1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

W bài 7 cd 11 tùy bút, tản văn, truyện kí hien soát xong )

51 37 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tùy Bút, Tản Văn, Truyện Kí
Trường học Cánh Diều
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Giáo Án
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 217,33 KB

Nội dung

Tổ chức thực hiện:Hoạt động của GV và HSDự kiến sản phẩm*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn các nhóm làm việc tại nhà: Làmphim tư liệu về Vũ Bằng và Thương nhớ mười hai*Bước 2: Th

Trang 1

BÀI 7: TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

Môn học: NGỮ VĂN – LỚP 11Thời gian thực hiện: 8 tiết Ngày soạn: ………

Đọc hiểu văn bản:

- Thương nhớ mùa xuân (Trích Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng)

- Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên)

11

Thực hành đọc hiểu: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) 2

Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu

tham khảo

1

VIẾT: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 2

NÓI VÀ NGHE: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên

Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực hợp

tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo

Năng lực đặc thù Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trongtùy bút, tản văn giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện ký; đánh giátình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản;phát hiện được giá trị văn hoá hoặc triết lý nhân sinh từ văn bản

- Biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản; trình bày được tàiliệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu

- Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đángquan tâm, biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phươngtiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn

II PHẨM CHẤT

Yêu quý phong cảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, trân trọng những giá trịvăn hóa, nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc

B THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính,…

2 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy A0, giấy nhớ, phiếu học tập, bảng kiểm,video,…

C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết Đọc hiểu văn bản:

Trang 2

VĂN BẢN 1: THƯƠNG NHỚ MÙA XUÂN

(Trích: Thương nhớ mười hai - Vũ Bằng)

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực đọc hiểu văn bản tùy bút:

- Hiểu về đặc trưng thể loại tuỳ bút, một thể loại rất giàu chất trữ tình và in đậm dấu ấn cá nhâncủa người viết;

- Phân tích, đánh giá được nội dung của văn bản: vẻ đẹp của cảnh sắc, con người Hà Nội khivào xuân, giá trị văn hóa dân tộc qua văn bản, cảm xúc của nhân vật tôi trước mùa xuân miềnBắc,

- Phân tích, đánh giá được nghệ thuật của văn bản: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữtình, ngôn ngữ đặc sắc, đậm chất thơ,

2 Phẩm chất

Yêu thiên nhiên, đất nước; quý trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần

2 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập,…

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học truớc đó; huy động

tri thức nền và trải nghiệm của HS Đồng thời qua đó, nêu nhiệm vụ học tập

b Nội dung hoạt động: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học mới.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ

- Yêu cầu: Mỗi dãy là 01 đội.

+ Mỗi đội cử 01 HS tham gia trò chơi

+ GV trình chiếu hình ảnh HS bấm chuông hoặc giơ tay để giành quyền trả lời trước

+ Các HS còn lại của đội gợi ý để HS đại diện đoán chữ theo hình ảnh và từ khóa liên quan đếnbài học

+ Thời gian: 01 phút/đội

- Các hình ảnh:

Trang 3

- Câu hỏi kết nối bài học: Các hình ảnh gợi liên tưởng đến những chữ nào? Từ khóa có liên

quan gì đến bài học hôm nay là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tham gia trò chơi

- HS quan sát hình ảnh đoán chữ và từ khóa

- GV quan sát, hỗ trợ góp ý

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS quan sát theo hình ảnh bắt được các chữ sau: mưa xuân, nụ hoa, chồi non, tết, chim én(hoặc những từ ngữ tương đương)

- Từ khóa cần tìm: Mùa xuân

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét về phần trình bày của học sinh, dẫn vào bài mới: Mùa xuân trong cảm nhậncủa mỗi người mang những vẻ đẹp riêng Với “Thương nhớ mùa xuân” (Trích “Thương nhớmười hai”, nhà văn Vũ Bằng đã thể hiện những cung bậc tình cảm nhớ thương gia đình, quêhương,…như thế nào? Cô trò mình sẽ cùng nhau khám phá nhé!

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1 Tìm hiểu tri thức về đặc trưng thể loại tùy bút

a Mục tiêu: Cung cấp cho HS những tri thức về đặc trưng thể loại tùy bút cần thiết ở dạng tinh

giản, có tính chất công cụ giúp HS hiểu và vận dụng vào các hoạt động đọc hiểu văn bản

b Nội dung hoạt động: HS vận dụng kĩ năng đọc, thu thập thông tin trước ở nhà.

c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân tìm hiểu tri thức về đặc trưng thể loại tùy bút.

d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc lại phần Kiến thức ngữ văn và thể hiện

sự hiểu biết về đặc trưng của thể loại tùy bút bằng việc

tham gia trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- 4 HS đại diện cho 4 tổ (4 HS ngồi thành 1 bàn gần

bảng và tivi/ hoặc máy chiếu) tham gia trò chơi bằng

cách rung chuông giành quyền trả lời sau mỗi câu hỏi

Hệ thống câu hỏi:

Câu 1 Tùy bút là:

A Văn xuôi trữ tình thuộc thể kí - một loại tác phẩm tự

I Tìm hiểu tri thức về đặc trưng thể loại tùy bút

- Tùy bút là văn xuôi trữ tình thuộcthể kí - một loại tác phẩm tự sự phi

hư cấu

- Tùy bút ghi chép một cách tự donhững suy nghĩ, cảm xúc mang màusắc cá nhân của người viết về conngười và sự việc

- Tùy bút thường thể hiện rõ cái tôi

Trang 4

sự phi hư cấu.

B Một loại tác phẩm tự sự hư cấu

C Văn xuôi tự sự giàu tính hư cấu, tưởng tượng

D Thơ trữ tình giàu tình cảm, cảm xúc

Câu 2 Đặc điểm của tùy bút:

A Tùy bút ghi chép một cách chính xác suy nghĩ cá

nhân của người viết về văn chương

B Tùy bút ghi chép một cách tự do những con người và

sự việc trong đời sống

C Tùy bút kể lại những diễn biến tâm lí con người trong

một sự việc bất kì

D Tùy bút ghi chép một cách tự do những suy nghĩ, cảm

xúc mang màu sắc cá nhân của người viết về con người

và sự việc.

Câu 3 Đặc điểm cái tôi trong tùy bút.

