1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

B 1 hệ thống quản lý chất lượng xây dựng công trình

13 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Xây Dựng Công Trình
Tác giả Nguyễn Văn Dũng, Vũ Bá Mạnh, Nguyễn Văn Minh
Trường học Công Ty Cổ Phần TMDV Và Xây Dựng Hùng Thắng
Chuyên ngành Quản Lý Chất Lượng
Thể loại Quyết Định
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

b Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình,thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn vàyêu cầu thi

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV VÀ

XÂY DỰNG …

Số: 01/QLCL/QĐ-HT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

V/v thành lập Tổ quản lý chất lượng công trường

Gói thầu: ngoài nhà toà CT1A, CT1B, CT2( bao gồm cả hầm CT1, CT2) - Dự án: Khu thương mại dịch vụ, công cộng, nhà ở chung cư cao tầng, cây xanh, bãi đỗ xe và

nhà trẻ (PANORAMA)

GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV VÀ XÂY DỰNG HÙNG THẮNG

- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV VÀ XÂY DỰNG HÙNG THẮNG;

- Căn cứ Hợp đồng kinh tế số: …… ngày 14/01/2023 giữa CÔNG TY CỔ PHẦN KLB với CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV VÀ XÂY DỰNG …… về việc thi công ốp, lát đá cửa thang máy, bậc tam cấp, bồn hoa chân tường ………….ngoài nhà toà CT1A, CT1B, CT2 (bao gồm cả hầm CT1, CT2);

- Theo đề nghị của phòng hành chính nhân sự

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1 Thành lập Tổ quản lý chất lượng công trường Gói thầu: ài nhà toà CT1A,

CT1B, CT2 (bao gồm cả hầm CT1, CT2) - Dự án: Khu thương mại dịch vụ, công cộng, nhà

ở chung cư cao tầng, cây xanh, bãi đỗ xe và nhà trẻ (PANORAMA), gồm các ông (bà) có tên

sau đây:

1 Nguyễn Văn Dũng KSXD, Chỉ huy trưởng -Tổ trưởng

2 Vũ Bá Mạnh Th.s QLXD, Chuyên viên QS - ủy viên

3 Nguyễn Văn Minh KSXD, Cán bộ kỹ thuật - ủy viên

Điều 2 Tổ quản lý chất lượng có nhiệm quản quản lý toàn bộ chất lượng, tiến độ, an toàn

trên công trường Các cán bộ có tên nêu trên làm việc dưới sự phân công của Chỉ huy

trưởng công trường và được ký các biên bản kỹ thuật, các giấy tờ thủ tục liên quan đến việc thi công trên công trường theo trách nhiệm và quyền hạn được phân công

Điều 3 Các Ông/bà phòng Kinh doanh, bộ phận triển khai thi công, các bộ phận liên quan

và các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

Nơi gửi:

- Tổng thầu;

- BQLDA;

- Đơn vị TVGS;

- Phòng Thi công;

- Lưu BCHCT.

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV VÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 2

XÂY DỰNG HÙNG THẮNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2023

SƠ ĐỒ TỔ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRƯỜNG

Dự án

Gói thầu

: Khu thương mại dịch vụ, công cộng, nhà ở chung cư cao tầng, cây xanh, bãi đỗ xe và nhà trẻ (PANORAMA)

: ngoài nhà toà CT1A, CT1B, CT2( bao gồm cả hầm CT1, CT2) Địa điểm : Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TỔ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Dũng

ĐT: 0983.434.774

ỦY VIÊN

Vũ Bá Mạnh

ĐT: 0976.566.061

ỦY VIÊN

Nguyễn Văn Minh

ĐT: 0983.096.336

Trang 3

I Công tác quản lý:

1 Các yếu tố quản lý Chất lượng:

Chất lượng công trình phụ thuộc vào các yếu tố sau :

- Biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên

- Trình độ cán bộ kỹ thuật, trình độ công nhân thi công công trình

- Chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào công trình

- Công nghệ thi công

Sau đây nhà thầu xin trình bày cụ thể:

a) Các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng:

- Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/03/2014 của quốc hội khoá 13

- Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của quốc hội khoá 14

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

b) Mô hình quản lý chất lượng và các phần mềm máy tính phục vụ cho việc quản lý hợp đồng:

+Mô hình quản lý chất lượng:

Sơ đồ kiểm tra quản lý và kiểm tra chất lượng

+ Các phần mềm máy tính phục vụ cho việc quản lý hợp đồng:

- Chương trình EXCEL-MICROSOFT

- Chương trình WORD -MICROSOFT

- Chương trình FOXBRO - quản lý tiền lương, nhân lực, khối lượng công việc

- Chương trình tính dự toán (Bộ Xây dựng) - do Bộ Xây dựng lập

- Chương trình Kế toán - Tài chính - do Bộ Xây dựng lập

2 Mô hình quản lý chất lượng:

Mô hình quản lý chất lượng của nhà thầu sẽ được áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2015

Khảo sát Lập biện phápthi công giám sátTư vấn Chuẩn bị thicông

Thông báo

triển khai

công việc

Tư vấn giám sát Thi công Y.cầu nghiệmthu trước 24h Lấy mẫu thínghiệm

Trình

Trình

Trang 4

- Chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại và sự sống còn của một doanh nghiệp, chính vì vậy Nhà thầu đặc biệt quan tâm vấn đề này và đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quá trình thi công

* Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu:

a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng

b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;

h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu

Ghi chú: Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu

tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại

* Mô hình quản lý chất lượng của Nhà thầu

- Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng được áp dụng từ lúc nguyên vật liệu đầu vào, trong suốt quá trình cho đến khâu cuối cùng nghiệm thu bàn giao công trình

- Chất lượng xây dựng công trình được hình thành trong mọi giai đoạn trước khi thi công (lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo, chi tiết xây dựng và vận chuyển chúng tới hiện trường), giai đoạn xây dựng và sau xây dựng (nghiệm thu, bàn giao

và đưa vào sử dụng)

- Quản lý chất lượng là tiến trình thiết lập, đảm bảo duy trì mức độ kỹ thuật cần thiết trong gia công lắp dựng và đưa vào sử dụng Quá trình này được thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, thông số và các tác động ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng phần, từng công đoạn cho từng hạng mục công trình

- Hệ thống quản lý bao gồm kiểm tra tài liệu và các thông số kỹ thuật thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu được sử dụng và đưa vào công trình, kiểm tra định kỳ chất lượng từng công tác, thanh tra kỹ thuật, an toàn lao động Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân người công nhân lao động, kỹ thuật hiện trường, chủ nhiệm phần việc, cán

bộ giám sát chất lượng của Nhà thầu và cả giám đốc dự án nhằm ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng, phế phẩm và các sự cố đối với công trình trong mọi chi tiết, mọi công đoạn

- Kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu, công tác thi công xây lắp được thực hiện trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm qua dụng cụ quan trắc và thiết bị thí nghiệm để đánh giá chất lượng vật liệu

Trang 5

- Nhà thầu kiểm tra kỹ thuật chất lượng công trình để thực hiện các công tác quản lý các phần việc xây lắp cùng với Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế để thực hiện, tổ chức giám sát việc lập hồ sơ nghiệm thu kiểm tra chất lượng của từng công việc cụ thể Trong khi thi công

sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008

- Trước khi khởi công công trình một tháng sẽ đệ trình cho Chủ đầu tư " Sổ tay chất lượng " công trình

- Nội dung của "Sổ tay chất lượng" công trình sẽ bao gồm:

+ Sơ đồ hệ thống tổ chức của công trình và chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân bộ phận

+ Tóm tắt các thủ tục và hướng dẫn công việc

+ Kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm

+ Các biểu mẫu áp dụng

- Khi được phê duyệt, sẽ chính thức áp dụng vào công trình từ khi công việc được bắt đầu

- Ngoài ra công trình sẽ có một bộ phận Quản lý chất lượng nhằm đảm bảo việc thực hiện và duy trì hệ thống đã xác lập

