Đề cương ôn tập phần dạy học của giáo dục học, là đề cương chi tiết của môn giáo dục học về phần dạy học tài liệu đã được thông qua và đúng theo chương trình dạy học dành cho sư phạm, đề cương chi tiết học phần giáo dục học
Trang 1CHƯƠNG 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
A KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
I KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC (QTDH)
1 Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống
1.1 Các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học
+ Giáo viên với hoạt động dạy
+ Học sinh với hoạt động học
+ Kết quả dạy học
1.2 Mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của hệ thống quá trình dạy học
Tất cả các thành tố cấu trúc của hệ thống quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệqua lại thống nhất với nhau Mặt khác, toàn bộ quá trình dạy học này có mối quan hệ qua lại vàthống nhất với các môi trường của nó
Môi trường vĩ mô gồm môi trường xã hội, chính trị và môi trường cách mạng khoa học
kỹ thuật
Môi trường vi mô: môi trường nhà trường, gia đình, cộng đồng
Môi trường đòi hỏi không ngừng hoàn thiện quá trình dạy học, tạo điều kiện góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến tất cả cácnhân tố của quá trình dạy học Trước hết, nó tác động mạnh mẽ đến mục đích, nhiệm vụ dạyhọc Khi môi trường thay đổi dẫn đến mục đích, nhiệm vụ dạy học cũng thay đổi theo Khimục đích, nhiệm vụ dạy học biến đổi lại kéo theo sự biến đổi của các nhân tố khác Ngoài ra,môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường khoa học kỹ thuật còn có ảnh hưởng trựctiếp đến nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá, sự pháttriển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi quá trình dạy họcphải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
Đến lượt mình, quá trình dạy học cũng phát huy tác dụng của nó đối với môi trường xãhội thông qua hoạt động dạy học kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, hoạt động nghiêncứu khoa học, thông qua sản phẩm đào tạo của nhà trường - lực lượng lao động với một trình
độ học vấn, trình độ văn hóa ngày càng được hoàn thiện
Trang 2Một điều đặc biệt cần chú ý là ở những thời điểm nhất định, môi trường kinh tế, vănhóa, xã hội có tác dụng quyết định đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của quá trìnhdạy học
Có thể hình dung một cách khái quát mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học qua sơ đồ dưới đây:
Bởi vậy, dù các nhân tố mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạyhọc có hoàn thiện đến mức nào chăng nữa, song nếu như không thông qua thầy và trò, hoạtđộng dạy và học của họ thì cũng không phát huy được tác dụng thực tế gì hoặc ngược lại nếuthầy, trò và hoạt động dạy, học của họ không quán triệt được mục đích và nhiệm vụ dạy học,không nắm chắc được nội dung dạy học, không sử dụng được các phương pháp, phương tiện
MĐ
D
NDPP,PTHT
Trang 3dạy học ở mức độ cần thiết thì hiệu quả tác dụng của các nhân tố này sẽ bị hạn chế rất nhiều,thậm chí có thể mất tác dụng Điều này đã được thực tiễn dạy học khẳng định rõ ràng
Chính vì thế, người ta quan niệm quá trình dạy học là quá trình có tính chất 2 mặt: hoạtđộng dạy và hoạt động học Hai hoạt động này hợp lại thành một thể thống nhất, tồn tại trongmối quan hệ qua lại với nhau Nếu không có mối quan hệ này thì có nghĩa là không có sự tácđộng qua lại giữa thầy và trò, dạy với học, và do đó, cũng không có lí do tồn tại bản thân quátrình dạy học
Song ở đây có một vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt lí luận cũng như về mặt thựctiễn là xem xét bản chất mối quan hệ thầy-trò, dạy-học là như thế nào
Trong lịch sử giáo dục học và thực tiễn dạy học, người ta đã giải quyết vấn đề này dựatrên những chức năng cơ bản mà thầy và trò phải hoàn thành trong quá trình dạy học:
- Thầy thực hiện chức năng thông báo, truyền đạt tri thức sắp sẵn, trò thực hiện chứcnăng lĩnh hội, tiếp thu những tri thức sắp sẵn đó
- Thầy thực hiện chức năng tổ chức, điều khiển, chỉ đạo; trò thực hiện chức năng tự tổchức, tự điều khiển hoạt động nhận thức
Như vậy có thể nói rằng, về bản chất, quan hệ thầy - trò được hình dung là quan hệ giữangười thông báo và người tiếp thu thông báo, giữa người tổ chức, điều khiển, chỉ đạo và người
tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức
2 Các nhiệm vụ dạy học
2.1 Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tự nhiên, xã hội, tư duy Đồng thời rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
2.1.1 Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn việt Nam về tự nhiên, xã hội, tư duy.
+ Nắm vững hệ thống tri thức: Hiểu, nhớ, vận dụng được vào hoạt động nhận thức vàthực tiễn
+ Hệ thống tri thức khoa học: Là hệ thống tri thức do các nhà khoa học phát hiện rabằng các phương pháp khoa học và đã được thực tiễn kiểm nghiệm vì vậy nó đảm bảo độ tincậy và tính chính xác
+ Tri thức phổ thông cơ bản: Là những tri thức tối thiểu cần thiết cho tất cả mọi người
dù rằng sau này họ làm bất cứ nghề gì
+ Tri thức hiện đại: Là những tri thức phản ánh kịp những thành tựu mới nhất của khoahọc, của kỹ thuật, của công nghệ phù hợp với chân lý khách quan và xu thế phát triển của thờiđại Chúng bao gồm các quan điểm mới, các lý thuyết mới và các phương pháp mới Những trithức này có tác dụng làm cho thế giới quan của học sinh được hoàn thiện hơn, thúc đẩy năng
Trang 4lực hoạt động nhận thức của học sinh phát triển hơn, giúp cho hoạt động của học sinh đúng đắnhơn.
