Nội dung thực hiện đề tài: - Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS - Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh - Thực trạng cơng tác kế tốn
Mục tiêu nghiên cứu
Nhìn nhận khái quát về các thông tin cơ bản của công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS
Phân tích và mô tả “Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS”
Thông qua việc phân tích tình hình thực tế tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS nhận biết được những ưu điểm, nhược điểm từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện “Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh”
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các thông tin, số liệu, chứng từ và sổ sách liên quan đến “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS”
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc, nghiên cứu những tài liệu liên quan đến “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” trong các thông tư, giáo trình liên quan
Phương pháp quan sát: Quan sát về tổ chức và các công việc liên quan đến
“Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh”
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tiến hành phân tích và tổng hợp những thông tin đã thu thập lại để đưa ra những ưu điểm và nhược điểm trong “Công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS”.
Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có 4 chương chính: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ GỖ HTS
Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS
Tên giao dịch quốc tế: HTS WOOD INDUSTRY COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: HTS WOOD INDUSTRY CO.,LTD
Trụ sở: 13/5F Ấp 3, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 0389787469
Email: Htskynghego@gmail.com Đại diện: Lê Thị Thùy Trang
Hình 1.1: Logo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS (HTS WOOD INDUSTRY CO.,LTD) được thành lập từ tháng 12/2015, chuyên sản xuất nội thất gỗ Đến nay Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS đã và đang không ngừng nỗ lực vươn lên để khẳng định vị trí của mình trên thị trường
Trong những năm gần đây, khi đứng trước làn sóng Covid-19, hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên với nỗ lực của đội ngũ nhân viên và ban quản lý, công ty đã dần ổn định hoạt động kinh doanh của mình
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, tuy nhiên với nỗ lực vượt trội, công ty đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện, đổi mới và củng cố thương hiệu Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết, HTS cam kết mang đến khách hàng trải nghiệm tốt nhất với các sản phẩm tối ưu về mọi mặt
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
Thiết kế và tạo ra các mẫu thiết kế đồ nội thất gỗ độc đáo và hấp dẫn Công ty sẽ làm việc với khách hàng để hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Công ty có xưởng sản xuất và gia công các sản phẩm đồ nội thất gỗ Các công đoạn sản xuất bao gồm cắt, chế biến, ghép nối, gia công bề mặt, hoàn thiện và lắp ráp sản phẩm cuối cùng Với hệ thống sản phẩm đa dạng, hệ thống máy móc hiện đại công ty cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng Sản xuất nội thất gỗ có chất lượng, đảm bảo tối đa về sản phẩm cung cấp chất lượng, nhân viên phục vụ chu đáo và tận tình trong việc sửa chữa, bảo hành các sản phẩm Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm hiện tại và phát triển những sản phẩm mới dựa trên nhu cầu thị trường và xu hướng thiết kế mới nhất Điều này giúp công ty duy trì sự cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu thay đổi của thị trường
Thực hiện các chính sách, chế độ kế toán tài chính thống nhất của Nhà nước như đóng thuế, nộp ngân sách đầy đủ, bảo toàn và giúp công ty phát triển
Hợp tác với các khách hàng trong và ngoài nước để xây dựng, phát triển kinh doanh đúng mục đích
Tham gia tích cực các phong trào văn hóa xã hội và các hoạt động từ thiện, thể hiện trách nhiệm của mình với các hoạt động xã hội Đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người lao động, góp phần nâng cao mức sống chung cho xã hội
Thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động như: BHXH, BHYT, BHTN, bảo hộ lao động khi làm việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Các hoạt động về an ninh xã hội được đảm bảo
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Ngành chính)
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác trong các cửa hàng chuyên doanh
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
- Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự
- Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
- Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
- Sản xuất đồ gỗ xây dựng
- Sản xuất bao bì bằng gỗ
- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
1.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh
Trở thành nhà phân phối nội thất gỗ hàng đầu tại Việt Nam về quy mô lẫn chất lượng cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ
Bằng khát vọng thực hiện mục tiêu, tầm nhìn đó công ty luôn đề cao giá trị:
- Mang lại sự hài lòng cho khách hàng, luôn tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất
- Môi trường làm việc năng động, sáng tạo, nhân văn và tạo điều kiện phát triển năng lực cho đội ngũ nhân viên
- Không ngừng đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) Bước 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Phòng kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, thông qua các kênh phương tiện truyền thông, tìm kiếm mọi lúc mọi nơi và chăm sóc khách hàng với thái độ tốt nhất
Bước 2: Tiếp cận khách hàng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng Tiếp cận khách hàng Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
Thoả thuận, thống nhất yêu cầu về sản phẩm
Báo giá sản phẩm cho khách hàng và thuyết phục họ mua hàng
Xác nhận và ký hợp đồng
Sản xuất sản phẩm Bàn giao đơn hàng Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Phòng kinh doanh sẽ bắt đầu lên kế hoạch tiếp cận với những khách hàng tiềm năng mà mình đã tìm được Tìm hiểu thông tin về khách hàng rồi sau đó sẽ giới thiệu sản phẩm với họ
Bước 3: Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
Sau khi tiếp cận sẽ đưa thông tin chi tiết sản phẩm đến cho khách hàng Tập trung hơn vào lợi ích và dựa trên nhu cầu của khách hàng, tạo nên độ tin cậy cao đối với khách hàng
Bước 4: Thoả thuận, thống nhất yêu cầu về sản phẩm
Nhằm đảm bảo đem đến những sản phẩm theo đúng mong muốn của khách hàng, phòng kinh doanh sẽ tiến hành thỏa thuận, thống nhất yêu cầu của khách hàng về sản phẩm
Bước 5: Báo giá sản phẩm cho khách hàng và thuyết phục họ mua hàng
Sau khi thuyết phục được khách hàng, phải đảm bảo báo giá cho khách hàng vào đúng thời điểm Tập trung vào những điều đã thảo luận với khách hàng, nhấn mạnh nhu cầu và những phản ánh tích cực của khách hàng đối với sản phẩm
Bước 6: Xác nhận và ký hợp đồng
Trao đổi với khách hàng để xây dựng hợp đồng bao gồm các điều khoản về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và các điều khoản thanh toán
Bước 7: Sản xuất sản phẩm
Phòng sản xuất sẽ lập kế hoạch và tiến hành sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng và đúng tiến độ
Bước 8: Bàn giao đơn hàng
Khi việc sản xuất hoàn thành, chất lượng sản phẩm sẽ được kiểm tra thêm một lần nữa và sau đó tiến hành bàn giao cho khách hàng
Bước 9: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Công ty sẽ cung cấp dịch vụ hậu mãi như hướng dẫn lắp đặt, bảo hành và sửa chữa nếu cần thiết Đây là bước khá cần thiết trong quy trình kinh doanh, khách hàng sẽ đưa ra quyết định hợp tác lâu dài với công ty thông qua quá trình này.
Tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự)
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Giám đốc: Quyết định hoạt động kinh doanh, xây dựng và quản lý cơ cấu công ty, xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác
Phòng Hành chính - nhân sự: Tham mưu và hỗ trợ cho Giám đốc các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nghiệp vụ hành chính, quản lý nhân sự, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng
- Ghi nhận, kiểm tra và theo dõi các giao dịch tài chính của công ty
- Xử lý việc thanh toán và quản lý các khoản nợ và công nợ của công ty
- Theo dõi, kiểm soát hàng tồn kho, chi phí và nguồn lực tài chính khác, xử lý thông tin đến lập báo cáo tài chính
- Cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán theo quy định của pháp luật
Phòng Kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế và thực thi hệ thống kỹ thuật và công nghệ, quản lý vận hành hệ thống máy móc, thiết bị Đảm bảo những nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật của công ty hoạt động chính xác, hiệu quả và ổn định, kịp thời phát hiện và sửa chữa những trục trặc, sự cố của hệ thống, không để gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa thiệt hại cho công ty
Phòng Sản xuất: Xác định đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất, lên kế hoạch sản xuất, đưa ra biện pháp làm giảm chi phí, đảm bảo chất lượng và cải thiện sản phẩm
Phòng Kinh doanh: Xây dựng và phát triển nguồn khách hàng, theo dõi, kiểm soát và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức công tác kế toán
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Phòng Hành chính - nhân sự
Phòng Kỹ thuật Phòng Sản xuất Phòng Kinh doanh
Bộ phận kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí
- Quản lý các nhân viên kế toán
- Điều tra, giám sát việc dùng nguồn tài chính, nhân lực của công ty một cách hiệu quả Tổng hợp, sắp xếp để báo cáo trước ban điều hành công ty
- Lập, trình bày các kế hoạch, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán, xây dựng việc kiểm kê một cách hiệu quả
- Đảm bảo tính hợp pháp, tính kịp thời và tính chính xác trong việc lập sổ sách tài liệu kế toán, tính toán giá thành sản phẩm, mức lương, tính thuế, bảo hiểm, công nợ khách hàng, đối tác buôn bán, ngân hàng
- Kiểm soát quy trình lập tài liệu sổ sách
- Đưa ra các cách giải quyết, kiến nghị về mặt tài chính cho công ty để có thể đảm bảo nguồn lợi tài chính
- Thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính với ngân hàng, là người ngoại giao cho công ty trong lĩnh vực tài chính
- Kết nối bộ phận kế toán với các phòng ban trong công ty
- Quản lí các khoản thu-chi và chứng từ liên quan
- Theo dõi tiền gửi ngân hàng, quản lý quỹ tiền mặt
- Theo dõi công nợ của khách hàng, nhân viên,…và đôn đốc thu hồi công nợ
- Lập kế hoạch thanh toán và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho nhà cung cấp
- Thực hiện các nghiệp vụ chi nội bộ
- Theo dõi nghiệp vụ tạm ứng
- Kiểm tra các chứng từ xem có hợp lý, hợp lệ hay chưa
Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp
- Tập hợp các khoản chi phí sản xuất như: chi phí vật tư, khấu hao TSCĐ, CCDC trả trước, chi phí lương và các chi phí khác để làm cơ sở để tính giá thành của sản phẩm
- Kiểm tra, rà soát, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết
- Ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí, thuế GTGT, công nợ, khấu hao,…
- Đảm bảo việc theo dõi, quản lý công nợ được thực hiện một cách chính xác Theo dõi các khoản công nợ phải thu khó đòi và đề xuất các biện pháp giải quyết
- Chuẩn bị báo cáo tài chính theo quý và năm, lập báo cáo thuế và quyết toán thuế theo quy định của cơ quan thuế
- Giải trình số liệu kế toán và cung cấp hồ sơ, số liệu cho kiểm toán, cơ quan thuế, thanh tra kiểm tra khi được yêu cầu Đảm bảo thông tin kế toán đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan liên quan
- Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định của công ty và pháp luật Đảm bảo việc lưu trữ được thực hiện một cách an toàn, bảo mật và dễ dàng truy xuất khi cần thiết
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính và sử dụng phần mềm kế toán MISA trong việc hạch toán, lập tờ khai và lập Báo cáo tài chính
❖ Trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Phần mềm kế toán MISA
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết
Ghi hằng ngày Ghi cuối quý hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra
Hằng ngày: Kế toán dựa vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có để hạch toán lên phần mềm MISA, các dữ liệu được tự động cập nhật vào sổ cái và các sổ chi tiết liên quan
Cuối quý: Kế toán thực hiện thao tác khóa sổ, kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái và các sổ chi tiết, đảm bảo các dữ liệu đã nhập trong kỳ trung thực và hợp lý, tiến hành lập tờ khai thuế GTGT và các báo báo tài chính, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cũng như nộp các tờ khai đúng theo quy định của Luật thuế
❖ Phần mềm kế toán MISA:
Hình 1.2: Các phần hành trên phần mềm kế toán MISA
(Nguồn: Phòng Kế toán) Nghiệp vụ quỹ: Quản lý và kiểm soát tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt và ngoại tệ của công ty, đưa ra các thông tin chính xác và thuận tiện Đối chiếu giữa các
11 sổ tiền mặt để phát hiện chênh lệch
Nghiệp vụ ngân hàng: Thực hiện và quản lý các giao dịch tài chính, đối chiếu tự động phát hiện chênh lệch và đưa ra dự báo về dòng tiền trong tương lai
Nghiệp vụ mua hàng: Ghi nhận và quản lý các hoạt động mua hàng của công ty, quản lý thông tin công nợ đối với nhà cung cấp
Nghiệp vụ bán hàng: Ghi nhận và quản lý các hoạt động bán hàng của công ty, theo dõi doanh thu từ hoạt động bán hàng và quản lý công nợ khách hàng
Nghiệp vụ kho: Theo dõi được hàng hóa theo nhiều đặc tính, đơn vị tính Nghiệp vụ CCDC: Thực hiện phân bổ chi phí, sau đó tính giá thành, lãi, lỗ kinh doanh
Nghiệp vụ TSCĐ: Quản lý, theo dõi và tính toán hạch toán TSCĐ
Nghiệp vụ lương: Tính toán, quản lý và xử lý thông tin liên quan đến lương và các khoản trả cho nhân viên
Nghiệp vụ giá thành: Tính toán, phân bổ và quản lý các yếu tố liên quan đến giá thành sản phẩm
Nghiệp vụ ngân sách: Lập kế hoạch, theo dõi, phân tích và báo cáo về ngân sách
Nghiệp vụ thuế: Quản lý và xử lý thông tin thuế một cách hiệu quả, tính toán thuế, báo cáo và quản lý hồ sơ thuế
Nghiệp vụ tổng hợp: Quản lý và tích hợp các thông tin và hoạt động kinh doanh
1.4.3 Một số chính sách kế toán
❖ Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
Kỳ kế toán: 01/01-31/12 hằng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VND) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là ngoại tệ Đô la Mỹ (USD) sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá thực tế của ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng
Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
❖ Hệ thống tài khoản được áp dụng tại công ty
Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính để vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản cho phù
12 hợp với đặc điểm kinh doanh và phương pháp hạch toán của công ty
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Kế toán doanh thu
2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1.1.1 Khái niệm, điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là thu nhập mà công ty kiếm được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
❖ Điều kiện ghi nhận doanh thu
Theo khoản 2 Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC “Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.”
2.1.1.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
Khi có giao dịch mua bán xảy ra, doanh nghiệp sẽ xuất hóa đơn để chứng minh việc ghi nhận doanh thu từ việc bán hàng Những chứng từ thường sử dụng như:
- Bộ chứng từ xuất khẩu (đối với công ty xuất khẩu)
- Sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng
TK 511 dùng để ghi nhận “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK cấp 2 của TK 511 bao gồm:
- TK 5111 – “Doanh thu bán hàng hoá”
- TK 5112 – “Doanh thu bán các thành phẩm”
- TK 5113 – “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
- TK 5114 – “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
- TK 5117 – “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”
TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- Thuế gián thu phải nộp
- Kết chuyển TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”
- Kết chuyển vào TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
- Ghi tăng “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
(Nguồn: khoản 2 Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.1: Phương pháp kế toán “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ
Kết chuyển doanh thu thuần
Các khoản giảm trừ doanh thu
Theo khoản 1 Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
- “Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.”
- “Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.”
- “Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.”