- Nhà thầu nhận thức rõ để việc thi công công trình đạt chất lượng cao ngoài việc tuân thủ các quy phạm kỹ thuật trong xây dựng, đòi hỏi phải có biện pháp thi công hợp lý,

có độ chính xác cao ở từng chi tiết cấu kiện và tổng thể công trình Chất lượng công trình được Nhà thầu đặc biệt quan tâm, nó cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo giữ vững

uy tín của Nhà thầu trong nhiều năm qua Nhà thầu sẽ sử dụng triệt để các biện pháp đảm bảo chất lượng sau:

1 Nhân lực bố trí cho xây dựng công trình đã được Nhà thầu lựa chọn phù hợp, bao gồm những cán bộ đủ năng lực, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tham gia tổ chức, quản lý các công trình có quy mô đặc điểm tương tự Sử dụng lực lượng lao động lành nghề, đã được đào tạo cơ bản qua các trường dạy nghề

2 Khai thác các nguồn vật tư có chất lượng cao nhất (ưu tiên những chủng loại vật tư sẵn có tại địa phương đảm bảo các yêu cầu của Chủ đầu tư) Trước khi đưa vào xây dựng công trình đều được kiểm tra, thí nghiệm về chất lượng theo các tiêu chuẩn và yêu cầu về chỉ dẫn kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu, đồng thời được Chủ đầu tư chấp nhận cho đưa vào thi công

3 Huy động những thiết bị thi công chuyên dùng của Nhà thầu Cơ giới hoá tối đa các công tác thi công được Nhà thầu xem như một biện pháp làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng công trình

3 Nhật ký thi công công trình.

Là tài liệu gốc về thi công công trình phản ánh trình tự, thời gian thực hiện, điều kiện thi công và chất lượng công tác xây lắp

Ngoài nhật ký công trình do giám sát kỹ thuật chủ đầu tư lưu giữ để ghi những thông tin cần thiết Nhà thầu còn có sổ Nhật ký thi công công trình của mình để ghi lại các diễn biến hàng ngày trên công trường

Nhật ký thi công công trình của Nhà thầu được mở từ khi Nhà thầu bắt đầu nhận bàn giao mặt bằng công trình từ Chủ đầu tư và được ghi liên tục từng ngày cho đến khi nghiệm thu bàn giao công trình cho Chủ đầu tư

Trang 6

Nhật ký thi công công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai, các thông tin về công trình, chữ ký của người giám sát thi công của Nhà thầu … theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về Nhật ký thi công công trình và phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của Nhà thầu

Nhật ký thi công công trình do người phụ trách thi công xây dựng của Nhà thầu ghi chép hằng ngày và được lưu trữ tại Văn phòng làm việc của Ban chỉ huy công trường

Nội dung của Nhật ký thi công công trình: Ghi chép diễn biến, tình hình thi công trong ngày Ghi rõ tình hình thi công từng loại công việc, thời gian bắt đầu và phản ánh chi tiết toàn bộ qúa trình thực hiện Tình hình thời tiết, thời gian bắt đầu, kết thúc thi công trong ngày; số lượng công nhân, máy móc thiết bị tham gia thi công trực tiếp trên công trường, tình hình thực hiện tiến độ thi công của Nhà thầu, các ý kiến đề xuất, kiến nghị của Nhà thầu… Việc ghi chép tình hình thi công phải làm đối với tất cả các bộ phận kết cấu công trình, phải ghi rõ tim trục, cao độ và vị trí đang tiến hành thi công (trên cơ sở đối chiếu với

Hồ sơ thiết kế) Phải mô tả vắn tắt phương pháp thi công, tình trạng thực tế của vật liệu, kết cấu đem sử dụng, tình hình ngừng việc của máy thi công đối với những công việc không cho phép thi công gián đoạn, những sai lệnh so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa Các sửa đổi bổ sung so với thiết kế đã được phê duyệt

Nhật ký thi công công trình phải có nhận xét, đánh giá và xác nhận của cán bộ tư vấn giám sát và chủ đầu tư trong ngày

Khi bàn giao công trình phải xuất trình Nhật ký thi công công trình cho Hội đồng nghiệm thu Sau khi ngiệm thu bàn giao công trình, Nhà thầu sẽ chuyển giao Sổ nhật ký thi công cho Chủ đầu tư

4 Lập hồ sơ pháp lý công trình

Trong quá trình thi công để tuân thủ theo chế độ kỹ thuật đảm bảo chất lượng công trình cao Công trình phải có sổ công tác nghiệm thu các công việc đã làm, có sổ thay đổi thiết kế, có sổ biện pháp an toàn thi công Mỗi công việc phải có sự giám sát giữa TVGS &

B mới được tiến hành Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của kỹ thuật hiện trường, chủ nhiệm phần việc, cán bộ của Nhà thầu nhằm ngăn ngừa và loại trừ trường hợp phải phá

đi làm lại trong mọi chi tiết, mọi công đoạn Phải có bản vẽ hoàn công từng công việc

5 Công tác phối hợp thi công:

Trong quá trình thi công, công trình phải có sự phối hợp giữa TVGS & Nhà thầu để giải quyết những vướng mắc trong thi công mà chưa lường hết Giữa Nhà thầu và thiết kế phải có sự kết hợp chặt chẽ để giải quyết bổ sung thiết kế hoặc thay đổi thiết kế

6 Kiểm soát quá trình xây dựng :

Các công tác liên quan đến quá trình xây dựng đều được kiểm soát từ các khâu: Khảo sát hiện trường; quản lý chất lượng vật liệu nhập vào công trường, lập và phê duyệt biện pháp thi công các thành phần công việc, triển khai thực hiện và nghiệm thu các công việc sản xuất từ nội bộ Nhà thầu đến hội đồng nghiệm thu cơ sở; Nghiên cứu tổng thể và chi tiết toàn bộ đồ án thiết kế cụ thể đối với từng hạng mục, chi tiết để phát hiện các điều tồn tại bất hợp lý trong đồ án cũng như sự thiếu hợp lý liên quan giữa các bộ phận, công việc và tổng thể đồ án để kịp thời đề xuất với Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng, qui định hình thức tổ chức thực hiện các cuộc họp giao ban,

cụ thể như : Thực hiện giao ban hàng ngày giữa Chủ nhiệm công trình, cán bộ kỹ thuật và các tổ đội, giao ban hàng tuần trong nội bộ công trình với cán bộ giám sát của chủ đầu tư, giao ban hàng tháng giữa Nhà thầu và Ban chỉ huy Công trường, giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để xác định khối lượng các công việc đã hoàn thành, giải quyết các vướng mắc tồn đọng trong qúa trình thực hiện, kiểm điểm tiến độ và đề xuất giải pháp dự phòng Việc kiểm

Trang 7

tra được thực hiện theo sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công bộ phận công trình, sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công giai đoạn xây lắp

7 Quản lý máy móc thiết bị :

Toàn bộ các máy móc thiết bị liên quan đến hoạt động thi công đều được lập danh mục theo dõi và tổ chức bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo phục vụ kịp thời cho thi công Việc quản lý và điều phối máy trên công trường được thực hiện bởi chuyên viên quản lý máy móc thiết bị, các cán bộ thao tác vận hành máy đều phải tuân thủ nghiệm túc các qui định về vận hành đối với từng loại máy móc thiết bị cụ thể Các loại máy móc thiết bị sử dụng đều

có các giải pháp dự phòng thay thế để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công khi có sự cố Việc kiểm tra được thực hiện theo sơ đồ sơ đồ quản lý chất lượng máy móc thiết bị

8 Quản lý chất lượng vật tư, thiết bị và sản phẩm, tiếp nhận lưu kho và bảo quản.

Vật liệu và vật tư đưa vào thi công theo quy định về chủng loại, mẫu mã, chất lượng của Hồ sơ thiết kế Đảm bảo có chứng chỉ sản xuất, có chứng chỉ kiểm tra chất lượng đảm bảo nguồn gốc và chỉ tiêu cơ lý, nguồn cung cấp ổn định

