1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bctt(Final Version Đã Sửa)_Thúy Triêm (1).Pdf

59 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Trong Giải Quyết Các Vụ Việc Dân Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Triêm
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Khoa Luật
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
    • 4.1. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (15)
  • 7. Bố cục của Báo cáo thực tập (15)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (21)
    • 1.1. Khái niệm, điều kiện và nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài (0)
      • 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật nước ngoài (21)
      • 1.1.2. Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài (22)
      • 1.1.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài (25)
    • 1.2. Các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài (29)
      • 1.2.1. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài trong lý luận của Tư pháp quốc tế (29)
      • 1.2.2. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài theo Tư pháp quốc tế Việt Nam (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT (41)
    • 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (41)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY TRIÊM THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TP[.]

Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hiện nay ở Việt Nam tuy đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nhưng thực tiễn cho thấy việc áp dụng chưa mang tính phổ biến Theo tìm hiểu của tác giả, không có nhiều công trình nghiên cứu hay đề tài khai thác và đi sâu vào nội dung này Ngoài một số ít các công trình nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, cũng chỉ có những bài viết khoa học ngắn được đăng trên các báo, tạp chí pháp lý, trang tin điện tử, các đóng góp, kiến nghị mang tính nhỏ lẻ của các cán bộ làm việc thực tiễn tại các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát,…liên quan đến một hoặc một vài vụ việc cụ thể trong lĩnh vực mà họ đang làm việc Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu liên quan đến đề tài như:

Hồ Xuân Thắng, “Xác định phạm vi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong

Bộ luật dân sự 2015”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 24 (376) tháng 2/2018;

Nguyễn Tiến Vinh, “Chọn luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6 tháng 6/2003; Bành Quốc Tuấn, “Hoàn thiện quy định về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”, trang điện tử Trường đại học Kiểm sát Hà Nội; Phùng Hồng Thanh,

“Áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài tại Việt Nam, so sánh với pháp luật của một số quốc gia”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, 22/05/2019

Tiếp đến là bài viết của các tác giả Phạm Thị Hồng Mỵ, “Quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế thông qua vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử, 23/01/2019; Bành Quốc Tuấn, “Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật học số 28 (2012); Tác giả Phan Hoài Nam với bài viết “Thẩm quyền của Tòa án Trung Quốc đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài - kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2013

Ngoài ra, cũng phải kể đến các Tham luận trong Kỷ yếu Hội thảo “Điều kiện cần và đủ để áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại Tòa án Việt Nam” do

Bộ Tư pháp tổ chức vào năm 2020

Các đề tài, công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra những vấn đề lý luận chung về việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và chỉ ra những bất cập, từ đó đề xuất kiến nghị sửa đổi Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, với những cập nhật, sửa đổi nhất định, giải quyết được những bất cập tồn tại trước đó Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định mới liên quan đến vấn đề này là rất cần thiết Trong phạm vi Báo cáo này, tác giả sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài Nhìn nhận được tầm quan trọng và tính cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài Đồng thời, đánh giá đúng được thực trạng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hiện nay trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Tìm ra những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định cụ thể như sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc áp dụng pháp luật nước ngoài;

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật;

- Khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật;

- Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn hiện và thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về việc áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:

- Phương pháp thống kê : Sử dụng để liệt kê các ví dụ, bản án cụ thể gặp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

- Phương pháp phân tích: Sử dụng để phân tích các tình huống cụ thể, từ đó rút ra bài học, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện pháp luật

- Phương pháp tổng hợp: Sử dụng để thu thập và tổng hợp các bài viết, thông tin đã có cũng như tổng hợp các thông tin đã nghiên cứu để đưa vào viết một cách có tổ chức, khoa học và mang tính ứng dụng cao.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài được xem như là một nguồn tài liệu tham khảo nhất định cho những ai quan tâm và có những phát hiện muốn đóng góp, kiến nghị để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và lợi ích toàn xã hội Đồng thời, để cho các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài xác định được pháp luật áp dụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân

Về mặt thực tiễn, những kiến nghị được đưa ra trong Báo cáo thực tập được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật và so sánh với thực tiễn hoạt động hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình hỗ trợ tư pháp tại các cơ quan tố tụng nói chung và giúp ích được các cá nhân trong đời sống dân sự nói riêng.

