Đặc điểm độc quyền trong ngành điện và nănglượng tại Việt Nam Trang 2 MỞ ĐẦULý do chọn sản phẩm: “Điện năng và đặc điểm giá bán điện tại Tổng Công ty Điện lực VN - EVN”Điện năng là nhu
Trang 1BỘ ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TP.HCM
ĐỀ TÀI TÌM MỘT DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN MỘT LOẠI SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG NÊU CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM VÀ DOANH NGHIỆP ĐÓ Giảng viên: ThS Nguyễn Đăng Quang Huy
Thành viên nhóm 6: Trần Bảo Ngọc (Nhóm trưởng)
Trần Quốc Khánh
Lê Nguyễn Hương Thùy
Lý Bích Hoàng Vy
Phân công công việc:
1 - Lý do chọn sản phẩm:
“ĐIỆN NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GIÁ BÁN ĐIỆN TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VN ”
- Kết luận
1 Khái quát về độc quyền
Trần Quốc Khánh
2 2 Đặc điểm độc quyền trong ngành điện và năng
lượng tại Việt Nam
Trần Quốc Khánh
Lê Nguyễn Hương Thùy
3 3 Các ý kiến góp ý chống độc quyền mua bán điện tại
VN
Lê Nguyễn Hương Thùy
Lý Bích Hoàng Vy
4 - Tổng hợp bằng file word
- Thiết kế Power point
Trần Bảo Ngọc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022
Trang 2MỞ ĐẦU
Lý do chọn sản phẩm:
“Điện năng và đặc điểm giá bán điện tại Tổng Công ty Điện lực VN - EVN”
Điện năng là nhu cầu thiết yếu, sản phẩm điện năng phục vụ đời sống sinh hoạt con người, phục vục sản xuất kinh doanh, và bảo đàm an ninh và an toàn năng lượng cho bất kỳ quốc gia nào Tại Việt Nam hiện nay, ngoài một số nhà cung cấp nhỏ, có ba doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng, đó là: Điện lực Việt Nam, PV Power (Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam), và TKV (Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, hay còn gọi là VINACOMIN) là những doanh nghiệp độc quyền sản xuất điện và năng lượng tại Việt Nam, cả
ba công ty kể trên đều thuộc sở hữu Nhà nước
Đề tài chọn sản phẩm độc quyền giá điện là do việc sản xuất và truyền tải điện hiện nay
tại Việt Nam còn nằm trong tay đơn vị độc quyền duy nhất đó là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), khi đó cạnh tranh không thể phát triển, giá bán điện hoàn toàn do Công ty này tự quyết định, EVN bán giá nào người dân hay doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp đều phải trả giá đó, không có sự chọn lựa nhà cung cấp điện năng cho riêng mình
1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và nguyên nhân độc quyền
a Khái niệm:
Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi
Trong tiếng Anh monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos (nghĩa là một) và polein
(nghĩa là bán)
Độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường
b Đặc điểm:
Đặc điểm độc quyền là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được
Trang 3trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội
Độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền
Độc quyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền
c Phân loại:
Độc quyền có ba loại là độc quyền nguồn lực, độc quyền do chính phủ tạo ra và độc quyền tự nhiên
- Độc quyền nguồn lực là nguồn lực cần thiết cho quá trình SX được sở hữu bởi DN duy nhất
Độc quyền do chính phủ tạo ra là do chính phủ trao cho DN duy nhất quyền được SX một vài loại hàng hoá và dịch vụ
Độc quyền tự nhiên là tình trạng doanh nghiệp sản xuất có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, dẫn đến cách tổ chức sản xuất là chỉ còn thông qua một đơn
vị duy nhất
d Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:
- Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh
Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi
Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền
Trang 4- Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường
Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó, ví dụ các địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp nưdc sạch trên địa bàn địa phương mình
Ngoài ra, với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thưởng tạo cho
nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước Có lẽ không có ai phản đối rằng, quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nẵm giữ, vì nó liên quan đến an ninh đất nước
Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyền của nhà nước lại không dễ thuyết phục đến như vậy Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam gần như độc quyền trong thị trường nội địa (nếu không kể đến sự có mặt rất mờ nhạt của Pacific Airlines), trong khi nhiều nước khác nó lại có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau
- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ
Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội
Nhưng chính những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cửu (vị thế này còn tuỳ thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được qui định
ở từng nước)
- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt
Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người
sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường
Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có
- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường
từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu
Trang 5ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên
2 Đặc điểm độc quyền giá bán điện và năng lượng tại Việt Nam
a Đặc điểm ngành điện và năng lượng điện tại VN
