vẫn chưa đủ! Dù bạn có nói thế nào đi chăng nữa thì chưa chắc gì khách hàng đã hiểu và được thuyết phục Tục ngữ có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy!” Muốn thuyết phục một cách hiệu quả hơn, bạn cần trình chiếu lên một màn hình cho khách hàng xem Khi đó, kỹ năng thuyết trình được đưa lên hàng đầu: giới thiệu, giảng giải, minh họa, trình bày, chứng minh,… cho khách hàng hiểu rõ hơn về những ưu điểm của sản phẩm mới này Và ở đây, có một điều mà ai cũng có thể để ý thấy là, khi sử dụng kỹ năng giao tiếp, bạn chỉ có thể giới thiệu sản phẩm với một vài khách hàng mà thôi! Trong khi đó, nếu được tổ chức thuyết trình trước đông đảo cử tọa, thì cùng lúc bạn có thể giới thiệu sản phẩm đến một số lượng đông đảo hơn rất nhiều Đó là chưa nói, trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi yếu tố thời gian được xem là một lợi thế cạnh tranh thì vấn đề tất yếu đặt ra là phải liên tục cải thiện kỹ năng thuyết trình một cách hiệu quả nhất với thời gian ngắn nhất Nói cách khác, nếu bạn chỉ biết thuyết trình không thôi, vẫn chưa đủ! Thuyết trình mà cứ liên tục “nói dài, nói dai, nói dở” thì khách hàng làm sao chấp nhận được? Thuyết trình không chỉ là cung cấp thông tin, mà còn phải làm sao để truyền cảm hứng cho thính giả Trong xã hội hiện đại, không chỉ những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp hay các giảng viên đại học mới phải thành thạo kỹ năng thuyết trình, mà hầu hết người lao động trong các nghề nghiệp khác nhau, từ một người bán hàng, một nhân viên tiếp thị làm việc trong công ty thương mại dịch vụ nào đó, hay nhân viên ngân hàng, nhân viên tư vấn bảo hiểm, cho đến một giám đốc dự án, giám đốc đào tạo, giám đốc thương hiệu hay giám đốc kinh doanh…và mọi doanh nhân, ai cũng cần sử dụng đến kỹ năng này.
Trong thế giới kinh doanh và giáo dục hiện đại, thuyết trình đã trở thành một phần quan trọng trong việc truyền đạt thông tin và tạo ấn tượng Có nhiều loại thuyết trình khác nhau mà người ta có thể sử dụng để chia sẻ ý tưởng và kiến thức với khán giả.
Thứ nhất là thuyết trình thông qua slide Đây là loại thuyết trình phổ biến nhất, trong đó người diễn giải sử dụng các slide để hỗ trợ việc trình bày thông tin Các slide này có thể chứa văn bản, hình ảnh, biểu đồ và video để minh họa ý tưởng.
Thứ hai là thuyết trình nói chuyện tự do Loại này không cần sử dụng slide mà người diễn giải chỉ cần nói chuyện và giao tiếp với khán giả theo cách tự nhiên Thông qua việc sử dụng ngôn từ, cử chỉ và kỹ thuật diễn xuất, người diễn giải có thể thu hút sự chú ý của khán giả và gửi đi thông điệp một cách hiệu quả.
Cuối cùng là thuyết trình tương tác Loại này thường được sử dụng trong các buổi hội thảo hoặc cuộc họp lớn, nơi người diễn giải tương tác trực tiếp với khán giả Thông qua việc đặt câu hỏi, yêu cầu ý kiến và thảo luận, người diễn giải có thể tạo ra sự tham gia tích cực từ phía khán giả và tạo ra một không gian trao đổi thông tin động.
Dù là loại nào, việc chọn phương pháp và kỹ thuật thích hợp cho mỗi loại thuyết trình là rất quan trọng Qua việc hiểu rõ về các loại này, bạn có thể tự tin và hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin và giao tiếp với khán giả của mình.
