1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn tin học thcs

26 32 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Sử Dụng Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Môn Tin Học THCS
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trường học Trường THCS Phan Bội Châu
Chuyên ngành Tin học
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ia Pa
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,98 MB
File đính kèm PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.rar (4 MB)

Nội dung

Hiện nay chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hướng đến dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh, để dạy học phát triển phẩm chất năng lực của người học thì cần có các phương pháp kĩ thuật dạy học mới, trong đó có phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học trò chơi:

Trang 1

SÁNG KIẾN

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO NHÓM

VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THCS NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO

DỤC PHỔ THÔNG 2018

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Mai Ngày sinh: 20/07/1989

Tổ: Toán - Tin Chức vụ: Giáo viên

Ia Pa, 04/2023

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài 2

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Lịch sử nghiên cứu 5

2 NỘI DUNG 6

2.1 Nội dung sử dụng phương pháp dạy học nhóm và phương pháp dạy học trò chơi 6 2.1.1 Phương pháp dạy học nhóm 6

a Thiết kế, biên soạn bài tập nhóm 6

b Chia nhóm học tập 7

c Giao nhiệm vụ cho nhóm 8

d Tổ chức quản lí nhóm 9

e Tổ chức báo cáo 9

2.1.2 Phương pháp dạy học trò chơi 13

a Biên soạn nội dung trò chơi 14

b Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi 15

c Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi 15

d Thực hiện trò chơi 15

e Nhận xét sau trò chơi 15

2.2 Tổ chức thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm 19

2.2.1 Tổ chức thực nghiệm: 19

2.2.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 20

2.3 Những kết quả đạt được 22

2.4 Khả năng áp dụng sáng kiến 23

3 KẾT LUẬN 24

3.1 Kết luận 24

3.2 Kiến nghị, đề xuất 24

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Hiện nay chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hướng đến dạy học pháttriển phẩm chất năng lực học sinh, để dạy học phát triển phẩm chất năng lực củangười học thì cần có các phương pháp kĩ thuật dạy học mới, trong đó có phươngpháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học trò chơi:

- Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môitrường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm mộtcách thích hợp Đối với cấp THCS, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợptác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giaolưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàndiện nhân cách cho học sinh

- Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viênthông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tácdụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh.Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồngthời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh. 

Thực tế hiện nay là nhiều giáo viên cũng đã mạnh dạn đổi mới phương phápdạy học Tuy nhiên, nhiều giáo viên tổ chức các hoạt động học theo các phươngpháp này còn mang tính hình thức, “gọi là có”, chưa phát huy được hết hiệu quảcủa phương pháp

Về phía học sinh: Nhiều học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làmtheo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, còn rụt rè, ngại giao tiếp, thiếuhợp tác Khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít,

tự ti nhiều

Những năm học trước, tại trường THCS Phan Bội Châu đa số các em họcsinh chưa có kĩ năng làm việc nhóm, cũng như tự thực hiện nhiệm vụ học tập, vìvậy để tổ chức được một tiết học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực họcsinh là tương đối khó với cả thầy và trò

Trang 4

Từ những thực trạng trên tôi chọn sáng kiến “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực theo nhóm và phương pháp dạy học trò chơi trong dạy học môn tin học THCS nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Giúp các em hình thành và phát triển một số năng lực như: năng lực tự chủ

và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học…

Hình thành và phát triển các phẩm chất như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Phát triển phẩm chất năng lực của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu củachương trình giáo dục phổ thông mới 2018, cũng như nâng cao chất lượng bộ mônTin học THCS

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát việc hình thành phẩm chất năng lực học sinh thông qua các tiếtdạy

Tiến hành thực nghiệm phương pháp dạy học tích cực qua các tiết dạy:phương pháp dạy học theo theo nhóm, phương pháp dạy học trò chơi cho học sinhlớp thực nghiệm là lớp 7.1 và lớp 7.2 trong học kì 1 năm học 2022 -2023

