1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh nghệ an trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Nghệ An Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục Hiện Nay
Tác giả Phan Trọng Đông
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến, TS. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Học viện Quản lý Giáo dục
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 466,63 KB

Nội dung

Nếu đề xuất và thựchiện các giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trườngTHPT phù hợp với yêu cầu của ngành và chính quyền, với đặc điểm củanhà trường và địa phương, với đội ng

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-

˜˜˜ -PHAN TRỌNG ĐÔNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến

TS Nguyễn Thị Thanh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ

họp tại Học viện Quản lý giáo dục

Vào hồi giờ ngày tháng năm 202

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý giáo dục

Trang 3

vừa có tài để phục vụ đất nước:“Xây dựng nền văn hóa và con người

Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực

sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc

Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[37] Quản lý HĐXD VHNT là tiến hành nâng cao các hoạt động

giảng dạy, GD; xây dựng VH ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện trongnhà trường; đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tiện dụng,đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, không gian và cảnh quan sạchđẹp

Ở Việt Nam đang tiến hành CHN - HĐH đất nước, những năm gầnđây sự hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng đem lại nhiều tác động to lớnđến đời sống, kinh tế - xã hội của Việt Nam Tuy nhiên, sự phát triểnmạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông phần nào tác độngtiêu cực đến các hoạt động GD – đào tạo của nhà trường Các biểu hiệnnhư chất lượng GD còn hạn chế; cơ sở vật chất của nhiều nhà trườngcòn nghèo nàn, lạc hậu; đạo đức của một bộ phận HS và GV xuống cấp(như các hành vi chơi cờ bạc, nghiện hút, vi phạm nội quy học tập củanhà trường, bạo lực học đường như học trò tấn công thầy giáo, hiệntượng phụ huynh đánh GV ngay trong trường học; GV thô bạo với HSbằng lời nói, hành động; hành vi công kích, tẩy chay, gây áp lực tâm lýtrong môi trường hiện thực và cả không gian mạng xã hội,…) phần nào

đã thể hiện VHNT còn nhiều bất cập cần được giải quyết

Hội thảo quốc gia “Xây dựng môi trường văn hóa học đường góp

phần nâng cao chất lượng GD trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, tổ chức đã

chỉ ra thực trạng khi khảo sát sơ bộ và thống kê trên địa bàn tỉnh Nghệ

An với 22 trường, 43 lớp, trực tiếp lấy ý kiến qua phiếu khảo sát đối với

295 GV và 1.494 HS từ lớp 3 đến lớp 12 cho thấy: Đang có sự suy giảm

Trang 4

về đạo đức trong HS phổ thông theo thời gian, cấp học Càng lên cấphọc trên, tỉ lệ HS hạnh kiểm tốt giảm xuống, thay vào đó là tỉ lệ hạnhkiểm trung bình và yếu tăng Nhận thức của GV về vấn đề học đườngcũng chưa được đầy đủ Nhiều GV khi được hỏi về VH học đường tỏ ralúng túng, chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề này, điều đó làm ảnhhưởng đến việc tuyên truyền GD học đường cho HS tại các trường phổthông trên địa bàn tỉnh hiện nay Trong hội thảo có 08 ý kiến phát biểutrực tiếp và 25 ý kiến gửi bằng văn bản về cho Công đoàn ngành GDNghệ An của các nhà khoa học, các đại biểu xoay quanh vấn đề cần

"Xây dựng môi trường văn hóa học đường góp phần nâng cao chất lượng GD trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Hiện nay, công tác xây dựng VHNT nói chung và nhà trường THPTnói riêng tại tỉnh Nghệ An chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến Đặcbiệt là kể từ năm 2018 đến nay khi Việt Nam áp dụng Chương trình GDphổ thông mới thì nội dung, hình thức GD đã có sự thay đổi, kéo theo

đó VHNT cũng cần thay đổi cho phù hợp với mục tiêu GD chung củanhà trường, của đất nước Hơn nữa, đại dịch Covid vừa qua làm cho HSđược tiếp cận GD trên nền công nghệ thông tin nhiều, ảnh hướng củahành vi ứng xử văn hóa trên không gian mạng là rất lớn Trong khoảngthời gian gần đây, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tại tỉnhNghệ An về quản lý xây dựng, phát triển văn hóa phù hợp với bối cảnh

GD hiện nay Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu quản lýHĐXD văn hóa của các trường THPT ở nước ta hiện nay cũng như tỉnh

Nghệ An là hết sức cần thiết, vì vậy đề tài “Quản lý hoạt động xây

dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” cần được đặt ra để

nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và qua quá

trình khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐXD văn hóa nhà trườngTHPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận án đề xuất một số giải phápquản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả quản lý HĐXD văn hóa nhà trường, góp phần nângcao chất lượng GD – đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: HĐXD văn hóa nhà trường THPT

trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý HĐXD văn hóa nhà trường

THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay

4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT dựa trênnhững cách tiếp cận nào? Hiện nay, chương trình GD phổ thông mới cónhiều thay đổi, bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin và truyền thông làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa ứng xửcủa các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là HS, vì vậy cần những

Trang 5

yêu cầu gì đối với quản lý hoạt xây dựng VHNT THPT và các yếu tố nào

có thể tác động đến quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT?

4.2 Trước bối cảnh đổi mới GD và sự phát triển của xã hội hiệnnay thì văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An diễn ra như thế nào

và thực trạng quản lý các HĐXD văn hóa đó có những ưu điểm, hạn chếnào? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quản lý HĐXD VHNT ở tỉnhNghệ An

4.3 Để nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa nhà trườngTHPT ở tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay thì các nhàquản lý GD cần áp dụng những giải pháp nào?

5 Giả thuyết khoa học: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tácđộng mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa xã hội nói chung và văn hóa tạicác trường THPT nói riêng. Các phương tiện truyền thông xã hội nhưFacebook, Youtube, Tiktok, đã trở thành hiện tượng văn hóa mới, chứađựng nhiều thông tin, văn hóa đa dạng, phong phú mang cả các giá trịtích cực lẫn giá trị tiêu cực và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóacủa học sinh Trong quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trườngTHPT hiện nay hiệu quả cần xác định được vai trò chủ trì, phối hợp củacác bên tham gia trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý như:Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc kế thừa, duy trì

và phát triển các giá trị văn hóa đã có; xây dựng các giá trị văn hóamới đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Nếu đề xuất vàthực hiện các giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trườngTHPT phù hợp với yêu cầu của ngành và chính quyền, với đặc điểm củanhà trường và địa phương, với đội ngũ giáo viên và học sinh thì sẽ xâydựng được văn hóa tích cực tại các trường THPT ở tỉnh Nghệ An, gópphần giáo dục phẩm chất học sinh theo yêu cầu trong bối cảnh đổi mớigiáo dục hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐXD VHNT ở cáctrường THPT trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay

6.2 Khảo sát thực trạng VHNT và quản lý HĐXD văn hóa nhàtrường THPT ở tỉnh Nghệ An, làm rõ các kết quả đạt được cũng nhưnhững hạn chế, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến các hạnchế đó để có các giải pháp khắc phục

6.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả HĐXDvăn hóa nhà trường THPT tại tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới

GD hiện nay

6.4 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đềxuất Thử nghiệm 01 giải pháp đã đề xuất

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý HĐXD văn

hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD hiện

Trang 6

nay Luận án xác định chủ thể thực hiện các biện pháp là Hiệu trưởngcác trường THPT để triển khai các HĐXD văn hóa nhà trường.

7.2 Về đối tượng khảo sát: Khảo sát CBQL, GV, PHHS, HS tại

các trường THPT tỉnh Nghệ An Hình thức khảo sát: Phiếu hỏi, Phỏngvấn sâu

7.3 Về địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT trên địa bàn

tỉnh Nghệ An: Trường THPT Diễn Châu II, Diễn Châu III, Diễn Châu V,Nghi Lộc III, Quỳ Hợp II, Quỳnh Lưu I, Quỳnh Lưu IV, Nguyễn Xuân

Ôn, Hà Huy Thập, Lê Viết Thuật, Anh Sơn I, Huỳnh Thúc Kháng,Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Cảnh Chân, Đô Lương I và Sở Giáo dục vàĐào tạo tỉnh Nghệ An

7.4 Về thời gian nghiên cứu: Những tư liệu, số liệu sử dụng

trong luận án giới hạn chủ yếu trong 3 năm trở lại đây (từ 2019 –2022)

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Các tiếp cận trong nghiên cứu: Tiếp cận hệ thống; Tiếp

cận theo chức năng quản lý; Tiếp cận theo mức độ biểu hiện của vănhóa tổ chức; Tiếp cận lịch sử và giá trị truyền thống; Tiếp cận có sựtham gia

8.2 Các nhóm phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý

thuyết; Nghiên cứu thực tiễn; Nhóm các phương pháp hỗ trợ

9 Những luận điểm bảo vệ

9.1 Quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trongbối cảnh đổi mới GD hiện nay là một trong những yếu tố quan trongtrong sự phát triển toàn diện của HS Đối với mỗi nhà trường, việc xâydựng một văn hóa đặc trưng và phù hợp với định hướng GD là cực kỳquan trọng Qua việc tạo dựng môi trường học tập và rèn luyện tíchcực, nhà trường khuyến khích HS phát triển tư duy sáng tạo, khám phá

và phản biện, rèn luyện phẩm chất cho HS trở thành công dân có ýthức và trách nhiệm với xã hội

9.2 Nghiên cứu về quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT trongbối cảnh đổi mới GD hiện nay dựa trên cách tiếp cận chính là theo chứcnăng quản lý GD, bên cạnh đó có tiếp cận tham gia của tất cả các bênliên quan, tiếp cận lịch sử và giá trị văn hóa, tiếp mức độ biểu hiện củavăn hóa và tiếp cận hệ thống Luận án trang bị hệ thống cơ sở lý luận

về quản lý HĐXD văn hóa nhà trường giúp Hiệu trưởng hiểu được cáckiến thức cơ bản về VH, nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vựcVHNT để thực hiện các nhiệm vụ đề ra

9.3 Để nâng cao chất lượng quản lý HĐXD văn hóa nhà trườngTHPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, Hiệu trưởngcần có các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường THPT tỉnhNghệ An phù hợp với thực tiễn của địa phương, đảm bảo tính cần thiết

và tính khả thi sẽ giúp các Hiệu trưởng có công cụ để quản lý HĐXD

Trang 7

văn hóa nhà trường tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng GD đápứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

10 Đóng góp mới của luận án

10.1 Về lý luận: Luận án tổng hợp, hệ thống bổ sung vào khung

lý thuyết về quản lý HĐXD VHNT và khẳng định được bản chất củaquản lý HĐXD VHNT là QL các HĐXD các giá trị văn hóa mới; kế thừa,duy trì và phát triển các giá trị văn hóa đã có về Logo, biểu tượng;khẩu hiệu; kiến trúc; không gian cảnh quan; trang phục; tầm nhìn; hệgiá trị; phong cách lãnh đạo; phong cách làm việc; hành vi ứng xử;phương pháp truyền thông của nhà trường Đồng thời, phân tích đượcbối cảnh đổi mới GD hiện nay và những yêu cầu đặt ra cho Hiệu trưởngnhà trường THPT cần xây dựng những hoạt động VHNT thích ứng với

sự phát triển của xã hội Luận án xác định được được những yếu tố chủquan, khách quan ảnh hưởng đến hoạt động này

10.2 Về thực tiễn: Kết quả Luận án khảo sát thực trạng đã chỉ

ra những đặc thù của VHNT THPT ở tỉnh Nghệ An, nêu được ưu điểmcũng như hạn chế trong quản lý HĐXD VHNT THPT ở tỉnh Nghệ Anhiện nay, đánh giá và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủquan, khách quan tới quản lý hoạt động này

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đềxuất được hệ thống các giải pháp quản lý HĐXD văn hóa nhà trườngTHPT ở tỉnh Nghệ An Các giải pháp đề xuất và tiến hành khảo nghiệmđược đánh giá có mức cần thiết và khả thi cao Các giải pháp đề xuấtđều có thể áp dụng vào thực tiện tại các trường THPT ở tỉnh nghệ án sẽgóp phần nâng cao chất lượng GD - đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới

GD hiện nay Trong các giải pháp đề xuất có giải pháp “Xây dựngkhông gian VHNT THPT trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay” và “Thiếtlập quy trình quản lý HĐXD VHNT trong bối cảnh hiện nay” là nhữngkết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa thực tiễn cao

11 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo vàphụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng văn hóanhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiệnnay

Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động xây dựng văn hóanhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mớigiáo dục hiện nay

Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhàtrường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáodục hiện nay

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

1.1 Tổng quan các nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về văn hóa nhà trường

Nhìn chung các tác giả, các nhà khoa học dù các cách, các góc độtiếp cận khác nhau nhưng đều thống nhất: (i) Một là, VHNT liên quanđến toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần của một nhà trường; (ii) Hai

là, VHNT biểu hiện ở phần nổi (tầm nhìn, sứ mạng, triết lý GD, mụctiêu, khung cảnh, logo, khẩu hiệu, đồng phục, nghi thức, hoạt động VH,

…) và phần chìm (nhu cầu, cảm xúc, các giá trị, thương hiệu, phongcách lãnh đạo, QL, bầu không khí tâm lý….); (iii) Ba là, nó thể hiệnthành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận;(iv) Bốn là, VHNT có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng

GD của nhà trường, góp phần tích cực trong quá trình hoàn thiện, pháttriển nhân cách con người theo hướng Chân, Thiện, Mỹ

1.1.2 Nghiên cứu về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Có thể thấy, đã có một số nghiên cứu về HĐXD VHNT, tuy nhiênnhững nghiên cứu này trong QL giáo dục nói chung và trong cáctrường THPT nói riêng trước những yêu cầu mới hiện nay cũng chưanhiều Các nghiên cứu nhìn chung cũng phân tích rõ được các bướctiến hành xây dựng VHNT, vai trò của người tiến hành cũng như nêubật được tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT trong một tổ chức cóhiệu quả sẽ giúp tổ chức phát triển Nhưng hiện nay các nghiên cứunày mới chỉ dừng lại ở các nội dung QL nhà trường nói chung; QL vềdạy học nói riêng còn quy trình/HĐXD VHNT vẫn là khoảng trống chưađược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm thực hiện

1.1.3 Nghiên cứu về quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Ở Việt Nam mặc dù chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về

QL VHNT, HĐXD VHNT Song các công trình cũng chỉ rõ được cácbước để quản lý HĐXD VHNT, vai trò của chủ thể quản lý HĐXD VHNTnhưng hướng nghiên cứu chủ yếu lại tập trung ở quản lý HĐXD VH cácnhà trường tiểu học, cao đẳng, đại học và các học viện, một số ít cáchội thảo cũng đề cập đến HĐXD văn hóa THPT hiện nay Tuy nhiên,nghiên cứu quản lý HĐXD VHNT ở các trường THPT nói chung và trênđịa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng hầu như là chưa được đề cấp đến Đây

là vấn đề mà tác giả muốn nghiên cứu và đóng góp trong luận án này

Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan

Một là, trong các nghiên cứu về VHNT được các tác giả tiếp cận

ở nhiều góc độ khác nhau, hầu hết khẳng định VHNT là một dạng của

Trang 9

VHTC, có các mức độ biểu hiện của VHTC Các hướng nghiên cứu đềutập trung về khái niệm; vai trò của VHNT; cấu trúc và biểu hiện củaVHNT; các biện pháp, cách thức nhằm xây dựng VHNT phát triển.Đồng thời nhấn mạnh được vai trò và vị trí của chủ thể quản lý VHNT

là hiệu trường, người đóng vai trò tiên phong, vạch ra đường lối đểquản lý HĐXD VHNT phát triển, đảm bảo mục tiêu GD, phát triển HStoàn diện

Hai là, các công trình nghiên cứu về HĐXD VHNT ở Việt Nam

chưa có nhiều, chủ yếu đề cập tới các bước tiến hành xây dựng VHNT,vai trò của người tiến hành cũng như tầm quan trọng của việc xây dựngVHNT trong một tổ chức có hiệu quả Hầu như chưa có nghiên cứu nào

về quy trình quản lý HĐXD VHNT THPT

Ba là, các công trình nghiên cứu về quản lý HĐXD VHNT ở Việt

Nam đã được các tác giả nghiên cứu, tuy các công trình nghiên này lạitập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu ở các trường tiểu học, cao đẳng,đại học và ở các học viện mà chưa đề cập nhiều ở các trường THPT,đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về quản lý HĐXD VHNT ở cáctrường THPT nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng

Trên cơ sở tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ởViệt Nam về VHTC và VHNT; các nghiên cứu về HĐXD văn hóa nhàtrường, biện pháp quản lý HĐXD VHNT phổ thông hiện nay nhằm đưa

ra một bức tranh tổng thể về quản lý HĐXD VHNT THPT và đặt racho luận án một hướng tiếp tục nghiên cứu mới dựa trên cơ sở lýthuyết về VHTC và VHNT nhằm phù hợp với HĐXD văn hóa nhàtrường THPT ở tỉnh nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Văn hóa, VH trường, nhà trường THPT, văn hóa nhà trường THPT

1.2.1.1 Khái niệm văn hóa:

Trong khuôn khổ của Luận án này, nghiên cứu về VHNT và QL

HĐXD VHNT có thể hiểu như sau: Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất

và tinh thần do con người tạo ra Các hoạt động của con người sẽ là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của văn hóa Xây dựng văn hóa chính là thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc và mỗi tổ chức

1.2.1.2 Khái niệm văn hóa nhà trường

Luận án sử dụng quan điểm: Văn hóa nhà trường là hệ thống niềm

tin, giá trị bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ

đó tạo nên bản sắc, đặc trưng riêng cho mỗi nhà trường

1.2.1.3 Nhà trường THPT

Trang 10

Trường THPT là cơ sở GD của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậctiểu học và cấp THCS của hệ thống GD quốc dân nhằm hoàn chỉnh họcvấn phổ thông

1.2.1.4 Văn hóa nhà trường THPT

Văn hóa nhà trường THPT được hiểu là hệ thống niềm tin, giá trịbao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, chuẩn mực, thói quen

và truyền thống hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển củanhà trường THPT, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận,làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ

đó tạo nên bản sắc, đặc trưng riêng cho mỗi nhà trường

1.2.2 Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT

Hoạt động xây dựng VHNT THPT là quá trình tác động tích cựccủa lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể GV, nhân viên, HS nhà trườngTHPT, phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường để hình thànhnhững giá trị văn hóa mới, điều chỉnh/sửa đổi những giá trị văn hoá vậtchất, tinh thần không còn phù hợp và duy trì, phát triển những giá trịvăn hoá vật chất, tinh thần phù hợp, tốt đẹp của nhà trường THPTnhằm nâng cao chất lượng GD, đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường

1.2.3 Quản lý, quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

1.2.3.1 Quản lý: Hiện nay, đại đa số các nhà nghiên cứu sử dụng

khái niệm:“Quản lý là quá trình tác động có chủ định, hướng đích của

chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường” [56]

1.2.3.2 Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường: Quản lý

HĐXD văn hóa nhà trường THPT là những tác động có mục đích, cóchủ đích của Hiệu trưởng nhà trường THPT thông qua thực hiện cácchức năng QL gồm các hoạt động theo một chu trình: lập kế hoạch, tổchức thực hiện, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra, đánh giá HĐXD VHNTTHPT nhằm loại bỏ những giá trị VH vật chất, giá trị VH tinh thầnkhông còn phù hợp; duy trì các giá trị VH vật chất, VH tinh thần cònphù hợp và phát triển thêm các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần mớiphù hợp với bối cảnh GD hiện nay của các nhà trường nói chung và nhàtrường THPT nói riêng

1.3 Văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.3.1 Vai trò của văn hóa nhà trường: Thứ nhất: Văn hóa là một

thứ tài sản lớn nhất của bất kỳ một nhà trường nào; Thứ hai: VHNT tạođộng lực làm việc; Thứ ba: Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối vàkiểm soát; Thứ tư: VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột; Thứ năm: Nângcao chất lượng các hoạt động GD của nhà trường

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận VHNT ảnh hưởng đếntất cả các hoạt động trong nhà trường: Một là, ảnh hưởng của VHNTđến cán bộ quản lý; Hai là, ảnh hưởng của VHNT đến GV; Ba là, ảnhhưởng của VHNT đến HS; Bốn là, ảnh hưởng của VHNT đến mối quan

hệ trong và ngoài nhà trường

Trang 11

1.3.2 Đặc điểm cơ bản của nhà trường THPT

Trường THPT là cơ sở GD của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậctiểu học và cấp THCS của hệ thống GD quốc dân nhằm hoàn chỉnh họcvấn phổ thông; là bậc học cuối cùng của ngành học phổ thông, là nơihoàn thiện kiến thức cơ bản toàn diện cho HS Trường THPT có vai tròhết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức tương đối toàn diệncấp THPT, giúp các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học đại học, caođẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

1.3.3 Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường THPT

Qua nhiều cách tiếp cận nội hàm VHNT, các quan niệm khác nhau

cho thấy cấu trúc VHNT THPT gồm có: (1) Các giá trị vật chất (Logo,

biểu tượng; khẩu hiệu, phương châm; kiến trúc; không gian cảnh quan;

trang phục GV, HS, NV) và (2) Các giá trị tinh thần (Tầm nhìn, mục

tiêu; Hệ giá trị; Phong cách lãnh đạo, Phong cách làm việc; Hành viứng xử; Phương pháp truyền thông) Đây là những giá trị tạo nên bảnsắc VHNT THPT

1.3.4 Tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường THPT

Luận án xác định hệ thống 11 tiêu chí VNHT sau: (i) Đánh giá cácgiá trị vật chất của VHNT THPT (5 nhóm tiêu chí: Logo, biểu tượng;Khẩu hiệu, phương châm; Kiến trúc của nhà trường; Không gian, cảnhquan); (ii)Đánh giá các giá trị tinh thần của VHNT THPT (6 nhóm tiêuchí: Trang phục của nhà trường; Tầm nhìn, mục tiêu; Hệ giá trị của nhàtrường; Phong cách lãnh đạo; Phong cách làm việc; Hành vi ứng xử;Phương pháp truyền thông) Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá, luận

án làm căn cứ xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá VHNT THPT trong bốicảnh hiện nay

1.4 Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT

1.4.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục

1.4.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Xây dựng VHNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạtđộng quản lý nhà trường Xây dựng VHNT có vai trò quan trọng trong

bối cảnh đổi mới GD như sau: 1/Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn

diện nền GD THPT Việt Nam hiện nay và xu thế hội nhập Quốc tế: 2/Đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trước yêu cầu đổi mới GD.

1.4.3 Những yêu cầu đặt ra đối với xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

* Bối cảnh đổi mới giáo dục: Thế kỉ XXI với những bước phát triển

mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện đại đã đang tạo ra những thayđổi mạnh mẽ trên toàn thế giới Nền GD Việt Nam đối diện với nhiều

Trang 12

thời cơ cũng như thách thức trong bối cảnh mà ở đó đòi hỏi sự đổi mớicủa nền GD và nâng cao vai trò của quản lý HĐXD VHNT ở Việt Nam.

* Những yêu cầu của VHNT THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Đổi mới GD trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập cùng với tác động

to lớn của cuộc cách mạng 4.0 đặt ra hai yêu cầu trong việc duy trì vàphát triển VHNT Một mặt phải giải quyết vấn đề làm thế nào để giữgìn được bản sắc VH dân tộc nét VH đặc trưng riêng của mỗi nhàtrường mặt khác phải làm thế nào để hòa nhập với nền VH chung củanhân loại Điều này đòi hỏi các nhà QLGD cần phải có những chiếnlược phù hợp từ việc hình thành, duy trì và phát triển VHNT, đáp ứngcác yêu cầu nói trên Muốn vậy, VHNT trong bối cảnh hiện nay phải là

VH của một tổ chức học tập, phục vụ mục đích học tập suốt đời cho HS

và GV; đòi hỏi mỗi nhà trường phải thay đổi để nâng cao chất lượng GD

và tinh thần mới được tiến hành ở các nhà trường mới thành lập và các nhà trường đã đượcthành lập từ trước nhưng giá trị văn hóa không còn phù hợp hoặc cần bổ sung thêm Đốivới những trường mới được thành lập cần xây dựng các giá trị văn hóa hoàn toàn mới Đốivới những trường đã được thành lập từ trước, tùy theo yêu cầu của hoạt động GD, nhàtrường có thể bổ sung những giá trị văn hóa mới cần thiết phù hợp trước yêu cầu đổi mớigiáo dục hiện nay như xây dựng quy tắc ứng xử học đường trên không gian văn hóa mạngInternet,…Những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới được xây dựng phải thống nhất

và logic với nhau, không mâu thuẫn với nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên một tổng thểchung, phản ánh bản sắc riêng, phù hợp với mục tiêu phát triển của từng nhà trường và tạonên đặc trưng, diện mạo, thương hiệu của nhà trường đó Những nội dung cơ bản của hoạtđộng kế thừa, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa đã có; xây dựng các giá trị văn hóamới được thể hiện ở cả mặt những giá trị văn hóa vật chất đã có: (1) Logo,biểu tượng; (2) Xây dựng Khẩu hiệu, phương châm làm việc;(3) Kiếntrúc của nhà trường; (4) Không gian, cảnh quan; (5) Trang phục của

nhà trường và những giá trị văn hóa tinh thần đã có: (1) Tầm nhìn, mục

tiêu của nhà trường;(2) Hệ giá trị;(3)Phong cách lãnh đạo; (4) Phongcách làm việc; (5)Hành vi ứng xử; (6) Phương pháp truyền thông Cụthể:

