Dựa trên các lý thuyết về ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách, hãy phân tích về tình hình thâm hụt ngân sách và chi tiêu cho đầu tư công của Việt Nam trong 3 năm gần đây. Đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách và đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING - -
3 năm gần đây Đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách
và đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Nhóm: 9
Lớp học phần: 2307MAEC0111
Người hướng dẫn: Vũ Thị Thanh Huyền
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Đối tượng nghiên cứu 4
3 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 5
1 Ngân sách nhà nước 5
1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 5
1.2 Nội dung ngân sách nhà nước 5
1.3 Trạng thái ngân sách nhà nước 5
2 Thâm hụt ngân sách nhà nước 5
2.1 Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước 5
2.2 Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước 5
2.3 Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế 6
2.4 Các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách 6
3 Chi tiêu cho đầu tư công 7
3.1 Khái niệm đầu tư công 7
3.2 Các khoản mục đầu tư công 7
3.3 Vai trò của đầu tư công 8
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CHI TIÊU CHO ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY (2020-2022) 9
1 Tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước trong 3 năm gần đây 9
1.1 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2022 9
1.2 Tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2022 11
1.3 Các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách 12
2 Tình hình chi tiêu cho đầu tư công của Việt Nam trong 3 năm gần đây .13 2.1 Tình hình đầu tư công trong 3 năm gần đây 13
2.2 Những thách thức của đầu tư công và giải pháp 15
Trang 3III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ ĐẦU TƯ
CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 17
1 Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế 17
1.1 Tác động tích cực 17
1.2 Tác động tiêu cực 17
2 Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế 18
2.1 Tác động đến tổng cầu và tổng cung 18
2.2 Tác động đến cơ cấu nền kinh tế 18
2.3 Tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế 19
IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ ĐẦU TƯ CÔNG ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 20
LỜI KẾT LUẬN 21
LỜI CẢM ƠN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo lý thuyết kinh tế học, tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thấtnghiệp là những yếu tố kinh tế vĩ mô đáng quan tâm, ảnh hưởng tới cân đối vĩ môcủa nền kinh tế, trong đó thâm hụt ngân sách là một trong những yếu tố được quantâm hàng đầu trong hoạt động thu chi ngân sách của bất kì một quốc gia Bởi cânbằng ngân sách là để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội
Sau đại dịch Covid-19, chiến tranh giữa Nga –Ukraine,… những bất ổn về kinh
tế – chính trị trên thế giới đang diễn tiến ngày càng phức tạp đã tác động trực tiếpđến tình hình thu ngân sách của nhiều quốc gia Đó chính là những vấn đề nhưthâm hụt ngân sách, nợ công Vấn đề này đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thếgiới và trở thành những mối lo ngại lớn của nền kinh tế các nước Từ những vấn đềthực tiễn đó nhóm em xin tìm hiểu về đề tài: “Dựa trên các lý thuyết về ngân sách
và thâm hụt ngân sách, hãy phân tích về tình hình thâm hụt ngân sách và chi tiêucho đầu tư công của Việt Nam trong 3 năm gần đây Đánh giá tác động của thâmhụt ngân sách và đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”
2 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình thâm hụt ngân sách và chi tiêu cho đầu tư công của Việt Nam trong 3năm gần đây
- Tác động của thâm hụt ngân sách và đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của ViệtNam
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích và đánh giá
- Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu
Trang 5I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1 Ngân sách nhà nước
1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định cụ thể về ngân sáchnhà nước như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhànước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước”
1.2 Nội dung ngân sách nhà nước
Khoản 1 Điều 6 Luật Ngân sách nhà nước 2015 nêu rõ, ngân sách nhà nướcbao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó:
- Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấptrung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi củacấp trung ương (theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước2015)
- Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấpđịa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương (theoquy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015)
1.3 Trạng thái ngân sách nhà nước
Gọi 𝐵 là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:
B = T – G
B = y.T – G
- Khi 𝐵 = 0 hay 𝑇 = 𝐺, ta có ngân sách cân bằng;
- Khi 𝐵 > 0 hay 𝑇 > 𝐺, ta có thặng dư ngân sách;
- Khi 𝐵 < 0 hay 𝑇 < 𝐺, ta có thâm hụt ngân sách
2 Thâm hụt ngân sách nhà nước
2.1. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tìnhtrạng các khoản chi của ngân sách nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn cáckhoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách
2.2. Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước
Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách nhà nước không nhất thiếtphải cân bằng theo tháng, theo năm Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chisao cho ngân sách không thâm hụt quá lớn và kéo dài Tuy vậy, trong nhiều nướcđặc biệt là các nước đang phát triển, các chính phủ vẫn theo đuổi một chính sáchtài khóa thận trọng, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồnthu ngân sách Có ba loại thâm hụt ngân sách:
- Thứ nhất là thâm hụt ngân sách thực tế: Là thâm hụt khi số chi thực tế vượt sốthu thực tế trong một thời kỳ nhất định
- Thứ hai là thâm hụt ngân sách cơ cấu: Là thâm hụt tính toán trong trường hợpnền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng
Trang 6- Thứ ba là thâm hụt ngân sách chu kỳ: Là thâm hụt ngân sách bị động do tìnhtrạng của chu kỳ kinh doanh, bằng hiệu số của thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.Trong ba loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả của hoạt động chủquan của chính sách tài khóa như: định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm Vì vậy,
để đánh giá kết quả của chính sách tài khóa, người ta sử dụng thâm hụt này
2.3. Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế
Khi Chính phủ lựa chọn mục tiêu giữ cho nền kinh tế luôn đạt mức sản lượngtiềm năng và đảm bảo ngân sách luôn cân bằng, Chính phủ sẽ áp dụng các chínhsách tài khóa khác nhau Có hai loại chính sách tài khóa là cùng chiều và ngượcchiều Khi nền kinh tế suy thoái, việc sử dụng chính sách tài khóa cùng chiều vớimục tiêu giữ cho ngân sách cân bằng sẽ làm cho sản lượng cân bằng giảm đi vànền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng thấp dưới mức sản lượng tiềm năng cóthể bị suy thoái trầm trọng hơn Ngược lại, việc sử dụng chính sách tài khóa ngượcchiều giúp giữ cho nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng, tăng sản lượng và giữnguồn việc làm, tuy nhiên, ngân sách có thể bị thâm hụt cơ cấu
2.4. Các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách
Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biệnpháp hạn chế thâm hụt Biện pháp cơ bản thường là “tăng thu và giảm chi” Tăngthu ở đây bao gồm việc tăng thuế và tăng thu các loại phí, lệ phí; còn giảm chi làviệc giảm chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, phí sản xuất vậtchất, chi viện trợ, chi trả nợ và chi an ninh quốc phòng Tuy nhiên, việc tăng thu,giảm chi có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế
Như vậy, nếu Chính phủ tăng chi tiêu (G) và tăng thuế (T) một lượng như nhauthì ngân sách không đổi và sản lượng cân bằng sẽ tăng một lượng tương ứng bằngđúng lượng tăng chi tiêu hay tăng thuế: ∆𝑌 = ∆𝐺 = ∆𝑇
Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được vấn đề thâm hụtngân sách, Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ khác
- Vay trong nước (Vay dân): Vay trong nước là Chính phủ vay chính người dânnước đó Chính phủ vay dân chúng thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủtrong nước Các khoản vay trong nước thường không gây ra lạm phát trong ngắnhạn, không làm giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia và tránh được nguy cơ phụ thuộcvào nước ngoài Thế nhưng việc làm này lại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới khảnăng tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tư nhân và gây ra tác động làm tăng lãi suất
- Vay nước ngoài: Vay nước ngoài là việc nhận viện trợ hoặc vay từ các Chính phủnước ngoài, các tổ chức tài chính phát triển quốc tế như: Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM) Vay nướcngoài giúp giảm sức ép lạm phát đối với nền kinh tế và tạo nguồn vốn giúp pháttriển kinh tế đất nước Tuy nhiên, nếu khoản vay này lớn thì Chính phủ nước sở tạiphải có thặng dư thương mại để trả, tức là trả lãi và gốc trên khoản vay từ trước.Gánh nặng trả các khoản vay nước ngoài này cũng làm giảm tiêu dùng của mộtquốc gia Thêm nữa, nó dễ khiến các quốc gia đi vay bị phụ thuộc vào nước ngoài
về cả kinh tế, chính trị, quân sự…
- Sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia: Việc sử dụng dự trữ ngoại tệ có thể giúpđạt được mục tiêu bù đắp cho thâm hụt ngân sách mà không gây ra gánh nặng nợ
Trang 7nần Tuy nhiên nó lại có thể ảnh hưởng xấu tới tỷ giá hối đoái, giảm sức cạnh tranhcủa hàng hoá trong xuất khẩu và có thể gây tác động tiêu cực tới sự dịch chuyểncủa dòng vốn đầu tư.
