Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài "Những nhân tố ảnh hưởng đến kết hôn đồng giới ở Việt Nam và Quốc tế" là nghiên cứu một cách khái quát nhất các nhâ
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan về kết hôn đồng giới ở Thế giới
1.1.1 Khái niệm về người đồng tính
Quan niệm về người đồng tính rất đa dạng và điều này phản ánh sự đa dạng về cách hiểu thế nào là người đồng tính của xã hội Sự đa dạng này xuất phát từ cách nhìn nhận các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống xã hội – từ góc độ con người sinh học, đặc điểm cấu tạo cơ thể, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, thể hiện giới bên ngoài, hay vai trò giới v.v… Cho dù quan niệm về người đồng tính được nói đến ở khía cạnh nào thì hầu hết cũng dựa trên bản chất “là hai người cùng giới yêu nhau và có ham muốn quan hệ tình dục với nhau” Như vậy, có thể khái niệm Người đồng tính là người có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới Người đồng tính nam thường gọi là “gay” và người đồng tính nữ thường được gọi là “les”/“lesbian”
Theo thuyết đa dạng tình dục (Queer Theory), trên thực tế bản dạng tính dục của con người phức tạp hơn nhiều so với cách phân chia giới tính thành nam và nữ như hiện nay Việc phân chia bản dạng thành hai cực thể hiện cách nhìn đối lập nhị phân và không thể hiện được sự đa dạng của cuộc sống Liên quan đến xu hướng tính dục, trong một công trình xuất bản từ cuối những năm 1940, Alfred Kinsey và đồng nghiệp chỉ ra rằng xu hướng tính dục có thể được chia ra làm bảy loại, từ hoàn toàn dị tính cho tới hoàn toàn đồng tính, và song tính là điểm giữa
Xu hướng tính dục là một trong bốn yếu tố tạo nên tính dục và được định nghĩa là sự hấp dẫn có tính bền vững về tình cảm và/hoặc tình dục hướng tới những người khác Nó khác với ba cấu thành khác của tính dục bao gồm giới tính sinh học (do các yếu tố sinh học quy định), bản dạng giới (cảm nhận tâm lý mình là nam hay nữ), và thể hiện giới (sự thể hiện và vai trò về nam tính hay nữ tính trong đời sống) Từ đó phân ra các loại xu hướng tính dục:
- Thấy hấp dẫn bởi người khác giới: Dị tính
- Thấy hấp dẫn bởi người cùng giới: Đồng tính
- Thấy hấp dẫn bởi cả hai giới: Song tính
1.1.2 Các hình thức công nhận hôn nhân đồng giới
Pháp luật các nước trên thế giới tồn tại rất nhiều các chế định khác nhau, thấp hơn hoặc tương tự như hôn nhân với các tên gọi khác nhau, ví dụ như: quan hệ đối tác chung nhà (domestic partnership), kết đôi có đăng ký (registered partnership), kết hợp dân sự (civil union) hay các tên gọi khác tùy vào từng quốc gia Nhìn chung, sự công nhận pháp lý đối với mối quan hệ giữa hai người cùng giới tính có thể được phân vào ba hình thức kết đôi chính sau đây:
Hôn nhân là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý như những cặp khác giới
1.1.2.2 Kết đôi có đăng ký
Kết đôi có đăng ký là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận “có quan hệ gia đình,” “kết đôi có đăng ký”,“kết hợp dân sự” hoặc các tên gọi tương tự khác tùy vào từng quốc gia Chế định này quy định cho những cặp cùng giới một tình trạng, quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý tương đương (có thể có một vài ngoại lệ) Chế định này thường dành riêng cho những cặp cùng giới; nhưng một vài quốc gia cũng cho phép những cặp khác giới đăng ký theo hình thức này
1.1.2.3 Sống chung không đăng ký
Sống chung không đăng ký là hình thức kết đôi tự nguyện giữa hai người, không đăng ký với Nhà nước Chế định này áp dụng cho cả cặp cùng giới và khác giới, tự động phát sinh khi hai người đã chung sống thực tế với nhau một thời gian theo luật định Hai người chung sống không đăng ký có một số quyền lợi và nghĩa vụ hạn chế liên quan tới tài sản, nhân thân
1.1.3 Các quốc gia áp dụng các hình thức hợp pháp hóa và bảo vệ quan hệ cùng giới
1.3.1 Các quốc gia hợp pháp hóa quan hệ cùng giới
Hiện có 35 quốc gia và 40 vùng lãnh thổ thuộc một số quốc gia hợp pháp hóa quan hệ cùng giới Trong đó:
- Công nhận hôn nhân cùng giới có 15 quốc gia và 23 vùng lãnh thổ;
- Công nhận kết đôi có đăng ký có 17 quốc gia và 17 vùng lãnh thổ;
- Công nhận chung sống không đăng ký có 3 quốc gia
Bên cạnh đó, một số quốc gia đang trong quá trình xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới hoặc nâng cấp từ “kết đôi có đăng ký” hoặc “kết hợp dân sự” lên “kết hôn” với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm
Tại những quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, pháp luật đã định nghĩa lại khái niệm hôn nhân, bãi bỏ điều kiện về giới tính của hai bên phối ngẫu (vợ/chồng) dẫn đến việc ban hành một luật hôn nhân thống nhất không phân biệt giới tính Ví dụ như Thụy Điển ghi trong luật hôn nhân của mình là “luật này áp dụng cho tất cả mọi người.”
