Doanh thu không bao gồm những khoản thucho bên thứ ba” Như vậy ta có thể hiểu khái quát, bản chất của doanh thu là tổng giá trịdoanh nghiệp nhận được sau khi thực hiện hoạt động bán sản
Trang 1- -LÊ BÌNH MINH CQ57/21.11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên” là
công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu, kết quả nêu trong luận văntốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.Nếu có gì sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Photo huyền trang
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1.1 Những vấn đề chung về doanh thu 5
1.1.2 Những vấn đề chung về chi phí 11
1.1.3 Nội dung xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp: 14
1.2 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 16
1.2.1 Vai trò kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh.16 1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 17
1.3 KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH RONG DOANH NGHIỆP 18
1.3.1 Kế toán doanh thu 18
1.3.2 Kế toán chi phí 23
1.3.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 32
1.4 KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .33
1.4.1 Tổ chức khai báo danh mục ban đầu 33
Trang 41.4.2 Mã hóa các đối tượng 33
1.4.3 Tổ chức nhập dữ liệu và quy trình xử lý dữ liệu 34
1.5 SỔ KẾ TOÁN VÀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 35
1.5.1 Các sổ kế toán được sử dụng: 35
1.5.2 Trình bày thông tin lên báo cáo tài chính: 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN 39
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN 39
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển công ty 39
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên .49
2.1.3 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty 52
2.1.4: Chế độ và hình thức kế toán áp dụng tại công ty 54
2.1.5 Phần mềm kế toán được sử dụng tại công ty: 56
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KÍT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN 58
2.2.1 Kế toán doanh thu tại công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên 58
2.2.2 Kế toán chi phí tại công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên 71
2.2.3 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên 86
2.3 NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN 89
2.3.1 Ưu điểm 89
Trang 52.3.2 Hạn chế 90
Kết luận chương 2 93
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN 94
3.1 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN 94
3.2 YÊU CẦU HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN 95
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện 95
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên 96
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIÊN CÁC KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 98
3.3.1 Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng 98
3.3.2 Điều kiện đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Tâm Nguyên 100
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN 103
PHỤ LỤC – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19
Sơ đồ 2: Hạch toán kế toán doanh thu hoạt động tài chính 20
Sơ đồ 3: Hạch toán kế toán thu nhập khác 21
Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 23
Sơ đồ 5: Hạch toán Giá vốn hàng bán (theo thông tư 133-2016) 25
Sơ đồ 6: Hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 27
Sơ đồ 7: Hạch toán kế toán Chi phí tài chính 29
Sơ đồ 8: Hạch toán kế toán chi phí khác 30
Sơ đồ 9: Hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 31
Sơ đồ 10: Hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh 32
Sơ đồ 11: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung: 35
Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH quốc tế Tâm Nguyên 51
Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên : 54
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch Covid đi qua được ví như một cuồng phong mà cá mà cácdoanh nghiệp Việt Nam như rừng cây đang kỳ phát triển Gió bão thổi quanhiều cây lớn, cây bé đổ rạp, ngay cả đại thụ cũng lung lay Trong bối cảnhkhó khăn như vậy, nền kinh tế của cả thế giới nói chung và nền kinh tế ViệtNam nói riêng đã có những bước chuyển mình để thích ứng với sự thay đổichung Ngày nay, thông qua chuyển đổi số, nền kinh tế thế giới có nhữngbước phát triển với trình độ ngày càng cao Và để thích ứng hội nhập với thếgiới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội nhậpvới nền kinh tế toàn cầu Ngoại trừ những ngành nghề cơ bản đã quen thuộc,hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú vàsôi động, đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổimới để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế Trong nền kinh tế mở như hiệnnay, doanh nghiệp không ngừng gia tăng sức cạnh tranh để tạo vị thế trênthương trường, để tồn tại và phát triển Đó cũng chính là những động lực đểcác doanh nghiệp không ngừng cải tiến phương thức sản xuất, cách quản lýkinh doanh sao cho phù hợp với từng chiến lược, từng giai đoạn hoạt động cụthể của doanh nghiệp Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, không chỉđòi hỏi doanh nghiệp phải tự lực phấn đấu vươn lên, mà còn đặt ra câu hỏi:Làm thế nào để phát huy tối đa được tiềm năng của công ty