- Phát hành tiền: Là việc Ngân hàng Trung ương gia tăng in thêm tiền để bù đắpthâm hụt Việc này có thể giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bù đắp thâm hụt,không gây ra áp lực trả nợ Nhưng việc in thêm tiền đưa vào lưu thông trong khisản lượng nền kinh tế không gia tăng sẽ khiến cho giá cả tăng cao, lạm phát xảy ra.Điều này làm đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, các vấn đề không chỉ kinh
tế mà xã hội, chính trị của quốc gia đó có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính
vì vậy, các Chính phủ thường sẽ phải hạn chế tối đa việc sử dụng công cụ này.Tóm lại, mọi biện pháp đều có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến nềnkinh tế Nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải làm sao hạn chế và trung hòa các ảnhhưởng này, làm cho chúng không gây nên những tác động xấu đến các mục tiêukinh tế vĩ mô
3 Chi tiêu cho đầu tư công
3.1. Khái niệm đầu tư công
Khái niệm đầu tư công được quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư côngnăm 2019: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình,
dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này”
Như vậy, đầu tư công là một hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồnvốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước để thực hiện thiết kế, xây dựng các dự án kếtcấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế –
xã hội
3.2. Các khoản mục đầu tư công
3.2.1 Đối tượng và dự án đầu tư công
Đầu tư công áp dụng với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức tham gia hoặcliên quan đến các hoạt động đầu tư công, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công LuậtĐầu tư công 2019 đã bổ sung thêm đối tượng cụ thể của đầu tư công gồm có:
- Đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội
- Đầu tư, phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chứcchính trị – xã hội
- Đầu tư, hỗ trợ các hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm, công ích, phúc lợi xãhội
- Đầu tư, tham gia thực hiện các dự án theo phương án đối tác công tư
- Đầu tư lập, thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh các quy hoạchtheo quy định pháp luật về việc quy hoạch
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, phí quảnlý; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Dự án đầu tư công gồm có:
- Các dự án và chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Các dự án sử dụng vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)
- Các dự án sử dụng nguồn vốn vay ( có bảo lãnh của Chính phủ)
- Các dự án sử dụng vốn nhà nước không phải là mục đích kinh doanh
- Các dự án sử dụng vốn nhà nước nhằm mục đích kinh doanh
Trang 8- Các dự án công trình xây dựng.
