74 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6 2019 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Lê Thị Hương Trà Nguyễn Thị Phương Nhung Hoàng Hà Phương Nguyễn Thị Thanh Mai Ngày nhận: 13/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 31/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019 Tại Việt Nam hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hội nhập, một số trường đại học đang dần hoàn thiện khung chương trình giảng dạy chuyên ngành kế toán kết hợp với các Chuẩn mực Kế toán quốc tế/Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS) Riêng tại Học viện Ngân hàng (HVNH), IFRS đã và đang được tích hợp trong một số môn học chuyên ngành Tuy nhiên, việc tích hợp này chưa phổ biến ở tất cả các hệ đào tạo mà mới chỉ được thiết kế riêng cho Chương trình Chất lượng cao và Chương trình Đào tạo Quốc tế Do đó, bài viết tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên được đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH, sử dụng mô hình hồi quy bội và phân tích tương quan với mẫu nghiên cứu là 220 sinh viên chất lượng cao chuyên ngành kế toán và chương trình liên kết quốc tế (CityU) Kết quả cho thấy, mức độ hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH chịu ảnh hưởng từ Chất lượng giảng viên, Chương trình giảng dạy IFRS và Khả năng ngoại ngữ của sinh viên, qua đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường sự hài lòng của sinh viên đối với đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH Từ khóa: IFRS, nhân tố, sự hài lòng, sinh viên, Học viện Ngân hàng 1 Giới thiệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 75 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6 2019 iện nay, tại các cơ sở giáo dục, trong đó có các trường đại học, nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ, chương trình đào tạo của trường là bằng chứng về hiệu quả của hệ thống giáo dục, giúp hệ thống kịp thời có những điều chỉnh hợp lý để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn của những đối tượng được phục vụ Riêng đối với những chương trình đào tạo mới, đang trong quá trình áp dụng đối với một số hệ như chất lượng cao, quốc tế , việc tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên trở nên cần thiết để các chương trình này có thể được áp dụng một cách rộng rãi, hiệu quả Tại Việt Nam hiện nay, việc giảng dạy và học tập chuyên ngành kế toán theo hệ thống chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế- IFRS vẫn chưa được nhiều trường Đại học Việt Nam thực hiện Đối với các trường đã áp dụng chương trình đào tạo theo IFRS còn tương đối mới và chỉ được triển khai ở một số hệ như Chất lượng cao, Liên kết quốc tế Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính, kế toán đòi hỏi phải có một hệ thống tiêu chuẩn kế toán chung được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, trong đó, IFRS ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới Để đảm bảo tính cạnh tranh trong nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thì việc đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và hiểu biết về IFRS là yêu cầu tất yếu của các trường đại học Việt Nam hiện nay HVNH là một trong các trườ ng đại học tại Việt Nam tiên phong trong việc đưa IFRS vào giảng dạy trong chương trình Chất lượng cao cùng với việc tích hợp chương trình học của Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán C ông chứng Anh và Xứ Wales ( ICAEW) Tuy nhiên, việc đào tạo này mới chủ yếu áp dụng với chương trình Chất lượng cao một cách chính thức và áp dụng được khoảng gần 4 năm Vì vậy, đa số các sinh viên thuộc các hệ khác của Trường không được tiếp cận với nhiều kiến thức về IFRS Để tìm ra những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kế