123 Trang 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn Lao động BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường BOD : Biochemical oxygen demand – Nhu Cầu Oxy Sinh Hóa COD : Chemic
Trang 1-o0o -
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của dự án
CẢI TẠO, NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ
MÁY NƯỚC MẶT MỸ HIỆP
Địa điểm: Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp, tháng 06 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH 8
MỞ ĐẦU 9
1 Xuất xứ của dự án 9
1.1 Thông tin chung về dự án 9
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 10
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 10
1.4 Trường hợp dự án nằm trong cụm công nghiệp Mỹ Hiệp 11
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 11
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 11
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 15
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 15
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 16
3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường 16
3.2 Tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 17
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 18
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 20
5.1 Thông tin về dự án 20
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu
Trang 45.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai
đoạn của dự án 23
5.3.1 Nước thải, khí thải 23
5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 25
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 27
5.4.1 Đối với bụi, khí thải 27
5.4.2 Đối với thu gom và xử lý nước thải 28
5.4.3 Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại 29
5.4.4 Các biện pháp giảm thiểu môi trường khác 31
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 32
Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 34
1.1 Thông tin về dự án 34
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 38
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 47
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 49
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 52
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 55
Chương 2 57
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 57
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 57
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 62
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 62
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 65
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 65
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 66
Chương 3 67
Trang 5ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 67
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 67
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường 89
3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 95
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 95
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 107
3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 117
3.3.1 Danh mục, kế hoạch xây lắp, dự toán kinh phí đối với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 117
3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 118
3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 118
3.4.1 Về hiện trạng môi trường 118
3.4.2 Về mức độ tin cậy của đánh giá 119
Chương 4 122
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 122
Chương 5 123
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 123
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 123
5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 124
Trang 6Chương 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 126
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 126
6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 126
6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 126
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔCHỨC CHUYÊN MÔN 127
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 128
1 KẾT LUẬN 128
2 KIẾN NGHỊ 128
3 CAM KẾT 128
DANH MỤC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 130
PHỤ LỤC 132
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ : An toàn Lao động BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường
BOD : Biochemical oxygen demand – Nhu Cầu Oxy Sinh Hóa COD : Chemical oxygen demand – Nhu Cầu Oxy Hóa Học CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CTNH : Chất thải nguy hại
KT-XH : Kinh tế-xã hội
NĐ – CP : Nghị định – Chính Phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSS : Total suspended solid - Tổng chất rắn lơ lửng TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam
TVMT : Tư vấn môi trường UBND : Ủy Ban nhân dân UBMTTQ : Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) CLN : Chất lượng nước
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Tọa độ của địa điểm khu đất dự án 35
Bảng 1 2 Danh mục qui mô hạng mục công trình dự án 38
Bảng 1 3 Định mức sử dụng vật liệu xây dựng tính cho 1m2 sàn nhà ở khung toàn khối 47
Bảng 1 4 Khối lượng nguyên, vật liệu phục vụ quá trình thi công xây dựng 47
Bảng 1 5 Danh mục máy móc, thiết bị 52
Bảng 1 6 Bảng kê khai thiết bị thi công chính 55
Bảng 1 7 Tiến độ thực hiện dự án 55
Bảng 2 1 Thời gian tiến hành lấy mẫu khảo sát môi trường 63
Bảng 2 2 Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát 63
Bảng 2 3 Kết quả phân tích môi trường không khí tại trung tâm dự án 64
Bảng 2 4 Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu vực nhà dân gần dự án 64
Bảng 2 5 Kết quả đo và phân tích chất lượng nước mặt 64
Bảng 3 1 Dự báo tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công, lắp đặt máy móc thiết bị 67
Bảng 3 2 Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường 70
Bảng 3 3 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe vận chuyển 70
Bảng 3 4 Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm trong không khí theo phương z 71
Bảng 3 5 Dự báo nồng độ phát thải một số chất khí từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 71
Bảng 3 6 Nguyên lý hàn và yếu tố phát sinh gây tác động 73
Bảng 3 7 Thành phần bụi khói hàn của một số que hàn 73
Bảng 3 8 Hệ số phát sinh khí thải của các loại que hàn 73
Bảng 3 9 Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt 76
Bảng 3 10 Giá trị tính toán lưu lượng nước mưa 78
Bảng 3 11 Thành phần và tính chất của nước mưa 78
Bảng 3 12 Bảng tổng hợp mức độ tác động của nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn xây dựng 78
Trang 9Bảng 3 13 Tính toán lượng chất thải rắn xây dựng 79
Bảng 3 14 Tổng hợp tác động của nguồn phát sinh CTR - CTNH trong giai đoạn xây dựng 81
Bảng 3 15 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công 82
Bảng 3 16 Cường độ gây ồn của từng nguồn trong giai đoạn xây dựng 82
Bảng 3 17 Mức ồn cộng hưởng do các phương tiện thi công gây ra 83
Bảng 3 18 Ma trận tổng hợp các tác động trong giai đoạn xây dựng 88
Bảng 3 19 Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển khi tham gia giao thông 95
Bảng 3 20 Nồng độ bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển tại các khoảng cách khác nhau 96
Bảng 3 21 Giá trị tính toán lưu lượng nước mưa 99
Bảng 3 22 Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn hoạt động 101
Bảng 3 23 Tổng hợp tác động của nguồn phát sinh CTR - CTNH trong giai đoạn vận hành 101
Bảng 3 24 Bảng mức ồn của một số loại thiết bị, phương tiện 102
Bảng 3 25 Mức ồn từ các phương tiện giao thông 103
Bảng 3 26 Mức ồn trong sinh hoạt của con người 103
Bảng 3 27 Ma trận tổng hợp tác động trong giai đoạn hoạt động 104
Bảng 3 28 Kích thước bể tự hoại 05 ngăn xử lý nước thải vệ sinh 108
Bảng 3 29 Bảng nhận diện nguy cơ Theo phân loại nguy cơ, mức tác động, biện pháp kiểm soát 113
Bảng 3 30 Danh mục, thời gian thực hiện, kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 117
Bảng 3 31 Tổng hợp mực độ tin cậy của các phương pháp thực hiện ĐTM 119
Bảng 5 1 Chương trình quản lý môi trường dự án 123
Bảng 6 1 Kết quả tham vấn 126
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Công nghệ xử lý nước sạch công suất 2.500 m3/ngày đêm 21
Hình 1 1 Bản đồ vị trí dự án 37
Hình 1 2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt 49
Hình 2 1 Hình ảnh thu mẫu quan trắc môi trường nền 63
Hình 3 1 Hình ảnh thùng rác thu gom CTR 90
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Trong những năm qua, khu vực huyện Mỹ Hiệp đã có những bước phát triển mang tính đột phá, với tốc độ phát triển kinh tế cao, nhiều doanh nghiệp mới được
thành lập, nhiều cơ sở nghề thủ công phát triển rộng, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện
đại nên đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao Cùng với sự phát triển đó là nhu cầu dùng nước sạch trong đời sống của người dân ngày càng cao và đang trở thành một đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt trong nhân dân
Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28/6/2021 về kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2021 – 2025 Theo lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp của huyện Cao Lãnh đến hết
Nhà máy nước mặt Mỹ Hiệp từ khai thác nước dưới đất chuyển sang khai thác
nước mặt với công suất 2.500 m3/ngày.đêm là vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phục vụ người dân ngày một tốt hơn, đảm bảo cung cấp nước sạch liên tục cho người dân sử dụng
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày
10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp xét thấy dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo Điểm a, Khoản 4, Điều 37 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
mục 11 của Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tại khoản 3 điều 35 của Luật bảo vệ môi trường Vì vậy, Công
ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi
Trang 12trường cho dự án
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Báo cáo kinh kế kỹ thuật của dự án “Cải tạo, nâng công suất Nhà máy nước mặt Mỹ Hiệp” công suất 2.500 m3/ngày.đêm do Công ty CP Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp phê duyệt
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi
- Đối với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050, về cơ bản dự án hoàn toàn phù hợp với các quan điểm, mục tiêu
và tầm nhìn về kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm môi trường như, các tác động xấu gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường được chủ động phòng ngừa, kiểm soát
Nhà máy nước mặt Mỹ Hiệp có diện tích 0,6308 ha phù hợp theo QCVN
01/2021/BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây Dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Dự án phù hợp theo Nghị quyết số 372/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020
của Hội đồng nhân dân Tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 - 2025);
Dự án phù hợp theo Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28/06/2021 của Ủy
ban nhân dân Tỉnh về ban hành kế hoạch cấp nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Tỉnh;
Dự án phù hợp theo Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 11/01/2022 của Ủy
Trang 13ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch Thực hiện chỉ tiêu nước sạch nông thôn theo nghị quyết phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Dự án phù hợp theo Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28/6/2021 của Ủy
ban nhân dân Tỉnh về kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025
Dự án phù hợp theo Quyết định 23/2016/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 Quy
định về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Dự án phù hợp theo Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 21/04/2022 về thực
hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
1.4 Trường hợp dự án nằm trong cụm công nghiệp Mỹ Hiệp
Dự án nằm trong Cụm Công nghiệp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp CCN Mỹ Hiệp Diện tích: 65,446 ha tại Quốc lộ 30, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp Chủ cơ sở hạ tầng: Ủy ban nhân dân tỉnh huyện Cao Lãnh
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có
liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM của dự án được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp luật và kỹ thuật được trình bày cụ thể dưới đây
* Luật
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/06/2006;
- Luật Tài nguyên nước ngày 21/06/2012;
- Luật Phòng cháy chữa cháy ngày 22/11/2013;
- Luật đất đai ngày 29/11/2013;
- Luật xây dựng ngày 18/06/2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng ngày 17/06/2020;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/06/2015
Trang 14- Luật an toàn thực phẩm ngày 17/06/2010
* Nghị định
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi
trường lao động;
- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/05/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị Định 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ về hướng dẫn
luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động;
- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về Sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi
một số nghị định hướng dẫn luật đất đai;
- Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 19/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ;
- Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 của Chính phủ quy định việc
quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi
Trang 15phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BXD năm 2020 hợp nhất Nghị định về thoát
nước và xử lý nước thải do Bộ Xây dựng ban hành ngày 27/04/2020
* Thông tư
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng bộ Tài
nguyên và môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ trưởng bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trương;
- Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng bộ
Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động;
- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ trưởng bộ Xây dựng
về quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng bộ
Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật
tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ngày 14/09/2018 của Bộ trưởng bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ trưởng bộ Xây dựng
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng bộ Giao
thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Trưởng bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư hướng dẫn
Trang 16- Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ trưởng bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng bộ Y tế ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số
41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt
* Quyết định
- Quyết định số 1482/QĐ-UBND-HC ngày 25/09/2020 của Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Đồng tháp về việc ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
- Quyết định số 24/2023 ngày 22/05/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp về
việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
- QCĐP 01/2023/ĐT- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
- QCVN 01-01:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
Trang 17- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy
hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước
- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới
hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp
xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
- TCVN 33:2006/BXD - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 51:2008/BXD - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài
– Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1400101205 chứng nhận lần
đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 27/09/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 17/03/2022
Thông tin về thửa đất của chủ dự án như sau:
Mục đích sử dụng
đất
Thời hạn sử dụng đất
1 216 10 CT06380 6308,0 Đất cơ sở sản xuất
phi nông nghiệp 15/10/2064
(Nguồn: Công ty CP Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp)
- Thông báo số 225/TB-UBND ngày 25/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án Trạm cấp nước Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp
- Giấy phép số 1022/GP-UBND ngày 21/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt của nhà máy nước mặt Mỹ Hiệp
- Công văn số 3174/STNMT-CCBVMT ngày 07/10/2020 của Sở Tài
nguyên và Môi trường Đồng Tháp về việc xử lý bùn thải phát sinh từ hệ thống xử
Trang 18lý nước cấp sinh hoạt.
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án “Cải tạo, nâng công suất Nhà máy nước mặt
Mỹ Hiệp” tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp do Chủ dự án tự phê duyệt;
Số liệu hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án do Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện;
Số liệu điều tra kinh tế xã hội khu vực dự án do Công ty Cổ phần Cấp nước
và môi trường đô thị Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện;
Các hồ sơ thuyết minh thiết kế, bản vẽ và hợp đồng liên quan của dự án
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm công tác ngoại nghiệp và công tác nội nghiệp như sau:
Bước 1: Tư vấn môi trường (TVMT) tiến hành Nghiên cứu và thu thập các tài liệu về Dự án và các tài liệu liên quan đến Dự án;
Bước 2: TVMT lập kế hoạch và tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực dự án và chụp ảnh thị sát Trong quá trình này, TVMT phối hợp cùng Tư vấn thiết kế (TVTK) để trao đổi các phương án phòng ngừa, giảm thiểu các tác động môi trường ngay trong quá trình thi công của Dự án;
Bước 3: TVMT làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự
án (bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến cho Dự án);
Bước 4: TVMT tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, hệ thủy sinh ), điều tra kinh tế - xã hội và tham vấn cộng đồng các địa phương/tổ chức bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Dự án Trong quá trình khảo sát và
tham vấn cộng đồng;
Bước 5: Sau khi có các kết quả khảo sát môi trường và kết quả tham vấn cộng đồng tại địa phương, TVMT về tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn cộng đồng, sàng lọc các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo và lập báo
Trang 19cáo ĐTM hoàn chỉnh;
Bước 6: TVMT nộp báo cáo ĐTM tới chủ dự án trình nộp báo cáo ĐTM đến Cơ quan thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt
3.2 Tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Chủ Dự án: Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp
- Đại diện: Ông Trần Văn Tấn Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Địa chỉ liên hệ: Số 33, Lê Văn Mỹ, Phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
- Đại diện: Ông Nguyễn Hiếu Nhẫn Chức vụ: Giám Đốc
- Địa chỉ: QL 30, ấp An Lạc, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Báo cáo ĐTM dự án “Cải tạo, nâng công suất Nhà máy nước mặt Mỹ Hiệp”
do Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp chủ trì với sự tư
vấn của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng tư vấn thủ tục hành chính về tài nguyên và môi trường Ngoài ra, Trung tâm còn có chức năng quan trắc môi trường với mã số Vimcert 109 theo đúng Nghị định 127/2014/NĐ-
CP, quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Danh sách thành viên lập báo cáo như sau:
Họ và Tên Chức danh Học vị/
Chuyên ngành
Trần Văn Tấn Tồng Giám đốc - - Ký duyệt báo
Bình
ThS/Trưởng phòng
Hóa; Môi
Phụ trách tổng hợp báo cáo Nguyễn Quốc
Trang 20Họ và Tên Chức danh Học vị/
Chuyên ngành
và khảo sát hiện trường Nguyễn Văn
Thứ
KS/Quan trắc
viên Môi trường 4
Phụ trách Mở đầu và chương
2
Bùi Hữu An KS/Quan trắc
viên Môi trường 3
Quan trắc môi trường nền
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng dựa trên “Hướng dẫn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường” do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành
Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường này tuân thủ theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
Trong quá trình thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
a) Phương pháp Đánh giá nhanh
Phương pháp này sử dụng các nghiên cứu sẵn có về mức độ phát thải ô
nhiễm của các loại hình hoạt động do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xuất bản vào
năm 1993, UNEP&AIT 2012 để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô
nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án Đây là phương pháp quan trọng trong công tác lập báo cáo ĐTM
b) Phương pháp Lập bảng liệt kê (Check list)
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án
nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường
Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề
môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết
c) Phương pháp Ma trận
Phương pháp này sử dụng bảng với các cột thể hiện các khía cạnh môi
Trang 21giữa hàng và cột thể mức độ tác động được cụ thể hóa bằng điểm số Điểm càng cao mức độ tác động càng lớn và ngược lại
d) Phương pháp So sánh
So sánh kết quả đo đạc khảo sát tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán lý thuyết với tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường để đánh giá các tác động của dự án
Ngoài ra, phương pháp so sánh còn dùng để đối chiếu các dự án đã triển
khai có tính chất tương tự như dự án sắp triển khai, nhằm xác định chính xác các
tác động thực tiễn của dự án đến môi trường, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp giảm thiểu
e) Phương pháp Điều tra, khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế địa hình, địa mạo, tương quan vị trí dự án với khu vực xung quanh
f) Phương pháp Đo đạc và phân tích môi trường
Đo đạc, lấy mẫu không khí, nước mặt tại hiện trường và phân tích trong
phòng thí nghiệm để xác định hiện trạng chất lượng môi trường nền: không khí,
nước mặt tại khu vực dự án
g) Phương pháp Nghiên cứu tài liệu
Tài liệu liên quan đến dự án do chủ đầu tư cung cấp;
Tài liệu về phương pháp ĐTM;
