1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của tinh dầu củ riềng tẻ (Alpinia officinarum )”

48 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chiết Tách Và Xác Định Thành Phần Hóa Học Của Tinh Dầu Củ Riềng Tẻ (Alpinia Officinarum)
Tác giả Lê Thu Phương, Chu Văn Hùng, Hoàng Thị Thùy
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thanh Đức
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 888,27 KB

Nội dung

Trong thực tế nhu cầu sử dụng tinh dầu hiện nay rất lớn. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất tinh dầu chủ yếu là nguồn nguyên liệu thô như gừng, xả, cam quế…. Tuy nhiên tách chiết tinh dầu thủ công tốn nhiều công sức mà hiệu quả đạt được chưa cao, chính vì thế việc thay thế thủ công bằng công nghệ khoa học có sự hỗ trợ của công nghệ và máy móc đang được ưu tiên sử dụng hơn nhằm thu được lượng tinh dầu nhiều hơn và nhanh hơn, cung cấp đủ lượng cầu cho người tiêu dùng.

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ccccc

-BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của tinh dầu củ riềng tẻ (Alpinia officinarum )”

Sinh viên thực hiện: LÊ THU PHƯƠNG

CHU VĂN HÙNGHOÀNG THỊ THÙY

Lớp: 2020DHHTP01-Khoa Công nghệ Hóa

Ngành: Công nghệ thực phẩm

Người hướng dẫn: TS HOÀNG THANH ĐỨC

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

BỘ CÔNG THƯƠNG 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH 6

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Mục tiêu của đề tài 8

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9

4 Nội dung nghiên cứu 9

5 Phạm vi giới hạn nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Sản phẩm tạo ra của đề tài 9

8 Bố cục của báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài 10

Chương 1 11

TỔNG QUAN VỀ CÂY RIỀNG VÀ TINH DẦU RIỀNG 11

1.1 Giới thiệu về cây riềng 11

1.1.1 Giới thiệu chung 11

Bảng 1.1: Đặc điểm phân biệt củ riềng tẻ ( thường ) và củ riềng nếp.12 Hình 1.1: Củ riềng tẻ và củ riềng nếp 13