toán theo IFRS, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu thực tế tại HVNH dựa trên việc khảo sát đối tượng sinh viên, nhằm trả lời cho 2 câu hỏi: (1) Những yếu tố nào có tác động tới sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH; (2) Mức độ tác động của những yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH như thế nào Từ kết quả nghiên cứu thu được, nhóm tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và phổ biến hóa Chương trình đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH 2 Cơ sở lý thuyết, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2 1 Cơ sở lý thuyết Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đã có nhiều nghiên cứu liên quan sự hài lòng của sinh viên cũng như nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng IFRS vào đào tạo kế toán Các bài nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên điển hình như: (i) Nghiên cứu của Butta & Rehman (2010) đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với những dịch vụ khác nhau trong các trường đại học ở Pakistan Bài viết khái quát được 4 nhân tố chính: Chuyên môn của giảng viên, Khóa học, Môi trường học, Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên Để thực hiện phân tích kết quả khảo sát, các tác giả áp dụng mô hình hồi quy và kiểm tra mẫu độc lập cùng với hỗ trợ từ phần mềm SPSS cho mục đích này (ii) Nghiên cứu của Letcher & Neves (2010) nghiên cứu các yếu tố quyết định về sự hài lòng của sinh viên đối với trải nghiệm ở trường kinh doanh của họ Các tác giả cho rằng sự hài lòng của các sinh viên phụ thuộc vào những yếu tố như: Sự tự tin của sinh viên về khả năng của bản thân, chương trình học, chất lượng dạy các môn, hoạt động ngoại khóa và cơ hội nghề nghiệp, chất lượng tư vấn sinh viên, chất lượng giảng dạy và phản hồi, nguồn tài liệu, sự tương tác giữa sinh viên (iii) Bùi Thị Ngọc Ánh & Đào Thị Hồng Vân (2013) khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội ( ĐHKT- ĐHQG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 76 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6 2019 HN), nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy và phân tích tương quan để đánh giá tác động của bốn biến độc lập: Khả năng phục vụ (PV); Cơ sở vật chất (CSVC); Giảng viên (GV) và Chương trình đào tạo (CTDT) đến biến phụ thuộc Sự hài lòng của sinh viên (DG), nhóm tác giả đã đưa ra được hàm hồi quy như sau: DG = 0 072 × CSVC + 0 048 × GV + 0 109 × CTDT + 0 106 × PV + 2 334 + ε (iv) Nghiên cứu của Lại Xuân Thuỷ & Phan Thị Minh Lý (2011) cũng sử dụng mô hình và phương pháp nghiên cứu tương tự để đánh giá chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán- tài chính trường ĐHKT- ĐHQG HN Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các nhân tố (Phương pháp giảng dạy, Ý thức và tham gia học tập của sinh viên, Phương pháp đánh giá, Nội dung giảng dạy, Điều kiện phục vụ dạy và học, Tổ chức đánh giá) đều có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo (biểu hiện bằng sự hài lòng của sinh viên), trong đó Phương pháp giảng dạy là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Chất lượng đào tạo Cùng với đó, một số nghiên cứu về áp dụng IFRS trong đào tạo kế toán nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng tiếng Anh đối với việc tiếp cận IFRS (v) Nghiên cứu của Baskerville & cộng sự (2016) nhấn mạnh những khó khăn sinh viên tại Trung Quốc phải đối mặt trong việc hiểu tiếng Anh chuyên ngành kế toán, cụ thể là đối với ngữ pháp và từ vựng được sử dụng trong IFRS (vi) Còn theo Bonier & cộng sự (2013), sự gia tăng tỷ lệ sinh viên nước ngoài trong các chương trình giảng dạy quốc tế và việc tăng cường tiếp xúc với IFRS trong công việc tương lai của