Cách tiếp cận của thuyết trình sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuyết trình và đối tượng nghe Ví dụ, một thuyết trình cung cấp thông tin có thể sử dụng các slide trình chiếu hoặc hình ảnh để minh họa thông tin Một thuyết trình thuyết phục có thể sử dụng các ví dụ và câu chuyện để thu hút sự chú ý của khán giả Một thuyết trình tạo động lực có thể sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ và hình ảnh trực quan để truyền cảm hứng cho khán giả.
2.Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình là gì và tại sao việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình trong ngành tài chính – ngân hàng lại quan trọng như vậy? Hiểu một cách giản dị nhất, thuyết trình là dùng lời nói để trình bày trước một số lượng người nghe nhất định về một chủ đề nào đó Đối tượng người nghe mà chúng ta nói đến ở đây có thể là khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên, cổ đông, các nhà đầu tư, phóng viên báo chí và nói chung là tất cả mọi người Cho dù bạn là ai, bạn đang làm công việc gì, dù bạn có những hiểu biết quý giá và những ý tưởng độc đáo đến đâu đi chăng nữa, cho dù bạn có thành đạt trong nghề nghiệp riêng đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu mỗi khi cần thiết mà bạn lại không có kỹ năng thuyết trình cho người khác hiểu, thì coi chừng bạn sẽ bị đánh giá thấp, mất mặt! Chẳng ai chấp nhận được một con người được xem là thành đạt mà đứng trước đám đông lại "ấp a ấp úng", nói không ra tiếng, mặt mũi thì đỏ gay đỏ gắt hoặc xanh mét đến độ tím tái Điều đáng tiếc hơn nữa là, vốn hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp và những ý tưởng độc đáo của bạn sẽ không giúp ích gì cho người khác!
Thực tế còn cho thấy, nếu không được học hỏi và rèn luyện về kỹ năng thuyết trình, người ta rất dễ mắc phải những lỗi sợ đứng trước đám đông, không tập trung tối đa vào buổi thuyết trình được Chắc hẳn bạn đã từng cảm thấy chán nản khi bất đắc dĩ phải ngồi nghe một bài thuyết trình với quá nhiều thông tin, nhưng cấu trúc lại không rõ ràng khiến người nghe cảm thấy khó hiểu? Hay đã bao giờ bạn phải nghe một bài thuyết trình được hỗ trợ bởi những hình ảnh quá tệ? Rồi có khi nào người nói lại nói quá nhanh, hoặc với giọng đều đều nghe thật buồn ngủ?
Tệ hơn nữa là có những người không hiểu biết gì về thuyết trình cả! Đối với họ, thuyết trình tức là cầm giấy in sẵn một nội dung nào đó để đọc cho thính giả nghe Nhưng đó chỉ là sự lặp đi lặp lại đơn thuần giống như "con vẹt" thôi, chứ không phải là thuyết trình đúng nghĩa!
