Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM VĂN THÀNH THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 18 - 60 TUỔI KHÁM
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Người dân từ 18 - 60 tuổi đến khám bệnh tại Phòng khám Ngoại trú ở Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Hà Nội
Người dân từ 18 - 60 tuổi đến khám bệnh tại Phòng khám Ngoại trú tại bệnh viện nghiên cứu và có khả năng đáp ứng nghiên cứu và trả lời câu hỏi Đồng ý tham gia nghiên cứu
Người dân bị tâm thần, người bị mất năng lực hành vi dân sự, tai biến mạch máu não, câm điếc, sa sút trí tuệ, không biết chữ hoặc không đáp ứng được và không có khả năng trả lời câu hỏi
Người dân khám từ chối không đồng ý tham gia điều tra nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng khám Ngoại trú - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Giao thông Vận tải là nơi chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động tòa nhà dịch vụ kỹ thuật cao, với khu vực khám dành riêng cho các cán bộ, người dân có nhu cầu khám sàng lọc chất lượng cao Đối tượng đến khám tại bệnh viện đa dạng lứa tuổi từ những người trưởng thành đang đi học, đang đi làm, đến người già hưu trí đã về hưu nên việc chọn lựa đối tượng nghiên cứu từ 18 – 60 tuổi rất phù hợp với đề tài Tại Phòng khám Ngoại trú Bệnh viện có đội ngũ Thầy thuốc có trình độ cao, Thạc sỹ, chuyên khoa cấp II, chuyên khoa cấp I, và Bác sỹ có kỹ thuật chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tình với người bệnh, giải thích tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bệnh tật và bệnh tăng huyết áp hỗ trợ đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn Đặc biệt, Bệnh viện được đầu tư hệ thống các trang thiết bị máy móc hiện đại nhất khu
Thư viện ĐH Thăng Long vực có thể khám và phát hiện các bệnh lý trong cơ thể trong đó có máy đo huyết áp chuyên nghiệp với kết quả chính xác cao đảm bảo tính chính xác trong số liệu đề tài Song song với việc khám bệnh và thu thập thông tin sơ cấp dựa trên bộ phiếu hỏi, chúng tôi kết hợp các thông tin thứ cấp có sẵn bằng việc tra hồ sơ bệnh án cũ của đối tượng nghiên cứu để chẩn đoán đúng và chính xác hơn
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Đề tài sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và kết hợp điều tra nghiên cứu bằng bộ phiếu hỏi và sử dụng số liệu thứ cấp tại Phòng Khám Ngoại Trú Bệnh viện Giao thông vận tải
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Tính theo công thức tính cỡ mẫu, ước lượng tỷ lệ trong nghiên cứu:
𝑑 2 Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
Z1-α/2: Là Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa thống kê α
= 0,05) → Z1-α/2= 1,96 p : Tỷ lệ ước đoán người từ 18 đến 60 tuổi bị THA p = 0,25; p được lựa chọn theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Thị Thùy Dương (2016)
[11] d : là sai số tuyệt đối, chọn d = 0,04
Vậy với các tham số trên, cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu tính được theo công thức 𝑛 = 450 Để dự phòng mất mẫu chúng tôi lấy tròn 500 đối tượng tham gia nghiên cứu
Cách chọn mẫu thuận tiện với Người dân từ 18 đến 60 tuổi đến khám chữa bệnh tại Phòng khám Ngoại trú ở Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội và tiêu chuẩn chọn đối tượng có khả năng đáp ứng; trả lời câu hỏi; đồng ý tham gia nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu khám ngoại trú tại bệnh viện đủ điều kiện sẽ được phỏng vấn thông tin bằng bộ công cụ câu hỏi đã được thiết kế phù hợp sau đó kiểm tra chiều cao, cân nặng, huyết áp
Phân chia đối tượng nghiên cứu theo các nhóm tuổi: từ 18 – 40 tuổi; từ 41 – 50 tuổi; từ 51 – 60 tuổi; để phỏng vấn, so sánh, phân tích theo mục tiêu nghiên cứu đề ra
Thư viện ĐH Thăng Long
Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2 1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
TT Biến số Phân loại biến số
Chỉ số Cách thu thập Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
1 Tuổi Biến rời rạc Tỷ lệ đối tượng phân theo nhóm tuổi
2 Giới Biến nhị phân Tỷ lệ giới tính
3 Nghề nghiệp Biến danh mục Tỷ lệ đối tượng phân theo nghề nghiệp
Biến thứ hạng Tỷ lệ đối tượng phân theo trình độ học vấn
5 Chiều cao Biến liên tục Chiều cao trung bình Đo trực tiếp
6 Cân nặng Biến liên tục Cân nặng trung bình Đo trực tiếp
Mục tiêu 1: Thực trạng bệnh tăng huyết áp
7 Chỉ số BMI Biến nhị phân Tỷ lệ đối tượng bị thừa cân, béo phì
= cân nặng (kg) / (chiều cao (m) bình phương)
8 Huyết áp Biến liên tục Tỷ lệ đối tượng tăng huyết áp theo phân độ WHO Đo trực tiếp
9 Chế độ ăn Biến nhị phân Tỷ lệ đối tượng bị ăn mặn
10 Sử dụng đồ uống có cồn
Biến nhị phân Tỷ lệ đối tượng sử dụng đồ uống có cồn
11 Rèn luyện thể dục, thể thao
Biến nhị phân Tỷ lệ đối tượng rèn luyện thể dục, thể thao
Thư viện ĐH Thăng Long
Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
TT Biến số Phân loại biến số
- Thừa cân, béo phì, BMI
- Ăn mặn, ăn nhiều đường và chế độ ăn uống dinh dưỡng không khoa học
- Sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu
- Sử dụng thuốc lá, thuốc lào
- Ít rèn luyện thể dục thể thao
- Tiền sử người thân bị THA
- Mắc các bệnh kết hợp khác
- Theo dõi và kiểm tra HA định kỳ
Biến độc lập Tính OR
13 Tăng Huyết Áp Biến phụ thuộc
Nhóm chỉ số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Tính theo năm dương lịch
- Cân nặng: Đơn vị tính là ki-lô-gam (kg) với 1 số lẻ sau số thập phân
- Chiều cao: Đơn vị tính là cen-ti-met (cm); chỉ số BMI tính đơn vị mét (m)
- Nghề nghiệp: Là công việc chính trong 12 tháng qua (nông dân, công nhân, tư nhân, công chức viên chức, tự do hay hưu trí)
- Trình độ học vấn: Là lớp học cao nhất mà ĐTNC đã học xong
Nhóm chỉ số về các yếu tố nguy cơ
Phân độ tăng huyết áp: Phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân theo chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương cao hơn Theo Báo cáo lần thứ 7 của Liên Ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp [34]
Bảng 2.2 Phân loại các mức độ tăng huyết áp
Huyết áp (mmHg) Tâm thu Tâm trương
Nguồn: Liên Ủy ban Quốc gia về Phòng ngừa, Phát hiện, Đánh giá và Điều trị Huyết áp cao (viết tắt là JNC 7) [34]
Các tiêu chuẩn trên chỉ dùng cho những người hiện tại không dùng các thuốc hạ áp và không trong tình trạng bệnh cấp tính Đạt huyết áp mục tiêu: Tăng huyết áp là bệnh phải điều trị liên tục, kéo dài và thậm chí suốt đời, trong quá trình dùng thuốc, chỉ số huyết áp trở về bình thường (5mmHg thì lấy huyết áp trung bình của 2 lần đo Hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp và đang được điều trị
- Không đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn thời gian mỗi lần đo tùy thuộc vào nhu cầu cũng như đặc tính sinh lý của từng người
Thư viện ĐH Thăng Long
- Kết quả đo của đối tượng nghiên cứu sẽ được máy in ra tại thời điểm đo kiểm tra huyết áp để lưu trữ dữ liệu bệnh án bệnh nhân.
Xử lý và phân tích số liệu
- Hiệu chỉnh và xử lý số liệu thô trước khi tiến hành nhập liệu: Nghiên cứu viên kiểm tra các phiếu phỏng vấn xem có đủ thông tin và đạt yêu cầu hay chưa, những phiếu phỏng vấn đạt yêu cầu mới được đưa vào nhập liệu
- Thiết kế bộ nhập và nhập số liệu bằng phần mềm Epidata, sau đó chuyển dữ liệu sang phần mềm SPSS để phân tích
- Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và nhập bằng phần mềm SPSS 20.0
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thông kê y học ứng dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích
- Thống kê mô tả: lập bảng phân bố tần số của các biến số
- Thống kê phân tích: phân tích mối liên quan giữa việc kiểm tra huyết áp với một số yếu tố chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích sự khác nhau (sử dụng phép kiểm định χ 2 với khoảng tin cậy 95%, α = 0,05) và đo lường nguy cơ qua tính tỷ suất chênh OR (95%Cl), p value và sử dụng mô hình phân tích đa biến (hồi quy logistic) để loại trừ các yếu tố gây nhiễu, mối liên quan của các yếu tố với huyết áp của đối tượng nghiên cứu
2.6 Sai số và biện pháp khống chế
Sai số nghiên cứu Biện pháp khống chế
Sai số trong quá trình phỏng vấn;
Việc sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu trong quá trình phỏng vấn sẽ không tránh khỏi những sai số nhất định
- Xây dựng thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn đơn giản dễ hiểu nhất phù hợp sát với mục tiêu nghiên cứu, gần gũi thân thiện được sự tin tưởng với đối tượng nghiên cứu, tạo cho họ sự thoải mái yên tâm để trả lời câu hỏi một cách chính xác
- Kiểm tra tính đầy đủ của các thông tin, những phiếu không đảm bảo yêu cầu thì tiến hành phỏng vấn lại hoặc loại bỏ và phỏng vấn đối tuợng mới để bổ sung
- Lựa chọn những người có kinh nghiệm trong phỏng vấn, trước khi điều tra, tiến hành hội ý thống nhất các kỹ thuật phỏng vấn
- Tập huấn kỹ cho điều tra viên về sử dụng bộ phiếu điều tra Sai số nhớ lại;
Các đối tượng được phỏng vấn có thể sẽ trả lời không chính xác, trả lời qua loa, các đối tượng trong độ tuổi lao động ngại tiết lộ thông tin đi xin việc hoặc bổ nhiệm chức vụ cần bí mật hoặc họ không biết không nhớ hết mọi chi tiết để trả lời nghiên cứu
- Thiết kế bộ câu hỏi hạn chế các câu hỏi nhớ lại, thông tin cần hỏi không quá xa so với hiện tại
Thư viện ĐH Thăng Long
Sai số trong thiết kế phiếu điều tra; - Thử nghiệm và hoàn chỉnh Bộ phiếu phỏng vấn trước khi áp dụng vào thực địa Thu thập đầy đủ các thông tin trong bộ câu hỏi
Sai số đo chiều cao cân nặng; - Máy cân chính xác và thước đo chiều cao chuẩn, lựa chọn người đo có kỹ thuật
Sai số đo huyết áp; - Máy đo huyết áp chuyên nghiệp độ chính xác cao, lựa chọn người đo có kỹ thuật đúng quy trình
Sai số trong sử dụng công cụ nghiên cứu và dùng từ chuyên môn sâu;
- Lựa chọn Điều tra viên theo đúng tiêu chuẩn và tập huấn kỹ càng cho Điều tra viên tham gia nghiên cứu
- Thử nghiệm và hoàn chỉnh bộ câu hỏi nghiên cứu trước khi áp dụng vào thực địa cùng với giám sát chặt chẽ việc thu thập số liệu ở thực địa
- Lựa chọn máy đo huyết áp, đo chiều cao, cân nặng thống nhất, kiểm tra kĩ máy trước khi đo, có máy đo dự trữ và đo có cho ra phiếu in kết quả kiểm tra
Sai số do nhập dữ liệu - Thường xuyên kiểm tra số liệu trong khi nhập liệu Trong quá trình phân tích xử lý số liệu dùng phần mềm Epidata làm sạch, giá trị nào ngoài khoảng cho phép sẽ được phát hiện, loại bỏ và bổ sung
- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương Trường Đại học Thăng Long thông qua
- Đề tài khoa học được Ban Giám đốc và Khoa Khám bệnh Bệnh viện Giao thông vận tải ủng hộ và cho phép thực hiện nghiên cứu
- Các đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu
- Chỉ tiến hành nghiên cứu trên những người tự nguyện tham gia
- Các thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu
- Các số liệu thu thập đầy đủ, chính xác, trung thực và duy nhất chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học phục vụ sức khỏe cộng đồng.
Hạn chế của nghiên cứu
- Thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích kết quả nghiên cứu chỉ đề cập được một số yếu tố liên quan trong phạm vi hẹp, mang tính chất định lượng, không xác định được mối quan hệ nhân quả
- Chỉ hình thành giả thuyết về mối liên quan giữa thói quen sống, các yếu tố tiền sử, kèm theo các bệnh kết hợp, không kiểm định được giả thuyết
Do đó các kết quả nghiên cứu chưa thể đại diện cho vấn đề thực trạng bệnh tăng huyết áp cho người dân từ 18 – 60 tuổi trong cộng đồng
- Phần thông tin thực hành trong nghiên cứu được thu thập dựa trên hình thức phỏng vấn dựa trên định lượng nên tính giá trị hạn chế hơn so với việc được quan sát trực tiếp khi bệnh nhân khám bệnh
Thư viện ĐH Thăng Long
Sơ đồ nghiên cứu
Người dân khám ngoại trú THA
Phỏng vấn và theo dõi kiểm tra THA
Thông tin người dân khám ngoại trú THA
Khoa khám bệnh (Đo kiểm tra huyết áp)
-Một số thói quen như hút thuốc uống rượu bia, chế độ ăn,
-Chỉ số huyết áp hiện tại và kiến thức THA
-Theo dõi huyết áp và khám sức khỏe định kỳ
-Đo chiều cao cân nặng tính chỉ số BMI
-Tiền sử bệnh THA có biến chứng hay bệnh kết hợp không
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Tổng hợp một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (nP0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn Dưới THPT 4 0,8
Tình trạng gia đình Sống một mình 114 22,8
Kết quả tại Bảng 3.1 Từ số liệu nghiên cứu các đối tượng và áp dụng công thức tính ta có được bảng tổng hợp một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Sau đây chúng tôi sẽ phân tích kết quả thu được của từng đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.2 Giới tính của đối tượng nghiên cứu (nP0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả tại Bảng 3.2 cho thấy, giới tính của đối tượng nghiên cứu như sau: nam chiếm tỷ lệ là 56,6% và nữ chiếm tỷ lệ 43,4% Số lượng đối tượng là nam giới tham gia nghiên cứu lớn hơn nữ giới (56,6% > 43,4%)
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu (nP0)
Biểu đồ 3.1 cho thấy, màu xanh tương ứng tỷ lệ nam giới là 56,6% Màu cam tương ứng với tỷ lệ nữ giới là 43,4% Tỷ lệ nam giới tham gia nghiên cứu cao hơn nữ giới (56,6% so với 43,4%)
Bảng 3.3 Tuổi của đối tượng nghiên cứu (nP0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Mean7,41 Kết quả tại Bảng 3.3 cho thấy, độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 37,41 tuổi (Mean7,41); trong đó độ tuổi từ 18-40 chiếm tỷ lệ cao nhất 59,8%, nhóm tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ thấp nhất 19,2%, nhóm tuổi từ 51-60 chiếm tỷ lệ 21%
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu (nP0)
Biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu độ tuổi 18 – 40 (màu xanh) là 59,8% Độ tuổi 41 – 50 (màu cam) là 19,2% độ tuổi 51 – 60 (màu ghi) là 21,0%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (nP0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn Dưới THPT 4 0,8
Kết quả tại Bảng 3.4 cho thấy, Có 99,2% đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn từ THPT trở lên và chỉ 0,8% đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn dưới THPT
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Biểu đồ 3.3 cho thấy, Có tỷ lệ 99,2% đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn từ THPT trở lên (màu xanh) và chỉ tỷ lệ 0,8% đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn dưới THPT (màu cam)
Từ THPT trở lên Dưới THPT
Bảng 3.5 Tình trạng gia đình của đối tượng nghiên cứu (nP0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Tình trạng gia đình Sống một mình 114 22,8
Sống cùng gia đình 386 77,2 Kết quả tại Bảng 3.5 cho thấy, trong số đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ 77,2% đối tượng sống cùng gia đình và tỷ lệ 22,8% đối tượng sống một mình
Tỷ lệ 77,2% đối tượng sống cùng gia đình nhiều hơn tỷ lệ 22,8% đối tượng sống một mình ( 77,2% so với 22,8)
Biểu đồ 3.4 Tình trạng gia đình của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Biểu đồ 3.4 cho thấy, trong số đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ 77,2% đối tượng sống cùng gia đình (màu cam) và tỷ lệ 22,8% đối tượng sống một mình (màu xanh) Tỷ lệ 77,2% đối tượng sống cùng gia đình nhiều hơn tỷ lệ 22,8% đối tượng sống một mình ( 77,2% so với 22,8)
Sống một mình Sống cùng gia đình
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.6 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (nP0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả tại Bảng 3.6 cho thấy, về yếu tố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp tự do chiếm tỷ lệ cao nhất 40,2% thấp nhất là nông dân chiếm 0,4% Các nghề nghiệp khác như công nhân, tư nhân, công chức viên chức và hưu trí có tỷ lệ lần lượt là: 3,8%; 20,2%; 30,0%; 5,4%.
Biểu đồ 3.5 Nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu (nP0)
Biểu đồ 3.5 cho thấy, sự khác nhau về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ lần lượt là: 0,4%; 3,8%; 5,4%; 20,2%; 30,0%; 40,2%; tương ứng với nghề nghiệp là: Nông dân; Công nhân; Tư nhân; Công chức viên chức; Tự do; Hưu trí
Nông dân Công nhân Tư nhân Công chức, viên chức Tự do Hưu trí
Bảng 3.7 Tiền sử mắc tăng huyết áp của người thân trong gia đình
(nP0) Tiền sử THA của người thân Số lượng Tỷ lệ (%) Ông/bà 88 17,6
Kết quả tại Bảng 3.7, cho thấy tỷ lệ 71,4% cho biết không có người thân có tiền sử tăng huyết áp và tỷ lệ 29,6% cho biết có người thân có tiền sử tăng huyết áp; tỷ lệ 17,6% cho biết có ông/bà có tiền sử tăng huyết áp; tỷ lệ 12,2% cho biết có anh/chị/em ruột có tiền sử tăng huyết áp và chỉ tỷ lệ 1,4% cho biết có bố/mẹ có tiền sử tăng huyết áp
Biểu đồ 3.6 Tiền sử mắc tăng huyết áp của người thân trong gia đình
Biểu đồ 3.6 cho thấy, đối tượng nghiên cứu tỷ lệ 71.4% cho biết không có ai người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp Tỷ lệ 17,6% cho biết có Ông/Bà mắc tăng huyết áp Tỷ lệ 12,2% cho biết có Bố/Mẹ
71.4% 1.4% Ông/Bà Anh/Chị/Em Ruột Bố/Mẹ Không Mắc Bệnh
Thư viện ĐH Thăng Long mắc tăng huyết áp Và tỷ lệ 1,4% cho biết có Anh/Chị/Em ruột mắc bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.8 Tổng hợp một số đặc điểm về hành vi sức khỏe của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Hành vi sức khoẻ Số lượng Tỷ lệ (%)
Thích ăn mặn Không ăn mặn 340 68
Từ 5 lần/tuần trở lên 27 5,4
Hoạt động thể thao Không 234 46,8
Từ 5 lần/tuần trở lên 46 9,2 Kết quả Bảng 3.8 Từ số liệu nghiên cứu các đối tượng và áp dụng công thức tính ta có được bảng tổng hợp một số đặc điểm hành vi sức khỏe của đối tượng nghiên cứu Sau đây chúng tôi sẽ phân tích kết quả thu được của từng đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.9 Đặc điểm ăn mặn của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Hành vi sức khoẻ Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.9 Cho thấy, trong số đối tượng nghiên cứu có 160 đối tượng thích ăn mặn tương ứng với tỷ lệ là 32% Có 340 đối tượng không thích ăn mặn tương ứng với tỷ lệ là 68%
Biểu đồ 3.7 Đặc điểm ăn mặn của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ 32,0% đối tượng nghiên cứu có thói quen ăn mặn
Tỷ lệ 68% đối tượng nghiên cứu không có thói quen ăn mặn
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.10 Đặc điểm hút thuốc của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Hành vi sức khoẻ Số lượng Tỷ lệ (%)
Từ 5 lần/tuần trở lên 27 5,4
Kết quả Bảng 3.10 Cho thấy, trong số đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ 76,4% đối tượng không hút thuốc Tỷ lệ 3% đối tượng hút thuốc 1 lần/tuần
Tỷ lệ 15,2% đối tượng hút thuốc từ 2 đến 4 lần/tuần Tỷ lệ 5,4% đối tượng hút thuốc từ 5 lần/tuần trở lên
Biểu đồ 3.8 Đặc điểm hút thuốc của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Biểu đồ 3.8 cho thấy, trong số các đối tượng nghiên cứu có thói quen hút thuốc tỷ lệ lần lượt là: 76,4%; 3,0%; 15,2%; 5,4%; tương ứng với: không hút thuốc; hút thuốc 1 lần/tuần; hút thuốc từ 2-4 lần/tuần; hút thuốc từ 5 lần/tuần trở lên
Không 1 lần/tuần 2-4 lần/tuần Từ 5 lần/tuần trở lên
Bảng 3.11 Đặc điểm uống rượu, bia của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Hành vi sức khoẻ Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.11 Cho thấy, trong số đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ 67,6% đối tượng không uống rượu, bia Tỷ lệ 7,4% đối tượng uống rượu, bia
1 lần/tháng Tỷ lệ 19,4% đối tượng uống rượu, bia từ 2 đến 4 lần/tháng Tỷ lệ 5,6% đối tượng uống rượu, bia từ 5 lần/tháng trở lên
Biểu đồ 3.9 Đặc điểm uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Thực trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.15 Thực trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (nP0)