Tại những quốc gia hợp pháp hóa kết đôi giữa hai người cùng giới, bên cạnh hôn nhân giữa hai người khác giới, trong hầu hết trường hợp, sự khác nhau chỉ nằm ở tên gọi Luật pháp nhiều nơi quy định các quyền, nghĩa vụ dành cho kết đôi có đăng ký giữa hai người cùng giới là hoàn toàn giống với quyền, nghĩa vụ dành cho hôn nhân giữa hai người khác giới Ví dụ, Bộ luật Gia đình của bang California (Hoa Kỳ) có một hình thức kết đôi dành riêng cho người đồng tính có tên gọi là “quan hệ gia đình có đăng ký.” Bộ luật Gia đình của bang tại đoạn 297.5(a) quy định rằng “các bên trong quan hệ gia đình có đăng ký có đầy đủ các quyền, sự bảo hộ, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận giống như các quy định dưới luật này” Có hai nguyên nhân chủ yếu mà nhiều nước bắt đầu thừa nhận quan hệ cùng giới bằng hình thức “kết đôi có đăng ký” hoặc “kết hợp dân sự” là do các nhà lập pháp không muốn thay đổi định nghĩa hôn nhân là giữa một nam và một nữ Bên cạnh đó, các nhà lập pháp cũng muốn có một bước đệm, một khoảng thời gian chuyển tiếp để xã hội có thể thay đổi quan niệm về hôn nhân là giữa nam và nữ
Hình thức kết đôi có đăng ký là mô hình của kỹ thuật lập pháp “tách biệt nhưng bình đẳng” (“seperate but equal”), với ý tưởng rằng không đụng chạm đến những chế định truyền thống, nhạy cảm mà vẫn tạo ra được sự công bằng cho tất cả mọi người một cách hợp pháp Tuy nhiên, quan điểm của những người ủng hộ hôn nhân không phân biệt giới tính là mặc dù quyền lợi của hai hình thức như nhau, nhưng khi nào vẫn còn sự phân biệt nghĩa là vẫn chưa có được công bằng thật sự Ở những quốc gia này, điều mà pháp luật hướng tới là thống nhất lại thành một chế định hôn nhân duy nhất dành cho tất cả mọi người Đó cũng là lý do ngày càng có nhiều nước chuyển từ hình thức kết hợp dân sự hay sống chung có đăng ký sang hình thức hôn nhân cùng giới Tùy vào từng quốc gia mà thời gian chuyển đổi nhanh hay chậm.
Tổng quan về kết hôn đồng giới ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới thì ở Việt Nam HNĐG đã được thực hiện trên cơ sở không cấm nhưng không thừa nhận Ở Việt Nam, hầu như pháp luật không ghi nhận quyền của người đồng tính Điều này được đề cập bằng một số quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: ủng hộ quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Quan điểm này đưa ra những lập luận dựa trên cơ sở sinh học và trên quyền con người đó là:
Thứ nhất, xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người Vì lẽ đó, quyền nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ
Thứ hai, vì đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có quyền lựa chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình Việc pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách nhìn định kiến đối với người đồng tính
Thứ ba, cần phải công nhận hôn nhân đồng tính bởi vì định kiến xã hội mà nhiều người đồng tính phải sống trong vỏ bọc, thực chất là hộ phải xác lập cuộc hôn nhân không tình yêu, nhằm che đậy giới tính thật của mình Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân người đồng tính mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của những người liên quan
Thứ tư, việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng Phần lớn người đồng tính đều phải tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân Quan hệ tùy tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đồng tính cũng như gia đình và xã hội
Thứ năm, không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính ngày càng làm cho sự kì thị, phân biệt đối xử với người đồng tính thêm sâu sắc Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tình dục, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời sống tình dục an toàn
Quan điểm thứ hai: không ủng hộ việc cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính Quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam
Thứ nhất, những người theo quan điểm này cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì trong xã hội còn có nhiều người do ảnh hưởng của a dua, đua đòi họ muốn theo trào lưu, muốn sống thử với cảm giác mới dẫn đến tình trạng sông như vợ chồng của các cặp đôi đồng tính, ngày càng phổ biến ở khắp các vùng miền Vì vậy để đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn truyền thống gia đình, pháp luật không cho phép kết hôn giữa những người đồng giới
Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình 2014 mới có hiệu lực quy định kết hôn được xác định giữa một bên là nam và một bên là nữ vì mục đích kết hôn nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực hiện chức năng quan trọng là sinh đẻ và duy trì nòi giống, đây cũng là tuân theo quy luật tự nhiên, gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Vậy các trường hợp kết hôn đồng tính không đảm bảo được các chức năng này
Thứ ba, quyền kết hôn là của mỗi cá nhân nhưng không chỉ đơn thuần như vậy vì hạnh phúc của mỗi cá nhân không tách rời hạnh phúc của các thành viên trong gia đình Nên trong chừng mực nhất định lợi ích của cá nhân trong gia đình phải cân bằng cùng lợi ích của gia đình và xã hội, vì lẽ đó quyền tự do kết hôn luôn giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật
Thứ tư, pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà không cấm họ chung sống với nhau Do vậy, người đồng tính vẫn có thể chung sống như vợ chồng mà không bị ngăn cấm, hay cản trở, họ vẫn có quyền được mưu cầu hạnh phúc.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI
Khái niệm cơ bản về tình yêu đồng giới và kết hôn đồng giới
2.1.1 Khái niệm tình yêu đồng giới
LGBT gồm đồng tính, gay, song tính, chuyển giới - đây chính là thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, cụ thể là khi họ có xu hướng tình dục với những người có cùng giới tính, yêu người cùng giới, ví dụ nam yêu nam, nữ yêu nữ, ngoài ra người song tính là sự mô tả một người là nam giới hoặc nữ giới đều bị thu hút tình yêu, tình dục bởi cả hai giới (tức là nam có thể yêu nữ, nam có thể yêu nam và ngược lại ở phái nữ cũng vậy) LGBT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: ¥ “Lesbian” (đồng tính nữ): Đồng tính nữ vẫn hoàn toàn như phụ nữ bình thường về cơ quan sinh dục, biểu hiện tâm lý và sinh học Tuy nhiên, họ thường bị thu hút về mặt tình yêu lẫn tình dục với những người nữ cùng giới với mình ¥ “Gay” (đồng tính nam): Đồng tính nam cũng tương tự, họ chỉ có xu hướng tình dục và rung động về mặt tâm hồn giữa hai người nam với nhau Tuy nhiên, hầu hết Gay cảm thấy bị thu hút bởi người đồng giới, họ không có suy nghĩ bản thân hoặc bạn tình là nữ Chính vì vậy, đồng tính nam không có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới ¥ “Bisexual” (lưỡng tính): Những người thuộc nhóm này sẽ có thể bị hấp dẫn về tình yêu và tình dục với cả nam và nữ Vậy trong giới LGBT Bisexual sẽ yêu giới tính nào? Trên thực tế, họ sẽ yêu bất cứ giới tình nào đem đến cảm xúc yêu hơn, thường có tình cảm với người có giới tính bình thường ¥ “Transgender” (chuyển giới): Đây là đối tượng LGBT có biểu hiện sinh học trên cơ thể thuộc giới này nhưng trong nhận thức lại thấy mình giống giới tính ngược lại
Vì cảm giác mang nhầm cơ thể nên họ luôn muốn phẫu thuật để chuyển sang giới tính mà mình muốn
Tuy nhiên, hiện có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 3,5% số người còn có đa dạng các xu hướng tình dục hơn Tức là họ cảm thấy mình không phải 100% là đồng tính, thẳng tính hay song tính Những người này thường có xu hướng tình dục kiểu liên tục, lâu dài và cố định
Nghiên cứu mới nhất năm 2020 của Đại học Durham (Anh quốc) trên các cặp song sinh cùng trứng cho thấy: nếu có 1 người là đồng tính thì tỷ lệ người kia cũng là đồng tính chỉ là 24%, dù họ có bộ gen giống hệt nhau Các phân tích từ nghiên cứu này cho thấy: xu hướng tình dục đồng tính luyến ái chỉ có 32% là do yếu tố di truyền bẩm sinh, trong khi 25% là do ảnh hưởng từ môi trường nuôi dạy của gia đình và 43% là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa – xã hội Mặc dù các nhà khoa học ưu tiên hơn cho mô hình sinh học về nguyên nhân của xu hướng tính dục, họ không tin rằng sự phát triển của xu hướng tính dục là kết quả của chỉ một nguyên nhân nào Họ nhìn chung tin rằng nó được xác định bởi sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố sinh học và môi trường, và được đình hình từ một độ tuổi sớm
2.1.2 Khái niệm hôn nhân đồng giới
Hôn nhân cùng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người cùng giới tính hợp pháp Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là "hôn nhân bình đẳng" hay "bình đẳng hôn nhân", thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến từ những người ủng hộ
Công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, nhân quyền và quyền công dân, cũng như vấn đề tôn giáo ở nhiều quốc gia và trên thế giới Những tranh cãi tiếp tục diễn ra rằng hai người đồng giới có nên được kết hôn, được công nhận một mối quan hệ khác (kết hợp dân sự) hoặc từ chối công nhận những quyền đó Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người LGBT, cũng là những người đóng thuế cho chính phủ, được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi Những lợi ích hoặc tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính là chủ đề tranh luận của nhiều tổ chức khoa học
Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo nghi thức tôn giáo Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép hai người cùng giới kết hôn hoặc thực hiện hôn lễ cùng giới, ví dụ như: Phật giáo ở Đài Loan, Úc, Nhà thờ ở Thụy Điển, Giáo hội Presbyterian, Do Thái giáo bảo thủ, Giáo hội Thống Nhất Canada
Cặp đôi cùng giới đầu tiên kết hôn hợp pháp trong thời hiện đại là Michael McConnell và Jack Baker vào năm 1971, tại Quận Hennepin, Minnesota Kể từ đó, hôn nhân cùng giới cũng đã được pháp luật công nhận ở 33 những quốc gia khác, bao gồm hầu hết các nước ở châu Mỹ và Tây Âu Tuy nhiên, sự hợp pháp hóa diễn ra cũng không đồng đều — Nam Phi là quốc gia duy nhất ở châu Phi áp dụng; Đài Loan là quốc gia duy nhất ở châu Á
Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là kết hợp dân sự, quy định quyền lợi và bổn phận của họ như Đan Mạch từ năm 1989, Na Uy năm 1993.