Rồi có cả những người đứng nói trước công chúng nhưng luôn để cho thính giả phải bực bội vì những từ phát âm sai cứ lặp đi lặp lại trong suốt bài nói Những người như vậy nên đi học vỡ lòng trở lại, thay vì đứng ra thuyết trình trước nhiều người khác! Đó là chưa nói, nhiều người thuyết trình nhưng dường như chẳng có ý chính và bố cục rõ ràng, lúc nào cũng diễn đạt ý nọ chen ý kia lộn xộn, rối mù, khiến người nghe không hiểu được Với những người này, thiết nghĩ nếu họ không thể tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn thì cũng đừng nên mang lại sự u ám cho người nghe Thực tế cho thấy, trong thuyết trình, có những chi tiết rất nhỏ nhưng nếu bạn không chú ý khắc phục thì có thể làm hỏng trọn buổi thuyết trình của bạn Muốn tránh được những lỗi sơ đẳng đó, thiết tưởng không có cách nào khác là phải tự mình học hỏi và rèn luyện kỹ năng thuyết trình Nếu không chịu học hỏi và rèn luyện thì đừng nên ảo tưởng rằng mình sẽ thành công! Để trở thành một con người thành công, không chỉ cần có trí tuệ thông minh, kiến thức uyên bác, tư duy sáng tạo và nhiều phẩm chất đạo đức cao thượng, mà còn phải có khả năng ăn nói, phong cách đĩnh đạc trước mọi người Đặc biệt, nếu bạn nuôi dưỡng ước mơ trở thành một người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ muốn các nhân viên trẻ của bạn phải "vỡ mộng", vì sao giám đốc của mình cao lớn, phong độ như vậy mà ăn nói trước đám đông vừa dở hơi vừa kém cỏi quá, có phải vậy không? Việc thành thạo kỹ năng thuyết trình cũng góp phần tạo nên phong cách doanh nhân, tạo ấn tượng tốt đẹp và xây dựng thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng Khách hàng và công chúng sẽ không thể nào nhầm lẫn bạn với những doanh nhân thành đạt khác Bạn đã bao giờ nghĩ đến điều này chưa?
Mục tiêu của kỹ năng thuyết trình
Mục tiêu của kỹ năng thuyết trình là truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và thuyết phục người nghe Trong quá trình thuyết trình, bạn cần có khả năng tổ chức thông tin một cách logic và có hệ thống, từ đó giúp người nghe dễ dàng theo dõi và hiểu bài giảng của bạn Mục tiêu là để họ không chỉ nhận được thông tin mà còn nhớ lâu và áp dụng vào thực tế Ngoài việc truyền đạt thông tin, kỹ năng thuyết phục cũng là một yếu tố quan trọng trong việc biến ý kiến của người nghe Bạn phải sử dụng các lập luận logic, ví dụ minh hoạ và sự thân thiện để thu hút sự quan tâm của khán giả và mang lại sự ủng hộ cho ý kiến hoặc quan điểm của bạn
Trước khi chuẩn bị buổi thuyết trình, cần xác định thật rõ ràng đâu là mục tiêu bạn muốn đạt được Việc xác định rõ mục tiêu giúp bạn hình thành nội dung và cách truyền đạt đến người nghe một cách có hiệu quả nhất Điều này lại có liên quan đến các yếu tố: những thông tin bạn muốn truyền đạt là gì, người nghe là ai và bầu không khí tại địa điểm thuyết trình như thế nào.
Khi xác định mục tiêu, bạn cần đảm bảo nguyên tắc SMART: + S (specific): rõ ràng, cụ thể.
+ A (achievable): có thể đạt được.
+ T (time-bound): thời hạn để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ngoài ra, còn có thể vận dụng quy tắc ABC để xác định chính xác chủ đề và nội dung thuyết trình:
- Analyse - Phân tích, so sánh những tên đề tài có liên quan đến chủ đề cần thuyết trình Trên cơ sở đó, lựa chọn đề tài thích hợp.
- Brainstorm: động não suy nghĩ về nội dung cần thuyết trình, những điểm cần nhấn mạnh và nguồn tài liệu cần thiết.
- Choose – lựa chọn Trên cơ sở những số liệu, tài liệu có được, bạn hãy lựa chọn những thông tin tốt nhất, thích hợp nhất, những nội dung, điểm nhấn quan trọng nhất, cần đặc biệt lưu ý.
