Nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận ĐCLN tới chất lượng báo cáo tài chính, luận án muốn đi sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới “điều chỉnh lợi
Trang 1CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Điều chỉnh lợi nhuận” là chủ đề có sức hút lớn trên phạm vi toàn cầu, từ
các cường quốc như Mỹ, Pháp…cho tới các nước đang phát triển như Malaysia,
Việt Nam Đầu thế kỷ 21, sự xuất hiện của một loạt các vụ bê bối và gian lận
nghiêm trọng liên quan tới việc điều chỉnh lợi nhuận và che giấu thông tin kế
toán của Enron, WorldCom, Tyco, Xerox, Global Crossing làm hâm nóng chủ
đề kiểm soát hành vi điều chỉnh lợi nhuận vốn từ lâu đã là sự quan tâm lớn của
nhiều bên, từ các nhà đầu tư, các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu cho tới bản
thân các công ty
Ngay tại Việt Nam, một số lượng lớn các công ty cổ phần với tình trạng chênh
lệch báo cáo tài chính hàng trăm tỷ đồng trước và sau kiểm toán cũng đem đến
lo ngại về việc không minh bạch trong công bố thông tin và tồn tại sự can thiệp
mang chủ ý của các nhà quản lý tới thông tin kế toán được công bố trên thị
trường chứng khoán Nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của hành vi
điều chỉnh lợi nhuận (ĐCLN) tới chất lượng báo cáo tài chính, luận án muốn đi
sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới “điều chỉnh lợi nhuận” tại các công
ty phi tài chính có cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt
Nam dựa trên cơ sở của trường phái Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive
Accounting Theory - PAT), Lý thuyết đại diện (Agency Theory - AT) và Lý
thuyết thông tin bất đối xứng (Information Asymmetry - IA)
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước, mục tiêu tổng quát của luận án là thực hiện nghiên cứu thực nghiệm
nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan tới đặc điểm doanh
nghiệp, đặc điểm quản lý – kiểm soát với hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên
TTCK Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: các mô hình ĐCLN phức tạp và có tính học thuật cao có phù hợp
2
khi áp dụng tại TTCK Việt Nam không?
Câu hỏi 2: Trên TTCK Việt Nam, việc các công ty có đặc điểm về “Hệ số
nợ” khác nhau thì có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay
không?
Câu hỏi 3: Trên TTCK Việt Nam, khi “Hiệu quả tài chính” đạt được là khác
nhau thì điều này có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay
không?
Câu hỏi 4: Trên TTCK Việt Nam, sự khác biệt về “Quy mô công ty” có ảnh
hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 5: Trên TTCK Việt Nam, “Quy mô HĐQT” có ảnh hưởng đáng kể
tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 6: Trên TTCK Việt Nam, “Số lượng thành viên độc lập trong HĐQT” có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 7: Trên TTCK Việt Nam, “Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT” có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 8: Trên TTCK Việt Nam, “Cấu trúc sở hữu” có ảnh hưởng đáng kể
tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 9: Trên TTCK Việt Nam, “Kiểm toán độc lập” có ảnh hưởng đáng
kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố tác động đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu này lựa chọn các Công ty Cổ phần phi tài
chính trên TTCK Việt Nam (không bao gồm những đơn vị đặc thù như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng)
Trang 2- Về mặt thời gian: nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu là các báo cáo tài
chính của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai
đoạn từ 2010 – 2014
- Về mặt nội dung: luận án nghiên cứu các nhân tố tác động tới điều chỉnh
lợi nhuận bao gồm nhóm nhân tố thuộc đặc điểm công ty và nhóm nhân tố thuộc
quản lý - kiểm soát
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong khoa học kế
toán thực chứng Dữ liệu thu thập được trên TTCK Việt Nam giai đoạn
