1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về hệ thống điện thân xe mazda 3 ứng dụng thiết kế mô hình điện thân xe

130 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Về Hệ Thống Điện Thân Xe Mazda 3 Ứng Dụng Thiết Kế Mô Hình Điện Thân Xe
Tác giả Hồ Xuân Dương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hồng Thắng
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 5,44 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI (16)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2 Mục tiêu đề tài (16)
    • 1.3 Phương pháp và phạm vi nghiêm cứu (16)
      • 1.3.1 Phương pháp nguyên cứu (16)
      • 1.3.2 Phạm vi nguyên cứu (17)
  • Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN XE Ô TÔ (18)
    • 2.1 Tổng quan về hệ thống điện (18)
    • 2.2 Các thành phần chính của hệ thống điện thân xe (18)
      • 2.2.1 Hệ thống chiếu sáng (19)
        • 2.2.1.1 Cấu tạo (19)
        • 2.2.1.2 Phân loại (20)
        • 2.2.1.3 Ưu nhược điểm (21)
        • 2.2.1.4 Sơ đồ mạch điện (23)
      • 2.2.2 Hệ thống tín hiệu (25)
        • 2.2.2.1 Cấu tạo (25)
        • 2.2.2.2 Phân loại (25)
        • 2.2.2.3 Ưu nhược điểm (26)
        • 2.2.2.4 Sơ đồ mạch điện (26)
      • 2.2.3 Hệ thông nâng hạ kính (28)
        • 2.2.3.1 Cấu tạo (28)
        • 2.2.3.2 Phân loại (29)
        • 2.2.3.3 Ưu nhược điểm (29)
        • 2.2.3.4 Sơ đồ mạch điện (30)
      • 2.2.4 Hệ thống gạt mưa, rửa kính (31)
        • 2.2.4.1 Cấu tạo (31)
        • 2.2.4.2 Phân loại (31)
        • 2.2.4.3 Ưu nhược điểm (32)
        • 2.2.4.4 Sơ đồ mạch điện (34)
      • 2.2.5 Hệ thống khóa cửa xe (35)
    • 2.3 Giới thiệu xe Mazda 3 2019 (38)
  • Chương 3: KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE (41)
  • MAZDA 3 2019 (41)
    • 3.1 Bố trí các hệ thống trên xe (41)
      • 3.1.1 Hệ thống đèn chiếu sáng (41)
      • 3.1.2 Hệ thống tín hiệu (42)
      • 3.1.3 Hệ thống điều khiển nâng hạ kính (44)
      • 3.1.4 Hệ thống gạt mưa (45)
      • 3.1.5 Hệ thống khoá cửa xe (48)
    • 3.2 Chức năng nguyên lý làm việc hệ thống (49)
      • 3.2.1 Hệ thống chiếu sáng (49)
      • 3.2.2 Hệ thống tín hiệu (51)
      • 3.2.3 Hệ thống gạt mưa, rửa kính (53)
      • 3.2.4 Hệ thống khoá cửa xe (54)
    • 3.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc (55)
      • 3.3.1 Hệ thống chiếu sáng (55)
        • 3.3.1.1 Đèn pha/cos (55)
        • 3.3.1.2 Đèn sương mù phía trước (58)
      • 3.3.2 Hệ thống tín hiệu (59)
        • 3.3.2.1 Đèn báo rẽ và đèn hazard (59)
        • 3.3.2.2 Còi xe (62)
        • 3.3.2.3 Đèn phanh (63)
        • 3.3.2.4 Đèn lùi (65)
      • 3.3.3 Hệ thống nâng hạ kính (67)
      • 3.3.4 Hệ thống gạt mưa, rửa kính (68)
      • 3.3.5 Hệ thống khoá cửa xe (71)
    • 4.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống (73)
      • 4.1.1 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống chiếu sáng (73)
        • 4.1.1.1 Công tắc đèn tổng hợp (73)
        • 4.1.1.2 Đèn pha/cos (0)
        • 4.1.1.3 Các dạng hư hỏng (76)
      • 4.1.2 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống tín hiệu (77)
        • 4.1.2.1 Đèn xi nhan (77)
        • 4.1.2.2 Đèn báo nguyên hiểm(hazard) (79)
        • 4.1.2.3 Đèn phanh (82)
        • 4.1.2.4 Hư hỏng và khắc phục (83)
      • 4.1.3 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống nâng hạ kính (85)
        • 4.1.3.1 Cầu chì (85)
        • 4.1.3.2 Công tắc điều khiển (85)
        • 4.1.3.3 Motor nâng hạ kính (86)
      • 4.1.3 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống gạt mưa và rửa kính (88)
        • 4.1.3.1 Công tắc gạt mưa (88)
        • 4.1.3.2 Motor nâng hạ kính (89)
        • 4.1.3.3 Hư hỏng và khắc phục (90)
      • 4.1.4 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống khoá cửa (93)
        • 4.1.4.1 Giắc cắm (93)
        • 4.1.4.2 Chốt cửa (94)
        • 4.1.4.3 Hư hỏng và khắc phục (94)
    • 4.2 Quy trình bảo dưỡng (96)
      • 4.2.1 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng (96)
        • 4.2.2.1 Thay thế đèn pha/cos, đèn sương mù, đèn xi nhan và đèn phanh (97)
        • 4.2.2.2 Thay thế hệ thống nâng hạ kính (100)
        • 4.2.2.3 Thay thế hệ thống gạt mưa, rửa kính (100)
        • 4.2.2.4 Thay thế hệ thống khoá cửa (103)
    • 5.1 Xây dựng mô hình và thiết lập các thành phần cấu tạo (106)
      • 5.1.1 Các thành phần cấu tạo hình thành mô hình (106)
        • 5.1.1.1 Cầu chì (106)
        • 5.1.1.2 Công tắc khởi động 3 chân (106)
        • 5.1.1.3 Relay (107)
        • 5.1.1.4 Motor phun nước (108)
        • 5.1.1.5 Motor gạt nước (108)
        • 5.1.1.6 Công tắc tổ hợp (109)
        • 5.1.1.7 Công tắc nâng hạ kính (110)
        • 5.1.1.8 Motor nâng hạ kính: (mô phỏng) (111)
        • 5.1.1.9 Bộ điều khiển đóng, mở cửa (111)
        • 5.1.1.10 Motor mở, khóa cửa (112)
        • 5.1.1.11 Cục chớp xi nhan (113)
        • 5.1.1.12 Cụm đèn (113)
        • 5.1.1.13 Nguồn (bộ chuyển nguồn) (114)
    • 5.2 Lựa chọn phương án thiết kế (115)
    • 5.4 Mô phỏng hệ thống (117)
      • 5.4.1 Mô phỏng hệ thống đèn chiếu sáng (117)
      • 5.4.2 Mô phỏng hệ thống đèn xi nhan (119)
      • 5.4.3 Mô phỏng hệ thống đèn cảnh báo hazard (119)
      • 5.4.4 Mô phỏng hệ thống nâng hạ kính (120)
      • 5.4.5 Mô phỏng hệ thống gạt mưa, rửa kính (120)
      • 5.4.6 Mô phỏng hệ thống khoá cửa (121)
    • 5.5 Quy trình lắp ráp mô hình (122)
  • Chương 6: KẾT LUẬN (126)
    • 6.1 Kết luận (126)
      • 6.1.1 Những kết quả đạt được của đề tài (126)
      • 6.1.2 Thuận lợi và khó khăn (127)
    • 6.2 Hướng phát triển đề tài (128)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nhu cầu xã hội, tất cả các hoạt động trong đời sống cũng đều tiến theo xu hướng hiện đại hóa Điều này cũng tạo ra nhu cầu cần có những phương tiện giao thông hiện đại để phục vụ con người Nhằm đáp ứng điều này, ngành công nghiệp ôtô cũng phát triển đồng bộ và có những thay đổi lớn Cả thế giới và Việt Nam đều chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc trong ngành ôtô, đặc biệt là trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào xe ôtô Trong loạt các yếu tố quan trọng khi đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp, hệ thống điện thân xe là một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua Được coi là chỉ số đo lường đáng tin cậy về tính hiện đại và tinh xảo của một chiếc xe, hệ thống điện thân xe ngày càng trở nên phức tạp và tiên tiến đồng thời với sự phát triển của công nghệ Hiện nay, chiếc xe nào càng tiên tiến thì hệ thống điện thân xe cũng càng được trang bị đa dạng và thông minh

Do vậy, việc nắm rõ tính năng của một chiếc xe, đặc biệt là hệ thống điện thân xe, trở nên vô cùng cần thiết để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định thông minh và phù hợp khi lựa chọn chiếc xe phục vụ cho nhu cầu của mình

Vì vậy em chọn đề tài “Nghiên cứu về hệ thống điện thân xe Mazda 3 Ứng dụng thiết kế mô hình điện thân xe.” đây một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa hệ thống điện trên xe

Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của đề tài này là giúp em có cái nhìn tổng quan về hệ thống điện của xe ô tô Nó sẽ giúp mọi người hiểu rõ về chức năng, nguyên lý hoạt động và cấu trúc cơ bản của các hệ thống điện trên xe ô tô nói chung Đồng thời, các vấn đề cũng có thể nhận biết được các vấn đề thường gặp và cung cấp giải pháp và cách giải quyết khi gặp phải những vấn đề đó.

Phương pháp và phạm vi nghiêm cứu

2 Để hoàn thành đề tài này, em đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu khác nhau

-Phương pháp tham khảo tài liệu và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Em đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có sẵn để thu thập thông tin cần thiết, sau đó tổng hợp và phân tích để tìm ra ý tưởng chính

-Sử dụng phương pháp thử nghiệm bằng cách sử dụng các chủ đề cương cứng có sẵn để thiết kế, mô phỏng mạch điện và thực hiện các thực hành trên mô hình

Nội dung của chủ đề tài liệu tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: -Nghiên cứu về thành phần cấu tạo chính của các hệ thống điện thân xe, tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của chúng

-Tiến hành tính toán, thiết kế mô phỏng mạch điện và thực nghiệm mô hình, xác định thực tế và kiểm tra hiệu quả hoạt động của các hệ thống đưa ra kết luận tổng thể về tầm ảnh hưởng và tầm quan trọng của hệ thống điện thân xe, làm rõ vai trò trò chơi và đóng góp của họ trong tổng thể hoạt động của xe ô tô -Viết báo cáo tổng hợp để trình bày các kết quả, phân tích và đánh giá từ quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án theo yêu cầu

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN XE Ô TÔ

Tổng quan về hệ thống điện

Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò trò chơi vô cùng quan trọng trong việc cung cấp và truyền tải năng lượng cho các thiết bị điện trên xe

Trên xe, có nhiều thiết bị sử dụng điện, bao gồm đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, hệ thống âm thanh, hệ thống điều hòa, hệ thống nhiệt, đồng hồ đo tốc độ, vòng tua máy, tín hiệu từ các biến cảm biến và nhiều hệ thống điện khác Chúng đều phụ thuộc vào hệ thống điện trên xe để hoạt động một cách hiệu quả

Ngoài các chức năng trên, hệ thống điện trên xe còn có các nhiệm vụ quan trọng khác như pin cắm cho thiết bị di động và hỗ trợ khởi động máy Điều này đảm bảo rằng các thiết bị di động luôn có nguồn năng lượng để hoạt động trong suốt hành trình và đồng thời giúp khởi động cơ chế một cách chia sẻ Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống điện trên xe được trang bị các thành phần như pin, máy phát điện, bộ điều khiển và dây điện Ắc quy và máy phát điện đóng vai trò cung cấp nguồn điện cho các thiết bị trên xe, trong khi bộ điều khiển giúp điều chỉnh và kiểm soát quá trình cung cấp điện Các dây điện được sử dụng để truyền tải năng lượng điện từ pin và máy phát điện đến các thiết bị trên xe, đảm bảo sự kết nối và truyền tải dữ liệu điện một cách hiệu quả

Tóm lại, hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc cung cấp và truyền năng lượng điện cho các thiết bị trên xe, mà còn đảm bảo tính an toàn và tiện nghi trong quá trình vận hành của dự án Với sự hiện diện của pin, máy phát điện, bộ điều khiển và dây điện, hệ thống điện trên xe đóng vai trò không thể thiếu trong một chiếc ô tô hiện đại.