**Thông thường các bài thuyết trình thành công đề phải đạt 3 yêu cầu chính yếu:
- Truyền tải được những thông tin mới, hữu ích mà khán giả cần nghe
- Bài thuyết trình gây sự hứng thú và hào hứng với khán giả, người nghe không chỉ
“nghe” mà còn được “thưởng thức” bài thuyết trình
- Nội dung vấn đề trong bài thuyết trình cần được trình bày rõ ràng, logic Để đạt được các yêu cầu trên, cần xác định cách diễn đạt phù hợp, theo một cấu trúc hợp lý, logic Khi muốn người nghe thư giãn, bạn có thể nói những câu dí dỏm, hài hước, những câu chuyện vui Khi muốn cổ vũ người nghe tham gia vào một số hoạt động nào đó, bạn có thể dùng giọng điệu hào hứng, để kích thích tinh thần và sự hưởng ứng của người nghe Với kỹ năng thuyết trình thành công, bạn có khả năng ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành vi của người nghe.Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích trong cả công việc và cuộc sống cá nhân của bạn.
Kỹ thuật thuyết trình hiệu quả trong ngành tài chính – ngân hàng
Kỹ thuật thuyết trình hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng Thông qua việc sử dụng các kỹ năng và phương pháp thích hợp, những người làm việc trong lĩnh vực này có thể giao tiếp và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và ấn tượng.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu dự án, báo cáo kết quả hoạt động, chiến lược đầu tư và nhiều khía cạnh khác Kỹ thuật thuyết trình hiệu quả giúp các chuyên gia tài chính ngân hàng thu hút sự chú ý của khán giả, xây dựng niềm tin và thuyết phục về những ý kiến và thông điệp mà họ muốn truyền đạt.
Một số kỹ thuật thuyết trình hiệu quả bao gồm: sắp xếp nội dung logic, sử dụng biểu đồ và số liệu để minh họa thông tin, sử dụng ngôn từ chính xác và rõ ràng, duy trì giao tiếp tự tin và linh hoạt, và tạo ra một trải nghiệm tham gia tích cực cho khán giả.
Với kỹ thuật thuyết trình hiệu quả, các chuyên gia tài chính ngân hàng có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác và thu hút sự quan tâm của khán giả Điều này không chỉ giúp họ xây dựng uy tín cá nhân mà còn làm nổi bật công ty hoặc tổ chức mà họ đại diện.
Kỹ năng thực hiện bài thuyết trình hiệu quả
1 Kỹ năng chuẩn bị các công cụ hỗ trợ thuyết trình:
Kỹ năng thực hiện bài thuyết trình hiệu quả là một yếu tố quan trọng để giao tiếp và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và ấn tượng Trong quá trình thực hiện bài thuyết trình, việc sử dụng các công cụ như slide PowerPoint, Word và các công cụ khác có thể giúp bạn tạo ra một bài thuyết trình chất lượng cao.
Slide PowerPoint là một trong những công cụ phổ biến được sử dụng để tạo và thiết kế slide cho bài thuyết trình Với PowerPoint, bạn có thể chọn từ nhiều mẫu slide sẵn có hoặc tùy chỉnh theo ý muốn của mình Bạn cũng có thể sử dụng các tính năng như chèn hình ảnh, video, biểu đồ và âm thanh để làm cho bài thuyết trình của bạn sinh động hơn.
Ngoài ra, Word cũng là một công cụ hữu ích khi chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình Bạn có thể viết văn bản chi tiết và tổ chức thông tin theo từng phần hoặc điểm trong Word Sau đó, bạn có thể sao chép và dán nội dung này vào các slide trong PowerPoint để tạo ra một bài thuyết trình hoàn chỉnh và chuyên nghiệp.
Ngoài PowerPoint và Word, còn có nhiều công cụ khác như Prezi,Keynote và Google Slides được sử dụng để tạo bài thuyết trình Mỗi công cụ đều có những ưu điểm riêng và đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người dùng. Để thực hiện một bài thuyết trình hiệu quả, không chỉ quan tâm đến các công cụ mà bạn sử dụng, mà còn phải xem xét việc lựa chọn nội dung phù hợp, thiết kế hấp dẫn và kỹ năng diễn đạt tự tin. Khi bạn kết hợp tất cả các yếu tố này, bạn sẽ có một bài thuyết trình ấn tượng và gây ấn tượng với khán giả của mình.