2010-2014 sẽ được kiểm chứng với mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS), mô
hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định FEM (robust SE) Kết quả thu
được sẽ phục vụ việc đánh giá các giả thuyết mà luận án đặt ra
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận
- Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận
Với sự xuất hiện của nhiều khái niệm về điều chỉnh lợi nhuận, các nghiên
cứu kế toán phân biệt ranh giới giữa việc thực hiện các thay đổi kế toán và ước
tính kế toán trong phạm vi các quy định, chuẩn mực với việc nhà quản lý làm sai
lệch thông tin, vi phạm nguyên tắc trung thực và hợp lý của kế toán
Theo Healy và Wahlen (1999), “điều chỉnh lợi nhuận” là việc nhà quản
trị sử dụng các đánh giá chủ quan của mình trong trình bày thông tin tài chính
hay trong quá trình hình thành các giao dịch để thay đổi BCTC nhằm cung cấp
thông tin sai lệch cho các cổ đông về tình hình tài chính, hoặc nhằm thay đổi
các kết quả của các hợp đồng mà có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế
toán Cùng quan điểm trên, Schipper (1989) mô tả điều chỉnh lợi nhuận là một
“sự can thiệp” có chủ ý vào quy trình công bố thông tin ra bên ngoài nhằm đạt
được mục đích cá nhân trong một chừng mực nào đó Ronen và Yaari (2007)
thì lại bày tỏ quan điểm trung lập rằng “điều chỉnh lợi nhuận” không phải lúc
4
nào cũng là xấu và rất khó để chúng ta có thể phân biệt giữa việc bóp méo lợi nhuận để thực hiện hành vi gian lận với việc các nhà quản trị luôn cố gắng điều tiết chi phí trong phạm vi dự toán để có thể đạt được mục tiêu về mặt doanh số Trên quan điểm của tác giả, “điều chỉnh lợi nhuận” là hành vi có thể được thực hiện trong hoặc ngoài phạm vi cho phép của các quy định, chuẩn mực, chế
độ kế toán nhằm giúp nhà quản trị đạt được các mục tiêu về lợi nhuận thông qua các công cụ, phương pháp kế toán
Là một chủ đề trung tâm của các nghiên cứu kế toán trong nhiều thập kỷ
từ những năm 1970 (Watts và Zimmerman, 1986), cho tới ngày nay, “điều chỉnh lợi nhuận” (ĐCLN) vẫn là một đề tài nóng hổi và có thể nói tại Việt Nam thì những nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn rất hạn chế
- Động cơ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị
Đề cập đến động cơ điều chỉnh lợi nhuận, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khía cạnh chủ quan, tư lợi của các nhà quản trị Thông thường, động
cơ điều chỉnh lợi nhuận hình thành khi có sự xuất hiện của một số sự kiện phát sinh tại doanh nghiệp Trong luận án này, tác giả khái quát một số động cơ điều chỉnh lợi nhuận phổ biến như sau:
+ Điều chỉnh lợi nhuận nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài + Điều chỉnh lợi nhuận do chế độ lương thưởng dành cho nhà quản lý + Điều chỉnh lợi nhuận khi có các ưu đãi từ chính phủ (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nới lỏng các quy định…)
+ Điều chỉnh lợi nhuận trong một số tình huống khác (mua lại cổ phiếu, trì hoãn việc công bố một thông tin xấu, nới lỏng giới hạn tỷ lệ nợ…)
- Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Cơ sở dồn tích trong kế toán, việc lựa
chọn và vận dụng chính sách kế toán) 2.2 Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi ĐCLN của doanh nghiệp
- Lý thuyết Kế toán thực chứng trong nghiên cứu về ĐCLN
- Lý thuyết đại diện trong nghiên cứu về ĐCLN
- Lý thuyết thông tin bất đối xứng trong nghiên cứu về ĐCLN
Trang 32.3 Mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
Chênh lệch phát sinh giữa kết quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo
KQKD và dòng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là phần lợi nhuận kế
toán không bằng tiền được trình bày trong Báo cáo KQKD, chênh lệch này được
gọi là phần giá trị dồn tích
Tổng giá trị dồn tích gồm:
+ Phần dồn tích không thể điều chỉnh (Non-discretionary accruals)
+ Phần dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary accruals)
Tổng dồn tích