Trước khi đưa vật tư, thiết bị vào công trình chúng tôi sẽ đưa mẫu và các chỉ tiêu sản phẩm cho Chủ đầu tư và TVGS kiểm duyệt, khi được chấp thuận mới đặt hàng cung cấp cho công trình Các mẫu và chỉ tiêu phải lưu trữ tại nơi làm việc của Chủ đầu tư ở công trường Chỉ tiêu kỹ thuật (tính năng) cần được in thành văn bản như là chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm của nhà cung ứng Mọi sự thay đổi trong quá trình thi công cần được CĐT duyệt lại trên cơ sở xem xét của TVGS đảm bảo chất lượng, nghiên cứu đề xuất đồng ý Vật

tư thiết bị đưa vào công trình chúng tôi sẽ có bảng kê kèm theo

Trong quá trình thi công bộ phận kiểm tra chất lượng của Nhà thầu sẽ liên tục kiểm tra chất lượng sản phẩm mà công nhân làm ra cũng như các vật tư, thiết bị đưa vào công trình từ các khâu nhâpp vật tư về công trường, lưu kho lưu bãi, bảo quản đến thi công Mọi việc kiểm tra và thi công phải báo trước và có sự chứng kiến, chấp thuận của TVGS Trên công trình luôn có các dụng cụ kiểm tra để biết các chỉ tiêu đã thực hiện như: Máy thuỷ bình, máy kinh

vĩ, súng bật nảy, dọi laze, ống nghiệm, tỷ trọng kế, cân tiểu ly, lò sấy, viên bi thép, khuôn lấy mẫu bê tông, Những dụng cụ kiểm tra trên công trường phải được kiểm chuẩn theo đúng định kỳ

Việc kiểm tra vật tư, thiết bị; chất lượng vật liệu, sản phẩm được Nhà thầu tiến hành tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm tại các cơ quan có tư cách pháp nhân

Các vật liệu trước khi đưa vào thi công và trình chủ đầu tư phê duyệt, Nhà thầu sẽ cùng tư vấn giám sát mang đi thí nghiệm, kiểm tra tại Phòng thí nghiệm

Quá trình thi công, CĐT và TVGS có thể kiểm tra bất cứ thời điểm nào về các chủng loai vật tư, vật liệu ; nếu có sự sai khác về yêu cầu so với thời điểm ban đầu thì TVGS, CĐT

có quyền dừng thi công các mẫu vật tư, vật liệu sai khác đó và Nhà thầu phải thay đổi đến khi CĐT, TVGS chấp thuận để thi công

Quá trình lưu kho, lưu bãi đối với từng chủng loại vật tư, vật liệu tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm đối với từng loại vật liệu, bảo quản theo đúng quy trình, điều kiện của Nhà sản xuất sẽ giữ được cho chất lượng của vật tư, vật liệu đó

9 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong quá trình thi công.

Đây là dự án đòi hỏi Nhà thầu phải thi công đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, thời gian thi công nhanh Vì vậy trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ có những biện pháp cụ thi công

cụ thể phù hợp với từng nội dung công việc để công trình thi công đạt chất lượng cao, đúng tiến độ và đáp ứng mọi yêu cầu theo hồ sơ thiết kế cũng như nhu cầu sử dụng của Chủ đầu tư

Trang 8

Trong quá trình thi công nhà thầu coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến, khuyến khích và phát huy công tác sáng kiến và cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và đúng tiến độ thi công công trình

Nhà thầu sẽ đưa đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư thi công giỏi, công nhân lành nghề có kinh nghiệm đã tham gia thi công nhiều công trình có tính chất và quy mô tương tự trên địa bàn và các tính lân cận

Nhà thầu sẽ có quy định khuyến khích các cá nhân, tập thể nhằm phát huy tối đa các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình thi công đảm bảo nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công, tăng năng suất lao động

Cốp pha, giàn giáo được Nhà thầu được đưa vào thi công đảm bảo đồng bộ, còn mới nhằm đạt yêu cầu thẩm mỹ tăng năng suất lao động