2 Kỹ năng kiểm soát căng thẳng, lo lắng:
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo lắng đã trở thành một phần không thể thiếu Tuy nhiên, khả năng kiểm soát căng thẳng và lo lắng là một kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần phải học để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. Đối với những người thường xuyên phải thuyết trình, khả năng kiểm soát căng thẳng là điều không thể thiếu Việc đứng trước đám đông và diễn giải ý tưởng của mình có thể gây áp lực và lo lắng cho bất kỳ ai Tuy nhiên, vẫn có những cách để kiểm soát nỗi sợ và lo lắng khi thuyết trình Chẳng hạn, giữ một tinh thần tự tin và bình tĩnh trong khi thuyết trình là một kỹ năng quan trọng để kiểm soát căng thẳng và lo lắng Bạn có thể bắt đầu từ việc chuẩn bị một bài thuyết trình ngắn để rèn kỹ năng của mình Hãy sẵn sàng để sai lầm và học hỏi từ những lần thất bại ban đầu Một cách khác để kiểm soát căng thẳng là tự tạo ra một buổi thuyết trình trước buổi chính. Bạn có thể tập luyện trong không gian riêng, giúp bạn làm quen với nội dung và cách diễn đạt ý kiến của mình Khi đến buổi thuyết trình chính, hãy dành thời gian giải đáp câu hỏi cho người nghe Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng lòng tin và sự tương tác với khán giả, mà còn giúp bạn xóa tan căng thẳng và lo lắng trong suốt quá trình diễn đạt Hơn nữa, hãy nhớ rằng không nên đọc lại nguyên văn slide.
Thay vào đó, sử dụng slide như công cụ hỗ trợ để trình bày ý kiến và thông tin chính Sự tự tin và sự tự nhiên trong diễn đạt sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng và lo lắng một cách hiệu quả Với các kỹ năng này, bạn có thể tự tin và hiệu quả trong việc thuyết trình, vượt qua căng thẳng và lo lắng mà có thể gặp phải.
Trong thế giới kinh doanh hiện đại, khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả là yếu tố quan trọng để thành công trong việc thuyết trình Việc diễn đạt rõ ràng và giàu hình ảnh không chỉ giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách chính xác, mà còn tạo dựng sự tự tin và thu hút sự chú ý của khán giả Khi thuyết trình, có những yêu cầu về ngôn ngữ mà bạn nên lưu ý Đầu tiên, hãy sử dụng từ ngữ phù hợp với đối tượng và mục tiêu của buổi thuyết trình Điều này đảm bảo rằng thông điệp của bạn được hiểu rõ nhất có thể Thứ hai, phong cách diễn đạt tự tin là điểm quyết định cho sự thành công của buổi thuyết trình Sử dụng câu từ chắc chắn và lời nói mạnh mẽ để gây ấn tượng với khán giả Đồng thời, hãy biến các ý tưởng trừu tượng thành hình ảnh sống động để thu hút sự quan tâm và ghi nhớ trong tâm trí của người nghe Cuối cùng, hãy lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp để tạo nên một bài thuyết trình mượt mà và dễ hiểu Tránh sử dụng câu động từ phức tạp hoặc ngôn ngữ chuyên môn quá nhiều, trừ khi khán giả của bạn có kiến thức sâu về lĩnh vực đó Đặt câu hỏi để kích thích sự tương tác với khán giả và sử dụng các thuật ngữ chuyên môn phù hợp để thể hiện sự am hiểu về lĩnh vực của bạn Tóm lại, việc sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình không chỉ là việc diễn đạt thông điệp mà còn là cách bạn xây dựng sự tự tin và thu hút sự quan tâm của khán giả Hãy luôn nhớ rằng diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh và phong cách tự tin là những yếu tố quan trọng để thành công trong việc thuyết trình
Trong thế giới thuyết trình, ngôn ngữ hình thể đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu Ánh mắt, dáng đứng, di chuyển và chuyển động của người nói có thể tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ lên khán giả Ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn và có khả năng gửi đi thông điệp rõ ràng Một cái nhìn tự tin và lưu loát có thể tạo niềm tin cho khán giả và thu hút sự chú ý của họ Sự tương tác qua ánh mắt cũng cho phép người diễn giải các ý kiến và ý tưởng một cách rõ ràng Dáng đứng của người diễn viên trong suốt buổi thuyết trình cũng mang lại ấn tượng ban đầu về sự tự tin và quyền uy Một dáng đứng thoải mái, reo lên sự tự tin và kiểm soát với không gian xung quanh có thể làm cho khán giả cảm nhận được sự chắc chắn trong từ ngữ được truyền đạt Di chuyển trong không gian là yếu tố quan trọng để duy trì sự kết nối với khán giả.