1.1.2 Đặc tính thực vật, trồng trọt và thu hái 13

Hình 1.2: Hình dạng cây riềng và củ riềng 14

1.2 Thành phần hóa học 14

Hình 1.3: Cấu tạo của Galangin 15

Trang 3

Hình 1.4: Cấu tạo của Alpinin 15

Hình 1.5: Cấu tạo của Kaempferit 15

1.3 Công dụng của riềng 16

1.4 Các phương pháp thu nhận tinh dầu riềng 20

1.4.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 20

1.4.2 Phương pháp chiết bằng dung môi 21

1.4.3 Phương pháp vi sóng 21

1.4.4 Phương pháp cơ học 22

Chương 2: 23

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 23

2.1 Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị 23

2.1.1 Củ riềng tẻ 23

2.1.2 Hóa chất 23

2.1.3 Dụng cụ và thiết bị 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm 24

2.2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 24

2.2.2 Phương pháp chưng cất tinh dầu riềng 25

2.2.3 Thực nghiệm chưng cất tinh dầu riềng 27

2.2.4 Phương pháp chiết cao tinh dầu riềng bằng dung môi 27

2.3 Xây dựng quy trình chưng cất tinh dầu riềng 29

2.3.1 Khảo sát xác định tỉ lệ nguyên liệu và nước 29

2.3.2 Khảo sát xác định thời gian chưng cất tinh dầu 29

2.3.3 Khảo sát xác định tốc độ chưng cất tinh dầu riềng 29

2.4 Xây dựng quy trình chưng cất tinh dầu riềng 29

2.5 Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm tinh dầu riềng 30

2.5.1 Xác định các chỉ tiêu hóa lý 30

2.5.2 Xác định thành phần hóa học của sản phẩm 32

3

Trang 4

Chương 3 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU RIỀNG 33

3.1 Kết quả xây dựng Quy trình công nghệ tách chiết tinh dầu riềng 33

Bảng 3.1: Hàm lượng tinh dầu các trạng thái của riềng 33

3.1.1 Tỷ lệ lượng nguyên liệu/nước 34

Bảng 3.2: Khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/nước 34

3.1.2 Thời gian chưng cất tinh dầu riềng 35

Bảng 3.3: Khảo sát xác định thời gian chưng cất tinh dầu riềng với 1 kg riềng 35

3.1.3 Quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu riềng 36

3.1.3.1 Sơ đồ quy trình chưng cất tinh dầu riềng 36

3.1.3.2 Thuyết minh quy trình 36

3.1.3.3 Kiểm nghiệm quy trình 37

3.2 Tính chất lý học và thành phần hóa học của tinh dầu riềng và cao riềng 37

3.2.1 Tính chất lý học của tinh dầu riềng 37

- Cảm quan: Chất lỏng màu vàng sang, dễ bay hơi 37

- Màu sắc: Tinh dầu riềng chưng cất được có màu vàng sáng 37

Hình 3.2: Tinh dầu riềng chưng cất hơi nước 37

3.2.2 Thành phần hóa học của tinh dầu riềng thu được bằng phương pháp chưng cất 38

Bảng 3.4: Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu riềng 39

3.2.3 Thành phần hóa học của cao riềng thu được bằng phương pháp cô quay chân không 42

3.3 Định hướng ứng dụng tinh dầu riềng trong công nghiệp thực phẩm 42

KẾT LUẬN 45

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Đặc điểm phân biệt củ riềng tẻ ( thường ) và củ riềng nếp 11

Bảng 3.1: Hàm lượng tinh dầu các trạng thái của riềng 30

Bảng 3.2: Khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/nước 31

Bảng 3.3: Khảo sát xác định thời gian chưng cất tinh dầu riềng 32

Bảng 3.4: Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu riềng 36

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Củ riềng tẻ và củ riềng nếp 12

Hình 1.2: Hình dạng cây riềng và củ riềng 13

Hình 1.3: Cấu tạo của Galangin 14

Hình 1.4: Cấu tạo của Alpinin 14

Hình 1.5: Cấu tạo của Kaempferit

15 Hình 3.1: Quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu riềng

33 Hình 3.2: Tinh dầu riềng chưng cất hơi nước

34 Hình 3.3: Sắc ký đồ phân tích thành phần tinh dầu riềng 38

5

Trang 6

Hình 3.4: Sắc ký đồ phân tích thành phần cao riềng

39

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tinh dầu và các loại cây chứa tinh dầu là sản phẩm tự nhiên đã đượccon người biết đến từ rất lâu Ngay từ thời thượng cổ, người dân thường khaithác và sử dụng các loại cây có tinh dầu ở dạng phơi khô Thời kỳ trung cổ -khoảng thế kỷ XV, người ta đã biết dùng các loại rễ cây có tinh dầu để thờcúng Từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII, tinh dầu đã được sử dụng để làmthơm cho tóc và da mặt, dùng chữa bệnh và dùng trong đời sống hàng ngàycủa con người Ngày nay, tinh dầu được dùng rất phổ biến trong mỹ phẩm,dược phẩm và dùng trong công nghiệp

Trong những năm gần đây, người dân có xu hướng ưa chuộng nhữngsản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên,không độc hại Do vậy, những loại cây cho tinh dầu quý, có tính ứng dụngcao trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống đã được các nhà khoa học quantâm nghiên cứu, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sử dụng củachúng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưanhiều Cây cối tươi tốt quanh năm, thảm thực vật rất phong phú và đa dạng

Trang 7

Trong số hơn 550 loại cây có chứa tinh dầu ở nước ta thì riềng là một trongnhững loại cây đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Cây riềng có tên khoa học là Alpinia officinarum Hance, thuộc họ

Gừng - Zingiberaceae Tên gọi khác là cao lương khương, tiểu lương khương,phong phương, galangal Gồm 2 loại phổ biến tại Việt Nam là: Riềng tẻ

(Alpinia officinarum) và Riềng nếp (Alpinia Galanga) Là một loại cỏ nhỏ,

cao chừng 0,7-1,2m Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, đường kính 12-18

mm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không có đầu nhau,màu trắng nhạt Lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40 cm,rộng 24 mm Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành, có lông măng dài 10 cm.Hoa rất sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình

mo, một có màu xanh, một có màu trắng Cây riềng mọc hoang và được trồng

ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc Riềng có rất nhiều công dụng vàđược ứng dụng nhiều trong đời sống, dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.Thành phần tạo nên công dụng của cây riềng chính là tinh dầu riềng Nhiềunghiên cứu cho thấy tinh dầu riềng có tiềm năng điều trị rất nhiều bệnh kể cảbệnh ung thư vú di căn và chống lại sự hình thành mạch của khối u

Ngoài ra, tinh dầu củ riềng tẻ được ứng dụng sử dụng trong nhiều lĩnhvực: mỹ phẩm, thực phẩm, đặc biệt là sức khỏe: tinh dầu riềng là tác nhânchống ung thư tiềm năng cũng như khả năng ngăn ngừa sự phát triển của cáckhối u, bệnh bạch cầu…

Trong thực tế nhu cầu sử dụng tinh dầu hiện nay rất lớn Nguồn nguyênliệu cho sản xuất tinh dầu chủ yếu là nguồn nguyên liệu thô như gừng, xả,cam quế… Tuy nhiên tách chiết tinh dầu thủ công tốn nhiều công sức màhiệu quả đạt được chưa cao, chính vì thế việc thay thế thủ công bằng côngnghệ khoa học có sự hỗ trợ của công nghệ và máy móc đang được ưu tiên sửdụng hơn nhằm thu được lượng tinh dầu nhiều hơn và nhanh hơn, cung cấp

đủ lượng cầu cho người tiêu dùng

7

Trang 8

Việc nghiên cứu xây dựng được quy trình tách chiết tinh dầu và xácđịnh được thành phần hóa học của tinh dầu riềng tẻ nhằm thu lấy tinh dầuriềng để ứng dụng trong thực tế, là việc làm có tính cấp thiết và ý nghĩa thựctiễn cao.

2 Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu xác định các điều kiện thích hợp để tách chiết tinh dầu củriềng tẻ

- Xác lập quy trình tách chiết tinh dầu củ riềng tẻ

- Phân tích xác định thành phần hóa học của tinh dầu riềng tẻ

- Đưa ra định hướng ứng dụng tinh dầu riềng trong công nghiệp thực phẩm

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu hoạt tính sinh học của tinh dầu riềng có thể góp phần tạo

ra một số loại dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn với người sửdụng, mang lại lợi ích kinh tế cao, ý nghĩa xã hội lớn

- Nghiên cứu định hướng ứng dụng tinh dầu riềng trong công nghiệpthực phẩm, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại lợi ích kinh tế cho doanhnghiệp

- Nghiên cứu góp phần làm rõ hơn những hiểu biết về các cấu tử củatinh dầu riềng, các hoạt tính sinh học của tinh dầu riềng, sơ bộ bước đầu ứngdụng tinh dầu riềng vào công nghiệp thực phẩm

4 Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng quy trình tách chiết tinh dầu riềng

- Xác định các thành phần hóa học của tinh dầu riềng

- Định hướng ứng dụng tinh dầu riềng trong công nghiệp thực phẩm

5 Phạm vi giới hạn nghiên cứu

- Tách chiết tinh dầu riềng với quy mô phòng thí nghiệm,

Trang 9

- Định hướng ứng dụng tinh dầu riềng trong một số sản phẩm trongcông nghiệp thực phẩm.

6 Phương pháp nghiên cứu

- Tách chiết tinh dầu riềng bằng phương pháp: Chưng cất lôi cuốn hơinước

- Phân tích xác định các thành phần hóa học của tinh dầu riềng bằngphương pháp sắc ký GC-MS

- Định hướng ứng dụng tinh dầu riềng trong thực phẩm bằng phươngpháp ứng dụng làm phụ gia tạo hương, vị cho thực phẩm

7 Sản phẩm tạo ra của đề tài

- Mẫu tinh dầu riềng (15 ml)

- Quy trình công nghệ tách chiết tinh dầu riềng theo phương pháp chưngcất lôi cuốn hơi nước

- Định hướng ứng dụng tinh dầu riềng trong công nghiệp thực phẩm

8 Bố cục của báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài

Mở đầu

Chương 1 Tổng quan cây riềng và tinh dầu riềng

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

Chương 3 Kết quả nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần hóa họccủa tinh dầu riềng

Kết luận

Tài liệu tham khảo

9

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÂY RIỀNG VÀ TINH DẦU RIỀNG

1.1 Giới thiệu về cây riềng

1.1.1 Giới thiệu chung

Riềng hay riềng thuốc, lương khương, củ riềng (danh pháp hai

phần: Alpinia officinarum )là cây thân thảo thuộc họ Gừng

Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng(Zingiberaceae) và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như riềng gió, riềngthuốc, cao lương khương, phong phương hay kìm sung

Củ riềng có nguồn gốc từ các khu vực phía Nam châu Á và nó thườngđược sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độtrong suốt nhiều thế kỷ

Củ riềng cùng họ gừng, nhưng tên của nó còn độc đáo hơn, đông y gọi

là Cao Lương Khương, được xếp vào bậc cao hơn Chữ Lương nghĩa là tốthơn, Khương là họ gừng, mang tên Cao Lương có nghĩa là hay hơn về độ ấm

Củ riềng theo quan niệm của Đông Y nằm ở dưới đất, có vị cay Người ta gọi

củ riềng là địa hỏa Địa là đất, hỏa là vị cay

Trang 11

Củ riềng thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm và có chiều cao pháttriển đến 2m Lá hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh Hoariềng thường mọc trên đỉnh cây, tạo hình trông như chiếc dùi và có màu trắngxanh, nở vào tháng 5 – 8 Quả dạng hạch, hình tròn, khi chín có màu nâu vàthường xuất hiện vào tháng 9 – 11 Rễ mọc bò ngang và phát triển, phình tothành củ riềng.

Khi còn non, củ riềng có màu đỏ nâu và chuyển sang màu vàng nhạtlúc già Thân củ riềng có thể chia thành nhiều đốt với kích thước không đềunhau, có vảy bao phủ ở phía ngoài và hương thơm nhẹ Phần ruột củriềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, rất đặc và chứa nhiều sợi xơ

Củ riềng là một loại gia vị giống như gừng và nghệ, sử dụng cho nhiềumón ăn ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia Ngoài ra,

củ riềng có thể dùng để ăn tươi hoặc nấu chín.Củ riềng có 2 loại là riềng tẻ vàriềng nếp Dưới đây là một số đặc điểm mà bạn có thể phân biệt giữa 2 loại củriềng này:

11

Trang 12

Bảng 1.1: Đặc điểm phân biệt củ riềng tẻ ( thường ) và củ riềng nếp

Trang 13

Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae

)

Gừng (Zingiberaceae)

Tên gọi khác

Tiểu lương khương, cao lương khương hoặc phong khương

Sơn khương tử,hồng đậu khấu,sơn nại hoặc riềng ấm

Thân cây Thân cỏ, cao từ0.7 – 1.2m Thân thảo, to và cao hơn 2m.

Rễ củ

Mọc bò ngang, màu vàng nâu, phình to thành nhiều củ và có phủ nhiều rễ con

Màu hồng nhạt,kích thước to dao động từ 2 –3cm

Không có cuống nhưng

có bẹ, hình mác dài và nhẵn

Chiều dài lá từ

22 – 40cm, rộng khoảng 24mm

Hình mác, nhọn

và mép lá có viền trắng

Không cuống

Chiều dài lá khoảng 40cm, rộng 7cm

Hoa

Mọc cụm hình chùy, thường mọc ở đầu cành và có lông măng dài khoảng 10cm

Lớp mặt trong của hoa có màu trắng và

Mọc cụm hình chùy dài từ 15 – 3cm

Hoa trắng, điểm hồng và dài khoảng 20 – 25cm

Trang 14

Hình 1.1: Củ riềng tẻ và củ riềng nếp

1.1.2 Đặc tính thực vật, trồng trọt và thu hái

Các đặc điểm của cây riềng

Hoa của cây riềng có màu trắng đính kèm theo 2 lá hình mo, gồm màuxanh và trắng Lá cây riềng có bẹ, không cuống, hình mác dài Cây riềng mọchoang hoặc dễ dàng trồng ở nước ta Có thể thu hoạch riềng quanh nămnhưng nhiều nhất là vào mùa thu đông hoặc trước khi mưa phùn của mùaxuân tới

Đặc điểm thực vật: Riềng làm một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,7-1,2m,

thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ đường kính 12-18mm, màu nâu đỏ, phủnhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt lá không cócuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm Cụm hoa hìnhchùy, mọc ở đầu cành có lông măng dài chừng 10cm Hoa rất sít nhau, mặttrong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một có màu xanh,một có màu trắng tràng hình ống có 3 thùy tù, hình thon, dài từ 15-20mm,rộng từ 4-5mm, thùy giữa chỉ hơi lớn hơn các thùy khác, cánh môi hình trứng,dài 20mm, rộng 15-18mm, màu trắng, có vạch đỏ sim Quả hình cầu có lông.Hạt có áo hạt

Trang 15

Hình 1.2: Hình dạng cây riềng và củ riềng

1.2 Thành phần hóa học

Trong riềng có từ 0.5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh, có mùilong não, trong đó chủ yếu là xineola và metylxinnamat

Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có các chất sau đây:

- Một chất dầu, có vị cay gọi là galangola

- Ba chất có tinh thể, không có vị gì, đều là dẫn xuất của flavon Sốlượng ước chừng 0.1% Ba chất đó là galangin (C15H10O5), alpinin(C17H12O6) và kaempferit C16H12O6 (1-3dioxy-4-metoxyflavonon)

Hình 1.3: Cấu tạo của Galangin

15

Trang 16

Hình 1.4: Cấu tạo của Alpinin

Hình 1.5: Cấu tạo của Kaempferit

1.3 Công dụng của riềng

Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin là chất đã được chứngminh là ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú Ở Trung Quốc

và Đông Nam Á, củ và thân lá cây riềng được dùng làm gia vị và làm thuốc,

bộ phận được dùng phổ biến nhất là phần thân rễ được gọi là củ riềng, có tên

vị thuốc là Lương Khương

Theo đông y:

Trang 17

Xưa nay, củ riềng vẫn được biết đến là một loại gia vị sử dụng trongnấu ăn còn tác dụng chữa bệnh thì không phải ai cũng biết Trong Đông y,Riềng có tên là Phong khương, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Cókhá (Thái), Kìm sung (Dao) Cái tên Cao Lương Khương có nghĩa là Gừng(Khương) mọc ở đất Cao Lương (Trung Quốc) mà thành tên.

Theo Đông y, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, cótác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp,sốt rét, hắc lào, lang ben…Củ Riềng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ănngon miệng, chữa đầy hơi, đau bụng, nôn mửa, đi phân lỏng Ngoài ra, củriềng còn có tác dụng giải cảm, hạ sốt

Riềng là loại thuốc sát trùng rất tốt giúp vết thương màu lành mà ít đểlại sẹo Riềng cũng giúp giảm đau các khớp và cơ bắp Những người mắc cácbệnh về dạ dày sử dụng riềng trong chế độ ăn sẽ cải thiện phần nào tình trạngcủa bệnh Ngoài ra, nó cũng trị được các chứng buồn nôn, đầy hơi hay thấpkhớp dạng thấp

Do đặc tính kháng khuẩn tốt nên riềng luôn là vị thuốc bổ tốt cho sứckhỏe , giúp ngăn ngừa các loại bệnh tật Tuy nhiên với những người mặc bệnh

về đường tiêu hóa và những phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sửdụng thường xuyên riềng vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, có hại cho

cơ thể

Theo y học hiện đại:

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1%tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat Ngoài

ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thíchtiêu hóa, chữa đầy hơi Củ riềng thường được dùng để điều chế thuốc kíchthích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày,cảm sốt, sốt rét, có thể nhai dập chữa đau răng Riềng bánh tẻ ngậm chữaviêm thanh quản (khàn tiếng) rất tốt

17

Trang 18

Củ riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch máu cô lập và chống cothắt cơ trên ruột, có thể làm lành các vết loét, thay đổi một số thành phầntrong thải lọc máu Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin là chất đãđược chứng minh là ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú.

Chất Alpinia officinarum trong củ riềng chứa nồng độ cao của hợp chấtgalangin flavonol, đã được chứng minh để làm chậm hoặc chặn sự gia tăng tếbào khối u ung thư vú, đang được các nước phương tây áp dụng để điều chếthuốc trị ung thư

Các bài thuốc từ cây riềng:

1- Chữa đau bụng do lạnh: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất

cả sấy khô, tán bột Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô Sắc uống mỗi lần 12gvới 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày Dùng trong 2 - 4 ngày (Theo BSHoàng Sơn)

2- Chữa phong thấp: Củ riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô,

tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặcrượu, uống ngày 2 lần Dùng trong 5 - 7 ngày (Theo BS Hoàng Sơn)

3- Chữa sốt rét: bột củ riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ

100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô Mỗi ngày dùng 15viên trước khi lên cơn Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 -

20 viên (Theo BS Hoàng Sơn)

4- Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: Củ riềng thái lát mỏng, đem muối

chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần Ngày dùng 2

- 3 lần

5- Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh

hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống khôngngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi

Trang 19

vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g.Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày Dùng trong 5 ngày

6- Chữa hắc lào: Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu

hoặc cồn 70 độ Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vàochỗ tổn thương, ngày bôi 2 - 3 lần (Theo BS Hoàng Sơn)

7- Chữa lang ben: Củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một

quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng Khi dùng lấy bông y tếthấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần Dùng trong 5 - 7ngày

8- Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: riềng củ thái lát mỏng, đem

muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần

9- Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng

tán nhỏ, uống 6 - 10g

10- Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phẩn lỏng:

Củ riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g.Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát Chia uống làm 2 - 3 lầntrong ngày

11- Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc ở trẻ em: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g,

hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắccòn 1 bát, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày (Theo BS Hoàng Sơn)

12- Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa: (có những trường

hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rốiloại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường): Củ riềng 16g,hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g,sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế8g Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống(cách 2 giờ uống 1 lần)

19

Trang 20

13- Chữa chứng “Ngũ Canh tả”: Nguyên nhân do tỳ thận dương hư:

Dùng bài thuốc: củ riềng phơi khô 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạchtruật 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế10g, chích thảo 10g Sắc uống ngày 1 thang, 10-12 ngày là một liệu trình

14- Bài thuốc xoa bóp: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g,

quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g.Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm Sau 10 ngày là

có thể dùng được Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day,bấm nhẹ Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sangchấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ

15- Các bài thuốc trị đau dạ dày bằng củ riềng:

- Đau dạ dày do hư hàn: Triệu chứng là đau có thời gian nhất định, gặplạnh hay đói thì đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uốngkhông ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng Dùng tâm hợp thang gồm: Caolương khương, hương phụ mỗi vị 6-10 g; bách hợp, đan sâm mỗi vị 30 g; ôdược 9-12 g; đinh hương 6-9 g; sa nhân 3-6 g Sắc uống

- Đau dạ dày cấp: Bệnh nhân đau đớn khó chịu, nôn oẹ, ăn uống kém.Dùng các vị sau: cao lương khương (chế với đại hoàng), thanh bì, trần bì, mộchương, thạch xương bồ mỗi vị 6 g; đinh hương 4 g; sơn tra 15 g Sắc uốngngày một thang

- Chữa đau dạ dày: Đau dữ dội, trằn trọc không yên, chân tay lạnh, môitái, bụng trướng Dùng thang gia vị thược dược cam thảo: Bạch thược sao 30

g, cam thảo chích 10 g, cao lương khương 10 g, tô mộc 10 g, bạch chỉ 15 g.Tán bột, uống với nước lã đun sôi, hoặc sắc uống ngày một thang

Trang 21

1.4 Các phương pháp thu nhận tinh dầu riềng

1.4.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Phương pháp chưng cất lôi cuốn tinh dầu bằng hơi nước được dựa trênnguyên lý của quá trình chưng cất một hỗn hợp không tan lẫn vào nhau lànước và tinh dầu Khi hỗn hợp này được gia nhiệt, cả hai chất đều bay hơi.Nếu áp suất của hơi nước cộng với áp suất của tinh dầu bằng với áp suất môitrường thì hỗn hợp sôi và tinh dầu được lấy ra cùng với hơi nước

Phương pháp này có ưu điểm là nhiệt độ sôi của hỗn hợp thấp hơn nhiệt

độ sôi của nước (100°C) trong khi nhiệt độ sôi của tinh dầu > 100°C ở áp suấtkhí quyển Chưng cất lôi cuốn hơi nước không đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp,nhưng có khả năng tách gần như triệt để tinh dầu có trong nguyên liệu

 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp:

Nguyên liệu và nước được cho vào cùng một thiết bị, đun sôi, hơi nướcbay ra sẽ lôi cuốn theo hơi tinh dầu, sau đó làm lạnh ngưng tụ hơi, ta sẽ thuđược tinh dầu sau khi phân ly tách nước ra Thiết bị sử dụng tương đối đơngiản, rẻ tiền, phù hợp với sản xuất nhỏ ở địa phương, nhất là ở những nơi mớibắt đầu khai thác tinh dầu, bước đầu chưa có điều kiện đầu tư vào sản xuất

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm:

- Chất lượng tinh dầu sản phẩm không cao

- Nguyên liệu dễ bị cháy khét, do bị thiếu nước, bị dính vào thành thiết bị

- Khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất), thời gian chưng cất kéo dài

- Tiêu tốn nhiều năng lượng

 Chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp:

Phương pháp chưng cất gián tiếp sử dụng nồi bốc hơi nước riêng hoặc

sử dụng chung hệ thống hơi nước từ một lò hơi chung cho các thiết bị khácnhau Do bộ phận chưng cất không bị gia nhiệt trực tiếp nên phương phápkhắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê khét, màu sắc và phẩm chất củatinh dầu thu được tốt hơn

21

Trang 22

Do hơi nước cấp từ bên ngoài nên dễ dàng khống chế và điều chỉnh cácyếu tố như lưu lượng, áp suất cho phù hợp với từng loại nguyên liệu, giúpnâng cao hiệu suất cũng như chất lượng tinh dầu thu được.

1.2.1.1

1.4.2 Phương pháp chiết bằng dung môi

Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi:

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng dung môi thích hợp đểhòa tan những cấu tử mang hương trong nguyên liệu đã được xử lý thànhdạng thích hợp ở nhiệt độ phòng Dung môi chiết sẽ ngấm qua thành tế bàocủa nguyên liệu, các hợp chất trong tế bào sẽ hòa tan vào dung môi, sau đó sẽxuất hiện quá trình thẩm thấu giữa dịch chiết bên trong với dung môi bênngoài do chênh lệch nồng độ Sau khi trích ly phải thực hiện quá trình táchdung môi ở áp suất thấp để thu tinh dầu

Trích ly bằng dung môi không bay hơi:

Dựa vào tính chất có thể hòa tan trong chất béo động vật và thực vật củatinh dầu, người ta ngâm nguyên liệu vào dầu động vật hoặc thực vật, tinh dầu

sẽ khuếch tán qua màng tế bào, hòa tan vào dầu, sau đó tách riêng dầu để thutinh dầu

Phương pháp ngâm bằng dung môi không bay hơi có nhiều ưu điểm hơnphương pháp trích ly bằng dung môi dễ bay hơi ở chỗ thu được dầu ít tạp chấthơn Tuy nhiên, phương pháp này rất thủ công, khó cơ giới hóa và có nhượcđiểm lớn là chất béo dùng làm dung môi rất khó bảo quản và chế biến, giáthành cao Chính vì vậy hiện nay phương pháp này rất ít được sử dụng

1.4.3 Phương pháp vi sóng

Phương pháp dùng kỹ thuật sóng tăng động năng cho các phân tử tinhdầu, làm tăng quá trình khuếch tán của tinh dầu ra bề mặt mà không sử dụngnhiệt độ Nhiệt tạo ra trong quá trình phá vỡ các túi tinh dầu nhỏ, thời gianthực hiện ngắn nên không gây ra phân hủy tinh dầu Phương pháp trích sử

Trang 23

dụng vi sóng có nhiều ưu điểm nhưng hiện nay vẫn đang ở quy mô phòng thínghiệm.

1.4.4 Phương pháp cơ học

Đây là phương pháp tương đối đơn giản dùng để tách tinh dầu ở dạng tự

do bằng cách tác dụng lực cơ học lên nguyên liệu (thường là ép) Phươngpháp này được dùng phổ biến đối với các loại vỏ quả họ Citrus như cam,chanh, quýt, bưởi… Vì ở những loại nguyên liệu này tinh dầu thường phân bốchủ yếu ở lớp tế bào mỏng trong biểu bì Khi có lực tác dụng lên vỏ quả, các

tế bào có chứa tinh dầu bị vỡ ra giải phóng tinh dầu

Phương pháp ép có nhiều ưu điểm như: tinh dầu giữ nguyên được mùi vịthiên nhiên ban đầu, các thành phần trong tinh dầu ít bị biến đổi Nhược điểmcủa phương pháp ép là tinh dầu bị lẫn nhiều tạp chất, chủ yếu là các hợp chấthữu cơ hòa tan từ vật liệu đem ép

23

Trang 24

Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

2.1 Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị

ra mầm khác … Luân phiên tỉa cây này đốn cây khác thì sẽ có riềng thu hoạchsuốt năm Ở những nơi tiêu thụ nhiều, mỗi nhà trồng khoảng 30-50 m2 là đủdùng suốt năm Riềng tẻ được mua với giá 20 000 đồng/kg, loại riêng cả củ,

đã được rửa sạch, loại bỏ lớp đất bên ngoài của củ riềng và để khô ráo

2.1.2 Hóa chất

- Cồn tuyệt đối ( C2H5OH 97%)

- Muối trắng tinh ( NaCl)

- Nước, nước cất

2.1.3 Dụng cụ và thiết bị

- Bộ chưng cất tinh dầu lôi quấn hơi nước Clevender gồm cả bếp điện

- Máy nghiền xay

- Thiết bị cô quay Buchi Rotavapor R-114

- Bộ trích ly soxlet

- Tủ sấy tự động khống chế nhiệt độ ……

- Cân kỹ thuật, cân phân tích,

- Tủ lạnh

Ngày đăng: 23/02/2024, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w