họ trong các doanh nghiệp đa quốc gia và các công ty kế toán Big 4 là nguyên nhân vì sao trình độ tiếng Anh có ảnh hưởng lớn đến việc hiểu và tiếp thu IFRS của sinh viên hiện nay Kế thừa từ những bài nghiên cứu đã nêu ở trên, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội và phân tích tương quan để đánh giá tầm ảnh hưởng của các nhân tố gồm: Chất lượng đ ội ngũ gi ả ng viên, Tài li ệ u liên quan đ ế n IFRS, Tr ì nh đ ộ ngo ạ i ng ữ c ủ a sinh viên, Chương tr ì nh giảng d ạ y IFRS đến sự hài lòng của sinh viên trong đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH 2 2 Các giả thuyết nghiên cứu H1: Chất lượng giảng dạy của gi ả ng viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng cao H2: Tài li ệ u giảng dạy, học tập liên quan đ ế n IFRS càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng lớn H3: Tr ì nh đ ộ ngo ạ i ng ữ c ủ a sinh viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng cao H4: Chương trình d ạ y c á c môn c ó liên quan đ ế n IFRS càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng cao 2 3 Mô hình nghiên cứu Sơ đồ 1 Mô hình lý thuyết hiệu chỉnh Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu Mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc đào tạo kế toán theo IFRS Chất lượng giảng dạy giảng viên (H1) Tài liệu học tập, giảng dạy IFRS (H2) Trình độ ngoại ngữ (H3) Chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS (H4) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 77 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6 2019 3 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội để đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH như sau: Hailong = b 0 + b 1 Giangvien + b 2 Tailieu + b 3 KNTA + b 4 Chuongtrinh Trong đó: + Hailong: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc đào tạo kế toán theo IFRS + Giangvien: Chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn liên quan đến IFRS + Tailieu: Tài liệu học tập, giảng dạy IFRS + KNTA: Trình độ ngoại ngữ + Chuongtrinh: Chương trình d ạ y c á c môn c ó liên quan đ ế n IFRS Để đo lường sự hài lòng của đối tượng tham gia khảo sát, các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 đến 5 Thang đo Likert sử dụng các lựa chọn, cho phép phân vùng phạm vi cảm nhận, đánh giá, cụ thể như Bảng 1 Các phiếu trả lời được đưa vào phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xác định hệ số Cronbach’s Alpha và thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) để đánh giá, kiểm định thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát Cuối cùng, sau khi các biến rác được loại và thang đo có độ tin cậy cao, mô hình tiếp tục được kiểm định bằng phương pháp hồi quy đa biến 4 Phân tích kết quả nghiên cứu Bảng 1 Các biến quan sát Tên biến/ mã biến Biến quan sát Hailong: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc đào tạo kế toán theo IFRS Hailong1: Lượng ki ế n th ứ c thu được Hailong2: Thời gian học Hailong3: M ứ c đ ộ á p dụng thực t ế Hailong4: Ho ạ t đ ộ ng thực t ế bổ trợ cho môn học Giangvien: Chất lư ợ ng giảng d ạ y c ủ a giảng viên Giangvien1: Kỹ năng sư phạm của gi ả ng viên Giangvien2: Chuyên môn c ủ a giảng viên Giangvien3: Sự chuẩn bị c ủ a giảng viên về môn h ọ c Giangvien4: T á c phong c ủ a giảng viên Tailieu: Sự phù hợp và sẵn có của tài liệu liên quan đến IFRS Tailieu1: Sự phù hợp c ủ a t à i li ệ u Tailieu2: Sự sẵn có c ủ a t à i li ệ u Tailieu3: Sự ph ù h ợ p c ủ a t à i li ệ u Tailieu4: Sự quan tâm tới gi á cả c ủ a t à i li ệ u KNTA= Trình đ ộ ngo ạ i ngữ c ủ a sinh viên ả nh hưởng đ ế n sự ti ế p thu IFRS KNTA1: Kĩ năng nói KNTA2: Kĩ năng vi ế t KNTA3: Kĩ năng đọc KNTA4: Kĩ năng nghe Chuongtrinh= Chương tr ì nh d ạ y c á c môn có liên quan đ ế