A Thường thể hiện rõ cái tôi lí trí, giàu phán đoán của

tác giả

B Thường thể hiện rõ cái tôi độc đáo, cũng như tâm

hồn, tình cảm sâu đậm của tác giả.

C Thường thể hiện rõ tâm tư nhân vật trữ tình

D Thường thể hiện rõ cái tôi giàu triết lí, suy tư của tác

giả

Câu 4 Đặc điểm ngôn ngữ của tùy bút

A Ngôn ngữ của tùy bút thường rất giàu chất nhạc

B Ngôn ngữ của tùy bút thường rất giàu chất thơ.

C Ngôn ngữ của tùy bút thường rất giàu chất họa

D Ngôn ngữ của tùy bút thường rất giàu chất tự sự

Câu 5 Sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong tùy bút.

A Chủ yếu kể lại sự việc nên chỉ có yếu tố tự sự không

có yếu tố trữ tình

B Chủ yếu mang yếu tố trữ tình nên thường chỉ thể hiện

trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan

của người viết trước con người và sự việc được nói tới

C Có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình: vừa kể lại sự

việc, vừa thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm,

cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự

việc được nói tới.

D Chủ yếu thuyết minh sự việc nên tùy bút có rất ít yếu

tố tự sự và trữ tình

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

độc đáo, cũng như tâm hồn, tìnhcảm sâu đậm của tác giả

- Ngôn ngữ của tùy bút thường rấtgiàu chất thơ

- Tùy bút có sự kết hợp giữa tự sự

và trữ tình: vừa kể lại sự việc, vừathể hiện trực tiếp những suy nghĩ,tình cảm, cảm xúc chủ quan củangười viết trước con người và sựviệc được nói tới

- Tùy vào đề tài và mục đích bàiviết mà người viết kết hợp các yếu

tố tự sự và trữ tình đậm nhạt khácnhau

Trang 5

HS thực hiện nhiệm vụ dưới dạng trò chơi: Ai nhanh ai

đúng

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

4 HS tham gia trò chơi, giành quyền trả lời bằng rung

chuông

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV bổ sung, trình chiếu những kiến thức cơ bản về thể

loại tùy bút, đồng thời nhận xét, khen thưởng, biểu

dương HS có nhiều câu trả lời nhanh, đúng

2.2 Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, văn bản

a Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức liên quan đến tác giả, thể loại, xuất xứ, bối

cảnh ra đời của văn bản, bố cục văn bản, đề tài

b Nội dung hoạt động: HS đã đọc văn bản ở nhà, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả để thực

hiện mục tiêu đề ra

c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân tìm hiểu chung về tác giả, văn bản.

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn các nhóm làm việc tại nhà: Làm

phim tư liệu về Vũ Bằng và Thương nhớ mười hai

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận, tìm tư liệu và thiết kế trên

Canva hoặc Powerpoit (Thực hiện ở nhà) và trình

chiếu trước lớp

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số nhóm cử đại diện lên thuyết trình trước

lớp

- HS khác nhận xét, bổ sung

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV bổ sung, trình chiếu những kiến thức cơ bản

về thể loại tùy bút, đồng thời nhận xét, khen

thưởng, biểu dương những sản phẩm hay, công

có sức hấp dẫn vô cùng lớn

2 Văn bản

a Xuất xứ, bối cảnh đoạn trích

- Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy

bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thươnggia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nộicủa nhà văn trong bối cảnh ông phải sống

xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đấtnước Tác phẩm là những trang vǎn về

Trang 6

thiên nhiên, con người, phong tục củangười Việt ở Bắc Bộ qua mười hai thángtrong một năm, mỗi tháng đều mang đặctrưng riêng.

- Đoạn trích trong SGK viết về thángGiêng, thuộc chương một của tác phẩm

- Phần (3): Thời tiết đặc trưng và nếp sinhhoạt của người Hà Nội sau rằm thángGiêng

- Phần (4): Vẻ đẹp độc đáo của trăng nontháng Giêng

2.3 Đọc hiểu văn bản

a Mục tiêu: Giúp HS khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của văn bản, hiểu

được các khái niệm công cụ; rèn luyện chiến thuật đọc (hình dung, phán đoán, liên hệ)

b Nội dung hoạt động: HS tham gia thảo luận dưới dạng chương trình bàn tròn văn chương

qua chuyên mục: Vẻ đẹp của Thương nhớ mùa xuân trong tùy bút Vũ Bằng để khám phá vănbản

c Sản phẩm: Chia sẻ kết quả của đại diện nhóm theo sự dẫn dắt của MC.

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS khám phá văn bản dưới

dạng chương trình bàn tròn văn chương qua

chuyên mục: Vẻ đẹp của Thương nhớ mùa xuân

trong tùy bút Vũ Bằng

- GV chọn MC là 01 hoặc 02 HS và tư vấn cho

HS dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK để dẫn

chương trình

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV chia lớp thành 5 nhóm thảo luận các vấn đề:

- Nhóm 1 Tìm hiểu đề tài của văn bản

- Nhóm 2 Tìm hiểu mạch lôgíc của văn bản

- Nhóm 3. Tìm hiểu cái “tôi” trữ tình trong văn

III Đọc hiểu văn bản

1. Đề tài của văn bản

- Đề tài mùa xuân ở miền Bắc (dựa vàonhan đề)

2 Mạch lôgíc của văn bản

Văn bản Thương nhớ mùa xuân có bố cục

- Phần (3): Thời tiết đặc trưng và nếp sinh

Trang 7

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm lên tham gia chương trình

bàn tròn văn chương, chuyên mục: Vẻ đẹp của

Thương nhớ mùa xuân trong tùy bút Vũ Bằng.