Tài liệu về phương pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường;
Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan
h) Phương pháp Phân tích cây nguyên nhân – kết quả
Phương pháp này xác định mối quan hệ ràng buộc giữa bản chất và hiện tượng; những hậu quả gây ra bởi các nguồn gây ô nhiễm môi trường, từ đó đề xuất
các giải pháp giảm thiểu sự hình thành “nguyên nhân”
Trang 22STT Phương pháp Nội dung, chương áp dụng
1 Phương pháp đánh giá
nhanh
Áp dụng tại Chương 3 trong phần tính toán tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm
2 Phương pháp ma trận Áp dụng trong Chương 3 để tổng hợp các tác động cuối mỗi giai đoạn của dự án
3 Phương pháp check list
Áp dụng tại Chương 3 trong các bảng thống
kê và tổng hợp các nguồn phát sinh ứng với các khía cạnh môi trường và mức độ tác
động
4 Phương pháp so sánh
Áp dụng tại Chương 2, 3 để so sánh các kết quả quan trắc môi trường, các kết quả tính toán bụi, tiếng ồn,… với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia
5 Phương pháp nghiên cứu
tài liệu Áp dụng trong toàn bộ báo cáo ĐTM
6 Phương pháp phân tích
cây nguyên nhân – kết quả
Áp dụng tại Chương 3 khi phân tích các nguyên nhân làm phát sinh khía cạnh môi
trường và nguyên nhân gây nên các tác động đến các đối tượng tại dự án và lân cận
7 Phương pháp điều tra,
khảo sát
Thực hiện khi tổ chức khảo sát vị trí và các
đối tượng xung quanh dự án nhằm mô tả vị
trí dự án và hiện trạng dự án trong Chương 1,
2
8 Phương pháp đo đạc và
phân tích môi trường
Áp dụng tại Chương 2 trong phần đầu phân tích chất lượng môi trường nền của dự án để
làm cơ sở đánh giá tại Chương 3
9 Phương pháp thống kê
Áp dụng tại Chương 3 để thống kê các nguồn
phát sinh, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
Tên dự án “CẢI TẠO, NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY NƯỚC MẶT
MỸ HIỆP”
Địa chỉ thực hiện: Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Chủ dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỒNG THÁP
Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: nước sạch đạt QCĐP: 01/2023/ĐT- Quy chuẩn
kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Tổng diện tích khu đất: 6.308 m²
Trang 23Công suất dự án là 2.500 m 3 /ngày.đêm
Phạm vi, quy mô, công suất:
Nâng công suất và chuyển đổi từ khai thác nước dưới đất sang nước mặt của nhà máy hiện trạng từ 1.680 m3/ngày đêm lên 2.500 m3/ngày đêm Trong quá
trình thi công xây dựng cải tạo nhà máy nước vẫn hoạt động, sau khi thi công xong và vận hành thì ngưng khai thác nước dưới đất và làm thủ tục chuyển sang
dự phòng
Cấp nước sạch đảm bảo lưu lượng, chất lượng theo quy định của Bộ y
tế cho các hộ dân thuộc xã Mỹ Hiệp và vùng lân cận thuộc huyện Cao Lãnh
Công nghệ sản xuất:
Công nghệ xử lý nước sạch 1.680 m3/ngày.đêm hiện trạng: nước dưới đất tại giếng khoan nhà máyTrạm bơmBể phản ứngBể lọc áp lực Bể chứa
nước sạch Trạm bơm cấp II Mạng lưới phân phối nước
Công nghệ xử lý nước sạch sau cải tạo, nâng công suất 2.500 m3/ngày đêm:
nước thô tại sông Cái Nhỏ (khai thác bằng công trình trạm bơm cấp I) Thiết bị trộn thủy lực Cụm thiết bị phản ứng và lắng (gồm bể phản ứng và bể lắng
lamella) Cụm thiết bị lọc trọng lực Bể chứa nước sạch Trạm bơm nước
cấp II Mạng lưới cấp nước (sau cải tạo tận dụng lại bể chứa nước sạch)
Hình 1 Công nghệ xử lý nước sạch công suất 2.500 m 3 /ngày đêm
PAC Nước thô sông Cái Nhỏ
Trang 24đến môi trường
a) Hạng mục công trình hiện hữu
− Cụm xử lý nước công suất 1.680m3/ngày.đêm
− Cụm thiết bị phản ứng và lọc áp lực diện tích 69m2;
− Bể chứa nước sạch 500m3
b) Các hạng mục công trình xây dựng cải tạo
Cải tạo, nâng công suất nhà máy nước Mỹ Hiệp hiện có lên công suất 2.500
m3/ngày.đêm với các hạng mục cải tạo: Cầu lấy nước, San lấp mặt bằng+đường
nội bộ+hệ thống thoát nước, Nhà bao che+trạm bơm cấp II+cầu thang+sàn thao tác; Đường ống công nghệ & thiết bị; Hệ thống điện Các hạng mục như sau:
Hạng mục công trình chính:
e) Trạm bơm cấp II + Nhà điều hành 42 Xây mới
i) Ao lắng bùn 01 (Ao tự nhiên) 2.544 Tận dụng
j) Ao lắng bùn 02 (Ao tự nhiên) 456 Tận dụng
Hạng mục công trình phụ trợ: Đường giao
(Nguồn: Công ty CP Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp)
c) Các hoạt động của dự án
- Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường diễn ra giai
đoạn thi công, xây dựng: Các hoạt động phát sinh bụi, khí thải do các phương tiện
vận chuyển vật tư, thiết bị máy móc; khói hàn; bốc dỡ, tập kết; thi công hoàn thiện các công trình; lắp đặt máy móc thiết bị; nước mưa chảy tràn, nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng và nước thải từ hoạt động xây dựng; chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tại công trường; chất thải rắn từ hoạt động xây dựng; chất thải nguy hại và hoạt động của Nhà máy cấp nước hiện hữu
- Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường diễn ra trong giai đoạn vận hành:
Trang 25Sau khi vận hành nhà máy nước ngưng sử dụng khai thác nước dưới đất chuyển sang khai thác nước mặt cung cấp nước sạch
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân dự án; nước mưa chảy tràn trên bề mặt của dự án
+ Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào dự án, máy bơm, mùi từ khu tập kết rác, bùn thải
+ Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn từ quá trình thiết bị xửlý
nước; bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước cấp; chất thải từ quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và vật dụng hư hỏng có chứa thành phần nguy hại; + Tiếng ồn và độ rung từ các phương tiện tham gia giao thông ra vào khu vực dự án, các máy bơm;
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai
đoạn của dự án
5.3.1 Nước thải, khí thải
A Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải
a) Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
Nguồn phát sinh: Nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân
xây dựng và công nhân làm việc tại nhà máy
Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công (khoảng 10 người): 10 người×45 lít/người/ngày = 0,45 m3/ngày
Nước thải sinh hoạt của công nhân tại nhà máy hiện trạng (gồm 6 người
nhưng 4 người thi công ngoài, chỉ còn 2 người ở trạm 1 trực vận hành và 1 làm công tác văn phòng) 2 người×45 lít/người/ngày 0,09 m3/ngày
Tính chất: Thành phần nước thải chứa nhiều cặn lơ lửng, đất cát, dầu mỡ
từ máy móc, thiết bị Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng cặn lơ lửng (SS), các hợp chất (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N/P) và vi sinh gây bệnh Nước thải chảy tràn cuốn theo đất đá, chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan
Nước mưa chảy tràn: lưu lượng nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án
khoảng 52,45 m3/giờ (lượng nước mưa chảy tràn tính toán theo TCXDVN 51:2008/BXD tính toán trang 79), so với tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch
b) Trong giai đoạn vận hành
Trang 26Nước thải từ hoạt động của công nhân (gồm 6 người nhưng 4 người thi công ngoài nên chỉ còn 2 người ở trạm 1 trực vận hành và 1 làm công tác văn
phòng): 2 người×45 lít/người/ngày = 0,09 m3/ngày.đêm; nước thải rửa lọc khoảng
20,5 m3/lần (3 ngày/lần)
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
Nguồn phát sinh: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất
Quy mô: Nước thải từ hoạt động của công nhân (gồm 7 người nhưng 5 người thi công ngoài nên chỉ còn 2 người ở trạm 1 trực vận hành và 1 làm công tác văn phòng): 2 người×45 lít/người/ngày = 0,09 m3/ngày.đêm; nước thải rửa lọc khoảng 37,5 m3/lần (3 ngày/lần)
Tính chất: Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bỏ, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD),
các chất dinh dưỡng (N/P) và vi sinh gây bệnh (Coliforms/E.Coli)
Nước mưa chảy tràn: lưu lượng nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án khoảng 55,37 m3/giờ (lượng nước mưa chảy tràn tính toán theo TCXDVN 51:2008/BXD tính toán trang 100)
B Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải
a) Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
Nguồn phát sinh: quá trình đào đất; từ máy móc, thiết bị thi công; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu; quá trình thi công xây dựng; quá trình lưu trữ chất thải rắn
Quy mô:
+ Bụi, khí thải từ quá trình đào đất các công trình ngầm chủ yếu ảnh hưởng
đến công nhân trên công trường;
+ Bụi, khí thải phát sinh có nồng độ tại trung tâm nhà máy cấp nước 0,070 mg/m3; tại khu vực gần nhà dân 0,0572 mg/m3 (phiếu kết quả quan trắc không khí
tại khu vực ngày 12/05/2023 đính kèm phụ lục)
+ Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển chủ yếu ảnh hưởng đến
người dân sống dọc 2 bên đường;
Tính chất của bụi, khí thải: bụi, khí thải ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mắt,
da, kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về đường hô
hấp như viêm phổi, viêm phổi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi
b) Trong giai đoạn vận hành
Trang 27* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
Bụi, khí thải phát sinh có nồng độ tại trung tâm nhà máy cấp nước 0,070
mg/m3; tại khu vực gần nhà dân 0,0572 mg/m3 (phiếu kết quả quan trắc không khí
tại khu vực ngày 12/05/2023 đính kèm phụ lục)
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
Mùi phát sinh khu tập kết rác, nhà vệ sinh chứa NH3, H2S,
5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại
A Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải rắn thông thường
a) Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng và công nhân làm việc tại nhà máy hiện trạng, chất thải rắn xây dựng, CTR sản xuất của nhà máy hiện trạng
Quy mô: CTR sinh hoạt của công nhân đến xây dựng (10 người) và công nhân làm việc tại nhà máy hiện trạng (2 người): 12 người×1 kg/người/ngày = 12
kg/ngày; CTR xây dựng khoảng 3,98 tấn/cả giai đoạn thi công(Theo Quyết định
số 1329/QĐ-BXD ngày 19/12/2016, định mức hao hụt vật liệu xây dựng trong thi công, tính toán trang 80)
Tính chất của CTR: CTR sinh hoạt có tỷ lệ chất hữu cơ cao, dễ phân hủy gây ruồi, muỗi, mùi hôi CTR xây dựng chủ yếu là cốp pha, sắt thép vụn, bao bì
b) Trong giai đoạn vận hành:
* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
Quy mô: CTR sinh hoạt: 2 người×1 kg/người/ngày = 2 kg/ngày
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
Nguồn phát sinh: chất thải rắn sinh hoạt, bùn thải
Quy mô: CTR sinh hoạt: 2 người×1 kg/người/ngày = 2 kg/ngày và bùn thải
từ quá trình xử lý nước khoảng 104 kg/ngày (chi tiết tính toán trang 102)
Tính chất: CTR sinh hoạt có tỷ lệ chất hữu cơ cao, dễ phân hủy gây ruồi,
muỗi, mùi hôi,…
B Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
Trang 28Nguồn phát sinh: CTNH từ hoạt động xây dựng và từ quá trình hoạt động của nhà máy hiện trạng
Quy mô: Dầu mỡ, giẻ lau, phụ gia ngành xây dựng khoảng 10 kg trong
suốt quá trình xây dựng và CTNH từ hoạt động của nhà máy hiện trạng khoảng
20 kg/năm
b) Trong giai đoạn vận hành:
* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