1.5.1 Hoạt động kế thừa, duy trì và phát triển những giá trị văn hóa đã có

1.5.2 Hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa mới

1.6 Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Trang 13

1.6.1 Vai trò của Hiệu trưởng trường THPT đối với việc quản

lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Văn hóa nhà trường là sản phẩm được tạo nên bởi tập thể cácthành viên của tổ chức nhà trường (Lãnh đạo nhà trường, GV, nhânviên, HS) và lực lượng bên ngoài nhà trường (phụ huynh HS và các lựclượng xã hội) Do đó, VHNT không phải là sản phẩm mang tính cánhân Để xây dựng VHNT đòi hỏi sự tham gia của tất cả tập thể thànhviên trong nhà trường và lực lượng bên ngoài nhà trường Trong đó,Hiệu trưởng chính là người định hướng VHNT, là tâm điểm thống nhất

các giá trị trong nhà trường Cụ thể: 1/Hiệu trưởng có vai trò“Định

hướng các giá trị văn hóa; 2/Hiệu trưởng là động lực để đổi mới giáo dục

1.6.2 Nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.6.3.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT

Hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu và các bộ phậnchức năng cần lập được kế hoạch quản lý HĐXD VHNT, bao gồm: kếthừa, duy trì và phát triển những giá trị VHNT đã có và xây dựng cácgiá trị văn hóa mới Kế hoạch quản lý HĐXD VHNT phải được tích hợpvào kế hoạch chung của nhà trường thể hiện ở các khía cạnh sau: Nêu

rõ được những căn cứ để xây dựng kế hoạch; nêu được mục đích, yêucầu và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để xây dựng VHNT; Kế hoạchnêu rõ được các giải pháp cần thực hiện; thể hiện được rõ khâu tổ chứcthực hiện

1.6.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT

Thành lập các bộ phận của nhà trường chịu trách nhiệm chínhtrong việc kế thừa, duy trì và phát triển những giá trị VHNT đã có vàxây dựng các giá trị văn hóa mới; Huy động tất cả GV, NV, HS vàPHHS tham gia vào các HĐXD VHNT; Huy động tối đa nỗ lực của các

GV chủ nhiệm trong các HĐXD VHNT; nâng cao vai trò của các tổ chứcchính trị - xã hội trong trường trong các HĐXD VHNT; Huy động tối đa

sự tham gia của các tổ chức xã hội tại địa phương trong các HĐXDVHNT

1.6.3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT

Chỉ đạo, điều phối thực hiện kế thừa, duy trì và phát triển nhữnggiá trị VHNT đã có và xây dựng các giá trị văn hóa mới

1.6.3.4 Kiểm tra đánh giá kế hoạch quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT

Tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch; Phối hợp các lựclượng trong và ngoài nhà trường; Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả;

Trang 14

Sử dụng các nguồn lực nhằm kế thừa, duy trì và phát triển những giátrị VHNT đã có và xây dựng các giá trị văn hóa mới; Báo cáo kết quảkiểm tra, rút kinh nghiệm về kế thừa, duy trì và phát triển những giátrị VHNT đã có và xây dựng các giá trị văn hóa mới.

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT

1.7.1 Các yếu tố chủ quan: 1/Điều kiện cơ sở vật chất; 2/Năng lực

quản lý của lãnh đạo nhà trường; 3/ Nhận thức của GV, gia đình và xãhội; 4/Đặc điểm của HS THPT

1.7.2 Các yếu tố khách quan: 1/Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa

của địa phương; 2/Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành GD; 3/Xuthế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế; 4/Sự phát triển của công nghệthông tin và truyền thông

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận án đã tập trung vào việc nghiên cứu và xâydựng khung lý thuyết về quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT trongbối cảnh đổi mới GD hiện nay Trong đó, luận án đã hệ thông hóa đượccác khái niệm công cụ chính như: Văn hóa, VHNT, nhà trường THPT;VHNT THPT; HĐXD văn hóa nhà trường THPT; Quản lý HĐXD văn hóanhà trường THPT Đồng thời, nghiên cứu những vấn đề lý luận về vănhóa nhà trường và xây dựng văn hóa nhà trường THPT như: Phân tíchvai trò của văn hóa nhà trường; Đặc điểm cơ bản của nhà trường THPT;Cấu trúc và các biểu hiện của VHNT THPT; Tiêu chí đánh giá VHNTTHPT; phân tích được bối cảnh đổi mới GD hiện nay và những yêu cầuđặt ra đối với nhà quản lý GD