Các thành phần chính của hệ thống điện thân xe

Hệ thống xe thân là một phần vô cùng quan trọng và phức tạp trên những chiếc xe đời mới Nó bao gồm một mạng lưới các bộ phận và linh kiện điện tử chịu trách nhiệm cung cấp và điều khiển năng lượng điện cho toàn bộ các thiết bị và hệ thống trên xe

Mỗi hệ thống trong hệ thống điện thân xe đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của xe trong quá trình chuyển đổi Tích hợp và điều khiển tất cả các hệ thống này yêu cầu sự chính xác và đồng bộ hóa cao giữa các thành phần điện tử trên xe

- Đèn đầu (Head lamps - Main driving lamps)

- Đèn sương mù (Fog lamps)

- Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard)

- Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps)

- Đèn chớp pha (Headlamp flash switch)

- Đèn báo đứt bóng (Lamp failure indicator)

Hình 2.1: Các bộ phận của hệ thống chiếu sáng

Nếu phân loại treo vị trí ta có chiếu sáng trong xe (đèn trần, soi sáng capô ) và chiếu sáng ngoài (đèn đầu, đèn đuôi )

Theo đặᴄ điểm ᴄủa phân bố ᴄhùm ánh ѕáng người ta phân thành 2 loại hệ thống ᴄhiếu ѕáng:

- Hệ thống ᴄhiếu ѕáng theo Châu Âu

Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu, còn được gọi là "Hệ thống chiếu sáng đối xứng phản xạ" (Symmetrical Reflector System) là một hệ thống chiếu sáng đèn xe được sử dụng chủ yếu tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu Điểm đặc biệt của hệ thống này là sử dụng các loại bóng đèn halogen hoặc đèn LED chất lượng cao được bố trí bên trong một hộp kính chắn sáng có hình dạng đối xứng

Một điểm đáng chú ý của hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu là sự tập trung vào việc tránh gây chói mắt cho người đi ngược chiều Điều này đảm bảo an toàn cho người lái và những người tham gia giao thông khác, đồng thời giúp hạn chế khả năng gây mất tập trung và tai nạn giao thông

Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu đã được chấp nhận và sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ ở Châu Âu mà còn ở nhiều khu vực khác Việc sử dụng hệ thống chiếu sáng đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và đối mặt với các điều kiện lái xe khác nhau, đặc biệt là vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu

- Hệ thống ᴄhiếu ѕáng theo Châu Mỹ

Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ, còn được gọi là "Hệ thống chiếu sáng đối xứng đặc biệt" (Asymmetrical Reflector System) là một hệ thống chiếu sáng đèn xe được sử dụng chủ yếu tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Mỹ Điểm đặc biệt của hệ thống này là sử dụng các loại bóng đèn halogen hoặc đèn LED cao cấp được bố trí bên trong một hộp kính chắn sáng có hình dạng đối xứng đặc biệt

Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ cũng tập trung vào việc tránh gây chói mắt cho người đi ngược chiều và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông Tuy nhiên, so

6 với hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu, hệ thống này thường có chùm sáng thấp hơn và không đạt được tầm nhìn xa như hệ thống theo Châu Âu

Việc sử dụng hệ thống chiếu sáng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu Nên tuân thủ các quy định giao thông và điều chỉnh đèn chiếu xa/gần phù hợp tùy theo môi trường lái xe để tránh gây nguy hiểm cho người lái và những người tham gia giao thông khác 2.2.1.3 Ưu nhược điểm a Ưu điểm

- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu:

Hình 2.2: Cấu tạo đèn pha hệ châu Âu Ánh sáng tập trung và xa hơn: Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu thường sử dụng đèn chiếu xa (High beam) với chùm sáng tập trung và xa hơn, giúp tăng tầm nhìn cho người lái trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc đường xá vắng vẻ

Có thể điều chỉnh độ cao của ánh sáng: Hầu hết các xe có hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu đều có tính năng tự động điều chỉnh độ cao của đèn, tùy chỉnh dựa trên trọng lực và tải trọng của xe, giúp tránh chói mắt người lái khác trong điều kiện đường đồi hay đường gập ghềnh

Hiệu suất chiếu sáng tốt: Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu thường sử dụng đèn LED hoặc đèn xenon có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng hơn so với đèn halogen truyền thống, giúp kéo dài tuổi thọ và giảm mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống

- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ:

Hình 2.3: Cấu tạo đèn pha hệ châu Mỹ

Tránh chói mắt: Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ thiết kế đèn chiếu gần (Low beam) giúp tránh gây chói mắt cho người đi ngược chiều, tạo điều kiện an toàn hơn trong điều kiện giao thông đông đúc

Dễ sử dụng: Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ có thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, không cần phải điều chỉnh đèn chiếu xa/gần thủ công, giúp tập trung vào việc lái xe một cách thuận tiện

Chi phí thấp: Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ thường sử dụng đèn halogen, có chi phí thấp hơn so với đèn LED hoặc đèn xenon, giúp giảm tổng chi phí sửa chữa và bảo trì của hệ thống b Nhược điểm

- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu:

Giới thiệu xe Mazda 3 2019

Mazda 3, trước khi được biết đến dưới cái tên hiện tại, đã ra mắt công chúng thế giới với tên gọi Mazda 323 khoảng 40 năm trước Từ đó đến nay, thương hiệu Mazda đã giới thiệu hơn 40 mẫu xe Mazda 3 khác nhau, bao gồm các biến thể sedan, hatchback, coupe và wagon Thiết kế của Mazda 3 được đánh giá là hiện đại, trẻ trung và hài hòa với thời đại, nhưng vẫn duy trì triết lý chủ đạo của thương hiệu

Phiên bản đầu tiên của Mazda 3 được ra mắt vào năm 2004, trở thành một lựa chọn quen thuộc đối với người tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua Mazda

3 đầu tiên trên thế giới đã mang đến một thiết kế hoàn toàn mới so với Mazda 323 trước đó, với trục cơ sở dài, sàn sau cao và mui xe ngắn Tạo nên một diện mạo thể thao nhưng vẫn thanh lịch cho Mazda 3 Trong thế hệ này, Mazda đã giới thiệu cả hai phiên bản sedan và hatchback Xe cũng được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm nhiên liệu và an toàn

Mazda 3 thế hệ mới nhất, ra mắt tại triển lãm Los Angeles 2018 vào cuối năm

2018, đã mang đến một diện mạo hoàn toàn khác biệt Đặc biệt là lưới tản nhiệt được thiết kế dạng lưới đen bóng, thay thế hoàn toàn dạng thanh ngang mạ crom trên thế hệ trước Mazda 3 mới lấy cảm hứng thiết kế từ mẫu concept Kai và được nâng cấp

24 nội thất với thiết kế kiểu 2 tầng và màn hình đa phương tiện 8,8 inch nằm chính giữa bảng táp lô, tích hợp nhiều ứng dụng hiện đại và tiện ích

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, phiên bản Mazda 3 vẫn là phiên bản cũ so với thế giới Xe được phân phối cả hai biến thể sedan và hatchback với giá bán dao động tùy thuộc vào màu sắc ngoại thất Trong giai đoạn nửa đầu năm 2018, Mazda 3 đã đạt doanh số 6.682 xe trong tổng số hơn 16.500 xe Mazda được bán tại thị trường ô tô Việt Nam Mặc dù không đứng đầu trong phân khúc hạng C về doanh số, Mazda 3 vẫn nằm trong top 10 xe ăn khách nhất tại Việt Nam Sự thành công của Mazda 3 cũng khiến các đối thủ như Kia Cerato, Toyota Corolla Altis và Mazda phải gặp khó khăn, trong khi Thaco trung bình giao hơn 1.100 xe Mazda 3 mỗi tháng cho khách hàng Hiện tại, Mazda 3 được Thaco lắp ráp và phân phối nhanh chóng với 3 phiên bản, bao gồm 2 phiên bản sedan 4 cửa và 1 phiên bản hatchback 5 cửa

Mazda 3 2019 là một mẫu xe hạng C của hãng ô tô Mazda, được giới thiệu và sản xuất từ năm 2019 Mazda 3 được thiết kế để cung cấp sự kết hợp giữa hiệu suất, tiện nghi và phong cách

Mazda 3 2019 có một thiết kế ngoại thất hiện đại và góc cạnh, với các đường nét sắc nét và động cơ mạnh mẽ Nó mang đến một diện mạo trẻ trung và cá tính, với lưới tản nhiệt trapezoid và đèn pha LED sắc nét

Hình 2.17: Hình Mazda 3 2019 ( Hình ảnh internet)

Hệ thống điện thân xe là một thành phần vô cùng quan trọng và phức tạp trên các mẫu xe ô tô hiện đại Hệ thống này lan tỏa khắp các bộ phận trên xe và mỗi bộ phận đảm nhận một nhiệm vụ và chức năng riêng biệt

Mazda 3 2019 được trang bị hệ thống điện thân xe với nhiều ưu điểm nổi bật

Hệ thống an toàn đã được nâng cấp để đảm bảo sự an toàn và tiện nghi cho người sử dụng Công nghệ tiên tiến được áp dụng, mang lại sự đáng tin cậy và hiệu quả trong việc giám sát và điều khiển các chức năng trên xe

Ngoài ra, hệ thống điện thân xe Mazda 3 2019 còn có khả năng tích hợp các công nghệ hiện đại như hệ thống thông tin giải trí, kết nối điện thoại thông minh và hệ thống âm thanh cao cấp Điều này mang lại trải nghiệm lái xe tiện nghi và giải trí tốt hơn cho người sử dụng Đồng thời, hệ thống điện thân xe Mazda 3 2019 cũng được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng Các công nghệ tiên tiến trong hệ thống này giúp giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và thải ra khí thải, đồng thời tăng cường hiệu suất động cơ và khả năng tăng tốc của xe

Tổng quan, hệ thống điện thân xe trên Mazda 3 2019 không chỉ đảm bảo sự an toàn và tiện nghi, mà còn mang đến trải nghiệm lái xe hiện đại và hiệu suất tốt Điều này là kết quả của việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và tối ưu hóa trong hệ thống này

2019

Bố trí các hệ thống trên xe

Trên xe Mazda 3 2019, hệ thống điện thân xe được bố trí một cách tổng hợp và chi tiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng và tạo sự thoải mái cho người lái và hành khách Dưới đây là một tổng quan về bố trí các hệ thống điện thân xe trên Mazda 3 2019:

3.1.1 Hệ thống đèn chiếu sáng

Xe Mazda 3 2019 được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại và hiệu quả, bao gồm đèn pha, đèn sương mù, đèn chạy ban ngày LED, các hệ thống đèn phụ Hệ thống này cung cấp ánh sáng rõ ràng và tối ưu để tăng khả năng nhìn thấy và nhìn thấy được của người lái, đồng thời tăng cường tính an toàn khi lái xe trong điều kiện khác nhau

Hình 3.1: Hình vị trí các bộ phận của hệ thống chiếu sáng

Các bộ phận của hệ thống chiếu sáng:

1 Đèn soi chìa khóa điện

2 Mô-đun điều khiển đèn pha

3 Đèn sương mù phía trước

4 Đèn kết hợp phía trước

6 Công tắc đèn dự phòng (MTX)

9 Đèn kết hợp bên trong

11 Đèn kết hợp phía sau

12 Đèn sương mù phía sau

13 Cảm biến cân bằng tự động

17 Mô-đun điều khiển cân bằng tự động

Hình 3.2: Hình các chế độ của hệ thống chiếu sáng

Kí hiệu trên công tắc

OFF: Tắc hệ thống đèn

AUTO: Chế độ tự động Đèn định vị

Bật đèn chiếu sáng phía trước Đèn sương mùa phía trước Đèn sương mùa phía sau

Hệ thống tín hiệu trên Mazda 3 bao gồm đèn xi nhan trên cả hai bên xe, được đặt ở vị trí phía trước và phía sau Khi người lái bật tín hiệu đúng hướng, đèn xi nhan sẽ hoạt động để thông báo cho các phương tiện khác về ý định chuyển hướng hoặc thay đổi làn đường

Hình 3.3: Hình vị trí các bộ phận của hệ thống tín hiệu

Các bộ phận chính của hệ thống tín hiệu:

- Đèn xinhan và đèn báo nguy hiểm

Hình 3.4: Hình các chế độ của hệ thống chiếu sáng

Bật/tắt đèn xi nhan

- Công tắc đèn xi nhan

- Công tắc đèn báo nguy hiểm

- Cục chớp đèn xi nhan

3.1.3 Hệ thống điều khiển nâng hạ kính:

Xe Mazda 3 được trang bị hệ thống điều khiển nâng hạ kính cho cả cửa trước và cửa sau Người lái và hành khách có thể điều chỉnh nhanh chóng và dễ dàng việc mở và đóng kính chỉ bằng một nút bấm hoặc công tắc tương ứng trên bảng điều khiển cửa

Hình 3.5: Hình vị trí các bộ phận của hệ thống nâng hạ kính

Các bộ phận chính của hệ thống nâng hạ kính:

1 Động cơ cửa sổ chỉnh điện

2 Bộ điều chỉnh cửa sổ phía trước

3 Bộ điều chỉnh cửa sổ phía sau

12 Kính cửa sổ phía sau

14 Công tắc chính cửa sổ điện

16 Công tắc phụ cửa sổ điện

Hình 3.6: Vị trí và cấu tạo hệ thống nâng kính ở cửa xe

- Hệ thống gạt mưa trên Mazda 3 2019 có các cánh gạt được gắn trên kính trước và kính sau Khi bật chế độ gạt mưa, các cánh gạt sẽ chuyển động qua lại trên bề mặt kính để làm sạch nước mưa, bụi bẩn hoặc các tạp chất khác Tốc độ và mức độ hoạt động của gạt mưa có thể được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thời tiết và mức độ mưa

- Hệ thống rửa kính trên Mazda 3 2019 sử dụng nước và chất tẩy rửa để làm sạch kính trước và kính sau Khi bật chế độ rửa kính, nước và chất tẩy rửa sẽ được phun lên kính và loại bỏ bụi bẩn, mảnh vỡ hoặc các tạp chất khác trên bề mặt kính Điều này giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường an toàn khi lái xe trong điều kiện mưa hoặc bị bẩn

Hình 3.7: Hình vị trí các bộ phận của hệ thống gạt mưa và rửa kính

Các bộ phận chính của hệ thống gạt mưa và rửa kính:

1 Công tắc gạt mưa và rửa kính

2 Motor gạt nước kính chắn gió

3 Cần gạt nước và lưỡi gạt nước kính chắn gió

4 Ống dẫn nước lau kính

5 Ống làm sạch đèn pha

6 Bộ truyền động làm sạch đèn pha

7 Đầu phun vệ sinh đèn pha

8 Đầu phun nước rửa kính chắn gió

9 Bình chứa nước lau kính

10 Motor rửa kính phía sau

11 Cảm biến mức nước lau kính

12 Motor rửa kính chắn gió

13 Motor làm sạch đèn pha

14 Đầu phun rửa phía sau

16 Cần gạt nước phía sau và lưỡi gạt nước

17 Motor gạt nước phía sau

Hình 3.8: Hình các chế độ của hệ thống gạt mưa và rửa kính

Các chế độ của công tắc:

OFF: Tắc chế độ gạt mưa và rủa kính

AUTO: tự động gạt khi trời mưa

Gạt ở chế độ nhanh Độ nhạy gạy mưa

OFF: Tắc chế độ gạt mưa và rủa kính

Hình 3.9: Hình cấu tạo cần gạt nước và lưỡi gạt nước Các bộ phận:

3.Cần gạt mưa 4.Lưỡi gạt mưa

3.1.5 Hệ thống khoá cửa xe:

Hệ thống khoá cửa xe trên Mazda 3 2019 cung cấp tính năng an toàn và tiện lợi Người lái có thể điều khiển khóa mở cửa từ xa bằng cách sử dụng nút điều khiển từ xa hoặc thông qua khóa điều khiển trên tay lái Hệ thống này cũng bao gồm chức năng

34 tự động khóa cửa sau một khoảng thời gian quy định và cảnh báo khi có cửa còn mở khi xe đang trong chế độ di chuyển

Hình 3.10: Hình cấu tạo hệ thống khoá cửa xe

Các bộ phận chính của hệ thống khoá cửa xe:

2 Cơ cấu chấp hành chốt và khóa cửa trước

3 Cơ cấu chấp hành chốt và khóa cửa sau

4 Tay nắm ngoài phía trước

6 Tay nắm ngoài phía sau

8 Chìa khóa nắp cốp xe

9 Chốt mở nắp cốp xe

10 Chốt khóa nắp cốp xe

11 Bộ dẫn động chốt và khóa cốp sau

13 Tay nắm bên ngoài cốp sau

Chức năng nguyên lý làm việc hệ thống

Hệ thống chiếu sáng ô tô là một phần quan trọng giúp cung cấp ánh sáng để lái xe an toàn và hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết và môi trường Hệ thống này bao gồm nhiều thành phần và nguyên tắc hoạt động phức tạp để tạo ra ánh sáng cần thiết để chiếu rọi trước xe và làm nổi bật xe trên đường

- Nguồn cung cấp năng lượng: Hệ thống chiếu sáng ô tô thường sử dụng năng lượng điện từ hệ thống điện của xe Điều này bao gồm hệ thống ắc quy và bộ điều chỉnh áp suất để cung cấp dòng điện ổn định cho các bóng đèn chiếu sáng

- Bộ điều khiển: Hệ thống chiếu sáng ô tô thường có bộ điều khiển để người lái có thể chọn giữa các chế độ chiếu sáng khác nhau, chẳng hạn như chiếu sáng gần, chiếu sáng xa, đèn sương mù, hay đèn cảnh báo Bộ điều khiển này cũng có thể điều chỉnh độ sáng của đèn theo nhu cầu và điều kiện đường

• Đèn halogen: Đèn halogen sử dụng bóng đèn chứa khí halogen (như bromine hoặc iodine) và một dây tóc tungsten Khi dòng điện đi qua dây tungsten, nhiệt độ tăng lên và làm cho tungsten phát ra ánh sáng Đèn halogen có ánh sáng ấm, tương đối rẻ tiền, nhưng tiêu thụ nhiều năng lượng và có tuổi thọ thấp hơn so với các công nghệ mới

• Đèn xenon (HID): Đèn xenon sử dụng khí xenon ion hóa bằng điện để tạo ra cường độ ánh sáng cao hơn Khi khí xenon ion hóa, nó tạo ra ánh sáng màu trắng sáng và tương đối giống với ánh sáng mặt trời Đèn xenon tiêu thụ ít năng lượng hơn, có tuổi thọ cao hơn và tạo ra ánh sáng mạnh hơn so với đèn halogen

• Đèn LED: Đèn LED sử dụng dãy đèn LED (Light Emitting Diode) để tạo ra ánh sáng Các LED sáng mạnh và tiết kiệm năng lượng hơn so với các công nghệ khác Đèn LED có tuổi thọ rất lâu và có khả năng tạo ra các mẫu ánh sáng phức tạp hơn, như đèn chạy ban ngày hoặc đèn tạo hiệu ứng chớp tắt

Gương phản xạ và ống kính: Đèn pha thường sử dụng gương phản xạ và ống kính để tập trung ánh sáng vào một khu vực cụ thể, tạo ra góc chiếu sáng cần thiết Điều

36 này giúp tối ưu hóa tầm nhìn của người lái và đảm bảo không gây chói cho các xe khác

- Bộ điều khiển và chuyển đổi:

+ Bộ điều khiển: Các bộ điều khiển điều chỉnh độ sáng và chế độ ánh sáng, cho phép người lái điều chỉnh tùy theo tình huống Ngoài ra, các bộ điều khiển thông minh còn có khả năng điều chỉnh ánh sáng theo tốc độ và góc lái của xe

+ Chuyển đổi: Chuyển đổi giữa các chế độ chiếu sáng khác nhau như chiếu sáng gần, xa, đèn sương mù và đèn xinhan

- Đèn sương mù và đèn cảnh báo:

+ Đèn sương mù: Đèn sương mù được đặt thấp hơn và phía trước xe để tạo ánh sáng thấp và rộng, giúp tăng tầm nhìn trong điều kiện sương mù hoặc mưa dày đặc + Đèn cảnh báo: Đèn cảnh báo thường tạo ra ánh sáng mạnh trong một khoảng thời gian ngắn, thường để cảnh báo cho các xe khác về tình huống đặc biệt hoặc tình huống khẩn cấp

- Hệ thống tự động điều chỉnh đèn: Nhiều xe hiện nay được trang bị hệ thống tự động điều chỉnh đèn dựa trên các cảm biến ánh sáng và cảm biến góc lái Hệ thống này có khả năng thay đổi góc chiếu và độ sáng của đèn theo tình huống, giúp giảm nguy cơ gây chói cho các xe khác và tối ưu hóa tầm nhìn của người lái

Tóm lại, hệ thống chiếu sáng ô tô là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều công nghệ và thành phần khác nhau để đảm bảo an toàn và tầm nhìn tốt cho người lái trong mọi điều kiện Sự kết hợp giữa các loại đèn, bộ điều khiển và các hệ thống tự động điều chỉnh đèn làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả và đáng tin cậy trong việc cung cấp ánh sáng cho việc lái xe

Hệ thống tín hiệu ô tô được thiết kế để truyền tải thông điệp giữa các tài xế và người tham gia giao thông khác Thông điệp này thường bao gồm ý định rẽ hoặc thay đổi làn đường, cảnh báo tình huống nguy hiểm hoặc tín hiệu khẩn cấp