Quy mô: Dầu mỡ thải, pin, ắc quy chì thải, bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in, bao bì, chai lọ chứa hóa chất, phát sinh trong giai đoạn vận hành khoảng
20 kg/năm
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
Nguồn phát sinh: quá trình hoạt động của nhà máy
Quy mô: Dầu mỡ thải, pin, ắc quy chì thải, bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in, bao bì, chai lọ chứa hóa chất, phát sinh trong giai đoạn vận hành khoảng
38 kg/năm
5.3.3 Tiếng ồn, độ rung
a) Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
+ Nguồn phát sinh: từ hoạt động máy móc thiết bị thi công và hoạt động xây dựng công trình, từ máy bơm nước tại nhà máy hiện hữu
+ Quy mô: phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn và phạm vi ảnh
hưởng nhỏ
+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
b) Trong giai đoạn vận hành:
* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
+ Nguồn phát sinh: từ máy bơm nước
+ Quy mô: chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại nhà máy
+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
Trang 29+ Nguồn phát sinh: từ máy thổi khí, máy bơm nước và từ phương tiện giao
thông của công nhân
+ Quy mô: chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại nhà máy
+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
5.3.4 Các tác động môi trường khác
a) Trong giai đoạn xây dựng:
Vấn đề an ninh, trật tự xã hội cũng sẽ bị tác động tiêu cực do số lượng lớn công nhân xây dựng từ nơi khác đến địa phương
Các rủi ro, sự cố xảy ra trong quá trình xây dựng như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của con người
b) Trong giai đoạn vận hành
* Trước và Sau khi cải tạo, nâng công suất: Xảy ra các sự cố, rủi ro như: tai
nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ, tràn/đổ dầu, hóa chất, sẽ gây ảnh hưởng đến tài sản của Chủ đầu tư, sức khỏe con người, chất lượng môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1 Đối với bụi, khí thải
- Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
Máy móc thiết bị thi công đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng
kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường
Ban hành nội quy và niêm yết tại công trường để công nhân biết và thực
hiện
Chủ đầu tư sẽ cân nhắc yêu cầu nhà thầu xây dựng sử dụng bê tông tươi, được cung cấp bởi các nhà máy sản xuất bê tông tại khu vực, do đó, phần nào giảm lượng bụi, ồn phát sinh trong quá trình trộn bê tông Các hạng mục còn lại chủ yếu là sử dụng máy trộn nhỏ thủ công tại công trường Phun nước tưới ẩm vào những ngày thời tiết khô hanh để hạn chế phát tán bụi và giảm thiểu bức xạ nhiệt tại công trường
Thường xuyên quét dọn, vệ sinh các kho chứa chất thải, khu tập kết rác thải
Trang 30sinh hoạt và nhà vệ sinh tại nhà máy để tránh mùi hôi thối phát sinh gây ảnh hưởng
đến công nhân đang xây dựng và công nhân đang làm việc tại nhà máy hiện hữu
- Trong giai đoạn vận hành dự án:
* Trước và Sau khi cải tạo, nâng công suất: Xe máy của nhân viên ra vào dự
án có vận tốc phù hợp, tắt máy khi không sử dụng Tiến hành trồng cây xanh nhằm giảm thiểu khả năng phát tán bụi, tiếng ồn, tạo môi trường trong lành trong phạm
vi dự án
5.4.2 Đối với thu gom và xử lý nước thải
a) Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
Đối với nước mưa chảy tràn: Che chắn khu vực tập kết nguyên vật liệu
tránh bị nước mưa cuốn trôi Tổ chức và quản lý thi công hợp lý đối với Dự án,
mức độ ô nhiễm nước mưa cuốn trôi bề mặt sẽ được kiểm soát nên đây có thể coi
là nguồn ô nhiễm không lớn và chỉ mang tính thời điểm Thu gom triệt để rác thải
sinh hoạt phát sinh trên công trường
Nước thải sinh hoạt: Sử dụng nhà vệ sinh hiện có tại nhà máy cấp nước;
thuê nhà dân gần khu vực xây dựng khu khai thác nước thô và lắp đặt tuyến ống
phân phối nước để công nhân sử dụng
Nước thải xây dựng: Hạn chế lượng nước sử dụng trong quá trình bảo
dưỡng bê tông, thực hiện an toàn về máy móc, thiết bị thi công, hạn chế tối đa rò
rỉ dầu mỡ trong quá trình thi công,
b) Trong giai đoạn vận hành dự án:
* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
Nước thải sản xuất: nước thải rửa lọc và nước thải sau lắng bùn cặn sẽ được
xả vào ao lắng bùn 1 (diện tích 2.544 m2)sau đó chảy qua ao lắng bùn 2 (diện tích
456 m2) cuối cùng xả ra sông Cái Nhỏ
Nước thải sinh hoạt: Với 02 nhân viên làm việc trực tiếp tại nhà máy, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 0,09 m3/ngày đêm, sử dụng nhà vệ sinh hiện
có, dùng ống nhựa PVC D114 dẫn về 01 bể tự hoại với thể tích 5m3, định kỳ thuê đơn vị chức năng hút hầm tự hoại tần suất 6 tháng/lần (không xả thải ra môi trường)
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
+ Nước thải sinh hoạt: sử dụng nhà vệ sinh và bể tự hoại hiện hữu để xử lý
Trang 31nhân thường xuyên quét dọn hàm lượng bụi trên mặt bằng, thu gom rác đúng quy
định, không để nước mưa cuốn vào gây ô nhiễm nước mặt Nước mưa được xem
là nước thải quy ước sạch không gây ô nhiễm môi trường
Nước thải sản xuất: nước thải rửa lọc và nước thải sau lắng bùn cặn sẽ được
xả vào ao lắng bùn 1 (diện tích 2.544 m2)sau đó chảy qua ao lắng bùn 2 (diện tích
456 m2) theo đường ống nhựa BTCT D300, nước thải từ ao 2 bơm tuần hoàn lại
xử lý không thải ra môi trường
5.4.3 Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại
A Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý thải rắn
sinh hoạt và chất thải rắn thông thường
a) Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân đến xây dựng và công nhân làm việc tại nhà máy hiện hữu được thu gom vào các thùng chứa rác 240 lít, sau đó được đơn vị chức năng Dowasen-Chi nhánh dịch vụ môi trường đến thu gom xử lý theo
quy định với tần suất 2 lần/tuần
Chất thải rắn xây dựng như sắt thép vụn, bao bì ni long được thu gom tập kết và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu địa phương
Bùn thải từ quá trình xử lý của nhà máy hiện trạng được lưu giữ tại ao lắng bùn (ao tự nhiên) đến khi đầy sẽ thu gom dùng vào mục đích bán cho khách hàng
có nhu cầu bón cây và san lấp
b) Trong giai đoạn vận hành:
* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
+ Các loại CTR sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom, phân loại và đưa về lưu chứa trong 01 thùng chứa loại 240 lít có nắp đậy theo quy định để chờ đơn vị chức năng Dowasen-Chi nhánh dịch vụ môi trường thu gom, xử lý với tần suất 2
lần/tuần
Đối với các loại bao bì, ống nhựa, máy bơm hỏng: Tái sử dụng hoặc bán
cho các cơ sở có nhu cầu thu mua đối với chất thải rắn còn có khả năng sử dụng Còn những loại không còn khả năng tái sử dụng được, nhà máy sẽ thu gom và bán
Trang 32+ Các loại CTR sinh hoạt được thu gom vào 01 thùng chứa loại 240 lít hiện
có, chờ đơn vị chức năng Dowasen-Chi nhánh dịch vụ môi trường thu gom, xử lý
với tần suất 2 lần/tuần
Đối với các loại bao bì, ống nhựa, máy bơm hỏng: tái sử dụng hoặc bán bán phế liệu
Đối với bùn: Bùn thải từ quá trình xử lý của nhà máy hiện trạng được lưu giữ tại ao lắng bùn (ao tự nhiên) đến khi đầy sẽ thu gom dùng vào mục đích bán
cho khách hàng có nhu cầu bón cây và san lấp (theo công văn số CCBVMT ngày 07/10/2020 về việc xử lý bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt).
3174/STNMT-+ Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thực hiện giám sát, quản lý chặt chẽ, bảo đảm toàn bộ chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP và các quy định có liên quan
B Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý thải rắn
nguy hại
a) Trong giai đoạn thi công, xây dựng
CTNH sẽ được thu gom vào 01 thùng chứa 120 lít có nắp đậy kín, dán nhãn
riêng biệt tập kết tại cổng dự án được che chắn bằng rào, tôn có biển cảnh báo
b) Trong giai đoạn vận hành:
* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
+ Chất thải nguy hại thu gom vào 01 thùng chứa 120 lít có nắp đậy kín, dán nhãn riêng biệt được đặt khu vực tập kết bên cạnh kho vật tư và có dấu hiệu cảnh báo
+ Lưu trữ tại trạm khi khối lượng lớn sẽ Hợp đồng với đơn vị có chức năng
vận chuyển đi xử lý
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
+ Tân dụng lại 01 thùng chứa 120 lít hiện có và đặt khu vực tập kết bên cạnh
kho vật tư và có dấu hiệu cảnh báo
+ Lưu trữ tại trạm khi khối lượng lớn sẽ Hợp đồng với đơn vị có chức năng
vận chuyển đi xử lý theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Trang 335.4.4 Các biện pháp giảm thiểu môi trường khác
A Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung
a) Giai đoạn thi công, xây dựng:
+ Xây dựng kế hoạch thi công, sử dụng máy móc thiết bị, vận chuyển hợp lý
về cả số lượng các loại máy móc, phương tiện và lộ trình di chuyển; không tập
trung nhiều máy móc, phương tiện vận chuyển vào cùng một thời điểm, trên cùng
một khu vực thi công, tránh cộng hưởng tiếng ồn, độ rung
+ Thường xuyên kiểm tra mức ồn, độ rung để có biện pháp giảm thiểu kịp
thời
+ Quá trình thi công sẽ tránh sử dụng máy móc thiết bị có tiếng ồn, độ rung
lớn vào các giờ “nhạy cảm” (giờ nghỉ ngơi đối công nhân, người dân)
+ Các phương tiện và máy thi công sẽ được định kỳ bảo dưỡng, thường xuyên bôi trơn dầu mỡ, được kiểm định và có giấy phép lưu hành
+ Hạn chế bóp còi xe và giảm tốc độ xe khi đi qua các khu vực đông dân
cư và trong phạm vi công trường
+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại những khu vực có
mức ồn và độ rung lớn như mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo
+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
b) Giai đoạn vận hành:
* Trước khi cải tạo, nâng công suất:
Thường xuyên kiểm tra máy móc, tra dầu mỡ và thay thế các chi tiết bị
mài mòn
Công nhân sẽ được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: Nút bịt tai, mũ, quần áo bảo hộ lao động
* Sau khi cải tạo, nâng công suất:
Thường xuyên kiểm tra máy móc, tra dầu mỡ và thay thế các chi tiết bị
mài mòn
Sử dụng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kim loại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su được lắp giữa máy và bệ máy để giảm rung chấn
Công nhân sẽ được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: Nút bịt tai, mũ,
Trang 34quần áo bảo hộ lao động
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNTM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh trong quá trình vận hành dự án
b An toàn giao thông
- Trong giai đoạn thi công, xây dựng, trước và sau khi cải tạo nâng công suất:
Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên thực hiện quy định an toàn giao
thông đường bộ
c Tai nạn lao động
- Trong giai đoạn thi công, xây dựng, trước và sau khi cải tạo nâng công suất:
+ Nhà máy thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các qui định về an toàn lao
động do Nhà nước Việt Nam và cơ quan chức năng tại địa phương qui định
+ Trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động để hạn chế tới mức thấp nhất các tác hại đối với công nhân Các trang phục này bao gồm quần
áo và phương tiện bảo hộ lao động (nón, khẩu trang, găng tay, ủng nhựa, nút chống
ồn, kính, yếm vải )
d Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố rủi ro
