1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài phân tích quan điểm của hồ chí minh về xây dựng con người

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quan Điểm Của Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Con Người
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Th.S Ngô Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,66 MB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (3)
  • B. NỘI DUNG (4)
    • I. Ý NGHĨA CỦA XÂY DỰNG CON NGƯỜ (4)
      • 1.1 Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược (4)
      • 1.2 Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (5)
      • 1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người (8)
    • II. NỘI DUNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI (12)
      • 2.1 Con người có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” (12)
      • 2.2 Con người phải cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc (13)
      • 2.3 Xây dựng con người có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng (15)
      • 2.4 Xây dựng con người có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương (17)
    • III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CON NGƯỜI (22)
      • 3.1 Nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng (22)
      • 3.2 Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng trong xây dựng con người (24)
      • 3.3 Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng thông qua các phong trào “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt” (26)
  • C. KẾT LUẬN (29)
  • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CON NGƯỜI...223.1 Nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng...223.2 Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng trong xây dựng con người...233.3 C

PHẦN MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, đã để lại cho Đảng và nhân dân những di sản tư tưởng to lớn Một trong những di sản quý báu đó là tư tưởng về xây dựng con người Tư tưởng về xây dựng con người mới của Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào việc đào tạo cho cách mạng Việt Nam những người con ưu tú, đủ sức đưa tru dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, liên tục giành được những thắng lợi to lớn Bác nói rất nhiều về xây dựng con người trong thời chiến cũng như thời bình theo nhiều cách khác nhau. Những hành động cử chỉ của Bác, lời nói đã để lại nhiều bài học cho chúng ta học hỏi Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người trong mọi lĩnh vực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với sự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng cũng như những con người Việt Nam mới luôn là vấn đề thời sự, thể hiện tính cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tiếp tục đào sâu suy nghĩ, kiên trì phấn đấu và noi theo Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, của hệ thống chính trị, nhằm góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh rong giai đoạn hiện nay, một phần cán bộ Đảng viên, các thanh thiếu niên đã sai lầm với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa suy thoái gây tác hại không nhỏ đến người khác và sự vững chắc cũng như làm lung lay lòng tin vào Đảng trong toàn thể nhân dân Vì vậy giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và cán bộ Đảng viên đồng thời không ngừng nâng cao trình độ văn hóa không nằm ngoài mục đích xây dựng con người mới xã hội mới đưa đất nước đi lên dân giàu nước mạnh.

Và nhóm 8 chúng em lựa chọn đề tài “Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người” Ý nghĩa bài tiểu luận soi rõ con đường mà Đảng và nhân dân ta đã và đang đi, đề cao nhiệm vụ xây dựng đất nước, nâng cao tư duy lí luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng đại của Đảng và nhà nước ta.

NỘI DUNG

Ý NGHĨA CỦA XÂY DỰNG CON NGƯỜ

1.1 Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược

1.1.1 Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của cách mạng

Xuất phát từ quan niệm coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định đối với sự thành bại của cách mạng, là mục tiêu và động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người Từ quan điểm đúng đắn và khoa học về con người đến vấn đề xây dựng con người là bước phát triển hợp logic của tư tưởng Hồ Chí Minh Xây dựng con người yêu cầu khách quan Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người Vì vậy, phải đặt con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhằm phát huy cao nhất mọi tiềm năng của con người

1.1.2 Xây dựng con người là yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài

Vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài là do: Bác từng nói “một dân tộc dốt là dân tộc yếu", một đất nước muốn đứng phát triển lâu dài thì cần phải chú trọng đến việc đào tạo con người Việc phát triển đất nước cũng như xây nhà, muốn nhà vững chãi thì móng phải kiên cố Việc xây dựng con người cũng như vậy, muốn đất nước phát triển toàn diện thì chúng ta phải xây dựng từ những bước đầu tiên Cũng vì tính quan trọng của nó nên ta cần cấp bách thực hiện, nhưng không thể một sớm một chiều là xong mà phải được xây dựng một cách bài bản, phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn Chính vì vậy mà xây dựng con người cũng là nhiệm vụ lâu dài của cách mạng.