Sự di chuyển mạnh mẽ và linh hoạt có thể tạo ra sự sống động và sự quan tâm của khán giả Hành động như việc đi lại, vùng lên xuống sân khấu hoặc thậm chí chỉ là nhấn mạnh bằng cử chỉ tay có thể làm cho buổi thuyết trình trở nên sinh động và hấp dẫn. Chuyển động trong ngôn ngữ hình thể cũng có thể được sử dụng để truyền đạt các ý kiến và ý tưởng phức tạp Sự linh hoạt của cơ thể có thể giúp người diễn viên biểu hiện các khía cạnh khác nhau của thông điệp, từ sự quyết liệt đến sự yếu đuối, từ sự phấn khích đến sự chán nản Tóm lại, ngôn ngữ hình thể không chỉ là phần không thể thiếu trong một buổi thuyết trình thành công, mà còn là công cụ quan trọng để giao tiếp hiệu quả với khán giả Ánh mắt tự tin, dáng đứng chắc chắn, di chuyển linh hoạt và chuyển động biểu hiện rõ ràng có thể mang lại sự ảnh hưởng mạnh mẽ và tạo nên một trải nghiệm thuyết trình bắt mắt, có tính thu hút cao.
5 Nắm bắt tình hình người nghe
Trong giai đoạn mở đầu của một bài thuyết trình, việc nắm bắt tình hình người nghe là vô cùng quan trọng Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian tập trung khoảng 50% vào đầu bài, người nghe chỉ nhớ được từ 5% đến 10% nội dung đã được trình bày Vì vậy, để thu hút sự chú ý và ghi nhớ của khán giả, bạn cần truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu Trước khi bắt đầu thuyết trình, hãy xem xét sử dụng các phương pháp như câu chuyện hay ví dụ để giới thiệu chủ đề của bạn một cách sinh động và hấp dẫn Đồng thời, lựa chọn từ ngữ dễ hiểu và không quá kỹ thuật để khán giả có thể tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng Ngoài ra, trong suốt quá trình diễn thuyết, hãy lưu ý rằng khoảng 10 đến 15 phút là khoảng thời gian tối ưu để duy trì sự tập trung của khán giả Hãy sắp xếp nội dung của bạn thành các phần nhỏ và sử dụng các câu chuyển tiếp mượt mà để giữ cho bài thuyết trình của bạn luôn hấp dẫn Tóm lại, để nắm bắt tình hình người nghe trong một bài thuyết trình, hãy tập trung vào giai đoạn mở đầu, sử dụng ngôn từ dễ hiểu và tối ưu thời gian diễn thuyết Chỉ cần nhớ rằng khán giả thích những điều ngắn gọn và dễ hiểu, bạn sẽ có được sự quan tâm và ghi nhớ lâu dài từ phía họ.
