Các dấu hiệu pháp lí cơ bản của tham nhũng:Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do mộthình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được
Khái quát chung về tham nhũng
Khái niệm về tham nhũng
- Theo nghĩa rộng, tham nhũng là hành vi vủa người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn đã lợi dụng quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để tư lợi
- Theo nghĩa hẹp, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tư lợi Đây là những cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của nhà nước.
- Tham nhũng không chỉ diễn ra ở khu vực nhà nước đối với người có chức vụ, quyền hạn mà còn xuất hiện ở cả những khu vực kinh tế khác.
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Theo Khoản, Điều 3 Luật phòng,chống tham nhũng 2018).
Các dấu hiệu pháp lí cơ bản của tham nhũng
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ (Khoản 2 Điều 352 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Người có chức vụ quyền hạn, quyền hạn là những chủ thể được xác định theo Khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kĩ thuật, công nhân, công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; + Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Đây là những chủ thể đang được nhà nước giao giữ những trọng trách nhất định, thay mặt nhà nước thực hiện các chức năng của nhà nước Việc chống tham nhũng ở Việt Nam
Bài thi Triết học Mác Lênin 20-21
Giáo trình pháp luật đại cương
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT…
GIÁO Trình Pháp luật đại cương pdf
236 hiện nay chỉ chủ yếu tập trung trong khu vực công, gắn liền với con người, tài sản, vốn của nhà nước.
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, chủ thể tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn” như một phương tiện để mang lại lợi ích vật chất hoặc phi vật chất cho bản thân, gia đình hoặc người khác.
Tuy nhiên, một người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhưng không nhằm mục đích vụ lợi thì hành vi đó có thể cấu thành hành vi vi phạm pháp luật khác mà không phải là tham nhũng.
Hành vi tham nhũng được thực hiện với lỗi cố ý và mục đích vụ lợi.
Vụ lợi là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi tham nhũng.
Lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà chủ thể tham nhũng đạt được rất đa dạng Hơn nữa,lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất nhiều lúc đan xen rất khó phân biệt rạch ròi nên đối với hành vi tham nhũng, hậu quả vật chất không phải trường hợp nào cũng là dấu hiệu bắt buộc.
Tác hại của tham nhũng đối với đời sống xã hội
- Tác hại của tham nhũng đối với hệ thống chính trị
+ Tham nhũng được coi là trở lực lớn, thậm chí là nguy cơ đe dọa đối với quá trình đổi mới đất nước.
+ Làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên Chủ nghĩa xã hội
+ Tệ nạn tham nhũng có thể khơi dậy những nghi vấn trong xã hội về bản chất chính trị của chế độ cũng như về hiệu quả của bộ máy nhà nước.
- Tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế
+ Gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân
Chia tài sản phá sản
+ Nhiều vụ tham nhũng lớn, nghiêm trọng đã bị phát hiện và xử lý với giá trị tài sản bị thiệt hại, thất thoát lên tới hàng chục, hàng tram, hàng ngàn tỷ đồng nhưng số tài sản chứng minh và thu hội được lại không nhiều gây ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế.
+ Một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn khiến nhân dân mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình Nếu các vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục hàng ngày thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.
+ Tham nhũng ảnh hưởng đến nguồn lực kinh tế của quốc gia, giảm thu hút đầu tư quốc tế, phân bố tài năng con người, làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
+ Làm ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế và cải cách thể chế của nhà nước, ảnh hưởng đến phân hóa thu nhập và công bằng xã hội…
- Tác hại của tham nhũng đối với xã hội
+Tham nhũng lan sang các lĩnh vực khác như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao hoặc trong một số chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, thi đua khen thưởng, thậm chí còn xảy ra ở một số cơ quan bảo vệ pháp luật…
+ Các hành vi tham nhũng thường xâm phạm, làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, dẫn đến tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trước những lợi ích bất chính, nhất là các chủ thể làm việc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội.+ Tham nhũng dẫn đến việc mất niềm tin của nhân dân, gây ra nhiều bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.
Các dấu hiệu pháp lí cơ bản của tham nhũng
Khái quát chung về pháp Luật Phòng, Chống tham nhũng
Mặc dù chưa có khái niệm chính thức về “phòng, chống tham nhũng Tuy nhiên căn cứ vào nội dung của Luật Phòng, Chống tham nhũng hiện hành, có thể thấy luật này quy định về các biện pháp để phòng ngừa, phát hiện và xử lí hành vi tham nhũng Như vậy, có thể hiểu phòng chống tham nhũng là các biện pháp mà nhà nước áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh, phát hiện và xử lí hành vi tham nhũng.
Từ cách hiểu trên có thể nêu khái quát về pháp Luật Phòng, Chống tham nhũng như sau: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lí các hành vi tham nhũng trong đời sống xã hội, được thể hiện hoặc ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên biệt hoặc trong hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Nguồn pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
Hệ thống các văn bản pháp luật là nguồn pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lí cho việc xác định và xử lí các hành vi tham nhũng ở nước ta hiện nay, bao gồm:
- Bộ luật Hình sự 2015 (Chương XXIII, Mục 1 - Các tội phạm tham nhũng).
- Luật Phòng, Chống tham nhũng 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012.
- Luật Giám định Tư pháp 2012.
- Luật Phòng, Chống rửa tiền 2012.
- Nghị định số 107/2006/NĐ – CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lí trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lí phụ trách.
- Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số diều của Luật Phòng, Chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020.
- Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, Chống tham nhũng.
- Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, Chống rửa tiền; Quyết định số 137/2009/QĐ-Ttg ngày 2/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình đào tạo….
Ngoài ra, còn phải kể đến Công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia có liên quan đến phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản pháp luật của các bộ, ngành liên quan tới việc áp dụng và triển khai các luật và nghị định nêu trên:
- Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.
- Kế hoạch số 269/KH-KTNN ngày 12/01/2023 của Kiểm toán Nhà nước về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 của Kiểm toán nhà nước.
- Chỉ thị số 03/CT-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 22/3/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG
Các loại hành vi tham nhũng và vấn đề xử lý tham nhũng
1.1 Các loại hành vi tham nhũng của nước ta hiện nay
- Tham khảo Bộ Luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, Chống tham nhũng 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) đều phân loại tham nhũng theo hành vi. a) Tham ô tài sản:
- Là 1 tội danh thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng
- Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
- VD: Giám đốc công ty dùng quyền của mình chỉ đạo nhân viên là kế toán và thủ quỹ lập khống chứng từ để quyết toán hợp đồng kinh tế, rút gần 1.8 tỷ đồng Sau đó giám đốc này chia cho kế toán và thủ quỹ mỗi người 100 triệu, còn lại lấy phần về mình chi cho mục đích cá nhân Theo đó, giám đốc này đã vi phạm tội tham ô b) Nhận hối lộ:
- Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó 1 cách trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cá nhân, tổ chức khác để làm hoặc không làm 1 việc vì lợi ích của người đưa hối lộ Theo Bộ Luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) đã mở rộng nội hàm của thuật ngữ “ của hối lộ” bằng việc quy định về lợi ích phi vật chất.
- VD: Cơ quan điều tra VKSND tố cáo bắt quả tang ông Châu Văn Mỹ ( phó chánh TAND tỉnh Bạc Liêu) nhận hối lộ của nữ bị cáo vi phạm tội “ trộm cắp tài sản” Trong lúc chờ TAND xét xử, bị cáo T đã chạy án với ông Mỹ để ông này giảm nhẹ hình phạt Theo đó, hành vi của ông Mỹ đã bị kết vào tội nhận hối lộ. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
- Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trái pháp luật, sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như 1 công cụ để làm 1 việc vượt quá phạm vi chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác
- VD: A là nhân viên hợp đồng của công ty bảo hiểm nhà nước Trong thời gian thực tập,
A đã giới thiệu 1 người bạn của mình tham gia mua bảo hiểm với số tiền 20 triệu đồng Sau đó T đã không bàn giao lại cho công ty bảo hiểm mà chiếm số tiền đó làm của riêng Sau 1 khoảng thời gian chiếm đoạt, T đã bị phát hiện và khi đó T chưa trở thành nhân viên chính thức của công ty Theo đó, hành vi của T là lamh dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản là 20 triệu đồng của người bạn d) Lạm quyền trong khi thi hành công vụ :
- Đây là hành vi của người có quyền hạn, chức vụ vì lợi ích của mình hoặc động cơ cá nhân khác vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ, gây nên thiệt hại cho lợi ích của xã hội, nhà nước và những lợi ích hợp pháp khác của công dân
- VD: Chủ tịch UBND xã chỉ có thẩm quyền xử phạt hành chính đến 200.000 đồng nhưng tự ý phạt đến 10 triệu đồng – là mức phạt thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện Theo đó, hành vi của chủ tịch UBND xã là lạm quyền trong khi thi hành công vụ e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi:
- Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian để đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, lợi ích vạt chất hoặc phi vật chất dưới bất kì hình thức nào để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm 1 việc thuộc trách nhiệm của họ
- VD: Anh P là cổ đông lớn của công ty H Tháng 3/2020, anh A đã đưa anh P 200 triệu đồng và nhờ anh P giúp mình có 1 chức vụ lớn trong công ty H Sau đó anh P đã lạm dùng quyền của mình để trao đổi, yêu cầu với ban điều hành công ty H, để anh A có chức vụ lớn mà không qua phỏng vấn hay tuyển chọn nào Theo đó, hành vi của anh P là lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi. f) Giả mạo trong công tác:
- Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện 1 trong các hành vi: sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu, cấp giấy tờ giả, giả mạo chữ kí của người có chức vụ, quyền hạn
- VD: Anh A là cán bộ của Sở Giác dục và Đào tạo tỉnh T, được phân công viết Bằng tốt nghiệp THPT Lợi dụng nhiệm vụ được giao, A cùng 1 số đồng bọn đã làm 50 bằng tốt nghiệp giả để trục lợi Theo đó, hành vi của A và đồng bọn là giả mạo trong công tác g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi:
- Đây là biểu hiện mới của tham nhũng, trước kia tham nhũng mang tính đơn lẻ thì ở đây tham nhũng đã trở nên tinh vi, mang tính tập thể có tổ chức Theo Điều 3 Nghị định 59/2013/NĐ-
CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, Chống tham nhũng thì việc đưa hối lộ được thực hiện bởi cơ quan tổ chức có quyền hạn vì vụ lợi bao gồm các hành vi : đưa hối lộ, môi giới
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội trong việc phát hiện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng
3.1 Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tha nhũng:
Tham nhũng đã và đang là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Để đối phó với hiểm họa này, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn là vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Phòng, chống tham nhũng là tách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị cũng như xã hội nói chung dưới sự lãnh đạo của nhà nước Hiện nay ở Việt Nam chưa thành lập được cơ quan chuyên trách độc lập trong phòng chống tham nhũng mà chỉ tổ chức các thiết chế có tính lâm thời với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đôn đốc kiểm tra hoặc phối hợp hoạt dộng của các cơ quna nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng Trên thực tế, các cơ quan này chưa có sự bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn riêng hay được trang bị đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ cao với các trang bị hiện đại nhằm đấu tranh với những hành vi tham nhũng là hành vi phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với các hành vi vi phạm pháp luật thông thường.
Trách nhiệm của chủ thể trong hoạt động phòng, chống tham nhũng được quy định rõ trong Điều 5, Điều 7, Điều 72, Điều 74, Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79, Điều 80, Điều
81, Điều 82 Luật Phòng, Chống tham nhũng 2005 (sửa đổi, bổ sung 2007, 2012) Theo đó:
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.
- Ủy ban tư pháp của Quốc h ội trong phạm vi nhiệm v ụ, quyền h ạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
- Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ , quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng chống tham nhũng tại địa phương
- Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
+ Tổ chức, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; + Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng;
+ Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
- Người đứng đầu c ơ quan, tổ c h ức, đơn v ị trong phạm vi nhiệm v ụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Áp dụng quy định của pháp luật để t ổ c h ức phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
+Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
+ Chịu trách nhiệm trước c ơ quan, tổ c h ức, đơn v ị c ấp trên trực tiếp về việc phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý đồng thời chịu trách nhiệm khi để x ảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
+ Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
+ Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật v ề phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
+ Kê khai tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó. Đối với các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là những cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền trực tiếp trong hoạt động phòng, chống và xử lý tham nhũng thì hoạt động chống tham nhũng trong các cơ quan đó phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên.
- Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải có biện pháp để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, lộng quyền, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức của mình trong hoạt động chống tham nhũng
- Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng
- Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị x ử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật
- Trường hợp có tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng đối với Thanh tra viên, Kiểm toán viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án và cán bộ, công chức, viên chức khác của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thì người đứng đầu cơ quan phải giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị c ơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý;
+ Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng
- Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện và phối hợp xử lý hành vi tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì chuyển hồ s ơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm:
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:
- Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;
- Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;
- Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa nghiêm Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm soát tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế, vướng mắc; vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.
- Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái, biến chất.
- Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị
30 quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội.
- Sáu là, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Theo Tổng Bí thư, trong công tác PCTN, trước hết phải có quyết tâm chính trị cao và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực) Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN”.
PCTN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không ngừng”, “không nghỉ” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”, một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng” và một cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”.
Theo Tổng Bí thư, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng Trong phát hiện, xử lý phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng,
31 bao che cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự Kỷ luật của Đảng phải thực hiện trước, là tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự.
Từ năm 2012 đến 2022, qua công tác thanh tra, kiểm toán, đã xử lý, thu hồi được hơn 975.000 tỷ đồng, gần 76.000 ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội Để PCTN có hiệu quả, cần phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan và đại biểu dân cử, MTTQ và các tổ chức thành viên, nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp, doanh nhân Phải “lấy dân làm gốc”, dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc tiếp thu cái đúng, nhưng không chạy theo dư luận Triển khai có hiệu quả hoạt động PCTN ra khu vực ngoài Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc đến vấn đề kiểm soát được việc thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng PCTN Ban chỉ đạo các cấp phải thực sự là trung tâm chỉ đạo, điều hòa phối hợp hoạt động, là chỗ dựa vững chắc để các cơ quan chức năng PCTN thực thi nhiệm vụ được giao Kiểm soát quyền lực và thực hành liêm chính trước hết phải được tiến hành có hiệu quả trong các cơ quan này, phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng.
Các giải pháp PCTN phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Đồng thời, phải xây dựng được văn hóa công vụ của mỗi ngành, cơ quan, đơn vị Trong từng giai đoạn khác nhau phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá, phù hợp với tình hình của đất nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Bài thi Triết học Mác Lênin 20-21
Giáo trình pháp luật đại cương
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT ĐẠI…
Pháp luật đại cương 97% (62) 26 Đỗ Thu Thảo
Discover more ĐỀ TÀI PHỤ 1 - Summary Triết học…
8 Đề tài thảo luận - cdnhdbc
BÀI THẢO LUẬN TRIẾT HỌC NHÓM 8