- Trong giai đoạn thi công, xây dựng, trước và sau khi cải tạo nâng công suất:
Thường xuyên giám sát tình trạng của các thiết bị sử dụng điện, kể cả các đường dây dẫn điện trong phạm vi toàn nhà máy Có bảng chỉ dẫn hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các thiết bị máy móc
Trang bị các phương tiện chữa cháy cần thiết theo quy định
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
5.5.1 Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng
* Giám sát môi trường không khí xung quanh
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại trung tâm khu vực thi công xây dựng (tọa độ: X=1142200; Y= 587185)
- Thông số giám sát: Tiếng ồn, tổng bụi lơ lửng, độ rung, CO, NO2, SO2;
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong suốt quá trình thi công
Trang 35gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
* Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: Khu vực lưu chứa chất thải
- Tần suất giám sát: Hàng ngày
5.5.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành
* Giám sát môi trường nước mặt
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại trạm bơm cấp 1 của dự án (tọa độ: X=1142469;
Y= 586949)
- Thông số giám sát: pH, Amoni, Clorua, TDS, Nitrat, Nitrit, Độ đục
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
* Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: khu vực lưu chứa chất thải
- Tần suất giám sát: Hàng ngày
Trang 36Chương 1
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án
1.1.1 Tên dự án
“CẢI TẠO, NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY NƯỚC MẶT MỸ HIỆP”
Địa chỉ thực hiện: Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1400101205 cấp lần đầu ngày
27/09/2006 và đăng ký thay đổi lần 17 ngày 17/03/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu
a Vị trí tiếp giáp, mốc tọa độ dự án
Dự án Cải tạo, nâng công suất Nhà máy nước mặt Mỹ Hiệp được đầu tư
chuyển đổi từ khai thác sử dụng nước dưới đất sang khai thác nước mặt tọa lạc tại
xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Tổng diện tích sử dụng đất của
nhà máy: 6.308m 2
Dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: Giáp với đường nhựa Cụm công nghiệp Mỹ hiệp
- Phía Nam: Giáp sông Cái Nhỏ
Trang 37xát, lao bóng gạo Kế Đáo
- Phía Đông: Giáp đất trống
Bảng 1 1 Tọa độ của địa điểm khu đất dự án
Điểm Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 3 o
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án
Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp) thửa đất số 216, tờ bản đồ số 10, diện tích 6.308,0m2 tại xã Mỹ Hiệp được Sở tài nguyên và Môi
trường cấp với số bìa CH 481811, số vào sổ cấp GCN: CT06380 ngày 25/12/2017
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm
b Các đối tượng kinh tế - xã hội
- Dự án nằm trong Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp nên các đối tượng kinh tế, xã
hội trong phạm vi Cụm công nghiệp là các đơn vị sản xuất, kinh doanh Hiện nay trong Cụm công nghiệp có các đơn vị đang đầu tư bao gồm dự án Cụ thể: Công
ty Cổ phần Artex Đồng Tháp, Công ty TNHH DV TM Thiên Nhiên Đồng Tháp (Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống), Công
ty TNHH Thủy sản Phát Tiến (Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản), Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Phát Tiến 3 và Công ty Cổ phần Thủy sản Phát Tiến 2 Diện tích còn lại là đất trống, chưa được đầu tư
Trang 38- Dự án nằm trên khu đất có tổng diện tích 6.308 m2 Các đối tượng trong phạm vi tác động bao gồm:
+ Theo hướng Bắc, giáp đường nhựa CCN Mỹ Hiệp, cách 30 mét bên kia
đường có vài hộ dân sống thưa thớt dọc theo tuyến đường bê tông Xung quanh nhà máy là rất ít dân sinh sống
+ Theo hướng Nam, giáp sông Cái Nhỏ
+ Theo hướng Tây, giáp Chi nhánh Công ty TNHH Thanh Tuấn
+ Theo hướng Đông là đất trống, cách 100 mét là Công ty TNNH Thức ăn
thủy sản FeedOne
c Hiện trạng khu dân cư xung quanh dự án:
Dự án nằm trong cụm công nghiệp Mỹ Hiệp đã được quy hoạch tách biệt với dân cư nên nhà dân sinh sống xung quanh đều nằm ngoài Cụm công nghiệp Nhà dân gần nhất tính từ ranh giới dự án cách khoảng 30m về phía Bắc Dọc theo đường số 2 vào Cụm công nghiệp có một vài nhà dân sinh sống bằng nghề buôn bán (quán ăn, quán nước) khoảng cách từ nhà dân phía Đông Bắc đến điểm gần nhất của dự án khoảng 500m, mật độ dân khá thưa
Trang 39Hình 1 1 Bản đồ vị trí dự án
(Nguồn: Truy xuất Google Earth, ngày ngày 05 tháng 06 năm 2023)
Đất trống
Trang 401.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
a Mục tiêu dự án
Hạn chế khai thác nước dưới đất chuyển sang khai thác nước mặt đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục phục vụ nhu cầu dùng nước sinh hoạt và sản xuất của người dân
b Quy mô, công suất
Quy mô: từ khai thác nước dưới đất công suất 1.680m3/ngày.đêm chuyển sang khai thác nước mặt công suất 2.500m3/ngày.đêm
Nguồn nước: nước mặt sông Cái Nhỏ
Quy mô lao động: 7 người
bể phản ứng và bể lắng lamella) Cụm thiết bị lọc trọng lực Bể chứa nước
sạch Trạm bơm nước cấp II Mạng lưới cấp nước (thuyết minh quy trình công nghệ được trình bày ở chương III mục 1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành)
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Bảng 1 2 Danh mục qui mô hạng mục công trình dự án
Hạng mục công trình chính:
g) Trạm bơm cấp II + Nhà điều hành 42 Xây mới
k) Ao lắng bùn 01 (Ao tự nhiên) 2.544 Tận dụng l) Ao lắng bùn 02 (Ao tự nhiên) 456 Tận dụng
Hạng mục công trình phụ trợ: Đường giao thông nội