+ Không phải tri thức hiện đại nào cũng đưa vào nội dung dạy học, mà chỉ đưa vào nộidung dạy học những tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tựnhiên, xã hội và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm nhận thức của học sinh Việt Nam.Việc nắm vững hệ thống hệ thống tri thức phù hợp này sẽ giúp các em có những hiểu biết cầnthiết làm cơ sở để tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống một cách tự tin, không ngỡ ngàng,lúng túng, vì vậy sẽ đáp ứng được những đòi hỏi khác nhau của xã hội trong điều kiện pháttriển của xã hội và của khoa học công nghệ Trở thành người chủ tương lai của đất nước, tíchcực góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc
2.1.2 Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
+ Kỹ năng: Là khả năng vận dụng những tri thức đã thu nhận được trong một lĩnh vựcnào đó vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn
+ Kỹ xảo: là phương thức thực hiện hành động đã được luyện tập nhiều lần trở nênthuần thục, vững chắc không cần sự kiểm tra chặt chẽ của ý thức và các hành động hầu nhưđược tự động hóa hoàn toàn
Việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh phải diễn ra theo các mức độ: từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp Từ nhận biết, tái hiện đến kỹ năng và sáng tạo
Theo các nhà tương lai học, để hòa nhập vào xã hội tương lai của thế kỷ 21, thế hệ trẻcần được chuẩn bị thật tốt về các mặt như tri thức, thái độ, kỹ năng Đặc biệt là các kỹ năng cơbản: kỹ năng lập kế hoạch học tập, kỹ năng lập dàn ý; kỹ năng nắm bắt thông tin và giao tiếp
xã hội; kỹ năng làm việc có hiệu quả trong một nhóm cộng đồng; kỹ năng nhận thức xã hội vànhân văn; kỹ năng nhận thức về tự nhiên và toán học; kỹ năng vận dụng ngoại ngữ và vi tính;
kỹ năng tự học, tự nghiên cứu Ngoài các kỹ năng chung, mỗi môn học có những kỹ năngriêng
2.2 Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành, phát triển năng lực và các phẩm chất hoạt động trí tuệ Đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở khả năng vận dụng các thao tác trí tuệ, đặcbiệt là các thao tác tư duy
Trong quá trình dạy học, dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh khôngngừng phát huy tính tích cực nhận thức, tự mình rèn luyện các thao tác trí tuệ, dần dần hìnhthành các phẩm chất hoạt động trí tuệ cần thiết như: tính định hướng, tính linh hoạt, tính mềmdẻo, tính độc lập, tính phê phán, tính khái quát của hoạt động trí tuệ
2.3 Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức cần thiết.
2.3.1 Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học:
Trang 5Thế giới quan: là hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh
(về tự nhiên, về xã hội ) Người ta phân biệt thế giới quan giai cấp và thế giới quan cá nhân
- Thế giới quan giai cấp: là ý thức xã hội của một giai cấp
- Thế giới quan cá nhân: là ý thức xã hội của mỗi cá nhân
Thế giới quan quy định xu hướng chính trị, tư tưởng, đạo dức và những phẩm chất kháccũng như chi phối cách nhìn nhận, thái độ và hành động cuả mỗi cá nhân Chính vì vậy, trongquá trình dạy học cần quan tâm đầy đủ đến việc hình thành cho học sinh những cơ sở thế giớiquan khoa học để giúp cho học sinh có suy nghĩ đúng, thái độ đúng và hành động đúng đối vớithế giới khách quan
Muốn hình thành cơ sở thế giới quan khoa học cho học sinh, chúng ta phải dựa vào cơ
sở quan trọng nhất là cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, tư duy
và những quy luật của chúng
2.3.2 Hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết
Những phẩm chất đạo đức cần hình thành cho học sinh như: ý thức công dân, lòng yêunước, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, yêu lao động, tinh thần hợp tác tương trợ,giúp đỡ người khác, tính tiết kiệm
Việc giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức ở trên thông qua nội dung dạyhọc, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học Trong đó, nội dung dạy học có ý nghĩa
to lớn vì bản thân nó đã chứa đựng những quan điểm, những tư tưởng, những chuẩn mực đạođức
2.4 Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ dạy học
Ba nhiệm vụ dạy học cơ bản trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động và
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình dạy học
- Nhiệm vụ 1 là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ 2
- Nhiêm vụ 2 vừa là kết quả của nhiệm vụ 1 vừa đồng thời là điều kiện để thực hiệnnhiệm vụ 1 ở trình độ cao hơn
- Nhiệm vụ 3 vừa là kết quả tổng hợp của 2 nhiệm vụ trên, vừa là yếu tố chỉ đạo, kíchthích việc nắm tri thức và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở một mức cao hơn Nó phânbiệt về mục đích dạy học của nhà trường xã hội chủ nghĩa và nhà trường tư sản Có thể hìnhdung mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ dạy học cơ bản qua sơ đồ đơn giản sau đây :
Trang 6HS, không được coi nhẹ một nhiệm vụ nào Vì vậy, quá trình dạy học đúng đắn và hiện đạiphải là một qúa trình vừa có tính khoa học, vừa có tính phát triển, vừa có tính giáo dục
Cần quán triệt cả 3 nhiệm vụ dạy học vào toàn bộ quá trình dạy học, từ việc lập kếhoạch, xây dựng chương trình dạy học đến nội dung, phương pháp dạy học; từ việc tổ chức cáchoạt động trên lớp, tự học, đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Dạy tốt, học tốt làphải thực hiện đầy đủ cả 3 nhiệm vụ dạy học cơ bản nói trên với sự chi phí tối ưu thời gian, sứclực, tiền của của người dạy, người học và của nhân dân
II BẢN CHẤT CỦA QTDH
1 Những cơ sở để xác định bản chất của QTDH
1.1 Mối quan hệ giữa nhận thức và dạy học
Để tồn tại và phát triển, loài người (các nhà khoa học) đã không ngừng nhận thức thếgiới khách quan xung quanh mình, ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hệ thốnghóa, khái quát hóa thành hệ thống các tri thức Hệ thống tri thức này được lựa chọn và truyềnlại cho các thế hệ sau, các thế hệ sau tiếp thu và không ngừng củng cố, làm sâu sắc, phong phúthêm vốn tri thức của nhân loại Quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức như vậy được gọi làquá trình dạy học
Như vậy, trong xã hội diễn ra hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động nhậnthức của các thế hệ người học (học sinh) Trong đó, hoạt động nhận thức của loài người đitrước hoạt động dạy học (nhận thức lần 1); trong hoạt động dạy học diễn ra “sự nhận thức lại”(nhận thức lần 2) của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã tìm ra
1.2 Mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò
Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của thầy (D) và hoạt động học của trò (H) là hainhân tố trung tâm, luôn luôn thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau tạo nên hệ thống D ↔ H.Nếu coi hoạt động học của học sinh như là một hệ thống tác động qua lại giữa học sinh (HS) vàtài liệu học tập (TLHT), ta có hệ thống con HS ↔ TLHT
Sự tác động qua lại giữa dạy và học, nhất là sự tác động từ hoạt động dạy của thầy đếnhoạt động học của trò xét đến cùng là nhằm thực hiện tốt sự tác động qua lại giữa học sinh vàtài liệu học tập, tức là nhằm thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh Hơn nữa, kết quả củadạy học cũng được phản ánh tập trung ở kết quả nhận thức của học sinh
Như vậy, chỉ có thể tìm thấy bản chất của quá trình dạy học trong mối quan hệ qua lại
giữa học sinh và tài liệu học tập, ở hoạt động nhận thức của bản thân học sinh.