Trong thuyết trình, một yếu tố quan trọng là khả năng tương tác 2 chiều với khán giả Điều này đặc biệt quan trọng khi đến phần giải đáp câu hỏi Xử lí câu hỏi một cách hiệu quả không chỉ giúp người thuyết trình chứng tỏ sự am hiểu sâu sắc về chủ đề, mà còn tạo dựng được lòng tin và gắn kết với khán giả Khi nhận được câu hỏi từ khán giả, người thuyết trình cần có khả năng lắng nghe và hiểu rõ ý muốn của người hỏi Đồng thời, việc xử lí câu hỏi cũng đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và logic Một trong những phương pháp xử lí câu hỏi hiệu quả là phân tích câu hỏi để hiểu rõ ý muốn của người hỏi Sau đó, người thuyết trình có thể tổ chức suy nghĩ và sắp xếp thông tin sao cho logic và dễ hiểu Trong quá trình giải đáp, việc sử dụng ví dụ, thống kê hoặc nghiên cứu có thể giúp minh họa và làm rõ ý kiến của người thuyết trình Quan trọng nhất, người thuyết trình cần giữ được sự tự tin và chủ động trong việc xử lí câu hỏi Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chủ đề, kiến thức và các khía cạnh liên quan Bằng cách này, người thuyết trình có thể tạo ra một môi trường tương tác tích cực và gây ấn tượng sâu sắc với khán giả Với khả năng xử lí câu hỏi thông minh và linh hoạt, người thuyết trình có thể mang lại một trải nghiệm đáng nhớ cho khán giả và góp phần vào thành công của buổi thuyết trình
V Vai trò của thuyết trình trong ngành tài chính – ngân hàng
Trong ngành tài chính - ngân hàng, thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu Khả năng thuyết trình hiệu quả không chỉ giúp các chuyên gia tài chính - ngân hàng trình bày thông tin một cách rõ ràng và logic, mà còn giúp xây dựng lòng tin và thuyết phục với khán giả. Đầu tiên, nắm vững kiến thức về lĩnh vực này để có sự tự tin khi diễn đạt Bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ và khái niệm liên quan đến tài chính ngân hàng để có khả năng giải thích một cách dễ hiểu cho khán giả Thứ hai, chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi thuyết trình của bạn.Xác định mục tiêu của buổi thuyết trình và xây dựng cấu trúc logic cho nội dung của bạn Sử dụng các công cụ hỗ trợ như slide
PowerPoint hoặc Prezi để minh họa ý kiến và số liệu Thứ ba, rèn kỹ năng giao tiếp và diễn đạt Sử dụng ngôn từ chuyên ngành một cách rõ ràng và tránh sử dụng thuật ngữ quá phức tạp Sử dụng giọng điệu và cử chỉ phù hợp để gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của khán giả Cuối cùng, luyện tập thường xuyên Thực hiện các bài thuyết trình nhỏ trong các buổi họp nhóm hoặc trước một nhóm bạn để rèn kỹ năng và tự tin trong việc diễn đạt ý kiến của mình Với kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn có thể trở thành một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mang lại giá trị cho công việc của mình và xây dựng lòng tin từ khách hàng và đối tác.
Tóm lại, thuyết trình đóng vai trò không thể thiếu trong ngành tài chính - ngân hàng Nó giúp chuyên gia tài chính - ngân hàng trình bày thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, giao tiếp với khách hàng, đào tạo nhân viên và xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh.
Các kỹ năng cần thiết để cải thiện kỹ năng thuyết trình
Để cải thiện khả năng thuyết trình của mình, có một số kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải phát triển Đầu tiên là kỹ năng nghiên cứu, điều này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và thu thập thông tin chính xác về chủ đề của mình Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ có kiến thức rõ ràng và tự tin hơn khi trình bày.