2.1.2.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
- Biên bản ghi nhận lý do trả hàng kiêm bàn giao hàng hóa
- Văn bản về việc chấp thuận giảm giá
TK 521 dùng để ghi nhận “Các khoản giảm trừ doanh thu”
TK cấp 2 của TK 521 bao gồm:
- TK 5211 – “Chiết khấu thương mại”
- TK 5212 – “Hàng bán bị trả lại”
- TK 5213 – “Giảm giá hàng bán”
TK 521 – “Các khoản giảm trừ doanh thu”
- Ghi tăng “Các khoản giảm trừ doanh thu”
- Kết chuyển sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần
(Nguồn: khoản 2 Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.2: Phương pháp kế toán “Các khoản giảm trừ doanh thu”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản tiền lãi, lãi tỷ giá hối đoái, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
2.1.3.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
TK 515 dùng để ghi nhận “Doanh thu hoạt động tài chính”
TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”
- Kết chuyển sang TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”
- Ghi tăng “Doanh thu hoạt động tài chính”
(Nguồn: khoản 2 Điều 80 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Các khoản giảm trừ doanh thu
Sơ đồ 2.3: Phương pháp kế toán “Doanh thu hoạt động tài chính”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.1.4 Kế toán thu nhập khác
Thu nhập khác là thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chênh lệch lãi do đánh giá lại, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản thuế được hoàn, các khoản thu nhập khác
2.1.4.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Mua vật tư, hàng hóa,… lợi nhuận được chia
Chiết khấu thanh toán được hưởng
Các khoản lãi, cổ tức,
Bán ngoại tệ (Tỷ giá
TK 1112, 1122 bằng ngoại tệ Lãi đánh giá lại
TK 413 Kết chuyển lãi do
TK 331 ghi sổ) (Tỷ giá thực tế)
TK 711 dùng để ghi nhận “Thu nhập khác”
- Kết chuyển sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
- Ghi tăng “Thu nhập khác”
(Nguồn: khoản 2 Điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.4: Phương pháp kế toán “Thu nhập khác”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Kế toán chi phí
2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là chi phí mà một doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất hoặc mua các sản phẩm để bán trong một khoảng thời gian cụ thể
2.2.1.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
- Phiếu nhập kho, xuất kho
Tiền phạt trừ vào khoản
Nhận tài trợ, biếu tặng
TK 331, 338 Khoản nợ phải trả không
TK 3387 Định kỳ phân bổ tiền các tổ chức bảo hiểm bồi thường Thu được khoản khó đòi đã xóa sổ nhận ký quỹ, ký cược xác định được chủ Các khoản thuế
- Bảng kê hàng hóa mua vào
TK 632 để ghi nhận “Giá vốn hàng bán”
TK 632 – “Giá vốn hàng bán”
- Ghi tăng “Giá vốn hàng bán”
- Chi phí nguyên, vật liệu, nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ
- Khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Kết chuyển sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Giá trị nhập kho hàng bán bị trả lại
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được
(Nguồn: khoản 2 Điều 89 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.5: Phương pháp kế toán “Giá vốn hàng bán”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các chi phí liên quan đến quá trình bán thành phẩm và hàng hóa như chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí lương, hoa hồng, chi phí bảo hành, sửa chữa, vận chuyển, đóng gói
2.2.2.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
- Bảng trích khấu hao TSCĐ
Gía thành của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh
Nhập kho hàng bán bị trả lại
Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ hàng tồn kho Phần hao hụt, mất mát
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 641 dùng để ghi nhận “Chi phí bán hàng”
TK cấp 2 của TK 641 bao gồm:
- TK 6411 – “Chi phí nhân viên”
- TK 6412 – “Chi phí vật liệu, bao bì”
- TK 6413 –“Chi phí dụng cụ, đồ dùng”
- TK 6414 – “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- TK 6415 – “Chi phí bảo hành”
- TK 6417 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK 6418 – “Chi phí bằng tiền khác”
TK 641 – “Chi phí bán hàng”
- Ghi tăng “Chi phí bán hàng” - Khoản được ghi giảm “Chi phí bán hàng”
- Kết chuyển vào TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
(Nguồn: khoản 2 Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.6: Phương pháp kế toán “Chi phí bán hàng”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC, “Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )”
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
Thuế GTGT chi phí khác bằng tiền
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí lương và các khoản trích lương
Chi phí trích trước Chi phí phân bổ dần
Chi phí vật liệu, công cụ
Dự phòng phải trả về chi phí
(nếu có) vào không được khấu trừ
2.2.3.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
- Bảng trích khấu hao TSCĐ
- Hóa đơn dịch vụ mua ngoài
- Các chứng từ khác có liên quan
TK 642 dùng để phản ánh “Chi phí quản lý doanh nghiệp” phát sinh trong kỳ
TK cấp 2 của TK 642 bao gồm:
- TK 6421 – “Chi phí nhân viên quản lý”
- TK 6422 – “Chi phí vật liệu quản lý”
- TK 6423 – “Chi phí đồ dùng văn phòng”
- TK 6424 – “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- TK 6425 – “Thuế, phí và lệ phí”
- TK 6426 – “Chi phí dự phòng”
- TK 6427 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK 6428 – “Chi phí bằng tiền khác”
TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Ghi tăng “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả
- Khoản ghi giảm “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả
- Kết chuyển vào TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
(Nguồn: khoản 2 Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.7: Phương pháp kế toán “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC) giữa số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trích trước
Chi phí phân bổ dần, chi phí
Chi phí lương và khoản trích lương
Khoản giảm chi Chi phí vật liệu, công cụ
Hoàn nhập số chênh lệch
Dự phòng phải thu khó đòi trước chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập
Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác
Thuế môn bài, tiền thuê đất quản lý doanh nghiệp năm nay phải trả
2.2.4 Kế toán chi phí tài chính
Chi phí tài chính là các khoản chi phí, khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái, chi phí tài chính khác
2.2.4.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
TK 635 dùng để ghi nhận “Chi phí tài chính”
TK 635 – “Chi phí tài chính”
- Ghi tăng “Chi phí tài chính” - Các khoản được ghi giảm “Chi phí tài chính”
- Kết chuyển vào TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
(Nguồn: khoản 2 Điều 90 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.8: Phương pháp kế toán “Chi phí tài chính”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.2.5 Kế toán chi phí khác
Chi phí khác là những khoản chi phí không thuộc các danh mục chi phí cụ thể như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính, các khoản chi phí khác
2.2.5.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Các chứng từ khác có liên quan
Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ
TK 911 Kết chuyển ngoại tệ
TK 331, 336, 341 các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ
Xử lý lỗ tỷ giá do đánh giá lại
TK 811 dùng để ghi nhận “Chi phí khác”
- Ghi tăng “Chi phí khác” - Kết chuyển vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
(Nguồn: khoản 2 Điều 94 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.9: Phương pháp kế toán “Chi phí khác”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.2.6 Kế toán chi phí thuế TNDN
Theo khoản 1 Điều 95 Thông tư 200/2014/TT-BTC, “Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.”
Theo Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC, Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế là số tiền mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức kiếm được sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định của pháp luật
TK 338, 331 Phạt vi phạm Thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…
Thuế TNDN phải nộp Thu nhập tính thuế
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, “Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và thu nhập khác.” Thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức sau:
2.2.6.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Chứng từ nộp tiền vào NSNN
TK 821 dùng để ghi nhận “Chi phí thuế TNDN”
TK cấp 2 của TK 821 bao gồm:
- TK 8211 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
- TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
TK 821 – “Chi phí thuế TNDN”
- “Chi phí thuế TNDN hiện hành” phát sinh
- Nộp bổ sung “Thuế TNDN hiện hành”
- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp < tạm nộp
- Ghi giảm thuế TNDN phải nộp
- Kết chuyển chênh lệch giữa TK 8211
“Chi phí thuế TNDN hiện hành” > khoản được ghi giảm vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”
(Nguồn: khoản 2 Điều 95 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Thu nhập chịu thuế Doanh thu Chi phí được trừ Các khoản thu nhập khác
Thu nhập tính thuế Thu nhập chịu thuế
Thu nhập được miễn thuế Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
❖ Phương pháp kế toán Chi phí thuế TNDN hiện hành
Sơ đồ 2.10: Phương pháp kế toán “Chi phí thuế TNDN hiện hành”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 96 Thông tư 200/2014/TT-BTC, “Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.”
2.3.2 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng
Kết chuyển tạm nộp > phải nộp
TK 911 dùng để “Xác định kết quả kinh doanh”
TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
- “Chi phí hoạt động tài chính”
- “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- “Doanh thu hoạt động tài chính”
- Khoản ghi giảm “Chi phí thuế TNDN”
(Nguồn: khoản 2 Điều 96 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.11: Phương pháp kế toán “Xác định kết quả kinh doanh”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Trình bày trên Báo cáo tài chính
Thông tin về “Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh” được thể hiện trên
“Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” của doanh nghiệp Theo khoản 3 Điều 113 Thông tư 200/2014/TT-BTC, có quy định về việc trình bày các chỉ tiêu trên “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)” như sau:
Kết chuyển chi phí thuế
Hình 2.1: Mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Ngoài ra, một ít chỉ tiêu như lợi nhuận và thuế sẽ được thể hiện trên “Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)”
Trong chương 2, tác giả đã trình bày khái quát, hệ thống hóa “Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” trong doanh nghiệp Tác giả bắt đầu bằng việc định nghĩa khái niệm cơ bản về “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” Tác giả cũng trình bày về các chứng từ và sổ sách được sử dụng trong quá trình ghi nhận thông tin kế toán Để thuận tiện trong quá trình ghi nhận thông tin kế toán, các doanh nghiệp sử dụng TK sử dụng TK sử dụng là một phần tử của hệ thống TK được sử dụng để phân loại và ghi nhận thông tin kế toán Mỗi TK sử dụng thường có số hiệu duy nhất và được phân vào các nhóm tương ứng với tính chất của nó Tác giả còn trình bày về các phương pháp kế toán giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách thức kế toán các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Cuối cùng, tác giả cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất hiện ở đâu trên Báo cáo tài chính Thông qua các số liệu này, người đọc có thể đánh giá được mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu từ hoạt động kinh doanh và quản lý chi phí để đạt được kết quả kinh doanh mong đợi
Từ đó, làm cơ sở để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về “Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” thực tế tại doanh nghiệp ở chương tiếp theo “Chương 3: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS”
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ GỖ HTS
Kế toán doanh thu
3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.1.1.1 Nội dung, phương thức bán hàng và thanh toán
Công ty bán hàng chủ yếu bằng phương thức xuất khẩu trực tiếp dựa trên hợp đồng đã ký kết với khách hàng Thị trường The United Kingdom và Ireland là hai thị trường quan trọng nhất của công ty chiếm tỷ trọng lớn khối lượng xuất khẩu Danh mục hàng hóa đa dạng, với hơn 1000 loại sản phẩm giúp đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (Phụ lục 1) Công ty không phải nộp thuế xuất khẩu do đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp không thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu Khi xuất giao hàng cho khách hàng theo điều kiện và điều khoản ghi trong hợp đồng như giá cả, số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng, thời hạn và phương thức thanh toán,… phòng kế toán sẽ tiến hành ghi nhận doanh thu Đây là nguồn thu nhập chính của công ty, là cơ sở tiền đề để nhận biết hoạt động của công ty Ngoài ra, việc bán hàng hoá cho các khách hàng trong nước cũng mang đến một phần doanh thu cho công ty
Công ty thực hiện theo phương thức bán buôn: bán những sản phẩm cho các công ty, cá nhân có nhu cầu mua với số lượng lớn và giá cả thấp hơn so với giá bán lẻ
Công ty xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp: quá trình bán hàng được thực hiện trực tiếp giữa công ty và khách hàng nước ngoài Điều này có nghĩa là công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa trực tiếp cho người mua nước ngoài, thường thông qua kênh bán hàng trực tuyến của công ty Công ty không yêu cầu khách hàng mở "Letter of Credit" (L/C), một loại tài khoản mà ngân hàng khách hàng mở ra để cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu Thay vì đó, công ty tin tưởng khách hàng sẽ thanh toán trực tiếp khi nhận hàng tại cảng
Khách hàng có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt đối với nhữnghóa đơn có giá trị dưới 20 triệu hoặc chuyển khoản khi nhận được hàng Khi xuất khẩu, công ty sẽ gửi tài liệu về cho khách hàng bao gồm hóa đơn, chứng từ và giấy tờ liên quan khi hàng hóa đã được giao tới cảng Khách hàng sẽ thanh toán ngay lập tức để nhận các tài liệu này và kéo container hàng về Đối với những khách hàng có quan hệ mua bán
35 lâu dài với công ty, mua hàng của công ty về để bán lại thì có thể nhận hàng trước và thanh toán tiền hàng sau tùy vào hợp đồng mua bán giữa công ty với khách hàng Công ty áp dụng chính sách công nợ 30 ngày thanh toán 100% giá trị đơn hàng kể từ ngày khách hàng nhận đủ hàng và hóa đơn
3.1.1.2 Chứng từ và trình tự luân chuyển, tài khoản, sổ sách sử dụng
❖ Chứng từ và trình tự luân chuyển
Khách hàng Phòng kinh doanh
Sơ đồ 3.1: Trình tự luân chuyển chứng từ “Doanh thu bán hàng trong nước”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hằng ngày, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng liên hệ với công ty qua bộ phận kinh doanh Nhân viên phòng kinh doanh sẽ đưa đơn đặt hàng đến phòng kế toán, kế toán sẽ kiểm tra công nợ của khách hàng, sau đó nhập vào mục đơn đặt hàng trên phần mềm MISA Khi đã thống nhất xong với khách hàng dựa vào đơn đặt hàng bộ phận kinh doanh sẽ soạn thảo hợp đồng Căn cứ vào đơn đặt hàng, hợp đồng kinh
Hợp đồng kinh tế Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng
Hợp đồng kinh tế Đơn đặt hàng
Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT
36 tế giữa phòng kinh doanh và khách hàng đã được giám đốc ký duyệt, bộ phận kế toán sẽ lập phiếu xuất kho thông qua phần mềm kế toán MISA, khi dữ liệu được xuất ra sẽ gửi đến bộ phận quản lý kho đồng thời in hoá đơn GTGT Sau khi kiểm tra, bộ phận quản lý kho sẽ tiến hành đóng gói và điều phối nhân viên giao hàng
Sau khi chứng từ giao cho khách hàng và được xác nhận, kế toán kiểm tra và xác nhận tính chính xác của dữ liệu doanh thu được phản ánh trên phần mềm MISA Xuất khẩu ra nước ngoài:
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Khách hàng Phòng kinh doanh
Sơ đồ 3.2: Trình tự luân chuyển chứng từ “Doanh thu bán hàng xuất khẩu”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hằng ngày, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng liên hệ với công ty qua bộ phận kinh doanh Nhân viên phòng kinh doanh sẽ đưa đơn đặt hàng đến phòng kế toán, kế toán sẽ kiểm tra công nợ của khách hàng, sau đó nhập vào mục đơn đặt hàng
Hợp đồng kinh tế Đơn đặt hàng
Bộ chứng từ xuất khẩu Đơn đặt hàng
Hợp đồng kinh tế Đơn đặt hàng
Giấy báo Có Hóa đơn GTGT
Bộ chứng từ xuất khẩu
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Bộ chứng từ xuất khẩu
37 trên phần mềm Khi đã thống nhất xong với khách hàng dựa vào đơn đặt hàng bộ phận kinh doanh sẽ soạn thảo hợp đồng Căn cứ vào đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế giữa phòng kinh doanh và khách hàng đã được giám đốc ký duyệt, bộ phận kế toán sẽ lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thông qua phần mềm kế toán MISA, khi dữ liệu được xuất ra sẽ gửi đến bộ phận quản lý kho Sau khi kiểm tra, bộ phận quản lý kho sẽ tiến hành đóng gói và điều phối nhân viên giao hàng, đồng thời lập hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan kế toán lập hoá đơn GTGT
Sau khi bộ chứng từ xuất khẩu giao cho khách hàng và được xác nhận, kế toán kiểm tra và xác nhận tính chính xác của dữ liệu doanh thu được phản ánh trên phần mềm MISA
Công ty sử dụng TK 511 để ghi nhận “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Đồng thời công ty đã mở sổ chi tiết cho TK 511 để dễ dàng theo dõi hơn gồm:
- TK 5111: “Doanh thu bán hàng hóa”
- TK 5112: “Doanh thu bán thành phẩm”
Ngoài ra, công ty sử dụng TK 131: “Phải thu của khách hàng” để theo dõi công nợ của khách hàng Các khoản mà khách hàng đã thanh toán công nợ công ty sử dụng
TK 111: “Tiền mặt” và TK 112: “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi
Sổ sách kế toán “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” là công cụ quan trọng trong quá trình ghi chép và theo dõi doanh thu của công ty Được sử dụng để ghi lại, phân loại và tổ chức thông tin về giao dịch liên quan đến “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- Sổ chi tiết TK 5111: “Doanh thu bán hàng hóa” (Phụ lục 2) Đây là phiên bản mở rộng của sổ cái, thường được sử dụng để ghi chép chi tiết hơn về từng giao dịch của TK “Doanh thu bán hàng hóa”
Kế toán chi phí
3.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Trong thực tế tại công ty, đối với thành phẩm tất cả chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm được kế toán tập hợp vào TK 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” sau đó kết chuyển sang TK 155 - “Thành phẩm”, cuối cùng kết chuyển từ
TK 155 - “Thành phẩm” sang TK 632 - “Giá vốn hàng bán” để xác định giá vốn trong kỳ kế toán
Phương pháp tính giá xuất kho mà công ty áp dụng là phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ vào cuối mỗi tháng
❖ Minh họa cách tính giá vốn hàng bán của hàng hóa:
Xác định giá thực tế xuất kho của Tủ kính K037 trong tháng 12/2022 với tình hình nhập xuất như sau:
Tồn đầu kỳ: 9 cái, đơn giá 1.884.691 đồng/cái
Ngày 02/12, nhập kho 15 chiếc, tổng giá nhập kho là 28.350.000 đồng Đơn giá thực tế xuất kho = (Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ)
(Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ)
Ngày 05/12, xuất bán cho Công ty TNHH Thành Phát 10 Tủ kính K037, vậy trị giá vốn xuất kho = 10 x 1.888.009 = 18.880.090 đồng
3.2.1.2 Chứng từ và trình tự luân chuyển, tài khoản, sổ sách sử dụng
❖ Chứng từ và trình tự luân chuyển
Kế toán Thủ kho Khách hàng
Sơ đồ 3.4: Trình tự luân chuyển chứng từ “Giá vốn hàng bán”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đối với hàng hóa, kế toán tiến hành kiểm tra các chứng từ nhập xuất hàng hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm, cuối tháng phần mềm sẽ tự động tính ra giá vốn hàng hóa Thành phẩm thì kế toán sẽ căn cứ vào bảng tính giá thành để thực hiện kết chuyển giá vốn từ TK 155 lên phần mềm Phần mềm sẽ tự động kết xuất các phiếu xuất kho và cập nhật vào Sổ nhật ký chung, Sổ cái, Sổ chi tiết của TK 632
Công ty sử dụng TK 632 để theo dõi các khoản phát sinh “Giá vốn hàng bán”
Sổ sách kế toán “Giá vốn hàng bán” là công cụ quan trọng trong quá trình ghi chép và theo dõi chi phí của công ty Được sử dụng để ghi lại, phân loại và tổ chức thông tin về giao dịch liên quan đến “Giá vốn hàng bán”
- Sổ chi tiết TK 632: “Giá vốn hàng bán” (Phụ lục 20) Đây là phiên bản mở
Phiếu xuất kho Hóa đơn
Phiếu xuất kho nhà cung cấp
Phiếu xuất kho nhà cung cấp
Hóa đơn GTGT Hóa đơn
43 rộng của sổ cái, thường được sử dụng để ghi chép chi tiết hơn về từng giao dịch của
TK “Giá vốn hàng bán”
- Sổ cái TK 632: “Giá vốn hàng bán” (Phụ lục 21) Đây là sổ sách chính để ghi chép thông tin về TK “Giá vốn hàng bán”, giúp theo dõi số dư của TK, cung cấp thông tin chi tiết về các giao dịch và giúp kiểm tra cân đối số liệu tài chính
Nghiệp vụ 1: Cuối tháng 10/2022, căn cứ vào TK 621, 622, 627 để xác định giá vốn hàng bán từ thành phẩm
Trình tự tập hợp giá vốn
Kế toán tổng hợp chi phí để tính “Giá vốn hàng bán”:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Có TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Kế toán nhập kho thành phẩm:
Có TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Cuối tháng, kế toán ghi nhận giá vốn:
Nghiệp vụ 2: Cuối tháng 11/2022, căn cứ vào TK 621, 622, 627 để xác định giá vốn hàng bán từ thành phẩm
Trình tự tập hợp giá vốn
Kế toán tổng hợp chi phí để tính “Giá vốn hàng bán”:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Có TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Kế toán nhập kho thành phẩm:
Có TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Cuối tháng, kế toán ghi nhận giá vốn:
Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào nghiệp vụ ngày 01/12/2022, xuất kho bán hàng hóa
1.000 tấm Ván MDF 2440 x 1220 x 17mm, đơn giá 315.000 đồng/tấm và 500 tấm
Ván MDF 2440 x 1220 x 18mm, đơn giá 375.000 đồng/tấm cho Công ty TNHH Tân Phước theo hóa đơn số 00000050 (Phụ lục 11) với tổng số tiền là 542.700.000 đồng gồm VAT 8% Kế toán ghi nhận giá vốn:
Nghiệp vụ 4: Căn cứ vào nghiệp vụ ngày 01/12/2022, xuất kho bán hàng hóa
1.500 kg NC lót trong, đơn giá 72.500 đồng/kg; 3.000 kg Dung Môi NC 103B, đơn giá 55.300 đồng/kg và 500 kg NC Bóng trong, đơn giá 92.300 đồng/kg cho Công ty TNHH Tân Phước theo hóa đơn số 00000051 (Phụ lục 12) với tổng số tiền là 352.880.000 đồng gồm VAT 10% .Kế toán ghi nhận giá vốn:
Nghiệp vụ 5: Cuối tháng 12/2022, căn cứ vào TK 621, 622, 627 để xác định giá vốn hàng bán từ thành phẩm
Trình tự tập hợp giá vốn
Kế toán tổng hợp chi phí để tính “Giá vốn hàng bán”:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Có TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Kế toán nhập kho thành phẩm:
Có TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Cuối tháng, kế toán ghi nhận giá vốn:
Có TK 155 4.001.633.012 Cuối quý, kế toán kết chuyển toàn bộ TK 632 “Giá vốn hàng bán” sang TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
3.2.2 Kế toán chi phí bán hàng
Trong quá trình bán hàng, tất cả những chi phí phải trả đến liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty Trong thực tế của công ty, chi phí bán hàng bao gồm: lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch,…
❖ Minh họa cách tính lương và các khoản trích theo lương:
Căn cứ vào bảng tính lương và bảng chấm công của tháng 10/2022 Tính lương tháng 10 cho nhân viên Lê Thị Mỹ Nương là nhân viên kinh doanh
- Xăng xe đi lại 625.000 đồng
Lương theo thời gian =Lương cơ bản
26 ngày công × số ngày làm việc thực tế
= 8.070.100 đồng Lương đóng bảo hiểm = 5.945.100 đồng
Các khoản trừ vào lương người lao động:
BHXH = Lương đóng bảo hiểm x 8% = 5.945.100 x 8% = 475.608 đồng BHYT = Lương đóng bảo hiểm x 1,5% = 5.945.100 x 1,5% = 89.177 đồng BHTN = Lương đóng bảo hiểm x 1% = 5.945.100 x 1% = 59.451 đồng
Tổng các khoản trích vào lương người lao động = 624.236 đồng
Các khoản trích vào chi phí doanh nghiệp:
KPCĐ = Lương đóng bảo hiểm x 2% = 5.945.100 x 2% = 118.902 đồng
BHXH = Lương đóng bảo hiểm x 17,5% = 5.945.100 x 17,5% = 1.040.393 đồng
BHYT = Lương đóng bảo hiểm x 3% = 5.945.100 x 3% = 178.353 đồng BHTN = Lương đóng bảo hiểm x 1% = 5.945.100 x 1% = 59.451 đồng
Tổng các khoản trích vào chi phí doanh nghiệp = 1.397.099 đồng
❖ Minh họa cách tính khấu hao TSCĐ
Tính khấu hao máy ricoh 3055 sử dụng ở bộ phận bán hàng tháng 10/2022, nguyên giá 125.000.000 đồng, thời gian trích khấu hao là 5 năm
Chi phí khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng:
Mức khấu hao hàng tháng = Nguyên giá
Thời gian trích khấu hao x 12 tháng
5 𝑥 12 = 2.083.333 đồng Vậy mức trích khấu hao máy ricoh 3055 là 2.083.333 đồng
3.2.2.2 Chứng từ và trình tự luân chuyển, tài khoản, sổ sách sử dụng
❖ Chứng từ và trình tự luân chuyển
- Giấy đề nghị thanh toán
Sơ đồ 3.5: Trình tự luân chuyển chứng từ “Chi phí bán hàng”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ có liên quan đến chi phí của bộ phận bán hàng, kế toán sẽ lập giấy đề nghị thanh toán cùng với chứng từ liên quan chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, sau đó lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng để thanh toán hoặc thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt để thanh toán, đồng thời kế toán sẽ hạch toán lên phần mềm MISA Phần mềm sẽ tự động cập nhật vào Sổ nhật ký chung, Sổ cái, Sổ chi tiết của
Công ty dùng TK 641 để ghi nhận “Chi phí bán hàng” Đồng thời công ty đã mở sổ chi tiết cho TK 641 để dễ dàng theo dõi hơn gồm:
- TK 6411: “Chi phí nhân viên”
- TK 6414: “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- TK 6417: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Giấy báo Nợ Bảng lương
Phiếu chi Giấy đề nghị thanh toán
Sổ sách kế toán “Chi phí bán hàng” là công cụ quan trọng trong quá trình ghi chép và theo dõi chi phí của công ty Được sử dụng để ghi lại, phân loại và tổ chức thông tin về giao dịch liên quan đến “Chi phí bán hàng”
- Sổ chi tiết TK 6411: “Chi phí nhân viên” (Phụ lục 22) Đây là phiên bản mở rộng của sổ cái, thường được sử dụng để ghi chép chi tiết hơn về từng giao dịch của
TK “Chi phí nhân viên”
- Sổ chi tiết TK 6414: “Chi phí khấu hao TSCĐ” (Phụ lục 23) Đây là phiên bản mở rộng của sổ cái, thường được sử dụng để ghi chép chi tiết hơn về từng giao dịch của TK “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- Sổ chi tiết TK 6417: “Chi phí dịch vụ mua ngoài” (Phụ lục 24) Đây là phiên bản mở rộng của sổ cái, thường được sử dụng để ghi chép chi tiết hơn về từng giao dịch của TK “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- Sổ cái TK 641: “Chi phí bán hàng” (Phụ lục 25) Đây là sổ sách chính để ghi chép thông tin về TK “Chi phí bán hàng”, giúp theo dõi số dư của từng TK, cung cấp thông tin chi tiết về các giao dịch và giúp kiểm tra cân đối số liệu tài chính
Nghiệp vụ 1: Ngày 31/10/2022, Căn cứ vào bảng chấm công tính và bảng lương
(Phụ lục 26) kế toán tính và trích các khoản trích theo lương cho 2 nhân viên phòng kinh doanh
Có TK 334 14.891.729 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định:
Nghiệp vụ 2: Ngày 31/11/2022, Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ kế toán phân bổ chi phí khấu hao tháng 11/2022 của máy ricoh 3055 sử dụng ở bộ phận bán hàng
Nghiệp vụ 3: Ngày 31/12/2022, Công ty TNHH Mass Transport Express (Việt
Nam) thông báo chi phí dịch vụ làm hàng xuất khẩu theo hóa đơn số 00005965 (Phụ lục 27) tổng tiền là 9.184.039 đồng gồm VAT 8%
Nghiệp vụ 4: Ngày 31/12/2022, Công ty TNHH Mass Transport Express (Việt
Nam) thông báo chi phí dịch vụ làm hàng xuất khẩu theo hóa đơn số 00005966 (Phụ lục 28) tổng tiền là 2.605.932 đồng gồm VAT 8%
Có TK 331(MTE) 2.605.932 Cuối quý, kế toán kết chuyển toàn bộ “Chi phí bán hàng” sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Kết chuyển “Chi phí nhân viên”:
Có TK 6411 53.057.778 Kết chuyển “Chi phí khấu hao TSCĐ”:
Có TK 6414 10.729.167 Kết chuyển “Chi phí dịch vụ mua ngoài”:
3.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản phải chi trả trong hoạt động quản lý của công ty Trong thực tế của công ty thì chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí phân bổ, chi phí đồ dùng văn phòng,…
❖ Minh họa cách tính lương và các khoản trích theo lương:
Căn cứ vào bảng tính lương và bảng chấm công của tháng 10/2022 Tính lương tháng 12 cho nhân viên Trần Thị Phương Trinh là nhân viên kế toán
- Xăng xe đi lại 625.000 đồng
Lương theo thời gian =Lương cơ bản
26 ngày công × số ngày làm việc thực tế
= 8.085.000 đồng Lương đóng bảo hiểm = 5.960.000 đồng
Các khoản trừ vào lương người lao động:
BHXH = Lương đóng bảo hiểm x 8% = 5.960.000 x 8% = 476.800 đồng BHYT = Lương đóng bảo hiểm x 1,5% = 5.960.000 x 1,5% = 89.400 đồng BHTN = Lương đóng bảo hiểm x 1% = 5.960.000 x 1% = 59.600 đồng
Tổng các khoản trích vào lương người lao động = 625.800 đồng
Các khoản trích vào chi phí doanh nghiệp:
BHXH = Lương đóng bảo hiểm x 17,5% = 5.960.000 x 17,5% = 1.043.000 đồng
BHYT = Lương đóng bảo hiểm x 3% = 5.960.000 x 3% = 178.800 đồng
BHTN = Lương đóng bảo hiểm x 1% = 5.960.000 x 1% = 59.600 đồng
KPCĐ = Lương đóng bảo hiểm x 2% = 5.960.000 x 2% = 119.200 đồng
Tổng các khoản trích vào chi phí doanh nghiệp = 1.400.600 đồng
3.2.3.2 Chứng từ và trình tự luân chuyển, tài khoản, sổ sách sử dụng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Bảng phân bổ chi phí trả trước
Kế toán Thủ kho Thủ quỹ
Sơ đồ 3.6: Trình tự luân chuyển chứng từ “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến chi phí của bộ phận quản lý doanh nghiệp, kế toán sẽ lập giấy đề nghị thanh toán cùng với chứng từ liên quan chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, sau đó lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng để thanh toán hoặc thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt để thanh toán, đồng thời kế toán sẽ hạch toán lên phần mềm MISA Phần mềm sẽ tự động cập nhật vào Sổ nhật ký chung, Sổ cái, Sổ chi tiết của TK 642
Công ty sử dụng TK 642 để ghi nhận “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Đồng thời công ty đã mở sổ chi tiết cho các TK:
- TK 6421: “Chi phí nhân viên quản lý”
- TK 6423: “Chi phí đồ dùng văn phòng”
- TK 6427: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK 6428: “Chi phí bằng tiền khác”
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh dùng để đánh giá hiệu suất và tình hình tài chính của công ty thông qua hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của công ty trong một kỳ kế toán
❖ Cách xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần về bán hàng
= Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu
= 12.703.849.410 Lợi nhuận gộp về bán hàng
= Doanh thu thuần về bán hàng – Giá vốn hàng bán
= 449.288.808 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
= Lợi nhuận gộp về bán hàng + Doanh thu họat động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
= 42.264.953 Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
= 0 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
= Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
“Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 4/2022” (Phụ lục 47) Để có cái nhìn tổng quan về “Kết quả hoạt động kinh doanh” của công ty trong một năm tài chính, kế toán tiến hành lập “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022” (Phụ lục 48) Nhờ vào việc “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trong cả năm, có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hiệu suất của công ty trong thời gian dài
3.3.2 Tài khoản, sổ sách kế toán
Công ty sử dụng TK 911 để “Xác định kết quả kinh doanh”
Sổ sách kế toán “Xác định kết quả kinh doanh” là công cụ quan trọng trong quá trình ghi chép và theo dõi kết quả kinh doanh của công ty
- Sổ chi tiết TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (Phụ lục 49) Đây là phiên bản mở rộng của sổ cái, thường được sử dụng để ghi chép chi tiết hơn về từng giao dịch của TK “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Sổ cái TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (Phụ lục 50) Đây là sổ sách chính để ghi chép thông tin về TK “Xác định kết quả kinh doanh”, giúp theo dõi số dư của TK, cung cấp thông tin chi tiết về các giao dịch và giúp kiểm tra cân đối số liệu tài chính
3.3.3 Các bút toán kết chuyển vào TK 911
Trong quý 4/2022, kết quả kinh doanh của công ty gồm “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” và “Kết quả hoạt động tài chính” Trong đó, “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” của công ty là chủ yếu
Cuối quý, căn cứ vào sổ cái các TK 511, 515, 632, 641, 642, 821 phần mềm kế toán MISA sẽ hỗ trợ kế toán thực hiện kết chuyển tự động các khoản mục “Doanh thu, chi phí” để “Xác định kết quả kinh doanh” quý 4/2022:
1 Kết chuyển TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” vào TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
Kết chuyển “Doanh thu bán hàng hóa”:
Có TK 911 4.113.937.000 Kết chuyển “Doanh thu bán thành phẩm”:
2 Kết chuyển TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
3 Kết chuyển TK 632 “Giá vốn hàng bán” vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
4 Kết chuyển TK 635 “Chi phí tài chính” vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
5 Kết chuyển TK 641 “Chi phí bán hàng” vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Kết chuyển “Chi phí nhân viên”:
Có TK 6411 53.057.778 Kết chuyển “Chi phí khấu hao TSCĐ”:
Có TK 6414 10.729.167 Kết chuyển “Chi phí dịch vụ mua ngoài”:
6 Kết chuyển TK 642 “Chí phí quản lý doanh nghiệp” vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Kết chuyển “Chi phí nhân viên quản lý”:
Có TK 6421 176.438.046 Kết chuyển “Chi phí đồ dùng văn phòng”:
Kết chuyển “Chi phí dịch vụ mua ngoài”:
Có TK 6427 7.285.753 Kết chuyển “Chi phí bằng tiền khác”:
7 Kết chuyển TK 8211 “Chí phí thuế TNDN hiện hành” vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
8 Kết chuyển lãi sang TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay”
Trong chương 3, tác giả đã phân tích “Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS” Tác giả đã nêu rõ các nội dung, chứng từ và trình tự luân chuyển, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụngnhằm hỗ trợ người đọc trong việc ghi nhận và xác định “Doanh thu, chi phí” của công ty Đồng thời, việc giới thiệu một số nghiệp vụ phát sinh thường gặp trong quá trình kế toán, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về các tình huống thực tế mà công ty có thể gặp phải Cuối cùng là “Xác định kết quả kinh doanh” của công ty như cách xác định kết quả kinh doanh, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng, các bút toán kết chuyển, điều này nhằm giúp người đọc hiểu rõ về quy trình và phương pháp được áp dụng trong việc tính toán kết quả kinh doanh Việc “Xác định kết quả kinh doanh” giúp người đọc có thể có một cái nhìn tổng quan về kết quả kinh doanh của công ty và đánh giá được sự thành công hoặc thách thức mà công ty đang gặp phải Qua đó thấy được tầm quan trọng của “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” là công cụ quan trọng để quản lý tài chính và định hình chiến lược kinh doanh của công ty Về cơ bản, công ty đã tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, quy trình ghi nhận doanh thu, chi phí được thực hiện đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải hoàn thiện Để đưa ra một số nhận xét về ưu, nhược điểm tác giả sẽ so sánh với “Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” ở để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện “Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS” ở chương cuối
“Chương 4: Nhận xét và kiến nghị”
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận xét
❖ Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung giúp tận dụng tối đa nguồn lực và nhân lực để thực hiện các công việc kế toán, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc, dữ liệu được tổ chức và xử lý một cách thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các phân tích và báo cáo Áp dụng quy trình kiểm soát nội bộ, quy định kế toán một cách chặt chẽ hơn, giúp đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, giảm thiểu được nguy cơ gian lận Ngoài ra, việc quản lý nhân sự trở nên dễ dàng hơn, giúp quản lý và đào tạo nhân sự hiệu quả hơn
Phần lớn đội ngũ nhân viên kế toán là những người trẻ tuổi, năng động và có tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn sẵn sàng học hỏi và cập nhật những thay đổi theo quy định của pháp luật Các thành viên đều được phân công công việc rõ ràng, cụ thể, phù hợp với chuyên môn của mỗi người, tạo điều kiện chuyên môn hóa công việc và nâng cao trình độ kế toán viên Thông tin kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu và lập Báo cáo tài chính
Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Những chứng từ được sử dụng trong việc hạch toán đều đáp ứng yêu cầu kinh tế và tính pháp lý Thông tin trên chứng từ được ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác với nghiệp vụ kinh tế phát sinh Công ty sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Công ty sử dụng Phần mềm kế toán MISA Việc áp dụng hình thức kế toán máy giúp công ty có thể quản lý chi tiết từng đối tượng, góp phần giảm nhẹ công việc cho bộ phận kế toán
Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được thiết lập gọn nhẹ, phù hợp với đặc tính kinh doanh của công ty Với số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều nên việc sử dụng hình thức kế toán máy đã rút ngắn được thời gian và dễ dàng theo dõi
❖ Tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Tổ chức “Kế toán doanh thu”: Doanh thu đượcghi nhận và phân loại từ các hoạt động kinh doanh của công ty Thông qua việc ghi nhận chi tiết doanh thu của từng loại hàng, tổ chức kế toán đảm bảo rằng các khoản doanh thu được phân loại theo cách thức hợp lý và chuẩn mực kế toán Hạch toán chi tiết doanh thu trên sổ sách kế toán giúp tạo ra các báo cáo tài chính chính xác và đáng tin cậy giúp hỗ trợ cho ban lãnh đạo công ty quá trình quản lý và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp
Tổ chức “Kế toán chi phí”: Công ty mở sổ theo dõi chi phí theo từng bộ phận, nghiệp vụ một cách chi tiết, cụ thể và chặt chẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra số liệu, đối chiếu chứng từ và đảm bảo dữ liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác, nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu của ban lãnh đạo Việc mở sổ theo dõi chi phí theo từng bộ phận và nghiệp vụ giúp công ty có cái nhìn rõ ràng về các khoản chi phí liên quan đến từng phần của hoạt động kinh doanh Điều này cho phép công ty điều chỉnh và kiểm soát chi phí hiệu quả, công ty có thể dễ dàng xác định nguồn gốc và thành phần của chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết để giảm thiểu chi phí Ngoài ra, còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh và phân tích hiệu quả hoạt động giữa các bộ phận và nghiệp vụ khác nhau Công ty tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ Phương pháp này phù hợp với các công ty có nhiều mặt hàng, bởi vì nó tính toán giá trị bình quân của hàng tồn kho dựa trên trọng số của các đợt nhập kho khác nhau Việc sử dụng phương pháp này giúp công ty có cái nhìn tổng quan về trị giá hàng tồn kho và trị giá vốn xuất kho, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp
Tổ chức “Kế toán xác định kết quả kinh doanh”: Cuối kỳ, kế toán thực hiện thao tác kết chuyển trực tiếp “Doanh thu, chi phí” để “Xác định kết quả kinh doanh” một cách nhanh chóng, dễ dàng với sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm MISA Ngoài ra, còn giúp cho ban lãnh đạo có được thông tin tài chính chính xác và kịp thời, từ đó có thể đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp để phát triển kinh doanh trong tương lai
Các quy định và luật pháp thay đổi liên tục do đội ngũ nhân viên đa phần là những người trẻ tuổi, chưa giàu kinh nghiệm, chưa có đủ kiến thức về các quy định mới nhất nên còn nhiều sai sót xảy ra trong quá trình xử lý số liệu, dẫn đến việc ghi nhận, nhập liệu hoặc tính toán không chính xác, gây ra sai sót trong báo cáo hoặc thông tin quan trọng dẫn đến vi phạm quy định pháp luật
Công ty đã vi phạm “Nguyên tắc bất kiêm nhiệm” trong tổ chức bộ máy kế toán đó là thủ quỹ kiêm kế toán thanh toán Theo Luật kế toán thì kế toán không được kiêm thủ quỹ, thủ kho Vì đây là hai vị trí công việc của cùng một quy trình nên khi một người kiêm nhiệm sẽ dễ dẫn đến tình trạng biển thủ tài sản và các gian lận tài chính khác
Một số chứng từ kế toán chưa có đầy đủ các chữ ký của cá nhân có thẩm quyền và các cá nhân liên quan, chưa được phê duyệt của Giám đốc, chưa đóng dấu công ty Chứng từ thiếu chữ ký sẽ gây trở ngại khi có các vấn đề phát sinh liên quan đến chứng từ cũng như gây khó khăn cho công tác kiểm soát nội bộ
Việc lưu trữ chứng từ cũng chưa thực sự khoa học dẫn đến tình trạng chứng từ bị thất lạc, gây khó khăn và mất thời gian tìm kiếm, ảnh hưởng đến việc kiểm tra, đối chiếu sau này, một số chứng từ chưa được hạch toán đầy đủ lên phần mềm dẫn đến sự sai sót khó tránh khỏi và số liệu trên báo cáo không được cập nhật kịp thời
❖ Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Một số nghiệp vụ phát sinh chi phí kế toán hạch toán sai tài khoản dẫn đến phản ánh không chính xác chi phí từng loại và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ của công ty như: Ngân hàng thu phí khi khách hàng chuyển khoản thanh toán tiền kế toán ghi nhận vào TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”.