Ở mỗi giai đoạn phát triển, lãnh đạo doanh nghiệp cần có những kếhoạch kinh doanh và quản lý doanh nghiệp phù hợp với tình hình kinh tếtrong nước và thế giới là vấn đề hết sức quan trọng Và để phát huy được tối
đa tiềm năng của công ty, để hoàn thành được những kế hoạch kinh doanh vàquản lý mang lại hiệu quả cao nhất, không chỉ dựa vào năng lực của lãnh đạo,
Trang 9mà còn phải có sự nỗ lực, sự cố gắng và sự phối hợp chặt chẽ từ các phòngban và các nhân viên trong công ty Trong những phòng ban của công ty,phòng ban được xem như một công cụ quản lý hiệu quả, đóng vai trò quantrọng là kế toán Để hoàn thành những kế hoạch và đưa ra được phương án tối
ưu, ngoài nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, muốn mang lại lợinhuận tối đa, doanh nghiệp cần nắm bắt được các thông tin dữ liệu về tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phòng kế toán chính làcánh tay đắc lực để hoàn thành yêu cầu về thông tin số liệu đó, từ đó đưa racác quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanhcủa doanh nghiệp, có thể công khai tài chính thu hút các nhà đầu tư
Hiểu được tầm quan trọng của kế toán, Công ty TNHH Quốc tế TâmNguyên cũng nhận ra rẳng bên cạnh việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc tổ chức và quản lý hạch toán kế toáncùng là một nhu cầu thiết yếu Đặc biệt thông tin về kết quả kinh doanh vàcung cấp dịch vụ chiếm vai trò quan trọng trong thông tin kế toán, nhữngthông tin này luôn được doanh nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm Hơn baogiờ hết, hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanhđang là vấn đề thường xuyên đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việc hoànthiện kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh sẽ góp phầntăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng các quyết định của doanh nghiệp,tăng sự minh bạch thông tin tài chính
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên, em đãđược tiếp cận thực tế với quy trình kinh doanh và bộ máy kế toán tại công ty,đặc biệt là công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn – TS Nguyễn Thị Nga và các bộ phòng kế toán của công ty, em đã có những hiểu
biết nhất định về công ty và công tác kế toán tại công ty Ý thức được tầm
Trang 10quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty nên sau qua trình thực tập tại công ty, em quyết định chọn
đề tài nghiên cứu để viết luận văn cuối khóa của mình là “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tâm Nguyên”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu Kế
toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
- Nghiên cứu và mô tả thực trạng về kế toán doanh thu chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Quốc tế Tâm Nguyên
- Phân tích, đánh giá và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán
Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Quốc tếTâm Nguyên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận và thực trạng kế toándoanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Quốc tếTâm Nguyên
Trang 11Về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát tài liệu thựctrạng tại công ty trong năm 2022.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu thứ cấp
Tham khảo giáo trình, sách tham khảo, bài báo, tạp chí, các luận văn,luận án viết về đề tài kế toán liên quan
Quan sát, nghiên cứu chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC của công tynăm 2021-2022, ngoài ra còn có thể thu thập các thông tin đại chúng, các tàiliệu khác
- Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn
đề lý luận và thực trạng kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinhdoanh trong công ty
- Thu thập tài liệu sơ cấp:
Phỏng vấn nhân viên phòng kế toán để biết về phương pháp hạch toán,quy trình hạch toán về đề tài nghiên cứu
Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về đề tài định viết
- Tổng hợp xử lý tài liệu thu thập được làm luận chứng cho kết quảnghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định tính và sosánh giữa thực trạng và cơ sở lý luận để suy diễn, quy nạp và trình bày kếtquả nghiên cứu
5 Kết cấu chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHIPHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TYTNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾTOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TÂM NGUYÊN
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Những vấn đề chung về doanh thu
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu
Kinh doanh hay thương mại là hoạt động không thể thiếu đối với mộtcông ty, một doanh nghiệp.Đó là một quá trình doanh nghiệp thực hiện muasắm những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh nhưmua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, sau đó tiến hành hoạt động sản xuất, gia công,chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ Quá trình tiến hành hoạt độngnày sẽ tạo ra cho doanh nghiệp một khoản tiền, mà các kế toán viên sẽ gọiđây là Doanh thu Một doanh nghiệp sẽ nhận được doanh thu từ nhiều nguồnkhác nhau, và kế toán viên sẽ phải nhận dạng doanh thu như thế nào, phạm vicủa doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu và khoản doanh thu này ảnhhưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp như thế nào
Trên lý thuyết, theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhậpkhác” ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001 QĐ - BTC ngày
Trang 1331/12/2001, thuật ngữ doanh thu được hiểu như sau: “Doanh thu là tổng giátrị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ cáchoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làmtăng vốn chủ sở hữu.”
Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 (IFRS15): “Doanh thu
là tổng các lợi ích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động thôngthường, làm nguồn vốn chủ sở hữu, chứ không phải phần đóng góp của nhữngngười tham gia góp vốn cổ phần Doanh thu không bao gồm những khoản thucho bên thứ ba”
Như vậy ta có thể hiểu khái quát, bản chất của doanh thu là tổng giá trịdoanh nghiệp nhận được sau khi thực hiện hoạt động bán sản phẩm, hàng hóahoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng được ghi nhận tại thời điểm giao dịchphát sinh khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trịhợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt tại thời điểm đódoanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa
1.1.1.2 Phân loại doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
* Phân loại doanh thu
Trong doanh nghiệp gồm có bốn loại doanh thu: Doanh thu bán hàng,Doanh thu cung cấp dịch vụ, Doanh thu hoạt động tài chính và Thu nhậpkhác
Doanh thu bán hàng: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được và sẽ thuđược từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phíthu thêm ngoài giờ bán (nếu có)
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tương tự như Doanh thu bán hàng,Doanh thu Cung cấp dịch vụ là doanh thu thu được từ việc doanh nghiệp cung
Trang 14cấp dịch vụ cho khách hàng Trong đó hành động Cung cấp dịch vụ nghĩa là:thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kếtoán.
Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị, lợi ích kinh tế mà doanhnghiệp đạt được trong kỳ hạch toán phát sinh liên quan tới hoạt động tàichính Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu bao gồm tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư mua bánchứng khoán và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
Thu nhập khác: là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt độngkhác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như thuthanh lý nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng vi phạm hợp đồng, thutiền bảo hiểm được bồi thường, khoản thuế được giảm hoặc hoàn lại và khoảnthu khác…
* Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản làm giảm tổng giá trị lợi íchkinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt độngsản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, bao gồm các khoản sau:
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yếtcho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định làtiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Trang 151.1.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu
Đối với doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời các điều kiệnsau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
sở hữu hàng hóa hoặc người kiểm soát hàng hóa
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn nắm giữ quyền quản lýhàng hóa hoặc vẫn chịu phần lớn rủi ro và lợi ích liên quan đến sản phẩm,hàng hóa; thì giao dịch này không được coi là giao dịch bán hàng và khoảndoanh thu này không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu nhiều rủi rogắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụnhư:
Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản đượchoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảohành thông thường
Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vàongười mua hàng hóa đó
Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phầnquan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp hoàn thành
Trang 16Khi người mua có quyền hủy bỏ mua hàng vì một lý do nào đó đượcnêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả nănghàng bán có bị trả lại hay không
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi
ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa như nắm giữ các giấy tờ về quyền sởhữu hàng hóa để đảm bảo sẽ nhận được đầy đủ giá trị khách hàng thanh toán,thì việc bán hàng được xác định đồng thời doanh nghiệp được ghi nhận khoảndoanh thu bán hàng này
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo doanh nghiệp nhậnđược lợi ích kinh tế từ giao dịch Nếu doanh nghiệp ghi nhận khoản doanh thunhưng chưa thu được tiền, thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này làkhông thu được, kế toán sẽ phải hạch toán vào chi phí sản xuất, chi phí kinhdoanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Trong trường hợp xácđịnh khoản phải thu là không chắc chắn thu được – hay còn gọi là nợ phải thukhó đòi, thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không đươc ghi giảmdoanh thu Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, khi xác định thực sự khôngđòi được, kế toán sẽ bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ:
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đóđược xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch
vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quảphần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả bốnđiều kiện dưới đây:
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy địnhngười mua được quyền trả lại dịch vụ trong những điều kiện cụ thể, doanh
Trang 17nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còntồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cânđối kế toán
Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí hoàn thànhgiao dịch cung cấp dịch vụ đó
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ
kế toán thì vịệc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường đượctính theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành Theo phương pháp này, doanh thuđược ghi nhận trong kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đãhoàn thành Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảodoanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thể thu hồiđươc khoản doanh thu đã ghi nhận, kế toán sẽ hạch toán vào chi phí mà khôngđược ghi nhận giảm doanh thu Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản
mà trước đó đã ghi nhận vào doanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập Dựphòng nợ phải thu khó đòi mà không được ghi giảm doanh thu Khoản nợphải thu khó đòi khi xác định thực sự không đòi được sẽ được bù đắp bằngnguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xácđịnh được kết quả một cách chắc chẳn thì doanh thu được ghi nhận bằng chiphí đã ghi nhận và có thể thu hồi được Nếu chi phí liên quan đển dịch vụ đóchắc chắn không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đãphát sinh được hạch toán vào chỉ phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phí dã phát sinh sẽ thu hồi được thidoanh thu được ghi nhận theo quy định
Trang 18Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghinhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một sô trường hợp
có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kể toán, thì kể toán phải căn
cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cáchtrung thực, hợp lý
Theo chuẩn mực số 14 (VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác) thìdoanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận dược chiacủa doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
Doanh thu được xác định tương đôi chắc chắn
Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chiađược ghi nhận trên cơ sở
Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lẫi suất thực tê từng kỳ;
Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợpđông;
Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyềnnhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyần nhận lợi nhuận từviệc góp vốn
1.1.2 Những vấn đề chung về chi phí
1.1.2.1 Khái niệm chi phí:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS01 – Chuẩn mực chung):
“Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Ta có thể hiểu rằng, trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhậnnhư những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất
Trang 19kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí phát sinh trong quá trình sảnxuất kinh doanh thông thường và các chi phi khác để đạt được một loại sảnphẩm, dịch vụ nhất định Chi phí được định lượng và thể hiện dưới dạng mộtlượng tiền chi ra, khấu hao tài sản cố định, một khoản nợ dịch vụ, nợ thuế…Các chi phí này được kế toán ghi nhận trên cơ sở các chứng từ sổ sách kế toánhợp lệ chứng minh việc phát sinh của chúng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nhìn nhận thêm dưới góc độ kế toán quản trị, chiphí còn được nhận thức dưới góc độ nhận diện thông tin để phục vụ cho việc
ra quyết định kinh doanh Như vậy ngoài những chi phí đã được nhận diệntrong kế toán tài chính, để phục vụ cho kế toán quản trị , chi phí cũng có thể
là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh đượctổng hợp theo từng bộ phận, từng trung tâm chi phí, cũng như xác định giá trịhàng tồn kho trong từng khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ Chi phí cóthể gồm cả những phí tổn mất đi do chọn lựa phương án này thay cho phương
án khác…
1.1.2.2: Phân loại chi phí:
Phân loại chi phí cách sắp xếp các loại chi phí trong cùng một nhóm dựatrên các tiêu thức phân loại khác nhau để thuận tiện cho công tác quản lý,hạch toán, kiểm tra; cũng như giúp nhà quản lý thuận tiện trong việc thực hiệncông tác quản lý, kiểm tra và ra quyết định Có rất nhiều phương thức đadạng để doanh nghiệp phân loại chi phí sao cho hợp lý và phù hợp với loạihình hoạt động của doanh nghiệp Dưới đây là một số phương thức phân loạichi phí thường được các doanh nghiệp sử dụng:
Phân loại chi phí theo mổi quan hệ giữa chi phí và tập hợp chi phí:
Cơ sở của cách phân loại này là người ta dựa trên mổi quan hệ giữa chiphí và đổi tượng tập hợp chi phí để phân loại Theo cách phân loại này thì chi
Trang 20Chi phí trực tiếp là chi phí liên quan dển từng đối tượng chịu chi phíchẳng hạn theo từng hoạt động kinh doanh cụ thể, theo từng sản phâm kinhdoanh cụ thể như chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng liên quan đếntừng mặt hàng (lô hàng).
Chi phí gián tiếp là nhữmg chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng dovậy, chi phí này cần được phân bổ cho các đổi tượng chịu chi phí khác nhaunhư chi phí quản lý toàn doanh nghiệp
● Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại bao gồm:
Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ Baogồm chi phí của tất cả các mặt hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đếnviệc mua hàng hóa/dịch vụ đã được bán
Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi phí thực tế phát sinh trongquá trình tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng,giới thiệu hàng hóa, hoa hồng bán hàng, bảo hành hàng hóa, chi phí bảo quản,đóng gói, vận hành…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạtđộng quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý điều hành chung củatoàn bộ doanh nghiệp
Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản
lỗ liên quan đến hoạt động tài chính như chi phí lãi vay, chi phí góp vốn liêndoanh, các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lỗ chuyển nhượng vốn…
Chi phí khác: bao gồm các chi phí ngoài các chi phí kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, ví
dụ như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản tiền phạt do vi phạmhợp đồng…
Trang 21Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: bao gồm chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trongkì.
Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:
Chi phí bao gồm 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp
Biến phí hay gọi là chi phí biến đổi: là các khoản chi phí tỷ lệ với mức
độ hoạt động Mức độ hoạt động có thể là số lượng hàng hóa tiêu thụ
Định phí hay còn gọi là chi phí cố định: là những chi phí thường khôngthay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động Nhưng nếu xét trênmột đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động
Chi phí hỗn hợp: là những chi phí là những chi phí bao gồm cả biến phí
và định phí Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường biểu hiện làđịnh phí, khi vượt khỏi mức độ căn bản, chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí
1.1.2.3: Điều kiện ghi nhận chi phí:
Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thờiđiểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phátsinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa
Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng cókhả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảotoàn vốn Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồngthời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắcphù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toánphải căn cứ vào bản chất của giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợplý
Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố,tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCÐ,
Trang 22Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định củaLuật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúngtheo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điềuchỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kếtchuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh để xác định kết quả kinh doanh
1.1.3 Nội dung xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp:
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp lãi, ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp lỗ
Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định bằng công thức:
Kết quả HĐKD của doanh
Kết quả HĐKD thông thường +
Kết quả hoạt động
khác
Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Kết quả hoạt động bán hàng và hoạt động cung cấp dịch vụ: Là sốchênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩmhàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, chi phí liên quan đến hoạt độngkinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa nângcấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sảnđầu tư) và Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán -
Chi phí bán hàng -
Chi phí quản lý DN
Trang 23- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch với doanh thu tài chính vàchi phí tài chính
Kết quả từ HĐ tài chính = Doanh thu HĐ tài chính - Chi phí tài chính
- Lợi nhuận thuần bằng tổng của kết quả lợi nhuận gộp và kết quả hoạtđộng tài chính trừ đi các chi phí hoạt động, gồm chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận
thuần =
Kết quả hoạt động bán hàng và hoạt động cung cấp dịch vụ +
Kết quả từ hoạt động tài chính
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác vàchi phí khác Lợi nhuận trước thuế bằng tổng lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh và kết quả hoạt động khác
Kết quả HĐ khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Thuế TNDN (Thuế Thu nhập doanh nghiệp) là loại thuế trực thu, đánh vàothu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật
Chi phí Thuế TNDN hiện
- TNDN hoãn lại Chi phí thuế
Trang 241.2 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
1.2.1 Vai trò kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó,người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soátnội bộ tốt
Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trìnhhành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ Nhờ đó người quản lý tính đượchiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai Triển khai và thựchiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược,
kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh là một yêu cầuthực tế, xuất phát từ yêu cầu quản trị của doanh nghiệp Doanh nghiệp quản lýtốt khâu xác định doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh thì mớitồn tại và phát triển được trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay Vớichức năng thu thập xử lý số liệu, cung cấp thông tin, kế toán được coi là công
cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tiêu thụ hàng hóa, xác định kết quảkinh doanh
1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Để quản lý một cách tốt nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đó thuộc thành phần nào, loạihình nào, loại hình sở hữu hay lĩnh vực hoạt động nào đều phải sử dụng đồngthời hàng loạt các công cụ khác nhau, trong đó kế toán được coi là một công
cụ hữu hiệu Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, kế toán được sử dụng như
Trang 25một công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp vì vậy kế toándoanh thu chi phívà xác định kết quả kinh doanhcần thực hiện các nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Ghi chép đấy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịch vụ bán
ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các khoản chiphí khác nhằm xác định kết quả kinh doanh
- Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện, kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợinhuận, phân phối lợi nhuận và lỷ luật thanh toán, làm tròn nghĩa vụ đối vớinhà nước
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bánhàng, xác định kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lập báo cáo tàichính và quản lý doanh nghiệp
Như vậy công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh là công việc quan trọng của doanh nghiệp nhằm xác định doanh thu vàkết quả kinh doanh của doanh nghiệp Song để phát huy được vai trò và thựchiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trên đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán thậtkhoa học, hợp lý đồng thời cán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc
tổ chức tốt công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
1.3 KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH RONG DOANH NGHIỆP.
1.3.1 Kế toán doanh thu
1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng
Trang 26Tài khoản 5112: Doanh thu bán thành phẩm
Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5118: Doanh thu khác
* Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng thông thường
Bảng kê bán lẻ hàng hóa
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
Các chứng từ thanh toán (Phiếu chi, séc, giấy báo có,…
* Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khi phát sinh doanh thu bán hàng doanh nghiệp tính thuế GTGT theophương pháp khấu trừ, kế toán thực hiện ghi nhận bút toán doanh thu bánhàng theo sơ đồ hạch toán sau:
Trang 27Sơ đồ 1: Hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.3.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
* Tài khoản sử dụng
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
* Chứng từ sử dụng
Giấy báo lãi, giấy báo có của ngân hàng, bản sao kê của ngân hàng
Thông báo nhận cổ tức và chứng từ liên quan đến việc nhận cổ tức
Chứng từ khác có liên quan
* Sổ kế toán
Sổ cái 515
Sổ nhật ký chung
Trang 28* Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Sơ đồ 2: Hạch toán kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Trang 29Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng
Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Trang 30Sơ đồ 3: Hạch toán kế toán thu nhập khác
1.3.1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Khi doanh nghiệp áp dụng thông tư 133, đối với các khoản kế toán giảm trừ doanh thu, ta tiền hành ghi nhận vào tài khoản 511:
* Kết cấu :
– Bên Nợ:
Trang 31+ Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu Như giảm giá hàng bán, chiếtkhấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.
+ Phản ánh doanh thu kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinhdoanh cuối kỳ
Trang 32Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
1.3.2 Kế toán chi phí
1.3.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Đối với doanh nghiệp thương mại.
Trang 33Trị giá vốn hàng bán trong kỳ bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí thumua của số hàng đã xuất kho.
Các Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho:
Phương pháp nhập trước xuất trước: Phương pháp này áp dụng dựa trêngiả sử là hàng được mua trước thì xuất trước và giá trị hàng xuất khó đượctính theo giá của lo hàng nhập trước và thực hiện theo trình tự cho đến khichúng được xuất ra hết
Phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá vốn của hàng xuất bán =
Số lượng hàng xuất kho được xác định tiêu thụ -
Đơn giá bình quân
Trong phương pháp này, đơn giá bình quân có thể tính cho cả kỳ hoặctrước mỗi lần xuất
Phương pháp thực tế đích danh: theo phương pháp này hàng hoámnguyên vật liệu xuất kho thuộc lo hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của
lo hàng đó để tính
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Do đặc thù doanh nghiệp dịch vụ không có hàng tồn kho nên toàn bộchi phí sản xuất kinh doanh phục vụ trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Hệ thống tài khoản dùng để tập hợp chi phí trong kỳ
Tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chứng từ sử dụng; phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho, thẻ kho,phiếu nhập kho…
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632 dùng để phản ánh trị giá vốn của sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩmxây lắp (đối với doanh nghệp xây lắp) bán trong kỳ
Trang 34Tài khoản 632 không có tài khoản cấp 2
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 5: Hạch toán Giá vốn hàng bán (theo thông tư 133-2016)
1.3.2.2 Kế toán Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 – Chi phí quản lý kinh đoanh
* Tài khoản sử dụng:
Trang 35TK 6421 – Chi phí bán hàng
* Chứng từ sử dụng
Phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ
Phiếu xuất kho
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng do nhà cung cấp phát hành
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổkhấu hao TSCĐ
Phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ
Phiếu xuất kho
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng do nhà cung cấp phát hành
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổkhấu hao TSCĐ
Các chứng từ liên quan khác
* Sổ kế toán
Sổ chi tiết Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sổ cái Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sổ nhật ký chung
* Sơ đồ hạch toán kế toán Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 36Sơ đồ 6: Hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 371.3.2.3 Kế toán Chi phí hoạt động tài chính
* Tài khoản sử dụng
TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
* Chứng từ sử dụng
Giấy báo có, giấy báo nợ, phiếu thu, phiếu chi
Bảng tính tiền lãi, bảng tính lãi vay, chứng từ chia cổ tức
Các chứng từ liên quan khác
* Sổ kế toán
Sổ cái 635
Sổ nhật ký chung
Trang 38Sơ đồ 7: Hạch toán kế toán Chi phí tài chính
Trang 39Giấy báo nợ, giấy báo có, biên bản thanh lý TSCĐ.
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng
Các chứng từ liên quan khác
* Sổ kế toán
Sổ cái 811
Sổ nhật ký chung
* Sơ đồ hạch toán kế toán Chi phí khác
Sơ đồ 8: Hạch toán kế toán chi phí khác
Trang 401.3.2.5 Kế toán Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
* Tài khoản sử dụng
TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
* Chứng từ sử dụng
Tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý.
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập năm.
Các chứng từ liên quan khác.
* Sổ kế toán
Sổ cái tài khoản 821
Sổ nhật ký chung
* Sơ đồ hạch toán kế toán Chi phí thuế TNDN
Sơ đồ 9: Hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp