Trang 12 liệu mưa, lưu lượng lũ vào hồ và mực nước hồ chứa, phương thức vận hành nhà máy thủy điện Nậm Cuổi như sau: ++ Nguyên tắc cơ bản: Duy trì mực nước hồ không vượt quá cao trình mự
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I.THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6
1.1 Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Cuổi 6
1.2 Tên dự án đầu tư: Nhà máy Thủy điện Nậm Cuổi 6
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư: 9
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư: 9
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 9
1.3.2.1 Phương thức khai thác, sử dụng nước 9
1.3.2.2 Chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình theo các thời kỳ trong năm 11
1.3.2.3 Phương án vận hành hồ chứa 11
1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 13
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư: 13
1.4.1 Nhu cầu nguyên liệu vận hành của dự án: 13
1.4.2 Nhu cầu điện: 14
1.4.3 Nhu cầu nước: 14
1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 15
1.5.1 Hoạt động sử dụng các bãi thải của dự án trước khi vận hành 15
1.5.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty như sau: 15
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 17
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu chưa được phê duyệt phân vùng môi trường 17
Về tính phù hợp dự án đối với các Quyết định hiện hiện hành khác, dự án thủy điện Nậm Cuổi được triển khai phù hợp với các quy hoạch, quyết định sau: 17
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 18
CHƯƠNG III.KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 19
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 19
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 20
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 23
3.1.2.1 Nước thải sinh hoạt: 23
3.1.2.2 Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất 25
3.1.3 Hệ thống xử lý nước thải 26
3.1.3.1 Hạng mục xử lý nước thải sinh hoạt 26
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 31
3.3 Công trình, biện pháp lữu giữ, xử lý chất thải rắn (CTR) thông thường 32
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung 34
Trang 23.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm
và khi dự án đi vào vận hành: 35
3.6.1 Sự cố vỡ đập 35
3.6.1.1 Biện pháp phòng ngừa sự cố vỡ đập 35
3.6.1.2 Biện pháp ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập 36
3.6.1.3 Công tác tổ chức khắc phục sự cố vỡ đập 37
3.6.1.4 Giảm thiểu sự cố đối với giếng đứng và hầm dẫn nước 38
3.6.1.5 Giảm thiểu sự cố cháy rừng( trong trường hợp do CBCNV nhà máy gây ra) 38
3.6.1.6 Giảm thiểu sự cố rò rỉ dầu mỡ 39
3.6.1.7 Giảm thiểu sự cố về điện và trên đường dây tải điện 39
3.6.1.8 Giảm thiểu sự cố mâu thuẫn giữa công nhân nhà máy với dân địa phương 39
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 40
3.7.1 Công trình duy trì dòng chảy tối thiểu 40
3.7.2 Biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) 40
3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 42
CHƯƠNG IV.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 44
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 44
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 44
4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa 44
4.1.3 Dòng nước thải 44
4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng thải 44
4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 45
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 46
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 46
4.4 Nội dung quản lý chất thải 47
4.4.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh: 47
4.4.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: 47
4.4.3 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại 48
4.4.3.1 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại 48
4.4.3.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 48
4.4.3.3 Các yêu cầu khác 48
5.5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 48
CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC 49
MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 49
5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 49
5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 49
Trang 35.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý
chất thải 49 5.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp
luật 49 5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 49 5.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở 50 CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 52
Trang 4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Các thông số chính của Dự án Thủy điện Nậm Cuổi 7
Bảng 1 2 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt 14
Bảng 1 3 Lưu lượng phát điện thủy điện Nậm Cuổi (m3/s) 14
Bảng 1 4 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy 14
Bảng 1 5 Dự kiến nhân sự quản lý và vận hành Dự án 16
Bảng 3 1 Các công trình hệ thống thu gom thoát nước mưa và xử lý nước thải của dự án hiện nay……… 19
Bảng 3 2 Tổng hợp thông số hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án 22
Bảng 3 3 Tọa độ xả nước mưa chảy tràn 23
Bảng 3 4 Tọa độ xả thải nước thải sinh hoạt 24
Bảng 3 5 Tổng hợp thông số hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của dự án 25
Bảng 3 6 Nhu cầu sử dụng hóa chất trong giai đoạn vận hành 28
Bảng 3 7 Thông số, kỹ thuật của hệ thống, thiết bị xử lý nước thải sản sản xuất 29
Bảng 3 8 Thông số kỹ thuật của hệ thống, thiết bị xử lý nước thải sản xuất 30
Bảng 3 9 Ước tính lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành dự án 33
Bảng 3 10 Các thiết bị hệ thống nước cứu hỏa 41
Bảng 5 1 Kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ thủy điện Nậm Cuổi……….50
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Sơ đồ quy trình vận hành sản xuất Dự án thủy điện Nậm Cuổi 10
Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức quản và thực hiện dự án 15
Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của nhà máy thủy điện…….… 20
Hình 3 2 Hình ảnh ống thu nước mưa trên mái khu vực nhà máy 21
Hình 3 3 Hình ảnh hệ thống rãnh thoát nước mưa khu vực nhà máy 21
Hình 3 4 Hình ảnh ống thu nước mưa trên mái khu nhà QLVH 22
Hình 3 5 Hình ảnh hệ thống rãnh thoát nước mưa khu nhà QLVH 22
Hình 3 6 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt 23
Hình 3 7 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 27
Hình 3 8 Hình ảnh Máy phát điện dự phòng 31
Hình 3 9 Hình ảnh ống xả của máy phát điện Dự phòng 31
Hình 3 10 Sơ đồ xử lý chất thải rắn của nhà máy 32
Hình 3 11 Thùng chứa rác thải sinh hoạt 33
Hình 3 12 Hình ảnh kho chứa CTNH 34
Hình 3 13 Hình ảnh thiết bị phòng cháy chữa cháy 42
Trang 6CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Cuổi
- Địa chỉ văn phòng: Tổ 15, Phường Tân Phong, TP Lai Châu, Tỉnh Lai Châu,
Việt Nam
- Người đại điện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Đại diện: Ông VŨ CÔNG MINH Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0986.903.300 – 0949.804.832
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 6200096878 đăng ký lần đầu ngày
18 tháng 01 năm 2018 và đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 27 tháng 09 năm 2019 do Sở
kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu cấp
1.2 Tên dự án đầu tư: Nhà máy Thủy điện Nậm Cuổi
a Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
- Vị trí địa lý:
+ Tuyến đập: 22017’20’’vĩ độ Bắc và 103008’32’’ kinh độ Đông;
+ Nhà máy: 22017’17’’vĩ độ Bắc và 103008’38’’ kinh độ Đông;
- Tọa độ khu vực dự án: theo Tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 103º00’, múi chiếu 3º
(Nguồn: Thuyết minh thiết kế kĩ thuật của dự án )
b Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt của dự án đầu tư:
+ Dự án được Sở Công thương tỉnh Lai Châu thẩm định thiết kế cơ sở tại văn bản 858/SCT-TKCS ngày 12 tháng 10 năm 2018
+ Dự án được Sở Công thương tỉnh Lai Châu thẩm định thiết kế kỹ thuật tại văn
bản số 1058/SCT –QLNL ngày 03 tháng 07 năm 2020
+ Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 14/05/2020 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Cuổi để sử dụng vào mục đích: Đất công trình năng lượng (xây dựng dự án thủy điện Nậm Cuổi)
+ Giấy phép số 41/GP-BTNMT ngày 11/03/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cho phép công ty Cổ phần thủy điện Nậm Cuổi khai thác, sử dụng nước mặt
c Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM:
Trang 7Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Thủy điện Nậm Cuổi” tại Quyết định số 499/QĐ-BTNMT ngày
28 tháng 02 năm 2020
d Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
- Quy mô đầu tư: Công trình thủy điện Nậm Cuổi đang đi vào thi công hoàn thiện
phần xây dựng và lắp đặt các thiết bị của nhà máy, dự kiến thời gian đi vào vận hành khoảng Quý III/2023, dự án có tổng số vốn là 411,294 tỷ đồng Căn cứ theo Luật đầu tư công được Quốc hội thông qua số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng năm 2019, dự án thuộc điều 09 khoản 01 và được tiêu chí phân loại dự án nhóm B Vì vậy, phạm vi báo cáo này xin đề xuất cấp giấy phép môi trường cho công trình thủy điện Nậm Cuổi
- Quy mô cơ sở:
+ Diện tích lưu vực: diện tích lưu vực đến tuyến đập của dự án là 171,5 km2
+ Diện tích sử dụng đất của dự án: Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
dự án thủy điện Nậm Cuổi có tổng diện tích chiếm dụng đất là 43,34 ha (chiếm đất vĩnh
viễn là 38,83 ha và đất chiếm tạm thời là 4,51ha), trong đó:
Đất quy hoạch đất rừng phòng hộ hiện trạng chưa có rừng: 17,07ha
Đất quy hoạch rừng sản xuất hiện trạng chưa có rừng, hiện trạng đất nương: 16,36ha
Đất sông suối: 9,91ha
Tuy nhiên hiện nay chủ dự án mới thuê đất với đơn vị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu với diện tích đất là 35.588,1 m2 (tại Hợp đồng thuê đất Số 111/HĐTĐ ngày 26/5/2020 giữa Công ty cổ phần thủy điện Nậm Cuổi và Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Lai Châu) Đối với các phần diện tích còn lại, chủ dự án đang tiến hành làm hồ sơ thuê tiếp)
+ Loại và cấp công trình:
Dự án thủy điện Nậm Cuổi được phân cấp công trình theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD – Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng Dự án thủy điện Nậm Cuổi thuộc công trình
cấp II
- Quy mô các hạng mục công trình của dự án:
Bảng 1 1 Các thông số chính của Dự án Thủy điện Nậm Cuổi
I Các đặc trưng lưu vực
3 Lưu lượng TB năm Qo ( Năm lịch) m 3 /s 13,40
4 Lưu lượng đỉnh lũ
Trang 85 Đường hầm dẫn nước
Trang 9TT Thông số Đơn vị Trị số 5.1 Hầm ngang
7 Trạm phân phối điện
IV Chỉ tiêu năng lượng
- Điện lượng mùa mưa (7-8-9-10) 10 6 kWh 22,86
(Ngu ồn: Thuyết minh thiết kế kĩ thuật dự án) 1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư:
Công trình thủy điện Nậm Cuổi là công trình công nghiệp cấp II, có công suất
lắp máy là 11MW (2 tổ máy), lượng điện trung bình năm hòa vào lưới điện quốc gia Eo= 38,58 triệu kWh
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
1.3.2.1 Phương thức khai thác, sử dụng nước
+ Sơ đồ phương án khai thác sử dụng nước của công trình như sau: Tuyến đập → Hầm dẫn nước → Nhà máy → Kênh xả
+ Công trình thủy điện Nậm Cuổi xây dựng đập dâng và đập tràn chặn dòng suối
Nậm Cuổi để tạo thành hồ chứa có dung tích toàn bộ 4,44x106 m3, dung tích hữu ích
Trang 100,53x106 m3 Nước từ đập được dẫn qua cửa lấy nước có cao trình ngưỡng cửa lấy nước 276,6 m, theo hầm dẫn nước có chiều dài 266m về nhà máy để phát điện với công suất lắp máy 11MW, lưu lượng phát điện lớn nhất thiết kế Qmax=27,49m3/s Nhà máy thủy điện Nậm Cuổi được xây dựng nằm bên bờ phải suối Nậm Cuổi, nước sau khi phát điện được xả qua kênh xả sau nhà máy ra suối Nậm Cuổi cách tuyến đập 200m về phía hạ lưu Với phương thức khai thác, sử dụng nước của công trình sẽ hình thành đoạn suối
Nậm Cuổi sau đập đến điểm xả của nhà máy vào suối Nậm Cuổi có chiều dài 200m bị suy giảm nguồn nước vào mùa kiệt Thời kỳ vận hành trong mùa kiệt được xác định từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau Để đảm bảo môi trường thủy sinh, đa dạng sinh học, phòng chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước khu vực hạ lưu đập thủy điện Nậm Cuổi, công trình điều tiết nước phát điện sẽ đảm bảo dòng chảy tối thiểu sau đập theo thông
tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về việc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng Để đảm bảo dòng chảy tối thiểu, Công ty đã thiết kế xây dựng bố trí công trình xả dòng
chảy tối thiểu dạng ống thép D = 420mm nằm trong thân đập, cao trình tim ống vào 247,21m (thấp hơn MNC 36,79m) và cao trình tim ống ra là 245,43m, chiều dài ống xả 38,25m
Sơ đồ minh họa quy trình vận hành sản xuất:
Hình 1 1 Sơ đồ quy trình vận hành sản xuất Dự án thủy điện Nậm Cuổi
Trang 111.3.2.2 Chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình theo các thời kỳ trong năm Chế độ khai thác sử dụng nước: Công trình thủy điện Nậm Cuổi làm việc theo
chế độ điều tiết ngày đêm Lượng nước khai thác, sử dụng của công trình thủy điện Nậm
Cuổi sử dụng cho mục đích phát điện với các thông số chính của nhà máy: công suất lắp máy (Nlm) =11MW, công suất đảm bảo là 1,24MW, lưu lượng thiết kế (Qpdmax) = 27,49m3/s, lưu lượng phát điện nhỏ nhất qua 1 tổ máy là 4,8m3/s.
Thời gian phát điện trong ngày:
Giờ trung bình (13h):
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy: Phát điện 13h
+ Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (5 giờ 30 phút)
+ Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ 30 phút);
+ Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ)
- Ngày chủ nhật phát điện 18h
Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ)
Giờ cao điểm (5h):
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy: Phát điện 5h
+ Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);
+ Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ);
Giờ thấp điểm (6h):
- Tất cả các ngày trong tuần: Phát điện 6h
Công trình thủy điện Nậm Cuổi hoạt động theo chế độ điều tiết ngày đêm, nhà máy phát điện chủ yếu dựa trên dòng chảy tự nhiên đến tuyến công trình
+ Về mùa kiệt khi dòng chảy trung bình ngày đêm nhỏ hơn lưu lượng thiết kế, nhà máy sẽ thực hiện việc điều tiết ngày đêm để phát điện trong các giờ cao điểm
+ Về mùa lũ khi lưu lượng trung bình ngày lớn hơn lưu lượng thiết kế, nhà máy
sẽ làm việc với công suất tối đa Nlm = 11MW, lượng nước thừa sẽ xả qua công trình
xả tràn
+ Quy định giờ phát điện: giờ cao điểm: 5h, giờ thấp điểm: 6h và giờ trung bình: 13h
1.3.2.3 Phương án vận hành hồ chứa
Trong quá trình vận hành hồ chứa, chủ dự án sẽ vận hành hồ chứa thủy điện Nậm
Cuổi theo đúng quy trình vận hành đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 26/01/2022
a) Vận hành hồ chứa vào mùa lũ
*) Nguyên tắc vận hành hồ chứa Nậm Cuổi trong mùa lũ
+ Quy định về mực nước: Cao trình mực nước trước lũ của hồ chứa thủy điện