Phần dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) +
Phần dồn tích có thể điều chỉnh (DA)
Trong luận án này, tác giả phân tích một số mô hình phổ biến nhất từ đơn
giản đến phức tạp nhằm đánh giá phần dồn tích DA Tuy nhiên, luận án chỉ sử
dụng mô hình gốc Jones (1991) để phục vụ cho việc kiểm chứng sự tồn tại của
điều chỉnh lợi nhuận Các mô hình thực chất là nhằm tính toán phần NDA
Mô hình Jones (1991)
Khắc phục nhược điểm của các mô hình trước đó của Healy (1985),
DeAngelo (1986), Jones (1991) xây dựng mô hình mới trong đó tính đến sự ảnh
hưởng của mức độ hoạt động kinh doanh của đơn vị tới NDA Mô hình Jones
(1991) tính toán phần tổng dồn tích năm sự kiện t như sau:
TAit
= α 1 x 1 + α 2 x ∆REVit + α 3 x PPEit + ɛit
Trong đó:
TAit : tổng dồn tích năm t của công ty i
∆REVit: Doanh thu năm t trừ Doanh thu năm t-1 tại công ty i
PPEit: Nguyên giá TSCĐ hữu hình cuối năm t tại công ty i
Ait-1: Tổng tài sản cuối năm t -1 tại công ty i
α 1 , α 2 , α 3: tham số ước tính
ɛit : sai số ước tính năm t của công ty i
6
Từ đó, phần giá trị dồn tích NDA và DA được tính như sau:
NDAit = a 1 x 1 + a 2 x ∆REVit + a 3 x PPEit
DAit = TAit /Ait-1 - NDAit
Trong đó:
NDAit: Phần dồn tích không điều chỉnh được tại công ty i năm t
a1, a2, a3: các tham số ước tính (Căn cứ vào α 1, α 2, α 3 )
Các tham số a1, a2, a3 được ước tính bằng phương pháp OLS Luận án trình bày một số mô hình cơ bản liên quan tới việc đo lường hành
vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp (thông qua giá trị dồn tích có thể điều chỉnh DA) Trong phạm vi của luận án, mô hình gốc Jones (1991) được lựa chọn
để xác định phần giá trị dồn tích DA bởi vì đây là mô hình gốc quan trọng, là cơ
sở cho sự xuất hiện của nhiều mô hình đo lường ĐCLN phổ biến hiện hành (gọi chung là các mô hình điều chỉnh từ Jones) Việc lựa chọn mô hình gốc Jones (1991) để kiểm chứng tại TTCK Việt Nam là cần thiết và sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sau này tại Việt Nam ứng dụng tiếp mô hình Jones (1991) cũng như các mô hình phát triển từ Jones (1991)
2.4 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
Ngoài việc tổng quan mô hình đo lường ĐCLN, luận án tập trung vào việc tổng kết những nghiên cứu liên quan về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐCLN Từng nhân tố được xem xét trên nhiều nhóm quan điểm khác nhau (ảnh hưởng thuận/nghịch hay không tác động), các cách đo lường từng biến cũng được tổng kết chi tiết Nhóm các nhân tố bao gồm:
2.4.1 Các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp
- Hệ số nợ
- Hiệu quả tài chính
- Quy mô công ty
2.4.2 Các nhân tố thuộc cơ chế quản lý – kiểm soát
- Quy mô HĐQT
- Số lượng thành viên HĐQT độc lập
Trang 4- Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT
- Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ sở hữu nhà nước và Tỷ lệ sở hữu nước ngoài)
- Kiểm toán độc lập
2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố
ảnh hưởng tới ĐCLN cho thấy những khoảng trống của các nghiên cứu trước
đây có thể được hoàn thiện hơn trong luận án này:
Trước tiên, đây là một công trình được nghiên cứu tại Việt Nam, trong
bối cảnh đặc thù của một TTCK mới nổi và các nghiên cứu về ĐCLN chưa
nhiều Thứ hai, luận án thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế của các
nghiên cứu trước đây (đặc biệt là tại Việt Nam) khi lựa chọn mô hình đo
lường ĐCLN, hạn chế về cơ sở lý thuyết, về lựa chọn quy mô biến và về
phương pháp Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu định lượng, ngoài việc
thực hiện mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS) giống như nhiều
nghiên cứu khác, mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình hồi
quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định
FEM (robust SE) cũng được thực hiện
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng giả thuyết khoa học
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu, luận án đề xuất mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết khoa học như sau:
8
(
Sơ đồ 3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Xây dựng phương trình hồi quy bội
Dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng Do đó, nghiên cứu tiến hành xây dựng hai phương trình 1 và 2 cho mô hình hồi quy theo OLS và hồi quy theo FEM, REM
Hồi quy (1):
DA = α0 + α 1 DEBT it + α2 PERF it + α3 SIZE it + α4 BOARD it + α5 IDV it
+ α 6 DUAL it + α7 OWN1 it + α8 OWN2 it + α9 AUDIT it + εit Hồi quy (2):
DA = α0 + α 1 DEBT it + α2 PERF it + α3 SIZE it + α4 BOARD it + α5 IDV it
+ α 6 DUAL it + α7 OWN1 it + α8 OWN2 it + α9 AUDIT it + ωit
H7b
H6 +
- +
-
+
-
-
Cấu trúc SH (Tỷ lệ
SH nhà nước - OWN1)
Số lượng thành viên HĐQT độc lập (IDV)
Quy mô hội đồng quản trị (BOARD)
Kiểm toán độc lập (AUDIT)
Sự kiêm nhiệm CEO
và chủ tịch HĐQT (DUAL)
H8
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
H4
H5
H7a
Hệ số nợ (DEBT)
Hiệu quả tài chính (PERF)
Quy mô công ty (SIZE)
H1
H2 H3
Cấu trúc SH (Tỷ lệ
SH nước ngoài - OWN2)
- +
Trang 5Trong đó : ωit = εit + ʋi
εit là sai số có phân phối chuẩn biến thiên theo i và t
ʋi là đại diện cho các tác động riêng biệt không đổi theo thời gian và không quan
sát được của mỗi doanh nghiệp i
Bảng 3.1 Định nghĩa và thước đo các biến trong mô hình nghiên cứu
DA Phần dồn tích có thể điều chỉnh (*) Mô hình Jones (1991)
PERF Hiệu quả tài chính ROE = LN/Vốn CSH bình
quân
SIZE Quy mô công ty Log của Tổng tài sản
BOARD Quy mô hội đồng quản trị Số lượng thành viên
IDV Số lượng thành viên HĐQT độc lập Số lượng thành viên
DUAL Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch
HĐQT
Gán 1 nếu CEO là Chủ tịch
và 0 nếu có sự tách biệt
OWN1 Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ SH nhà
nước)
Tỷ lệ % sở hữu bởi nhà nước
OWN2 Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ SH nước
ngoài)
Tỷ lệ % sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài
AUDIT Kiểm toán độc lập Gán 1 nếu kiểm toán bởi Big
4 và 0 nếu kiểm toán bởi các đơn vị khác
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Mẫu nghiên cứu ban đầu gồm 3.195 quan sát (Các công ty phi tài chính
niêm yết trên TTCK Việt Nam 2010 - 2014) Tại bước 1, một số quan sát bị loại
do thiếu thông tin, còn lại 3.004 quan sát (Hồi quy bước 1) Sau đó, loại tiếp tại
bước 2, còn 2.132 quan sát (Hồi quy bước 2)
3.2.3 Phương pháp sử dụng trong các mô hình hồi quy
Phần mềm Stata ver.12 được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu
Các bước phân tích được thực hiện tiếp theo như sau:
10
Bước 1:
Sử dụng mẫu 1 gồm 3.004 quan sát để tính toán, ước tính các giá trị NDA
và DA theo mô hình gốc Jones (1991) Mô hình Jones (1991) là mô hình phù hợp khi sử dụng tại TTCK Việt Nam (Nguyễn Hữu Ánh và Nguyễn Hà Linh, 2016) vì vậy kết quả ước tính DA sẽ được sử dụng cho việc chạy hồi quy tại bước 2 Giá trị DA có thể được chia nhóm DA dương và DA âm DA dương đồng nghĩa với việc đang có hiện tượng điều chỉnh lợi nhuận tăng (income-increasing) và DA âm nghĩa là có hiện tượng điều chỉnh lợi nhuận giảm (income-decreasing) (Abbott và cộng sự, 2006)
Bước 2
Sau khi xác định được giá trị DA, biến phụ thuộc trong mô hình được mô
tả tại mục 2.3 (chương 2), tác giả tiến hành rà soát giá trị của các biến trong mô hình để loại bỏ những quan sát không đủ điều kiện và có DA = 0, số quan sát còn lại là dữ liệu bảng không cân bằng với 2.132 quan sát giai đoạn 2010 -2014 Việc ước tính DA với mẫu 1 nhưng sang Hồi quy 2 thì lại có mẫu số 2 với 2.132 quan sát không ảnh hưởng tới việc chạy hồi quy bước 2 (Yoon và cộng sự, 2006)
Tiếp theo, tác giả tiến hành chạy hồi quy, vì đây là dữ liệu bảng nên sau khi thực hiện theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình ước lượng theo hiệu ứng cố định (FEM), mô hình ước lượng theo hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), mô hình ảnh hưởng cố định FEM (robust SE) sẽ được thực hiện
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY PHI
TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 4.1 Thực trạng điều chỉnh lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo thống kê của Vietstock (2015), báo cáo trước và sau kiểm toán của các công ty sai lệch với tỷ lệ lớn qua nhiều năm Những khoản mục thường phải điều chỉnh số liệu chủ yếu liên quan đến đến các ước tính kế toán như trích lập
dự phòng, khấu hao, phân bổ, hàng tồn kho và việc ghi nhận doanh thu chi phí
Trang 6không đúng niên độ Xét từ năm 2012 cho tới sáu tháng đầu năm 2015 thì tình
trạng các doanh nghiệp niêm yết phải điều chỉnh số liệu sau kiểm toán có thời
kỳ lên tới 82 % (năm 2012) Tuy tỷ lệ này có giảm dần nhưng cũng là con số
báo động về chất lượng, sự minh bạch của các thông tin trên BCTC Điều này
khiến người sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư lo ngại về sự tin cậy
của thông tin kế toán, tài chính TTCK Việt Nam cần có những thay đổi tích cực
để trở thành kênh huy động và đầu tư hiệu quả cho doanh nghiệp và nhà đầu tư
4.2 Kết quả thực hiện phân tích nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2.1 Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương bé nhất OLS
Mô hình OLS (Hồi quy 1) cho kết quả hồi quy các biến theo các bảng biểu dưới đây:
Bảng 4.1 Kết quả hồi quy theo OLS
Số quan sát = 2.132
F (9, 2122) = 201,53
Prob >F = 0,0000
R2 = 0,4608
R 2 điều chỉnh = 0,4586 Biến Hệ số
(Coef) Ý nghĩa thống kê (p-value) (Collinearity Statistics) Đa cộng tuyến
VIF Tolerance
Hằng số - 10,5411 0,000
Biến phụ thuộc: DA
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu)
Mô hình hồi quy OLS là không phù hợp với dữ liệu bảng nên ta thực hiện
hồi quy FEM và REM
12
4.2.2 Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định FEM
Mô hình ảnh hưởng cố định FEM cho kết quả hồi quy theo Bảng 4.2:
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy theo FEM
Số quan sát = 2.132
F (9,1586) = 30,17
Prob >F = 0,0000
R 2 (overall) = 0,4059
Biến
Hệ số
(Coef)
Ý nghĩa thống kê
(p-value)
Biến phụ thuộc: DA F-test khi v_i=0: F(536, 1586)= 8,73 Prob > F = 0,000
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu)
Trang 74.2.3 Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM cho kết quả hồi quy các biến theo
các bảng biểu dưới đây:
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo REM
Số quan sát = 2.132 Wald chi2(9)= 812,25 Prob > chi2 = 0,0000
R 2 (overall) = 0,4568
(Coef)
Ý nghĩa thống kê
(p-value)
Biến phụ thuộc: DA
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu)
Bảng 4.4 Kiểm định Lagrangian Multiplier
(Nguồn: Tác giả xử lý)
14
4.2.4 Kiểm định Hausman, giả thiết về tự tương quan và phương sai không đổi
Để kiểm định việc lựa chọn giữa FEM và REM, trong kiểm định
Hausman, giả thuyết được đưa ra: H 0: Mô hình REM là phù hợp hơn
H 1: Mô hình FEM là phù hợp hơn
Bảng 4.5 Kiểm định Hausman Chi square Prob Chi square Ghi chú
(Nguồn: Tác giả xử lý)
Nhìn vào Bảng 4.5, giá trị Chi2 (9) = 33,11 với p-value = 0,0001 < 0,01,
ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1, như vậy mô hình FEM là phù hợp hơn mô hình REM
Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định các vi phạm giả thiết về hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số không đổi Kết quả được trình bày trong Bảng 4.6
Bảng 4.6 Kiểm định phương sai không đổi và tự tương quan Phương sai không đổi
Tự tương quan
(Nguồn: Tác giả xử lý)
Nhìn vào Bảng 4.6, ta thấy có hiện tượng hiệp phương sai không đồng nhất và tồn tại sự tự tương quan của sai số trong mô hình Khi các giả thiết về hiện tượng tự tương quan và phương sai đồng nhất bị vi phạm, mô hình ảnh hưởng cố định FEM cũng chưa phải là mô hình tốt nhất
4.2.5 Kết quả hồi quy FEM theo sai số chuẩn vững (robust SE)
Với sự vi phạm giả định về phương sai không đổi và hiện tượng tự tương quan, tác giả tiến hành rà soát mối quan hệ giữa các biến Dựa vào việc
Trang 8kiểm tra về tương quan giữa các biến, nhận thấy biến BOARD và IDV có