+ Đèn xi nhan sử dụng để báo hiệu ý định rẽ hoặc thay đổi làn đường của xe Khi người lái bật đèn xi nhan, một dòng điện được chuyển từ bộ điều khiển tới đèn xi nhan trên cùng một bên của xe, gây ra ánh sáng phát ra từ đèn

+ Mỗi bên của xe có một đèn xi nhan trước và sau Khi người lái bật đèn xi nhan trái, các đèn xi nhan trước và sau bên trái của xe sẽ nhấp nháy theo một mẫu nhất định Tương tự, khi người lái bật đèn xi nhan phải, các đèn xi nhan trước và sau bên phải sẽ nhấp nháy theo mẫu tương tự

- Chuyển đổi và điều khiển:

+ Bộ điều khiển xi nhan thường nằm gần tay lái hoặc ở phần trung tâm của bảng điều khiển Khi người lái bật hoặc tắt xi nhan, bộ điều khiển gửi tín hiệu điện đến đèn xi nhan tương ứng để kích hoạt chúng

Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc

Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý chế độ chiếu gần

Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý chế độ chiếu xa Nguyên lí hoạt động của hệ thống đèn:

Khi chọn chế độ ánh sáng (0 = Yếu, 1 = high, 2 = Điều chỉnh độ sáng, 3 = Nháy đèn), quá trình diễn ra như sau:Mở khóa xe →nguồn điện từ acquy 12V được cung cấp →nguồn điện từ acquy chuyển đến hộp cầu chì đặt trên bảng điều khiển→hộp cầu chì tiếp chuyển nguồn điện đến các thiết bị điện (bao gồm cảm biến đèn tự động, đèn phải và trái theo từng chế độ, modun điều khiển relay).→các thiết bị này được kích hoạt thông qua hộp cầu chì và modun điều khiển relay, bao gồm việc điều chỉnh ánh sáng và chế độ hoạt động của đèn pha→công tắc điều chỉnh, có nhiều chế độ, nằm trong bộ công tắc tổ hợp với 3 chế độ khác nhau→bộ điều khiển trung tâm tạo tín hiệu

42 điều khiển và đưa vào công tắc điều chỉnh→tùy theo chế độ được chọn, tín hiệu này sẽ truyền về hộp điều khiển trung tâm để xử lý→tín hiệu sau đó truyền qua dây dẫn đến hộp nối giắc trung tâm→tín hiệu được đưa tới hai đèn pha trước→tùy theo chế độ chiếu sáng đã được lựa chọn, nguồn điện tương ứng (high, low và passing) sẽ được cung cấp tới đèn pha để tạo ánh sáng tương ứng→các thiết bị điện và đèn cuối cùng sẽ có dây nối về mass để hoàn thành mạch điện

Hình 3.13: Sơ đồ mạch điện đèn pha

3.3.1.2 Đèn sương mù phía trước

Hình 3.14: Sơ đồ nguyên lý đèn sương mù phía trước

Hình 3.15: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù phía trước

Nguyên lí hoạt động của hệ thống đèn sương mù:

Khi chọn chế độ ánh sáng ON/OFF (0 = Tắt, 1 = Tự động, 2 = Sương mù, 3 Bật), hệ thống hoạt động theo chuỗi các bước sau: Mở khoá → nguồn điện từ acquy 12V được cung cấp tới hộp cầu chì đặt trên bảng điều khiển → hộp cầu chì đảm bảo việc cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện, bao gồm cảm biến đèn tự động, đèn phải và đèn trái theo từng chế độ khác nhau, cũng như mô-đun điều khiển relay → các thiết bị điện được kích hoạt bởi hộp cầu chì và modun điều khiển relay, bao gồm cả việc điều chỉnh ánh sáng và chế độ hoạt động của đèn pha công tắc điều chỉnh cho phép người dùng lựa chọn nhiều chế độ chiếu sáng khác nhau tại bộ công tắc tổ hợp với 4 chế độ →bộ điều khiển trung tâm phát tín hiệu vào công tắc điều chỉnh Tùy theo chế độ được chọn (1, 2 hoặc 3), tín hiệu này được truyền về hộp điều khiển trung tâm để xử lí → đồng thời, tín hiệu được truyền qua dây dẫn tới hộp nối giắc trung tâm nếu chế độ là 3 → tín hiệu sau đó được đưa tới hai đèn pha trước →tùy theo chế độ chiếu sáng đã được chọn, nguồn điện tương ứng (high, low và passing) sẽ được cấp tới đèn pha để tạo ra ánh sáng ở cường độ tương ứng→ các thiết bị điện và đèn cuối cùng sẽ có dây nối về mass để hoàn thành mạch điện

3.3.2.1 Đèn báo rẽ và đèn hazard

Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lý đèn báo rẽ

Hình 3.17: Sơ đồ nguyên lý đèn hazard

Nguyên lí hoạt động của hệ thống đèn báo rẽ xi nhan:

- Hoạt động của đèn "Turn Signal" (đèn xi nhan) diễn ra như sau:

Khi khởi động xe→nguồn điện từ hộp cầu chì được dẫn tới các đèn xi nhan trước bên trái và bên phải, cũng như công tắc đèn tổ hợp→công tắc xi nhan có vị trí (L) cho xi nhan bên trái, nằm ở giắc số (3), và (R) cho xi nhan bên phải, nằm ở giắc số (4)→tín hiệu điều khiển từ công tắc xi nhan được truyền tới bộ điều khiển trung tâm→từ bộ điều khiển trung tâm, tín hiệu điện được chuyển đến giắc (66, 65) theo thứ tự→tín hiệu điện sau đó truyền qua hộp nối giắc trung tâm→đèn xi nhan trên hai gương (bên trái và bên phải) sẽ bắt đầu sáng lên tùy theo hướng xi nhan do người lái bật→đồng thời, tín hiệu điện từ hộp nối giắc trung tâm cũng được đưa tới đèn xi nhan trước bên trái và bên phải→bộ điều khiển trung tâm sau đó sẽ tạo tín hiệu điện để kích hoạt đèn xi nhan phía sau ("Left rear turn signal light" và "Right rear turn signal light")→tất cả các thiết bị và đèn xi nhan tại các vị trí khác nhau đều được nối đến mass để hoàn thành mạch điện

Nguyên lí hoạt động của hệ thống đèn hazard:

Hoạt động của đèn "Hazard Warning Lights" (đèn cảnh báo tín hiệu nguy hiểm) diễn ra theo các bước sau:

Khi khởi động xe→nguồn điện từ hộp cầu chì được cung cấp tới các đèn phía trước bên trái và bên phải, cũng như công tắc đèn tổ hợp→công tắc đèn tổ hợp cho đèn cảnh báo tín hiệu nguy hiểm có hai tình trạng: (0) tắt và (1) bật→khi công tắc đèn cảnh báo tín hiệu nguy hiểm chuyển từ tắt (0) sang bật (1), tín hiệu điện được kích

46 hoạt→bộ điều khiển trung tâm nhận tín hiệu điện và chuyển tiếp tới giắc (66, 65) theo thứ tự→tín hiệu điện sau đó truyền qua hộp nối giắc trung tâm→đèn cảnh báo trên hai gương (bên trái và bên phải) sẽ bắt đầu sáng lên để cảnh báo tình huống nguy hiểm→đồng thời, tín hiệu điện từ hộp nối giắc trung tâm cũng được đưa tới đèn phía trước bên trái và bên phải→bộ điều khiển trung tâm sau đó tạo tín hiệu điện để kích hoạt đèn xi nhan phía sau ("Left rear turn signal light" và "Right rear turn signal light")→tất cả các thiết bị và đèn cảnh báo tín hiệu nguy hiểm tại các vị trí khác nhau đều được nối đến mass để hoàn thành mạch điện

Hình 3.18: Sơ đồ đồ mạch điện đèn báo rẽ, hazard

Hình 3.19: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của còi điện

Nguyên lí hoạt động của còi xe:

- Khi nhấn công tắc còi:

Khi nhấn vào công tắc còi (1) trên vô-lăng, một dòng điện đi từ nguồn điện chung qua cuộn dây trong relay còi→cuộn dây này hoạt động như một nam châm điện, tạo ra lực hút tại tiếp điểm của relay còi (2) và khiến tiếp điểm này đóng lại→khi tiếp điểm của relay còi đóng lại, một đường dòng điện sẽ chạy qua nguồn cầu chì 15A, sau đó thông qua relay còi, và tiếp theo đến còi hoạt động

- Hoạt động khi chống trộm:

Hộp điều khiển trung tâm được gọi là FBCM (Front Body Control Module) có nhiệm vụ quản lý nhiều chức năng của phần trước của xe→khi hệ thống chống trộm được kích hoạt (ví dụ: khi có xâm nhập), FBCM sẽ thực hiện việc kích hoạt relay còi bằng cách kết nối mass→bằng cách kết nối mass này, FBCM tạo ra một đường dẫn cho dòng điện, từng dòng điện này chạy qua relay còi và kích hoạt còi hoạt động

48 Hình 3.20: Sơ đồ mạch điện còi điện

Hình 3.21: Sơ đồ nguyên lý đèn phanh

Hình 3.22: Sơ đồ mạch điện đèn phanh

Nguyên lí hoạt động của đèn phanh:

Hoạt động của hệ thống đèn phanh dựa trên sự tương tác với bàn đạp phanh diễn ra như sau:

Khi đạp vào bàn đạp phanh, công tắc phanh (tín hiệu số 1) sẽ được kích hoạt→công tắc phanh bật sẽ đưa tín hiệu báo hiệu bật công tắc phanh (tín hiệu số 1) vào bộ phận đèn phanh→bộ phận đèn phanh, sau khi nhận tín hiệu từ công tắc phanh

(tín hiệu số 1), sẽ cung cấp nguồn điện cho đèn phanh chính cũng như đèn phanh phụ trên cao→đèn phanh chính và đèn phanh phụ trên cao sẽ được bật sáng, tạo ra tín hiệu rõ ràng để báo hiệu cho các phương tiện khác về việc đang phanh xe

Hình 3.23: Sơ đồ nguyên lý đèn lùi

Nguyên lí hoạt động của đèn phanh:

Quá trình hoạt động khi lùi xe (số R) sẽ diễn ra như sau:

Khi khởi động xe, nguồn điện từ acquy 12V sẽ được kích hoạt→dòng điện sẽ chạy qua cầu chì dưới mui xe, có cường độ 30A→bộ điều khiển trung tâm sẽ nhận tín hiệu từ điều khiển lùi xe và truyền tín hiệu đến relay chuyển mạch→relay chuyển mạch sẽ hoạt động và mạch sẽ đóng, cho phép dòng điện chạy qua→khi chọn lùi xe (số R), một tín hiệu điện liên quan đến tín hiệu này sẽ được truyền qua mạch→tín hiệu điện sẽ thông qua mass →relay chuyển mạch sẽ được kích hoạt ngược, mạch sẽ đóng lại, và dòng điện sẽ được chuyển đến hai đèn hậu→hai đèn hậu sẽ nhận nguồn điện thông qua mass và sẽ bật sáng, tạo ra tín hiệu ánh sáng khi lùi xe

51Hình 3.24: Sơ đồ mạch điện đèn lùi

3.3.3 Hệ thống nâng hạ kính

Nguyên lí hoạt động của gạt nước, rửa kính:

- Khi thao tác công tắc chính để thực hiện việc nâng cửa kính ở cửa tài xế trong chế độ thủ công (manual), quá trình diễn ra như sau:

+ Bật công tắc chính, tạo ra tín hiệu điện để bật hệ thống nâng cửa kính→tín hiệu này sẽ được chuyển đến hộp điều khiển (P/W CM), một thiết bị quản lý chức năng nâng cửa kính→hộp điều khiển (P/W CM) nhận tín hiệu từ công tắc điều khiển (manual close signal), cho biết rằng người dùng muốn thực hiện thao tác đóng cửa kính thủ công

+ Sau khi P/ W nhận tín hiệu, nó sẽ điều khiển close relay ON

+ Khi close relay ON được kích hoạt, dòng điện sẽ được cấp vào motor (LF) theo hướng từ nguồn điện dương (B+) đến chân 1L của công tắc→từ chân 1L của công tắc, dòng điện sẽ chuyển đến close relay, sau đó từ chân 2* của công tắc, nó tiếp tục đến motor→dòng điện sau đó sẽ chuyển từ chân *3 của công tắc và đi qua open relay→dòng điện sẽ chuyển đến chân 2A của công tắc→cuối cùng, dòng điện sẽ trở về mass

- Khi sử dụng công tắc chính để thực hiện việc hạ cửa kính ở cửa tài xế trong chế độ thường, quá trình diễn ra như sau:

Khi vận hành công tắc chính để bật chức năng hạ cửa kính→tín hiệu này sẽ được chuyển đến hộp điều khiển (P/W CM), một thiết bị quản lý chức năng nâng hạ cửa kính→hộp điều khiển (P/W CM) nhận tín hiệu từ công tắc điều khiển (manual open signal), thực hiện thao tác hạ cửa kính thủ công→sau đó, hộp điều khiển (P/W CM) sẽ thực hiện việc kích hoạt open relay→dòng điện sẽ được đưa vào motor để thực hiện việc hạ cửa kính ở cửa tài xế→Dòng điện sẽ đi theo hướng ngược lại so với quy trình nâng kính, đi từ motor, qua open relay, sau đó trở về mass

53 Hình 3.25: Sơ đồ mạch điện nâng kính phía trước tài xế

3.3.4 Hệ thống gạt mưa, rửa kính

54Hình 3.26: Sơ đồ mạch điện gạt nước, rửa kính

Các chế độ làm việc:

OFF: Tắt hay còn gọi là chế độ dừng;

INT: Gạt nước gián đoạn không liên tục;

MIST: Gạt 1 lần hoặc đi trong điều kiện thời tiết sương mù;

LOW: Gạt nước ở chế độ chậm;

HIGH: Gạt nước ở chế độ nhanh;

Phun nước: Chế độ rửa kính

Nguyên lí hoạt động của gạt nước, rửa kính:

Khi khởi động xe, nguồn điện 12V từ acquy sẽ được kích hoạt→dòng điện này sẽ chạy qua cầu chì nằm trong hộp cầu chì dưới mui xe, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện→nguồn điện 12V sẽ được cấp cho các thiết bị trong mạch, bao gồm motor phun sương, cảm biến, đèn và modun đo→khi điều chỉnh công tắc phun từ vị trí (0) sang vị trí (5), tín hiệu này sẽ được gửi đến bộ điều khiển trung tâm→bộ điều khiển trung tâm sẽ tiếp nhận tín hiệu từ công tắc phun và thực hiện xử lý tương ứng→dòng điện từ nguồn acquy 12V sẽ kích hoạt relay→relay sau đó sẽ đóng, cho phép dòng điện chạy qua motor phun sương→motor quay→mass đảm bảo rằng dòng điện được hướng trở lại nguồn điện chung của hệ thống→đồng thời, một giắc khác trong hộp cầu chì dưới mui xe sẽ cung cấp dòng điện cho modun điều khiển relay→Modun điều khiển relay sau đó sẽ thực hiện chuyển đổi để điều khiển motor phun sương→mạch điện cũng bao gồm các thiết bị giao tiếp để đảm bảo thông tin được truyền tải một cách hiệu quả trong hệ thống

Công tắc gạt mưa có thể điều chỉnh theo các chế độ khác nhau như sau: chế độ

Quy trình tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống

4.1.1 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống chiếu sáng

4.1.1.1 Công tắc đèn tổng hợp a Cách tháo lắp

- Tháo nắp dưới bảng điều khiển

Hình 4.1 Mô phỏng tháo nắp bảng điều khiển

Hình 4.2 Mô phỏng tháo vô lăng

- Tháo công tắc tổ hợp

Hình 4.3 Mô phỏng tháo công tắc tổ hợp

1: Giắc cắm 2: Vít 3: Công tắc tổ hợp

Công tắc chuyển đổi tính hiệu

Hình 4.4: Chân của công tắc đèn tổ hợp

- Cách xác định và nối tiếp của các cắp chân giắc cắm tổ hợp theo hình 4.4

60 b Hư hỏng và khắc phục

- Thay mới công tắc: Trong trường hợp gặp vấn đề về hoạt động của công tắc tổ hợp và không thể khắc phục, phương pháp tốt nhất là thay thế nó bằng một công tắc mới Điều này đảm bảo rằng hệ thống sẽ hoạt động đúng cách và tránh các vấn đề tiềm ẩn do việc sử dụng công tắc cũ gây ra

- Vệ sinh các chân của công tắc: Trong một số trường hợp, công tắc tổ hợp có thể gặp vấn đề do bụi bẩn hoặc chất bám trên bề mặt tiếp xúc của các chân Do đó, việc vệ sinh các chân của công tắc là một phương pháp khả thi Bằng cách dùng các chất tẩy rửa phù hợp và cẩn thận làm sạch chân của công tắc, có thể đảm bảo rằng bề mặt tiếp xúc luôn trong tình trạng tốt, giúp cải thiện hoạt động của hệ thống

4.1.2 Đèn pha/cos a Cách tháo

- Ngắt kết nối mass acquy

Hình 4.5 Mô phỏng tháo đèn pha/cos

4:Cụm đèn pha/cos 5:Giắc cắm

Hình 4.6 Mô phỏng tháo bóng đèn pha/cos b Hư hỏng và khắc phục

- Khi kiểm tra thấy rằng miếng gioăng cũ đã bị mòn hoặc trở nên giòn, thì hãy thực hiện việc thay thế bằng miếng gioăng mới để đảm bảo tính kín khít và bền bỉ

- Cân nhắc đánh bóng và điều chỉnh viền đèn để đảm bảo chúng sáng bóng và hạn chế sự rung lắc Điều này giúp tăng khả năng ánh sáng phát ra và duy trì sự ổn định trong quá trình vận hành

- Để đảm bảo tín hiệu điện được truyền tải một cách ổn định, nên thường xuyên vệ sinh giắc cắm để đảm bảo bề mặt tiếp xúc luôn trong tình trạng tốt, tránh tình trạng oxi hóa hoặc dơ bẩn gây ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống chiếu sáng

Bảng 4.1: Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục của đèn pha

Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục Đèn pha cốt không sáng một bên Đứt cầu chì Kiểm tra cầu chì, kiểm tra ngắt mạch, thay cầu chì mới

Bóng đèn hỏng Kiểm tra bóng đèn, thay đèn mới nếu hỏng

4.1.2 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống tín hiệu

4.1.2.1 Đèn xi nhan a Tháo lắp và kiểm tra

- Tháo đèn báo rẽ phía trước

+ Tháo kính gương bên ngoài

+ Tháo gương trang trí bên ngoài

Dây điện đứt Kiểm tra thông mạch, nhất là các chỗ giắc nối Đèn pha cốt không sáng 2 bên

Cầu chì tổng đứt Kiểm tra cầu chì, thay cầu chì

Cụm công tắc đèn pha hỏng

Kiểm tra công tắc đè pha , sửa chữa hư hỏng, thay thế mới nếu hỏng nặng

Dây điện hỏng Kiêm tra thông mạch, nhất là tại các giắc nối

Nháy pha không sáng( đèn cốt và pha sáng bình thường)

Công tắc đèn pha hỏng phần Plash Kiểm tra công tắc đèn pha Đèn pha cốt sáng tối

Bóng đèn bị mờ Kiểm tra tiếp xúc phần đui đèn, gương đèn

Xuất hiện điện trở trong mạch

Dùng đồng hồ đo điện kiểm tra thông mạch, xác định khu vực

Hình 4.7: Tháo đèn báo rẽ phía trước ra khỏi thân vỏ

+ Di chuyển đèn báo rẽ phía trước theo hướng mũi tên (1) và tháo tab

+ Kéo khu vực A của mặt trước rẽ đèn theo hướng mũi tên (2) và tháo đèn báo ra

- Tháo đèn báo rẽ phía sau:

+ Loại bỏ các phần sau

1.Thảm cốp xe 2.Ván cốp xe 3.Viền cuối cốp xe

Hình 4.8: Tháo đèn báo rẽ phía sau

+ Tháo lần lượt thứ tự:

- Thực hiện kiểm tra trạng thái hoạt động của bóng đèn, đảm bảo rằng chúng vẫn đang hoạt động bình thường

- Kiểm tra kỹ các đầu dây trong mạch để đảm bảo không có tình trạng hở mạch hoặc đứt gãy nào xảy ra b Khắc phục

- Khi bóng đèn bị hỏng, hãy thay thế nó bằng bóng đèn mới

- Trong trường hợp mối dây bị gãy đứt, tiến hành xử lí vấn đề này Sử dụng thiết bị đo đa năng (VOM) để kiểm tra tình trạng của các chân đuôi đèn và đảm bảo chúng luôn trong trạng thái hoạt động tốt

4.1.2.2 Đèn báo nguyên hiểm(hazard)

Hình 4.9: Vị trí công tắc đèn xinhan và cảnh báo nguy hiểm a Tháo lắp và kiểm tra

- Tháo Rơ-le Đèn Báo Nguy Hiểm/Chi Phí: Đầu tiên, hãy thực hiện việc tháo rơ- le đèn báo nguy hiểm hoặc chi phí ra khỏi hộp cầu chì dưới bảng điều khiển Đảm bảo rằng đã tắt nguồn điện hoàn toàn trước khi tiến hành thao tác này, để đảm bảo an toàn cho việc làm việc với các linh kiện điện tử

- Kiểm Tra Đầu Vào: Tiến hành kiểm tra các đầu vào tín hiệu tại các đầu nối của giá đỡ rơ-le Điều này bao gồm kiểm tra đầu vào điện nối, đất (mass), và tín hiệu từ công tắc điều khiển Đảm bảo rằng các kết nối tại mỗi điểm đều được kết nối chắc chắn và ổn định

- Thay Thế Rơ-le: Nếu sau khi kiểm tra đầu vào mà tất cả đều bình thường, nhưng rơ-le vẫn không hoạt động như mong muốn, thì tiến hành thay thế rơ-le bằng một rơ- le đèn báo khác Điều này giúp loại trừ khả năng rơ-le bị hỏng hoặc gặp sự cố, và đảm bảo rằng hệ thống có rơ-le mới hoạt động đúng cách

