1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Lý Thuyết Việc Làm Của Keynes. Ý Nghĩa Của Lý Thuyết Việc Làm Của Keynes Trong Giai Đoạn Việt Nam Đối Phó Dịch Bệnh Covid 19.Pdf

16 13 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Lý Thuyết Việc Làm Của Keynes. Ý Nghĩa Của Lý Thuyết Việc Làm Của Keynes Trong Giai Đoạn Việt Nam Đối Phó Dịch Bệnh Covid 19
Tác giả Nghiêm Phương Trà
Người hướng dẫn ThS. Vũ Mai Phương
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 263,93 KB

Nội dung

Trang 1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐỀ TÀI:Phân tích lý thuyết việc làm của Keynes.. Đặc biệt theo đà phát triển của kinh tế thị tr

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

ĐỀ TÀI: Phân tích lý thuyết việc làm của Keynes Ý nghĩa của

lý thuyết việc làm của Keynes trong giai đoạn Việt Nam đối phó

dịch bệnh Covid 19

Giảng viên hướng dẫn : Ths Vũ Mai Phương

Sinh viên thực hiện : Nghiêm Phương Trà

Mã Lớp : ECO06A20

Mã sinh viên : 23A4040143

Hà nội, ngày 26 tháng 10 năm 2021

Trang 2

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: Lý thuyết chung về việc làm của Keynes 3

1.1 Thân thế và sự nghiệp của Keynes 3

1.2 Lý thuyết về việc làm của Keynes 3

CHƯƠNG II: Thực trạng vận dụng học thuyết Keynes ở một số quốc gia và ở Việt Nam 5

2.1 Vận dụng lý thuyết của J.M Keynes trong giải quyết khủng hoảng và chống thất nghiệp của các nước trên thế giới 5

2.2 Tình hình Việt Nam sau đại dịch Covid – 19 và lý thuyết về việc làm của Keynes trong điều kiện thực tế ở Việt Nam 6

2.2.1 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay 6

2 2.2 Việt Nam vận dụng lý thuyết của Keynes trong đại dịch Covid – 19 8

C HƯƠNG III: Ý nghĩa của lý thuyết việc làm của Keynes trong giai đoạn Việt Nam đối phó dịch bệnh Covid 19 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề cấp thiết, mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia Từ thế kỉ xưa cho đến xã hội hiện đại ngày nay luôn tồn tại những hệ thống quan điểm kinh tế trong việc nghiên cứu các hình thái

xã hội Đặc biệt theo đà phát triển của kinh tế thị trường đã có nhiều học thuyết kinh tế làm cơ sở lí luận cho các chiến lược kinh tế nhà nước mà tiêu biểu đó là lý thuyết việc làm của Keynes

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 dẫn tới khủng hoảng và suy giảm kinh

tế toàn cầu, ý nghĩa từ học thuyết kinh tế của Keynes hơn lúc nào hết lại càng được đề cập và ứng dụng nhiều nhất Vì vậy để hiểu và làm sáng rõ hơn ý nghĩa của lý thuyết việc làm của Keynes để từ đó có thể rút ra những vận dụng cần thiết cho Việt Nam để kích cầu và tạo việc làm trong điều kiện hiện nay là điều cần thiết với mỗi chúng ta

Hiểu được tầm quan trọng đó, em tập trung nghiên cứu đề tài: “Phân tích

lý thuyết việc làm của Keynes Ý nghĩa của lý thuyết việc làm của Keynes trong giai đoạn Việt Nam đối phó dịch bệnh Covid 19.” Bài làm vẫn còn

nhiều thiếu sót, em mong nhận được những đánh giá góp ý từ thầy cô để bài làm của em hoàn thiện hơn

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích lý thuyết việc làm của Keynes để biết được đặc trưng, hạn chế cũng như tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của lý thuyết tác động tới nền kinh tế nói chung và nền kinh tế đổi mới, hội nhập mở cửa của Việt Nam nói riêng Từ đó đưa ra các biện pháp, chính sách nhằm hạn chế khủng hoảng, thất nghiệp đưa nền kinh tế nước ta phát triển bền vững

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 4

- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề về việc làm trong lý thuyết của Keynes và sự vận dụng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Lý thuyết việc làm của Keynes

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Nguyên lý cầu hữu hiệu, lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ…

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,

phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và xử lý tài liệu này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Từ cơ sở lý thuyết đó áp dụng linh hoạt vào thực tiễn điều tiết nền kinh tế tăng trưởng Việt Nam với vấn đề kích cầu