quan hệ chặt chẽ với nhau, lần lượt đưa từng biến ra khỏi mô hình thì kết quả
cho thấy BOARD được giữ lại và loại IDV
Để khắc phục các nhược điểm về phương sai thay đổi và tự tương quan,
mô hình hồi quy FEM theo sai số chuẩn vững (robust SE) được thực hiện
(www.stata.com) Sau khi chạy hồi quy FEM (robust SE) thì ta thấy trong số 8
biến còn lại (sau khi loại IDV) thì có biến DUAL là không có ý nghĩa Ta tiếp
tục loại biến DUAL và mô hình FEM theo sai số chuẩn vững (robust SE) cho
kết quả hồi quy các biến theo bảng dưới đây:
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy FEM theo sai số chuẩn vững (robust SE)
Số quan sát = 2,132
F (7,536)= 11,83 Prob > F = 0,0000
R 2 overall = 0,4057
(Coef)
Ý nghĩa thống kê
(p-value)
Biến phụ thuộc: DA
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu)
Trên cơ sở lựa chọn mô hình FEM (robust SE), mô hình hồi quy được
thiết lập như sau:
DA = - 5,8619 + 0,0693 * DEBT it + 0,978 * PERF it + 0,4986 *
SIZE it - 0,0312 * BOARD it + 0,001 * OWN1 it - 0,0025 * OWN2 it -
0,1323 * AUDIT it + ωit
16
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình được lựa chọn
Mô hình FEM (Robust SE) là mô hình được lựa chọn Dựa vào Bảng 4.7 (chương 4), các hệ số trong mô hình hồi quy và mức ý nghĩa p-value là những thông số quan trọng nhất để chúng ta đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình hồi quy
5.2.1 “Hệ số nợ” (DEBT) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Hệ số nợ” (DEBT) có quan hệ thuận chiều với giá trị dồn tích có thể điều chỉnh được (DA), hệ số = 0,0693 với p-value = 0,000 < 0,001 Điều này
có nghĩa là doanh nghiệp có đòn bảy tài chính càng cao thì điều chỉnh lợi nhuận nhiều, ta chấp nhận giả thuyết H1 Kết quả của luận án tương đồng với kết quả của các nghiên cứu thuộc dòng thực chứng như nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận của Press và Weintrop, (1990); Dichev và Skinner (2002); Charfeddine, Riahi và Omri (2013) khi kết luận rằng hệ số nợ có quan hệ thuận chiều với điều chỉnh lợi nhuận
Kết quả này có thể được giải thích bởi Lý thuyết PAT (Watts & Zimmerman, 1986) liên quan tới giả thuyết về Hệ số nợ/Vốn CSH khi cho rằng, hợp đồng vay nợ với những điều khoản hạn chế giới hạn tỷ lệ nợ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các chủ nợ, tránh việc nhà quản lý đầu tư vào các dự án rủi ro hay huy động thêm vốn để pha loãng nợ…Tuy nhiên, khi muốn nới lỏng tỷ lệ
nợ, nhà quản trị có thể sử dụng các thủ tục kế toán để chuyển lợi nhuận từ tương lai về hiện tại
5.2.2 “Hiệu quả tài chính” (PERF) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Hiệu quả tài chính” (PERF) có quan hệ thuận chiều với giá trị dồn tích có thể điều chỉnh được (DA), hệ số = 0,978 với p-value = 0,000 < 0,001 Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận để có thể giữ hình ảnh và thể hiện
sự bền vững trong giá trị doanh nghiệp Như vậy, đây là mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nhưng giả thuyết H2 lại ngược chiều với kết quả đạt được Mối quan hệ
Trang 9giữa PERF và DA là mối quan thuận chiều, trái với nhiều nghiên cứu trước đây
của Fathi (2013), Charfeddine, Riahi và Omri (2013), Fathi (2013), Chen và
cộng sự (2006); Chen, Cheng và Wang (2010)
Với kết quả này, khi vận dụng Lý thuyết PAT (Watts và Zimmerman,
1986) liên quan đến giả thuyết về kế hoạch thưởng thì có thể giải thích lý do các
công ty càng hoạt động có hiệu quả thì càng ĐCLN nhiều Với giả thuyết về kế
hoạch thưởng, nhà quản trị có thể vì lợi ích cá nhân, vì kế hoạch thưởng của
công ty mà thực hiện ĐCLN để luôn duy trì kết quả khả quan, vừa thu hút được
đầu tư lại vừa được hưởng những quyền lợi liên quan tới kế hoạch thưởng của
công ty dành cho mình
5.2.3 “Quy mô công ty” (SIZE) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Quy mô công ty” (SIZE) có quan hệ thuận chiều với giá trị dồn tích
có thể điều chỉnh được (DA), hệ số = 0,4986 với p-value = 0,001 < 0,01 Với kết