- MC dẫn dắt theo các vấn đề mà các nhóm đã

thảo luận

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV khái quát lại kiến thức cơ bản

hoạt của người Hà Nội sau rằm thángGiêng

- Phần (4): Vẻ đẹp độc đáo của trăng nontháng Giêng

=> Mạch lôgích chính gắn kết các phầncủa văn bản là tình cảm thương nhớ quêhương da diết của tác giả

3. Cái “tôi” trữ tình trong văn bản

- Cái “tôi” trữ tình trong văn bản thể hiệnnỗi nhớ thương da diết về mùa xuân rấtđặc trưng của miền Bắc và Hà Nội

- Một số câu văn thể hiện rõ tình cảm,cảm xúc:

+ Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xay mộng ước mơ nhưng yêu nhất mùa xuân…

+ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi…Nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối…

+ Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

+ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

4 Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản

- Trong văn bản Thương nhớ mùa xuân,

yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳbút đã được tác giả Vũ Bằng kết hợp xuấtsắc thông qua ngôn ngữ, chi tiết, sựviệc, biểu hiện như:

Trang 8

+  Ngôn ngữ: giản dị nhưng rất giàu hìnhảnh, giàu chất trữ tình và giàu tính biểucảm, mang lại cảm xúc dồi dào cho ngườiđọc.

+ Chi tiết: Cảnh vật thiên nhiên mùa xuândưới ngòi bút nhà văn rất sinh động vàđẹp, qua đó đã thể hiện được tình cảmcủa tác giả với quê hương và cảnh sắc nơi

đó Một số chi tiết như "Anh có thể đạp

cỏ trên Hồ Gươm anh vậy", "Thườngthường, vào khoảng cuộc sống êm đềm,thường nhật",… đã thể hiện được sự sinhđộng đó

- Không chỉ sử dụng các câu kể, tả màtrong văn bản, tác giả còn sử dụng nhiềucâu cảm thán bộc lộ tâm tư và tình cảmcủa mình: "Ới ơi người em gái xõa tócbên cửa sổ!", “Tôi yêu sông xanh, núitím là vì thế”,…

5 Giá trị văn hoá dân tộc qua văn bản

=> Ngày Tết ở miền Bắc gắn liền với

hình ảnh hoa đào, bánh chưng xanh, vớithịt mỡ dưa hành… Ở ngoài Bắc, cònmùng là còn Tết, còn hoa đào là vẫn cònthấy Tết Tết kết thúc cũng là lúc cuộcsống quay trở lại quỹ đạo như hàngngày…

2.4 Tổng kết

a Mục tiêu: Giúp HS khái quát hóa ý nghĩa và đặc điểm hình thức của văn bản Từ kết quả

đọc hiểu, rút ra những nhận xét khái quát về đề tài, triết lí nhân sinh và đặc điểm hình thức củavăn bản tùy bút

b Nội dung hoạt động: HS thảo luận theo cặp hoàn thành phiếu học tập.

c Sản phẩm: Phiếu học tập

d Tổ chức thực hiện:

Phiếu học tập: Khái quát về đề tài, triết lí nhân sinh, đặc điểm hình thức của văn bản

Thương nhớ mùa xuân và cách đọc văn bản tùy bút

Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân

Triết lí nhân sinh của văn bản Thương nhớ

mùa xuân

Hình thức của văn bản Thương nhớ mùa

Trang 9

Cách đọc văn bản tùy bút

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp

đôi hoàn thành phiếu học tập: Khái

quát về đề tài, triết lí nhân sinh,

đặc điểm hình thức của văn bản

Thương nhớ mùa xuân và cách

đọc văn bản tùy bút trong khoảng

3 phút

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận cặp đôi

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một vài cặp đôi HS trình

bày

- HS khác nhận xét bổ sung

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét câu trả lời của HS,

định hướng cách thức đọc hiểu văn

bản theo đặc trưng thể loại

IV Tổng kết

Đề tài của văn bản

Thương nhớ mùa xuân

Mùa xuân ở miền Bắc

Triết lí nhân sinhcủa văn bản

Thương nhớ mùa xuân

Triết lí về tình yêu quê hương(tình yêu quê hương là chấtkeo gắn kết con người vớimảnh đất mình được sinh ra).Hình thức của văn

bản Thương nhớ mùa xuân

- Nhân vật chính là cái “tôi” tàihoa của nhà văn

- Kết cấu văn bản rất linh hoạt,

tự do nhưng vẫn đảm bảo logicbởi mạch cảm xúc chủ đạo

- Ngôn ngữ giàu chất thơ vàhình ảnh

Cách đọc văn bảntùy bút

- Xác định được đề tài (sựviệc, con người ) của vănbản

- Chỉ ra được cảm xúc chủ đạocủa người viết

- Cần đi sâu tìm hiểu kết cấu,ngôn ngữ của văn bản

- Phát hiện bài học, thông điệp,triết lí văn bản muốn thể hiện

- Liên hệ bài học với cuộcsống của bản thân

3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: Giúp HS luyện tập củng cố lại kiến thức đã học

b Nội dung hoạt động: HS đọc văn bản, thảo luận theo bàn và trả lời các câu hỏi.

c Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS

d Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn các cô gái đẹp như tiên mặc áo nhung áo len trăm mẫu ngàn sắc, in bóng hình xuống đáy nước lung linh, anh có thể vào một nhà hát thưởng vài khẩu trống “mở quả mứt” phong bao cho các chị

Trang 10

em, rồi uống với mỗi em một li rượu "lấy may”; anh có thể đi vào một ngôi chùa khói nhang nghi ngút, đưa mắt nhìn xem có cô nào thực xinh thì quỳ ngay xuống bên cạnh cầu Trời khấn Phật cho cô càng ngày càng đẹp và trong năm lấy được một người chồng xứng ý như anh vậy.

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy Ngồi yên không chịu được Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh

Cùng với mùa xuân trở lại, tìm người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự Ra ngoài trời, thấy

ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn Học, Hà Nội,1993)

Câu 1 Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 2 Bên cạnh yếu tố trữ tình (biểu cảm) văn bản trên có sử dụng thêm phương thức biểu đạt

nào khác?

Câu 3 Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 Chỉ ra và nêu nêu tác dụng của biện pháp tu từ được nhà văn sử dụng trong câu: “Y như

những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự ".

Câu 5 Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn sau có tác dụng gì?

" Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn các cô gái đẹp như tiên mặc áo nhung áo len trăm mẫu ngàn sắc, in bóng hình xuống đáy nước lung linh, anh có thể vào một nhà hát thưởng vài khẩu trống “mở quả mứt” phong bao cho các chị em, rồi uống với mỗi em một li rượu "lấy may”; anh có thể đi vào một ngôi chùa khói nhang nghi ngút, đưa mắt nhìn xem có cô nào thực xinh thì quỳ ngay xuống bên cạnh cầu Trời khấn Phật cho cô càng ngày càng đẹp và trong năm lấy được một người chồng xứng ý như anh vậy.”