n IFRS Chuongtrinh1: M ứ c đ ộ khó c ủ a c á c môn học Chuongtrinh2: Đ ú ng theo chuẩn m ự c qu ố c t ế Chuongtrinh3: C ó s ự kh á c bi ệ t v ớ i chương trình học hi ệ n nay Chuongtrinh4: S ự ph ù h ợ p của Chương trình v à c á c môn liên quan đ ế n IFRS đối v ớ i sinh viên hi ệ n nay Nguồn: Nhóm Tác giả tổng hợp dựa trên tổng quan các nghiên cứu, thang đo linkert từ 1 đến 5 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 78 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6 2019 a Kiểm định thang đo Qua tính toán Cronbach Alpha, trong bốn biến quan sát của biến phụ thuộc Hailong cho thấy có biến Hailong4 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0, 3 Để làm tăng ý nghĩa của từng biến quan sát cũng như thành phần từng thang đo, tác giả đã loại biến này ra khỏi mô hình nghiên cứu Kết quả Cronbach Alpha thu được là 0,555 Tương tự trong bốn biến quan sát của biến độc lập KNTA , nhóm nghiên cứu quyết định loại Bảng 2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha Items Trung b ì nh thang đo nếu loại biến Phương sai của thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan với biến t ổ ng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo hài lòng, Cronbach Alpha = 0,551 Hailong 1 Lư ợ ng kiến thức thu đư ợ c 9,99 2,927 0,358 0,46 Hailong 2 Th ờ i gian h ọ c 10,23 2,9 0,373 0,447 Hailong 3 Mức độ áp d ụ ng th ự c tế 9,97 2,967 0,379 0,443 Hailong 4 Hoạt động th ự c tế b ổ tr ợ cho môn h ọ c 10,09 3,416 0,237 0,555 Thang đo phương pháp, Cronbach Alpha = 0,66 Giangvien 1 Kỹ năng sư phạm 11,64 3,747 0,341 0,657 Giangvien 2 Chuyên môn của gi ả ng viên 11,62 3,433 0,472 0,573 Giangvien 3 S ự chu ẩ n b ị của gi ả ng viên về môn h ọ c 11,6 3,199 0,558 0,512 Giangvien 4 Tác phong của gi ả ng viên 11,66 3,357 0,406 0,619 Thang đo tài liệu, Cronbach Alpha =0,673 Tailieu 1 S ự ph ù h ợ p của tài liệu 9,59 3,677 0,359 0,667 Tailieu 2 S ự s ẵ n c ó của tài liệu 10,04 3,236 0,539 0,55 Tailieu 3 S ự phong ph ú của tài liệu 9,85 3,504 0,419 0,629 Tailieu4 S ự ph ù h ợ p về giá c ả của tài liệu 10,08 3,158 0,506 0,57 Thang đo Kỹ năng Tiếng Anh, Cronbach Alpha = 0,512 KNTA 1 Kỹ năng n ó i 10,31 3,119 0,243 0,489 KNTA 2 Kỹ năng viết 10,27 2,645 0,372 0,376 KNTA 3 Kỹ năng đ ọ c 10,25 2,556 0,369 0,376 KNTA 4 Kỹ năng nghe 10,15 2,974 0,233 0,502 Thang đo Chương trình đào tạo, Cronbach Alpha = 0,604 Chuongtrinh 1 Mức độ kh ó của các môn h ọ c 10,85 3,964 0,443 0,495 Chuongtrinh 2 Đã đ ú ng với chu ẩ n quốc tế chưa? 10,31 3,886 0,373 0,542 Chuongtrinh 3 C ó khác biệt với chương tr ì nh h ọ c hiện nay không? 10,91 4,147 0,282 0,611 Chuongtrinh 4 Chương tr ì nh và các môn liên quan đến IFRS c ó ph ù h ợ p với sinh viên hiện nay không? 10,34 3,586 0,452 0,478 Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 20 (các biến quan sát trong ô đậm, in nghiêng là các biến bị loại sau các bước phân tích nhân tố Cronbach”Alpha) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 79 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6 2019 hai biến quan sát KNTA1 và KNTA2, do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0, 3 Kết quả Cronbach Alpha cho nhân tố Chuongtrinh sau khi loại biến Chuongtrinh4 là 0,611 Tổng hợp Cronbach Alpha sau khi loại biến được thể hiện trên Bảng 2 b Phân tích nhân tố EFA Xem xét t ớ i h ệ s ố t ả i nhân t ố trong B ả ng h ệ s ố nhân t ố sau khi xoay, nhóm Nghiên cứu quyết định loại các biến Hoạt động thực tế bổ trợ cho môn học, Kỹ năng nói và Kỹ năng nghe, Chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS có khác biệt với chương trình học hiện nay không Sau khi tiến hành phân tích nhân tố và loại biến, kết qu ả phân tích nhân t ố cuối cùng cho tr ị s ố KMO có giá tr ị b ằ ng 0,642 (0,5