Công nghiệp điện đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước Ngành công nghiệp điện đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các nhà máy điện hạt nhân nhằm cung cấp năng lượng phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt hằng ngày, góp phần hỗ trợ tang trưởng kinh tế và nâng cao mức sống xã hội
Điện và hệ thống truyền tải điện quốc gia là hệ thống mang tính xương sống và huyết mạch của hệ thống điện quốc gia, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh quốc gia Cơ sở duy nhất cho việc độc quyền này là an ninh quốc gia
Tuy nhiên, hiểu biết thông thường lẫn các nghiên cứu đáng tin cậy đều cho chúng ta thấy rằng một hệ thống tập trung như lưới điện quốc gia cực kỳ dễ bị tấn công Nếu xương sống bị nứt, nhiều khả năng toàn bộ quốc gia hoặc một phần lớn đất nước sẽ bị tê liệt Các biện pháp đảm bảo an toàn sẽ yêu cầu hệ thống được phân cấp thành nhiều yếu tố nhỏ hơn – nhiều nhà máy điện và lưới điện cục bộ phân tán trên khắp đất nước – và kết nối với nhau thành một mạng lưới thông minh và hài hòa An ninh quốc gia đòi hỏi lưới điện quốc gia (và các nhà máy sản xuất điện) phải nằm phân tán trong cả nước, không tập trung thành một hệ thống khổng lồ duy nhất
b Đặc điểm độc quyền giá bán điện tại Tổng Công ty Điện lực VN
- Được chính phủ độc quyền khai thác thị trường
Do đây là ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo chomột cơ chế
có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước Vì lý do kinh tế, quốc phòng nên phải do chính phủ nắm giữ, vì nó liên quan đến an ninh, an toàn cho đất nước
- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt
Việc nắm giữ được một nguồn lực như than đá, nước sông hồ, gió,… nên khi Chính phủ giao cho EVN có được vị thế độc quyền trên thị trường
- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Trang 6Do tính chất đặc biệt của ngành điện năng và năng lượng có lợi tức tăng dần theo qui mô
đã khiến việc có nhiều đơn vị cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những đơn vị mới
- Một cơ chế độc quyền được bảo vệ bởi luật là điều tệ nhất có thể xảy ra đối với một nền kinh tế Kể cả khi không được luật pháp bảo hộ, EVN (Điện lực Việt Nam) vốn dĩ đã nắm giữ vai trò độc quyền tự nhiên (natural monopoly), điều này có từ sự phát triển truyền thống của ngành năng lượng trên toàn thế giới Dùng luật pháp để bảo vệ thêm cho cơ chế độc quyền tự nhiên này không chỉ không cần thiết, mà còn gây hại cho nền kinh tế – bởi vì luật này loại bỏ tất cả các cơ hội có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó, cạnh tranh trong ngành năng lượng, trong trường hợp các điều kiện kinh tế mới hoặc công nghệ mới cho phép cạnh tranh Không có cạnh tranh thì ngành năng lượng đơn giản không thể phát triển được
Sau đây là thực trạng về giá bán điện độc quyền của ENV tại VN:
Tổng quan về công ty điện lực Việt Nam
Mạng lưới điện quốc gia
5 công ty điện lực chính:
+ Tổng công ty điện lực miền Bắc + Tổng công ty điện lực miền Nam + Tổng công ty điện lực miền Trung + Tổng công ty điện lực miền TP.Hà Nội + Tổng công ty điện lực miền TP.HCM
5 công ty truyền tải điện:
+ Công ty Truyền tải 1 + Công ty Truyền tải 2 + Công ty Truyền tải 3 + Công ty Truyền tải 4
Giá bán điện
Khối hành chính, sự nghiệp
(đồng/kWh)
Trang 7TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện
(đồng/kWh)
Sinh hoạt
(đồng/kWh)
Kinh doanh
(đồng/kWh)
Giờ thấp điểm
1.361
Trang 8TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện
(đồng/kWh)
Các ngành sản xuất
(đồng/kWh)
2 Cấp điện áp từ 22 đến dưới 110KV
3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 KV
Trang 9TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện
(đồng/kWh)
3 Các ý kiến đóng góp chống độc quyền mua bán điện tại VN
a Áp dụng Luật Cạnh tranh
1 Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch
2 Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
3 Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
4 Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh
5 Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng
6 Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh
Việt Nam dự kiến phát triển thị trường điện cạnh tranh từ năm 2023
b Can thiệp của Chính phủ
Kiểm soát doanh nghiệp độc quyền, các chính sách của Chính phủ:
Trang 10- Dùng các công cụ kinh tế để can thiệp vào thị trường độc quyền.
- Làm giảm giá bán của nhà độc quyền
- Bảo vệ môi trường
KẾT LUẬN
Độc quyền sản phẩm điện năng là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất EVN là người bán
và sản xuất ra sản, khi đó cạnh tranh không thể phát triển, giá bán điện hoàn toàn do Công ty này
tự quyết định, bán giá nào người dân hay doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp đều phải trả giá đó, không có sự chọn lựa nhà cung cấp điện năng
Do vậy phải vận dụng tối đa vai trò của Luật Cạnh tranh để phù hợp với cơ chế thị trường, quy luật cung cầu là điều tất yếu trong nền kinh tế VN khi muốn hội nhập với kinh tế thế giới./
Tài liệu tham khảo:
1. Công ty Luật Minh Khuê, Độc quyền là gì? Khái niệm độc quyền được hiểu như thế nào?, truy cập 23/12/2021 tại https://luatminhkhue.vn/doc-quyen-la-gi -khai-niem-doc-quyen-duoc-hieu-nhu-the-nao .aspx
2. Đào Thu Hằng (2020), “Phát triển ngành Năng Lượng Việt Nam: Góc nhìn chiến lược”, truy cập tại https://cvdvn.net/2021/03/30/doc-quyen-nganh-dien-va-nang-luong-giai-phap-de-xuat/
3 Kinh tế vi mô, Đại học UEF, Nhà xuất bản
4 ThS Nguyễn Đăng Quang Huy, Đại học UEF, Bài giảng Kinh tế vi mô