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi khoảng 10 phút

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một vài bàn trình bày

- HS khác nhận xét bổ sung

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn cách thức đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

Gợi ý:

Câu 1:

- Văn bản trên thuộc thể loại: Tùy bút

Câu 2:

Trang 11

- Ngoài yếu tố biểu cảm, văn bản trên còn sử dụng phương thức biểu đạt: Tự sự và Miêu tả.

Câu 3:

- Nội dung chính của văn bản trên là kể về những hoạt động “anh” có thể làm khi Tết đến xuân

về Đó còn là suy nghĩ của nhân vật về sự thay đổi của cảnh vật khi vừa được bừng tỉnh saugiấc ngủ đông dài

Câu 4:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trên là: Biện pháp so sánh

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn

+ Làm câu văn trở nên có vần điệu

+ Nhấn mạnh sự yêu thương có mặt ở khắp mọi nơi, đó là điều mà dù là “con vật thu mình”cũng sẽ tỉnh dậy để tìm kiếm lấy yêu thương cho riêng mình

Câu 5:

- Biện pháp lặp cấu trúc “anh có thể…” trong đoạn văn trên nhấn mạnh những việc làm củanhân vật “anh” mỗi khi đến Tết Đó cũng là những hoạt động chung của mọi người khi được

“sống” lại và đi tìm tình yêu thương cho tâm hồn của chính mình sau một giấc ngủ đông dài

- Biện pháp lặp cấu trúc “anh có thể…” cũng tạo nên ấn tượng cho người đọc về khung cảnhnhộn nhịp của ngày Tết

- Biện pháp lặp cấu trúc còn góp phần làm tăng vần điệu, nhịp điệu cho đoạn văn, khiến độc giảkhắc ghi vào trong tâm trí không khí mùa xuân Hà Nội, miền Bắc

4 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a Mục tiêu: Phát triển năng lực riêng của tất cả các HS trong việc vận dụng kiến thức vào thực

tiễn

b Nội dung hoạt động: HS thực hiện bài tập vận dụng theo yêu cầu.

c Sản phẩm: video, tranh ảnh, nhạc phẩm, của HS

d Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm những câu thơ, bài văn viết về mùa xuân (khuyến khích làm thành video

hoặc bộ sưu tập hình ảnh về mùa xuân)

Nhiệm vụ 2: Lấy mùa xuân làm đề tài, thực hiện các hoạt động sáng tác tùy theo năng lực (hội

họa, âm nhạc, văn học nghệ thuật,…)

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS trình bày sản phẩm (vào tiết học sau hoặc ngoại khóa)

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV căn cứ năng lực của HS nhận xét đánh giá hoặc cho điểm để khích lệ HS phát triển

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy về các đơn vị kiến thức của bài học và hoàn thiện bài tập vận dụng

Trang 12

- Tìm đọc thêm trọn vẹn tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng và các văn bản tùy bút

cùng đề tài, chủ đề

- Chuẩn bị bài: Đọc Kiến thức Ngữ văn tìm hiểu thể loại truyện kí; đọc SGK và tài liệu thamkhảo tìm hiểu một số thông tin về nhà văn Minh Chuyên; đọc và trả lời các câu hỏi liên quan

đến tác phẩm Vào chùa gặp lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa, SGV Ngữ văn 11 Cánh diều, tập 2

- Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT

- Nội dung modul 1, 2, 3, 9 được tập huấn

- Một số tài liệu trên mạng internet

RÚT KINH NGHIỆM

Tiết Đọc hiểu văn bản:

VĂN BẢN 2: VÀO CHÙA GẶP LẠI

- Biết yêu đất nước, con người Việt Nam;

- Biết trân trọng giá trị của cuộc sống hoà bình hôm nay

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi),…

2 Học liệu:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, - Phiếu học tập;

- Video clip/ hình ảnh tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta;

- Tư liệu, hình ảnh về nhà văn Minh Chuyên

3 Chuẩn bị:

a Ở nhà:

- HS nghiên cứu kĩ phần Kiến thức Ngữ văn, tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm, đọc tác phẩm

Trang 13

- Làm việc nhóm: thiết kế trên Canva hoặc Powerpoit các vấn đề liên quan tới tác phẩm:

+ Tìm hiểu tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật;

+ Tìm hiểu các nhân vật chính trong văn bản;

+ Tìm hiểu các yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản

b Trên lớp: GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động học dưới dạng tổ chức Talkshow: Chiến tranh qua đi, tình đời còn mãi, GV làm MC dẫn dắt chương trình.

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học truóc đó; huy động

tri thức nền và trải nghiệm của HS Đồng thời qua đó, nêu nhiệm vụ học tập

b Nội dung hoạt động: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học mới.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d Tổ chức thực hiện hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS xem video:

- Viết nhanh vắn tắt câu chuyện ra giấy nháp

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi 2-3 HS trả lời nhanh câu hỏi

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét các câu trả lời, dẫn vào bài học

- Sự khốc liệt của cuộc kháng chiếnchống Mĩ cứu nước, nỗi đau cònmãi,…

- Nữ thanh niên xung phong Hồ ThịCúc đã ra đi mãi mãi cùng với 9đồng đội của mình nhưng không tìmthấy chị đâu do bom Mĩ vùi lấp

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1 Tìm hiểu tri thức về đặc trưng thể loại truyện kí

a Mục tiêu: Cung cấp cho HS những tri thức về đặc trưng thể loại truyện kí cần thiết ở dạng

tinh giản, có tính chất công cụ giúp HS hiểu và vận dụng vào các hoạt động đọc hiểu văn bản

b Nội dung hoạt động: HS vận dụng kĩ năng đọc, thu thập thông tin trước ở nhà.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS tìm hiểu tri thức về đặc trưng thể loại truyện kí.

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc lại phần Kiến thức ngữ

văn mục 2 Truyện kí

- HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ Thể loại truyện kí có gì đặc biệt?

+ Truyện kí và các cuộc kháng chiến

I Tìm hiểu tri thức về đặc trưng thể loại truyện kí

- Truyện kí là thể loại giao thoa giữa truyện và kí,trong đó, nhà văn dựa vào những con người và sựviệc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câuchuyện hấp dẫn

Trang 14

có liên quan tới nhau như thế nào?