quả này, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng điều chỉnh lợi
nhuận càng nhiều Như vậy, kết quả của luận án chấp thuận giả thuyết H3 cho
rằng “Quy mô công ty có quan hệ thuận chiều với điều chỉnh lợi nhuận” Kết
quả này đồng nhất với kết quả các nghiên cứu của nhiều tác giả (Alves, 2012;
Fakhfakh và Nasfi, 2012; Charfeddine, Riahi và Omri, 2013)
Bên cạnh có, giả thuyết về chi phí chính trị trong lý thuyết PAT (Watts và
Zimmerman, 1986) cũng là căn cứ để luận án giải thích về mối quan hệ giữa
“Quy mô công ty” và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
5.2.4 “Quy mô hội đồng quản trị” (BOARD) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Quy mô HĐQT” (BOARD) và giá trị dồn tích có thể điều chỉnh
được (DA) tương quan với hệ số = - 0,0312 và p-value = 0,045 < 0,05 Với kết
quả này, ta thấy quan hệ của BOARD và DA là ngược chiều Như vậy, kết quả
của luận án chấp nhận giả thuyết H4 cho rằng “Quy mô HĐQT có quan hệ
ngược chiều với điều chỉnh lợi nhuận” Kết quả này đồng nhất với kết quả các
nghiên cứu của nhiều tác giả khi kết luận rằng số thành viên HĐQT càng nhiều
thì ĐCLN càng thấp (Fathi, 2013; Xie và cộng sự, 2003; Bradbury và cộng sự,
2006)
18
5.2.5 “Cấu trúc sở hữu” (OWN) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
“Tỷ lệ SH nhà nước” (OWN1) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Cấu trúc sở hữu” OWN1 (Tỷ lệ SH nhà nước) và giá trị dồn tích có thể điều chỉnh được (DA), hệ số = 0,001 với p-value = 0,089 < 0,1 Điều này có nghĩa là giả thuyết đưa ra về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu (tỷ lệ SH nhà nước) và ĐCLN là mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê, ta chấp nhận giả thuyết H7a Kết quả của nghiên cứu này đồng nhất với kết quả của các nghiên cứu trước đây (Guo & Ma, 2015; Zhang, Uchida, & Bu, 2011; Cheng, Wang & Wei, 2014)
Tỷ lệ SH nhà nước là một đặc trưng của TTCK Việt Nam khi xuất phát điểm của Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch tập trung, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều theo sự chỉ đạo của nhà nước Do đó, khi ra quyết định, người sử dụng thông tin cần chú ý đến kết quả này
“Tỷ lệ SH nước ngoài” (OWN2) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Cấu trúc sở hữu” OWN2 (Tỷ lệ SH nước ngoài) và giá trị dồn tích
có thể điều chỉnh được (DA), hệ số = - 0,0025 với p-value = 0,077 < 0,1 Điều này có nghĩa là giả thuyết đưa ra về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu (tỷ lệ SH nước ngoài) và ĐCLN là mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê, ta chấp nhận giả thuyết H7b Kết quả của nghiên cứu này đồng nhất với kết quả của các nghiên cứu trước đây Guo và cộng sự (2015), Beyselinck, Blanco & Lara (2013)
Kết quả nghiên cứu thể hiện vai trò tích cực của tỷ lệ SH nước ngoài trong việc giảm khả năng ĐCLN tại các DN niêm yết, điều này được giải thích bởi vai trò ngày càng lớn của dòng vốn này đối với các doanh nghiệp nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng Việc thu hút được vốn từ các nhà đầu tư ngoại vừa giúp tăng cường nguồn lực tài chính vừa thể hiện uy tín của doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sở hữu nước ngoài được coi là một cơ chế hiệu quả nhằm cải thiện quản trị công ty, nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng thông tin cung cấp bởi các nhà đầu tư nước ngoài thường có những chuẩn mực cao khi đánh giá các thông tin tài chính, kế toán (Dahlquist và Robertson, 2001; Aggarwal, Klapper & Wysocki, 2003) Đây cũng là lý do vì sao các quy định tại
Trang 10Việt Nam hiện nay về tỷ lệ SH nước ngoài đang được nới lỏng tối đa nhằm phát
huy lợi thế tích cực trong việc hoàn thiện TTCK nói chung và trong vấn đề
ĐCLN tại các DN nói riêng
5.2.6 “Kiểm toán độc lập” (AUDIT) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Kiểm toán độc lập” (AUDIT) tương quan với giá trị dồn tích có thể