Luận án nghiên cứu, hệ thống được HĐXD văn hóa nhà trườngTHPT trong bối cảnh đổi mới GD, bao gồm hai hoạt động chính là kếthừa, duy trì, phát triển các giá trị văn hóa đã có và xây dựng các giátrị văn hóa mới, bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.Luận án tiếp cận nghiên cứu quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPTtheo mức độ biểu hiện của văn hóa tổ chức, tiếp cận có sự tham gia kếhợp chính là tiếp cận theo chức năng quản lý GD Dựa trên cách tiếpcận này, quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT bao gồm các nộidung: Lập kế hoạch xây dựng VHNT; Triển khai kế hoạch đã được lập;Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản HĐXD và củng cố, duy trìnhững kết quả tốt Đồng thời, tác giả đã hệ thống hóa các yếu tố ảnhhưởng tới đến quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT như năng lựcquản lý và tận tâm của lãnh đạo nhà trường, sự đồng thuận của GV,CBNV, sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng tạo điều kiện cho HS pháttriển; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về VHNT, kinh nghiệm quản lýHĐXD VHNT hiệu quả nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm thiết thực

Như vậy, Chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận về quản lý HĐXD vănhóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay Đây cũng lànhững định hướng cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp

Trang 15

quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnhđổi mới GD trong luận án này

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ

AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục cấp THPT tỉnh Nghệ An

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

2.1.2 Đặc điểm giáo dục - đào tạo cấp THPT tỉnh Nghệ An

2.2 Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng và quản lí hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT tỉnh nghệ An

2.2.1 Mục đích, nội dung khảo sát

2.2.1.1 Mục đích khảo sát:Đánh giá thực trạng VHNT và quản lý

HĐXD văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An, làm rõ các kết quảđạt được cũng như những hạn chế, đồng thời phân tích các nguyênnhân dẫn đến các hạn chế đó để đề xuất các giải pháp quản lý HĐXDvăn hóa nhà trường ở các trường THPT tại tỉnh Nghệ An

2.2.1.2 Nội dung khảo sát: Thực trạng biểu hiện biểu hiện VHNT THPT

tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay; Thực trạng HĐXDbiểu hiện VHNT THPT tỉnh Nghệ An; Thực trạng quản lý HĐXD biểuhiện VHNT THPT ở tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD; Thựctrạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐXD biểu hiện VHNT THPTtỉnh Nghệ An trong bối cảnh hiện nay

2.2.2 Phương pháp, công cụ khảo sát

Luận án áp dụng phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợpphương pháp thu thập số liệu định lượng và định tính

2.2.3 Địa bàn và đối tượng khảo sát

2.2.3.1 Địa bàn khảo sát

Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm nhà trường và đội ngũ CBQL, GV,

NV tại 15 trường khảo sát tỉnh Nghệ An năm học 2019 – 2020

ĐH (SL )

ĐH (%)

Trê n ĐH (SL )

Trê n ĐH (%)

Thâ m niên

>5 năm (SL)

Thâ m niên

>5 năm (SL)

Trang 16

2.2.4 Thời gian khảo sát: Tháng 04 đến tháng 05 năm 2020.

2.2.5 Phương pháp phân tích kết quả khảo sát

2.2.5.1 Phân tích số liệu định lượng: Tổng hợp các ý kiến qua

phỏng vấn, nhập số liệu các bảng hỏi và sử dụng phần mềm SPSS tính

Trang 17

tỉ lệ % và điểm trung bình của mỗi nội dung nghiên cứu Xếp hạng cácyếu tố và trên cơ sở đó rút ra các kết luận.

2.2.5.2 Phân tích số liệu định tính: Phương pháp phân tích theo

chủ đề được sử dụng để phân tích các thông tin thu thập được từ phỏngvấn sâu

2.1 Thực trạng biểu hiện văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ

An

2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay

Bảng 2.4 Đánh giá tầm quan trọng của xây dựng VHNT THPT

Đối tượng

Mức độ quan trọng (%)

Hoàn toànkhông quantrọng

Khôngquantrọng

Bìnhthường

Quantrọng

RấtquantrọngCBQ

về VHNT cho GV, HS và các lực lượng liên quan

2.3.2 Thực trạng mức độ biểu hiện các thành tố của văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

2.3.2.1 Thực trạng mức độ biểu hiện các giá trị vật chất của văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An

(1) Thực trạng mức độ biểu hiện về logo, biểu tượng

(2) Thực trạng mức độ biểu hiện về khẩu hiệu, phương châm làmviệc

Trang 18

(3) Thực trạng mức độ biểu hiện của kiến trúc nhà trường THPTtỉnh Nghệ An

(4) Thực trạng mức độ biểu hiện về không gian, cảnh quan

(5) Thực trạng mức độ biểu hiện về trang phục của văn hóa nhàtrường

2.3.2.2 Thực trạng mức độ biểu hiện các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An

(6) Thực trạng mức độ biểu hiện về mục tiêu, tầm nhìn

(7) Thực trạng mức độ biểu hiện về hệ giá trị của văn hóa nhàtrường

(8) Thực trạng mức độ biểu hiện về phong cách lãnh đạo

(9) Thực trạng mức độ biểu hiện về phong cách làm việc nhàtrường

vì VH không ảnh hưởng đến môi trường học tập của HS và nhà trường

Mức độ biểu hiện của VHNT thể hiện ở mức độ biểu hiện các giátrị vật chất (Logo và biểu tượng; Khẩu hiệu và phương châm làm việc;Kiến trúc; Không gian, cảnh quan; Trang phục) và mức độ biểu hiệncác giá trị tinh thần (Tầm nhìn, mục tiêu; Hệ giá trị; Phong cách lãnhđạo; Phong cách làm việc; Hành vi ứng xử; Phương pháp truyền thông).Mức độ biểu hiện của cả 11 thành tố này đều đang dừng ở mức tạmđược, tương đối được, tương đối hợp lý, chưa có thành tố nào thể hiệnrất hợp lý, rất tốt và không cần cải thiện cả Vì vậy, nhà trường cần có

kế hoạch triển khai các HĐXD VHNT trên tất cả các thành tố trên, baogồm từ việc xây dựng mới các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đểđáp ứng bối cảnh GD đổi mới, xã hội phát triển đến việc lựa chọnnhững thành tố có mức biểu hiện tốt để kế thừa, duy trì các hoạt độngtốt và phát triển, cải thiện theo hướng tích cực Trong các thành tố đãphân tích ở trên, mức độ biểu hiện của thành tố“không gian, cảnh quannhà trường” và “hành vi ứng xử” cần được cải thiện rõ nét nhất, bởi vìthành tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, vui chơi, pháttriển nhận thức, tình cảm của HS trong quá trình học tập tại trường

2.4 Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của HĐXD văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Trang 19

2.4.2 Thực trạng HĐXD các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

2.4.2.1 Thực trạng HĐXD các giá trị văn hóa vật chất

Qua khảo sát thực trạng các giá trị văn hóa vật chất 15 trườngTHPT tỉnh Nghệ An cho thấy các nhà trường đã có logo/biểu tượng,khẩu hiệu/phương châm làm việc, đồng phục HS Một số trường cóđồng phục cho GV và NV và kiến trúc và không gian, cảnh quan nhàtrường được xây dựng theo tiêu chuẩn Trong 5 năm trở lại, đây chỉ có1/15 trường đã thay đổi Logo/biểu tượng, 2/15 trường thay đổi Khẩuhiệu/Phương châm làm việc, 10/15 trường đã sửa chữa, xây dựng mớikiến trúc và không gian cảnh quan nhà trường, 1/15 trường thay đổiđồng phục HS và đồng phục GV và NV hực trạng HĐXD giá trị văn hóavật chất của các nhà trường THPT được đánh giá ở 2 khía cạnh: HĐXDcác giá trị văn hóa vật chất mới và hoạt động kế thừa, duy trì và pháttriển các giá trị VH vật chất đã có

2.4.2.2 Thực trạng hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần

Khảo sát thực trạng văn hóa tinh thần 15 trường THPT tỉnh Nghệ

An cho thấy, các nhà trường đã xây dựng tầm nhìn mục tiêu, quy chếlàm việc, xây dựng website riêng, có facebook fanpage và xây dựng hệgiá trị VHNT Thực trạng hoạt động xây dựng giá trị văn hóa tinh thầncủa các nhà trường THPT được đánh giá ở 2 khía cạnh: hoạt động xâydựng các giá trị VH tinh thần mới và hoạt động kế thừa, duy trì và pháttriển các giá trị VH tinh thần đã có

Như vậy, qua phân tích thực trạng HĐXD VHNT tại 15 trườngTHPT tỉnh Nghệ An cho thấy: Các nhà trường THPT trên địa bàn tỉnhNghệ An thực hiện các HĐXD VHNT bao gồm cả VH vật chất và VHtinh thần trên cả hai phương diện xây dựng các giá trị VH mới và kếthừa, duy trì và phát triển các giá trị VH đã có

Đối với HĐXD các giá trị VH vật chất, cả năm thành tố Logo, biểu

tượng nhà trường; Khẩu hiệu, phương châm làm việc; Kiến trúc của nhà trường; Không gian, cảnh quan; Trang phục của nhà trường có đánh

giá ở mức độ khá, tương đối, một số HĐXD có ĐBT thấp đều cần đượcquan tâm cải thiện Trong HĐXD các giá trị văn hóa vật chất mới thì

cần xây dựng mới một số kiến trúc nhà trường sao cho hợp lý, không

gian cảnh quan và trang phục cũng cần thay đổi mới để phù hợp thực

tiễn, bởi kiến trúc nhà trường thuận tiện, không gian, cảnh quan vănhóa xanh, sạch, đẹp, trang phục thoải mái mà HS yêu thích sẽ tạo độnglực cho HS học tập, phát triển Trong hoạt động kế thừa, duy trì và

phát triển các giá trị vật chất cần kế thừa logo, biểu tượng, khẩu hiệu,

phương châm làm việc của nhà trường còn hợp lý thì duy trì và phát

triển các thành tố này bởi nếu nhà trường có phương châm làm việchiệu quả thì sẽ góp phần làm thay đổi ý thức, hành vi của HS, GV vàcộng đồng đến học tập, làm việc tại trường Đồng thời nhà trường cần

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w