- Các dự án không có công trình xây dựng (như mua sắm công)
- Các dự án có nguồn vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
3.2.2 Các loại đầu tư công hiện nay
Tùy thuộc các tiêu chí khác nhau hiện nay có các loại đầu tư công như sau:
- Dựa theo tiêu chí nguồn vốn: Đầu tư công gồm có các hoạt động đầu tư, hỗ trợđầu tư có sử dụng vốn nhà nước vào những công trình, dự án để phát triển kinh tế
xã hội Vốn nhà nước trong đầu tư công gồm có vốn ngân sách nhà nước chi chođầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; vốn huy động được từ tráiphiếu Chính phủ, chính quyền địa phương, công trái của quốc gia; vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng được Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu
tư doanh nghiệp nhà nước Theo tiêu chí này đầu tư công được chia thành thành 05loại:
+ Đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước (gồm có cả vốn tín dụng đầu tưcủa Nhà nước)
+ Đầu tư công sử dụng vốn từ nguồn gốc ngân sách
+ Đầu tư công sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)
+ Đầu tư công sử dụng nguồn vốn vay có sự bảo lãnh của Chính phủ và chínhquyền địa phương
+ Đầu tư công sử dụng vốn hỗn hợp
- Dựa theo tính chất của dự án đầu tư công được chia thành 02 loại:
+ Đầu tư công theo dự án có xây dựng công trình
+ Đầu tư công theo dự án không có xây dựng công trình
- Dựa theo mục tiêu và phạm vi đầu tư đầu tư công được chia thành 02 loại:
+ Đầu tư công vào những hoạt động không có khả năng hoàn vốn Đây là loạihình đầu tư vì mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, hình thành cơ sở hạ tầng kinh tế– xã hội nhằm hỗ trợ, phát triển, kích thích thu hút những nguồn vốn khác
+ Đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận như: đầu tư các dự án và thành lập doanh nghiệpNhà nước thực hiện dự án đầu tư công; đầu tư vào các chương trình, dự án với mụcđích kinh doanh; đầu tư qua các tổ chức kinh tế do Nhà nước lập ra
3.3. Vai trò của đầu tư công
Từ lâu, người ta đã mặc định rằng thúc đẩy đầu tư công chính là động lực vôcùng to lớn để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam, giúp cho nền kinh
tế có được sự tăng trưởng tốt bảo đảm cuộc sống của người dân và cộng đồng sinhsống tại Việt Nam Qua các khảo sát cũng như nghiên cứu qua lý thuyết và thực tế
từ năm 1995 cho đến nay đã khẳng định rằng đầu tư công có vai trò đặc biệt quantrọng đến sự phát triển của Việt Nam
Đầu tư được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảnchất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lýthuyết và thực nghiệm Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa đầu tư tư nhân
và đầu tư công, theo đó đầu tư công thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng.Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng có những điểmkhác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp Kết cấu hạ tầng làvốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh
Trang 9nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cánhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chiphí hoặc ít nhất với chi phí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấpcho người sử dụng thêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợiích ngoại lai cho những người sử dụng đó.
Tại Việt Nam, Luật Đầu tư công được ban hành vào năm 2014, trong đó cóđịnh nghĩa đầu tư công không bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc sởhữu nhà nước, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư và đóng vaitrò quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng của đầu tư nói chung Trong giaiđoạn 1995-2013, đầu tư công chiếm 40% tổng đầu tư, cao gấp đôi tỷ trọng FDI vàđầu tư tư nhân Sau khi giảm nhẹ trong năm 2010, năm 2011 tỷ trọng đầu tư công
đã phục hồi đạt mức cao của năm 2009 (40,4% tổng vốn đầu tư) Tốc độ tăngtrưởng 7,5% trong năm 2013 cũng tương quan mạnh mẽ với mức tăng trưởng đầu
tư 7,3% của năm đó Bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng này, cơ cấu đầu tư côngvẫn được coi là có vấn đề ở chỗ là nó quá tập trung vào doanh nghiệp nhà nước
Do vậy, có hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân và ít thu hút được các loại hình đầu
tư khác
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THÂM HỤT NGÂN SÁCH
VÀ CHI TIÊU CHO ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY (2020-2022)
1 Tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước trong 3 năm gần đây
1.1 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2022
Năm 2020
Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 được Quốc hội quyết định với tổng sốthu là 1.512.300 tỷ đồng, tổng số chi là 1.747.100 tỷ đồng; bội chi ngân sách nhànước là 234.800 tỷ đồng, tương đương 3,44% GDP, trong đó bội chi ngân sáchtrung ương là 217.800 tỷ đồng, bội chi ngân sách địa phương là 17.000 tỷ đồng.Quyết toán thu ngân sách nhà nước đạt 1.510.579 tỷ đồng, giảm 28.474 tỷđồng (-1,9%) so với dự toán, chủ yếu do giảm các khoản thu từ hoạt động xuất,nhập khẩu
Quyết toán chi ngân sách nhà nước là 1.709.524 tỷ đồng, giảm 64.242 tỷ đồng,bằng 96,4% dự toán, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện chỉ ngânsách bám sát mục tiêu, dự toán được giao; rà soát, cắt giảm mạnh các khoản chithường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tập trung nguồn lực cho chỉphòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh.Ngoài ra, một số nhiệm vụ chi NSNN năm 2020 đạt thấp so với dự toán hoặckhông thực hiện, phải hủy dự toán theo quy định Theo đó, quyết toán chi NSNNthấp hơn so dự toán
Nhìn chung, trong năm 2020, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước đượcthực hiện chủ động, đảm bảo chặt chẽ, bám sát dự toán được giao; kỷ luật tài chínhđược tăng cường, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước có tiến bộ Các nhiệm vụ
Trang 10chính trị quan trọng được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội củađất nước và từng địa phương và có thêm nguồn lực xử lý kịp thời các nhiệm vụquan trọng, cấp bách phát sinh về đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, khắc phục hậuquả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.
Năm 2021
Thu ngân sách nhà nước dự toán là 1.343,3 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hộiước đạt 1.365,5 nghìn tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 1.568,4 nghìn tỷ đồng, vượt225,1 nghìn tỷ đồng (16,8%) so dự toán, tăng 202,9 nghìn tỷ đồng so với báo cáoQuốc hội Tỷ lệ động viên thu ngân sách nhà nước đạt 18,7% GDP, riêng thu thuế
và phí đạt 15,1% GDP
Về chi ngân sách nhà nước, dự toán là 1.687 nghìn tỷ đồng; báo cáo Quốc hộiước đạt 1.709,2 nghìn tỷ đồng Trong năm, mặc dù nhu cầu chi cho công tácphòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 là rất lớn,nhưng nhờ có các giải pháp chủ động, tích cực nên đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầuphát sinh tăng thêm mà không ảnh hưởng lớn đến các nhiệm vụ chi phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước
Bộ Tài chính xác định mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm
2022 là: Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước đểphòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19, tận dụng tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soátlạm phát, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục cơ cấu lại ngânsách nhà nước, quản lý nợ công, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trungương, phát huy sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh cải cáchhành chính, hiện đại hóa gắn liền với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biênchế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính -ngân sách, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
Năm 2022
Tổng thu ngân sách các tháng trong năm đều vượt tiến độ kế hoạch Năm 2022,mặc dù GDP chỉ tăng 8,02% nhưng thu ngân sách tăng 13,8% so với năm trước.Chênh lệch lớn này có thể được giải thích bởi tăng giá và các khoản giãn thu hếthạn vào năm 2022 Bên cạnh đó, việc tăng cường sử dụng hóa đơn điện tử, giaodịch không dùng tiền mặt, tăng cường kiểm tra kiểm soát (từ thuế giá trị gia tăngcho đến thuế thu nhập cá nhân), đã giúp tăng đáng kể nguồn thu ngân sách
Về chi ngân sách, năm 2022 chính sách tài khóa tiếp tục được thắt chặt Điềunày có tác dụng tích cực là giảm áp lực tăng phát hành tiền, góp phần ổn định vĩ
mô Cả chi thường xuyên và chi đầu tư không đạt dự toán, nhưng nợ gốc và lãi tráiphiếu chính phủ đến hạn được đảm bảo thanh toán toàn bộ (164.701 tỷ đồng).Năm 2022 đã thực hiện nhiều chương trình, cả ngắn hạn và dài hạn để hỗ trợ
và khuyến khích phục hồi kinh tế như giảm 2% thuế giá trị gia tăng, giảm thuế môitrường đối với xăng dầu (ước thực hiện khoảng 30,7 nghìn tỷ đồng), giãn hoãnthuế thu nhập đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn…
Chênh lệch thu chi ngân sách trong nhiều tháng đều có kết dư, nhưng cả nămước bội chi ngân sách nhà nước 421.300 tỷ đồng, tương đương 4,5% GDP, nếu trừ
Trang 11đi số tiền thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì mứcbội chi còn khoảng 4,09% GDP.