+ Kể tên một số tác phẩm truyện kí

tiêu biểu của thời kì chống Mỹ cứu nước

mà em biết

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc và trao đổi cặp đôi câu hỏi

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi 2- 3 cặp đôi chia sẻ

- Truyện kí chú trọng tính xác thực về con người và

sự kiện, đồng thời sử dụng hư cấu với các chi tiết, tâm lí nhân vật, sự việc, do nhà văn tưởng tượng

ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân thực, kháchquan vừa sinh động theo cách nhìn độc đáo của tácgiả

- Những tác phẩm như “Sống như anh” (Trần Đình Vân viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi), “Người

mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi viết về cuộc đời chị Út

Tịch), là những truyện kí tiêu biểu của thời kìchống Mỹ cứu nước

2.2 Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, văn bản

a Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức liên quan đến tác giả, văn bản.

b Nội dung hoạt động: HS đã đọc văn bản ở nhà, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả theo để

thực hiện mục tiêu đề ra

c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân tìm hiểu chung về tác giả, văn bản.

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy chia sẻ một số thông tin về nhà

văn Minh Chuyên và tác phẩm Vào

chùa gặp lại mà em đã tìm hiểu ở nhà?

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tìm bạn cùng thảo luận trong khoảng

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV bổ sung, trình chiếu những kiến

- Hơn 40 năm cầm súng, cầm bút và làm phim tàiliệu, Minh Chuyên đã để lại trên 300 tác phẩm baogồm truyện kí, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bảnvăn học, hầu hết về đề tài hậu chiến

- Giải thưởng: Nhà Nước về văn học nghệ thuật, HộiĐiện ảnh Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam và Tổchức Kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục là nhà vănsáng tác đề tài hậu chiến tranh Việt Nam nhiều nhất

- Bằng hồi ức văn chương tả thực cùng lao động sángtạo, cảm tác bởi trái tim nhân ái, Minh Chuyên đã

Trang 15

tạo ra vẻ đẹp huyền thoại từ nhiều nhân vật ngoàicuộc đời, làm nên vẻ đẹp văn chương trong tácphẩm Nhiều truyện và kí của Minh Chuyên ảnhhưởng lớn tới công chúng xã hội, từng gây tiếng

vang trong nước và quốc tế như: Người lang thang không cô đơn, Thủ tục làm người còn sống, Vào chùa gặp lại, Nước mắt làng, Di họa chiến tranh,…

2 Văn bản

- “Vào chùa gặp lại” là một truyện kí tiêu biểu

- Có nhân vật là nguyên mẫu ở ngoài đời

- Tóm tắt văn bản:

+ Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ giữa tác giả với sưĐàm Thân (Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp,quê ở Thái Bình, từng là sĩ quan công tác trong trạmquân y, sau đó được điều sang phụ trách trạm xá) + Lúc còn ở chiến trường, nhiều lần Thân cận kề cáichết Sau khi phục viên, Lương Thị Thân đã trở vềquê nhà mang theo vết thương do chiến tranh để lại

và nỗi đau mất đi Quân – một nửa sự sống của cô

Cô tìm tới của Phật, quyết định xuống tóc đi tu làmnhững việc tốt đời, đẹp đạo

+ Nhưng bất ngờ thay, Quân không chết mà đã tìmtới tận chùa để xin cưới hỏi và khuyên bảo cô trở về.Nhưng dù Quân có năn nỉ như thế nào thì cô cũngnhất quyết không đồng ý bởi cô biết di chứng chấtđộc da cam và vết thương cột sống sẽ khiến Thânkhông thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quânđược Và Quân cũng vì bị nhiễm chất độc màu dacam mà quyết định đi tu, không lập gia đình

2.3 Đọc hiểu văn bản

a Mục tiêu: Giúp HS

- Khám phá được nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của VB

- Hiểu được các khái niệm công cụ

- Rèn luyện chiến thuật đọc (hình dung, phán đoán, liên hệ)

- Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo.

- Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện

b Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, sau đó GV vai MC tổ chức cho HS thực hiện Talkshow: Chiến tranh qua đi, trang văn còn đó

c Sản phẩm: Chia sẻ kết quả của đại diện nhóm theo sự dẫn dắt của MC.

d Tổ chức thực hiện:

Trang 16

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành 4 nhóm

thảo luận 4 câu hỏi – thời gian khoảng 5-7

phút và chọn cử đại diện tham gia chương

trình tiếp theo

Nhóm 1: Câu 1 Vǎn bản trên có những

nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?

Nhóm 2: Câu 2 Nhân vật "tôi” gặp lại

người nữ quân y trong tình huống nào? Ý

nghĩa của tình huống ấy là gì?

Nhóm 3: Câu 3 Phân tích hình tượng nhân

vật Đàm Thân Tác giả thể hiện thái độ, tình

cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn

ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.

Nhóm 4: Câu 4 Chỉ ra một số chi tiết cho

thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư

cấu trong văn bản “Vào chùa gặp lại”.

Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối

với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn

bản

Nhiệm vụ 2: GV vai MC tổ chức cho HS

thực hiện Talkshow: Chiến tranh qua đi,

trang văn còn đó

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận theo nhóm

- Chọn cử đại diện tham gia chương trình

(vai khách mời)

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm lên tham gia

Talkshow: Chiến tranh qua đi, trang văn

còn đó

- GV kiêm vai MC dẫn dắt theo các vấn đề

mà các nhóm đã thảo luận

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV khái quát lại kiến thức cơ bản sau

chương trình

III Đọc hiểu văn bản

1 Tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật

- Tình huống bất ngờ ở đây là Quân vốn tưởng đãchết, nay lại xuất hiện trước mặt sư và anh cònsống

- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trongtình huống bất ngờ: tại chùa Đông Am, xãQuang Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh TháiBình)

- Ý nghĩa của tình huống: khiến người đọc ngạcnhiên, bất ngờ và chú ý dōi theo câu chuyện

2 Nhân vật

a Hệ thống nhân vật trong tác phẩm

- Sư thầy Đàm Thân (vốn là nữ quân y Lương ThịThân trong cuộc kháng chiến chống Đế quốcMỹ);

- Nhân vật chính là sư thầy Đàm Thân

b Hình tượng nhân vật Đàm Thân

- Ngoại hình: Nét đẹp duyên dáng của người con

gái làng biển lại thức dậy trên đôi má trắng tròn và mái tóc dài óng mượt…

+ Cải tạo, mở mang chùa

 Giàu lòng vị tha, đức hi sinh, nhân hậu …

- Thái độ, tình cảm của tác giả:

+ Người y sī tôi gặp ở binh trạm 31 hơn hai mươi năm trước, giờ đây đã trở thành vị “bồ

Trang 17

tát” nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi + Lên bậc sư thầy, Thân vẫn chẳng nề hà việc chi Đi đâu, tới chùa nào Thân cũng được mọi người mến mộ, kính nể.