2 Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh
2.1 Quá trình nhận thức của học sinh có những nét tương tự giống như quá trình nhận thức của loài người, của các nhà khoa học
- Đều là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của con người
- Đều tuân theo quy luật nhận thức chung của loài người
Trang 7- Đều huy động các thao tác tư duy ở mức độ cao nhất.
- Đều làm cho vốn hiểu biết của chủ thể phong phú thêm, hoàn thiện thêm
2.2 Quá trình nhận thức của học sinh có những nét khác biệt so với quá trình nhận thức của loài người, của nhà khoa học
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai quá trình nhận thức này là chúng diễn ra trong nhữngđiều kiện khác nhau: Quá trình nhận thức của các nhà khoa học diễn ra trong điều kiện hoàntoàn độc lập; Quá trình nhận thức của học sinh diễn ra trong điều kiện sư phạm đặc biệt (có sự
tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên) Điều này dẫn đến những nét khác biệt cụthể sau:
- Quá trình nhận thức của các nhà khoa học diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai
để khám phá con đường đến chân lý Quá trình nhận thức của học sinh (dưới sự tổ chức, hướngdẫn của giáo viên) diễn ra theo con đường ngắn nhất đã được khám phá Do vậy, chỉ trong mộtkhoảng thời gian nhất định người học có thể lĩnh hội được một lượng tri thức mà rất nhiều thế
hệ các nhà khoa học phải lao động trong nhiều năm tháng mới phát hiện ra
- Quá trình nhận thức của các nhà khoa học nhằm khám phá, phát hiện cái mới, cái chưa
hề có trong kho tàng tri thức của nhân loại Quá trình nhận thức của học sinh nhằm khám phá,phát hiện những tri thức mới đối với bản thân - nhận thức, lĩnh hội những tri thức đã được loàingười, được các nhà khoa học phát hiện ra
- Nhà khoa học phải nhận thức, chiếm lĩnh toàn bộ tri thức của một ngành khoa học cònhọc sinh chỉ cần lĩnh hội những tri thức cơ bản đã được gia công sư phạm
- Quá trình nhận thức của học sinh còn chứa đựng các khâu củng cố, ôn tập; kiểm tra,đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm giúp cho các em khắc sâu những điều đã học, để khicần có thể tái hiện nhanh và vận dụng có hiệu quả
- Quá trình nhận thức của học sinh còn mang tính giáo dục
Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức và tổ chức nhận thứchay là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh Khi tổ chức, điều khiển quá trình nhận thứccủa học sinh, người giáo viên không nên đồng nhất nhưng cũng không nên cường điệu hóanhững nét khác biệt giữa hoạt động nhận thức của học sinh và hoạt động nhận thức của các nhàkhoa học
III ĐỘNG LỰC CỦA QTDH
1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về động lực.
- Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác Lê Nin: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giớikhách quan luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, sự vận động và phát triển đó là do
có sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, hay nói cách khác là do không ngừng giảiquyết các loại mâu thuẫn
Trang 8- Có 2 loại mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Trong đó mâuthuẫn bên trong là nguồn gốc thực sự của sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của
sự phát triển Việc giải quyết tốt các mâu thuẫn bên trong sẽ tạo nên động lực thúc đẩy sự vậnđộng và phát triển của sự vật, hiện tượng
2 Động lực của quá trình dạy học.
2.1 Dạy học là một quá trình vận động và phát triển không ngừng.
2.1.1 Học sinh và hoạt động học
Dưới ảnh hưởng của các nhân tố khác, đặc biệt nhân tố thầy và hoạt động dạy, học sinh
và hoạt động học không ngừng vận động và phát triển đi lên, biểu hiện:
- Từ chỗ chưa ý thức đầy đủ, chính xác, sâu sắc đến chỗ ý thức đầy đủ hơn, chính xác hơn, sâu sắc hơn mục đích, nhiệm vụ học tập
- Từ chỗ chưa biết đến chỗ biết và biết ngày càng sâu sắc, càng đầy đủ, càng hoàn thiện
- Từ chỗ nắm tri thức đến chỗ nắm kỹ năng, kỹ xảo và nắm chúng ngày càng ở mức độ cao
- Từ chỗ vận dụng những điều đã học vào các tình huống quen thuộc đến chỗ vận dụng chúng vào tình huống mới
Trên cơ sở đó, ngày càng hoàn thiện các năng lực và các phẩm chất hoạt động trí tuệcũng như thế giới quan khoa học và các phẩm chất đạo đức Nhờ vậy nhân cách của học sinhngày càng phát triển, hoạt động học của các em ngày càng có tiền đề mới, cơ sở mới để tiếnhành ở trình độ cao hơn
2.1.2 Giáo viên và hoạt động dạy
Dưới ảnh hưởng của các nhân tố khác, đặc biệt là sự tác động qua lại với học sinh vàhoạt động học của các em đã làm cho nhân tố thầy và hoạt động dạy không ngừng vận động vàphát triển đi lên Biểu hiện:
Trong quá trình dạy học, trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm, trình độhoạt động xã hội của thầy đã không ngừng được nâng cao Không những thế các mặt kháctrong nhân cách của thầy cũng không ngừng được hoàn thiện Do đó, hoạt động dạy ngày càngđáp ứng yêu cầu cao của quá trình dạy học
Như vậy, trong quá trình dạy học, các nhân tố trung tâm nói riêng, cả quá trình dạy họcnói chung đều vận động và phát triển đi lên Sự vận động và phát triển này diễn ra là nhờ sự tácđộng của những động lực nhất định
2.2 Quá trình dạy học vận động và phát triển là nhờ không ngừng giải quyết các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài.