điều chỉnh được (DA) theo hệ số = - 0,1323 với p-value = 0,015 < 0,05 Với kết
quả này, ta thấy mối quan hệ ngược chiều giữa AUDIT và DA Như vậy, kết quả
của luận án chấp nhận giả thuyết H8 cho rằng “Kiểm toán độc lập có quan hệ
ngược chiều với điều chỉnh lợi nhuận” Kết quả này đồng nhất với kết quả các
nghiên cứu của nhiều tác giả (Xie và cộng sự, 2003; Fakhfakh và Nasfi, 2012)
Tuy nhiên, so với các quốc gia khác thì tỷ lệ được kiểm toán bởi Big 4 tại
Việt Nam là rất thấp, chỉ chiếm 22 % trong tổng số các quan sát trong khi đó tỷ
lệ này là rất cao tại các quốc gia khác Do tỷ lệ được kiểm toán bởi Big 4 tại Việt
Nam rất thấp nên để hạn chế điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam, các công ty có thể xem xét các điều kiện để có thể sử dụng
dịch vụ chất lượng quốc tế trong kế toán và kiểm toán
5.2.7 “Số lượng thành viên HĐQT độc lập” (IDV) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Số lượng thành viên HĐQT độc lập” (IDV) trong Mô hình đã bị
loại ra bởi vì nó có tương quan chặt chẽ với biến BOARD Tuy không thể kết
luận về hệ số, chiều tác động, mức ý nghĩa nhưng luận án cũng cố gắng tìm hiểu
lý do giải thích cho sự không phù hợp của biến “Số lượng thành viên HĐQT độc
lập” (IDV)
Đa số các công ty cổ phần ở Việt Nam thì vai trò của IDV rất mờ nhạt
hoặc có thì cũng bị xem nhẹ Tại Việt Nam, cơ cấu sở hữu tập trung cao, sở hữu
Nhà nước, các cổ đông lớn thường giữ vai trò thành viên HĐQT, thậm chí là chủ
tịch hoặc chủ tịch kiêm tổng giám đốc, đặc biệt với các DNNN khi chuyển đổi
sang công ty cổ phần, ở các công ty này nhà nước thường chiếm tỷ lệ sở hữu cổ
phần chi phối do vậy thực chất việc Đại hội cổ đông bầu HĐQT cũng chỉ là
chính thức hóa danh sách đã được cơ quan chủ quản Nhà nước phê duyệt và việc
có IDV thì cũng là về mặt hình thức (Lê Hoàng Tùng, 2009; Bùi Thị Thủy,
2015)
20
Yêu cầu đặt ra là cần có sự hoàn chỉnh quy định về thành viên độc lập, đặc biệt là từ khía cạnh pháp luật bằng sự sửa đổi, bổ sung, cập nhật quy định về mẫu hình này
5.2.8 “Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT” (DUAL) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)
Biến “Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT” (DUAL) không thấy có sự ảnh hưởng có ý nghĩa với DA, luận án bác bỏ giả thuyết H6 cho rằng “Sự kiêm nhiệm có quan hệ thuận chiều với điều chỉnh lợi nhuận” Kết quả này đồng nhất với kết quả các nghiên cứu của nhiều tác giả (Fathi, 2013; Rahman & Ali, 2006) Tại Việt Nam, “sự kiêm nhiệm” hay “sự tách biệt” ở đây nhiều khi không thực sự rõ ràng và vì vậy, thông tin về biến DUAL tại một thị trường non trẻ như Việt Nam chưa phải là một thông tin tốt
Tóm lại, kết quả cho chúng ta thấy các biến thuộc đặc điểm doanh nghiệp
có khả năng lớn trong việc ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận trong khi đó các biến thuộc cơ chế quản lý kiểm soát thì có 2 biến thuộc quản trị công ty là IDV
và DUAL là không có ý nghĩa, lý do có thể là do vấn đề quản trị công ty tại Việt Nam chưa thực sự được quan tâm chặt chẽ, thông tin về HĐQT hay số thành viên độc lập chưa chắc đã thực sự tin cậy và có thể chỉ là những con số “trên giấy tờ” và vì thế khó đảm nhiệm được vai trò theo đúng bản chất cần phải có của nó
Dựa trên bộ chỉ số đánh giá quản trị công ty của các nước ASEAN (do Diễn đàn thị trường vốn các nước ASEAN, ACMF, thực hiện cùng Ngân hàng phát triển Asean), thẻ điểm của Việt Nam so với các nước trong khu vực là rất thấp, năm 2014 thẻ điểm của Việt Nam đạt (35,14/100) (thấp nhất trong khu vực) trong khi nước cao nhất là Thái Lan (84,5/100), Philippins (67,02/100), Indonesia (57,27/100)
Như vậy, Việt Nam cần củng cố chất lượng quản trị công ty nhằm đạt được một bộ máy quản trị tốt, từ đó đóng góp cho sự phát triển của TTCK Việt Nam, tăng khả năng bảo vệ nhà đầu tư và phát huy được tốt hơn vai trò của quản trị công ty trong quản trị hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và vấn đề điều chỉnh lợi nhuận nói riêng