CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4 ĐO LƯỜNG TRONG NC MARKETING VÀ CÁCH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI CHƯƠNG 5 CHỌN MẪU CHƯƠNG 6 XỬ LÝ DỮ LIỆU CHƯƠNG 7 BÁO CÁO VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 1BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU MARKETING
Trang 2NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ & TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4 ĐO LƯỜNG TRONG NC MARKETING VÀ CÁCH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
CHƯƠNG 5 CHỌN MẪU
CHƯƠNG 6 XỬ LÝ DỮ LIỆU
CHƯƠNG 7 BÁO CÁO VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 3CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ & TIẾN
TRÌNH NGHIÊN CỨU
MARKETING
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Xuân Quế,
Nguyên Cứu Marketing, NXB Trẻ
2 Trần Xuân Kiêm, Nghiên cứu tiếp thị,
Đại học Mở – Bán công Tp.HCM
3 Nguyễn Đình Thọ, Nguyên Cứu
Marketing, NXB Giáo dục - 1998
Trang 6CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khoa học xã hội (social research) là một cách thức con người tìm hiểu sự việc một cách có hệ thống
Để hiểu biết một sự việc, chúng ta có hai cách đó là, (1) chấp nhận và (2) nghiên cứu
Chấp nhận (agreement reality): thừa nhận các nghiên cứu hay kinh nghiệm của người khác
Nghiên cứu (experiential reality): thực hiện các nghiên cứu hay kinh nghiệm cuả chính mình
Trang 7 Nghiên cứu cơ bản (basic/ pure/ fundamental research)
nhằm mục đích mở rông kho tàng tri thức.
Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu của khoa học của ngành đó vào thực tiễn của cuộc sống.
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Trang 8 Phương pháp nghiên cứu: quy nạp & suy diễn
Suy diễn: bắt đầu từ các lý thuyết khoa học (theories)
đã có để đề ra các giả thuyết (hypotheses) về vấn đề nghiên cứu (reseach problems) và dùng quan sát để
kiểm nghiệm các giả thuyết (hypothesis testing) này
Quy nạp: bắt đầu bằng cách quan sát các hiện tượng
để xây dựng mô hình (pattern) cho vấn đề nghiên cứu
và rút ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu này
Trang 9QUY TRÌNH SUY DIỄN - QUY NẠP
Trang 10NGHIÊN CỨU MARKETING
ĐỊNH NGHĨA
Nghiên cứu marketing (hiệp hội marketing hoa kỳ, 1988) là chức năng liên kết giữa nhà sản xuất với người tiên dùng, khách hàng, và cộng đồng thông qua thông tin.
Trang 11NGHIÊN CỨU MARKETING
NHIỆM VỤ
Nhận dạng, xác định các cơ hội và vấn
đề marketing (marketing opportunities/ problems).
Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các
hoạt động marketing (marketing acsions).
Theo dõi việc thực hiện marketing
(marketing performance).
Phát triển sự nhận thức về marketing là
quá trình.
Trang 12Hoạch định kinh doanh tổng quát
Dự báo quy mô và xu hướng thị trường
Nhận dạng các phân khúc thị trường
Đánh giá tình hình và đối thủ cạnh tranh
Đánh giá cung – cầu
Đánh giá cấu trúc thị trường
Đánh giá uy tín của DN
Tìm hiểu hành vi/thái độ/thị hiếu của khách hàng
Phân tích và diễn dịch dữ liệu về xu hướng thị trường
Dự báo doanh thu
NGHIÊN CỨU MARKETING
VAI TRÒ
Trang 13Hoạch định chiến lược/hoạt động chức năng
Trang 14NGHIÊN CỨU MARKETING
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NC MARKETING
Xác định thông tin cần thiết để giải quyết
các vấn đề hay cơ hội về marketing.
Thiết kế các phương cách thu nhập
thông tin.
Quản lý quá trình thu thập thông tin.
Phân tích và báo cáo kết quả cũng như
diễn giải ý nghĩa của nó
Trang 15 Hệ thống tình báo tiếp thị (competitive
marketing intelligence):
Triết lý kinh doanh
Chất lượng sản phẩm
Thái độ với sản phẩm mới
Mục tiêu nhắm đến của đối thủ: dài hạn hay ngắn hạn
Sự khác biệt
% thị phần
Kênh phân phối…
NGHIÊN CỨU MARKETING
HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU TIẾP THỊ
Trang 16 Hệ thống thông tin tiếp thị (marketing information system):
NGHIÊN CỨU MARKETING
HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU TIẾP THỊ (tt)
Trang 17PHÂN LOẠI NC MARKETING
Dựa vào bản chất của nghiên cứu: cơ bản hay ứng
dụng
Dựa vào đặc điểm của thông tin: định tính hay định
lượng
Dựa vào nguồn thông tin: thứ cấp hay sơ cấp
Dựa vào mức độ tìm hiểu về thị trường: khám phá, mô
tả hay nhân quả
Dựa vào mức độ thường xuyên: đột xuất hay liên tục
Trang 18PHÂN LOẠI NC MARKETING
NGHIÊN CỨU CƠ BẢN - ỨNG DỤNG
Nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu marketing
là các nghiên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri thức của khoa học marketing
Nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu
marketing: áp dụng khoa học nghiên cứu
marketing trong việc nghiên cứu các vấn đề
marketing của công ty hỗ trợ các nhà quản trị marketing trong quá trình ra quyết định
Trang 19PHÂN LOẠI NC MARKETING
NC TẠI BÀN – NC HIỆN TRƯỜNG
Nghiên cứu tại bàn (desk research): thông tin thu thập là thông tin thứ cấp (secondary data)
Nghiên cứu tại hiện trường (field research):
thông tin cần thu thập là thông tin sơ cấp
(primary data)
Trang 20PHÂN LOẠI NC MARKETING
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH - ĐỊNH LƯỢNG
Nghiên cứu định tính (qualitative research): Thông tin định tính
không thể đo lường bằng số lượng
Thông tin định tính là các thông tin trả lời cho các câu hỏi: Thế nào? Tại sao?
VD: Vì sao Anh / Chị thích dùng nhãn hiệu này?
Nghiên cứu định lượng (quantitative research): là các nghiên cứu
trong đó thông tin cần thu thập ở dạng định lượng.
Thông tin định lượng là thông tin trả lời cho các câu hỏi: Bao nhiêu? Khi nào?
VD: Trung bình Anh (Chị) tiêu dùng bao nhiêu hộp sữa trong một tháng?
Trang 21PHÂN LOẠI NC MARKETING
NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ – MÔ TẢ - NHÂN QUẢ
Nghiên cứu khám phá (exploratory study) để tìm
hiểu sơ bộ vấn đề cần nghiên cứu, khẳng định lại vấn đề cần nghiên cứu và các biến của nó
Nghiên cứu mô tả (descriptive study) được dùng để
mô tả thị trường, mô tả đặc tính người tiêu
dùng, thói quen tiêu dùng, thái độ của họ đối với các thành phần marketing của mình và của đối thủ cạnh tranh,v.v
Nghiên cứu nhân quả (causal study): tìm mối quan
hệ nhân quả giữa các biến của thị trường
Trang 22PHÂN LOẠI NC MARKETING
NC ĐỘT XUẤT – NC KẾT HỢP – NC LIÊN TỤC
Nghiên cứu đột xuất (Ad Hoc): giải quyết vấn đề về
marketing mà công ty đang vướng phải
Nghiên cứu kết hợp (omnibus): các nghiên cứu thực hiện cho nhiều khách hàng khác nhau (multi-client projects) và mỗi khách hàng cần những loại thông tin khác nhau
phục vụ cho mục tiêu riêng của mình
Nghiên cứu liên tục (continuous research): để theo dõi thị trường Thông tin thu thập ở dạng này thường được gọi
là các thông tin tổ hợp (syndicated data).
Trang 23QUY TRÌNH NC MARKETING
Xác định vấn đề marketing cần nghiên cứu.
Xác định thông tin cần thiết.
Nhận dạng nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp
Xác định kỹ thuật thu thập thông tin.
Thu nhập thông tin.
Phân tích và diễn giải (interpretation) thông tin.
Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu
Trang 24Đủ thông tin để ra quyết định?
RA QUYẾT ĐỊNH MARKETING
Thực hiện nghiên cứu mô
tả
Đủ thông tin để ra quyết định?
Thực hiện nghiên cứu nhân quả
Trang 25QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU NGƯỢC CỦA ANDREASEN
Xác định kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng như thế nào.
Xác định báo cáo kết quả bao gồm những gì và ở dạng nào.
Chỉ rõ các phân tích cần thực hiện để có được kết quả ở bước 2.
Xác định loại thông tin cần nhập (để thực hiện việc phân tích ở
bước 3).
Tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp có sẵn.
Thiết kế phương án thu thập thông tin cần thiết cho việc phân
tích.
Thu thập thông tin.
Phân tích, viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu.
Trang 26KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Kế hoạch nghiên cứu: một khuôn mẫu định
trước cho việc thiết kế, thực hiện và theo dõi công trình nghiên cứu.
Kế hoạch nghiên cứu nhằm giải đáp các câu hỏi: Làm gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào?
Ai làm?
Kế hoạch chỉ mang t/c sơ bộ, có thể thay đổi nhưng phải nêu bật được vấn đề và nhu cầu thực sự của công ty.
Trang 27NỘI DUNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1 Xác định các thông tin cần thu thập
2 Xác định các phương pháp cơ bản để thu thập thông tin cần biết
3 Xác định phương pháp chọn mẫu nghiên
cứu
4 Xây dựng bảng câu hỏi
5 Xây dựng kế hoạch phân tích các số liệu
Trang 28NỘI DUNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
6 Nêu lên các giới hạn của công trình
nghiên cứu
7 Xác định thời biểu tiến hành nghiên cứu
8 Ước lượng kinh phí nghiên cứu
9 Nhân sự tham gia nghiên cứu
10 Soạn thảo báo cáo tổng kết
Trang 29MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Mọi thành viên đều đồng ý việc nghiên cứu là
cần thiết.
Dành thời gian hoàn chỉnh cách xác định vấn đề
và đào sâu vấn đề tiếp thị liên hệ, ghi laị vấn đề thành lời văn trên giấy.
Sẽ rất có ích nếu giả định được các kết quả
nghiên cứu Từ đó, nêu lên một nhận định ngắn gọn về ý nghĩa của kết quả đó đối với công ty.
Trang 30ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề cương nghiên cứu là một bảng kế
hoạch đi kèm theo với phần trình bày lý do
vì sao cần tiến hành nghiên cứu và kết
quả do nghiên cứu mang lại sẽ là gì.
Đề cương nghiên cứu phải mang tính
thuyết phục cao bởi vì các nhà quản trị có quyền hành trong công ty hiếm khi đồng ý ngay rằng cần phải tiến hành nghiên cứu.
Trang 31CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC NGHIỆM
Trang 32THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu là lập kế hoạch cụ thể quy trình quan sát, đo đạc, thu thập và phân tích dữ liệu cần thiết để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Trong thiết kế nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải xác định một cách cụ thể cái gì mình muốn đạt được và phương cách tối ưu để đạt được nó.
Trang 33QUY TRÌNH THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vấn đề hay cơ hội marketing Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Xác định thông tin cần thiết và nguồn thông tin Quyết định phương pháp và phạm vi nghiên cứu Xác định thị trường nghiên cứu, kích thước mẫu, phương
pháp chọn mẫu, cách thức thu thập thông tin, thiết kế bảng câu hỏi/dàn bài thảo luận Xác định phương pháp phân tích thông tin và cấu
trúc của báo cáo kết quả.
THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Thu thập và kiểm tra chất lượng thông tin
Trang 34 Đảm bảo nhà nghiên cứu hiểu biết rõ ràng về vấn đề quản trị
mà nhà quản trị marketing cần thông tin để ra quyết định.
Giúp nhà quản trị đánh giá phương pháp nghiên cứu.
Giúp nhà quản trị đánh giá chi phí-lợi ích của dự án nghiên
cứu.
Cho nhà nghiên cứu phác họa kế hoạch thực hiện dự án.
Đóng vai trò là một hợp đồng nghiên cứu và là một công cụ
kiểm soát.
Trang 35ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU
Bản đề nghị nghiên cứu gồm:
Thư trao đổi
Tên dự án nghiên cứu
Cơ sở nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu và mục đích của dự án nghiên
cứu
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Ngân sách và thời biểu nghiên cứu
Lý lịch khoa học của nhà nghiên cứu
Trang 36THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm (experimentation) là một dạng thiết
kế nghiên cứu dùng để xác định mối quan
hệ nhân quả (causal relationships) của các biến trong thị trường.
Trang 37ĐIỀU KIỆN CHO MỐI QUAN HỆ
NHÂN QUẢ
1. Biến thiên đồng hành (concomitant variation). Biến
nguyên nhân và biến kết quả phải biến thiên đồng
hành với nhau Khi biến nguyên nhân thay đổi (tăng hay giảm) thì biến kết quả cũng phải thay đổi tương ứng
2. Thời gian xuất hiện biến kết quả phải xuất hiện sau
hoặc đồng thời với biến nguyên nhân
3. Vắng mặt các lý giải thay thế không có những lý giải
khác cho biến kết quả trừ biến nguyên nhân đã được xác định
Trang 38BIẾN THỰC NGHIỆM
BIẾN ĐỘC LẬP - BIẾN PHỤ THUỘC - BIẾN NGOẠI LAI
Biến độc lập hay còn gọi là xử lý (treatments) là biến nhà nghiên cứu muốn tìm hiệu ứng cuả nó Biến độc lập
được ký hiệu là X
Biến phụ thuộc hay còn gọi là đo lường (measurements)
là biến chịu sự tác động của biến độc lập và nhà nghiên cứu tìm cách đo lường (quan sát) hiệu ứng của các tác động này Biến phụ thuộc được ký hiệu là O
Biến ngoại lai là các biến tham gia vào quá trình thực
nghiệm mà chúng ta không biết hoặc không kiểm soát được
Trang 39ĐƠN VỊ THỰC NGHIỆM
Đơn vị thực nghiệm (test units) là các phần tử mà nhà nghiên cứu sử dụng để tiến hành xử lý và cũng từ chúng nhà nghiên cứu đo lường hiệu ứng xử lý.
Nhóm thực nghiệm, ký hiệu EG (Experimental
groups), là nhóm dùng đo lường mối quan hệ nhân quả của các biến.
Nhóm kiểm soát, ký hiệu CG (control group), là
nhóm dùng để kiểm soát hiệu ứng của biến ngoại lai.
Trang 40O1, O2 :biến phụ thuộc của nhóm thực nghiệm
O3, O4: biến phụ thuộc của nhóm kiểm soát
R: đơn vị thực nghiệm được chọn bằng pp chọn mẫu ngẫu nhiên t: thời gian
t
Trang 41QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THỰC NGHIỆM BAO GỒM
Extraneous
Var(s)
Independent Var(s)
Dependent Var(s) Test
Units
Trang 42O: Tiến hành đo đạc, quan sát
R: Đơn vị thực nghiệm được chọn ngẫu nhiên
Trang 43HIỆN TRƯỜNG THỰC NGHIỆM
HIỆN TRƯỜNG THẬT - HIỆN TRƯỜNG GIẢ TẠO
Hiện trường thật (field experiments) là hiện trường thực
nghiệm khi nhà nghiên cứu sử dụng thị trường thật để tiến hành thực nghiệm
Thích hợp cho việc tổng quát hoá vấn đề (n/c nhân quả).
Tăng hiệu quả của việc tổng quát hóa kết quả của thực
nghiệm cho thị trường thật.
Hiện trường giả (laboratory experiments) là hiện trường do
nhà nghiên cứu thiết kế và xây dựng ra để tiến hành thực nghiệm giúp nhà nghiên cứu dễ dàng trong
việc kiểm soát các biến ngoại lai
Thích hợp cho kiểm chứng quan hệ lý thuyết giữa các biến.
Kiểm sóat các biến ngọai lai
Trang 44GIÁ TRỊ THỰC NGHIỆM
GIÁ TRỊ NỘI – GIÁ TRỊ NGOẠI
Giá trị nội (internal validity) của một thực nghiệm nói lên khả
năng loại trừ các lý giải thay thế cho kết quả của thực nghiệm này
(một thực nghiệm có giá trị nội càng cao khi hiệu ứng của các biến ngọai lai thấp)
Giá trị ngoại (external validity) nói lên khả năng tổng quát
hoá kết quả của thực nghiệm cho thị trường thật
(hiện trường thực nghiệm càng gần với thị trường thật bao nhiêu thì giá trị ngọai của thực nghiệm này càng cao bấy nhiêu)
Trang 45Đặc điểm các loại hiện trường thực nghiệm
Hiện trường giả Hiện trường thật Giá trị nội Cao Thấp
Giá trị ngoại Thấp Cao
Trang 46NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM GIÁ
TRỊ THỰC NGHIỆM
1. Lịch sử (history) là những biến ngoại lai bên ngoài xuất
hiện trong thời gian thực nghiệm – xuất hiện giữa hai lần đo lường: trước (O1) và sau (O2) Lịch sử sẽ làm giảm giá trị nội của thực nghiệm
2. Lỗi thời (maturtion) là các biến ngoại lai xuất hiện giữa
hai lần đo lường: trước (O1) và sau (O2)
3. Bỏ cuộc (mortality) cũng thường xảy ra trong thực
nghiệm Trong thời gian tiến hành thực nghiệm, một số đơn vị thử bỏ cuộc giữa chừng
4. Công cụ đo lường (instrumentation) nói lên tính không
đồng nhất của nó trong các lần đo lường Và nó làm cho giá trị nội của thực nghiệm bị xâm phạm
Trang 47NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM GIÁ
TRỊ THỰC NGHIỆM
5 Hiệu ứng thử (testing effect )
Hiệu ứng chính (main testing effect) nói lên tác động của
đo lường trước vào đo lường sau của thực nghiệm Hiệu ứng chính làm giảm giá trị nội của thực nghiệm.
Hiệu ứng hỗ tương (interactive effect) là các tác động
của đo lường trước tạo nên sự phản ứng của đơn vị thử vào xử lý của thực nghiệm Hiệu ứng này làm giảm giá trị nội cũng như giá trị ngoại của thực nghiệm.
6 Hồi qui thống kê (statiscal regression) là biến ngoại lai làm
thay đổi đo lường trước và sau của các nhóm có số đo cực trị Hồi qui thống kê làm giảm giá trị nội của thực nghiệm.
Trang 48NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM GIÁ TRỊ THỰC NGHIỆM
7. Chọn mẫu chệch (selection bias) nói lên việc chọn các
nhóm cho thực nghiệm với những tiêu chuẩn khác
nhau gây nên sự khác biệt trong đo lường hay trong phản ứng với xử lý Chọn mẫu chệch sẽ làm giảm giá trị nội cũng như ngoại của thực nghiệm
8. Hiệu ứng hỗ tương giữa chọn biến với các biến
ngoại lai khác làm giảm giá trị thực nghiệm
9. Hiện trường giả làm cho giá trị ngoại của thực
nghiệm bị vi phạm vì môi trường thực nghiệm khác rất nhiều so với thị trường thật
Trang 50MỘT SỐ THỰC NGHIỆM CƠ BẢN
MÔ HÌNH BÁN THỰC NGHIỆM
1. Mô hình đo lường sau (one-shot case study) là mô
hình bán thực nghiệm trong đó nhà nghiên cứu chỉ đo lường một lần sau khi xử lý.
2. Mô hình đo lường trước - sau (one-group
pretest-posttest design) là mô hình bán thực nghiệm trong
đó nhà nghiên cứu thực hiện hai lần đo lường.