2.2.1 Mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học: có 2 loại.
a Mâu thuẫn giữa các nhân tố cấu trúc.
Trang 9- Mâu thuẫn giữa một bên là mục đích, nhiệm vụ dạy học đã được nâng cao và hoànthiện với một bên là nội dung dạy học còn ở trình độ thấp, còn ở tình trạng lạc hậu.
- Mâu thuẫn giữa một bên là nội dung dạy học đã được hiện đại hóa với một bên làphương pháp, phương tiện dạy học còn cũ kỹ
- Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới do tiến trình dạy học đề ravới một bên là trình độ phát triển trí tuệ hiện có còn hạn chế của học sinh
- Mâu thuẫn giữa một bên là nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đã được hiệnđại hóa với một bên là trình độ giáo viên còn thấp
- Mâu thuẫn giữa trình độ tư duy cao của thầy với trình độ tư duy thấp của trò
b Mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng nhân tố.
- Trong mục đích, nhiệm vụ dạy học có mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm tri thức, kỹnăng, kỹ xảo với yêu cầu không đúng về mặt giáo dục
- Trong phương pháp dạy học có mâu thuẫn giữa phương pháp thuyết trình với phươngpháp luyện tập
- Trong nhân tố thầy có mâu thuẫn giữa trình độ chuyên môn cao với trình độ nghiệp vụ
sư phạm còn non yếu
- Trong nhân tố trò có mâu thuẫn giữa tư duy cụ thể thì phát triển với tư duy trừu tượngthì kém phát triển
Những mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học nếu được giải quyết tốt sẽ tạo nênđộng lực của quá trình dạy học
Vậy động lực của quá trình dạy học là kết quả của việc giải quyết tốt các mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học.
2.2.2 Mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học.
Đó là những mâu thuẫn giữa các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học với các nhân tốtrong môi trường xã hội
- Mâu thuẫn giữa những tiến bộ khoa học, kỹ thuật với nội dung dạy học còn lạc hậu
- Mâu thuẫn giữa tiến bộ xã hội với mục đích, nhiệm vụ dạy học chưa được nâng cao.Trong những hoàn cảnh nhất định, việc giải quyết tốt các mâu thuẫn bên ngoài tạo nênnhững điều kiện cần thiết, có ý nghĩa quyết định đối với sự vận động của quá trình dạy học
2.3 Mâu thuẫn cơ bản và động lực chủ yếu của quá trình dạy học.
* Mâu thuẫn cơ bản có một số dấu hiệu sau:
- Mâu thuẫn đó tồn tại từ đầu đến cuối quá trình dạy học
- Việc giải quyết các mâu thuẫn khác đều phải nhằm phục vụ cho việc giải quyết nó
- Việc giải quyết mâu thuẫn đó có liên quan trực tiếp và sâu sắc đến nhân tố học sinh và hoạt động học
Trang 10* Căn cứ vào những dấu hiệu trên thì mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là: “Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu học tập mới do tiến trình dạy học đề ra với một bên là trình
độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh”.
Đây là mâu thuẫn tồn tại từ đầu đến cuối quá trình dạy học, vì khi nó xuất hiện dưới sựchỉ đạo của thầy, học sinh độc lập giải quyết nó và qua đó trình độ nhận thức của học sinhđược nâng lên một bước Song quá trình dạy học là quá trình liên tục, nên nhiệm vụ học tậpmới lại được đề ra ở mức độ cao hơn trình độ học sinh vừa đạt được Thế là mâu thuẫn lại xuấthiện và lại được giải quyết, trình độ học sinh lại được nâng lên Và cứ thế, mâu thuẫn khôngngừng xuất hiện và không ngừng được giải quyết, điều đó đảm bảo cho hoạt động nhận thứccủa học sinh phát triển liên tục
Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản có liên quan trực tiếp và sâu sắc đến sự vận
động và phát triển của nhân tố học sinh và hoạt động học Hay nói cách khác: việc giải quyết tốt mâu thuẫn cơ bản sẽ tạo nên động lực chủ yếu của quá trình dạy học.
* Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực
+ Học sinh phải ý thức đầy đủ mâu thuẫn
+ Mâu thuẫn phải vừa sức
+ Mâu thuẫn đó phải do tiến trình dạy học dẫn đến
IV LÔGIC CỦA QÚA TRÌNH DẠY HỌC
1 Khái niệm lôgic của quá trình dạy học.
Là trình tự vận động hợp quy luật của quá trình dạy học, đảm bảo cho học sinh đi từtrình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với bắt đầunghiên cứu môn học hay một đề mục nào đó, đến trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triểnnăng lực trí tuệ tương ứng với lúc kết thúc môn học hay một đề mục nào đó
2 Các khâu của quá trình dạy học.
2.1 Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh.
2.2 Tổ chức, điều khiển học sinh nắm tri thức mới.
2.3 Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức.
2.4 Tổ chức, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
2.5 Kiểm tra, đánh giá việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh và tổ chức, điều khiển học sinh tự kiểm tra, đánh giá.
2.6 Phân tích kết quả một bước (một giai đoạn, một chu trình) nhất định của QTDH.
B NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
I QUY LUẬT CỦA QTDH.