Năm 2022, tổng thu ngân sách ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dựtoán, tăng 15% so với năm 2021 (ngân sách trung ương đạt 125,8% dự toán; ngânsách địa phương đạt 129,9% dự toán)
1.2 Tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2022
Năm 2020
Ngân sách năm 2020 thâm hụt hơn 216.400 tỷ đồng : Tổng thu ngân sách saucân đối là gần 2,28 triệu tỷ đồng, gồm thu theo dự toán hơn 1,51 triệu tỷ đồng; cònlại là các khoản chuyển nguồn, thu kết dư và khoản thu từ quỹ dự trữ tài chính.Tổng chi cân đối ngân sách hơn 2,53 triệu tỷ đồng, trong đó chi theo dự toán làhơn 1,7 triệu tỷ đồng, còn lại là khoản chi chuyển nguồn sang 2021
Sau cân đối, mức bội chi ngân sách là hơn 216.405 tỷ đồng (gần 9,3 tỷ USD),tương đương 3,44% GDP Mức thâm hụt ngân sách này thấp hơn nhiều so với mứcQuốc hội cho phép điều chỉnh (368.300 tỷ đồng - khoảng 5,41% GDP)
Năm 2021
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội quý 4 vànăm 2021; trong đó, cập nhật thông tin về ước thu, chi ngân sách nhà nước trongtrong năm 2021
Cụ thể, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 13,4%, tương ứng 180,1 nghìn tỷ đồng Hoạt động sảnxuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu được phục hồi trong trạng thái “bình thườngmới” đã tác động tích cực làm thu ngân sách nhà nước vượt dự toán năm
Thu nội địa bằng vượt dự toán 10,4%, tương đương 118 nghìn tỷ đồng Thu từdầu thô vượt dự toán lên tới 97,4%, tương ứng 22,6 nghìn tỷ đồng Thu cân đối từhoạt động xuất, nhập khẩu vượt 22,1% khoảng 39,5 nghìn tỷ đồng
Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2021 ước tính đạt 1.839,2nghìn tỷ đồng, bằng 109% dự toán năm Trong đó, chi thường xuyên bằng 102,3%.Chi đầu tư phát triển bằng 106,4% dự toán; chi trả nợ lãi bằng 96,2%
Như vậy, ước tính ngân sách nhà nước năm 2021 bội chi khoảng 315,8 nghìn
tỷ đồng
Trang 12Năm 2022
Bộ Tài chính cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 ước đạt 1.803,6nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021 Trong 9 thángđầu năm 2022, thu ngân sách nhà nước đạt 94% dự toán, ước cả năm vượt 14,3%
so với dự toán, tăng 2,9% so với ước thực hiện năm 2021
Thu nội địa vượt 21,8% dự toán, tăng 9,9%; thu từ dầu thô vượt 176% dự toán,tăng 74,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 43,9% dựtoán, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước năm 2022 vượt dự toán chủ yếu dohoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan (GDP tăng8,02%); tổng mức bán lẻ tăng 19,8%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,8%,xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%, xuất siêu 11,2 tỷ USD
Bên cạnh đó, giá dầu và một số hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tăng cao đã gópphần tăng thu từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu
1.3 Các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách
Thứ nhất, nhà nước phát hành thêm tiền.
Phát hành thêm tiền để xử lý bội chi gân sách nhà nước: Giải pháp này đơngiản dễ thực hiện nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu Nhà nước phát hành thêm quánhiều tiền để bù đắp bội chi gân sách nhà nước, ảnh hưởng đến tiêu cực đến đờisống kinh tế -xã hội - chính trị