Kỹ năng tổ chức cũng rất quan trọng trong việc thuyết trình Bạn cần có khả năng sắp xếp thông tin sao cho logic và dễ hiểu cho người nghe Tạo ra một kịch bản hoặc lược đồ để giúp bạn tổ chức ý tưởng và các điểm chính của bài thuyết trình
Giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong việc thuyết trình thành công Hãy lắng nghe người nghe và sử dụng ngôn từ phù hợp để diễn đạt ý kiến và ý tưởng của bạn một cách rõ ràng và hiệu quả Sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc ví dụ để minh họa ý kiến của bạn
Cuối cùng, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng trong việc thuyết trình Đôi khi, bạn có thể gặp phải những khó khăn hoặc câu hỏi từ khán giả Hãy sẵn lòng và tự tin trong việc giải đáp các câu hỏi này và tìm cách giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp.
Tóm lại, để cải thiện khả năng thuyết trình của bạn, hãy phát triển các kỹ năng nghiên cứu, tổ chức, giao tiếp và giải quyết vấn đề Sử dụng chúng để xây dựng một bài thuyết trình chất lượng và ấn tượng Với những kỹ năng này, bạn sẽ cải thiện khả năng thuyết trình của mình và trở thành một diễn giả xuất sắc.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kỹ năng thuyết trình hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của sinh viên Việc biểu đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục là yếu tố quyết định sự ảnh hưởng và tác động của một cá nhân trong lĩnh vực này
Lời kết của một bài thuyết trình không chỉ là phần cuối cùng, mà còn là cơ hội cuối cùng để ghi điểm và để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả Đây là thời điểm để tổng kết lại các điểm chính đã được trình bày, nhấn mạnh vào thông điệp chính và để lại ấn tượng cuối cùng
Với kỹ năng thuyết trình hiệu quả, sinh viên ngành tài chính ngân hàng có thể ghi điểm với giáo viên, giám đốc công ty hoặc các nhà đầu tư tiềm năng Khả năng diễn giải số liệu tài chính phức tạp thành ngôn ngữ dễ hiểu và hấp dẫn cho khán giả sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sinh viên khi xin việc hoặc tiến xa hơn trong sự nghiệp. Đồng thời, kỹ năng thuyết trình hiệu quả cũng giúp sinh viên tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm từ phía khán giả Khi một sinh viên có khả năng thể hiện ý tưởng và ý kiến của mình một cách rõ ràng và chuyên nghiệp, người nghe sẽ tin tưởng vào khả năng chuyên môn và nhận định tích cực về cá nhân đó.
Trong tổ chức hoặc công việc liên quan đến tài chính ngân hàng, kỹ năng thuyết trình là vô cùng quan trọng Đó không chỉ là công cụ để truyền đạt thông tin, mà còn là phương tiện để giao tiếp hiệu quả và xây dựng lòng tin từ khán giả Vì vậy, sinh viên ngành tài chính ngân hàng hãy rèn luyện kỹ năng này để mang lại thành công trong sự nghiệp của mình.
1 Business Harvard Review (2014), Bộ sách cẩm nang bỏ túi – Kỹ năng thuyết trình, NXB Thông Tấn
2 Lại Thế Luyện (2014), Kỹ năng Thuyết trình hiệu quả, Nhà xuất bản Thời Đại
3 Nguyễn Ngọc Sơn (2018) Nói ra đừng sợ - Kỹ năng thuyết trình cho người mới bắt đầu, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội
4 Alison Lester (2023), Kỹ năng thuyết trình hiệu quả, tái bản lần thứ 2, Nhà xuất bản Thế Giới
5 Theo Theobald ( March 3,2013 ) , Develop Your Presentation Skills, 2th edn, Kogan Page
6 Dale Carnegie ( 1998 ), How to develop Self-Confindence & Influence People by Public Speaking, Ebury Press
TIỂU LUẬN GIỚI THI Ệ U Ngành
Tiểu luận cuối khóa gi ớ i thi ệ u ngành…
Giới thiệu… 100% (4) 25 tieu-luan-gioi- thieu-nganh-tai-…