1 Khái niệm
Quy luật của quá trình dạy học phản ánh mối liên hệ, quan hệ chủ yếu bên trong quy
định xu hướng vận động và phát triển tất yếu của quá trình dạy học
Trang 112 Các qui luật của quá trình dạy học
2.1 Quy luật về tính chế ước của xã hội đối với quá trình dạy học
2.2 Quy luật về sự thống nhất giữa dạy học và phát triển trí tuệ cho HS
2.3 Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục nhân cách
2.4 Quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học
2.5 Quy luật thống nhất biện chứng giữa Mục đích-Nội dung-Phương pháp dạy học
3 Quy luật cơ bản của quá trình dạy học
Trong các quy luật trên thì quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quy luật cơ bản của quá trình dạy học Bởi vì:
- Quy luật này phản ánh mối liên hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa hai nhân tố trungtâm, đặc trưng cho tính chất hai mặt của quá trình dạy học: hoạt động dạy của thầy và hoạtđộng học của trò
- Quy luật này chi phối, bao trùm các quy luật khác của quá trình dạy học và ngược lại,các quy luật khác lại phục vụ cho việc thực hiện bản thân quy luật này
Đến đây có thể khẳng định: QTDH là một quá trình, trong đó, dưới tác động chủ đạo
(tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực,tự lực, sáng tạo, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập - nhận thức của bản thân nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học
II NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
1 Khái quát chung về nguyên tắc dạy học
1.1 Khái niệm nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học, có
tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học, nhằmthực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra
1.2 Cơ sở xác định các nguyên tắc dạy học
- Mục đích dạy học
- Quy luật nhận thức của loài người và các quy luật của quá trình dạy học
- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh
- Những kinh nghiệm của các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới
2 Hệ thống các nguyên tắc dạy học
2.1 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
2.1.1 Yêu cầu của nguyên tắc
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho HS những tri thứckhoa học chân chính, chính xác, phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học, công nghệ
và văn hóa
- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các phương pháp học tập, phương pháp nhậnthức, thói quen suy nghĩ, làm việc một cách khoa học
Trang 12- Thông qua đó, dần dần hình thành ở học sinh cơ sở thế giới quan, những tình cảmtrong sáng, phẩm chất tốt đẹp.
Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi thông qua con đường dạy chữ để dạy người
2.1.2 Biện pháp thực hiện nguyên tắc
- Cung cấp cho HS những chân lý đã được khẳng định vững chắc trong các khoa họchiện đại thông qua các môn học trong nhà trường Qua đó, giúp HS nắm được quy luật pháttriển của thế giới khách quan để dần dần có cách nhìn, có thái độ và hành động đúng đắn, sâusắc với hiện thực
- Cung cấp cho HS những hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội và con người Việt Nam,những truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và việc pháthuy truyền thống đó trong giai đoạn hiện nay Qua đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tráchnhiệm, nghĩa vụ công dân cho HS ngay trong chính quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện củabản thân
- Bồi dưỡng cho HS ý thức, năng lực phê phán một cách vừa sức những hiện tượng mêtín, dị đoan, những quan điểm sai trái phản động, phản khoa học, xuyên tạc và bóp méo sự thật
- Tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và làm quen với một số phương pháp nghiên cứu khoahọc ở mức độ giản đơn nhằm tạo điều kiện cho HS nâng cao hiệu quả học tập, tiếp cận với hoạtđộng khoa học để qua đó rèn luyện những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu
- Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển ở họcsinh năng lực tư duy khoa học, thói quen làm việc khoa học, đồng thời ngăn ngừa hiện tượnghọc vẹt, học tủ
2.2 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
2.2.1 Yêu cầu của nguyên tắc
Trong quá trình dạy học phải làm cho HS nắm vững tri thức và những cơ sở thực tiễncủa chúng, đồng thời cần tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động thực tiễn (LĐSX,HĐXH, NCKH ) để các em có điều kiện vận dụng tri thức đó vào thực tiễn, qua đó giúp HS ýthức được tác dụng của tri thức lý thuyết (lý luận) đối với thực tiễn và hình thành cho họ kỹnăng vận dụng tri thức vào các tình huống khác nhau
2.2.2 Biện pháp thực hiện nguyên tắc
- Giúp cho HS thấy rõ nguồn gốc thực tiễn trong quá trình ra đời và phát triển của cáckhoa học, các tri thức khoa học nhằm khơi dạy ở họ ý thức tham gia tích cực vào các hoạt độngthực tiễn để khám phá và trải nghiệm, ứng dụng các tri thức khoa học
- Phản ánh tình hình thực tiễn vào trong nội dung dạy học và vạch ra phương hướng,biện pháp ứng dụng, vận dụng tri thức vào thực tiễn
- Khai thác vốn sống thực tế của HS nhằm minh hoạ, giải thích và ứng dụng tri thức mớivào thực tiễn
Trang 13- Sử dụng những phương pháp dạy học: làm thí nghiệm, thực nghiệm, luyện tập, nghiêncứu tài liệu thực tế nhằm hướng dẫn HS tập vận dụng tri thức đã học vào nhiều tình huốngkhác nhau như giải thích các hiện tượng thực tế, giải các bài tập thực tế, tổng kết kinh nghiệmthực tế.
- Tận dụng các hình thức dạy học ở xưởng trường, vườn trường, ở các cơ sở sản xuấtcông, nông nghiệp nhằm giúp HS kết hợp một cách sinh động việc nghe giảng lý thuyết ởtrên lớp với việc được tận mắt thấy tình hình thực tiễn, đồng thời còn giúp các em có điều kiện
để vận dụng những điều đã học vào thực tiễn
- Kết hợp dạy học với lao động sản xuất và lao động công ích
2.3 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
2.3.1 Yêu cầu của nguyên tắc
Trong quá trình dạy học, hoạt động nhận thức của học sinh cần được tổ chức theo 2hướng:
- Cho HS được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ
đó hình thành những tri thức lý thuyết khái quát (khái niệm, quy luật, định nghĩa, quy tắc )hay nói cách khác, từ sự quan sát các sự vật, hiện tượng cụ thể rồi khái quát chúng để đi đếncái chung, cái trừu tượng
- Cho HS lĩnh hội những tri thức lý thuyết khái quát trước rồi đi đến xem xét các sự vật,hiện tượng cụ thể (đi từ cái chung, cái trừu tượng đến cụ thể)
2.3.2 Biện pháp thực hiện nguyên tắc
- Sử dụng phối hợp các loại phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là các phươngtiện nhận thức và nguồn nhận thức
- Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói (nghĩa là kết hợp hai hệthống tín hiệu với nhau)
- Rèn luyện cho HS óc quan sát và năng lực rút ra những kết luận có tính khái quát
- Sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp HS vận dụng những biểu tượng đã có để hìnhthành biểu tượng mới qua đó hình thành những khái niệm, lý thuyết mới
- Cho HS làm những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cụthể hoá và trừu tượng hoá, giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng
2.4 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính mềm dẻo của tư duy
2.4.1 Yêu cầu của nguyên tắc
- Tính vững chắc của tri thức thể hiện ở việc: nắm vững tri thức đã lĩnh hội; ghi nhớ vàcũng cố vững chắc tri thức; nắm được bản chất của vấn đề, biến kinh nghiệm của loài ngườithành vốn kinh nghiệm của riêng mình
Trang 14- Tính mềm dẻo của tư duy thể hiện ở việc: nhớ nhanh, nhớ nhiều, nhớ chính xác và nhớlâu Khi cần có thể nhớ lại được và vận dụng linh hoạt vào các tình huống nhận thức hay hoạtđộng thực tiễn khác nhau.
Trong quá trình dạy học phải làm cho HS nắm vững chắc tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, khi cần có thể nhớ lại và vận dụng được linh hoạt vào các tình huống nhận thức hay thực tiễn khác nhau.
2.4.2 Biện pháp thực hiện nguyên tắc
- Giáo viên chọn lọc và làm nổi bật những tri thức cơ bản của từng đề mục, từng chương
để học sinh tập trung trí tuệ, sức lực vào đó không bị phân tán sức chú ý và khả năng vàonhững cái không cơ bản
- Hướng dẫn cho HS cách sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ trong quá trình tự học: ghinhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định, ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa
- Hướng dẫn HS ôn tập một cách tích cực, có kế hoạch, có hệ thống với nhiều hình thứckhác nhau
- Hướng dẫn HS vận dụng vốn hiểu biết của mình dưới nhiều hình thức (làm bài tập,làm thí nghiệm, giải thích hiện tượng thực tế, lao động sản xuất) Qua đó, HS tập di chuyển trithức, kỹ năng, kỹ xảo vào các tình huống khác nhau và dần hình thành năng lực thích ứng vớinhững biến đổi của hoàn cảnh nhận thức, hoàn cảnh thực tiễn khác nhau
2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung với tính vừa sức riêng trong dạy học
2.5.1 Yêu cầu của nguyên tắc
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, vận dụng phối hợpphương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với trình độ phát triển chung của cảtập thể học sinh, đồng thời phù hợp với trình độ phát triển của từng đối tượng học sinh, thậmchí với từng học sinh, đảm bảo cho mọi học sinh đều có thể phát triển ở mức tối đa so với khảnăng của mình, đảm bảo cho họ tiến bộ theo nhịp độ riêng của mình
2.5.2 Biện pháp thực hiện nguyên tắc
- GV tìm hiểu nắm vững đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng của HS về các mặt:
xu hướng, động cơ, thái độ, tính cách, điều kiện sống sức khoẻ, năng lực nhận thức Đặc biệt lànăng lực nhận thức và động cơ, thái độ học tập bằng nhiều biện pháp, nhất là tăng cường theodõi, kiểm tra, đánh giá làm cơ sở cho việc dạy học phù hợp với trình độ của của HS
- Trong quá trình dạy học dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,
từ nắm tri thức đến rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, từ vận dụng tri thức trong tình huống tương tựnhư những tình huống đã học đến vận dụng tri thức vào tì nh huống mới
- Khi lên lớp, giáo viên cần thường xuyên theo dõi tình hình lĩnh hội tri thức của HS đểkịp thời điều chỉnh hoạt động của thầy và trò nhất là những HS thuộc đối tượng yếu, kém
Trang 15- Cá biệt hoá hoạt động dạy học trên cơ sở phân loại học sinh theo trình độ nhận thức,hứng thú và năng khiếu cá nhân
- Tổ chức hoạt động tự học của học sinh dưới các hình thức hoạt động nhóm, hoạt độngngoại khóa
2.6 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính cá nhân và tập thể trong QTDH
2.6.1 Yêu cầu của nguyên tắc
Quá trình dạy học cần hướng vào việc phát triển khả năng nhận thức, phương pháp tìmkiếm, khám phá tri thức của mỗi học sinh và hình thành khả năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữacác cá nhân trong tập thể để cùng đạt đến mục đích học tập chung Nói cách khác, người giáoviên cần tổ chức điều khiển hoạt động của cá nhân học sinh kết hợp với các hình thức làm việctập thể trong QTDH
2.6.2 Biện pháp thực hiện nguyên tắc
- Giáo viên hướng dẫn tập thể học sinh xây dựng hệ thống các yêu cầu chung phù hợpvới mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Từ đó, tổ chức hoạt động học tập, nghiên cứu dưới hình thứctập thể một cách hợp lý (trao đổi ý kiến trong tổ, nhóm; sinh hoạt câu lạc bộ, thực hiện đềán…) Mỗi thành viên của tập thể không chỉ tiếp nhận, ủng hộ các yêu cầu chung mà còn phảithực hiện, bổ sung và hoàn thiện những yêu cầu đó
- Tổ chức các hoạt động tự học chung dưới nhiều hình thức (học nhóm, thảo luận, tranhluận, hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập, phân công các bạn học sinh khá giỏi giúp đỡ cácbạn yếu, kém)
- Đẩy mạnh việc tự học cá nhân: học có kế hoạch, có phương pháp
2.7 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của HS với vai trò chủ đạo của GV trong dạy học
2.7.1 Yêu cầu của nguyên tắc
Trong quá trình dạy học, GV phải phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập của HStrên cơ sở giữ vững vai trò chủ đạo của mình nhằm tạo nên sự cộng hưởng (hiệu quả tổng hợp)của hoạt động dạy và hoạt động học
* Tính tự giác của HS được thể hiện qua việc:
+ Hiểu rõ và nắm vững các nhiệm vụ học tập của mình trên cơ sở ý thức được mục đích của hoạt động học tập
+ Có ý thức đi sâu nắm, hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao trong học tập
Tính tự giác là cơ sở, là tiền đề để hình thành tính tích cực
* Tính tích cực nhận thức của HS thể hiện:
+ Tính tích cực bên ngoài: chăm chú nghe giảng, hăng hái xây dựng bài
Trang 16+ Tính tích cực bên trong: huy động ở mức cao nhất các chức năng tâm lý, đặc biệt làchức năng tư duy, là sự kết hợp thống nhất giữa các yếu tố tâm lý nhận thức với các yếu tố xúccảm, tình cảm, ý chí.
Tính tích cực bên trong và tính tích cực bên ngoài thống nhất với nhau
Nhờ tính tích cực HS sẽ hoàn thành được nhiệm vụ học tập với tinh thần trách nhiệm, nghị lực cao
* Tính độc lập nhận thức được đặc trưng ở chỗ:
HS tự phát hiện vấn đề, tự đặt vấn đề và tự giải quyết vấn đề Như vậy, tính độc lậpnhận thức còn được thể hiện năng lực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của HS
Ba phẩm chất trên có mối quan hệ mật thiết với nhau: tính tự giác là cơ sở hình thành
tính tích cực; tính tích cực phát triển cao sẽ làm nảy sinh tính độc lập Như vậy, tính độc lập đãchứa đựng trong nó tính tự giác và tính tích cực chúng được hình thành và phát triển dưới tácdụng chủ đạo của người GV
Người GV giỏi là người GV phát huy được tính tự giác, tích cực, độc lập của HS, đồngthời ba phẩm chất đó của HS lại tạo điều kiện cho GV thể hiện tốt vai trò chủ đạo của mình
Trong quá trình dạy học, việc phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập của HS có ý nghĩa
và tầm quan trọng đặc biệt Nó giúp HS thực hiện những bước nhảy vọt trong nhận thức, nắmđược bản chất các vấn đề học tập, góp phần tìm tòi, phát hiện cái mới, hiểu sâu sắc tri thức lýthuyết và biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo lý thuyết vào thực tiễn
2.7.2 Biện pháp thực hiện nguyên tắc
- HS phải ý thức được mục đích học tập, từ đó xác định động cơ thái độ học tập đúngđắn
- Tạo điều kiện và khuyến khích HS trình bày ý kiến, nêu thắc mắc của mình, đề caotinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ (không lĩnh hội vàkhông tin tưởng một cách mù quáng những tri thức mà mình không hiểu, không rèn luyện kỹnăng, kỹ xảo khi không biết cơ sở lý luận cũng như ý nghĩa thực tiễn của chúng, không làm bàitập, không trả lời câu hỏi khi chưa nắm được lý thuyết)
- Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề ở các mức độ khácnhau, đặc biệt cần tăng cường mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết các bài tập nhận thức
- Sử dụng phối hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học (thảo luận, học nhóm tại lớp, tựhọc, tham quan học tập, hoạt động ngoại khoá ) nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, độc lậpcủa HS đồng thời GV có điều kiện động viên, khuyến khích những mặt tốt, kích thích nhu cầu,hứng thú nhận thức cũng như kịp thời uốn nắn những thiếu sót của HS
- Trong suốt quá trình dạy học, thường xuyên thu tín hiệu ngược ngoài, ngược trong,nhằm điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động của trò cũng như của thầy
Trang 17C NỘI DUNG DẠY HỌC
I KHÁI NIỆM NỘI DUNG DẠY HỌC
Nội dung dạy học là hệ thống những tri thức, kỹ năng kỹ xảo, các giá trị tinh thần vàđạo đức mà người học phải lĩnh hội, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách của họ phùhợp với mục đích, nhiệm vụ dạy học Hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo này là một bộphận các kinh nghiệm lịch sử - xã hội được lựa chọn trong nền văn hóa nhân loại
II NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA NỘI DUNG DẠY HỌC
1 Những thành phần của nội dung dạy học
1.1 Hệ thống những tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy; về kỹ thuật và cách thức hoạt động 1.2 Hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí óc và lao động chân tay
1.3 Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo
1.4 Những chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên, xã hội, đối với con người và cộng đồng
2 Mối quan hệ giữa các thành phần của nội dung dạy học
Cả 4 thành phần trên có liên hệ mật thiết với nhau, qui định lẫn nhau Điều này được thểhiện ở chỗ:
- Thiếu tri thức thì không thể hình thành kỹ năng, kỹ xảo
- Hoạt động sáng tạo được thực hiện trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm hoạt động đãbiết Song kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của con người không phải tỷ lệ thuận với khốilượng tri thức mà phụ thuộc vào cách thức lĩnh hội và vận dụng tri thức đó
- Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo sẽ giúp lĩnh hội nhanh, vững chắc và sâu sắc tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, tạo cho chúng có tính linh hoạt, mềm dẻo hơn
- Tính giáo dục của nội dung dạy học đòi hỏi phải nắm vững tri thức và kinh nghiệmhoạt động thực tiễn Các thành phần này sẽ tạo cho học sinh có thái độ cảm xúc đúng đắn đốivới tự nhiên, với xã hội, với con người và quy định những kỹ năng, kỹ xảo ứng xử của họ
Toàn bộ nội dung dạy học phải thể hiện 4 thành phần trên Nếu coi nhẹ 1 trong 4 thànhphần đó sẽ gây nên những tổn thất cho những thành phần khác
III NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY HỌC
1 Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu giáo dục cấp học, mục đích, nhiệm vụ dạy học
2 Nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, cân đối giữa các mặt giáo dục, đặc biệt chú ýgiáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và ý thức nhân văn cho người học
3 Đảm bảo cho học sinh nắm vững tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện đại, có hệ thống, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
4 Phải đảm bảo tính tích hợp cao của các môn học, trong đó quan tâm đến mối liên hệ giữa cáclĩnh vực thành phần của nội dung dạy học
Trang 185 Nội dung dạy học phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục hướng nghiệp đối với người học
6 Đảm bảo học đi đôi với hành, hoạt động nội khóa kết hợp với hoạt động ngoại khóa
7 Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và giới tính, đặc điểm hoạt động nhận thức hiện naycủa người học, chú ý phát huy sở trường, năng khiếu cá nhân thích hợp với điều kiện dạy họccủa nhà trường
Các nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học có liên quan mật thiết với nhau, thâm nhậpvào nhau, vì thế trong quá trình biên soạn và thiết kế nội dung dạy học cần có quan điểm tiếpcận phức hợp
IV CÁC DẠNG THỂ HIỆN NỘI DUNG DẠY HỌC
1 Kế hoạch dạy học
2 Chương trình dạy học
3 Sách giáo khoa, giáo trình
4 Các tài liệu dạy học khác
D PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Khái niệm phương pháp
Ta có thể hiểu phương pháp là cách thức, con đường chủ thể tác động lên đối tượng để
cải biến nó nhằm đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định
2 Khái niệm phương pháp dạy học
Lý luận về phương pháp dạy học được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa cóphê phán và chọn lọc những thành tựu sư phạm, giáo dục học, lý luận dạy học; đặc biệt là cácquan điểm hiện đại liên quan đến xu hướng tối ưu hóa quá trình dạy học như toàn cầu hóa, xãhội tri thức Tương ứng với các xu thế đó là các phương pháp dạy học tích cực như dạy họcnêu vấn đề, dạy học theo nhóm, …
Có thể hiểu phương pháp dạy học là:
+ PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động chung của GV và HS trong quá trình dạyhọc, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học
+ PPDH là cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác với nhau của GV và HS nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung dạyhọc
II HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phân loại phương pháp dạy học Có nhiều cách phân loại:
* Dựa theo các giai đoạn của quá trình dạy học (bước, khâu của quá trình dạy học), người ta
chia phương pháp dạy học thành 5 tập hợp:
- Các phương pháp dạy học dùng khi nghiên cứu tài liệu mới
Trang 19- Các phương pháp dạy học dùng khi củng cố kiến thức
- Các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp Kiến thức, Kĩ năng, Kĩ xảo
- Các phương pháp dạy học dùng khi khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức
- Các phương pháp dạy học dùng khi kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
* Dựa theo nguồn thông tin dạy học, người ta lại chia mỗi tập hợp trên đây thành các nhóm
sau:
- Nhóm phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ
- Nhóm phương pháp dạy học trực quan
* Dựa theo cách thức tổ chức logic bên trong của hoạt động nhận thức, người ta lại chia ra
các kiểu phương pháp dạy học khác nhau với các loại nội dung khác nhau:
- Kiểu dạy học Thông báo - Tái hiện
- Kiểu dạy học Làm mẫu - Bắt chước
- Kiểu dạy học Nêu vấn đề Ơrixtic
- Kiểu dạy học phức hợp chuyên biệt hoá
2 Hệ thống các phương pháp dạy học
Vấn đề phân loại các phương pháp dạy học cho đến này vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về cơ sở phân loại, hệ thống và tên gọi các phương pháp dạy học Sau đây, chúng ta tìm hiểu hệ thống các phương pháp dạy học đang được sử dụng phổ biến Đó là hệ thống các phương pháp được xây dựng dựa trên các nguồn thông tin dạy học
2.1 Nhóm các phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ
2.1.1 Phương pháp thuyết trình
a Khái niệm
Phương pháp thuyết trình là PPDH trong đó GV dùng lời nói sinh động để trình bày tàiliệu học tập mới hoặc tổng kết tri thức HS đã thu lượm được một cách có hệ thống trong mộtkhoảng thời gian nhất định
Phương pháp thuyết trình được sử dụng phổ biến trong khi trình bày tài liệu học tập mớihoặc khi trình bày làm sáng tỏ một vấn đề phức tạp, khó mà người học không thể độc lập nhậnthức, trình bày, giới thiệu những vấn đề thực tế Thuyết trình cũng dùng để hệ thống hóa, tổngkết, ôn tập cho HS…
Trang 20Các phương pháp thuyết trình bao gồm giảng thuật, giảng giải, giảng diễn.
Một bài giảng theo phương pháp thuyết trình thông thường bao gồm 3 bước:
- Đặt vấn đề: Đây là bước rất quan trọng, trong đó người thầy phải “Tạo được tâm thế
học tập” cho người học (định hướng vấn đề cần trình bày, tạo nhu cầu, hứng thú từ đó hình
thành động cơ học tập đúng đắn cho người học) Kết thúc bước này, vấn đề cần xét sẽ đượcgiáo viên phát biểu rõ ràng và xúc tích
- Giải quyết vấn đề (nội dung chính của bài thuyết trình): Thông thường GV trình bày
vấn đề theo các con đường logic của sự nhận thức (hoặc tổ hợp của nhiều con đường khácnhau) đó là:
+ Theo con đường phân tích
+ Theo con đường tổng hợp
+ Theo con đường quy nạp
+ Theo con đường diễn dịch
+ Theo con đường chọn lọc
- Kết luận: Đây là bước mà người thầy phải đưa ra các thông tin dưới dạng khái quát,
chính xác, bản chất nhất của vấn đề được nghiên cứu đồng thời phải chỉ ra được lĩnh vực, phạm vi áp dụng và hướng nghiên cứu mở rộng của vấn đề đó
b Ưu nhược điểm của phương pháp thuyết trình
* Ưu điểm:
- Bài thuyết trình nếu được tổ chức hợp lí (logic chặt chẽ, kết hợp với một số phương
pháp dạy học tích cực như phương pháp nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại …) sẽ có tính tương tác
rất cao và rất hiệu quả trong giảng dạy, đặc biệt ở bậc trung học phổ thông và bậc đại học
- Tiết kiệm thời gian
- Nội dung cần truyền đạt lớn và đồng đều
c Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình
- Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn, tính giáo dục của nội dung thuyếttrình Nội dung thuyết trình phải là những vấn đề khoa học, đảm bảo trang bị cho người họcnhững tri thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống, chính xác, đảm bảo tính logic khoa học chặt chẽ
- Đảm bảo tính logic của việc trình bày tài liệu, tính trong sáng, dễ hiểu, tính hìnhtượng, cảm xúc…Khi tiến hành thuyết trình, giáo viên phải trình bày vấn đề một cách khoa học