Quyền con người và quyền kết hôn của người đồng tính
Quyền con người (Human rights, Droits de LHomme) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải bảo vệ
Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên (natural rights) mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền pháp lý (legal right) Theo đó:
"Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.”
Quyền con người có các đặc trưng cơ bản là tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: ¥ Tính phổ biến của quyền con người (universal rights)
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn có của con người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính ¥ Tính không thể chuyển nhượng (inalienable rights)
Các quyền con người được quan niệm là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc Các quyền này gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể chuyển nhượng cho bất kỳ người nào khác ¥ Tính không thể phân chia (indivisible rights)
Các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau, việc tách biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người ¥ Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent rights)
Các quyền con người dù là các quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Chẳng hạn quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập là tiền đề để con người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả Quyền có việc làm cũng là tiền đề để thực hiện các quyền khác như quyền học tập, quyền có nhà ở, quyền có điều kiện sống xứng đáng, quyền sở hữu tư nhân
2.2.2 Quyền kết hôn của người đồng tính
Hiện nay trên thế giới có các hình thức thừa nhận việc chung sống hợp pháp của người đồng tính như: cho phép kết hôn giống những cặp dị tính, công nhận dưới hình thức kết hợp dân sự (civil union) như kết hợp dân sự, đối tác chung nhà (domestic partnership), hình thức hợp danh (partnership)… Đối với hình thức kết hợp dân sự, về mặt pháp lý, họ được xem giống như một cặp vợ chồng nhưng thực tế lại bị hạn chế hơn những cặp vợ chồng dị tính khác ở sự thụ hưởng các chính sách về miễn giảm thuế chung cho vợ chồng, các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp, quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế… Mặt khác, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hợp dân sự nêu trên rất hạn chế, không đương nhiên có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hoặc toàn thế giới Đa phần các kiểu kết hợp dân sự trên chỉ có giá trị trong phạm vi bang, khu vực cho phép đăng ký kết hôn đồng tính, điều này đã gây không ít trở ngại cho các cặp đôi trên khi di chuyển hoặc thay đổi chỗ ở Một số ý kiến cho rằng hành vi công nhận quyền kết hôn của người đồng tính dưới các hình thức kết hợp dân sự như trên được coi như là “ban phát” quyền cho người đồng tính Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là người đồng tính không tự nguyện từ bỏ quyền được kết hôn của mình và nhà nước khi tự ý không thừa nhận quyền tự do kết hôn đó đã không có khoản đền bù ngang giá nào cho những người đồng tính Như vậy, mặc dù hình thức kết hợp dân sự có thể giải quyết được một phần nhu cầu của người đồng tính nhưng vẫn chưa tạo được sự công bằng trong quan hệ dân sự của người đồng tính và dị tính Tuy nhiên, trong bối cảnh đồng tính là vấn đề rất nhạy cảm, khó được chấp nhận trong một thời gian ngắn thì hình thức kết hợp dân sự là một giải pháp mang tính ôn hòa và cũng là cơ sở để sau đó xem xét quyền kết hôn đầy đủ của người đồng tính.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Đưa ra câu hỏi khảo sát ý kiến mọi người về kết hôn đồng giới Để đạt được kết quả nghiên cứu nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: dùng biểu mẫu với hàng loạt câu hỏi được chuẩn hóa, đăng tải lên những hội nhóm, trên các trang mạng xã hội để thu thập ý kiến, suy nghĩ hay quan niệm của giới trẻ (18 – 25 tuổi) thế nào về kết hôn đồng giới Không chỉ vậy nhóm còn phỏng vấn cá nhân 50 người ở những độ tuổi lớn hơn (>25 tuổi) ở các hộ gia đình, hoặc đơn thân về quan điểm của họ về kết hôn đồng giới
Kết quả: rất nhiều bạn trẻ cũng đồng tình và cảm thông với những mối quan hệ đồng giới vì họ cho rằng con người hiện đại cần nên sống thoáng hơn và tôn trọng hơn với những vấn đề này vì nó cũng quy luật bình thường của cuộc sống trái ngược hoàn toàn với giới trẻ thì phần lớn những người ở độ tuổi trung niên họ không tán thành và cho rằng đó trái với thuần phong mĩ tục của nước ta
Tạo tình huống giả định Để có thể tìm hiểu thêm về vấn đề kết hôn đồng giới trong cộng đồng thì nhóm đã tạo dựng lên một số tình huống trong gia đình hoặc trong trường hợp
Cụ thể nhóm sẽ tạo tình huống giả định trong nhà có con là người đồng tính trong tệp
10 gia đình mà nhóm phỏng vấn
Kết quả: Có rất nhiều gia đình có ý kiến hiểu vấn đề và ủng hộ con của mình khi biết con mình là người đồng tính Nhưng ngược lại, có một số gia đình phản ứng rất mạnh khi biết được điều đó ( chủ yếu đối với những nhà có con một và con trai ) Khi được hỏi lý do tại sao họ lại có phản ứng gay gắt như vậy thì họ trả lời nếu như con mình kết hôn đồng giới thì tương lai con mình sẽ như thế nào và đặc biệt là vấn đề nòi giống sẽ giải quyết như nào và bố mẹ họ phần nào cũng sẽ sợ những lời dị nghị của bạn bè hàng xóm,…
Nguồn thu thập dữ liệu
- Đối tượng: Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc trong địa bàn Hà Nội, những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội và những bạn trẻ ở các tỉnh trong cả nước
- Phạm vi địa bàn: Hà Nội và các tỉnh thành.
Phương pháp phân tích
Ở thời điểm hiện nay, kết quả nghiên cứu được phân tích so sánh tổng hợp đưa ra số liệu khả quan đối với kết quả nghiên cứu trong bài phóng vấn gần đây Trong 90 người được phỏng vấn thì có 46% là nữ và 54% là nam Và phân bố ở 3 nhóm tuổi được chia ra thành: 30% là dưới 18 tuổi , 44% là nhóm trẻ từ 18-25 tuổi, 26% là nhóm trên 25 tuổi
Có hơn 47% người trẻ tuổi 18-25 quen biết người đồng giới và biết đến hôn nhân đồng giới Tín hiệu tốt cho sự đồng cảm này hay không trước hết phải bắt nguồn từ quan điểm của nhiều người Nếu thẳng thắn thừa nhận tỉ lệ người thuộc xu hướng tình dục đồng giới đang tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ hiểu rằng điều đó là điều hết sức bình thường
Số liệu này cũng phản ánh xu hướng xã hội là những người trẻ tuổi là đồng tính công khai với bạn bè mình nhiều hơn, và những người trẻ dễ dàng chấp nhận sự đa dạng tính dục hơn
Tiếp đó học sinh, sinh viên quen người đồng tính nhiều nhất, điều này được phản ảnh rõ nét với tỉ lệ tương ứng là 32% và 48%, những người học xong đã đi làm với tỉ lệ 10%.
THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Kết hôn đồng giới ở Việt Nam
So với pháp luật trước kia và hiện tại thì Nhà nước không hề ngăn cấm việc người có chung giới kết hôn mà cũng "không thừa nhận" việc quan hệ tình dục này Đồng nghĩa, những người đồng tính luyến ái có thể làm kết hôn và ở cùng với nhau làm vợ chồng nhưng không phải thông qua việc đăng kí kết hôn với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Về hôn nhân: Nếu hai người đồng tính luyến ái không có quan hệ trên phương diện pháp luật thì không thể làm giấy kết hôn và không được coi là vợ hoặc chồng chính thức Bởi vậy, tiền lương và phụ cấp về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ, chồng không có
Về quan hệ tài sản: Do không có quan hệ vợ chồng cho nên không thực hiện nghĩa vụ tài sản của vợ chồng theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình Nếu có ly hôn thì tài sản không được phân chia theo quy định pháp luật đối với tài sản của vợ hoặc chồng
Chính phủ: Đến thời điểm 2021 Có thể thấy, chính phủ nước ta đang giữ một thái độ trung lập đối với vấn đề hôn nhân đồng giới, việc không thừa nhận nhưng cũng không cấm thể hiện sự khéo léo của Chính phủ trong việc hạn chế những cuộc tranh cãi gay gắt không đáng có trong xã hội
Cộng đồng: Từ cách các điều luật của chính phủ đặt ra Ta có thể thấy tại Việt Nam dù đã “thoáng hơn” trong vấn đề kết hôn đồng giới thì sự kì thị, khó chịu thậm chí là bài xích vẫn còn xuất hiện Đây là thái độ chung ở các nước châu Á với hệ tư tưởng truyền thống Đối với truyền thông, báo chí, giải trí đây là một đề tài luôn được săn đón Nhưng thay vì mang những hình ảnh xấu, phản cảm thì giờ đây đi cùng với sự tiến bộ kết hôn đồng giới đã được miêu tả đúng đắn, dễ đồng cảm hơn Về phần người nghe, đa phần trẻ có sự tò mò, thấu cảm ủng hôn nhân đồng giới, thì ở thế hệ trước dù không còn kì thị nhưng vẫn còn dè chừng khó tiếp nhận, đặc biệt ở các vùng nông thôn, thiếu thông tin Nhìn chung thái độ của xã hội với việc “kết hôn đồng giới” là không quá rõ ràng ủng hộ, không thể hiện rõ ràng thái độ như phớt lờ, không quan tâm
Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền và trách nhiệm đăng ký sửa đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch và có quyền nhân thân tương ứng với giới tính đã thực hiện chuyển đổi theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật hiện hành có quy định Theo quy định trên, sau thực hiện chuyển đổi giới tính, cá nhân cần đăng ký sửa đổi hộ tịch Sau chuyển đổi, cá nhân này sẽ có quyền nhân thân tương ứng với giới tính đã thực hiện chuyển đổi Một trong số những quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn
Hiện nay, quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam khá đa dạng với nhiều mức độ khác nhau Thời gian qua các khảo sát xã hội học về quan điểm liên quan đến quyền kết hôn của người đồng tính đã được thực hiện khá nhiều với nhiều hình thức khác nhau Hình thức khảo sát qua mạng về hôn nhân cùng giới gần đây cho kết quả ủng hộ khá cao Khảo sát do Báo Vnexpress vào tháng 6 năm 2012 trong số 3.417 người được hỏi, có 2.756 người chiếm 80.7% cho rằng nên ủng hộ quyền kết hôn của người đồng tính, 328 người chiếm 9,6% phản đối kịch liệt, 280 người chiếm 8.2% không quan tâm và chỉ có 53 người chiếm 1.6% có ý kiến khác Đến tháng 7 năm 2012, khi tiếp tục khảo sát ý kiến về vấn đề này, Vnexpress thu được kết quả: 13.702/22.430 người chiếm 61.1% cho rằng nên công nhận hôn nhân đồng tính, còn lại 8.728/22.430 người chiếm 38.9% cho rằng không nên công nhận Tương tự như vậy, một khảo sát khác của Báo Người lao động điện tử trong tháng 7/2012 cũng thu được kết quả cho thấy có 3.921 người chiếm 86% đồng ý nên cho phép hôn nhân đồng tính, 305 người chiếm 6.69% cho rằng không nên vì trái văn hóa, truyền thống người Việt, còn lại 335 người chiếm 7.31% cho rằng cần thận trọng vì trình độ nhận thức của người dân về đồng tính còn hạn chế
Như vậy, sau khi chuyển giới tính và được thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng kí kết hôn với người có giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật thừa nhận Ở Việt Nam hiện không có một cuộc thống kê chính thức nào về giới đặt biệt là về số lượng người đồng tính nam và đồng tính nữ Theo một thống kê không chính thức từ tổ chức phi chính phủ CARE ước tính đến năm 2012 ở Việt Nam có khoảng từ 50.000 – 125.000 người đồng tính Hiện nay là năm 2021 thì các con số trên đã tăng lên rất nhiều, một phần là do xã hội nới rộng và bớt kì thị hơn khiến số lượng người đồng tính công khai ngày một nhiềuhơn Số lượng những cặp đôi công khai hôn nhân đồng tính của việt nam ngày càngtăng Nước ta cũng đã có cách nhìn nhận thoáng hơn trong cuộc hôn nhân của mình họ thật sự thương yêu và tôn trọng lẫn nhau và là những người có ích cho xã hội
4.1.2 Về tín ngưỡng, tôn giáo:
Việt Nam là nước có truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng lâu đời Về tín ngưỡng, từ xa xưa, con người cảm nhận thời gian qua những niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, họ đã hình dung ra thần thánh có sức mạnh thần kỳ, mặc nhiên thống trị cuộc sống nhân gian Niềm tin đó tạo nên những hành động tương ứng, biểu hiện qua việc thờ cúng, các nghi lễ, tập tục Tất cả điều đó làm nên tín ngưỡng dân gian
Các loại tín ngưỡng chủ yếu của người Việt: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẫu, sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng, tín ngưỡng tứ bất tử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ thổ công Trong đó tín ngưỡng phồn thực coi trọng việc giao phối giữa nam và nữ nhằm sinh sôi nở, phát triển giống nòi, nên tín ngưỡng phồn thực tuy không cấm mối quan hệ đồng tính nhưng nó lại xem mối quan hệ đồng tính là trái tự nhiên và đi trái lại niềm tin của tín ngưỡng này
Về tôn giáo nước ta là nước có nhiều tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo,Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo, …), các tín đồ có tôn giáo chiếm 1/3 dân số cả nước, họ phân bố rải rác từ những vùng xa xôi hẻo lánh của miền Bắc đến tận những cách đồng phì nhiêu ở miền Nam Các hệ thống tôn giáo này tuy khác nhau nhưng về bản chất nó đều hướng con người, đến cái thiện, phù hợp với đạo đức con người và lối sống từ lâu đời của dân tộc ta, rồi từ đó đưa xã hội đi lên
Theo lẽ tự nhiên gia đình là nơi bị chi phối mạnh mẽ nhất của tôn giáo Mỗi cá nhân, mỗi thành viên có cách nghĩ riêng và từ đó hướng gia đình của mình theo những cách nghĩ khác nhau, cũng như mỗi gia đình chịu ảnh hưởng khác nhau từ nhiều tôn giáo Và đó, chính những quan niệm trong tôn giáo này lại có tác động đối với quan niệm của người Việt Nam khi xem xét, nhìn nhận hay đánh giá về các quan hệ đồng tính hiện nay.
Kết hôn đồng giới ở Thái Lan
Thái Lan là một trong những quốc gia có cộng đồng LGBT cởi mở và công khai nhất ở châu Á Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho biết luật pháp và thể chế của nước này không phản ánh đúng sự thay đổi thái độ xã hội, vẫn thể hiện sự phân biệt với cộng đồng LGBT và các cặp đồng tính
Ngày 15/6, Quốc hội Thái Lan đã thông qua 4 dự luật khác nhau, hiện được hợp nhất thành hai đề xuất đối lập - ủng hộ hôn nhân đồng giới hoặc quan hệ đối tác dân sự đồng tính Việc các nghị sĩ thông qua 4 dự luật đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với cộng đồng LGBT ở Thái Lan Trong đó, chính phủ nước này ủng hộ quan hệ đối tác dân sự giữa những người đồng giới hơn Phó thủ tướng Wissanu Krea-ngam trước đó cho biết quan hệ này cũng dễ được các nhà lãnh đạo tôn giáo chấp nhận hơn Với dự luật mới, Thái Lan đã tiến một bước gần hơn để trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, South China Morning Post đưa tin
Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền của cộng đồng LGBT nói rằng bình đẳng hôn nhân thực sự vẫn còn khó đạt được ở quốc gia nơi đa số người dân theo đạo Phật này.
Kết hôn đồng giới ở Hà Lan
Hôn nhân đồng giới đang là vấn đề không chỉ được cộng đồng LGBT rất quan tâm mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội Hà Lan chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2001 Đó là niềm vui, niềm động viên không nhỏ dành cho cộng đồng LGBT
Luật tại Hà Lan yêu cầu một trong hai đối tác phải có quốc tịch Hà Lan hoặc có nhà ở tại Hà Lan Độ tuổi kết hôn ở Hà Lan là 18 tuổi, hoặc dưới 18 tuổi với sự đồng ý của cha mẹ Hôn nhân đồng giới chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ châu Âu của Hà Lan và trên quần đảo Caribê Bonaire, Sint Eustatius và Saba, nhưng không áp dụng cho các quốc gia thành viên khác của Vương quốc Hà Lan
Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Lan, trong 6 tháng đầu tiên, hôn nhân đồng giới chiếm 3,6% tổng số hôn nhân: cao nhất là khoảng 6% trong tháng đầu tiên sau đó là khoảng
3% trong các tháng còn lại: tổng cộng khoảng 1.339 cặp tình nhân nam và 1.075 cặp tình nhân nữ Tính đến tháng 6 năm 2004, đã có hơn 6.000 cuộc hôn nhân đồng giới được thực hiện ở Hà Lan Vào tháng 3 năm 2006, Cục Thống kê Hà Lan đưa ra ước tính về số lượng các cuộc hôn nhân đồng giới được thực hiện mỗi năm: 2.500 năm 2001, 1.800 năm 2002, 1.200 năm 2004, và 1.100 năm 2005
Kể từ khi Hà Lan công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2001 thì đã có thêm rất nhiều quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới Điều này thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ của pháp luật dành cho cộng đồng LGBT cũng như đảm bảo nhân quyền trên toàn thế giới
4.4 Kết hôn đồng giới tại Hoa Kỳ:
Một cuộc thăm dò của Gallup tại 50 tiểu bang và thủ đô Washington cho thấy có 10% người dân tại Washington nhận mình thuộc thành phần này, thường gọi là thành phần LGBT Tiểu bang Hawaii đứng thứ nhì trong bảng sắp hạng, 5,1%; và North Dakota có tỷ lệ này thấp nhất, 1,7% Tỷ lệ LGBT ở một số tiểu bang khác: California 4,0%, New York 3,8%; Mississippi và Montana, cả hai ngang nhau 2,6% Tổ chức thăm dò Gallup nói rằng đây là cuộc thăm dò lớn nhất về thành phần này tại Mỹ, nhờ vậy mới có thể phân loại cho từng tiểu bang Tính chung cả nước Mỹ tỷ lệ người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tính là 3,5%
Trước đây, một trong số tiểu bang phản ứng mạnh mẽ đối với việc kết hôn đồng giới của Hoa Kỳ đó là bang California Hôn nhân đồng giới được lần đầu tiên trở thành hợp pháp ở tiểu bang California của Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 6 năm 2008, khi tiểu bang bắt đầu cấp giấy phép kết hôn cho các cặp đồng giới do phán quyết của Tòa án Tối cao California trong các vụ kiện Hôn nhân, trong đó phát hiện ra rằng việc cấm các cặp đồng giới khỏi hôn nhân đã vi phạm Hiến pháp của nhà nước Việc cấp các giấy phép đó đã bị dừng lại trong khoảng thời gian từ ngày 5 tháng 11 năm 2008 đến ngày 27 tháng 6 năm
2013 (mặc dù các cuộc hôn nhân đồng giới hiện tại vẫn tiếp tục có hiệu lực) do thông qua
Dự luật 8 Lấy ví dụ điển hình như một cặp đồng tình chuyển tới California sau khi họ đã kết hôn tại New York Tại đây, cuộc hôn nhân của họ hoàn toàn không được chấp nhận, chiếu theo Chương 8 đã được luật pháp Califonia sửa đổi tháng 11 năm 2008, xác định rõ trở nên rắc rối đó là cho dug một cặp đôi đồng giới được xem là hôn nhân hợp pháp theo luật pháp của bang, thì cũng sẽ không được luật pháp liên bang thừa nhận Luật pháp của bang Califonia thừa nhận 4 nhóm hôn nhân đồng giới khác nhau là:
- Thứ nhất, đó là những cặp đôi đã kết hôn tại Califonia sau khi Tòa án tối cao của bang công khai về pháp luật đối với hôn nhân đồng giới nhưng trước khi hiệu lực của Chương 8 kết thúc Cuộc hôn nhân của họ vẫn được coi là hợp pháp theo cách nhìn nhận của bang
- Thứ hai, đó là những cặp đôi đang sinh sống tại Califonia trước khi có các qui định chương 8 Họ cũng được xem là kết hôn hợp pháp tại California
- Thứ ba, đó là những cặp đôi tham gia vào các hiệp hội những người đồng tính nội địa tại California hoặc tại những nơi khác mà họ được thừa nhận - Thứ tư, đó là những người kết hôn tại các bang, nơi mà việc kết hôn là hợp pháp nhưng họ đã kết hôn sau khi có các quy định của chương 8 Dĩ nhiên không kể sự khác biệt của họ tất cả các cặp đôi này đều có chung một điểm tương đồng đáng chú ý là: Theo luật pháp của liên bang, họ bị coi là những cá nhân riêng lẻ Thậm chí, những điều này còn tồi tệ hơn khi mà những cặp đôi đồng tính chuyển tới các bang - nơi mà ở đó không thừa nhận sự kết hôn đồng tính - nhận ra rằng thậm chí họ còn không có cả quyền được ly hôn
Tuy nhiên cho tới ngày 06/03/2015, chính quyền ông Obama chính thức ủng hộ hôn nhân đồng giới Cho rằng việc một số bang cấm đoán hôn nhân đồng tính là “không phù hợp với hiến pháp”, chính quyền của Tổng thống Obama đã gửi kiến nghị ủng hộ vấn đề này lên tòa án tối cao nước Mỹ Luật sư Donald B Verrilli Jr., người đại diện cho chính quyền ông Obama, cho rằng: “Việc cấm cản các cuộc hôn nhân này đã tước bỏ quyền lợi, trách nhiệm và tình trạng hôn nhân của công dân với những cặp đôi đồng tính nam và đồng tính nữ Nó cũng gây nhiều áp lực với họ trên mọi phương diện đời sống từ đơn giản tới phức tạp” Ông khẳng định việc cấm hôn nhân đồng giới ở một số bang không nhất quán với sự đảm bảo cơ bản của hiến pháp về tính công bằng của luật pháp và ông cho rằng
“không có bất cứ lý do thỏa đáng nào để biện minh cho sự kỳ thị đó” Đây chính là bước đệm quan trọng trong sự kiện ngày 26/06/2015, tối cao pháp viện Hoa kỳ đã ra phán quyết ủng hộ hôn nhân đồng tính, và hôn nhân đồng tính trở nên hợp pháp trên khắp nước Mỹ
Theo đó cho phép mọi công dân Mỹ đều có thể kết hôn, không phân biệt giới tính hay xu hướng tính dục Theo Hiến pháp, những người đồng tính có thể được đăng ký kết hôn và hưởng mọi quyền lợi về hôn nhân như những người bình thường Ngay cả việc sau này nếu họ li dị thì việc chia tài sản và quyền nuôi con cũng được phán quyết như những cặp đôi bình thường khác Việc công nhận hôn nhân đồng giới được xem là một bước tiến vĩ đại của quyền con người Đây cũng được xem là một bước đệm quan trọng giúp cho những người đồng tính ở Mỹ có một cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc hơn so với trước đây Phán quyết này được cho là một cột mốc pháp lý ngang với sự kiện diễn ra vào năm 1967, khi Tòa án tối cao cho phép các cặp đôi khác chủng tộc được kết hôn Nó cũng nhấn mạnh sự thay đổi lớn về quyền của những cặp đồng tính Mỹ sau 11 năm kể từ khi Massachusetts trở thành bang đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Theo "điều luật thứ 14", cơ sở pháp lý công nhận hôn nhân đồng tính, những bang này phải cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng giới, vốn dĩ đã được công nhận hợp pháp ở nhiều bang khác.Các cặp đồng tính nam và nữ trên toàn nước Mỹ đã có thể bình đẳng đăng ký kết hôn, được bảo vệ bởi luật hôn nhân và những điều luật liên quan như về con cái, phân chia tài sản sau ly hôn
Họ được hưởng mọi quyền lợi cũng như thực thi mọi nghĩa vụ như một cặp vợ chồng dị tính.