Theo dõi, kiểm tra quá trình học tập cũng như việc hình thành phát triểnphẩm chất năng lực của các em học sinh trong quá trình thực nghiệm sáng kiến

Trang 5

Khảo sát về việc hình thành phát triển phẩm chất năng lực học sinh saukhi thực nghiệm biện pháp bằng phiếu khảo sát sau:

Tổng hợp kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trang 6

Phương pháp dạy học nhóm và phương pháp dạy học trò chơi không phải làphương pháp mới, đã có nhiều giáo viên áp dụng phương pháp này trong giảngdạy.

Trước đây nhiều giáo viên chỉ áp dụng phương pháp dạy học nhóm vàphương pháp dạy học trò chơi cho có, mang tính hình thức, tính đối phó trong cáctiết thao giảng và các tiết thi giáo viên giỏi, còn việc áp dụng thường xuyên và pháthuy hết tính tính hiệu quả của hai phương pháp này thì rất ít

Với sáng kiến này tôi thể hiễn rõ cách thức biên soạn, cũng như quá trình tổchức hoạt động dạy và học bằng hai phương pháp này một cách cụ thể, có ví dụ rõràng, dễ hiểu Giúp người đọc, người thực hiện dễ dàng thực hiện được Ngoài rasáng kiến còn chỉ rõ những việc nên làm, cũng như những việc cần tránh để hoạtđộng dạy và học có sử dụng hai phương pháp dạy học này có hiểu quả tốt nhất

2 NỘI DUNG

Trang 7

2.1 Nội dung sử dụng phương pháp dạy học nhóm và phương pháp dạy học trò chơi.

2.1.1 Phương pháp dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học nhóm là một trong những hình thức giảng dạy hướnghọc sinh vào môi trường học tập tích cực Khi áp dụng phương pháp dạy họcnày, học sinh được chia theo từng nhóm nhỏ, thầy cô sẽ đưa ra từng chủ đề và việccủa mỗi nhóm là cùng nhau nghiên cứu giải quyết chủ đề mà giáo viên đã đặt ra

Để tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học nhóm, giáo viên cần thựchiện theo quy trình 5 bước như sau:

a Thiết kế, biên soạn bài tập nhóm.

Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy đảm bảo phù hợp với nhiều đốitượng học sinh là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kìmột giáo viên nào cũng phải biết, bao gồm cả việc biên soạn các bài tập sẽ giao chohọc sinh hoàn thành trong buổi học này hoặc trong buổi học sắp đến “Thiết kếtrước bài tập nhóm giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng,phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào các hoạt động nhóm”

Bài tập nhóm khác với bài tập ở chỗ là tất cả các thành viên trong nhóm đều

có thể tham gia thực hiện Nhiệm vụ của nhóm trưởng sẽ là phân chia bài tập thànhcác yêu cầu nhỏ và phân công hợp lí dựa theo năng lực của các thành viên để hoànthành bài tập hiệu quả nhất; thường thì các yêu cầu đầu tiên là những câu cơ bản vàđược ưu tiên cho các em có học lực yếu nhất nhóm, các câu còn lại đạt mức độ khágiỏi và mở rộng để cả nhóm có sự tìm tòi sáng tạo hơn Vậy nên, bài tập nhóm phảiđảm bảo nhiều yếu tố: không quá dễ và cũng không quá khó, có tính tư duy và tìmtòi sáng tạo, bài tập đã được chia thành các yêu cầu nhỏ, khuyến khích học tập đốivới các đối tượng là học sinh yếu, kém

Ví dụ trong chương trình tin học 7 (sách kết nối tri thức với cuộc sống), Phầnchủ đề 1 Dựa vào những vấn đề đã xác định ở trên thì giáo viên có thể lựa chọnđược một số bài học và phần như sau:

Trang 8

Bài học Tên bài Vấn đề cần hoạt động nhóm

Bài 1 Thiết bị vào ra Sự đa dạng của thiết bị vào ra

An toàn thiết bị, kết nối thiết bị vào raBài 2 Phần mềm máy tính Phần mềm ứng dụng: Loại tệp và phần mở

        Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi,chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xâydựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên Các em phải được thuận lợi trongviệc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm.Nhóm học tập có thể từ 2 đến 6 em, tốt nhất là 4 em đảm bảo các em dễ hợp tác vớinhau Nhóm trưởng trong nhóm phải được giáo viên chỉ định, tuyệt đối khôngđược chia nhóm một cách hình thức tạo nên sự gò bó khiên cưỡng trong quá trìnhhọc tập

      Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh:

        - Số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhómtrưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảoluận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận

        - Hình thức hóa nhóm tức là lựa chọn học nhóm không phù hợp với phươngpháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấnđáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh

      Giáo viên nên:

Trang 9

        - Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao chocác em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trìnhhọc tập Như vậy việc kê bàn ghế theo nhóm phải linh hoạt tránh gượng ép Có thể

2 bàn 4 em là 1 nhóm, …

        - Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên vàhọc sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanhlớp học

        - Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi khi tổ chức hoạtđộng, không nên bầy nhiều thứ làm giảm không gian của nhóm gây khó khăn khihọc tập…

        - Luân phiên chỉ định nhóm trưởng và chỉ định thành viên báo cáo kết quảhoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp với hoạt động học nhóm trong từngbài học

Hoạt động nhóm tại lớp (HS lớp 7.2 trường THCS Phan Bội Châu)

c  Giao nhiệm vụ cho nhóm.

Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viênhiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu.Nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm, kiểm tra thửmột vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa

Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ítđược đề đạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất

Trang 10

d Tổ chức quản lí nhóm.

Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không theo cánhân Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đóng góp,mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phải được lĩnhhội kiến thức Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân Vì thếcác em cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau

Như đã nêu trên, vì câu hỏi khó và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi thànhviên trong nhóm phải tìm được cho mình một đáp án đúng Cần ưu tiên cho nhữngbạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất để các bạn này có cơ hội tham giavào hoạt động chung của nhóm

Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát, pháthiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạccủa học sinh Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của mình trongkhi các em đang hoạt động nhóm Nếu cần, giáo viên cho cả lớp dừng lại để tậptrung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm

e  Tổ chức báo cáo.

Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm lên báo cáo; khôngchỉ trích cá nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng, suy nghĩ Nói cách khác, trongtranh luận chỉ có quan điểm hợp lí và chưa hợp lí mà thôi Cần tạo mọi điều kiện đểhọc sinh tự bộc lộ quan điểm của bản thân, quan sát, giúp đỡ các nhóm, các cánhân đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn để phát huy hết năng lực của họcsinh Được như vậy tiết dạy sẽ đảm bảo 100% học sinh trong lớp đều hoàn thànhcông việc của mình

Ví dụ: Tổ chức hoạt động nhóm bài 1: Hoạt động nhóm phần thiết bị vào ra,môn tin học 7 (sách kết nối tri thức với cuộc sống)

HĐ 2.4 An toàn thiết bị

a Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết cách sử dụng an toàn các thiết bị vào –

Trang 11

ra, những việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính.

b Nội dung: Thao tác cơ bản an toàn khi kết nối sử dụng các thiết bị.

c Sản phẩm:

Học sinh biết được cách để sử dụng an toàn thiết bị và những việc nên làm và không nên làm khi sử dụng máy tính.

d Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: chia lớp thành 8 nhóm.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học

tập số 1 trong thời gian 3 phút.

1 Em hãy lắp các thiết bị sau vào đúng

cổng của nó bằng cách ghép mỗi chữ cái

với số tương ứng: a) Bàn phím; b) Dây

mạng, c) Chuột; d) màn hình; e) Tai nghe

, f) dây nguồn.

2 An toàn thiết bị.

Trang 12

2 Việc cấp nguồn điện cho máy tính cần

được thực hiện trước hay sau các kết nối

trên? Tại sao?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi.

* Báo cáo, thảo luận

- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả

- HS thực hiện trả lời

- HS khác phản biện bổ sung cho nhau.

* Kết luận, nhận định

GV chốt và nêu Lưu ý nên lựa chọn đúng

cổng vào ra để lắp thiết bị không nên tác

động mạnh để kết nối vì có thể làm hỏng

đầu kết nối hoặc cổng kết nối.GV: Nhận

- Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị.

- Kết nối các thiết bị đúng cách.

- Giữ gìn nơi làm việc gọn gằng, ngăn nắp, vệ sinh, khô ráo.

Trang 13

xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến

thức

GV lưu ý một số việc nên làm và không

nên làm khi sử dụng máy tính.

GV chuyển ý

Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động nhóm của học sinh lớp 7.1 trườngTHCS Phan Bội Châu

Bài gảng PowerPoint hoạt động nhóm

Hoạt động nhóm (học sinh lớp 7.1 trường THCS Phan bội Châu)

Trang 14

Sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh

Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm làm việc nhóm

2.1.2 Phương pháp dạy học trò chơi.

Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viên thông quaviệc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tínhtích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh Qua trò chơi, học sinh tiếpthu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phát triển sự tự giác, tự chủ của họcsinh. 

Trang 15

Mục đích của phương pháp trò chơi: giúp kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới,tạo tình huống có vấn đề và hệ thống kiến thức nhanh.

Để tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học tích cực cùng trò chơi,giáo viên cần thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:

a Biên soạn nội dung trò chơi.

Cũng giống như bài tập nhóm, việc biên soạn các câu hỏi cho trò chơi cũnghết sức quan trọng và phải đảm bảo các yếu tố sau:

Giáo viên cần xác định được nên sử dụng phương pháp trò chơi vàophần nào trong hoạt động dạy và học Thông thường nên sử dụng trò chơitrong phần mở đầu và phần luyện tập

Giáo viên cần nghĩ ra tên trò chơi, cách chơi, tạo trò chơi sao cho đẹp,hay và gây hứng thú cho học sinh

Câu hỏi trong trò chơi cần có nội dung từ dễ đến khó, để giúp cho các

em học sinh yếu, trung bình cũng có thể chơi được

Ví dụ trong chương trình tin học 7 (sách kết nối tri thức với cuộc sống), Phầnchủ đề 1 Dựa vào những vấn đề đã xác định ở trên thì giáo viên có thể lựa chọnđược một số bài học và phần như sau:

Bài học Tên bài Phần (Hoạt động) Trò chơi

Bài 1 Thiết bị vào ra (tiết 2) Phần khởi động Nhổ cà rốt

Bài 2 Phần mềm máy tính Phần luyện tập - Phần quà bí mật

- Ngôi sao may mắn

Bài 3 Quản lí dữ liệu trong máytính - Phần khởi động

- Phần luyện tập

- Ong non học việc

- Ai nhanh hơn

Trang 16

b Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi.

- Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn

- Mục đích trò chơi là giúp học sinh định hình được mình tham gia trò chơi

để làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi, … Từ đó, học sinh xác địnhđược nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này

c Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi

- Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong tròchơi Quản trò thường là giáo viên

- Các dụng cụ dùng để chơi là gì? Ví dụ: Giấy, bút, phấn, chuông, …

- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian tròchơi, những việc không được làm trong trò chơi. Giáo viên cần hướng dẫn kĩ cáchchơi, nhiệm vụ của người chơi, đội chơi

- Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng

d Thực hiện trò chơi

- Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủđộng tham gia vào trò chơi Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kếtquả của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinhtham gia tích vào trò chơi

- Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinhcòn lúng túng

Ngày đăng: 26/02/2024, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w