1.1.3 Xây dựng con người mang ý nghĩa chiến lược lớn lao

Xây dựng con người có ý nghĩa chiến lược lớn lao, vì con người không phải tự nhiên mà có và càng không phải tự nhiên nó đến mà là kết quả của hai quá trình tiến hành đồng thời cải tạo và xây dựng Do nó gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng, những công việc phải làm để họ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Kết hợp chính trị, kinh tế đến tư tưởng, văn hóa, xã hội, từ đạo đức đến lối sống, nếp sống và quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của cá nhân con người trong hoạt động sống

1.2 Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Con người là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Điều này được thể hiện rất rõ trong quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể: kinh tế, chịnh trị, văn hóa-xã hội.

Hồ chí Minh nói một cách trực tiếp: “Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân" hay nói một cách gián tiếp “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới" Mục tiêu vì con người được thế hiện rõ ràng hơn trong các mục tiêu cụ thể sau:

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân làm chủ, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ nhà nước là của dân, do dân và vì dân Trong xã hội đó Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và mọi quyền lực thuộc về nhân dân Hồ Chí Minh vạch rõ rằng chính phủ là “đầy tớ chung của nhân dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng, dân là chủ thì chính phủ là đầy tớ" Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng xác định rằng dân là chủ thì người dân phải có nghĩa vụ của người làm chủ và phải có tính năng động: "Đã là người chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ý lại, không ngồi chờ".

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chi được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội phải được tạo lập trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất Tuy nhiên theo Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ nền kinh tế còn tồn tai nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế Sau này Người nói đến những hình thức sở hữu tồn tại ở thời kỳ quá độ: sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và một ít sở hữu của nhà tư bản Hồ Chí Minh xác định: "Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân và nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên Người chi ra rằng: "Trên cơ sở kinh tếXHCN càng phát triển, cách bóc lột theo CNTB được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện".

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức Hồ Chí Minh chỉ ra rằng chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa là một giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về giải phóng con người.

Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội Phải xây dựng nền văn hóa lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở Văn hóa phải có vai trò soi đường cho quốc dân đi Văn hóa, tư tưởng với tính độc lập tương đối của mình nhiều khi không phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện sinh hoạt vật chất và mức sống mà có thể đi trước để mở đường cho chủ nghĩa xã hội Do đó phải đẩy mạnh cách mạng tư tưởng văn hóa để làm cho nhân dân lao động có trình độ dân trí ngày càng cao, nắm được những hiểu biết cần thiết về khoa học và kỹ thuật và để hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần xã hội và trở thành hệ tư tưởng toàn dân.

Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là con người Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội Tuy vậy, Hồ Chí Minh luôn gắn tài năng với đạo đức Theo Người, "có tài mà không có đức là hỏng"; dĩ nhiên đức phải đi đôi với tài nếu không có tài thì không thể làm việc được Cũng như vậy, Người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ trong đó "chính trị là tinh thần, chuyên môn là thể xác" Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một con người Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng.

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý Trong xã hội đó ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít ai, ai không làm không hưởng Các dân tộc bình đẳng, miền núi ngày càng có nhiều điều kiện để tiến kịp miền xuôi Quan hệ xã hội được xây dựng với tiêu chí công bằng, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ Quan hệ giữa người và người tốt đẹp Con người trong xã hội phải được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, phải được phát triển toàn diện về trí lực, thể

Kinh tế thương mại đại cương

KIẾN THỨC TÓM TẮT CHƯƠNG 1 TRIẾT…

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ…

14 lực, đạo đức và tinh thần Với nhưng đặc trưng nêu trên Hồ Chí Minh đã chi ra rằng chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể do nhân dân lao động xây dựng lấy dưới lãnh đạo của Đảng

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người

1.3.1 Quan điểm 1: “Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người”

“Trồng người” là công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục “Trồng người” là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị cho tương lai Đó là một sự nghiệp to lớn đòi hỏi vừa phải có chiến lược cơ bản, lâu dài, vừa phải có chính sách và kế hoạch toàn diện, cụ thể, khoa học, gắn với chiến lược và chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng Hồ Chí Minh căn dặn: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc Định xây dựng ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng gạch, vữa, vôi cát, tre gỗ mà xây nên” Và đó là công việc của giáo dục, khi con người sinh ra lớn lên mà không được nuôi nấng đầy đủ, không có sự giáo dục của gia đình và xã hội sẽ mang phần “con” nhiều hơn phần “người”, không thể trở thành con người xã hội chủ nghĩa Giáo dục sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tươi sáng cho thế hệ tương lai của đất nước Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức là gốc, tài là nền tảng cho khả năng phát triển Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Việc giáo dục cần phải xây dựng thống nhất giữa đức và tài Giáo dục phải có sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội.

“Trồng người” phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng Bởi vì, nếu sao nhãng việc trồng người, nhất định sẽ dẫn đến những bất cập, hơn nữa còn là những suy thoái về con người có thể gây những hậu quả khôn lường R.Tagore nói: “một ngày mà quên giáo hoá, ta lùi gần về thú tính hơn” “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “ một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh cho rằng: “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”

NỘI DUNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI

Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên” Đó là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau:

2.1 Con người có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”

Luận điểm này được Người lý giải như sau:

2.1.1 Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động

Công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: Hiện nay nhân dân lao động ta là những người làm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Bởi vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”

Về ý thức làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực, người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập… trong khuôn khổ luật pháp cho phép Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước Theo Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có ý chí vươn lên, phải có ý thức làm chủ mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ.

3.1.2 Con người phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, sống có kỉ luật và luôn đặt lợi ích của tập thể lên trước

Người thẳng thừng phê phán: Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội Từ đó kết luận hết sức cụ thể về vai trò trách nhiệm của từng cá nhân: Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà Người công nhân phải yêu quý máy móc như yêu quý con mình, người nông dân phải yêu quý trâu bò của hợp tác xã như bản thân của mình Mọi người phải biết giữ gìn của công, phải chăm lo việc tập thể như chăm lo việc gia đình Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ Mỗi người phải ra sức góp công, góp của để xây dựng nước nhà Chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” Ai cũng phải là một chiến sĩ dũng cảm phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội với tinh thần tập thể XHCN.

3.1.3 Cán bộ và Đảng viên phải gạt bỏ những thái độ sai lầm

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cán bộ và đảng viên phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như: Thỏa mãn với thành tích bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có, có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng, hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng; lười biếng, không tích cực học tập cái mới Chúng ta phải làm đúng lời dạy của Lê-nin vĩ đại: Giữ gìn sự thống nhất của Đảng như con ngươi của mắt mình Phải hết lòng tôn trọng tập thể, phát huy dân chủ nội bộ; tuyệt đối không được độc đoán cá nhân, tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật Càng có công lao, càng phải khiêm tốn Chớ vì có ít nhiều công lao mà sinh bệnh công thần, kèn cựa, địa vị Phải nhớ rằng: Mọi thành công là do sức phấn đấu, hy sinh của toàn Đảng, toàn dân, không phải của một cá nhân anh hùng nào.

2.2 Con người phải cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc

Hồ Chí Minh đã luận giải về cần một cách sâu sắc và hệ thống: Người nêu định nghĩa ngắn gọn “Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai” Nói đến cần là nói đến thái độ nghiêm túc trong công việc và hiệu quả do cần mang lại thì vô cùng to lớn Nếu con người ta biết cần“thì việc gì, dù khó mấy cũng làm được” Những câu tục ngữ như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”,“Kiến tha lâu cũng đầy tổ” đã ca ngợi tinh thần lao động bền bỉ.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta Trong xã hội ta, không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ” Trước đây, do ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo phân biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, nên người xưa coi trọng cần học, cần chính mà coi rẻ cần lao “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (mọi việc đều thấp hèn, chỉ có đọc sách là cao thượng) là thế Ngày nay, trong chế độ mới, không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại, cướp công của người khác mới đáng xấu hổ Theo Hồ Chí Minh “bất cứ nấu bếp, quét nhà hay làm chủ tịch, đều phải lao động cả, làm gì ích nước lợi dân là vẻ vang”

"Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi" Nhắc đến tiết kiệm, Người căn dặn chúng ta phải tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời cơ, không phải chỉ biết tiết kiệm cho mình mà phải tiết kiệm cho người khác nữa Người nói: "Thời giờ cũng phải tiết kiệm như của cải Tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ người khác" Bởi vì: "Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được" Người nhấn mạnh: "Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm" Chúng ta cần hiểu đầy đủ về chữ kiệm của Bác nêu ra là như thế

Bác nêu mối quan hệ mật thiết và tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa Cần và Kiệm: “Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người Cần mà không Kiệm, thì “làm chừng nào xào chừng ấy” Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra chừng ấy, không lại hoàn không Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được Mà vật gì đã không tiến tất phải thoái Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt” Bác yêu cầu:

“Phải cần kiệm xây dựng nước nhà” và giải thích rằng:

 Nước ta còn nghèo Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động Phải cố gắng sản xuất Ai sợ khó, sợ khổ, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, người đó mới là kém vì không phải là người XHCN

 Mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lao động Chúng ta chỉ có thể xây dựng CNXH bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống Cho nên phải biết giữ gìn của công Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng hợp lý sức lao động của nhân dân ta

Và để làm được điều đó thì:

 Mỗi người phải tự giác giữ vững kỷ luật lao động.

 Thanh niên càng phải xung phong hăng hái thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, đầu khó thanh niên làm”.

 Cán bộ và đảng viên cần phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “cần kiệm liêm chính”, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí Trong mọi công việc phải tính toán, cân nhắc cẩn thận “Thì giờ là vàng bạc” Phải kiên quyết chống thói hội họp lu bù, mất thì giờ, hại sức khỏe mà không kết quả thiết thực.

2.3 Xây dựng con người có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng

2.3.1 Con người phải có lòng yêu nước nồng nàn

Dân tộc Việt Nam đã sớm hình thành lòng yêu nước trong lịch sử và có một nền văn hiến lâu đời Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống anh hùng bất khuất, đoàn kết thuỷ chung, có tình nghĩa đồng bào sâu nặng Đó là một nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng…”

Yêu nước là thuộc tính chung của người Việt Nam Là một nước nông nghiệp, ngay từ thuở ấu thơ mỗi người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với những món ăn thấm đẫm vùng, miền, nghe những lời ru mang nặng tình cảm yêu thương con người và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước; lớn lên trong cuộc sống cộng đồng, thường xuyên được giáo dục để gắn bó bền chặt, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau trước thiên tai, địch họa Đó chính là yếu tố làm nảy sinh tình cảm đặc biệt đối với quê hương, đất nước trong mỗi người con đất Việt, Người chỉ rõ: “Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước”.

Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới:

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CON NGƯỜI

3.1 Nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng

Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng Hồ Chí Minh thường nói đến “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ” (làm những việc có lợi cho nước, cho dân).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Nói miệng, ai cũng nói được Ta cần phải thực hành” Phải “tu thân, chính tâm” mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ” Tức là, trước hết tự mình phải tu dưỡng, rèn luyện, làm gương Mình muốn hướng dẫn nhân dân thì mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính Người thường nói: “không cần nói nhiều, mà làm cho thật nhiều Những người tốt, những cán bộ tốt muốn làm việc to chứ không phải muốn làm quan lớn” Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao Nêu gương phải thể hiện trong cả lời nói, việc làm và trách nhiệm Lời nói, việc làm của cán bộ cốt cán làm cho nhân dân tin, nhân dân phục, nhân dân yêu quý, đoàn kết chặt chẽ chung quanh Đảng, tổ chức tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách của Đảng Về trách nhiệm, vừa nêu cao tinh thần trách nhiệm, vừa có sai lầm, khuyết điểm thì phải có dũng khí xung phong, nêu gương nhận trách nhiệm về mình, không được đổ lỗi cho người này, người khác hoặc do khách quan Chủ tịch Hồ Chí Minh thường viết về những cán bộ nòng cốt, đứng đầu là “cốt cán” Và khi bàn đến nêu gương, nói đi với làm là nói đến cán bộ phải “ba cùng” với đồng bào Người thường căn dặn cán bộ nòng cốt, cốt cán phải thật thà ba cùng với quần chúng, với nhân dân Cán bộ nào chỉ “một cùng, hai cùng hoặc hai cùng rưỡi” thì sẽ thất bại Cán bộ nào ba cùng thật sự thì đều thành công”.

Trong cuốn sách tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cho lớp thanh niên yêu nước, bài đầu tiên là Tư cách của một người cách mệnh, Người đã yêu cầu thực hành ba mối quan hệ: Tự mình phải; Đối với người phải; Làm việc phải Trong đó, việc thứ mười là mỗi người phải thực hiện “Nói thì phải làm” “Nói thì phải làm” là một biểu hiện của đạo làm gương, một giá trị của văn hóa phương Đông, một tiêu chuẩn để trở thành người trung thực, một người đáng tin cậy Người nhận thức rằng: Đối với các dân tộc phương Đông thì “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Do vậy, khi địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí Minh càng ra sức tự hoàn thiện để trở thành tấm gương đạo đức trọn vẹn Điều trên áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cực kỳ quan trọng, vì “thượng bất chính, hạ tắc loạn” Cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, trở thành tấm gương sống về đức và tài, toàn tâm, toàn ý, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục sự cách mạng, phục vụ nhân dân Theo Người: “Cán bộ các cơ quan, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút lót, có dịp dĩ công vi tư” Vì vậy, người có chức quyền phải thực hành chữ “liêm” trước để làm kiểu mẫu cho dân Người đứng đầu thực sự là gương người tốt, việc tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực rất lớn đối với quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng không cần con số cho nhiều,tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên” Nêu gương là biểu hiện và gắn với tinh thần trách nhiệm - trách nhiệm nêu gương Là người đứng đầu mà không nêu gương là không có trách nhiệm với nhân dân, với Tổ quốc, với chính bản thân mình; là không xứng đáng với vị trí lãnh đạo, đứng đầu Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm là đưa tinh thần và lực lượng, tận tâm, tận lực làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công, bất kỳ việc to hay nhỏ, khó hay dễ Tinh thần trách nhiệm là nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, hoàn thành nhiệm vụ Làm cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm, là không có ý thức nêu gương

3.2 Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng trong xây dựng con người

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biện pháp giáo dục có một vị trí vô cùng quan trọng Chính bởi vậy mà Bác đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù)

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về tác động của xã hội và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội:

“Phần nhiều do giáo dục mà nên” Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau Một cách dễ hiểu hơn thì theo Người, các cháu mẫu giáo, tiểu học như tờ giấy trắng Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ

Nói như vậy để thấy giáo dục rất quan trọng trong việc xây dựng con người Nên Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đăn trong xã hội Do đó, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Cũng chính vì thế, Sainte Vremod cũng đã từng nói: “Nếu được giáo dục chu đáo không con người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo"

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà” Trong giáo dục phổ thông, mỗi lớp đều treo biển về câu nói của Người Đó chính là “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em” Toàn Đảng, toàn dân và tất cả mọi lực lượng cần phải quan tâm, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng Người viết; “chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ” Gia đình, nhà trường và xã hội phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo thanh thiếu nhi trở thành lực lượng nối tiếp thanh niên, đều là công dân tốt, thành các đội xung kích cách mạng, là lực lượng hậu bị của Đảng nhằm kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng, phục vụ đắc lực cho lý tưởng cộng sản Bởi nếu không chăm lo cho thế hệ trẻ, không tạo dựng một lực lượng kế tục có đức, có tài, sẽ không có những con người xã hội chủ nghĩa để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người nhấn mạnh “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, của trường học và xã hội Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương cho các em trước mọi việc” Vì vậy, giáo dục phải kết hợp cả ba khâu giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Người nhận thấy, “trồng người” là sự nghiệp vẻ vang nhưng rất công phu, bền bỉ, khó khăn và phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng mới đạt kết quả tốt. Để thực hiện chiến lược xây dựng con người cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên.

3.3 Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng thông qua các phong trào “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt”

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những yêu nước nhất” Quan điểm ấy chính là động lực to lớn làm cho phong trào thi đua yêu nước có sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ, tồn tại lâu dài, phát triển không ngừng, gắn liền với sự phát triển của dân tộc Quan điểm thi đua là yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên nền tảng truyền thống của lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam, đó là lòng yêu nước, ý chí quật cường của con người Việt Nam Người đã lấy thi đua làm động lực phát huy lòng yêu nước, qua phong trào thi đua bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước thể hiện bằng những hành động cụ thể trong lao động sản xuất và chiến đấu. Ngược lại, lấy lòng yêu nước thúc đẩy phong trào thi đua.

Trong chặng đường lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tình hình đất nước lúc bấy giờ vô cùng phức tạp, cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù đã đặt ra muôn vàn khó khăn cho Đảng và nhà nước Việt Nam Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bằng tài trí, kiên cường, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc vượt qua chặng đường lịch sử khó khăn nhất Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài ba của Đảng, nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng và quả cảm Với đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, Đảng đã kết hợp sức mạnh của tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân vào cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước, một cuộc kháng chiến đã kết tinh, tổng hợp và phát triển lên trình độ cao những truyền thống cách mạng và năng lực sáng tạo của Đảng ta, dẫn đến đại thắng và thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta Trong thời kì chống giặc cứu nước, Đảng ta đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình qua việc lãnh đạo nhân dân kháng Nhờ có Đảng khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, mỗi tập thể, mà nhân dân ta đã có thể vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm

Trong giai đoạn gần 40 năm đổi mới - giai đoạn lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam,Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vững được vai trò, tài năng lãnh đạo của mình Giai đoạn này cũng là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt về sự lãnh đạo của Đảng ta Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử Cụ thể nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Trong giai đoạn này, Đảng ta đã tiếp tục chứng minh vai trò của mình trong việc xây dựng con người thông qua việc đề cao việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện các chuẩn mực giá trị con người Việt Nam với những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo là một trong những nhiệm vụ, chiến lược trọng tâm, lâu dài. Để đạt được hiệu quả trong việc xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp thì việc phát động các phong trào “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt” chính là một biện pháp hiệu quả để cổ vũ, phát huy tài năng, sáng tạo, trí tuệ, sức mạnh của quần chúng; phát huy nhân tố con người để tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng và phát triển đất nước Vì trong các phong trào “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt” ai nấy phát huy được mọi khả năng của mình, sáng kiến xuất hiện trong công việc, người tài xuất hiện Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi chúng ta muốn trở thành người tốt, trở thành người Việt Nam mới thì chỉ có gắn mình vào các phong trào “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt” sôi nổi và chính qua phong trào đó bản thân tự đánh giá, tự điều chỉnh để có nhiều việc tốt mà trở thành người tốt Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã vận dụng rất tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng con người phát triển toàn diện thông qua các phong trào “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt” Cụ thể như sau:

- Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021-2025 với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và thay mặt Đảng đưa ra lời kêu gọi “toàn Đảng, toàn dân toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới"

- Qua phong trào xây dựng “người tốt việc tốt” đã xuất hiện các cá nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: hiến đất làm đường, tham gia hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người nghèo

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con người, Đảng đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến và cho đến nay làm rất tốt để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nên kinh tế quốc gia.

Ngày đăng: 25/02/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w