Nậm Cuổi không được vượt quá mực nước dâng bình thường ở cao trình 286m
+ Quy định về chế độ vận hành: Căn cứ vào dự báo của cơ quan dự báo khí tượng
thủy văn có thẩm quyền và quan trắc của Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Cuổi về số
Trang 12liệu mưa, lưu lượng lũ vào hồ và mực nước hồ chứa, phương thức vận hành nhà máy thủy điện Nậm Cuổi như sau:
++ Nguyên tắc cơ bản: Duy trì mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường 286m bằng chế độ xả nước qua các tổ máy phát điện, chế độ xả nước qua các cửa van ở các trường hợp lưu lượng về hồ nhỏ hơn hoặc bằng đỉnh lưu lượng đỉnh lũ thiết kế Q=1.430 m3/s
++ Trong trường hợp vận hành bình thường từ thời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc vận hành hồ chứa phải đảm bảo tổng lưu lượng xả qua công trình về hạ du không được lớn hơn lưu lượng tự nhiên vào hồ cùng thời điểm với sai số cho phép là 50% chênh lệch tổng lưu lượng xả của trình tự đó so với trình tự mở cửa van đập tràn
liền kề trước hoặc sau
++ Trình tự, phương thức đóng mở cửa van đập tràn thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy trình này
++ Không cho phép nước tràn qua đỉnh cửa van đập tràn trong mọi trường hợp
vận hành xả lũ
++ Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình mực nước dâng bình thường 286m Tùy theo điều kiện thực tế công trình, hạ du và dự báo lưu lượng vào hồ, mực nước hồ chứa, tiến hành đóng dần các cửa van theo trình tự ngược với trình tự mở cả về
*) Vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn công trình
Trong quá trình vận hành công trình, nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố đập
hoặc các thiết bị công trình đầu mối, Công ty phải có trách nhiệm lập phương án, kế
hoạch cụ thể nhanh chóng triển khai xả lý sự cố, mở cửa xả cát hạ thấp mực nước hồ
chứa, đảm bảo khống chế tốc độ hạ thấp mực nước sao cho không gây mất an toàn đập, các công trình ở tuyến đầu mối và hạ du, đồng thời báo cáo UBND xã Nậm Pì và thông báo cho nhân dân ở hạ lưu công trình để kịp thời phối hợp, có ứng phó cần thiết
b) Vận hành hồ chứa trong mùa kiệt
*) Nguyên tắc vận hành hồ chứa trong mùa kiệt
- Việc vận hành công trình thủy điện Nậm Cuổi phải đảm bảo duy trì dòng chảy
tối thiểu thường xuyên, liên tục sau đập với lưu lượng không nhỏ hơn 1,44m3/giây được quy định tại Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên Môi trường cấp
Thực hiện xả nước về hạ du suối Nậm Cuổi khi có yêu cầu cấp nước gia tăng ở hạ du
của UBND tỉnh Lai Châu
- Cách thức vận hành: Khi nhà máy thủy điện dừng hoạt động do có sự cố hay do bất kỳ lý do nào đó, ở đầu mối vẫn phải tiến hành xả nước để đảm bảo duy trì dòng chảy
Trang 13tối thiểu cho hạ du công trình
*) Chế độ làm việc, vận hành phát điện, xả nước trong mùa kiệt
- Nguyên tắc chung: Phải tuân thủ phương thức vận hành của cấp điều độ có quyền điều khiển
- Khi mực nước hồ đã ở cao trình 286m mà lưu lượng đến hồ lớn hơn hoặc bằng lưu lượng thiết kế nhà máy, ưu tiên phát điện với lưu lượng lớn nhất có thể qua tuabin Lưu lượng còn lại sau khi phát điện phải xả qua đập tràn để duy trì mực nước hồ ở cao trình 286m
- Khi mực nước hồ nằm trong khoảng từ cao trình mực nước chết 284m đến dưới cao trình mực nước dâng bình thường 286m:
+ Trong trường hợp lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng thiết kế nhà máy, theo nhu cầu thực tế, vận hành phát điện với lưu lượng theo khả năng điều tiết nước của hồ
chứa để tận dụng tối đa lưu lượng đến hồ tăng khả năng phát điện, giảm xả thừa
+ Trong trường hợp lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của 1 tuabin và nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng thiết kế nhà máy, theo nhu cầu thực tế, phát điện
với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tuabin
+ Khi mực nước hồ lớn hơn hoặc bằng cao trình mực nước chết mà lưu lượng về
hồ nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng thiết kế nhà máy, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bàng hoặc lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tuabin
+ Khi mực nước hồ đang ở cao trình mực nước chết mà lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tuabin, nhà máy dừng phát điện Trong trường hợp nhà máy dừng phát điện, phải vận hành công trình để đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ du theo quy định tại Điều 10 của Quy trình này
- Khi mực nước hồ thấp hơn cao trình mực nước chết, nhà máy dừng phát điện 1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản phẩm đầu ra của nhà máy là điện năng với công suất 11MW và sản lượng trung bình khoảng E0= 38,58triệu kWh Nguồn điện này sẽ được đấu nối vào lưới điện
quốc gia để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sản xuất của người dân trong
và ngoài khu vực
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư:
1.4.1 Nhu cầu nguyên liệu vận hành của dự án:
Đối với nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng vì vậy, nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện là nguồn nước từ hồ chứa thủy điện,
biến thủy năng thành điện năng trước khi hoàn trả lại nước vào suối Nậm Cuổi sau nhà máy
- Nguyên liệu: nước từ hồ chứa thủy điện Nậm Cuổi được cấp từ suối Nậm Cuổi
với dung tích toàn bộ 4,44.106m3, dung tích hữu ích 0,53.106m3 phục vụ phát điện Lưu lượng nước lớn nhất qua nhà máy là 27,49 m3/s
Trang 14- Nhiên liệu: dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn, các loại dầu làm mát tubin để phục
vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy
1.4.2 Nhu cầu điện:
- Điện phục vụ thi công trên công trường được lấy từ đường điện 35kV gần khu
vực dự án và các trạm biến áp 35/0,4kV phục vụ cho công trình với nhu cầu sử dụng khoảng 35kWh/ngày
1.4.3 Nhu cầu nước:
- Nguồn cung cấp nước: Nước phục vụ vận hành được lấy từ nguồn nước mặt tại các suối trong khu vực bơm lên các bể chứa trên cao, từ các bể chứa nước được dẫn đến các khu/phòng tiêu thụ để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
* Nhu cầu nước sinh hoạt:
Số lượng công nhân viên hiện tại là 28 nhân viên Theo tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 100 lít/người/ngày (nguồn CVN01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng Như vậy lượng nước vệ sinh dùng cho CBCNV là: Q= 28 x 100 = 2.800 lít/ngày = 2,8 m3/ngày
Bảng 1 2 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt
* Nhu cầu nước sản xuất
- Lưu lượng phát điện lớn nhất: 27,49m3/s
- Lưu lượng phát điện nhỏ nhất: 4,8 m3/s
- Lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu: 1,44m3/s
Bảng 1 3 Lưu lượng phát điện thủy điện Nậm Cuổi (m3/s)
Tháng VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V Qpdmax (m 3 /s) 27,05 27,26 27,15 27,05 27,02 26,97 26,82 26,64 26,49 26,40 26,44 26,88 Qpdtb (m 3 /s) 22,57 26,67 25,29 21,19 19,58 21,72 23,88 26,04 26,21 26,12 26,14 26,71 Qpdmin (m 3 /s) 20,59 26,50 24,67 18,93 13,44 9,46 4,80 4,80 4,80 4,80 4,80 4,80
* Nhu cầu sử dụng nước cho PCCC
Lưu lượng nước chữa cháy bên trong nhà máy lấy bằng 2,5l/s; lưu lượng chữa cháy ngoài nhà máy: 10 l/s theo Điều 10.14 TCVN 2622:1995 Lưu lượng cần thiết của
hệ thống họng nước chữa cháy: QCT = 2,5+10 = 12,5l/s = 45m3/h
Bảng 1 4 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy
Trang 151.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:
1.5.1 Hoạt động sử dụng các bãi thải của dự án trước khi vận hành
- Bãi thải số 1 sức chứa khoảng 56.069 m3 bố trí ngay cạnh tuyến đường vận chuyển chính của dự án, cách đập khoảng 1km về phía hạ lưu Bãi có diện tích 0,85 ha, cao 7,5 m, phục vụ cho quá trình thi nhà máy và tuyến năng lượng
- Bãi thải số 2 sức chứa khoảng 6.260 m3 bố trí bên bờ trái suối Nậm Cuổi cách đập khoảng 400m có diện tích 0,15 ha, cao 5m
Hiện trạng sử dụng đất tại hai bãi thải này là đất trống xen lẫn rất ít trảng cỏ cây bụi Mặt bằng bố trí bãi thải được thể hiện tại bản vẽ tổng mặt bằng cấp đất tại phụ lục các bản vẽ liên quan đến dự án
Ngày 15/04/2019 Chủ đầu tư đã làm biên bản thỏa thuận thuê đất với UBND xã
Nậm Pì để được phép đổ thải Sau khi kết thúc xây dựng sẽ bàn giao lại cho xã để xã toàn quyền xử lý Trong quá trình sử dụng 2 khu đất để làm bãi đổ thải, Chủ đầu tư đã
thực hiện kè gia cố chân các bãi thải bằng đá hộc tại những nơi tiếp giáp với suối Nậm
Cuổi (bãi thải số 1 kè 589m, bãi thải số 2 kè 275m, chiều dài kè có thể thay đổi theo
thực tế thi công)
1.5.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty như sau:
Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức quản và thực hiện dự án
Trang 16Bảng 1 5 Dự kiến nhân sự quản lý và vận hành Dự án
Trang 17CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu chưa được phê duyệt phân vùng môi trường
Về tính phù hợp dự án đối với các Quyết định hiện hiện hành khác, dự án thủy điện Nậm Cuổi được triển khai phù hợp với các quy hoạch, quyết định sau:
- Dự án thủy điện Nậm Cuổi được triển khai phù hợp với Quyết định số 550/QĐ-BCT ngày 12 tháng 02 năm 2018 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 499/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 02 năm 2020
- Sự phù hợp của phương án bố trí tổng thể công trình, kết cấu và thông số chính của
dự án thủy điện Nậm Cuổi đã được thẩm tra theo Quyết định số 1058/SCT-QLNL ngày 03/07/2020 của UBND tỉnh Lai Châu về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật
dự án Thủy điện Nậm Cuổi
- Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh và được UBND tỉnh Phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 492/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 28/04/2016 về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án công trình thủy điện Nậm Cuổi
tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
- Diện tích chiếm đất của dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương, được UBND tỉnh Lai Châu cấp cho Công ty cổ phần thủy điện Nậm Cuổi thuê đất tại Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 14/05/2020 về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/01/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030.theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2015
của UBND tỉnh Lai Châu
Trang 18- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết tiến hành một số điều của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/01/2017;
- Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về
việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020;
- Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về việc thực hiện Chỉ thị số 13 ngày 12/10/2017 của Ban bí thư
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo
- Đối với lượng bụi, khí thải và nước thải sinh hoạt của công nhân viên phát sinh không đáng kể và công ty đã có các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường khu vực chi tiết nêu tại báo cáo ĐTM
- Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt trong quá trình vận hành thì loại nước
thải này sẽ được xử lý và đạt Cột B QCVN 40:2011/BTNMT (đối với nước thải sản
xuất) và Cột B QCVN14:2008/BTNMT (đối với nước thải sinh hoạt) trước khi thải ra môi trường tiếp nhận nước thải (suối Nậm Cuổi)
Hoạt động vận hành của nhà máy không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực và khả năng tiếp nhận và chịu tải của môi trường tại khu vực khá tốt, căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường đã được thực hiện và trình bày trong quá trình thực
hiện đánh giá tác động môi trường Do vậy chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại
Trang 19CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
* Các công trình xử lý nước thải phục vụ quá trình vận hành thử nghiệm
Hiện tại, Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Cuổi đã đầu tư xây dựng hoàn thành các hạng mục thu động các hạng mục thoát nước mưa Tổng hợp các hạng mục công trình đã hoàn thành của Dự án, gồm:
Bảng 3 1 Các công trình hệ thống thu gom thoát nước mưa và xử lý nước thải
của dự án hiện nay
TT Công trình Theo yêu cầu của ĐTM Thực tế đã hoàn thiện
bố trí các hố ga lắng cặn có kích thước 0,8x0,8x1m Tại hố ga bố trí song chắn rác có kích thước
lớn hơn 1cm chảy theo nước mưa, sau đó chảy ra suối Nậm Cuổi
- Tại nhà máy và nhà quản lý vận hành: đã lắp đặt hệ thống đường ống PVC-D110 dẫn vào các rãnh nước xây dựng xung quanh ngoài nhà máy và nhà vận hành Các rãnh nước này đồng thời thu gom nước mưa chảy tràn, có kích thước 0,4x0,4m, độ dốc 1-3%
- Nước mưa chảy tràn sau khi được thu theo đường rãnh thoát nước mưa, kết cấu BTCT được
chảy ra suối Nậm Cuổi
- Đã xây dựng 03 bể tự hoại cải
tiến BASTAF (01 bể tự hoại tại nhà máy, 02 bể tại nhà vận hành)
với kích thước mỗi bể BxLxH = (4,8x2,2x2)m, thể tích 21,12m3
được xây ngầm tại nhà vệ sinh trong khu vực nhà điều hành và nhà ở
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN
14 :2008/BTNMT (Cột B ; Kq=0,9 ; Kf=1,1) trước khi thải ra
suối Nậm Cuổi
Trang 20- Nước làm mát tổ máy có nhiệt
độ cao sau khi hạ nhiệt được xả
về hạ du
- Nước rò rỉ từ nhà máy lẫn một lượng dầu nhỏ, được xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường
- Đối với dầu bẩn phát sinh từ quá trình bôi trơn: đã bố trí máy lọc
dầu ly tâm để xử lý dầu bẩn trước khi cấp lại cho các tổ máy
- Đã xây dựng bể thu gom và tách nước thải rò rỉ 38m3 xử lý nước
thải trước khi xả ra suối Nậm
Cuổi
- Nước thải sản xuất sau khi xử lý đạt Cột B, QCVN 40 :2011/ BTNMT (Kq=0,9 ; Kf=1,1)
Quản lý tài nguyên nước
Hiện nay công ty đang trong giai đoạn đàm phán với đơn vị cung
cấp lắp đặt hệ thống quan trắc online tự động để ký kết hợp đồng
và thực hiện lắp đặt, truyền dữ
liệu về Cục quản lý tài nguyên nước trước ngày công trình đi vào
vận hành
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của nhà máy thủy điện
Hố thu lắng
Ống thoát nước mưa
Môi trường tiếp nhận
Nước mưa trên mái Nước mưa chảy tràn
Rãnh thoát nước Ống PVC-D110
Trang 21Hiện nay, dự án đã hoàn thành xây dựng hệ thống thoát nước mưa xung quanh nhà máy và nhà quản lý vận hành, cụ thể như sau:
* Tại khu vực nhà máy:
Hình 3 2 Hình ảnh ống thu nước mưa
trên mái khu vực nhà máy Hình 3 3 Hình thoát nước mưa khu vực nhà máy ảnh hệ thống rãnh
- Nước mưa trên mái nhà được thu gom và dẫn nước mưa xuống bằng hệ thống đường ống PVC-D110, cao H=15m, được bố trí xung quanh nhà máy dẫn nước chảy vào hệ thống rãnh thoát nước được xây dựng ngoài nhà máy
- Nước mưa chảy tràn được thu theo các rãnh thoát nước được xây dựng bao quanh ngoài nhà máy Rãnh nước có nắp đậy bằng tấm đan kết cấu bê tông cốt thép với kích thước 0,4x0,4m, tại rãnh bố trí các hố ga lắng cặn có kích thước 0,8x0,8x1m, kết
cấu BTCT Tại hố ga bố trí song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn cuốn theo dòng nước mưa Nước mưa sau đó được dẫn theo đường rãnh thoát nước chảy ra nguồn
tiếp nhận là suối Nậm Cuổi tại 02 điểm xả (01 điểm xả tại ví trí gần kênh xả; 01 điểm
xả tại vị trí sau nhà máy)
- Định kỳ, chủ đầu tư thuê đơn vị tiến hành nạo vét hố ga trước mỗi mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài, ngoài ra hàng năm tiến hành khơi thông nạo vét hệ thống rãnh thoát nước chung
* Tại khu nhà quản lý vận hành:
Trang 22Hình 3 4 Hình ảnh ống thu nước mưa
trên mái khu nhà QLVH
Hình 3 5 Hình ảnh hệ thống rãnh thoát nước mưa khu nhà QLVH
- Nước mưa từ mái nhà được thu qua đường ống PVC-D110 được bố trí xung quanh khu vực nhà quản lý vận hành, dẫn nước chảy vào hệ thống rãnh thoát nước có kích thước 0,4x0,4m, độ dốc từ 1-3% được xây bằng BTCT và có nắp đậy bằng tấm đan
- Nước mưa chảy tràn được thu theo các rãnh thoát nước được xây dựng bao quanh nhà quản lý vận hành Tại rãnh thoát nước bố trí hố ga lắng cặn kích thước 0,8x0,8x1(m), độ dốc từ 1-3% kết cấu BTCT Tại hố ga bố trí song chắn rác giúp loại
bỏ rác bị cuốn theo nước mưa
- Nước mưa sau khi thu gom sẽ được dẫn theo rãnh thoát nước mưa chảy ra nguồn
tiếp nhận là khe suối – là phụ lưu cấp 1 nằm bên bờ phải suối Nậm Cuổi qua 01 điểm
Trang 23Bảng 3 3.Tọa độ xả nước mưa chảy tràn
1 Vị trí xả nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà máy tại
2 Vị trí xả nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà máy tại
3 Vị trí xả nước mưa chảy tràn tại nhà QLVH 515104 2465174
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy bao gồm nước thải sinh
hoạt (nước thải từ khu vệ sinh, khu nhà ăn) và nước thải sản xuất (dầu bẩn từ quá trình bôi trơn làm mát, nước thải rò rỉ từ buồng máy) Sơ đồ thu gom thoát nước thải của dự
án được thể hiện như sau:
3.1.2.1 Nước thải sinh hoạt:
Hình 3 6 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
Nước thải khu
vệ sinh
03 Bể tự hoại 3
ngăn
Đường ống thu gom nước thải
Nước thải khu bếp ăn
Cột B, QCVN/BTNMT 14:2008/BTNMT
Suối Nậm Cuổi
Bể tách mỡ
Trang 24a Công trình thu gom nước thải sinh hoạt
*) Tại khu nhà máy: nước thải sinh hoạt gồm nước thải từ nhà vệ sinh (bao gồm nước đen: nước bồn cầu và nước xám: nước thải từ chậu rửa lavabo, thoát sàn) phát sinh
từ hoạt động của cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy Nước thải từ nhà vệ sinh được thu theo đường ống PVC-D110 lắp đặt ngầm từ nhà vệ sinh về 01 bể tự hoại cải tiến BASTAF 3 ngăn có kích thước (BxLxH)=(4,8x2,2x2)m để xử lý
*) Tại khu nhà QLVH: nước thải sinh hoạt bao gồm:
+ Nước từ khu nhà vệ sinh: (bao gồm nước đen: nước bồn cầu và nước xám: nước
thải từ chậu rửa lavabo, thoát sàn) phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân làm việc
tại nhà vận hành Nước thải từ nhà vệ sinh được thu theo đường ống PCV-D110 chảy
về 02 bể tự hoại cải tiến BASTAF 3 ngăn có kích thước mỗi bể (BxLxH)=(4,8x2,2x2)m
để xử lý
+ Nước nhà bếp: (bao gồm nước xám: nước nấu ăn, nước thoát sàn, nước rửa tay) phát sinh từ hoạt động nấu ăn của cán bộ công nhân tại nhà vận hành Nước thải nhà bếp được chảy về bể tách mỡ để xử lý trước khi chảy vào đường ống thoát nước thải sinh
hoạt chung
b Công trình thoát nước thải sinh hoạt
*) Tại khu nhà máy:
Nước thải từ nhà vệ sinh sau khi được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn được dẫn theo đường ống nhựa PVC-D110 đổ vào hố ga thoát nước thải sinh hoạt đổ ra suối Nậm Cuổi thông qua 01 điểm xả
*) Tại khu nhà quản lý vận hành:
Nước thải khu nhà bếp và nhà vệ sinh sau khi được xử lý được dẫn theo được ống nhựa PVC-D110 kín, được đặt nằm trong rãnh thoát nước mưa của nhà vận hành PVC-D110 dẫn nước thải sinh hoạt đổ ra khe suối – là phụ lưu cấp 1 nằm bên bờ phải
suối Nậm Cuổi qua 01 điểm xả
c Điểm xả nước thải sinh hoạt sau xử lý
- Số điểm xả: 02
- Vị trí: Xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
- Phương thức xả: tự chảy
- Chế độ xả: liên tục
- Nguồn tiếp nhận: suối Nậm Cuổi
- Tọa độ xả thải nước thải sinh hoạt của dự án như sau: (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 103000’, múi chiếu 30)
Bảng 3 4 Tọa độ xả thải nước thải sinh hoạt
1 Vị trí xả nước thải sinh hoạt tại nhà máy 514806 2465466
2 V ị trí xả nước thải sinh hoạt tại nhà QLVH 515106 2465169
Trang 25- Các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3 5 Tổng hợp thông số hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của dự án
Tại khu vực nhà máy
1 Ống dẫn nước từ nhà vệ sinh về bể tự hoại 01 ống VKích thước: D110 ật liệu: Nhựa PVC
2 Ống thoát nước 01 ống Vật liệu: Nhựa PVC Kích thước: D110 Tại khu vực nhà điều hành
1 Ống dẫn nước từ nhà vệ sinh về bể tự hoại 01 ống Vật liệu: nhựa PVC Kích thước: D110
2 Ống dẫn nước thải từ khu bếp sang bể tách mỡ 01 ống Vật liệu: nhựa PVC Kích thước: D110
3 Ông thoát nước thải sau xử lý từ bể tự hoại
và bể tách mỡ đổ ra nguồn tiếp nhận 01 ống Vật liệu: nhựa PVC Kích thước: D110 (Bản vẽ tổng thể mặt bằng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo)
3.1.2.2 Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất
a Công trình thu gom nước thải sản xuất
- Quá trình hoạt động sản xuất điện năng của nhà máy sẽ phát sinh: dầu bẩn của quá trình bôi trơn làm mát, nước thải rò rỉ từ buồng máy và dầu thải của trạm biến áp
- Đối với dầu bẩn phát sinh trong quá trình bôi trơn, làm mát các ổ trục chúng sẽ được bơm lên qua hai đường ống thép D110 dẫn vào các thùng chứa dầu bẩn đặt tại phòng dầu để xử lý trước khi được bơm lại các tổ máy để hoạt động
- Đối với nước thải rò rỉ từ buồng máy có chứa dầu mỡ và cặn lắng Toàn bộ nước
rò rỉ sẽ được thu gom theo hệ thống tiêu nước rò rỉ bằng hai ống thép D110 dẫn về bể
chứa nước rò rỉ kích thước 6 x1,43 x 4,45m, dung tích 38m3 đặt trong nhà máy để xử lý trước khi được thải ra ngoài suối Nậm Cuổi
- Đối với nước dầu thải của trạm biến áp, được thu về bể xử lý dầu sự cố có kích thước (BxLxH) = 2,13x3,12x2,01m được xây dựng cạnh khu vực trạm biến áp
b Công trình thoát nước thải sản xuất
- Đối với dầu bẩn của quá trình bôi trơn: sau xử lý được chứa trong các thùng
chứa dầu sạch rồi được bơm để cung cấp lại cho các tổ máy Dầu bẩn sau khi hút sẽ được chứa trong kho chứa CTNH, định kỳ sẽ được đơn vị tới mang chở đi xử lý
- Nước thải rò rỉ từ buồng máy: sau xử lý sẽ được bơm ra kênh xả của nhà máy qua đường ống rồi xả ra suối Nậm Cuổi
- Nước dầu thải của trạm biến áp: được chủ dự án hút và chứa tại kho chứa CTNH, định kỳ sẽ được đơn vị có chức năng tới hút lượng dầu trong bể dầu sự cố vận chuyển mang đi xử lý
Trang 26c Điểm xả nước thải sản xuất sau xử lý
- Số điểm xả: 01
- Vị trí: kênh xả hạ lưu nhà máy, tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu,
với tọa độ như sau: (Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1030, múi chiếu 30)
X(m) = 514838; Y(m) =2465474
- Phương thức xả thải: Bơm xả thải
- Chế độ xả thải: Liên tục
- Nguồn tiếp nhận: suối Nậm Cuổi (đây là con suối không có công trình khai thác
và sử dụng trực tiếp nước mặt dùng cho hoạt động thủy lợi cũng như sinh hoạt, căn cứ vào quá trình điều tra cũng như tham vấn của các tổ chức tại Đề án khai thác sử dụng nước mặt của dự án đã được phê duyệt tại giấy phép số 41/GP-BTNMT ngày 11/3/2021
của Công trình thủy điện Nậm Cuổi, tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Vì vậy việc xả thải vào suối này với lưu lượng nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B, với Kq=0,9; Kf=1,1) là hoàn toàn phù hợp
+ Ngăn số 2: ngăn chính trong hoạt động tách mỡ; hỗn hợp mỡ và nước sau khi
đi qua ngăn số 1 đã được làm giảm tốc độ sẽ xảy ra quá trình phân hóa rõ rệt, phần nhẹ hơn là mỡ sẽ bắt đầu tách ra và nổi lên trên mặt nước Phần còn lại sẽ tiếp tục chảy sang ngăn thứ 3
+ Ngăn 3: được thiết kế tách những hạt mỡ không được giữ lại ở ngăn 2 và phần nước không còn mỡ sẽ theo đường ống PVC-D110 chảy ra điểm xả
b) Nước thải từ nhà vệ sinh
Trong giai đoạn vận hành nhà máy sử dụng 28 CBCNV với tổng lượng nước thải phát sinh khoảng (bao gồm nước thải từ khu vệ sinh, khu vực rửa tay chân và từ bếp ăn
tập trung Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 100 lít/người/ngày (nguồn QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng) Như vậy lượng nước vệ sinh dùng cho 28 CBCNV là
Q= 28 x100=2,8 lít/ngày = 2,8m3/ngày
Trang 27Theo Nghị định số 13/VBHN – BXD ngày 27/04/2020 về thoát nước và xử lý nước thải của Bộ Xây Dựng thì lượng nước thải ước tính bằng 100% lượng nước cấp
Do vậy tổng hợp lượng nước sử dụng cho sinh hoạt 2,8m3/ngày.đêm
* Quy mô công suất:
Nước thải từ các khu nhà vệ sinh của nhà máy và khu vực nhà vận hành sẽ được
xử lý bằng 03 bể tự hoại ba ngăn cải tiến BASTAF (01 bể tại nhà máy, 02 bể tại nhà QLVH) với kích thước (4,8x2,2x2,0)m mỗi bể
* Công nghệ xử lý:
- Bể tự hoại ba ngăn: là công trình đồng thời làm hai chức năng là lắng và phân
hủy cặn lắng Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh
vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan Cặn lắng được phân hủy sẽ giảm mùi hôi, chất hữu cơ Hiệu suất
xử lý của bể tự hoại với thể tích đủ là 60% Với hiệu suất xử lý này, nước thải từ bể tự
hoại sau khi thải ra môi trường đạt QCVN 14:2008/BTNMT Cột B với K=1,2 (dưới 500 người) có thể thải vào hệ thống thoát nước của khu vực
Hình 3 7 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn
- Cấu tạo: gồm 3 ngăn: ngăn chứa, ngăn lắng, ngăn lọc, mỗi ngăn lại đảm nhận
những nhiệm vụ khác nhau
+ Ngăn chứa: ngăn chứa có diện tích lớn so với diện tích các bể khác của bể tự
hoại Đây là nơi tiếp nhận chất thải từ bên ngoài xả vào khi còn chưa phân hủy
Sau khi chất thải đã được đưa vào ngăn chứa sẽ xảy ra quá trình lên men và phân
hủy, rồi chuyển hóa thành bùn cặn chìm xuống dưới đây Những chất thải khó phân hủy
sẽ được xử lý ở các giai đoạn sau
+ Ngăn lắng: diện tích ngăn lắng trong bể tự hoại nhỏ hơn so với ngăn chứa, có
chức năng chính là đón nhận những chất thải khó phân hủy và không thể phân hủy từ ngăn chứa chuyển sang Trải qua quá trình lắng cặn, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì
những chất thải khó phân hủy sẽ biến thành chất khí và thoát ra ngoài
Đảm bảo QCVN 14:2008/BTNMT Cột B