Bố cục của Báo cáo thực tập

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của BCTT gồm hai Chương sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật nước ngoài

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và đề xuất giải pháp hoàn thiện

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ HTX HÒA THÀNH

● Lịch sử hình thành và phát triển

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hoà Thành có trụ sở: Thôn Phước Bình Bắc, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hòa Thành được hợp nhất từ HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hoà Thành Đông và HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hòa Thành Tây, được thành lập từ năm 1978 đến nay

HTX hoạt động chủ yếu bằng các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thuỷ nông nội đồng; hoạt động khuyến nông bảo vệ thực vật; các dịch vụ liên quan đến máy cày; dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ quản lý chợ Trung tâm xã, dịch vụ mai táng…

HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hoà Thành có diện tích 2 lúa 7.394.007 ha; diện tích soi, bãi màu: 3.118.486 ha Toàn HTX có 3028 hộ là thành viên Vốn hoạt động của HTX là 5.006.001.331 đồng, điều này tạo nên điều kiện thuận lợi cho hoạt động của HTX Các nghiệp vụ chủ yếu của HTX:

Thứ nhất, về hoạt động của dịch vụ thuỷ nông nội đồng, HTX có 1 đội thủy nông có 37 người Trách nhiệm của đội thủy nông là tu tảo, nạo vét kênh mương nội đồng, điều tiết nước đến từng chân ruộng cho toàn bộ diện tích dùng nước 7394007 ha Quản lý và bảo vệ tốt kênh mương nội đồng, dài trên 80km đạt 100% Dịch vụ này phục vụ tương đối tốt năm 2019 và có nhiều tiến bộ đảm bảo tưới tiêu hợp lý góp phần tăng năng suất cho cây lúa Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới HTX đã bê tông hóa nhiều kênh mương nội và bê tông hóa đường giao thông nội đồng đảm bảo phục vụ sản xuất và đi lại cho bà con thành viên

Thứ hai, về hoạt động khuyến nông và bảo vệ thực vật HTX thuê đất 5% công ích xã diện tích: 8630 m² để làm ruộng nhân giống như: ML213, CH133, GBS-9 năng suất đạt trên 80 tạ/ha/vụ Hằng năm, HTX cùng với chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên và trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hòa cùng các công ty Bảo vệ thực vật tổ chức nông dân, câu lạc bộ khuyến nông hội thảo nông hóa thổ nhưỡng phân bón và Bảo vệ thực vật cho cây trồng vật nuôi, HTX mua công cụ sạ hàng để phục vụ gieo sạ cho thành viên Hưởng ứng phong trào diệt chuột và diệt ốc bươu vàng để bảo vệ đồng ruộng hằng năm có 4 đợt ra quân 200 người tham gia HTX có phát động phong trào thi đua diệt chuột, hằng năm mua thuốc diệt chuột và lúa để trộn phát cho thành viên bỏ bã đồng loạt sau khi cày, chia làm 2 đợt/vụ sản xuất Ngoài ra, HTX còn mua 9.000 cạm bẫy bán nguyệt bán hỗ trợ cho thành viên để thường xuyên gài bẫy diệt chuột Thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng cánh đồng có thu nhập 80 triệu/ha/năm HTX còn nhân rộng trên 20 ha tạ xứ đồng Lộc Đông, Phước Bình Bắc, Phú Lễ Thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng cánh đồng có thu nhập đạt 80 triệu đồng/ha/năm của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Hòa, HTX Hòa Thành đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất sản xuất, thực hiện 30 ha ở thôn Phước Bình Bắc, Lộc Đông, Phú Lễ: Làm 2 vụ lúa, 1 vụ dưa phủ bạc, 1 vụ ngô lại hoặc 1 vụ lúa 2 vụ dưa phủ bạc, thu nhập 93000000 đồng/ha/năm Lợi nhuận trên 53%, thực hiện đạt 100% so kế hoạch, với mô hình này còn nhân rộng ra các thôn khác trong HTX

Thứ ba, HTX luôn chú trọng trong công tác khuyến nông, áp dụng khoa học-kỹ thuật trong sản xuất Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện cánh đồng cho thu nhập cao, mô hình luân canh cây trồng, thực hiện tốt các biện pháp thú y, giữ gìn đàm báo vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy Các dịch vụ hoạt động tốt Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đề ra Tham gia tốt các đề án xây dựng nông thôn mới

Thứ tư, HTX đã tạo việc làm cho thành viên liên doanh liên kết với các công ty và cá nhân mở 4 nhà máy xay xát gạo, 1 xưởng than củi trấu, 3 xưởng sơ chế nhựa phế liệu và nhiều cửa hàng mua bán phục vụ đời sống thành viên Ngoài ra, HTX liên kết hợp đồng các cơ sở sản xuất tại HTX tạo công ăn việc làm cho thành viên có thu nhập ổn định

Thứ năm, HTX đã sử dụng nguồn vốn phúc lợi hàng năm hỗ trợ các phong trào từ thiện như: hỗ trợ thiên tai lũ lụt, hỗ trợ quỹ người nghèo, tặng quà thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, hỗ trợ các phong trào thanh niên, hỗ trợ thành viên khó khăn hoạn nạn, hỗ trợ quỹ khuyến học, giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo, hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn

Trên tinh thần nêu cao tinh thần đoàn kết tương thân tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua, luôn học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hoà Thành xứng đáng nhận được bằng khen từ phía Chính quyền, các cấp, các ngành

Cơ cấu, tổ chức HTX: Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức HTX gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên

Chứ c năng, nhiê ̣m vu ̣ từng bô ̣ phâ ̣n:

Hội đồng quản trị (HĐQT) là bô ̣ phâ ̣n do Đa ̣i hô ̣i thành viên (ĐHTV) bầu và thay mặt cho Đại hội thành viên giải quyết các công việc hiện tại của HTX, được quyền bầu, miễn nhiệm ban giám đốc Hiện nay, hội đồng quản trị của HTX có 03 thành viên, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị và 02 thành viên giúp việc cho chủ tịch Ban kiểm soát của HTX do ĐHTV bầu cử, hiê ̣n nay ban kiểm soát gồm 1 người là trưởng ban và 2 người bán chuyên trách Ban kiểm soát HTX có trách nhiê ̣m theo dõi và giám sát các công viê ̣c của HĐQT HTX

Ban giá m đốc của HTX hiê ̣n nay đều do các thành viên của HĐQT kiêm nhiê ̣m, tổ chứ c thực hiê ̣n và điều hành toàn bô ̣ hoa ̣t đô ̣ng của HTX

Bộ phâ ̣n nông nghiê ̣p có nhiê ̣m vu ̣ thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ do ban giám đốc giao phó , chi ̣u trách nhiê ̣m về tổ chức sản xuất nông nghiê ̣p trên toàn đi ̣a bàn HTX Tổ chứ c hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ kế toán của HTX như: báo cáo thuế, báo cáo tài chính…tổ chứ c thu chi các khoản của HTX

Bộ phâ ̣n kế toán hiê ̣n ta ̣i gồm 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên

Bộ phâ ̣n kinh doanh chi ̣u trách nhiê ̣m thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh di ̣ch vụ nhằ m phu ̣c vu ̣ cho thành viên HTX, tham mưu cho HĐQT và ban giám đốc HTX về thực hiê ̣n các di ̣ch vu ̣ sản xuất kinh doanh Chi ̣u trách nhiê ̣m quản lý các quỹ tiền mặt và sổ tiết kiê ̣m của HTX, thực hiê ̣n quản lý các công văn đi và đến Cung cấp văn phò ng phẩm ki ̣p thời cho HTX đảm bảo công viê ̣c không bi ̣ gián đoa ̣n

Ban quản lý chợ chi ̣u trách nhiê ̣m quản lý và khai thác các hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh ở chợ, đảm bảo tình hình an ninh trâ ̣t tự ta ̣i chợ Tham mưu cho HĐQT và ban giám đốc về các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ta ̣i chợ Để thấy rõ hơn về thực trạng công tác quản lý hiện tại của HTX, sau đây là sơ đồ về bộ máy nhân sự của HTX:

Hình 1 Sơ đồ bộ máy nhân sự HTX (Nguồ n: Văn phò ng HTX)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

Các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài

1.2.1 Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài trong lý luận của Tư pháp quốc tế

Các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là một trong những loại quan hệ có yếu tố nước ngoài phức tạp Trong mối quan hệ này sẽ liên quan đến ít nhất hai quốc gia, mà mỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật riêng, độc lập và bình đẳng với nhau Vì vậy, khi các quan hệ

Tư pháp quốc tế nảy sinh sẽ làm nảy sinh vấn đề cả hai hệ thống pháp luật đều có thể được áp dụng để giải quyết Trong trường hợp này việc lựa chọn sử dụng hệ thống pháp luật của quốc gia nào để giải quyết là hết sức quan trọng Và hiện tượng nói trên, theo khoa học Tư pháp quốc tế gọi là “xung đột pháp luật”

Có thể xác định “xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tư pháp quốc tế)” 13 Từ khái niệm này cần phải hiểu xung đột pháp luật là hiện tượng “xung đột” hệ thống pháp luật quốc gia chứ không phải xung đột từng quy phạm cụ thể Do đó, quy phạm xung đột cũng không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà chỉ xác định khả năng có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự đó

Từ những phân tích trên có thể thấy, quy phạm xung đột là một quy phạm hết sức đặc biệt Vì tính chất đặc biệt này của quy phạm xung đột (chức năng dẫn chiếu) kết hợp với nguyên tắc áp dụng đầy đủ và trọn vẹn PLNN nên sẽ dẫn đến những trường hợp không áp dụng PLNN:

Thứ nhất, trường hợp dẫn chiếu ngược (Renvoi I) Dẫn chiếu ngược là hiện tượng pháp luật của nước được dẫn chiếu đã dẫn chiếu trở lại pháp luật nước dẫn chiếu Như vậy, trong quá trình áp dụng PLNN theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột, Tòa

13 Vũ Thị Phương Lan (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr 50 án hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể gặp trường hợp quy phạm pháp luật trong Tư pháp quốc tế của nước đó lại dẫn chiếu ngược trở lại đến pháp luật của nước sở tại Đây là vấn đề mang tính chất phức tạp, khó khăn trong khoa học Tư pháp quốc tế

Tại Việt Nam, theo quan điểm chấp nhận dẫn chiếu ngược, được thể hiện rõ tại Khoản 1 Điều 668 BLDS 2015: “Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự…” Theo quy định này, pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm cả quy định về xác định pháp luật áp dụng (quy định về xung đột luật), đây là tiền đề để có thể xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược Việc chấp nhận dẫn chiếu không vi phạm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng hệ thống pháp luật giữa các quốc gia, bởi lẽ PLNN đã tự nguyện từ bỏ chi phối quan hệ pháp luật cụ thể đó 14 Khi xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược, pháp luật Việt Nam quy định sẽ áp dụng các quy phạm thực chất của luật Việt Nam để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đó

Sau đây là ví dụ để làm rõ hơn về vấn đề dẫn chiếu ngược: Một nam công dân nước X cư trú tại Việt Nam kết hôn với một nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam Giữa Việt Nam và nước X không có Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) nên cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ căn cứ vào pháp luật Việt Nam để giải quyết Theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình (LHN&GĐ 2014): “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn…”

Chiếu theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam sẽ phải áp dụng như sau: (1) Công dân nữ Việt Nam phải tuân theo điều kiện kết hôn của LHN&GĐ Việt Nam; (2) Công dân nam nước X phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam và pháp luật nước X về điều kiện kết hôn, song luật xung đột của nước

X lại quy định: Điều kiện kết hôn của công dân X ở nước ngoài phải tuân theo luật của nước nơi công dân đó cư trú Như vậy, ở đây luật Việt Nam đã dẫn chiếu tới luật

14 Đoàn Năng (2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 98-99 của nước X và luật của nước X đã lại dẫn chiếu ngược trở lại luật của Việt Nam Lúc này, theo Khoản 2 Điều 668 BLDS 2015: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt

Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng”thì pháp luật Việt Nam (luật thực chất) sẽ được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn của công dân nam nước X Từ đây có thể thấy, quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại

Thứ hai, trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba hay còn gọi là dẫn chiếu cấp độ hai (Renvoi II): Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba là hiện tượng pháp luật của nước được dẫn chiếu, dẫn chiếu đến pháp luật của nước khác Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba hay còn gọi là chuyển chí 15

Như vậy, hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba có thể hiểu như sau: Theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột nước thứ nhất (quốc gia sở tại) thì luật của nước thứ hai sẽ được áp dụng, nhưng chính chỉ dẫn của quy phạm xung đột nước thứ hai lại quy định luật nước thứ ba phải là luật được áp dụng Như vậy chính luật của nước thứ hai đã chuyển quyền chi phối quan hệ xã hội này cho luật nước thứ ba và nước thứ nhất (quốc gia sở tại) trong trường hợp này sẽ phải áp dụng pháp luật của nước thứ ba Chính vì sự phức tạp, ảnh hưởng đến thời gian và công sức của các bên liên quan nên rất nhiều quốc gia đã không chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu này

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại công nhận hiện tượng trên như một quy luật khách quan của việc áp dụng các quy phạm xung đột Thật vậy, Khoản 3 Điều 668 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng” Trong trường hợp dẫn chiếu đến nước thứ ba thì luật thực định của nước thứ ba liên quan đến quan hệ pháp lý đó được áp dụng mà không áp dụng các quy phạm xung đột của nước thứ ba để dẫn chiếu tiếp đến nước khác nữa

15 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.185

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT

Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Thế giới hiện đại ngày nay, việc toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật và là xu hướng chung của mọi quốc gia Điều này làm gia tăng sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và khu vực Cụ thể là sự giao thoa giữa văn hóa, chính trị, xã hội, con người,… Vì vậy làm phát triển các giao lưu dân sự, thương mại, đầu tư, lao động, giữa nước ta với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực dẫn đến số lượng các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được các Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết cũng gia tăng Điều đó cũng đồng nghĩa rằng việc áp dụng PLNN là một nhu cầu khách quan không thể tránh khỏi ở tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự và thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển

Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều Điều ước quốc tế đa phương (ví dụ, Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế; Công ước La Hay 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại; Hiệp định TRIPs 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuê; Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả…) và song phương trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế 12 HĐTTTP chung,

01 Nghị định thư bổ sung Hiệp định; 05 HĐTTTP về dân sự, 01 thỏa thuận TTTP về dân sự tính đến 17/3/2021) Bên cạnh đó, Việt Nam còn tích cực, chủ động ký kết các Điều ước quốc tế song phương với nhiều nước có liên quan về lĩnh vực này như: Các

HĐTTTP và pháp lý ; Các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài; Các Hiệp định thương mại… Đã có khá nhiều vụ việc, cơ quan tài phán của Việt Nam đã áp dụng PLNN để giải quyết tranh chấp của các bên Nhưng cũng chủ yếu là áp dụng các Tập quán thương mại quốc tế phổ biến Chẳng hạn, tại Bản án số 58/2011/KDTM-PT các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng liên quan điều kiện giao hàng là Tập quán thương mại quốc tế (Incoterms 2000) và liên quan đến phương thức thanh toán là Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522) Cụ thể, hàng hóa sẽ được vận chuyển từ Thái Lan đến Tp.HCM theo giá có bảo hiểm CIF Tp.HCM căn cứ theo Incoterms năm 2000 và thanh toán theo hình thức nhờ thu D/P (URC522) Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng các nguồn luật theo sự thỏa thuận của các bên để điều chỉnh từng phần riêng lẻ của hợp đồng, bao gồm Incoterms 2000 để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến điều kiện giao hàng CIF Tp.HCM, URC 522 để điều chỉnh về phương thức thanh toán 26

Hay Bản án số 37/2006/KDTM-ST của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cũng áp dụng Tập quán thương mại quốc tế, đó là Quy tắc và Thủ tục thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP 500) của ICC Nội dung bản án như sau: “Theo quy định tại Điều 12 của Hợp đồng của các bên thì Công ty vật tư Nghệ An phải mở L/C chậm nhất ngày 05/09/2004 Nhưng trên thực tế, ngày 30/08/2004 Ngân hàng công thương Việt Nam đã phát hành L/C cho Công ty Summit là người thụ hưởng Như vậy, nguyên đơn đã mở L/c trước 05 ngày so với thỏa thuận trong hợp đồng Ngày 01/09/2004 ngân hàng thông báo của Summit đã thông báo L/C nói trên cho bị đơn, điều đó chứng tỏ L/C được mở đã đảm bảo được tính chân thật bề ngoài, nguyên đơn đã hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc mở L/C đúng với Điều 7 UCP 500.1993 ICC” 27

26 Phan Hoài Nam (2008), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 108-109

27 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án nhân dân ở

Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 98 Đồng thời, ở Việt Nam cũng có các phán quyết của Trọng tài áp dụng Công ước viên 1980 Tiêu biểu là phán quyết liên quan đến tranh chấp do không giao hàng trong hợp đồng mua bán xi-măng giữa Nguyên đơn (Người mua Việt Nam) và Bị đơn (Người bán Ấn Độ) Vụ việc như sau:

“Nguyên đơn ký hợp đồng số 09/95 ngày 20 tháng 9 năm 1995 mua của Bị đơn

20.000 MT ± 4% Xi măng Kumgang với giá 55USD/MT CNF.FO cảng Nha Trang, giao hàng vào tháng 12 năm 1995, thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay, L/C phải được mở trước ngày 30 tháng 9 năm 1995

Hợp đồng quy định “Nếu bất kỳ bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng vì các trường hợp bất khả kháng như bão, động đất, lũ lụt, hoả hoạn, núi lửa phun, chiến tranh, đình công, bạo động của quần chúng, lệnh cấm của chính phủ, nhà máy sản xuất bị đóng cửa thì được miễn trách” (Điều 14)

Theo Điều 15 Hợp đồng, “Nếu chậm giao hàng do những nguyên nhân khác với Điều 14 thì 10 ngày chậm đầu tiên không phải nộp phạt Sau đó phạt 0,7% trị giá lô hàng cho mỗi tuần chậm trễ cho đến khi đạt tới tối đa là 3% trị giá lô hàng giao chậm.”

Trên thực tế, Nguyên đơn đã mở L/C vào ngày 25 tháng 9 năm 1995 cho Bị đơn hưởng lợi Ngày 29 tháng 9 năm 1995 Nguyên đơn đã ký hợp đồng bán lại lô xi măng cho người mua nội địa Cuối tháng 11 và cả tháng 12 năm 1995 Nguyên đơn nhiều lần giục Bị đơn giao hàng, Bị đơn vài lần điện cam kết sẽ giao hàng nhưng rồi vẫn chưa giao Ngày 20 tháng 12 năm 1995 Nguyên đơn nhận được từ Bị đơn giấy chứng nhận bất khả kháng do bộ phận thương mại thuộc Đại sứ quán của nước người cung cấp đóng tại thủ đô Ấn Độ cấp cho Bị đơn theo Hợp đồng Nguyên đơn không thừa nhận Bị đơn gặp bất khả kháng, tiếp tục yêu cầu Bị đơn giao hàng, nhưng đến ngày

15 tháng 6 năm 1996 Bị đơn vẫn không giao hàng Nguyên đơn đòi Bị đơn bồi thường thiệt hại do không giao hàng Sau nhiều lần đòi mà không được bồi thường, Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài đòi bồi thường 199.100 USD

Phán quyết của trọng tài về việc Bị đơn không giao hàng và vấn đề bất khả kháng do Bị đơn nêu nêu ra Căn cứ vào bằng chứng của vụ kiện, vào ý kiến trình bày của hai bên tại phiên họp xét xử, Uỷ ban trọng tài phân tích như sau:

Thứ nhất, Bị đơn không giao hàng là vi phạm hợp đồng do hai bên đã ký kết

Thứ hai, lý do mà Bị đơn nêu ra không được công nhận là bất khả kháng bởi vì:

Lũ lụt xảy ra ở nước người cung cấp vào tháng 8 năm 1995 là bất khả kháng đối với người cung cấp hàng cho Bị đơn theo Hợp đồng 02/95, vì Hợp đồng này ký ngày 4 tháng 7 năm 1995 mà lũ lụt xảy ra vào tháng 8 năm 1995 làm cho người cung cấp không giao được hàng cho Bị đơn Bị đơn không trực tiếp gặp bất khả kháng vì lũ lụt không xảy ra ở nước của Bị đơn

Bị đơn (Công ty Ấn Độ) đã biết lũ lụt xảy ra ở nước người cung cấp (nước thứ ba) nhưng không tính toán kỹ, tin vào sự thông báo không có bảo đảm của người cung cấp, vẫn ký hợp đồng bán lại lô hàng cho Nguyên đơn (Công ty Việt Nam) thì phải có nghĩa vụ giao hàng theo đúng hợp đồng Không giao được hàng cho Nguyên đơn, Bị đơn phải tự chịu trách nhiệm Bị đơn biết lũ lụt xảy ra và hậu quả của nó trước khi ký hợp đồng thì rõ ràng lũ lụt này không phải là bất khả kháng

Ngày đăng: 25/02/2024, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Bài Tham luận trong Kỷ yếu Hội thảo “Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong Tư pháp quốc tế”, Nhà pháp luật Việt Pháp, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong Tư pháp quốc tế
17. Đỗ Văn Đại (2003), “Tư pháp quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng”,http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=209075 , truy cập ngày 28/04/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tư pháp quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng"”, "http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=209075
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Năm: 2003
18. Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, “Ly hôn đơn phương ở Hàn Quốc”, https://luatsugiadinh24h.com/ly-hon-don-phuong-o-han-quoc, truy cập ngày 28/04/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ly hôn đơn phương ở Hàn Quốc
19. Đoàn Năng (2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế
Tác giả: Đoàn Năng
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư pháp quốc tế Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ
Nhà XB: NXB. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2006
21. Lê Thị Nam Giang (2016), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Tác giả: Lê Thị Nam Giang
Nhà XB: NXB. Đại học quốc gia TP.HCM
Năm: 2016
22. Mai Hồng Quỳ (2014), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Tác giả: Mai Hồng Quỳ
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2014
23. Nguyễn Công Khanh (2001), “Mấy ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 1/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, "Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Năm: 2001
24. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Năm: 2014
26. Phạm Thị Hồng Mỵ, “Quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế thông qua vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nhan-vat-su-kien/quy-pham-xung-dot-trong-tu-phap-quoc-te-thong-qua-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai, truy cập 03/02/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế thông qua vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
27. Phạm Thị Hồng Đào, “Áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam”, https://luatsucaohung.blogspot.com/2016/02/ap-dung-phap-luat-nuoc-ngoai-tai-viet.html, truy cập ngày 27/04/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam
28. Phan Hoài Nam (2008), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Phan Hoài Nam
Năm: 2008
29. Phùng Hồng Thanh (2019), “Áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài tại Việt Nam, so sánh với pháp luật của một số quốc gia”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/tap-chi-giay/giang-vien-khoa-luat-quoc-te-truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi-minh, truy cập ngày 27/04/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng pháp luật dân sự nước ngoài tại Việt Nam, so sánh với pháp luật của một số quốc gia
Tác giả: Phùng Hồng Thanh
Năm: 2019
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB. Công an Nhân dân
Năm: 1999
31. Trường Đại học Pháp lý (1992), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Tác giả: Trường Đại học Pháp lý
Nhà XB: NXB. Tư pháp
Năm: 1992
32. Vũ Thị Phương Lan (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Tư Pháp, Hà Nội.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Tác giả: Vũ Thị Phương Lan
Nhà XB: NXB. Tư Pháp
Năm: 2017
33. Andrian Briggs (2002), The Conflict of Law, Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Conflict of Law
Tác giả: Andrian Briggs
Năm: 2002
8. Luật Rumani ngày 22/9/1992 về quan hệ có yếu tố nước ngoài Khác
10. Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cu-ba Khác
11. Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 31 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại (hiện nay đã hết hiệu lực) Khác