 Yêu mến, trân trọng và cảm phục đối với nhân vật chính.

3 Sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu

- Chi tiết mở đầu VB kể về tình huống nhân vật

“tôi” gặp lại người nữ y sĩ tại chùa Đông Am, xã

Quang Bình, huyện Kiến Xương là chi tiết vừa

có yếu tố hư cấu (tạo tình huống gặp gỡ bất ngờ), vừa có yếu tố xác thực với địa chỉ cụ thể của ngôi chùa và sư thầy Đàm Thân.

- Chi tiết Thân theo đoàn xe chở bộ đội về LaoBảo – Quảng Trị ngày 12-2-1975, rồi đoàn xetrúng bom địch, Thân bị thương và nằm điều trịtại gia đình Phật tử có thờ Phật tại gia và đạo

Phật ngấm vào tâm hồn cô, cũng vừa có yếu tố

cụ thể, xác thực ngày tháng, địa danh, sự kiện, vừa có yếu tố hư cấu về tình huống, cơ duyên để Thân đến với đạo Phật sau này,

 Sự kết hợp này làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện “người thật, việc thật”, người đọc xúc động khi hiểu được ý nghĩa của câu chuyện,…

2.4 Tổng kết

a Mục tiêu: Giúp HS khái quát cảm hứng chủ đạo và đặc điểm hình thức của văn bản Từ kết

quả đọc hiểu, rút ra cách đọc văn bản truyện kí theo đặc trưng thể loại

b Nội dung hoạt động: HS thảo luận theo cặp và ghi kết quả vào thẻ học tập.

c Sản phẩm: Thẻ học tập

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi

và ghi kết quả vào giấy nhớ:

- Cảm hứng chủ đạo của văn bản:……

- Hình thức độc đáo của văn bản:……

- Cách đọc văn bản truyện kí:………

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận cặp đôi, thống nhất ghi

IV Tổng kết

- Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Cảm phục, trân

trọng người lính

- Hình thức độc đáo của văn bản: Sự kết hợp giữa

yếu tố hư cấu và phi hư cấu ở chi tiết, câu chuyện,nhân vật khiến sự kiện và con người trong truyện kívừa mang đặc điểm của sự thật vừa được nhìn nhận,cảm thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của nhà

Trang 18

kết quả.

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày trên giấy nhớ và dán trên

bảng lớn

- GV nhặt sản phẩm bất kì chia sẻ trước

lớp

- Gọi HS nhận xét, bổ sung

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét câu trả lời của HS, định

hướng cách thức đọc hiểu văn bản theo

+ Nhận diện được tình cảm, cảm hứng chủ đạo củatác giả;

+ Phát hiện được thông điệp, triết lí nhân sinh củavăn bản Từ đó, liên hệ với cuộc sống của bản thân

để hiểu thêm về ý nghĩa câu chuyện

3 HOẠT ĐỘNG 3,4: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a Mục tiêu: Giúp HS luyện tập, vận dụng, kết nối, mở rộng kiến thức của bài học vào cuộc

sống

b Nội dung hoạt động: GV tiếp tục vai MC trao đổi cùng khán giả sau chương trình Talkshow

c Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS

d.Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghī gì về những hi sinh

cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?

Nhiệm vụ 2: Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì?

Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ trả lời nhanh câu hỏi

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV vai MC phỏng vấn một số HS (vai khán giả)

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV đánh giá, góp ý trực tiếp cho câu trả lời của HS:

Nhiệm vụ 1: HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân, ví dụ như: Nhân dân ta trong kháng chiến

chịu đựng nhiều gian khổ nhưng luôn kiên cường, dũng cảm, lạc quan, giàu đức hi sinh, sốngnhân hậu,

Nhiệm vụ 2: Thông điệp: Để có được cuộc sống hoà bình hôm nay, bao thế hệ người lính

trước đây đã phải hi sinh xương máu Điều đó càng có ý nghĩa nhắc nhở mỗi chúng ta trongcuộc sống hôm nay, cần thiết:

 Nhận ra giá trị của hòa bình hôm nay;

 Cần biết trân trọng hòa bình và đóng góp những việc làm tích cực cho xā hội;

 Người trẻ cần sống có lí tưởng và mục đích, có trách nhiệm về nghĩa vụ và bổn phận củabản thân đối với đất nước, từ đó giúp đất nước ngày càng vững mạnh,

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy về các đơn vị kiến thức của bài học

Trang 19

- Tìm đọc thêm các truyện kí của nhà văn Minh Chuyên và những truyện kí tiêu biểu của thời

kì chống Mỹ cứu nước có cùng đề tài, chủ đề

- Chuẩn bị bài: Đọc lại Kiến thức Ngữ văn về thể loại tùy bút, tìm hiểu một số thông tin về tác

giả Hoàng Phủ Ngọc Tường; đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa, SGV Ngữ văn 11 Cánh diều, tập 2

- Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT

- Nội dung modul 1, 2, 3, 9 được tập huấn

- Một số tài liệu trên mạng internet

RÚT KINH NGHIỆM

*Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực đọc hiểu văn bản tùy bút:

- Hiểu về đặc trưng thể loại tuỳ bút, một thể loại rất giàu chất trữ tình và in đậm dấu ấn cá nhâncủa người viết;

- Phân tích, đánh giá được nội dung của văn bản: bài kí đậm chất tuỳ bút, vừa thể hiện vẻ đẹpđộc đáo của sông Hương Tác phẩm thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào mà nhà văn dànhcho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước

- Phân tích, đánh giá được nghệ thuật của văn bản: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữtình, ngôn ngữ đặc sắc, đậm chất thơ, cái tôi trữ tình của tác giả

2 Phẩm chất

Yêu thiên nhiên, đất nước; quý trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi),…

Trang 20

a Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học truóc đó; huy động

tri thức nền và trải nghiệm của HS Đồng thời qua đó, nêu nhiệm vụ học tập

b Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS chơi “Thả thơ”.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d Tổ chức thực hiện hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi: “Thả thơ”

- GV dẫn những câu thơ về sông Hương, ẩn đi một số từ

ngữ đặc trưng cho dòng sông và yêu cầu HS chơi “thả thơ”

+ Nhưng chiều nay, vô tình trong nắng muộn,

Mắt tôi nhìn trong suốt (chữ cần thả: nước Hương

Giang)

(Chiều Hương Giang – Nguyễn Khoa Điềm)

+ Trên dòng Hương Giang

Em buông mái chèo

Trời trong veo

Nước trong veo

Em buông … (chữ cần thả: mái chèo)

Trên dòng Hương Giang.

(Tiếng hát sông Hương –Tố Hữu)

+ Câu hò xưa còn vọng dưới chân thành

… (chữ cần thả: Đêm) sông Hương, trên thuyền nghe em

hát.

(Trên dòng Hương Giang - Phạm Ngọc Sách)

+ Thuyền anh chao đảo liêu xiêu

… (chữ cần thả: Dòng) em nâng nhẹ một chiều Huế thơ

(Sông Hương – Vũ Dung)

+ Thuyền lững lờ trôi mong manh màn sương lạnh

Vang điệu trầm buồn mỏng mảnh… (chữ cần thả: khúc

Nam ai)

(Hương Giang tình lặng – Phú Sĩ)

+ Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất … (chữ cần thả: sâu)

(Tạm biệt Huế – Thu Bồn)

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

5 HS xung phong lên tham gia trò chơi

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV đọc lần lượt kết hợp trình chiếu từng ví dụ

Các câu thơ thả đúng và hay:

+ Nhưng chiều nay, vô tình trong nắng muộn,

Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang

(Chiều Hương Giang – Nguyễn

Khoa Điềm)

+ Trên dòng Hương Giang

Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo

Em buông mái chèo Trên dòng Hương Giang.

(Tiếng hát sông Hương –Tố Hữu) + Câu hò xưa còn vọng dưới chân thành

Đêm sông Hương, trên thuyền nghe

(Sông Hương – Vũ Dung) + Thuyền lững lờ trôi mong manh màn sương lạnh

Vang điệu trầm buồn mỏng mảnh khúc Nam ai

(Hương Giang tình lặng – Phú Sĩ) + Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu (Tạm biệt Huế – Thu Bồn)

Trang 21

- 5 HS lần lượt tham gia tiếp sức thả thơ

- Nếu 5 HS không thả đúng thì HS bên dưới tiếp tục cuộc

chơi và thay thế

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét về phần trình bày của học sinh, dẫn vào bài

mới

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1 Đọc và tìm hiểu chung

a Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức liên quan đến thể loại, tác giả, tác phẩm.

b Nội dung hoạt động: HS đã đọc văn bản ở nhà, tìm hiểu thêm thông tin về thể loại, tác giả

để thực hiện mục tiêu đề ra

c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc nhóm.

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy chia sẻ nhanh một số thông tin về

thể tùy bút, tác giả Hoàng Phủ Ngọc

Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng

sông? mà em đã tìm hiểu ở nhà

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận cặp đôi trong khoảng 2

phút

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV vai MC tổ chức dẫn dắt để HS chia sẻ

cặp đôi thông tin cơ bản

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV bổ sung, trình chiếu những kiến thức

cơ bản về thể loại, tác giả, tác phẩm

I Đọc và tìm hiểu chung

1 Thể tùy bút

- Là thể loại tự do, phóng túng

- Thông qua việc ghi chép về con người và sự việc

có thực, tùy bút thể hiện sự tìm hiểu, nghiên cứu,suy nghĩ và tư tưởng của người viết

- Sức hấp dẫn của tùy bút phụ thuộc vào tài năng,trình độ quan sát, khám phá, diễn đạt của tác giảđối với sự kiện được đề cập, nhằm mang tới chongười đọc giá trị nhận thức, đậm chất nhân văn vàthẩm mĩ

2 Tác giả

- Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - 2023)

- Quê quán: Quảng Trị

- Tài hoa, uyên bác, lãng mạn, tinh tế

- Nặng tình với quê hương, xứ sở

- Chuyên viết thể loại kí, tùy bút

- Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tàihoa

trữ tình tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Tác phẩm thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào

Trang 22

mà nhà văn dành cho dòng sông quê hương, cho

xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước

2.2 Đọc hiểu văn bản

a Mục tiêu: Giúp HS khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của văn bản, hiểu

được các khái niệm công cụ; rèn luyện chiến thuật đọc (hình dung, phán đoán, liên hệ)

b Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS thực hiện phim tư liệu Theo chân Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá Hương giang.

c Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu trả lời, phần thuyết trình, phản biện của học sinh.

- HS suy nghĩ trả lời cá nhân

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

hình thức: Thực hiện phim tư

liệu Theo chân Hoàng Phủ

- Bố cục: ba phần (sông Hương dưới góc nhìn: địa lý, lịch

g ởthượngnguồn

Là một bản trường cacủa rừng già, rầm rộgiữa bóng cây đạingàn, mãnh liệt quanhững ghềnh thác,cuộn xoáy như cơn lốcvào những đáy vực bí

ẩn, có lúc trở nên dịudàng và say đắm giữanhững dặm dài chói lọimàu đỏ của hoa đỗquyên rừng. 

Phóngkhoáng

và mandại nhưmột côgáiDigan

SôngHươngtrướckhichảyquathànhphố

Chuyển dòng liên tụcvòng giữa khúc quanhđột ngột, uốn mìnhtheo những đườngcong thật mềm nhưmột cuộc tìm kiếm có ýthức để đi tới nơi gặpthành phố,…

Dịudàng vàtrí tuệnhưngười

mẹ phùsa

Trang 23

đã đặt tên cho dòng sông?

Nhóm 4 Tìm hiểu thông điệp

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm thực

hiện nhiệm vụ

- Các nhóm chọn cử đại diện

tham gia chương trình (vai

khách mời là người dân xứ Huế

và những người yêu văn Hoàng

Phủ Ngọc Tường,…)

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm lên tham

gia chương trình phỏng vấn do

GV – vai phóng viên dẫn dắt

để thực hiện phim tư liệu Theo

chân Hoàng Phủ Ngọc Tường

khám phá Hương giang

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV khái quát lại kiến thức cơ

bản sau chương trình

HuếSôngHươn

g giữalòngthànhphốHuế

Uốn một cánh cung rấtnhẹ; trôi đi chậm, thựcchậm, cơ hồ chỉ còn làmột mặt hồ yên tĩnh,…

Nhưngườitài nữ

SôngHươngtrướckhi từbiệtthànhphốHuế

Lưu luyến ra đi giữamàu xanh biếc của tretrúc và của những vườncau vùng ngoại ô VĩDạ; đột ngột đổi dòng,

rẽ ngoặt sang hướngđông tây để gặp lạithành phố lần cuối ởgóc thị trấn Bao Vinhxưa cổ

NhưnàngKiều vớilời thềthủychungcùngquêhương

Lịch sử

 Là nhân chứng lịch sửcủa những thế kỉ vinhquang: dòng sông biênthùy thời các vuaHùng, dòng LinhGiang thời NguyễnTrãi,…rung chuyểnqua hai cuộc chiếntranh vệ quốc saunày…

Sử thi,

bi tráng

Thơ ca

 Là dòng sông khônglặp lại trong cảm hứngcủa các nghệ sĩ: “Dòngsông trắng – lá câyxanh” trong thơ TảnĐà,…thắm thiết trongthơ Tố Hữu

Riêng,độc đáo,khôngbao giờlặp lạimình

3 Xúc cảm của nhà văn đối với quê hương, xứ sở

=>Yêu mến, say mê, tự hào đối với quê hương, xứ sở

- Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp mandại, dịu dàng, trầm mặc của con sông thì giờ đây khi sôngHương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở

Trang 24

nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại.

- Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nênnhững hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế,những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lý thú, thể hiệntình yêu say đắm với con sông Đó là những nét bút thật

“dịu dàng, tình tứ, đắm đuối", “chiếc cầu trắng ở thànhphố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăngnon", sông Hương “uốn một cành cũng rất nhẹ sang cồnHến", đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi nhưmột tiếng “vâng" không nói ra của tình yêu, “nghìn ánhhoa đăng bồng bềnh" làm dòng sông thêm lộng lẫy, consông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗilòng, không nỡ rời xa thành phố "…

4 Cái “tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường và sự kết hợp tự

sự - trữ tình trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Cái “tôi” độc đáo của tác giả thể hiện ở:

+ Sự tài hoa (cẩn trọng, kì công, khi miêu tả vẻ đẹp sôngHương)

+ Uyên bác (có vốn hiểu biết sâu sắc về sông Hương từnguồn gốc, tên gọi, lịch sử, địa lí, )

+ Tình yêu say đắm với quê hương xứ sở (thể hiện quanhiều chi tiết, hình ảnh, )

- Sự kết hợp tự sự (kể lại, thuật lại) và trữ tình (bộc lộ cảm xúc):

+ Khiến hình tượng sông Hương hiện lên không chỉ làdòng nước chảy mà là một sinh thể có tình cảm, tâm hồnphong phú

+ Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận rất rõ tình cảm yêumến, tự hào mà tác giả dành cho dòng sông của quê hươngmình

- Ngôn ngữ giàu chất thơ khiến VB văn xuôi đẹp như một bài thơ bởi nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc:

+ Giữa lòng Trường Sơn sông Hương đã sống…trong sáng

+ Phải nhiều thế kỉ qua đi…đầy hoa dại + Hình như trong khoảnh khắc…đêm khuya

5 Thông điệp từ văn bản

- Thông điệp mà người viết gửi gắm là niềm tự hào và tìnhyêu tha thiết đối với quê hương, đất nước

- Giá trị văn hoá vật thể (cảnh quan thiên nhiên, hiện vật,

Trang 25

vùng đất, ), văn hoá tinh thần giàu có nhiều tiềm năng(thi ca, âm nhạc, lịch sử, du lịch, ) và vẻ đẹp tâm hồn conngười ở một vùng đất cổ kính của đất nước.

2.3 Tổng kết

a Mục tiêu: Giúp HS khái quát nội dung và hình thức, triết lí nhân sinh của văn bản Từ kết

quả thực hành đọc hiểu, rút ra cách đọc văn bản tùy bút theo đặc trưng thể loại

b Nội dung hoạt động: HS thảo luận theo cặp và ghi kết quả vào thẻ học tập.

c Sản phẩm: Thẻ học tập

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi và ghi

kết quả vào giấy nhớ:

- Nội dung của văn bản:………

- Hình thức của văn bản:………

- Triết lí nhân sinh của văn bản………

- Cách đọc văn bản tùy bút:………

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận cặp đôi, thống nhất ghi kết

quả

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày trên giấy nhớ và dán trên

bảng lớn

- GV nhặt sản phẩm bất kì chia sẻ trước

lớp

- Gọi HS nhận xét, bổ sung

*Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét câu trả lời của HS, định

hướng cách thức đọc hiểu văn bản theo đặc

trưng thể loại

III Tổng kết

1 Nội dung

Ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương cũng là vẻ đẹp

của cảnh sắc thiên nhiên đất nước

- Ngôn ngữ giàu chất thơ bởi nhịp điệu và hình ảnh

3 Triết lí nhân sinh của văn bản Triết lí về tình yêu quê hương đất nước.

4 Cách đọc văn bản tùy bút

- Tìm hiểu bố cục

- Tìm hiểu yếu tố tự sự và trữ tình

- Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ văn chương

- Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo, giá trị văn hóa, nhânsinh, tư tưởng, thông điệp

- Phân tích đặc điểm cái tôi tác giả

3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: Giúp HS luyện tập củng cố kiến thức, kết nối đọc-viết

b Nội dung hoạt động: HS thực hiện nhiệm vụ viết đoạn.

c Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS

d Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Văn bản đem lại cho em suy nghĩ gì trong việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quêhương mình? Hãy viết về một cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn (khoảng 10 - 12dòng)

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Ngày đăng: 28/02/2024, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w