- Ý nghĩa thực tiễn: Thấy được vai trò của các chính sách việc làm đối với nền kinh tế Từ đó xác định nhà nước phải làm gì để thị trường hoạt động đúng hướng, hiệu quả cao, trong hình hình dịch bệnh ngày nay

Trang 5

3

NỘI DUNG CHƯƠNG I: Lý thuyết chung về việc làm của Keynes

1.1 Thân thế và sự nghiệp của Keynes

J.M Keynes là nhà kinh tế học Anh, được các học giả phương Tây coi là người có tính sáng tạo, ông là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ J.M Keynes sinh ngày 5/6/1883 tại Cambridge (Anh) Tác phẩm đầu tiên của ông là "Tiền tệ và tài chính Ấn Độ", "Thuyết cải cách tiền tệ" năm 1923, “Bàn

về tiền tệ” năm 1930 và nổi tiếng nhất là tác phẩm “ Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1930)

1.2 Lý thuyết về việc làm của Keynes

Theo Keynes, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất nghiệp và việc làm Vì vậy, vị trí trung tâm trong lý thuyết kinh tế của ông là "lý thuyết việc làm." Lý thuyết này đã mở ra một chương mới trong tiến trình phát triển lý luận kinh tế, cả về chức năng tư tưởng lẫn thực tiễn Trong đó phải kể đến lý thuyết kinh tế vĩ mô, về hệ thống điều tiết của nhà nước Theo ông, tình trạng thất nghiệp kéo dài do thiếu hụt một số nhân hữu hiệu, mức cầu bảo đảm lợi nhuận cho các nhà đầu tư, sỡ dĩ có tình trạng này là do:

- Khuynh hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu hiện trong từng cá nhân, tổ chức xã hội và ngay cả trong các doanh nghiệp Khuynh hướng tiết kiệm được biểu hiện như sau: Khi sản xuất tăng lên thì thu nhập tăng lên, thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu dùng và tiết kiệm (để dự phòng cho tương lai) Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệt đối và giảm tương đối Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho cầu tiêu dùng cá nhân tăng chậm hơn là cung Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng chậm hơn do cầu tiêu dùng tăng chậm, lãi suất ngân hàng thường cố định ở mức tương đối cao trong khi

tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút Vì thế tổng cầu giảm sút so với tổng cung Tuy nhiên, trong thời đại của J.M Keynes đã có thay đổi lớn trong tính chất và vai trò của cầu, giá cả không còn là cơ chế lý tưởng xác lập cân bằng giữa cung và cầu Cầu luôn luôn tụt lại so với cung do người ta có xu hướng “muốn tiêu dùng

Trang 6

một phần thu nhập ít hơn dần khi thu nhập thực tế tăng.” Do đó phát sinh “cầu bị gác lại,” cung trở nên thừa và điều này tạo điều kiện giảm đầu tư vào sản xuất, tức

là thất nghiệp và khủng hoảng xuất hiện

Để chống suy thoái và thất nghiệp, ông đề ra giải pháp là tăng mức cầu, vì tổng cầu tăng ảnh hưởng đến tổng cung sẽ làm giảm suy thoái và thất nghiệp Cách làm tăng tổng cầu là cần có sự can thiệp của nhà nước bằng cách sử dụng công cụ tài khóa là chủ yếu (thuế, chi ngân sách) Theo J.M Keynes, phần chi của chính phủ là công cụ chính yếu bởi vì khi chi tiêu, Chính phủ tăng chi tiêu làm kích thích mang tính dây chuyển để làm tăng tổng cầu nói chung Sự tăng tổng cầu tác động đến tổng cung cũng theo một tác động dây chuyền

Lý thuyết mô hình số nhân:

Theo ông, muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốc gia) thì phải gia tăng đầu tư Ở đây, ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng sản lượng quốc gia và đưa ra khái niệm "số nhân đầu tư." Số nhân đầu tư (k) thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập Nó cho chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư Mô hình số nhân của ông là: K= ∆ Y/∆ I Suy ra: ∆ Y= k ∆ I (Y là thay đổi của sản lượng; k là số nhân, I là thay đổi của đầu tư) Theo Keynes thu nhập được chia thành tiêu dùng và tiết kiệm, đồng thời thu nhập cũng có thể chia thành tiêu dùng và đầu tư Từ đó ông cho rằng Tiết kiệm (S) = Đầu tư (I) Đây cũng là mô hình tăng trưởng kinh tế của Keynes

Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung về công nhân và tư liệu sản xuất, có nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng Thu nhập tăng sẽ là tiền đề cho tăng đầu tư mới Như vậy, số nhân đầu tư có tác động dây chuyền, nó khuếch đại thu nhập quốc dân lên Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng thu nhập lên bao nhiêu Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm

Trang 7

5

CHƯƠNG II: Thực trạng vận dụng học thuyết Keynes ở một số quốc gia

và ở Việt Nam

2.1 Vận dụng lý thuyết của J.M Keynes trong giải quyết khủng hoảng và

chống thất nghiệp của các nước trên thế giới

Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ sự đổ

vỡ của thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng ở Mỹ Từ Mỹ, rối loạn

này lan sang các nước khác dẫn đến tình trạng sản xuất đình đốn, hàng loạt

doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, sức mua trên thị

trường thế giới bị thu hẹp Sau cuộc khủng hoảng tài chính, thế giới bước vào

một cuộc suy thoái kinh tế được ví là nghiêm trọng nhất trong vòng gần 100

năm qua Chính vào thời điểm này, các lý thuyết của J.M Keynes về chống

khủng hoảng và thất nghiệp vẫn còn nguyên giá trị

Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã đưa ra hàng loạt các gói kích cầu

khổng lồ với tổng nguồn vốn cam kết của các gói cứu trợ đã lên tới 7.000 tỷ

USD và các gói kích thích kinh tế của các quốc gia lên tới 2.200 tỷ USD,

tương đương 4,7% GDP toàn cầu Về chính sách tài khóa, các chính phủ chủ

trương giảm thuế để hỗ trợ tái đầu tư cho các nhà sản xuất, thực hành tăng

đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở rộng các dịch vụ công và trợ cấp cho các khu

vực thu nhập thấp, dễ tổn thương nhằm tạo cầu nội địa, đảm bảo an sinh xã

hội và giảm thiểu các xung đột xã hội, thậm chí chấp nhận cả thâm hụt ngân

sách để mở rộng thị trường nội địa - một sự bù đắp khoảng sụt giảm đột ngột

của thị trường xuất khẩu Do đó, sau các gói giải cứu mang tính chất tình thế,

các chính phủ tiếp tục gia tăng các gói kích cầu nhằm tạo đà cho tăng trưởng

khi đã chạm tới điểm đáy của cuộc khủng hoảng Nhờ các gói kích cầu khổng

lồ nêu trên, đến quý 3/2009, các nền kinh tế lớn nhất đã có dấu hiệu phục hồi Tạp chí Nhà kinh tế (The Economist) nâng mức tăng trưởng GDP toàn cầu

năm 2009 lên mức âm 1,4% so với mức dự báo âm 1,7% đưa ra trong tháng 8

và dự báo năm 2010 tăng 2,7% so với mức dự báo tăng 2,3% trước đó Ngày

28-9-2009, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi

Trang 8

mạnh mẽ hơn với mức dự báo tăng trưởng 3% trong năm 2010 Sáu nền kinh

tế trong tốp 10 lớn nhất thế giới (tính theo sức mua tương đương PPP), GDP của Đức và Pháp tăng trưởng 0,3%, Nhật Bản tăng 0,9%, Braxin tăng 1,5%,

Ấn Độ tăng 6,3%, Trung Quốc tăng 7,9% Đáng chú ý là Đức, Pháp, Nhật Bản là 3 nước trong khối G7 thoát suy thoái Sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng

âm, kinh tế Mỹ đã đạt được mức tăng trưởng dương lần đầu trong quý III/2009 Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong quý III/2009, kinh tế

Mỹ tăng trưởng ở mức 3.5%, cao hơn dự báo trước đó của các chuyên gia

2.2 Tình hình Việt Nam sau đại dịch Covid – 19 và lý thuyết về việc làm của Keynes trong điều kiện thực tế ở Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Sau làn sóng dịch thứ 4 nổ ra, GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công

bố GDP quý đến nay Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28% Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%

GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh

tế trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ

Trang 9

7

năm trước Ngành nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm Ngành khai khoáng giảm 7,17%, làm giảm 0,27 điểm phần trăm

do sản lượng dầu thô khai thác giảm 6% và khí đốt tự nhiên giảm 17,6% Ngành xây dựng giảm 0,58%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,03%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99%

Trang 10

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18,46%

2 2.2 Việt Nam vận dụng lý thuyết của Keynes trong đại dịch Covid – 19

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp với tổng thể các biện pháp dựa trên lý thuyết của Keynes, chủ yếu

mang tính ngắn hạn, ứng phó với dịch bệnh như: Bộ Chính trị ban hành Kết

luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế- xã hội và Công văn số 1133-CV/VPTW ngày 25/6/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng ngày 01/7/2021

Quốc hội ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về Kỳ họp thứ nhất,

Quốc hội khóa XV Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số

979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 và Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06/8/2021 về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch

Ngày đăng: 28/02/2024, 19:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w