Các thiết bị máy móc thi công: máy cắt, máy khoan bê tông, máy đục bê tông, máy đánh bóng đều là các máy hiện đại mới được Nhà thầu đầu tư để phục vụ thi công đảm bảo giảm thiểu tối đa tiếng ồn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ đảm bảo tất cả các công việc đều được máy móc hỗ trợ một cách tối đa giảm thiểu sức người để tăng năng suất lao động

10 Quản lý chất lượng cho từng loại công tác thi công.

a Yêu cầu chung:

Nhà thầu đưa công tác quản lý chất lượng đến từng công tác thi công trên công trường Tất cả các công đoạn thi công của từng loại công tác đều tuân thủ theo đúng quy trình quản lý từ chế độ văn bản, đến các quy trình thi công, kiểm tra nghiệm thu

Quy trình quản lý văn bản, hồ sơ của từng công tác theo đúng sổ công tác được chỉ dẫn trong quy trình quản lý ISO 9001:2015

Các công tác phát sinh về khối lượng, thay đổi thiết kề, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đều được thống nhất bằng văn bản

Quy trình thi công, kiểm tra nghiệm thu thực tế từng công tác được thực hiện trong phần trình bày tổ chức, kỹ thuật thi côn chi tiết :

a Công tác cốp pha, đà giáo:

- Cốp pha, đà giáo của Nhà thầu chủ yếu là cốp pha định hình bằng thép, đà giáo là các thanh thép hình U, thanh xà gồ đảm bảo chắc chắn

- Quá trình lắp dựng cốp pha, đà giáo đảm bảo kín khít, khoảng cách các chân giáo

xà gồ theo đúng thiết kế

- Quá trình lắp dựng có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật Nhà thầu và Tư vấn giám sát, tuân thủ theo đúng các quy trình, quy phạm đã được ban hành

b Công tác ốp lát đá.

- Quản lý từ khâu nhập vật liệu, tất cả các vật liệu đều có chứng chỉ chất lượng

- Quá trình thi công ốp lát đá đảm bảo đúng chủng loại, đúng kích thước, khoảng cách hình học

- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng đá đầu vào trước khi thi công

- Xây dựng biện pháp thi công trình TVGS chấp thuận về biện pháp, tiến độ thi công

- TVGS nghiệm thu hoàn thiện ốp lát đá sau khi thi công

- Quá trình thi công có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật Nhà thầu và Tư vấn giám sát, tuân thủ theo đúng các quy trình, quy phạm đã được ban hành

Trang 9

11 Giải pháp xử lý vật tư, vật liệu phát hiện không phù hợp.

Toàn bộ vật liệu không phù hợp với yên cầu thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu, yêu cầu của Chủ đầu tư đều phải thay thế theo biên bản làm việc giữa các bên Nếu giữa các yêu cầu tiêu chuẩn về vật liệu của các bên không trùng nhau thì nhà thầu sẽ trình Chủ đầu tư mẫu và công văn yêu cầu phê duyệt chủng loại vật tư phù hợp

II Công tác nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán:

1 Công tác nghiệm thu:

Việc nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:

* Nghiệm thu công việc xây dựng:

- Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng (để tiến hành nghiệm thu công việc xây

dựng Nhà thầu sẽ chuẩn bị các tài liệu sau):

+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết

kế đã được chấp thuận;

+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng

- Nội dung và trình tự nghiệm thu:

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;

+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;

+ Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

+ Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư

+ Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình

* Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

- Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (để

tiến hành nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng dựng Nhà thầu sẽ chuẩn bị các tài liệu sau):

+ Các tài liệu để căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng (đã nêu ở trên) và các kết quả thí nghiệm khác;

Trang 10

+ Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;

+ Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;

+ Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

+ Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo

- Nội dung và trình tự nghiệm thu:

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;

+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện;

+ Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;

+ Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo mẫu quy định

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

+ Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; + Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

* Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng

- Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử (để tiến hành nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công

xây dựng dựng Nhà thầu sẽ chuyển bị các tài liệu sau):

+ Các tài liệu để căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng (đã nêu ở trên)

+ Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; + Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;

+ Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định

- Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:

+ Kiểm tra hiện trường;

+ Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ;

+ Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;

+ Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;

Ngày đăng: 29/02/2024, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w