Hình 4.10: Vị trí Rơ-le báo rẻ/ nguy hiểm

Bảng 4.2: Kiểm tra, chuẩn đoán các dây

STT Chân Điều kiện kiểm tra

Kiểm tra Nguyên nhân không đạt được

1 B Mọi chế độ Tính tiếp mass liên tục

- Chân bị oxi hoá tiếp mass kém

2 E Khi tắt chế độ ON - Đứt cầu chì

Thực hiện kiểm tra điện áp nối mass cách đo điện áp tại điểm nối với acquy

- Hở đây YEL hoặc GRN/WHT

- Lỗi công tắc hazard Khi bật chế độ

3 L Bật hazard và chân B nối với chân L Đèn hazard đượcbật

- Chân bị oxi hoá tiếp mass kém

- Hở dây GRN/RED, GRN/YEL, GRN/BLU hoặc BLK

Bật chế độ ON và công tắc xinhan ở

R hoặc L và kết nối đầu B với đầu cuối L

R: rẽ phải hoặc L: rẽ trái

Công tắc xi nhan bị xảy ra lỗi b Khắc phục

- Khi công tắc hazard bị hỏng nên thay công tắc mới

- Khi tháo công tắc cảnh báo nguy hiểm, lưu ý phải thực hiện một cách cẩn thận để bảo vệ tình trạng hoạt động tốt của công tắc Ccó thể sử dụng miếng giấy hoặc miếng đệm mỏng để đặt vào phần chỗ của tua vít khi tháo công tắc Điều này giúp tránh trầy xước hoặc làm hỏng bề mặt và cơ cấu bên trong của công tắc cảnh báo nguy hiểm

Hình 4.11: Cách tháo công tắc hazard

- Sau khi thay thế bằng một công tắc mới, hãy kiểm tra tính hoạt động của nó bằng cách liên tục ấn và nhả công tắc Điều này giúp đảm bảo rằng công tắc luôn hoạt động một cách ổn định và đáng tin cậy trong quá trình sử dụng

Hình 4.12:Xác định chân của công tắc cảnh báo nguy hiểm

4.1.2.3 Đèn phanh a Tháo lắp và kiểm tra

- Nếu đèn phanh không hoạt động, nên tiến hành kiểm tra các phần sau để tìm hiểu nguyên nhân:

+ Kiểm tra cầu chì trong hộp rơ-le hoặc hộp cầu chì dưới mui xe để đảm bảo chúng không bị hỏng

+ Kiểm tra các bóng đèn phanh trong cụm đèn hậu và đèn phanh trên cao để xác định xem có bóng đèn nào bị hỏng không

- Ngắt kết nối mass acquy

Hình 4.13: Tháo đèn đèn phanh

- Tháo thứ tự các bươc:

5 Đèn phanh gắn cao b Khắc phục

- Khi gặp tình huống bóng đèn bị hỏng hoặc đứt, hãy thực hiện thay thế bóng đèn bị hỏng hoặc đứt bằng bóng đèn mới và tương thích

- Luôn đảm bảo rằng bàn đạp ở độ cao thích hợp bằng cách áp dụng lực chân một cách vừa phải, tránh đạp quá mạnh có thể làm lệch lò xo đàn hồi của bàn đạp

- Thường xuyên vệ sinh và làm sạch các giắc cắm của hệ thống đèn phanh để đảm bảo bề mặt tiếp xúc luôn trong tình trạng tốt và đáng tin cậy

4.1.2.4 Hư hỏng và khắc phục:

Bảng 4.2: Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục của hệ thống tín hiệu

Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục Đèn báo nguy và đèn xi nhan không sáng

Cầu chì đứt Kiểm tra cầu chì, kiểm tra thông mạch bằng động hồ

Rơ le nháy hỏng Kiểm tra rơ le

Công tắc đèn báo nguy hỏng Kiểm tra công tắc báo nguy Dây điện bị đứt Kiểm tra thông mạch Đèn báo nguy và đèn xi nhan chỉ sáng một bên

Cầu chì đứt Kiểm tra cầu chì, kiểm tra ngắt mạch nếu có

Bóng đèn bị hỏng Kiểm tra bóng đèn, thay bóng đèn mới nếu hỏng

Dây điện bị đứt Kiểm tra thông mạch phần riêng bên không sáng

69 Đèn báo nguy không sáng

(đèn xi nhan sáng bình thường)

Công tắc đèn báo nguy hiểm hỏng Kiểm tra công tắc đèn báo nguy hiểm

Dây điện trong mạch đứt

Kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ đo điện Đèn xi nhan không sáng

Công tắc đèn xi nhan hỏng Kiểm tra công tắc đèn xi nhan

Tiếp xúc kém Kiểm tra tiếp xúc giứa mạch điện với mát thân xe, tại các giắc nối Đèn xi nhan chớp không bình thường, sáng yếu

Rơ le đèn xi nhan hỏng Kiểm tra rơ le đèn xi nhan

Công tắc đèn xi nhan Kiểm tra công tăc điều khiển đèn xi nhan

Dây dẫn Kiểm tra xem co tiếp xúc kém sinh ra điện trở hay không Đèn đậu không sáng

Công tắc đèn đậu Kiểm tra công tắc đèn đậu Bóng đèn bị hỏng Kiểm tra bóng đèn

Cầu chì đứt Kiểm tra đoạn mạch

Dây điện bị đứt Kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ đo điện Đèn phanh không sáng

Công tắc đèn phanh hỏng Kiểm tra công tắc đèn phanh Cầu chì hỏng Kiểm tra đoạn mạch

Bóng đèn hỏng Kiểm tra bóng đèn, kiểm tra phần tiếp xúc với đui đèn, mặt gương của đèn Còi không kêu Cầu chì hỏng Kiểm tra cầu chì HORN, thay thế nếu hỏng

Rơ le hỏng Kiểm tra rơ le tổng hợp, thay thế rơ le mới nếu hỏng

Còi tần số cao và tần số thấp hỏng

Kiểm tra còi xe, thay thế nếu còi kêu không đạt tiêu chuẩn

Công tắc mặt vô lăng hỏng

Kiểm tra công tắc mặt vô lăng, kiểm tra các phần tiếp xúc với các tiếp điểm

4.1.3 Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống nâng hạ kính

Quy trình bảo dưỡng

4.2.1 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng:

- Đèn pha: Đây là loại đèn LED được sử dụng cho ánh sáng chính của xe Để kiểm tra và thay thế cụm đèn pha, cần đến đại lý ủy quyền của Mazda Họ sẽ tháo rời cụm đèn cũ và lắp đặt cụm đèn mới nếu cần

- Đèn sương mù: Sử dụng công nghệ LED Khi cần kiểm tra hoặc thay thế đèn sương mù, nên liên hệ với đại lý ủy quyền của Mazda Họ sẽ xác định xem đèn có cần được thay mới hay chỉ cần bảo dưỡng

- Đèn báo rẽ phía trước: Đèn xinhan trước sử dụng đèn LED Để kiểm tra hoặc thay thế cụm đèn xinhan, cần liên hệ với đại lý ủy quyền của Mazda Họ sẽ kiểm tra tình trạng của đèn và thực hiện thay thế nếu cần

- Đèn đánh dấu mặt trước: Đèn này cũng là loại đèn LED Để kiểm tra và thay thế đèn đánh dấu mặt trước, nên đến đại lý ủy quyền của Mazda Họ sẽ xác định tình trạng của đèn và thực hiện bảo dưỡng hoặc thay thế nếu cần

- Đèn đỗ xe/đèn chạy ban ngày: Đèn LED này được sử dụng để đèn chiếu sáng ban ngày hoặc khi đỗ xe Để kiểm tra và thay thế đèn đỗ xe hoặc đèn chạy ban ngày, có thể đến đại lý ủy quyền của Mazda

- Đèn báo khuẩn cấp: Đèn LED này được sử dụng để báo hiệu khuẩn cấp Để kiểm tra và thay thế đèn báo khuẩn cấp, nên liên hệ với đại lý ủy quyền của Mazda

4.2.2.1 Thay thế đèn pha/cos, đèn sương mù, đèn xi nhan và đèn phanh:

- Đèn pha/cos: Sử dụng đèn LED Đèn LED thường sáng hơn và bền hơn so với đèn Halogen truyền thống

- Đèn thắng: Sử dụng đèn LED Đèn LED thường dễ thay thế, cần tháo ra và lắp đèn mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc trong hướng dẫn sử dụng xe

- Đèn sương mù: Đèn hậu cũng nên được thay thế bằng đèn LED Trong một số trường hợp, có thể cần tháo bớt các bộ phận của đèn sương mù và thay thế chúng Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của xe để biết cách thay đèn sương mù

- Đèn xi nhan : Đèn xinhan sau thường là đèn LED Để thay đèn này, thường cần mở nắp bảo vệ đèn và tháo ra để thay đèn mới.Để thay đèn này, cần tháo nắp đèn xinhan sau bằng cách cẩy cạnh bằng một nắp tuốc nơ vít đầu dẹp

- Khi thay thế đèn để tránh gây trầy xước cho bề mặt đèn, hãy bọc tuốc nơ vít bằng một lớp vải trước khi thực hiện thao tác này Chắc chắn rằng đã tắt nguồn và đợi cho đèn nguội trước khi thay thế để tránh bị bỏng Hãy luôn kiểm tra hướng dẫn sử dụng của xe và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi thực hiện việc thay đèn

- Tháo các bu lông và kéo cụm đèn ra khỏi trụ sau

Hình 4.23: Minh họa tháo bulong để thay đèn

Hình 4.24: Minh họa gắn bóng đèn pha/cos vào giắc cắm

- Tháo ổ cắm: Xoay ổ cắm ngược chiều kim đồng hồ và rút nó ra khỏi vị trí

- Thay đèn: Gỡ bóng đèn cũ ra và lắp bóng đèn mới vào vị trí đó

- Căn chỉnh vị trí đèn: Đảm bảo rằng các chốt trên đèn khớp hoàn toàn với các vòng đệm trên thân xe Sau đó, nhấn đèn vào vị trí của nó Lắp lại ổ cắm: Khi đã đặt đèn vào đúng vị trí, đảm bảo kết nối ổ cắm một cách cẩn thận

- Đảm bảo khít kín: Đảm bảo rằng tấm che phủ cùng với cụm đèn sau khi lắp vào vị trí của chúng khít kín, không lỏng

Hình 4.25: Minh họa gắn đèn xi nhan vào giắc cắm

- Tháo giắc cắm: Tháo giắc cắm và đèn xi nhan cũ

- Thay đèn: Gỡ bóng đèn cũ ra và lắp bóng đèn mới vào vị trí đó

Hình 4.26: Minh họa gắn đèn sương mù vào giắc cắm

- Tháo ổ cắm: Xoay ổ cắm ngược chiều kim đồng hồ và rút nó ra khỏi vị trí

- Thay đèn: Gỡ bóng đèn cũ ra và lắp bóng đèn mới vào vị trí đó

- Căn chỉnh vị trí đèn: Đảm bảo rằng các chốt trên đèn khớp hoàn toàn với các vòng đệm trên thân xe Sau đó, nhấn đèn vào vị trí của nó Lắp lại ổ cắm: Khi đã đặt đèn vào đúng vị trí, đảm bảo kết nối ổ cắm một cách cẩn thận

- Đảm bảo khít kín: Đảm bảo rằng tấm che phủ cùng với cụm đèn sau khi lắp vào vị trí của chúng khít kín, không lỏng

Hình 4.27: Minh họa gắn đèn phanh vào giắc cắm

- Thay thế sử dụng bóng đèn 21W

- Tháo giắc cắm: Tháo giắc cắm và đèn phanh cũ

- Thay đèn: Gỡ bóng đèn cũ ra và lắp bóng đèn mới vào vị trí đó

4.2.2.2 Thay thế hệ thống nâng hạ kính

- Chuẩn bị công cụ và trang thiết bị

+ Đảm bảo đã chuẩn bị đủ công cụ và trang thiết bị cần thiết:

+ Dầu hoặc chất bôi trơn phù hợp

+ Sản phẩm làm sạch kính chuyên dụng

+ Bộ điều khiển nâng hạ kính của xe

+ Bộ làm sạch đặc biệt cho đường ray nâng hạ kính

- Kiểm tra trạng thái tổng quan của hệ thống

Kiểm tra tổng quan về tình trạng của hệ thống nâng hạ kính Kiểm tra xem nó có hoạt động bình thường hay không

- Làm sạch kính và đường ray nâng hạ kính

+ Làm sạch kính bên trong và bên ngoài bằng sản phẩm làm sạch kính chuyên dụng + Kiểm tra đường ray nâng hạ kính để đảm bảo chúng không bị bám bụi hoặc bất kỳ vật cản nào

+ Làm sạch đường ray nếu cần thiết sử dụng bộ làm sạch đặc biệt

- Bôi trơn các bộ phận cơ học

+ Sử dụng dầu hoặc chất bôi trơn phù hợp để bôi trơn các bộ phận cơ học của hệ thống nâng hạ kính

+ Đảm bảo không để dầu hoặc chất bôi trơn tiếp xúc với kính hoặc các bộ phận khác của xe

- Kiểm tra dây cáp và kết nối

Kiểm tra dây cáp và kết nối điện ở gần motor nâng hạ kính Đảm bảo rằng không có dây nào bị nứt, rách, hoặc bong tróc

4.2.2.3 Thay thế hệ thống gạt mưa, rửa kính

- Kiểm tra và thay thế lưỡi gạt nước:

+ Đầu tiên, kiểm tra lưỡi gạt nước bằng cách xem xét cao su trên lưỡi Nếu cao su đã xuống cấp, có thể thấy vệt trên kính, nghe tiếng ồn khi hoạt động và lưỡi gạt nước có thể làm xước kính cửa sổ

+ Trong trường hợp cao su đã hỏng, cần thay thế lưỡi gạt nước bằng lưỡi mới + Để thực hiện việc này, hãy đảm bảo rằng nguồn điện của xe đang ở trạng thái

"Bật", sau đó tắt nó

+ Trong vòng 10 giây sau khi tắt nguồn xe, giữ công tắc gạt nước ở vị trí "Mist" trong hơn 2 giây

+ Đảm bảo cả hai lưỡi gạt nước đang được đặt ở vị trí bảo trì như minh hoạ

Sau đó, nhấc cả hai lưỡi gạt nước lên để hoàn thành quá trình thay thế

Hình 4.28: Cách tháo cần gạt nước

+ Nhấn nút khóa để giữ lưỡi gạt nước cũ

+ Trượt lưỡi gạt nước ra khỏi cánh cửa gạt nước: Tháo lưỡi gạt nước cũ ra khỏi cánh cửa gạt nước Đảm bảo tháo ra một cách cẩn thận

+ Lắp lưỡi gạt nước mới vào cánh cửa gạt nước: Đưa lưỡi gạt nước mới vào cánh cửa gạt nước cho đến khi nó khớp vào vị trí

+ Hạ xuống cả hai cần gạt nước: Cuối cùng, hãy hạ cả hai cần gạt nước xuống để lưỡi gạt nước mới có thể hoạt động bình thường

Hình 4.29: Cách lấy lưỡi gà của cần gạt nước

- Thay thế motor gạt nước phía trước

Tháo các bu lông cố định, giắc cắm motor gạt mưa tiếp theo tháo motor gạt mưa cũ và thay motor gạt mưa mới

Hình 4.30: Thay thế motor gạt nước phía trước

- Thay thế motor gạt mưa phía sau

+ Gỡ bỏ nắp, vít cố định, và cần gạt nước phía sau, sau đó loại bỏ gioăng cao su bên ngoài, vòng đệm và vít đặc biệt

Hình 4.31: Thay thế motor gạt nước phía sau

4.2.2.4 Thay thế hệ thống khoá cửa

+ Kiểm tra lưỡi khoá trên tất cả các cửa của xe, bao gồm cửa trước và cửa sau

+ Đảm bảo rằng lưỡi khoá không bị móp hoặc hỏng và hoạt động một cách bình thường

+ Thay thế lưỡi khoá nếu cần

Hình 4.32: Thay thế chốt khoá

Xây dựng mô hình và thiết lập các thành phần cấu tạo

5.1.1 Các thành phần cấu tạo hình thành mô hình

Hình 5.1: Hộp cầu chì (Hình chụp từ sản phẩm LVTN) Trong mọi hệ thống, việc sử dụng cầu chì là bắt buộc Em lựa chọn hộp cầu chì với 8 cầu chì(10A,15A,30A), trong đó số lượng cầu chì được hiển thị để dễ dàng kiểm tra hoạt động của hệ thống trong từng mạch khác nhau

5.1.1.2 Công tắc khởi động 3 chân

Hình 5.2 Công tắc khởi động 3 chân (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Thực hiện đo chân của công tắc khóa điện Có tổng cộng 3 chân là B, IG, ST Sử dụng đồng hồ đo điện áp VOM để kiểm tra trạng thái mạch khi khóa đang ở trạng thái khóa Khi khóa đang trong trạng thái này, các dây không có kết nối điện thông nhau Khi vặn khóa sang trạng thái mở, chân B và chân ST sẽ có kết nối điện thông nhau Khi như vậy, nguồn điện sẽ được cấp từ nguồn qua khóa Chân IG được sử dụng để kích hoạt các hệ thống liên quan đến dầu và nhiên liệu hoạt động

Bảng 5.1 Thông số của các chân trên công tắc relay

Số chân 4 Điện áp hoat động 12VDC/ 40A

Hình 5.3 Relay (Hình chụp từ sản phẩm LVTN) (1: Đầu cuộn dây, 2: Tiếp điểm, 3: Đầu cuộn dây, 4: Tiếp điểm)

Tiến hành kiểm tra các chân của relay Trong trường hợp này, sử dụng một relay có 4 chân, bao gồm 2 chân của cuộn dây và 2 chân tiếp điểm điện Sử dụng đồng hồ đo điện áp VOM để thực hiện kiểm tra Kết quả sẽ cho thấy có hai cặp đầu tiếp điểm điện có kết nối điện thông nhau, đó là hai đầu cuộn dây Ngoài ra, còn lại hai chân tiếp điểm khác là các chân tiếp điểm điện Một số loại relay có thể có số thứ tự đánh dấu trên bề mặt của relay, điều này có thể được sử dụng để tham khảo khi thực hiện kiểm tra

Bảng 5.1 Thông số của các chân motor phun nước

Mã phụ tùng G22C67482L1 Điện áp hoạt động 12VDC

Hình 5.4 Motor phun nước (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Hình 5.5 Motor gạt nước (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Bảng 5.2 Thông số của các chân motor gạt nước

Mã phụ tùng BCKA6737XE Điện áp hoạt động 12V

Công suất tiêu thụ 50 W Đặt đồng hồ VOM vào chế độ đo điện trở (Ohm) Điều này cho phép đo kháng điện và kiểm tra thông mạch.Quan sát motor phun nước, em sẽ thấy có 3 dây đi ra từ motor, đó là dây của motor Ngoài ra, còn có 2 dây khác liên quan đến cơ cấu dừng.Đặt các kẹp đo của đồng hồ VOM lần lượt vào từng cặp chân của motor để đo kháng điện Lưu ý rằng đo kháng điện sẽ có thể cho kết quả không ổn định nếu motor đang hoạt động.Khi đặt kẹp đo vào từng cặp chân, sẽ thấy giá trị điện trở đọc được trên đồng hồ thay đổi Lúc này, cần quan sát xem giá trị điện trở tăng hoặc giảm khi đặt kẹp đo vào.Motor phun nước vào chạy bằng cách cấp nguồn cho chân E và +1 Đo giá trị điện trở từ chân E đến chân +1 và chân +2 lần lượt Nếu giá trị điện trở thấp (gần 0), đó là chân +1 hoặc +2 Đo từ chân E đến các chân còn lại một lần nữa Nếu giá trị điện trở không thay đổi hoặc là mở (vô hướng), đó là chân B - chân dừng Nếu giá trị điện trở tăng hoặc giảm khi đặt kẹp đo, đó là chân S - chân khởi đầu và dừng tạm thời 5.1.1.6 Công tắc tổ hợp:

- Cụm công tắc tổ hợp: Gồm 18 chân

Hình 5.6: Công tắc tổ hợp (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

- 6 Chân của hệ thống gạt mưa:

- 13 chân của hệ thống chiếu sáng: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13

Bảng 5.3: Thông số công tắc tổ hợp

STT Nội dung Cụm công tắc chiếu sáng, tín hiệu Cụm công tắc gạt mưa

- Đo chân của công tắc tổ hợp:

+ Kiểm tra chân của công tắc gạt mưa (6 chân): Tiến hành đo lần lượt từ dây 1 đến dây 6 Sử dụng đồng hồ VOM để kiểm tra sự thông mạch của 3 dây khi công tắc gạt mưa được cài đặt ở vị trí "Low" và "High" tương ứng Như vậy, chúng ta có thể xác định được thứ tự của các dây lần lượt là B, +1 ("Low"), +2 ("High") Đối với 3 dây còn lại, chuyển công tắc về vị trí OFF và thực hiện đo thông mạch giữa dây +1 với các dây còn lại để xác định chân S Khi điều chỉnh công tắc về chế độ phun nước, tiến hành đo thông mạch giữa 2 chân còn lại, chúng ta có thể xác định các chân E và W, và lúc này cả hai chân có chức năng tương tự nhau

+ Kiểm tra chân của công tắc đèn (13 chân): Sử dụng đồng hồ VOM chỉnh về chế độ Ohm để thực hiện đo thông mạch Tiến hành thử lần lượt từng cặp dây từ 1 đến 13 và ghi lại kết quả lên giấy để xác định những cặp dây nào có thông mạch với nhau Thực hiện kiểm tra lần lượt ở các trạng thái: Cos, Tail, Pha, Hazard, Flash Ở mỗi trạng thái, sẽ có một cặp dây thông mạch với nhau Từ thông tin này, có thể chọn cặp dây phù hợp và không trùng lặp để đặt tên cho từng chế độ đèn khác nhau

5.1.1.7 Công tắc nâng hạ kính:

Hình 5.7: Công tắc nâng hạ kính (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Bảng 5.4: Thông số công tắc nâng hạ kính

5.1.1.8 Motor nâng hạ kính: (mô phỏng)

Hình 5.8: Motor nâng hạ kính (mô phỏng) (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Bảng 5.5: Thông số motor nâng hạ kính Điện áp hoạt động 12V-24V

5.1.1.9 Bộ điều khiển đóng, mở cửa:

Hình 5.9: Bộ điều khiển mở khóa cửa có Lotusviet có remote

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

12 Chân mở cốp trước Bảng 5.6: Thông số bộ điều khiển mở khóa cửa

Số chân 12 Điện áp hoạt động 24V

Dòng điện làm việc 15mA Điện áp điều khiển từ xa 6V

Dòng điện điều khiển từ xa 6mA

Bộ điều khiển Lotusviet được thiết kế để thực hiện những chức năng quan trọng tương tự như trên xe:

- Bộ điều khiển này cho phép người dùng điều khiển quá trình đóng cửa xe

- Người dùng có thể dễ dàng điều khiển việc mở cửa xe thông qua bộ điều khiển Lotusviet

- Chức năng tìm xe cũng được tích hợp trong bộ điều khiển này, giúp người dùng dễ dàng xác định vị trí đỗ xe của mình

- Motor mở, khóa cửa chính

Hình 5.10: Motor mở, khóa cửa chính (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

- Motor mở, khóa cửa phụ

Hình 5.11: Motor mở, khóa cửa phụ (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Bảng 5.7: Thông số motor mở, khóa cửa

STT Nội dung Motor mở, khóa cửa chính Motor mở, khóa cửa phụ

2 Điện áp hoạt động 12VDC

Hình 5.12: Cục chớp xinhan điện tử (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Bảng 5.8: Thông số cục chớp xinhan điện tử

Số chân 2(Chân B, Chân L) Điện áp hoạt động 12VDC

- Cụm đèn xi nhan (đèn báo rẽ):

Hình 5.13: Cụm đèn xinhan (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

- Cụm đèn chiếu xa, chiếu gần:

Hình 5.14: Đèn chiếu xa, chiếu gần (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Bảng 5.9: Thông số cụm đèn STT Nội dung Cụm đèn xinhan Cụm đèn chiếu xa, chiếu gần:

3 Dòng điện tiêu thụ 12VDC

Hình 5.15: Hình bộ chuyển đổi nguồn 220V-12V(10A)

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Lựa chọn phương án thiết kế

Sau khi đã tiến hành một loạt phân tích chi tiết và tính toán, cùng việc xác định rõ các đặc điểm cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện thân xe, cũng như đánh giá mức ưu và nhược điểm của từng loại mô hình và phạm vi ứng dụng, em đã đưa ra quyết định chọn mô hình thiết kế dạng đứng là phương án tối ưu

- Thiết kế khung được thực hiện bằng vật liệu nhôm vuông có kích thước 25x12,5mm Để tạo khung bền chắc và đáp ứng yêu cầu, vật liệu nhôm vuông được sử dụng để xây dựng khung kết cấu

- Thiết kế bảng được lựa chọn sử dụng gỗ ván ép dày 3mm, để tạo ra bảng có độ bền và độ cứng cần thiết, đồng thời cũng đảm bảo tính nhẹ và dễ dàng xử lý trong quá trình lắp đặt

- Kích thước tổng của mô hình là: Dài 1000mm và Rộng 800mm Những kích thước này đã được chọn để đảm bảo mô hình có kích thước phù hợp và có thể hiển thị một cách rõ ràng các chi tiết cũng như hoạt động của hệ thống điện thân xe

101 Hình 5.16: Hình kích thước và vị trí các hệ thống trên mô hinh

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Hình 5.17: Kích thước thiết kế khung mô hình

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Mô phỏng hệ thống

5.4.1 Mô phỏng hệ thống đèn chiếu sáng

Hình 5.18: Sơ đồ mô phỏng hệ thống đèn chiếu sáng ở chế độ pha/cos

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN) Nguyên lý hoạt động:

- Trong chế độ chiếu gần: khi công tắc tổ hợp được kích hoạt, một dòng điện mass sẽ nối với chân HEAD của công tắc Nguồn điện dương (+) sẽ thông qua cầu chì SW, sau đó đi qua cầu chì LO20A Tiếp theo, dòng điện sẽ thông qua relay 2-4 và hai cầu chì LO10A Dòng điện này sẽ lần lượt đến đèn LO, sau đó nối tiếp với một điểm đất (mass), cuối cùng đèn chiếu gần sẽ được kích hoạt và phát sáng

- Chế độ chiếu xa: Khi bật công tắc vào chế độ chiếu xa, dòng điện mass sẽ thông qua chân HEAD và HI của công tắc Điện dương (+) từ nguồn sẽ trải qua công tắc

SW khi nó đóng Dòng điện sẽ tiếp tục thông qua cầu chì LO20A, sau đó qua relay

LO đóng ở chân 1-3 thông qua cuộn dây 2-4 Đồng thời, relay HI cũng đóng ở chân 1-3 thông qua hai đầu cuộn dây 2-4 Dòng điện sau đó đi qua cầu chì HI 10A và đèn

HI Sau khi dòng điện đi qua đèn HI, nó tiếp tục tới điểm đất (mass), và từ đó đèn sáng và đèn báo pha sẽ được kích hoạt

- Chế độ Flash: Khi công tắc được chuyển vào chế độ Flash, dòng điện mass sẽ kết nối với chân HEAD và chân HI của công tắc tổ hợp Điện dương (+) sẽ được cấp đến

104 thông qua cả hai cầu chì LO và HI, và sau đó đến hai relay LO và HI Mass cũng sẽ tiếp tục kết nối tới relay LO và HI thông qua công tắc tổ hợp Từ chân 3 của cả hai relay LO và HI, dòng điện (+) sẽ được cấp Điện dương (+) sẽ cấp cho cả hai chân LO và HI của đèn, sau đó trở lại điểm đất (mass) Đèn sẽ được kích hoạt và sáng lên, đồng thời đèn báo trên bảng đồng hồ cũng sẽ hoạt động, tương tự như khi chế độ đèn chiếu xa được bật

5.4.2 Mô phỏng hệ thống đèn xi nhan

Hình 5.19: Mô phỏng hệ thống xi nhan hoạt động (Hình chụp từ sản phẩm LVTN) Nguyên lý hoạt động:

- Nguồn acquy(12V) → cầu chì → cục chớp (2 chân) →gạt công tắc xi nhan sang lên → đèn xi nhan bên phải sáng

- Nguồn acquy (12V) → cầu chì → cục chớp (2 chân) → gạt công tắc xi nhan sang xuống→ đèn xi nhan bên trái sáng

5.4.3 Mô phỏng hệ thống đèn cảnh báo hazard

Hình 5.20: Mô phỏng hệ thống đèn cảnh báo hazard

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Nguồn acquy(12V) → cầu chì → cục chớp (2 chân) →công tắc hazard bật →đèn cảnh báo sáng

5.4.4 Mô phỏng hệ thống nâng hạ kính

Hình 5.21: Mô phỏng hệ thống nâng kính (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Hình 5.22: Mô phỏng hệ thống hạ kính (Hình chụp từ sản phẩm LVTN) Nguyên lý hoạt động:

Dòng điện từ ắc quy 12V sẽ trải qua cầu chì và sau đó qua rơ le Sau đó, dòng điện sẽ vào công tắc 7 chân và thông qua công tắc này, sẽ được chuyển hướng chiều điện Dòng điện này sẽ được cấp cho motor có khả năng xoay theo cả hai chiều Khi nhấn nâng kính, motor sẽ quay theo chiều đi lên Khi nhấn hạ kính, motor sẽ quay ngược chiều (motor được nối về mass)

5.4.5 Mô phỏng hệ thống gạt mưa, rửa kính:

Hình 5.23: Mô phỏng hệ thống gạt mưa, rửa kính

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN) Nguyên lý hoạt động:

Dòng điện 12V từ ắc quy trải qua một cầu chì nằm trong hộp cầu chì dưới mui xe, sau đó được phân phối đến các thiết bị trong mạch bao gồm motor, cảm biến, đèn và module đo Công tắc điều khiển việc phun nước có thể được chuyển từ vị trí tắt (0) sang chế độ gạt mưa (1-5) Tín hiệu từ công tắc này kết nối với bộ điều khiển trung tâm, kích hoạt một relay khi công tắc được bật Relay này kích hoạt motor phun nước sương Các mạch điện khác cũng kết nối với mass để hoàn thiện mạch điện và điều khiển hoạt động của hệ thống gạt mưa và phun nước Công tắc gạt mưa có nhiều chế độ (1 là gạt sương mù, 0 là tắt, 2 là tự động, 3 là chậm, 4 là nhanh) Bộ điều khiển trung tâm sẽ điều chỉnh motor gạt mưa tùy theo từng chế độ và cảm biến hạt mưa, đồng thời tạo ra tín hiệu để bật đèn báo và cảm biến hạt mưa hoạt động

5.4.6 Mô phỏng hệ thống khoá cửa:

Hình 5.24: Mô phỏng khi khóa mở cửa công tắc tài xế

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN) Nguyên lý hoạt động:

- Chế độ khóa cửa: Dòng điện 12V từ nguồn (+) được cấp đến chân 5 của relay RL2 Relay RL2 hoạt động khi có điện chạy qua chân 4, được điều khiển bởi công tắc ở chế độ khóa Sau đó, dòng điện này được dẫn xuống công tắc và nối với mạch mass Đồng thời, chân 3 và chân 2 của relay RL2 được kết nối lại với nhau, tạo điện trở thấp và kích hoạt motor quay ở chế độ khóa, từ đó khóa cửa xe

- Chế độ mở cửa: Dòng điện 12V từ nguồn (+) được cấp đến chân 5 của relay RL3 Relay RL3 hoạt động khi có điện chạy qua chân 4, được điều khiển bởi công tắc tổ hợp ở chế độ mở cửa Sau đó, dòng điện này được dẫn xuống công tắc và nối với mạch mass Đồng thời, chân 3 và chân 2 của relay RL3 được kết nối lại với nhau, tạo điện trở thấp và kích hoạt motor quay ở chế độ mở cửa, từ đó mở cửa xe.

Quy trình lắp ráp mô hình

Hình 5.23: Đồng hồ VOM (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Hình 5.24: Dụng cụ dùng chế tạo khung mô hình (Hình chụp từ sản phẩm LVTN) 1: Nhôm chữ nhật 3x3: Khung chế tạo bằng nhôm

2: Thước dây: Đo đạc kích thước khung và xác định vị trí hệ thống

3: Khoan: Dùng khoan tạo lỗ 4mm để bắn vít cố định

4 Kềm bấm rive và rive: Liên kết và cố định các thanh nhôm với nhau

5: Keo silicon loại A300: Dán giữ khung với bảng của mô hình

6: Đinh rive: Dùng đề bắt dính giữa thanh nhôm

7: Vít: Dùng cố định ván gỗ với thanh nhôm

Hình 5.25: Khung của mô hình (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

- Sử dụng thước đo cắt thanh nhôm thành kích thước quy định, dùng máy hàn theo bản vẽ có sẵn

- Sử dụng vít để cố định ván gỗ ép với khung, để làm mặt bảng

- Xác định vị trí các chi tiết và tiến hành khoan với các kích thước tương ứng để lắp các bộ phận của hệ thống

Hình 5.26: Vị trí phân bố của các bộ phận của hệ thống

(Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

- Gắn các bộ phận vào bảng, cố định bằng vít, dây rút, keo silicon để tăng thẩm mĩ cho mô hình

Hình 5.27: Cố định các bộ phận hệ thống (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

- Đi đây dây điện cho các hệ thống trong mô hình và hoàn thành mô hình hoàn chỉnh

Hình 5.28: Mô hình hoàn chỉnh (Hình chụp từ sản phẩm LVTN)

Ngày đăng: 02/03/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w