Tăng huyết áp Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả tại Bảng 3.15 cho thấy có 88 đối tượng tương ứng tỷ lệ 17,6% đối tượng tham gia nghiên cứu bị tăng huyết áp
Bảng 3.16 Phân loại huyết áp của đối tượng nghiên cứu (nP0) Phân loại mức độ huyết áp Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.16 cho thấy, Trong 500 đối tượng nghiên cứu thì 412 đối tượng có chỉ số huyết áp bình thường, tương ứng với 82,6% Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị tăng huyết áp mức độ 1 nhẹ tỷ lệ là 12,2%, tăng huyết áp độ 2 trung bình tỷ lệ là 4,8%, tăng huyết áp độ 3 nặng tỷ lệ là 0,6%
Biểu đồ 3.11 Phân loại mức độ tăng huyết áp (nP0)
Phân loại mức độ tăng huyết áp
HA bình thường THA độ 1 (nhẹ) THA độ 2 (trung bình) THA độ 3 (nặng)
Bảng 3.17 Phân loại mức độ tăng huyết áp của đối tượng THA (n) Phân loại mức độ tăng huyết áp Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.17 cho thấy, trong số đối tượng bị bệnh THA là 88 đối tượng: Tỷ lệ trong số đối tượng bị bệnh THA theo mức độ thì tỷ lệ THA độ
1 nhẹ là 69,3%, tỷ lệ THA độ 2 trung bình là 15,9%, tỷ lệ THA độ 3 nặng là 3,4%
Bảng 3.18 Tổng hợp bệnh tăng huyết áp theo một số yếu tố cá nhân
(nP0) Đặc điểm Tăng huyết áp
Tình trạng gia đình Sống một mình 17 (14,9) 97 (85,1)
Trình độ học vấn < THPT 1 (25,0) 3 (75,0)
Tư nhân 18 (17,8) 83 (82,2) Công chức, viên chức 21 (14,0) 129 (86,0)
Hưu trí 17 (63,0) 10 (37,0) Kết quả Bảng 3.18, cho thấy tổng hợp thực trạng mắc bệnh tăng huyết áp theo một số yếu tố cá nhân Sau đây chúng ta phân tích kết quả thu được về một số mối liên quan giữa tăng huyết áp và yếu tố cá nhân của các đối tượng nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.19 Thực trạng bệnh tăng huyết áp theo giới (nP0) Đặc điểm Tăng huyết áp
Kết quả Bảng 3.19, cho thấy trong số nam giới có tỷ lệ tăng huyết áp là 21,6%, nữ giới có tỷ lệ tăng huyết áp là 12,4% Tỷ lệ nam giới bị tăng huyết áp cao hơn nữ giới (21,6% so với 12,4%)
Bảng 3.20 Thực trạng bệnh tăng huyết áp theo tuổi (nP0) Đặc điểm Tăng huyết áp
Có (%) Không (%) Nhóm tuổi Từ 18 - 40 tuổi 19 (6,4) 279 (93,6)
Từ 51 - 60 tuổi 41 (39,4) 63 (60,6) Kết quả Bảng 3.20 cho thấy Nhóm tuổi 51-60 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất 39,4%, tiếp theo đến nhóm tuổi từ 41-50 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp là 29,2% và thấp nhất là nhóm tuổi từ 18-40 có tỷ lệ tăng huyết áp là 6,4%
Bảng 3.21 Thực trạng tăng huyết áp theo tình trạng gia đình (nP0) Đặc điểm Tăng huyết áp
Có (%) Không (%) Tình trạng gia đình Sống một mình 17 (14,9) 97 (85,1)
Sống cùng gia đình 71 (18,4) 315 (81,6) Kết quả Bảng 3.21 cho thấy Tỷ lệ tăng huyết áp 18,4% ở đối tượng sống cùng gia đình cao hơn tỷ lệ tăng huyết áp 14,9% ở đối tượng sống 1 mình (18,4% so với 14,9%)
Bảng 3.22 Thực trạng tăng huyết áp theo trình độ học vấn (nP0) Đặc điểm Tăng huyết áp
Có (%) Không (%) Trình độ học vấn < THPT 1 (25,0) 3 (75,0)
≥ THPT 87 (17,5) 409 (82,5) Kết quả Bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ bị tăng huyết áp 25% ở đối tượng có trình độ học vấn