Kiến nghị
Công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, giảng dạy cho các nhân viên kế toán không chỉ giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên kế toán mà còn tạo ra một môi trường học tập và phát triển liên tục trong công ty, giúp các nhân viên kế toán nắm bắt được những thay đổi do Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước ban hành có liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị, từ đó giúp công ty thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy kế toán, duy trì sự chính xác và minh bạch trong công việc kế toán Để tiết kiệm nguồn lực thì một người có thể làm nhiều công việc tuy nhiên phải là các công việc tương đối độc lập và không cùng một quy trình, công ty có thể bố trí nhân viên hành chính quản lý văn thư kiêm làm thủ quỹ để tránh những gian lận có thể xảy ra
Mặc dù việc ký duyệt toàn bộ chứng từ kế toán sẽ tốn nhiều thời gian nhưng các chứng từ cần phải duyệt đầy đủ để phù hợp các quy định về hóa đơn chứng từ của nhà nước cũng như tạo điều kiện cho ban lãnh đạo dễ dàng kiểm soát, đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các giao dịch, ngăn chặn các gian lận tài chính, hoặc sai sót trong quá trình giao dịch
Bộ phận kế toán nên sắp xếp, tách riêng các chứng từ theo từng loại hồ sơ khác nhau như hồ sơ chi tiền mặt, hồ sơ thu tiền mặt, hồ sơ thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ nhập kho, hồ sơ xuất kho,… và lưu trữ sổ sách chứng từ một cách đầy đủ, cẩn thận, khoa học hơn, nên gắn số thứ tự và lưu trữ theo trình tự thời gian Bên cạnh đó, cuối mỗi tháng kế toán nên tiến hành kiểm tra sổ sách, báo cáo, các nghiệp vụ hạch toán trên phần mềm đã định khoản đúng hay chưa bởi nếu không tiến hành kiểm tra và khắc phục kịp thời thì số liệu sẽ tự động cập nhật lên các sổ chi tiết và các báo cáo liên quan, lúc đó sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề khó khắc phục Một quy trình lưu trữ chứng từ khoa học sẽ giúp cho việc tìm kiếm, đối chiếu và kiểm tra sau này dễ
63 dàng hơn, đồng thời cung cấp những số liệu chính xác và cập nhật kịp thời cho các báo cáo tài chính
❖ Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan chi phí thì kế toán cần xác định rõ, phân loại chi phí theo từng khoản mục và hạch toán lên phần mềm một cách chính xác, hợp lý theo quy định của pháp luật như: Ngân hàng thu phí khi khách hàng chuyển khoản thanh toán tiền kế toán nên hạch toán vào TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” để đảm bảo tính chính xác và phù hợp
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Ở chương 4, tác giả đã đưa ra những nhận xét về ưu điểm của tổ chức bộ máy kế toán như hình thức tổ chức bộ máy kế toán hợp lý và phù hợp với quy mô và hoạt động của công ty, hình thức kế toán, hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, công việc tổ chức công tác kế toán diễn ra theo một trình tự có tính thống nhất, việc tập hợp số liệu cũng diễn ra chính xác, tối đa hóa được quy trình làm việc Những ưu điểm của
“Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” giúp cho ban lãnh đạo có được thông tin tài chính chính xác và kịp thời, từ đó có thể đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số nhược điểm của
“Công tác kế toán, công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” như đội ngũ nhân viên, lưu trữ chứng từ, phân loại chi phí,… tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS Từ đó đưa ra những kiến nghị như việc đào tạo nhân viên kế toán, cải thiện quy trình lưu trữ chứng từ, phân loại chi phí chính xác và hợp lý,… để nhằm hoàn thiện “Công tác kế toán” cũng như “Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS”
“Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” là rất quan trọng trong công ty, giúp xác định và phân loại các khoản doanh thu và chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty Đồng thời, “Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” được thực hiện đúng cách giúp công ty có cái nhìn toàn diện về hiệu quả và tình hình tài chính của công ty, xác định vị trí cạnh tranh của công ty, đưa ra các quyết định chiến lược và đảm bảo tăng trưởng bền vững lợi nhuận cho công ty
Sau thời gian thực tập ở công ty, thông qua quá trình quan sát, tham gia và nghiên cứu thực tế quá trình “Xác định kết quả kinh doanh” tại công ty tác giả thấy rằng việc xác định và hạch toán kết quả kinh doanh là tương đối hoàn thiện và có cơ sở khoa học, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được khắc phục để hiệu quả kinh doanh được nâng cao Đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS” đã hệ thống hóa “Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” trong các doanh nghiệp, mô tả được “Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Kỹ Nghệ Gỗ HTS”, cũng như đưa ra “Nhận xét và kiến nghị” nhằm hoàn thiện “Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS”
Phụ lục 1: Danh mục sản phẩm của công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS
Phụ lục 2: Sổ chi tiết TK 5111: “Doanh thu bán hàng hóa”
Phụ lục 3: Sổ chi tiết TK 5112: “Doanh thu bán các thành phẩm”
Phụ lục 4: Sổ cái TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Phụ lục 5: Hóa đơn GTGT số 00000042
Phụ lục 6: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 00000039
Phụ lục 7: Bộ chứng từ xuất khẩu
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Vận đơn (Bill of lading)
Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Phụ lục 8: Hóa đơn GTGT số 00000045
Phụ lục 9: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 00000042
Phụ lục 10: Bộ chứng từ xuất khẩu
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Vận đơn (Bill of lading)
Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Phụ lục 11: Hóa đơn GTGT số 00000050
Phụ lục 12: Hóa đơn GTGT số 00000051
Phụ lục 13: Hóa đơn GTGT số 00000054
Phụ lục 14: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 00000043
Phụ lục 15: Bộ chứng từ xuất khẩu
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Vận đơn (Bill of lading)
Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Phụ lục 16: Sổ chi tiết TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”
Phụ lục 17: Sổ cái TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”
Phụ lục 18: Giấy báo Có
Phụ lục 19: Bảng tính lãi vay
Phụ lục 20: Sổ chi tiết TK 632: “Giá vốn hàng bán”
Phụ lục 21: Sổ cái TK 632: “Giá vốn hàng bán”
Phụ lục 22: Sổ chi tiết TK 6411: “Chi phí nhân viên”
Phụ lục 23: Sổ chi tiết TK 6414: “Chi phí khấu hao TSCĐ”
Phụ lục 24: Sổ chi tiết TK 6417: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Phụ lục 25: Sổ cái TK 641: “Chi phí bán hàng”
Phụ lục 26: Bảng lương phòng kinh doanh
Phụ lục 27: Hóa đơn GTGT số 00005965
Phụ lục 28: Hóa đơn GTGT số 00005966
Phụ lục 29: Sổ chi tiết TK 6421: “Chi phí nhân viên quản lý”
Phụ lục 30: Sổ chi tiết TK 6423: “Chi phí đồ dùng văn phòng”
Phụ lục 31: Sổ chi tiết TK 6427: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Phụ lục 32: Sổ chi tiết TK 6428: “Chi phí bằng tiền khác”
Phụ lục 33: Sổ cái TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Phụ lục 34: Bảng lương phòng kế toán
Phụ lục 35: Hóa đơn GTGT số 00000495
Phụ lục 36: Sổ chi tiết TK 635: “Chi phí tài chính”
Phụ lục 37: Sổ cái TK 635: “Chi phí tài chính”
Phụ lục 38: Bảng tính lãi vay
Phụ lục 39: Điện chuyển tiền quốc tế MT103
Phụ lục 40: Giấy báo Có
Phụ lục 41: Bảng tính lãi vay
Phụ lục 42: “Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu số 03/TNDN)”
Phụ lục 43: “Phụ lục 03-1A Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”
Phụ lục 44: “Phụ lục Thông tin về quan hệ liên kiết và giao dịch liên kết (Mẫu số
Phụ lục 45: Sổ chi tiết TK 8211: “Chi phí thuế TNDN hiện hành”
Phụ lục 46: Sổ cái TK 821: “Chi phí thuế TNDN”
Phụ lục 47: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 4/2022”
Phụ lục 48: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022”
Phụ lục 49: Sổ chi tiết TK 911: “Xác định kết quả kinh doanh”
Phụ lục 50: Sổ cái TK 911: “Xác định kết quả kinh doanh”
[1] Bộ Tài chính (2014), “Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ Kế toán doanh nghiệp”, Thư viện pháp luật
[2] Bộ Tài chính (2014), “Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫnthi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp”, Thư viện pháp luật
[3] Bộ Tài chính (2015), “Thông tư 96/2015/TT-BTC -BTC hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính”, Thư viện pháp luật
[4] Nguyễn Thị Diệu Linh (2017), “Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Thịnh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Hải Phòng, Việt Nam
[5] Dương Thị Thanh Nga (2021), “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm”, Luận văn thạc sỹ kế toán, Trường Đại học Công Đoàn, Hà Nội, Việt Nam
[6] Tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS.