DẪ N NH Ậ P
Lý do ch ọn đề tài
Ngành công nghệin đã phát triển rất nhanh chóng và ở thời điểm hiện tại các ngành kỹ thuật đã ngày càng tiến bộ dẫn đến những thành tựu trong ngành được nghiên cứu và áp dụng trong thực tế Công nghệ khoa học kỹ thuật càng lớn mạnh thì nhu cầu đòi hỏi của xã hội về vật chất cũng phát triển, khi đó kéo theo chất lượng sản phẩm của các ngành công nghệ nói chung và ngành in nói riêng sẽ phải cải tiến liên tục, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo nên sản phẩm có chất lượng cao và hơn cả là đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng
Công nghệ phát triển, kèm theo đó là những máy móc phát triển về nhiều thứ từ hình dạng, cấu trúc hay công nghệnhưng mục đích chính của ngành vẫn là đảm bảo sự đồng đều về màu sắc sao cho giống nguyên mẫu nhất Nhưng chúng ta có thể thấy sự thật là vẫn có sự khác biệt về màu sắc luôn xảy ra hàng ngày, hàng giờ có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sai biệt này có thểnói đến mực in, hay nhiều thiết bị không có sựđồng nhất về không gian màu Việc không đồng nhất về không gian màu là điều hiển nhiên khi mỗi thiết bị mô tả một không gian màu riêng biệt như: màn hình máy tính, máy in thử, máy in sản lượng… nên việc truyền thông tin không ít nhiều cũng sẽ bịảnh hưởng
Vì vậy để sản phẩm đạt chất lượng giống như bài mẫu thì trước hết phải thống nhất hay để các thiết bị có thể “giao tiếp” với nhau, thì việc quản lý chất lượng sẽ trở lên dễ dàng hơn.
In kỹ thuật sốcàng ngày được sử dụng phổ biến với sự nhanh chóng và tối ưu trong quy trình khi chỉ cần file và máy tính đểđiều khiển in ấn Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chất lượng và màu in chính xác thì in Kỹ thuật số có thểđáp ứng toàn bộ yêu cầu Nhưng việc quản lý màu cũng trở lên khó khăn khi thiết bịđầu vào và đầu ra khác biệt vì sự mô tả không gian màu của các thiết bị là khác nhau Vì thế mà giải pháp hiệu quả nhất chính là quản lý màu Quản lý màu thực chất là tìm ra một ngôn ngữ kết nối chặt chẽ giữa các thiết bị với nhau trong cùng hệ thống phục chế, từđó ta có thể dựđoán trước được màu sắc in ra từ thiết bị khác nhau Trong một hệ thống quản lý màu điều quan trọng để đạt được tiếng nói chung giữa các thiết bị là cân chỉnh màu sắc để tạo ra tờin có màu tương đồng, ổn định khi in bằng nhiều phương pháp in khác nhau Từđó cải thiện được tình trạng hao phí xảy ra trong quá trình in sản lượng cũng như không quá lệ thuộc vào đánh giá chủ quan của con người
Và phương pháp G7 giúp đơn giản hóa mọi phương pháp in cũng như đồng nhất hóa mọi công nghệ và vật liệu in Khả năng nhìn màu của con người là vô tận nên phương pháp G7 ra đời đã đánh trúng ưu điểm này của mắt người Mặt khác G7 còn có khảnăng cân chỉnh đạt độchính xác và độ tin cậy cần thiết, tránh đi những sai sót không đáng có trong máy móc Mặc dù phương pháp này có thểđạt được độđồng đều màu sắc trên nhiều công nghệ in mà không cần quản lý màu nhưng nếu muốn hướng đến tiêu chuẩn nhất định như ISO 12647 hay chuẩn nội bộ của công ty thì phải kết hợp với quản lý màu để tạo ra chất lượng tốt nhất Hầu hết tất cảphương pháp in đều thích hợp với G7 nhưng hiện nay hệ thống in kỹ thuật sốđang dần chiếm lĩnh thị trường bởi phương thức in nhanh, ổn định, sử dụng được đa dạng loại vật liệu và cá nhân hóa sản phẩm nhằm đáp ứng cho các lĩnh vực vềấn phẩm, bao bì, nhãn hàng Ngoài ra nó còn được dùng phổ biến trong lĩnh vực in thửđể giả lập điều kiện in thật cho ra kết quảtương tự in sản lượng Chính vì những lợi thế như vậy nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu quản lý màu theo phương pháp G7 cho máy in Kỹ Thuật Số” để làm đề tài tốt nghiệp.
M ụ c tiêu nghiên c ứ u
- Nguyên cứu lý thuyết và các phần mềm liên quan đến cân chỉnh theo phương pháp G7
- Xây dựng quy trình cân chỉnh G7 cho máy in kỹ thuật số tại xưởng khoa In và Truyền thông
- Thực nghiệm cân chỉnh G7 trên máy in kỹ thuật số với giấy Satinphoto và giấy Couché.
Đối tượ ng nghiên c ứ u
- Máy in kỹ thuật số Canon Pro 521
- Máy in kỹ thuật số Fuji Xerox Versant 2100 Press
- Máy đo màu X-Rite I1 basic Pro2
- Phần mềm in thử Fiery XF 7.3
- Phần mềm Curve4 đểđiều chỉnh, tính toán giá trịđường cong phù hợp
- Phần mềm i1profiler để thực hiện tạo ICC profile
- Loại giấy: giấy Satinphoto, giấy Couché.
Nhi ệ m v ụ nghiên c ứ u
- Nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết về quản lý màu, các khái niệm liên quan và phương pháp hiệu chỉnh G7 để sử dụng cho đề tài
- Hiểu được các mức hiệu chuẩn G7, các yêu cầu về thiết bị, vật liệu để đạt được G7
- Biết được cách sử dụng phần mềm tạo profile và các thiết bị đo đạc để thiết lập G7 cho máy in kỹ thuật số
- Xây dựng quy trình quản lý màu bằng phương pháp G7 trên máy in kỹ thuật số
- Thực nghiệm tạo ICC profile trên máy in kỹ thuật số Canon Pro 521 cho hai loại giấy: Satinphoto, Couché
- Thực nghiệm tạo ICC profile trên máy in kỹ thuật số Fuji Xerox versant 2100 Press cho loại giấy: Couché
- Đánh giá kết quảđạt được.
Phương pháp nghiên cứ u
Một sốphương pháp mà nhóm sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
Phân tích, tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến in kỹ thuật số, việc quản lý màu và phương pháp G7
Thực nghiệm quá trình tạo ICC profile và quản lý màu cho máy in kỹ thuật số Phân tích, kiểm nghiệm ICC profile đã tạo và xây dựng quy trình cân chỉnh G7 cho máy in kỹ thuật số tại xưởng in.
Gi ớ i h ạn đề tài
- Vật liệu sử dụng trong thực nghiệm chỉ giới hạn 2 loại giấy: giấy Satinphoto, giấy Couché
- Máy in kỹ thuật số trong thực nghiệm: máy in phun Canon Pro 521 và máy in tĩnh điện Fuji Xerox Versant 2100 Press.
CƠ SỞ LÝ THUY Ế T
Lý thuy ế t v ề qu ả n lý màu
Sản xuất in bao gồm các quá trình phục chế trên nhiều thiết bị khác nhau và bằng nhiều loại vật liệu khác nhau Thông thường, quá trình in phải trải qua các công đoạn sau:
+ Hình ảnh được chụp bằng máy chụp kỹ thuật số hoặc được quét bằng máy quét + Hình ảnh được xử lý thông qua một chương trình máy tính và hiển thị trên màn hình + Sau đó, hình ảnh được in thửđể khách hàng duyệt trước khi mang đi in sản lượng + In sản lượng
Trong các quá trình này ta có thể thấy màu của hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào loại thiết bị dùng để phục chế như loại máy chụp hoặc máy quét, loại màn hình, loại máy in thử, loại máy in sản lượng những đặc điểm của thiết bị sẽ làm cho quá trình phục chế trở nên khó khăn
Ngoài ra, các loại vật tư sử dụng trong quá trình in ấn như mực in và giấy in cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đến chất lượng phục chếảnh Đôi khi, chỉ cần thay đổi loại mực in hoặc loại giấy in thì màu của hình ảnh sẽ khác biệt rất nhiều
Có thể thấy nếu không thực hiện các biện pháp quản lý màu sắc thì màu sắc hiển thị trên màu hình (Soft Proof) sẽ khác nhiều so với tờ in thử (Hard Proof) và khi in sản lượng thì màu sắc cho ra sẽkhông đúng với yêu cầu ban đầu của khách hàng Để phục chế màu sắc tốt mà không cần quản lý màu vẫn có thể thực hiện được Điều kiện là những sự chỉnh sửa sẽ được thực hiện xuyên suốt bởi các kỹ thuật viên, người có kinh nghiệm lâu năm và cũng cần phải tốn rất nhiều thời gian Nhưng bên ngoài sản xuất và kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp thường không có thời gian và cũng không có nhiều kỹ thuật viên để chỉ thực hiện mỗi công việc này Ngoài ra, quá nếu không có bất cứ quy trình, thông số quản lý màu nào Dựđoán trước kết quả màu sắc, kiểm soát tất cảcác công đoạn của quá trình in là một nhu cầu thực tế của sản xuất in hiện đại, vì vậy, dựa vào một hệ thống quản lý màu không đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm nhằm phục chế màu sắc ổn định và chính xác dựa trên một nguyên tắc căn bản là cần thiết
Tóm lại, quản lý màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau trong cùng một hệ thống phục chếtheo các điều kiện in thực tế để màu in khi in ra sẽ giống với tờ in thử hoặc kỳ vọng của khách hàng Mục đích của quản lý màu là xác định tọa độ không gian màu của tất cả các thiết bị có kết nối trao đổi dữ liệu với nhau đểđảm bảo sự phục chế màu trung thực
2.1.2 Hệ thống quản lý màu
Hệ thống quản lý màu (Color Management System - CMS) là một bộ module chương trình để xử lý việc chuyển đổi màu Đã ra đời như một giải pháp kịp thời nhằm quản lý và duy trì sựổn định của màu sắc khi chúng được phục chế trên các thiết bị khác nhau, với những không gian màu khác nhau Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị màu thực chất là gán một màu cụ thể với một giá trị RGB hoặc CMYK tương ứng và duy trì sự ổn định của màu sắc qua các thiết bị phục chế
Một hệ thống quản lý màu có ba thành phần cơ bản:
+ Không gian màu độc lập với thiết bị - không gian này có thể là không gian làm việc hoặc không gian màu tham chiếu Thông thường là không gian màu CIELAB + Hồsơ màu của mỗi thiết bị phù hợp với ICC (ICC profile)
+ Phần mềm hay giải thuật chuyển đổi không gian màu từ thiết bị nhập sang thiết bị xuất hay còn được gọi là module quản trị màu CMM (Color Management Module)
Những module này thông thường là một phần của hệđiều hành, nhưng chúng cũng có thểđược cung cấp bởi các chương trình ứng dụng Nếu một chương trình ứng dụng được dùng để hiển thị hoặc in một hình ảnh màu, nó sẽ gọi những chức năng này thiết lập các trị số hình ảnh, các thông tin của ICC Profile và “bảo” cho CMS chức năng nào cần được thực hiện Phần trung tâm của CMS là một module được gọi là module quản trị màu (CMM) Module này thực hiện những tính toán cần thiết cho việc chuyển đổi màu từkhông gian màu này sang không gian màu khác Trong lưu đồ làm việc hiện nay, hình ảnh được số hóa nhiều nguồn khác nhau, được hiển thị trên các màn hình khác nhau và được in trên các máy in khác nhau
International Color Consortium (ICC) – Hiệp hội màu quốc tế, là một tổ chức được thành lập vào năm 1993 với mục tiêu để tạo ra, thúc đẩy, khuyến khích tiêu chuẩn hóa và phát triển hệ thống quản lý màu đa nền tảng và trung lập Với nỗ lực này, hiệp hội đã phát triển và đưa ra một định nghĩa vềICC Profile để duy trì tính nhất quán vềđiều kiện quan sát, hiển thị hay in của nhiều thiết bịnhư máy quét scanner, mà hình, máy in ICC Profile miêu tả các thuộc tính màu sắc của thiết bịđó File này sẽ bao gồm những mô tả vềđặc tính và các dữ liệu số mô tả cách chuyển đổi các giá trị màu của thiết bị Dữ liệu số bao gồm ma trận và các bảng, sử dụng để chuyển đổi kết quả màu của thiết bị thành một không gian màu chung, hoặc không gian màu kết nối profile – Profile connection space (PCS) sử dụng module quản trị màu – Color Management module (CMM) PCS là một không gian màu không phụ thuộc thiết bị, nó được định nghĩa bởi không gian màu CIE LAB hoặc CIEXYZ Nếu các chuyển đổi màu trên thiết bị đầu vào (input) và đầu ra (output) đều dựa trên cùng PCS, chúng có thể được ghép với nhau và mang lại kết quả phù hợp, có thể dựđoán được khi áp các giá trịmàu Do đó, ICC profile có thể tối ưu hóa việc mô phỏng in
+ Hồsơ màu tự tạo (Custom profile): tạo hồsơ màu cho thiết bị bằng cách sử dụng các công cụ đo, các mẫu kiểm tra, các phần mềm tạo hồsơ màu Đây là phương pháp thường sử dụng nhất trong quản lý màu Hồsơ màu tự tạo là hồsơ được tạo riêng cho thiết bị trong điều kiện thực tế của thiết bị đó Những hồ sơ màu được tạo bởi người dùng là một loại hồsơ màu tốt nhất vì chúng mô tả một cách chính xác các đặc tính và trạng thái của thiết bị Tạo một hồ sơ màu là một trong những bước quan trọng trong quá trình quản lý màu
+ Hồ sơ màu của hãng sản xuất (Generic Profile): là loại hồ sơ màu do nhà sản nhiên nhiều thiết bị có driver cài đặt nhưng lại không có hồ sơ màu Nhà sản xuất thường cung cấp một profile chung cho mỗi thiết bị Nó thường được cung cấp ở những website và hoặc kèm theo các đĩa CD driver của thiết bị Loại hồ sơ màu này đại diện cho một thiết bịtrung bình của hãng sản xuất
+ Hồsơ màu theo chuẩn: Đối với các thiết bị tuân thủ các chuẩn cụ thểnào đó như sRGB, SWOP, ta có thể sử dụng các hồsơ màu đã được tạo ra sẵn cho các chuẩn này
Những loại hồsơ màu này được thiết lập và sử dụng rộng rãi, các trình ứng dụng như Adobe Photoshop đều có các loại Profile chuẩn này
2.1.3 Các bước quản lý màu
Một quy trình quản lý màu tốt sẽ giúp cho tất cả các thiết bị cùng nói chung một ngôn ngữ khi giao tiếp về màu sắc, nhờ vậy chúng có thể chia sẻ thông tin màu một cách chính xác Mỗi thiết bị khi dùng chụp hình hoặc thiết kế hình ảnh sẽ khác nhau một chút về công thức màu CMYK hoặc RGB được sử dụng để tái tạo một màu cụ thểnào đó Máy ảnh kỹ thuật số, máy quét và màn hình sử dụng hệ màu cộng, mỗi thiết bị có gamut màu khác nhau tùy theo các nhà sản xuất Máy in có thể sử dụng RGB hoặc CMYK và còn sử dụng mực in, giấy in khác nhau Khi sử dụng các ứng dụng như Photoshop, inDesign, Illustrator để thiết kế và tạo file, cần phải cài đặt chúng đúng đắn để quản lý màu Có 4 bước quan trọng cần lưu ý khi thiết lập một quy trình quản lý màu, hay còn gọi là 4C của quản lý màu
Không gian màu – Chuy ển đổ i không gian màu
Không gian màu là khoảng không gian thể hiện màu sắc của các thiết bị hay là chính đôi mắt chúng ta nhìn thấy Không gian màu là một công cụ hữu ích để nhận biết màu sắc của hình ảnh hay một thiết bị nào đó Khi tái tạo màu sắc trên một thiết bị, không gian màu sẽ cho chúng ta biết sẽ giữ lại bao nhiêu phần sáng/ tối, màu sắc, độ bão hòa và chúng có bịảnh hưởng gì hay không
Gamut (phổ màu) là thuật ngữđược sử dụng để mô tả toàn bộ một dãy màu sắc mà một thiết bị ảnh số hay một loại chất liệu nào đó có thể tạo ra Mỗi thiết bị chỉ có thể tạo sẵn một nhóm nhỏ thuộc không gian màu Ví dụ: nhiều loại màn hình màu sử dụng phốt- pho để thể hiện màu sắc và gamut của màn hình màu thậm chí sẽ lớn hơn so với gamut của một máy in loại tốt, do đó bản in của bạn bao giờ cũng ít màu hơn (nhưng chuyển tông mịn hơn) so với cùng hình ảnh được thể hiện trên màn hình màu Đối với hệ thống không gian màu của máy ảnh thường thấy có các không gian màu như: HLS (Hue, Lightness và Saturation), HSB (Hue, Saturation và Brightness), RGB (Red, Green, Blue) và CMYK (Cyan, Yellow, Magenta, Black) Trong đó CMYK là không gian màu sử dụng trong in ấn bị giới hạn bởi mức độ thể hiện của mực và sắc tố Không gian RGB - hệ màu phổ biến nhất trong nhiếp ảnh kỹ thuật số sử dụng ánh sáng và do đó mang lại cho chúng ta phổ màu rộng hơn so với sắc tố CYMK Không gian màu được xây dựng dựa trên các trục tọa độ trong không gian 3D nhằm thể hiện các yếu tốảnh hưởng cũng như khảnăng phục chế của nó Nếu càng nằm xa gốc tọa độ thì khối hình 3D càng lớn được tạo thành và chất lượng của hệ thống phục chế màu của thiết bị đó càng cao.
2.2.2 Không gian màu của thiết bị
Không gian màu phụ thuộc vào thiết bị: thể hiện màu sắc tương quan từ các không gian tham chiếu (reference space) Không gian màu của thiết bị chủ yếu là RGB và CMYK được hiển thị trên các thiết bịnhư màn hình máy tính hay máy in, hoặc các màu sắc được ghi nhận bằng máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy quét Nói một cách khác là khi một hình ảnh từ thiết bị này qua thiết bị khác thì sẽ có sai biệt về màu sắc cho dù có cùng một giá trị màu
Không gian màu độc lập với thiết bị: là không gian màu tham chiếu (còn được gọi là không gian kết nối, hoặc PCS – Profile Connection System) là một không gian màu dựa trên sự cảm nhận của mắt người và độc lập với thiết bị Hầu hết các CMS hiện tại sử dụng một không gian màu CIE được xác định, ví dụ như CIE Lab hoặc CIE XYZ Chúng ta không bao giờ phải làm việc trực tiếp với không gian màu tham chiếu, đó là lý thuyết để các phần mềm dựa trên đó làm việc Ta có thểxem nó như một không gian màu chung cho tất cả các thiết bị phục chế màu, nó là không gian màu thể hiện được tất cả các màu
Trong ngành in, không gian màu độc lập thiết bị thường được sử dụng là không gian màu CIE Lab, đây là không gian màu trung gian để chuyển đổi giữ không gian màu RGB sang CMYK và ngược lại.
2.2.3 Không gian màu tham chiếu
Không gian màu tham chiếu (reference space) còn được hiểu là không gian màu độc lập với thiết bị Được dùng để so sánh với các không gian màu của thiết bị, hiện nay tất cả phần mềm quản lý màu để sử dụng không gian màu độc lập với thiết bịđược cung cấp bởi CIE CIE viết tắt của Commission Illumination de l’Éclairage - Ủy ban đo lường và chiếu sáng Quốc Tế, được thành lập năm 1931 Hệ thống CIE cung cấp các phương pháp tiêu chuẩn trong việc cảm nhận màu trong điều kiện chiếu sáng chuẩn và góc nhìn chuẩn Không gian này mục đích mô tả tất cả màu có thể nhìn thấy được từ mắt thường
Trước khi hình thành không gian màu XYZ thì trước đó vào năm 1930 Wright và Guild đã thực hiện độc lập về những thực nghiệm quan sát để thu được các hàm CMFs (sự phản ứng của tế bào cảm nhận trong mắt người) sử dụng 3 màu cơ bản R, G, B
Thí nghiệm: Người quan sát sẽ nhìn qua một khe hẹp với góc quan sát là 2 0 và nhiệm vụ của họ sẽđiều chỉnh cường độ sáng và vị trí của ba nguồn sáng kích thích Đỏ cờ, Xanh lục, Xanh tím sao cho khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo một màu giống màu tham chiếu cho trước
Hình 2.4: Mô tả thí nghiệm của Wright và Guild
Kết quả của họ trở thành cơ sở của hệ thống đo màu CIE Tuy nhiên các hàm có hạn chế là chứa phần âm gây khó khăn đến việc tính toán Đến năm 1931 CIE đưa ra một tập hợp các hàm CMFs được xem là tiêu chuẩn quan sát và chuyển đổi hàm CIE RGB sang hàm mới là CIE XYZ
CIE XYZ có ba tọa độ: X, Y và Z X tương tự như đỏ, Y tương tựnhư xanh lá và
Z tương tựnhư xanh dương Độ tinh khiết của một màu sắc được xác định bởi hình dạng của phổánh sáng, trong khi độsáng được xác định bởi tổng công suất của phổ ánh sáng
“Nếu sử dụng ba giá trị RGB hay XYZ thì rất khó mô tả màu sắc bằng từ ngữ”, nên đã hình thành không gian màu LAB để dễ mô tảhơn về màu sắc và CIE LAB được sử dụng nhiều nhất cho việc đo màu vật thể (mực in), chẳng hạn như để pha một công thức mực hay kiểm tra chất lượng in Không gian màu CIE LAB ra đời để thay thế cho không gian màu CIE XYZ
CIE LAB là một không gian màu sử dụng ba giá trị để mô tả bất kỳ màu sắc nào: L* cho độ sáng, a* cho trục đỏ-xanh lá và b* cho trục xanh dương-vàng Nó được phát triển bởi Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (CIE) vào năm 1976 như một tiêu chuẩn cho giao tiếp màu sắc Nó dựa trên không gian màu CIE XYZ và hệ thống màu Munsell Nó hữu ích cho việc đo lường và so sánh màu sắc khách quan và độc lập với bất kỳ thiết bị nào
CIE lab cũng có thểđược biểu diễn bằng một biểu đồ 3D cho thấy tất cả các màu sắc có thể Trục L* đi từđen đến trắng, trục a* đi từxanh lá đến đỏ và trục b* đi từ xanh dương đến vàng Biểu đồ cũng có thể cho thấy các màu sắc nằm ngoài phổ ánh sáng nhìn thấy được hoặc gam màu của một thiết bị cụ thể Trục a chạy từ -a* (Green) đến
+a* (Red) và trục b chạy từ -b* (Blue) đến +b* (Yellow) Trục độ sáng L* có giá trị từ
0 (đen ởđáy) đến 100 (trắng ởđỉnh)
Hình 2.5: Mô hình giản lược của không gian màu CIE LAB
Hệ thống CIE XYZ không sử dụng trong thực tếđểước lượng khoảng sai biệt màu vì nó thể hiện các dung sai giữa các tông màu đều khác nhau Còn không gian màu CIE
LAB cho những sự khác biệt về màu được cảm nhận như nhau có cùng một trị sốnhư nhau Đây là quá trình biến đổi từ không gian màu CIE XYZ Để tính độ sai biệt màu trong không gian màu CIE LAB ta dùng công thức sau:
M ộ t s ố phương pháp cân chỉ nh màu
2.3.1 Cân chỉnh màu theo ISO ( TVI-Tone Value Increase )
TVI là phương pháp điều chỉnh độ gia tăng tầng thứ của các màu riêng lẻ nằm trong khoảng cho phép theo chuẩn ISO và được xem là một trong những phương pháp cân chỉnh màu được sử dụng phổ biến cho đến hiện tại
Thông thường nếu TVI không nằm trong dung sai cho phép thì khi đó không còn cách gì khác ngoài thay đổi giá trị mật độ Việc thay đổi đó sẽlàm cho độ dày lớp mực thay đổi từđó ảnh hưởng đến sựgia tăng tầng thứ Thay đổi mật độ sẽ làm kết quả của chúng hoặc giá trị CIELab nằm ngoài dung sai nên cách tốt nhất để điều chỉnh TVI là sử dụng đường cong hiệu chuẩn RIP tại máy ghi trong quá trình tạo bản kẽm Với cách này các đường cong hiệu chuẩn riêng lẻ C, M, Y, K có thểthay đổi đểđạt được cân bằng xám và tái tạo tông màu không phụ thuộc vào mật độ mực
Phương pháp này thể hiện độ sai biệt vềkích thước các hạt trame (dot gain) tương ứng về vị trí trên file/ bản kẽm và trên tờ in ra Quá trình GTTT luôn luôn xảy ra và bao hàm sự kết hợp của GTTT vật lý và GTTT quang học Ảnh hưởng quá trình GTTT vật lý là làm biến dạng điểm trame bởi các tác nhân trong hệ thống in như giấy in, mực in, áp lực in, độ dày lớp mực,… TVI được tính bằng mật độ và phẩn trăm GTTT bởi công thức:
TVI = % đo được trên tờ in - % trên file
2.3.2 Cân chỉnh màu theo DeviceLink
Phương pháp cân chỉnh theo DeviceLink thực chất chính là thành phần của hệ thống quản lý màu CMS Để chuyển đổi một không gian màu trong hệ thống CMS chúng ta cần có một không gian màu tham chiếu (hay còn gọi là không gian kết nối PCS) Thường là không gian màu CIELAB và nó dựa trên sự cảm nhận của mắt người và độc lập với thiết bị Và khi chuyển đổi theo DeviceLink chúng ta không thể chuyển đổi trực tiếp từ CMYK sang CMYK hoặc từ RGB sang CMYK mà phải thực hiện việc chuyển đổi thông qua DeviceLink profile
Hình 2.13: Không gian màu liên kết profile CIELAB (PSC)
DeviceLink profile thường được áp dụng phổ biến cho phép biến đổi từ không gian
CMYK này sang CMYK khác hoặc từRGB sang CMYK Đây còn là dạng cấu hình ICC đặc biệt chuyển đổi trực tiếp không gian màu của thiết bịđầu vào sang không gian màu của thiết bị đầu ra Các DeviceLink profile được tạo từ cách kết nối một profile nguồn và profile đích thành một DeviceLink profile duy nhất Một sốđại diện nổi tiếng dùng DeviceLink là GMG, trong đó điển hình là phần mềm quản lý màu cho in thử GMG ColorProof hoặc các phần mềm i1Profiler, EFI XF 7.3,…
Phương pháp biến đổi CMYK 4D được sử dụng hiệu chỉnh các thiết bị CMYK trước khi G7 ra đời, nhằm phù hợp với thiết bịkhác nhau Đặc điểm của CMYK 4D là chuyển đổi các giá trị pixel CMYK bốn chiều thông qua bảng tra LUT (look-up tables) dựa trên ICC Profile hoặc các thiết bị Device-links Bảng tra LUT chỉ là dùng để quản lý màu thông qua việc chuyển đổi các giá trị pixel từ không gian màu nguồn sang không gian màu đích Phương pháp này kiểm soát tất cả các khía cạnh của hình ảnh bao gồm tông màu, cân bằng xám và màu sắc Hơn hết có thể tạo ra ICC profile một cách đơn giản và không giới hạn giải pháp tạo
Nhược điểm của phương pháp này là yêu cầu cấu hình thiết bị phục chế và thiết bị tham chiếu phải rất tốt Rất khó để tạo ra một profile có hiệu quả cao và nguy cơ tạo ra một profile không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề khó kiểm soát Ngoài ra phương pháp này không được hỗ trợ trong tất cả các RIP hoặc phần mềm chu trình làm việc Việc sử dụng CMYK 4D còn phải tùy thuộc vào độ lặp lại hiệu chuẩn cho thiết bị, nếu việc hiệu chuẩn lại dẫn đến cân bằng xám khác nhau thì phải cần một profile hoàn toàn mới hoặc sẽ làm 4D CMYK biến đổi.
Phương pháp in k ỹ thu ậ t s ố
2.4.1 Đặc điểm và phân loại
In kỹ thuật số là tên gọi phổ thông cho kỹ thuật in NIP hay kỹ thuật in mà không dùng bản in vẫn có thểin được các hình ảnh khác nhau trên giấy Kỹ thuật in NIP vềcơ bản là xử lý dữ liệu số và xuất dữ liệu ra cũng ở dạng số thông qua hệ thống máy in ma trận điểm được điều khiển bởi một máy tính trung tâm Hệ thống máy in trực tiếp từ máy tính đến máy in ứng dụng kỹ thuật in không dùng bản in không đòi hỏi phải có bản in Thông tin được lưu giữ thông tin một cách cốđịnh, kỹ thuật này có hiệu quả tốt trong sản xuất in, như in theo yêu cầu, in cá nhân,…
Về các kỹ thuật in NIP người ta đặt tên cho các kỹ thuật này dựa vào nguyên tắc cơ bản vật lý và hóa học áp dụng cho nó Trong kỹ thuật Electrophotography, việc ghi hình ảnh dựa trên tếbào quang điện Còn trong kỹ thuật Ionography, một lượng ion sẽ được truyền tới một bề mặt thích hợp để tạo ra hình ảnh Trong kỹ thuật Megetography thì dựa vào cách tạo từ tính trên bề mặt vật mang hình ảnh in phù hợp với hình ảnh cần in Trong quá trình in phun (Ink Jet) thì mực được truyền trực tiếp lên bề mặt qua hệ thống vòi phun trung gian Kỹ thuật Thermography là quá trình in dùng hiệu ứng của nhiệt để tạo ra hình ảnh thông qua các kiểu đặc biệt của vật mang mực (ví dụ dây ruy băng), cũng có thể được chia nhỏ thêm khi xét đến sự thăng hoa và cách truyền nhiệt (qua giấy sáp) Kỹ thuật photography thì dựa vào các loại giấy nhạy sáng đặc biệt, các loại giấy này được lộra dưới dạng các con sốkhi được chiếu sáng, tương ứng với hình mà như sơ đồ đã đặt tên là X-Graphy, ví dụ in dựa vào ghi và tác động trực tiếp “direct imaging/ inductive printing”, “tonerlet”, “elcography”, “zurography”,
Theo nguyên lý, in kỹ thuật số không dùng áp lực nên nó đòi hỏi phải dùng loại mực đặc biệt phù hợp với nó Hình ảnh tạo ra nhờ những vật chứa điện tích hoặc dưới tác động của điện trường, vì vậy mực được truyền tới vật mang hình ảnh này phải có các tính chất lý hóa tương ứng với tác động vật lý tạo ra hình ảnh ẩn Mực in của kỹ thuật in NIP được chia thành 2 loại: mực bột, mực lỏng
Hình 2.14: Mô tả cấu trúc đơn vịin cơ bản của máy in kỹ thuật số
Hình 2.15: Phân loại các kỹ thuật in NIP và quy trình sản xuất
Trong in kỹ thuật số, các hình ảnh ẩn trên phương tiện là được tạo bởi các đơn vị hình ảnh được điều khiển kỹ thuật số Do đó, chất lượng in phụ thuộc vào độ phân giải ghi (tổng sốđiểm ghi trên 1 inch, còn gọi là dpi) Chất lượng in cũng phụ thuộc vào chất lượng hình dạng của từng điểm ảnh (pixel), khả năng truyền lượng mực tới từng điểm ảnh và điểm trame Một điểm ảnh tầng truyền thống được tái tạo kỹ thuật số thành các điểm ảnh (pixel) trên một ô lưới (phần tử nửa tông) và mỗi ô lưới là có khảnăng chứa một hạt trame nửa tông
Muốn hình ảnh càng sắc nét, càng rõ thì chỉ cần tăng độ phân giải ghi Có thể nói độ phân giải ghi càng cao thì hình ảnh càng đẹp Trên thực tế có hàng nghìn điểm ghi trong một ô lưới, nhưng có thể tính toán điểm ghi trong mỗi ô lưới bằng cách bình phương của số giữa độ phân giải của thiết bị với độ phân giải điểm trame Chẳng hạn nếu điểm ghi của thiết bị là 2400 dpi và độ phân giải trame là 150 lpi thì trong một ô lưới có 256 điểm ghi Mỗi pixel tạo nhiều mức độ xám, các mức độ xám này chính là các lớp mực mà có độ dày khác nhau Số mức độxám có ý nghĩa là số chi tiết được thể hiện của một hình ảnh khi chuyển từ phần sáng đến phần tối Để có thể phục chế hình ảnh chính xác, các thiết bịPostscript thông thường đòi hỏi ít nhất 256 mức độ xám Nếu càng nhiều điểm ghi trong một ô lưới thì càng có nhiều mức độxám được phục chế Số mức độxám được xác định bởi bình phương giữa độ phân giải in (ghi) với độ phân giải trame rồi cộng thêm 1
Vì độ phân giải của thiết bị in là cốđịnh nên quan hệ giữa mức độxám và độ phân giải trame là tỉ lệ nghịch, khi tăng độ phân giải trame (lpi) thì số mức độ xám giảm đi và ngược lại
Các mức độ xám của điểm ảnh có thểđược thay đổi bằng cách thay đổi bề dày lớp mực hoặc kết hợp cả việc thay đổi độ dày lớp mực và đường kính điểm ảnh Trong quá trình in phun kích thước những điểm riêng lẻ (single dot) phụ thuộc vào thể tích cũng những giọt riêng biệt thoát ra truyền lên giấy Sự khác nhau về thể tích mực là một trong nhiều cách khác nhau để tạo ra các điểm ảnh có đường kính khác nhau Với quá trình in
“nhỏ giọt tại nơi cần” là sự lựa chọn vị trí cho các kênh mực riêng biệt được phun ra với số lượng khác nhau từ vòi phun Cách làm này được thực hiện bằng cách điều khiển xung và cũng có thể bằng cách kiểm soát từng vòi phun riêng biệt Tuy nhiên, những giọt mực lớn hơn để tạo ra các giá trị xám có thể45 được phun ra rất nhanh trước khi có sự va đập vào bề mặt của tập hợp các giọt riêng lẻ, chúng bay nhanh đến bề mặt giấy trước khi thông tin của điểm ảnh kế tiếp được phun ra Các điểm có mức độ xám khác nhau trong ô điểm ảnh được tạo bởi nhiều giọt mực trên một điểm ảnh
In phun là một trong những kỹ thuật in không sử dụng bản in dùng cho hệ thống phổ biến Quá trình in phun là công nghệ từ máy tính ra máy in mà mực được phun từ những vòi phun, tức là không cần bộ phận tải hình trung gian Dữ liệu in dưới dạng số được truyền trực tiếp đểđiều khiển đơn vị tạo hình
Hình 2.17: Tổng quan các quá trình của kỹ thuật in phun
Sự phân chia chi tiết của quá trình in phun khác nhau cơ bản là in phun liên tục và in phun theo dạng nhỏ giọt
Hình 2.18: Một số loại mực in phun
Tổng quan về thành phần cấu tạo của mực và quá trình làm khô cho quá trình in phun được mô tả trong hình, từ đây có thể lựa chọn phù hợp giữa độ dày lớp mực và loại mực được dùng Một trong những điều cơ bản cho những sản phẩm in chất lượng cao đặt biệt trong trường hợp in hình ảnh nhiều màu thì nếu sử dụng loại mực lỏng thì có thể tạo ra những lớp mực in mỏng (thể tích giọt mực nhỏ)
In nhiều màu để có thể đạt chất lượng cao thì có thể áp dụng bằng cách sử dụng giấy có lớp tráng phủđặc biệt, giúp làm giảm sự kết tụ thành giọt của mực và cũng chính là một đặc trưng giúp cho mực bám tốt và quá trình khô cũng tốt hơn.
Nguyên lý in phun nhiệt (Thermal InkJet)
Nguyên lý in phun nhiệt hay các nguyên lý in phun khác đều giống nhau về hoạt động, chỉ khác ở chỗ về cách tạo ra giọt mực Mô tả vắn tắt về cách tạo ra giọt mực có thể là kết quả từ việc cấp nhiệt và bong bóng nở ra trong vòi phun đẩy mực Thể tích mực khoảng 23 pl (tương đương đường kính hạt khoảng 3 micro mét) có thể thực hiện trên cơ sở của kỹ thuật in phun nhiệt (HP và Canon là những nhà sản xuất tiên phong về với thể tích giọt, độ phân giải 600 dpi có thể đạt được thể tích giọt 23 pl (đường kính hạt khoảng 60 micro mét, phụ thuộc vào độ nhớt của mực và tính thấm hút của giấy)
Phụ thuộc vào thiết kế của hệ thống máy in phun, cần lưu ý đến vị trí của nguồn nhiệt và lỗ thoát mực, đó là sự khác biệt giữa đầu phun dạng cong và đầu phun dạng phẳng
Thông qua một quá trình được gọi là "phun giọt", các mô hình TIJ (Thermal InkJet) đẩy mực từ các hộp mực này và lên chất nền mong muốn thông qua 4 bước sau:
1/ Làm nóng mực: Để bắt đầu quá trình, mực được đưa bởi hộp mực đến một buồng nung, nơi các điện trởđiện tử làm nóng nó với tốc độ 1.800.032 ° F / 1.000.000 ° C mỗi giây
2/ Tạo bong bóng: Khi nhiệt từcác điện trở làm cho mực đạt đến nhiệt độ 644 ° F / 340 ° C, mực sẽ bịbay hơi và tạo ra bong bóng
3/ Đẩy mực: Khi bong bóng nở ra, giọt mực được đẩy ra khỏi khoang và ra khỏi vòi phun
Phương pháp cân chỉ nh G7
G7 là một phương pháp hiệu chuẩn và kiểm soát quá trình được tạo ra bởi Don Hutcheson chủ tịch của IDEAlliance và người đồng phát triển là GRACoL vào năm
2005, trong đó sử dụng hai đường cong mật độ in trung tính (neutral print density tone curves), một cho màu đen và một cho CMY màu xám kết hợp, đểđiều chỉnh hình ảnh CMYK đến một mục tiêu chung của cân bằng màu xám trung tính
So với các phương pháp hiệu chỉnh truyền thống, sựđổi mới chính của G7 là nó xác định cách thức mức xám xuất hiện trước mắt người thay vì xác định cách đo tỷ lệ màu riêng lẻ theo kích thước điểm, gia tăng tầng thứ (TVI) hoặc các phép đo cơ học khác Xác định mức độ xám chỉ rõ đường trục chính của khu vực không gian màu và cho phép các đặc điểm hình ảnh quan trọng của cân bằng xám và âm sắc trung tính được kiểm soát bằng các đường cong 1 chiều đơn giản như bảng hiệu chuẩn CMYK có trong hầu hết các RIP
G7 định nghĩa các giá trị mục tiêu a* và b* cho mỗi bước kết hợp ba thành phần xám (grayscale) Các bộ dữ liệu GRACoL và SWOP dựa trên hiệu chỉnh G7 cho thang xám (grayscale calibrated), do đó, sự cân bằng màu xám G7 đã được xây dựng và tích hợp bên trong GRACoL 2013 và SWOP 2013/2006 đặc tính kỹ thuật in (print specification)
Trong G7 có hai thành phần, tông màu (tonality) và cân bằng xám Tông màu đại diện cho đường cong CMY, đường cong K và được G7 gọi là đường cong mật độ trung tính (NPDC) Tính chất đặc trưng của tông màu trong hiệu chỉnh G7 là xác định bởi giá trị mật độ (Density) và giá trị màu LAB Còn cân bằng xám lại được định nghĩa theo giá trị CIELAB a* và b*
G7 là từ viết tắt cho quá trình hiệu chỉnh cân bằng xám trung tính, nó chỉ định cân chỉnh màu theo bảy mục tiêu được xác định dựa trên ISO Trong đó, chữ “G”- Gray đề cập đến giá trị cân bằng xám, số “7” biểu thị cho bảy giá trị màu được chỉđịnh lần lượt là Cyan, Magenta, Yellow, Black, Red (M+Y), Green (C+Y) và Blue (C+M) Các giá trị này được theo dõi trong quá trình cân chỉnh
Ngoài ra, chú ý rằng G7 là một chuẩn kỹ thuật không phải là tiêu chuẩn chung, để tránh nhằm lẫn G7 với các chuẩn khác như ISO, GRACoL, SWOP,…thì người ta đã ệm “Standard, Specification, Methodology” để ộ ậ ằ
Bảng 2.2: Phân biệt ba khái niệm “Standard, Specification, Methodology”
Tiêu chuẩn chung được thiết lập bởi một cơ quan có thẩm quyền được công nhận như
“Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế” (ISO) Ví dụ như ISO 12647-2:
Offset tờ rời, nó tập hợp mục tiêu, dung sai đo đạc đã được công nhận rộng rãi được coi là rất hữu ích cho phương pháp đó.
Chuẩn kỹ thật không phải là bộ chuẩn mà chỉ là “cái thân” của dữ liệu nó bao gồm: mục tiêu, dung sai và sự hướng dẫn, để đạt được mục đích là hướng đến bộ chuẩn chung Hay hiểu nôm na nó chính là tờ in gốc để tạo ra chuẩn tham chiếu Ví dụ: GRACoL và SWOP đều thuộc sỡ hữu của IDEAlliance là chuẩn kỹ thật dành cho offset tờ rời và offset cuộn Một số tổ chức khác như FOGRA (Đức), IFRA, JIS (Nhật) đã tạo ra các bộ chuẩn đều dựa trên diễn giải của ISO 12647
Còn phương pháp chỉ đơn giản là một cách thực hiện Phương pháp G7 xác định mức độ xám cùng với phương thức hiệu chỉnh đểđiều chỉnh bất kỳ thiết bịCMYK để mô phỏng cân bằng xám G7 cũng được xem như là một specification
2.5.2 Lợi ích khi thực hiện cân chỉnh G7
Phương pháp kiểm soát và hiệu chuẩn G7 yêu cầu tất cả các thiết bị trong quy trình công việc quản lý màu sắc, phải cài đặt giống nhau và cùng một mục tiêu G7 cung cấp một quy trình khá đơn giản đểđo tờin và đưa ra quyết định sẽ làm thếnào để kiểm soát nhiều biến cố vốn có trong quá trình in Khi một biến cố trong một hệ thống bắt đầu sai lệch khỏi mục tiêu, nó có thểđược xác định và hiệu chuẩn lại Khi tất cả các hệ thống có cùng một quy trình làm việc nhắm đến mục tiêu cân bằng xám G7 thì bản in của nhiều nhà in khác nhau sẽđạt được kết quả màu sắc đồng nhất
Bằng cách tập trung vào đánh giá ngoại quan thay vì sử dụng các biến cơ học như TVI, G7 mang lại rất nhiều lợi ích
Tất cả máy in dựa theo phương pháp G7 đều sử dụng cân bằng xám chung giúp làm giảm nguy cơ sai sót do phải thiết kế file theo từng profile riêng cho từng phương pháp in
Hiệu chuẩn G7 trước khi tạo ICC profile có thể làm cải thiện độ chính xác của ICC profile từđó làm tăng tuổi thọ của cấu hình thiết bịđược tiêu chuẩn hóa
Khi thông số thiết bị lệch so với hiệu chuẩn, G7 sẽ trả lại thang xám như lúc mới tạo profile mà không cần phải tạo lại profile
Khi được sử dụng với mực và giấy đạt chuẩn ISO, G7 giúp các máy in offset cho ra kết quả giống với mẫu thử mà không cần thiết lập lại từng profile máy in Đối với công nghệ in khác, G7 giúp chất lượng bản in gần như đạt được GRACoL hay SWOP Có thểđạt được độchính xác cao hơn khi kết hợp với ICC profile
Hình 2.24: Mô tả màu sắc ảnh chỉ sử dụng ICC profile và ảnh thực hiện cân chỉnh G7 trước khi tạo ICC profile
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của quá trình hiệu chuẩn G7 là độ chính xác cao hơn và tính nhất quán cao hơn trong các tông sáng Tất cả các bản in G7 đều có cùng độ sáng nổi bật bất kể mật độ tối đa của bản in, điều này mang lại các bản in nhất quán hơn vì mắt người rất nhạy cảm với sựthay đổi tông sáng trong các điểm nổi bật
Một lợi thế khác của phương pháp G7 là công thức cân bằng xám tính đến màu sắc của vật liệu in Kết quả là khi in trên một thiết bịđược hiệu chuẩn G7, các hình ảnh được in trên các chất liệu có màu sắc khác nhau sẽ xuất hiện trung tính về mặt thị giác khi so sánh với nhau
Hình 2.25: Hiển thị xám tương đồng theo G7
Quy trình th ự c hi ệ n hi ệ u chu ẩn Phương pháp G7
2.6.1 Yêu cầu về vật liệu và thiết bị Đối với phương pháp G7 thì không có loại giấy chuẩn vì vậy ta có thể thực hiện hiệu chuẩn G7 với bất kì loại giấy nào, giấy in sử dụng trong G7 rất đa dạng nhưng chủ yếu là gồm hai loại tráng phủ và không tráng phủ Nhưng không phải tất cả các loại giấy đều có thểđạt G7, điều này chỉ đúng nếu như mức hiệu chuẩn dừng ở G7 Grayscale là chỉđạt giá trị tông màu và cân bằng xám
Một trong những bước quan trọng nhất chính là việc lựa chọn giấy in, trước khi tiến hành hiệu chuẩn phải chọn được điều kiện in tham chiếu Có thể chọn GRACoL và
SWOP để làm điều kiện in tham chiếu, trong đó có chứa định nghĩa về Lab của màu tông nguyên, màu chồng RGB và màu giấy Các giá trị màu giấy được dựa theo điều kiện in tham chiếu (CRPC) là thuật ngữ mới trong bộ chuẩn ISO PAS 15339 hay còn được gọi là CGAST.21, tiêu chuẩn này bao gồm bảy điều kiện tham chiếu, G7 dựa theo tiêu chuẩn này để hỗ trợ cho tất cả các phương pháp in có cùng tông màu và độ màu giống tương đối
Bảng 2.11: Điều kiện tham chiếu của giấy in Điều kiện tham chiếu Màu giấy (L*a*b*)
Hầu hết các thông số kỹ thuật của ngành như GRACoL 2007 hoặc SWOP 2007 đều dựa trên loại mực có màu được xác định theo tiêu chuẩn ISO 2846 Điều quan trọng hơn đối với hầu hết người dùng là các loại mực được sử dụng phải có khảnăng đạt được sự trùng khớp với các giá trị CIELab mực được báo cáo trong thông số kỹ thuật tương ứng khi được in trên đế thực tế, trong phạm vi dung sai cho phép của từng thông số kỹ thuật
2.6.2.1 Phần mềm in thử Fiery XF 7.3
Fiery XF 7.3 là một phần mềm giúp tạo profile và quản lý màu cho máy in thử hay máy in kỹ thuật số Fiery XF 7.3 cho phép người dùng tạo các chu trình làm việc tương ứng các điều kiện in khác nhau ( như in với các loại giấy khác nhau trên các máy in khác nhau như Epson, Canon, ) Fiery XF 7.3 cũng hỗ trợquản lý màu dựa trên hồ sơ của các thiết bị, giúp người dùng kiểm soát được màu sắc khi in ra phù hợp với mục đích Ta sử dụng Fiery XF 7.3 để hỗ trợ tạo dữ liệu tuyến tính cho máy trước khi hiệu chính với G7.
Hình 2.35: Giao diện Color Tools của Fiery XF 7.2
Chức năng “Create calibration” sử dụng để tuyến tính hóa máy in giúp máy in hoạt động trong điều kiện chuẩn nhất Trước khi tuyến tính hóa máy in ta cần có bước kiểm tra máy in như sau: kiểm tra đầu phun, thiết lập độ dày giấy và thiết lập thời gian khô cho máy cũng như khoảng cách từ đầu phun tới vật liệu Chức năng này sẽ được thực hiện trước trong quá trình hiệu chuẩn bằng phương pháp G7.
Các bước tiến hành “Create calibration” thông qua các bước thiết lập sau:
- Settings: cho phép người dùng xác định thông sốcơ bản của quá trình tuyến tính như loại mực in, máy đo, loại vật liệu, độ phân giải ghi, hệ màu,…
- Ink Limit Per Channel: xác định được giới hạn lượng mực cho từng kênh màu cũng có nghĩa là xác định độ mở của đầu phun mực lên trên vật liệu In bảng màu và đo đạc sau qua qua bước tiếp theo
- Calibration: dùng để tạo một tệp hiệu chỉnh dựa trên giới hạn mực được tính cho mỗi kênh
- Total Ink Limit: dùng đểxác định giới hạn tổng lượng mực hay lượng mực tối đa khi chồng nhiều màu mực In bảng màu rồi đo và quan sát và chọn cột có lượng chứa lượng mực tối đa và chuyển qua bước tiếp theo
- Quality Control: nhằm kiểm tra chất lượng của quá trình tuyến tính hóa máy in bằng cách in bảng màu và quét đo từng kênh màu và xem kết quả tuyến tính Lưu lại ến tính trong file có đị ạng là “.epl” và qua bướ ế
- Summary: xem lại kết quả của quá trình tuyến tính có lỗi phải làm lại từng bước đầu
2.6.2.2 Phầm mềm cân chỉnh G7-HutchColor CHROMIX Curve 4
HutchColor CHROMIX Curve4 hay là Curve 4 là phần mềm đồ họa căn chỉnh có ba cấp độ: Curve4 Verify, Curve4 Calibrate và Curve4 Complete, có thêm phiên bản Demo dùng thử miễn phí Mỗi cấp độ có chức năng của cấp độtrước đó Quyền cho mỗi cấp độđược thể hiện trên màn hình lúc mở: VERIFY, CALIBRATE, COMPLETE hoặc DEMO Tất cả cấp độ của Curve4 có thểđo trực tiếp với nhiều loại máy đo, bao gồm:
Hình 2.36: Giao diện phần mềm Curve4
Chức năng và công cụ của Curve4 Verify
- Là công cụ kiểm tra chuyên dụng cho phương pháp G7 Master đầu tiên trên thế giới, đo một bài in bằng nhiều loại máy quang phổ
- Kiểm tra tình trạng Pass/Fail hoàn chỉnh của hệ thống in cho G7 Grayscale, G7 Targeted hoặc G7 Colorspace Chức năng này sẽ nhanh chóng phân tích và giải quyết các vấn đề khi in
- Xuất các dữ liệu đo cho G7 Master hoặc cho các phần mềm khác
- G7 Master Pass/Fail: Curve4 cho ra bản báo Pass/Fail hoàn chỉnh các tất cảđiều kiện của G7 Masster với các công cụ phân tích rộng để nhanh chóng phân tích, xử lý và giải quyết các đề khi in
- G7 Proof Pass/Fail: Các bài in được kiểm tra bằng các dải điều khiển ISO 12647-2 tiêu chuẩn của ngành in
Chức năng và công cụ của Curve4 Calibrate
- Hiệu chuẩn G7 cho mọi hệ thống in ổn định và có thể lặp lại
- Sử dụng các P2P target nhỏhơn để hiệu chuẩn nhanh hơn.
- Hiệu chuẩn bằng phương pháp TVI đểđạt chuẩn ISO hoặc tùy chỉnh đường cong TVI
- Hiệu chuẩn mực “màu pha” sử dụng phương pháp SCTV (Spot Color Tone Value) mới
- Tính toán để điều chỉnh giới hạn mực cho hệ thống in phun (Ink Restriction) nhưng với điều kiện in phải có bảng màu FinderLimit của IDEAlliance
- G7 Calibration: Curve4 làm việc với target P2P25 và P2P51 cùng với các target mới, nhỏhơn, nhanh hơn và chiếm ít diện tích khi in, ví dụnhư MicroP2P Tại công cụ này ta có thể nhìn thấy thông số, biểu đồ phân tích từ dữ liệu đo.
- Hiệu chuẩn TVI: Curve4 hiệu chuẩn đường cong TVI hoặc các đường cong tùy chỉnh theo chuẩn ISO 12647-2 (1994 hoặc 2013)
- Hiệu chuẩn SCTV: Curve4 hiệu chuẩn các bản in có màu pha bằng phương pháp SCTV mới theo tiêu chuẩn ISO để cho ra các kết quả nhất quán và dựđoán được, đáp ứng gần với yêu cầu của khách hàng
XÂY DỰ NG QUY TRÌNH QU Ả N LÝ MÀU B Ằ NG PHƯƠNG PHÁP
Mô t ả quy trình
3.2.1 Mô tả quy trình thực hiện trên máy in phun ( Máy in phun kỹ thuật số Canon pro 521)
+ Phần mềm in thử EFI XF 7.3
Bảng 3.1: Các bước thực hiện canh chỉnh
Các bước thực hiện Mô tả
Bước 1: Tối ưu hoá máy in (Tuyến tính máy in)
Phần mềm sử dụng: EFI XF 7.3
Trước khi thực hiện tuyến tính bằng phần mềm EFI XF 7.3, cần phải kiểm tra đầu phun và điều chỉnh thời gian phun phù hợp
- Các thông số cần thiết lập: tên máy in, loại máy đo, loại mực, khổ giấy, tên vật liệu, độ phân giải in
- Đặc biệt quan tâm đến xác định giới hạn lượng mực từng kênh màu, đây là bước quan trọng sẽảnh hưởng đến chất lượng của tờ tổng lượng mực phủ trên tờ in
- Xác định tổng lượng mực phù hợp với loại giấy đang sử dụng
- Cuối cùng kiểm tra chất lượng file tuyến tính: in và đo các ô màu dựa trên các thông sốđã thiết lập ởbước trên
Phần mềm sử dụng: Curve4
- Đo dải màu P2P51 (in từ file tuyến tính) bằng lệnh Calibrate > Measurements máy in với
- Đánh giá kết quảđo qua đồ thị trong thẻ “Create Curve”
- Chỉnh sửa phù hợp cho lần in thứ hai
- Xuất đường curve hiệu chỉnh dưới định dạng EFI (.vcc)
- Thiết lập in có gán file hiệu chỉnh (.vcc) và đánh giá kết quả Pass/Fail G7
Phần mềm sử dụng: EFI XF 7.3 (Color Tools)
- Sử dụng bảng màu TC1617 có trong phần mềm
- Dùng chức năng “Create Media Profile” để tạo ICC profile chứa file tuyến tính ởbước 1, đường curve hiệu chỉnh được xuất từ Curve4
Kiểm tra độ chính xác không gian màu
Phần mềm sử dụng: Curve4
- Sau khi tạo profile vật liệu, sử dụng bảng màu TC1617 giả lập điều kiện GRACoL 2013 để kiểm tra hệ thống in thử
- In với file tuyến tính, có hiệu chuẩn G7, profile vật liệu và có quản lý màu
- Kết quả kiểm tra sẽ cho biết file hiệu chuẩn G7 có Pass/Fail G7 Master theo CRPC không
Bước 5: Đánh giá không gian màu tờ in thử
Phần mềm sử dụng: EFI XF 7.3 (Verify)
- Có thểđánh giá profile hiệu quả bằng cách sử dụng thang màu 3 dòng của IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013 để kiểm tra mẫu in thử
3.2.2 Mô tả quy trình thực hiện trên máy in tĩnh điện (Máy in Fuji Xerox Versant
+ Máy in Fuji Xerox Versant 2100 Press
+ Phần mềm Quản lý Máy in Fiery Command WorkStation
Bảng 3.2: Các bước thực hiện canh chỉnh
Bước 1: Tối ưu hoá máy in (Cân chỉnh máy in)
Phần mềm sử dụng: Stock library manager
- Thiết lập thông số giấy: tên giấy, kích thước, màu giấy, tráng phủ bề mặt, định lượng
- Test mức năng lượng và chọn mức năng lượng phù hợp đối với bề mặt loại giấy sử dụng
Phần mềm sử dụng: Fiery Command WorkStation
Sử dụng chức năng Calibrate để cân chỉnh độ dày lớp mực phù hợp từng kênh màu
Hiệu chuẩn máy in với
Phần mềm sử dụng: Curve4
- Đo dải màu P2P51 (in sau khi đã tối ưu hoá máy in) bằng lệnh Calibrate > Measurements
- Đánh giá kết quảđo qua đồ thị trong thẻ “Create Curve”
- Chỉnh sửa phù hợp cho lần in thứ hai
- Xuất đường curve hiệu chỉnh dưới định dạng EFI (.acv)
Phần mềm sử dụng: Adobe Photoshop
- Mở file P2P51 bằng phần mềm Photoshop Vào Image Adjustment
Curve và chọn file acv vừa tạo bằng curve4 Save as thành file pdf (đã hiệu chỉnh) (không gán icc profile)
- Import file P2P51 (đã hiệu chỉnh) vào và thiết lập in với profile GRACOL2013 và đánh giá kết quả Pass/Fail G7
Phần mềm sử dụng: i1Profiler
- Để thực hiện tạo ICC, trước tiên phải in bảng TC1617 đã áp đường curve
- Sau đó, sử dụng chức năng tạo ICC profile cho máy in CMYK của i1profiler để thực hiện đo và tạo ICC profile chứa thông tin curve hiệu chỉnh
Kiểm tra độ chính xác không gian màu
Phần mềm sử dụng: Curve4
In lại bảng TC1617 sử dụng ICC profile vừa tạo
Sử dụng dụng chức năng Verify của Curve4 để kiểm tra độ chính xác của không gian màu có đạt G7 Colorspace không
Bước 5: Đánh giá không gian màu tờ in thử
Có thểđánh giá profile hiệu quả bằng cách sử dụng thang màu 3 dòng của IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013 để kiểm tra mẫu in thử.
THỰ C NGHI Ệ M
Th ự c nghi ệ m cân ch ỉ nh G7 trên máy in phun k ỹ thu ậ t s ố
Thực nghiệm này nhằm mục đích:
Nghiên cứu lý thuyết và các phần mềm liên quan đến cân chỉnh theo phương pháp G7
Xây dựng quy trình cân chỉnh G7 cho máy in thử kỹ thuật số Canon Pro 521 tại xưởng in
Sử dụng bảng màu TC1617 (IT8.7/4) để giả lập điều kiện in tham chiếu, kiểm tra và đánh giá hệ thống in thử (G7 Colorspace)
Tiến hành thực nghiệm cân chỉnh G7 trên hai loại vật liệu
Thiết bị thực nghiệm gồm:
+ Phần mềm in thử EFI XF 7.3
+ Máy đo màu X-Rite i1Pro2
+ Máy in kỹ thuật số Canon Pro 521
Bảng 4.1: Thông số máy in phun Canon Pro 521
Kiểu máy in In phun 12 màu
Màu in Photo Black, Matte Black, Cyan,
Magenta, Yellow, Photo Cyan, Photo Magenta, Grey, Photo Grey, Red, Blue, Chroma Optimizer
Công nghệđầu phun Công nghệ phun nhiệt Canon, 12 màu trên một cụm đầu in
Số vòi phun 18,432 (1,536 x 12 màu) Độ phân giải tối đa 2400 dpi x 1200 dpi Độ phân giải thực 600 dpi x 2 Độ chính xác ±0.1% hoặc nhỏhơn
Có thể hiệu chuẩn nếu cần thiết
Vật liệu Chiều rộng Cuộn/ Tờ rời: 152.4 - 610 mm Độ dày Cuộn/ Tờ rời: 0.07 - 0.8 mm
Khổ in tối thiểu Cuộn: 101.6 mm
Vải và canvas: 200 mm cho
Chiều dài in tối đa
Cuộn: 18 m (Tuỳ thuộc vào hệ điều hành và ứng dụng máy tính)
Tờ rời: 2133.6 mm Đường kính cuộn tối đa
Vật liệu dùng thực nghiệm:
Bảng màu đo thực nghiệm gồm:
Quá trình thực nghiệm đều đượcdiễn ra tại phòng CTF - xưởng Khoa in Truyền thông thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Điều kiện đo M1; Nguồn sáng D50; Góc quan sát 2°
Nhiệt độ môi trường: phòng CTF 20°C Điều kiện in:
+ Máy in Canon Pro 521 (thông số chương 2)
+ Máy đo màu X-Rite i1Pro2
Bảng 4.2: Thông số máy đo màu X-Rite i1Pro2
Bộ phân tích quang phổ Nhiễu xạ sóng Holographic với mảng diot 128 pixel
Bước sóng 380 – 730 nm Độ phân giải quang học 10 nm
Khoảng cách từ mắt đo đến mẫu đo 3.5 nm
Kích thước của mỗi điểm sáng 3.5 nm
Kiểu đo 450/00 vòng chiếu sáng quang học theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009
Tần sốđo lường trong khi quét 200 lượt đo mỗi giây
Kích thước của thiết bị 155 x 66 x 66 mm (6.1” x 2.6” x 2.6”)
Giao diện kết nối USB 1.1
4.1.4.1 Tuyến tính hoá máy in
Kết nối máy in với máy tính có phần mềm in thử EFI XF Để tuyến hoá máy in bước đầu tiên ta phải kiểm tra chất lượng đầu phun bằng cách thao tác trên máy in:
Nếu nét mực in ra liên tục, không bịđứt quãng thì chứng tỏđầu phun của máy in vẫn hoạt động tốt Nếu các nét mực in ra bị đứt quãng thì chứng tỏđầu phun của máy đang bị nghẹt mực thực hiện lệnh lau đầu phun: Maintenance Print head cleaning
Hình 4.1: Dải màu kiểm tra đầu phun
Xác định loại giấy in: đưa giấy vào máy in chọn loại giấy in phù hợp
Xác định thời gian giữa các lần phun: Paper setting Advanced Pause between scans ink drying wait time
Thực hiện tuyến tính máy in
Sau khi kiểm tra đầu phun, ta kết nối với máy đo EFI ES-2000/ i1pro2 vào vào mục “Create Calibration” trong color tools để thực hiện tuyến tính
Hình 4.2: Tuỳ chọn Create calibration trong color tools
- Bước 1: Bắt đầu thiết lập thông số (Settings) gồm:
+ Lựa chọn thiết bịđo: EFI ES-2000 (hoặc i1pro2) ( M1 - D50), Chếđộ in (proof: cho in thử, photo/production: in sản lượng)
+ Lựa chọn loại giấy, Nhập tên giấy ( giống với thiết lập trên máy in)
+ Thiết lập thông sốin: độ phân giải, hệmàu, phương thức in, hướng sớ giấy Sau đó, nhấn Next để tiếp tục
Hình 4.3: Bảng Setting của color tools
- Bước 2: In color chart ( ink limit per channel – giới hạn mực từng kênh màu) để phần mềm tính toán các giá trị mực sao cho phù hợp với loại giấy mình đang sử dụng và sau đó bấm vào ô Measure để đo dữ liệu màu
Hình 4.4: Color chart ở bước giới hạn mực từng kênh màu
- Chọn profile tham chiếu để kết quả tuyến tính từng kênh màu sẽ dựa với profile đó.
Hình 4.5: Kết quả đo giới hạn mực từng kênh màu
- Bước 3: In color chart ( Calibration – Canh chỉnh) và sau đó bấm vào ô Measure đểđo dữ liệu màu
Hình 4.6: Bảng điều chỉnh % dotgain của 4 màu tại vùng trung gian
- Bước 4: In color chart với tổng lượng mực phủ theo hệ thống khuyến nghị Sau đó nhấn Measure đểđo
Xác định tổng lượng mực phủ phù hợp bằng cách xác định độđen của các ô chồng màu CMYK theo từng giá trị phủ mực Nếu được màu đen không thay đổi nhiều ở một khoảng thì xác định lượng phủ nhỏ nhất trong khoảng đó là phù hợp Sau đó nhấn next để tiếp tục
Hình 4.7: Color chart ở bảng “Total ink limit”
- Bước 5: Kiểm tra chất lượng của quá trình tuyến tính bằng bảng màu Quality Control Quét và đo từng kênh màu và xem kết quả tuyết tính, màu sắc thể hiện Lưu lại quá trình tuyến tính trong file cá định dạng là “.epl” và qua bước tiếp theo
Hình 4.8: Color chart ở bảng “quality control”
- Bước 6: Xem lại quá trình tuyến tính so với không gian màu, không đạt thì quay lại từbước đầu tiên tuyến tính Chọn “Save & Finish” để kết thúc quá trình tuyến tính máy in Các thông tin tuyến tính sẽ được lưu trong một file có định dạng là epl.
Chú ý: Bước này chỉ lưu file epl, không cần thiết phải tạo ICC profile ở bước này.
4.1.4.2 Tạo dữ liệu thiết bị (Media) và Workflow để in
Sau khi đã có file tuyến tính epl, ta vào “Server Manager” để tiến hành tạo dữ liệu thiết bịvà workflow để in
Hình 4.10: Truy cập vào Server Manager
Truy cập vào Server Manager tại hoặc thẻ Server Server Manager
Tại thẻ Media nhấn để tạo một dữ liệu thiết bị mới, đặt tên theo loại giấy cần làm Tại mục Resulting calibration chọn file tuyến tính epl vừa tạo cho loại giấy đã làm Nhấn Save đểlưu.
Chú ý: tại mục Visual correction lúc này là None
Hình 4.11: Cấu hình thiết bị với file tuyến tính vừa tạo cho loại giấy cần làm
Tiếp theo tại thẻ Workflow, cũng nhấn để tạo 1 workflow mới Đặt tên Workflow
Sang thẻ Printer chọn Media vừa tạo trước đó.
Hình 4.12: Giao diện tại thẻ Printer
Chú ý: Tắt chức năng quản lý màu (Color management) tại thẻ Color
Hình 4.13: Giao diện tại thẻ Color
Ta tiến hành in dải màu P2P51 cho lần 1 với Media và Workflow vừa tạo ở trên
Hình 4.14: Import file P2P51 với Workflow và Media đã tạo
4.1.4.3 Hiệu chỉnh G7 bằng phần mềm Curve4
Sau khi in bảng P2P51 lần 1, ta dùng phần mềm Curve4 để thực hiện tạo đường curve hiệu chỉnh:
- Bước 1: Khởi động phần mềm Curve4 và chọn giao diện CALIBRATE
- Bước 2: Chọn phương pháp cân chỉnh G7
- Bước 3: Chọn lệnh Windows Show References từ bảng chọn Curve4
- Bước 4: Trên màn hình hiện ra, thiết lập các tiêu chuẩn dữ liệu mục tiêu cho từng cấp độ tuân thủ G7 và điều kiện tham chiếu.
Lưu ý: Đảm bảo chức năng “Substrate-Relative delta E (SCCA)” được chọn nếu nền giấy đang in có điểm trắng khác biệt so với điểm trắng mục tiêu
Hình 4.15: Giao diện chọn thiết lập dữ liệu tham chiếu
- Bước 5: Kết nối thiết bị đo i1Pro 2 với máy tính thông qua cổng máy tính.
- Bước 6: Tiến hành đo trực tiếp
Tiến hành đo nhấn vào nút “Measure” đểđo Trong đó chọn thiết bị i1 Pro, chọn dải màu P2P51 và Calibrate máy đo Điều kiện đo sẽtương ứng với điều kiện tham chiếu đã thiết lập:
+ Gracol 2013: M1, D50 góc nhìn 2 o và đo trên đế trắng
Hình 4.16: Giao diện đo chart màu P2P
- Bước 7: Sau khi đo xong, phần mềm Curve4 sẽ tự động tính toán giá trị đo được rồi hiển thị kết quả.
Hình 4.17: Giao diện Curve4 sau khi đã được tính toán và hiển thị kết quả
Sau khi đo xong phần mềm sẽ tự động tính toán NPDC mục tiêu cũng như cân bằng xám và hiển thị chung trên màn hình
Chọn vào thẻ “Create Curve”, phần mềm sẽ tựđộng tính toán và tạo ra các đường curve bù trừ cân bằng xám
Dựa trên kết quả phân tích ởbước 7 có thể nhận biết được vùng nào cần được cân chỉnh Sau đó chọn mục Gray Balance để kéo chọn khoảng muốn hiệu chỉnh
Hình 4.18: Đường Curve cân chỉnh
Bước 9: Sau khi hiệu chỉnh xong, chọn xuất đường Curve dưới dạng file EFI.vcc
Sau đó, lưu file vcc vừa xuất tại đường dẫn: C:\ProgramData\EFI\EFI XF\Server\Profiles\Balance
Sau đó tại thẻ Media của Server Manager, tại mục Visual Corection chọn file vcc đã lưu
Hình 4.19: Gắn đường curve hiệu chỉnh G7 cho loại giấy in
Tiếp tục thực hiện in, đo dải màu P2P51 lần 2 sau khi đã hiệu chỉnh đường curve để xem kết quả hiệu chỉnh có hiệu quả không.
Hình 4.20: Các giá trị wΔL* và wΔCh nằm trong dung sai cho phép để đạt được Grayscale
Tạo ICC profile từ dữ liệu tuyến tính (file epl) sau khi hiệu chỉnh G7 tại lần in Đầu tiên đặt tên cho Profile và chọn máy in Nhấn Next để sang bước tiếp theo
Hình 4.21: Giao diện để tạo ICC profile
Sang giao diện Calibration Setup, tại đây ta chọn đúng loại mực in, dữ liệu thiết bị và file tuyến tính epl đã tạo từtrước đó.
Hình 4.22: Giao diện tại Calibration Setup
Tiếp theo, tại chỗ thiết lập in Profile chọn loại thiết bị đo (EFI ES-2000/ i1pro2), bảng màu đo (IT8.7/4) và kích thước bảng màu Sau đó nhấn Next để in bảng màu tại giao diện Command Workstation và đo bảng màu
Hình 4.23: Giao diện thiết lập in Profile
Sau khi đo xong, một ICC profile mới sẽđược tạo và liên kết tựđộng vào file tuyến tính đã tạo trước đó.
4.1.4.5 Kiểm tra không gian màu hệ thống in thử bằng bảng TC1617
Sau khi đã tạo ICC profile Ta tiến hành thiết lập lại để in bảng IT8.7/5 Đầu tiên, vào Server Manager kiểm tra lại file tuyến tính đã được liên kết với ICC vừa tạo chưa, đảm bảo rằng mục Visual Correction đã được chọn
Kiểm tra lại ICC và visual correction
Sang thẻ Workflow vào tab Color bật tuỳ chọn Color Mannagement Vào
Manage Source Profile chọn profile nguồn là profile của tài liệu in thử và Simualation Profile là nơi chứa profile điều kiện in thật (ví dụ GRACoL 2013) Khi in, profile cho điều kiện in thật này được xem như profile nguồn để chuyển đến profile đích là profile mới được tạo ở trên
Hình 4.25: Chọn profile nguồn và profile mô phỏng điều kiện in thật
Ok và bấm Save để lưu thiết lập Sau đó import file IT8.7/5 vào, chọn Workflow và Media loại giấy thiết lập và in.
Sau khi in xong đưa vào Curve4 để đánh giá kết quả mô phỏng không gian màu (G7 Colorspace)
4.1.4.6 Gắn thang kiểm tra Control Wedge 2013 so sánh nhanh không gian màu với chuẩn GRACoL 2013
Trong thẻ Workflow, tại tab Verify chọnthang kiểm tra Control Wedge 2013 (ES-
2000, i1pro2) và tham chiếu so sánh GRACOL 2013.
Hình 4.26: Giao diện tab Verify
4.1.5.1 Đánh giá kết quảđo dải màu P2P51 in sau khi tuyến tính máy in
Mục tiêu đánh giá: tất cả số liệu sẽđược đánh giá thông qua CGATS21-2-CRPC6 (GRACoL 2013) cho in Kỹ thuật số (không gán không gian màu) Đo giá trị Lab và ΔE của hai loại giấy thực nghiệm so với GRACoL_CRPC6 để chọn thiết lập trên Preferences Nếu giấy không đạt thì tích vào ô “Substrate-Relative delta E (SCCA)” để bỏ xét ΔE 00 nền của giấy so với tham chiếu.
Bảng 4.3: Điều kiện tham chiếu của giấy Điều kiện tham chiếu Màu giấy (L*a*b*) ΔE 00
Không gian màu của thiết bị so với GRACOL2013
Hình 4.28: Không gian màu của file tuyến tính so với Gracol2013
Theo kết quả của file tuyến tính, ta thấy chất lượng file tuyến tính có khảnăng bao quát không gian màu của GRACOL2013
Sau khi quét bảng P2P51 khi đã hiệu chỉnh máy thì cần quan sát và đánh giá ở các giá trị trong Tab Analyze G7
Hình 4.29: Tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 lần in đầu tiên
Kết quả đạt/ không đạt G7 Master đang so với điều kiện tham chiếu của GRACoL
Th ự c nghi ệ m cân ch ỉnh G7 trên máy in tĩnh điệ n
Do quá trình thực nghiệm trên máy in phun Canon Pro 521 không đạt kết quảnhư mong muốn nên nhóm đã thực nghiệm bổ sung để đánh giá thêm khả năng ứng dụng của G7 trên máy in kỹ thuật số
- Phần mềm quản lý máy in Fiery Command WorkStation cho máy in tĩnh điện
- Phần mềm i1profiler để tạo icc profile
- Máy đo màu X-Rite i1Pro2
- Máy in kỹ thuật số Fuji Xerox 2100 Press
Bảng 4.5: Thông số máy in kỹ thuật số Fuji Xerox Versant 2100 Press
Tốc độ • 100 trang/phút (210 x 297 mm /khổ A4), 52–300 gsm
• 250.000 trang/tháng Độ phân giải • Độ phân giải hình ảnh máy in: 2400 x 2400 dpi
• Độ phân giải RIP (máy chủ in tới máy in): 1200 x 1200 dpi
Mực in Xerox® EA Low Melt Dry Ink
Khổ giấy • Khổ giấy tối đa: 330 mm x 488 mm
• Khổ giấy tối thiểu:140 mm x 182 mm, khay hỗ trợ 98 mm x 148 mm
• Diện tích in tối đa: 326 mm x 482 mm
• Đảm bảo hình ảnh in tối đa: 317 mm x 482 mm Khay giấy Tiêu chuẩn 3 khay, mỗi khay 550 tờ, 64 - 256 g / m2
Thủ công 1 khay , 250 tờ, 52 - 300 g / m2 Nâng cao 2 khay, mỗi khay 2000 tờ, 52 - 350 g / m2
Hình 4.45: Máy in Fuji Xerox Versant 2100 Press cấu hình tối đa
Vật liệu dùng thực nghiệm: ự
+ Giấy Couché (150gsm) và Giấy Satinphoto (240gsm)
Quá trình thực nghiệm đều được diễn ra tại phòng in Kỹ thuật số - xưởng Khoa in Truyền thông thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Điều kiện tham chiếu: GRACoL 2013. Điều kiện đo M1; Nguồn sáng D50; Góc quan sát 2°
Nhiệt độ môi trường: phòng in Kỹ thuật số 25°C. Điều kiện in:
+ Máy in kỹ thuật số Fuji Xerox 2100 Press
+ Máy đo màu X-Rite i1Pro2
4.2.4.1 Thiết lập mức năng lượng in cho loại giấy in
Bởi vì đặc thù của nguyên lý in nên đối với mỗi loại giấy cần phải thiết lập, xác định mức năng lượng bám dính trên bề mặt vật liệu
Vào Stock Library Manager để bắt đầu thiết lập thông số loại giấy: Kích thước, định lượng, bề mặt,…
Hình 4.46: Thiết lập thông số giấy
Vào Advanced Setup để thiết lập mức năng lượng bám dính hoặc thay đổi nhiệt độ Fusing Chọn Manual Start để in thử tờ in mức năng lượng 100% và chọn mức năng lượng bù trừ phù hợp
Hình 4.47: Thiết lập mức năng lượng bám dính bề mặt
4.2.4.2 Cân chỉnh giá trị mật độ mực
Dùng chức năng Calibrate có sẵn trong Fiery Command WorkStation Ta dùng chức năng nàyđể tiến hành cân chỉnh mật độ mực để đạt được ta mong muốn, cần thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đểđạt vì nó có ảnh hảnh đến giá trị Lab của 4 màu CMYK
Create New để tạo dữ liệu cân chỉnh mới
Hình 4.48: Bảng dữ liệu Calibrate cho các loại giấy
Chọn máy đo EFI ES-2000 và khay giấy chứa loại giấy cần cân chỉnh In bảng màu hiệu chỉnh và đo bảng màu để phần mềm tự tính toán kết quả và cân chỉnh
Hình 4.49: Bảng màu để thực hiện cân chỉnh
Kết quả sau khi đo sẽ được hiệu chỉnh về mật độ mực mà ta mong muốn ở cột
Hình 4.50: Giá trị đo được và giá trị mật độ mục tiêu
Sau khi thiết lập dữ liệu cân chỉnh cho giấy, ta tiến hành in dải màu P2P51 lần 1 Ở phần output Profile tại tab Color cần chú ý chọn theo dữ liệu cân chỉnh đã ở phần trước
Hình 4.51: Giao diện tại tab Color Sau đó tiến hành in dải màu P2P51 và dùng phần mềm Curve4 để tạo đường curve hiệu chỉnh (Các bước đo và tạo đường curve hiệu chỉnh trên Curve4 đã được đề cập ở
Chú ý: Bởi vì bị giới hạn phần mềm nên Fiery Command Workstation không hỗ trợ hiệu chỉnh bằng file hiệu chỉnh (.vcc) Vì vậy, ta sử dụng Adobe Photoshop làm phần mềm trung gian để áp dụng đường Curve hiệu chỉnh, ta xuất file dưới định dạng acv
Hình 4.52: Định dạng acv sử dụng cho Adobe Photoshop Để áp đường curve hiệu chỉnh trong Photoshop ta dùng lệnh:
ImageAdjustmentsCurveLoad Preset
Hình 4.53: Chức năng nhúng đường curve hiệu chỉnh trong Photoshop
Hình 4.54: Đường curve hiệu chỉnh 4 màu CMYK
Lưu file P2P51 có chưa đường Curve hiệu chỉnh dưới dạng PDF không quản lý màu Sau đó, Import vào Fiery Command Workstation để thực hiện in dải màu P2P51 lần 2 ( đã áp đường curve hiệu chỉnh)
Tiếp tục dùng Curve4 đểđo lại đánh giá đường curve hiệu chỉnh có hiệu quả không
Hình 4.55: Các giá trị wΔL* và wΔCh nằm trong dung sai cho phép để đạt được Grayscale
Ta thực hiện tạo ICC thông qua phần mềm i1profiler Trước khi thực hiện tạo ICC cần phải in bảng TC1617 (đã áp đường curve hiệu chỉnh) Sau đó thực hiện quét màu để ạ ầ ề
Chọn loại máy in là CMYK Printer và bấm vào Profiling để tạo profile cho máy in 4 màu
Hình 4.56: Giao diện phần mềm i1profiler
Load dữ liệu bảng màu TC1617 dùng để in vào phần mềm và quét bảng màu đã in trước đóđể thực hiện tạo ICC profile
Hình 4.57: Giao diện thực hiện quét và tạo ICC profile từ bảng màu TC1617
4.2.4.5 Kiểm tra không gian màu hệ thống in thử bằng bảng TC1617
Sau khi đã thực hiện tạo ICC profile từ bảng màu TC1617 Ta tiến hành in lại bảng TC1617 sử dụng profile vừa tạo đểđánh giá G7 Target và G7 Colorspace
Chú ý: Tại mục Source Profile ta chọn ICC profile đã tạo ở trên, các thiết lập khác không thay đổi
Hình 4.58: Chọn source profile là ICC G7 vừa tạo
Ok và in bảng màu TC1617 (không áp đường curve trong Photoshop) sau đóđưa vào Curve4 đểđánh giá kết quả mô phỏng không gian màu (G7 Colorspace)
4.1.4.6 Gắn thang kiểm tra Control Wedge 2013 so sánh nhanh không gian màu với chuẩn GRACoL 2013
Vì hạn chế phần mềm nên ta sử dụng chức năng Verify trên phần mềm EFI XF 7.3 của máy in phun
Ta chọn tham chiếu là GRACOL2013 và thực hiện quét mẫu đo là dải màu Control Wedge 2013 Ta sẽđánh giá theo bộ dung sai của ISO12647-7 2016
Hình 4.59: Giao diện Fiery Verify
4.2.5.1 Đánh giá kết quảđo dải màu P2P51 in sau khi cân chỉnh máy in
Mục tiêu đánh giá: tất cả số liệu sẽđược đánh giá thông qua CGATS21-2-CRPC6 (GRACoL 2013) cho in Kỹ thuật số
Bảng 4.6: Bảng thông số giấy in lần 1 Điều kiện tham chiếu Màu giấy (L*a*b*) ΔE 00
Sau khi quét bảng P2P51 sau khi hiệu chỉnh máy thì cần quan sát và đánh giá ở các giá trị trong Tab Analyze G7:
Hình 4.60: Tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7
Kết quả Pass/ Fail G7 Master đang so với điều kiện tham chiếu của GRACoL 2013, thấy rằng các giá trị Targeted đã đạt hoàn toàn sau lần in đầu tiên, còn Grayscale thì giá trị của wΔCh là đã đạt theo điều kiện tham chiếu và wΔL* thì không đạt Điều này cho thấy máy mô tả không gian màu tốt
Hình 4.61: Kết quả tại thẻ Ink & Substrate lần 1
Trong phần Ink & Substrate cho thấy rằng toàn bộ các giá trị đều nào trong khoảng sai số cho phép của điều kiện tham chiếu GRACol 2013 Không gian màu của máy thể hiện tốt, phần tuyến tính máy in ổn định và cho ra kết quảổn định không có sự sai số nào
Hình 4.62: Đồ thị Tonality/Gray Balance lần 1
Quan sát biểu đồ NPDC có kết quả là wΔL* của cả 2 giá trị CMY và K đều không đạt giá trị màu đen có sai số khá là cao Về biểu đồ của wΔCh cùa CMY thì đạt vì giá trị ΔE của ba màu C, M, Y đều đạt trong phần Ink & Substrate Về đường curve của NPDC-K có sự cách xa đường lý tưởng cao và có sự gia tăng lớn, NPDC-CMY dù không nằm trùng lên đường lý tưởng nhưng có giá trị thấp và ổn định về đoạn đầu và đoạn cuối.
4.2.5.2 Đánh giá kết quảđo dải màu P2P51 in sau khi hiệu chỉnh bằng Curve4
Bảng 4.7: Bảng thông số sau khi in lần 2 Điều kiện tham chiếu Màu giấy (L*a*b*) ΔE 00
Sau khi hiệu chỉnh đường cơ bằng Curve4 ở phần Create Curves thì ta xuất file vcc và gán vào file P2P51 sau đó in lại lần 2 thì cho ra kết quả sau:
Hình 4.63: Đồ thị Tonality/Gray Balance lần Run 2
K ế t lu ậ n
Thông qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm thì nhóm đã thực hiện được các mục tiêu ban đầu đã đề ra Xây dựng được quy trình quản lý màu bằng phương pháp G7 cho Xưởng in tại khu E Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Gồm quy trình quản lý màu cho máy in Canon pro 521 và máy in Fuji Xerox Versant
2100 Press Sử dụng các phần mềm HutchColor CHROMIX Curve4 cho cân chỉnh màu sắc của G7, phần mềm EFI XF 7.3để tuyến tính và tạo ICC profile trên máy in Canon
Pro 521, biết cách sử dụng phần mềm I1 profiler để thực hiện tạo ICC profile và chức năng Calibarate trên máy in Fuji Xerox Versant 2100 Press Tuy nhiên kết quả đạt được cho máy in Canon Pro 521 khi quản lý màu bằng phương pháp G7 cho hai loại giấy là đạt mức G7 Grayscale dù đã tìm các hướng giải quyết khác nhau để đạt được G7 Colorspace và tạo ICC profile Còn trên máy in Fuji Xerox Versant 2100 Press thì đã đạt được mức G7 Colorspace dù không đầy đủ về mặt phần mềm Đề tài còn nhiều hạn chế khi chưa hoàn thành tốt cho việc quản lý màu bằng phương pháp G7 trên máy in Canon Pro 521 khi chỉ đạt G7 ở mức Grayscale Quá trình thực nghiệm còn hạn chế về phần mềm khi trên máy in Fuji Xerox Versant 2100 Press không có hỗ trợ Color tools trong việc tuyến tính máy in Hạn chế về vật liệu khi thời gian khô của mực trên loại giấy Couché khá lâu dẫn đến khi thực nghiệm khá tốn thời gian và thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần do lúc đo mực chưa khô dẫn đến màu bị bong tróc ảnh hưởng đến kết quả đo.
Hướ ng phát tri ể n
- Nghiên cứu in bằng phương pháp G7 với các loại giấy chuẩn khác nhau, mở rộng nhiều loại vật liệu giấy khác nhau (giấy không tráng phủ, vật liệu không thấm hút, ) làm sao cho các màu sắc tương đồng nhau
- Quản lý màu thông qua Color Suite trên máy in Fuji Xerox Versant 2100 Press
Nguyễn Mạnh Huy (2006), “Giáo trình xử lý ảnh kỹ thuật số”, Trường Đại học Sư phạm
Ngô Anh Tuấn (2010), giáo trình “Màu sắc – Lý thuyết và ứng dụng”, Nhà xuất bản ĐHQG Tp HCM, Việt Nam
Chế Quốc Long, “Giáo trình Công nghệ In”, Khoa In và Truyền thông, Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM, Việt Nam
Mark Gundlach (6/2015), Color Managment in Print and Packaging | X-Rite Blog (xrite.com)
Marco Roos (10/2022), https://colorbase.com/blog-rendering-intents-a-deep-dive/ (9/2019), G7 and Fiery XF 7.0 and 7.1_How-To Guide
IDEAlliance, “G7 How to – A Step-By-Step Guide To Calibrating, Printing & Proofing
PH Ụ L Ụ C: HƯỚ NG D Ẫ N S Ử D Ụ NG PH Ầ N M Ề M CURVE4
Bước 1: Bật thiết bịđo i1Pro2 lên sau đó cắm vào kết nối với máy tính
Bước 2: Khởi động phần mềm Curve4 và chọn công cụ Verify, Calibrate hoặc Blend
Hình PL 1: Ba công cụ chính trong Curve4
Bước 3: Nhấp chọn nút “New” ngay phía trên Verifications, Calibrations hoặc Blends
Hình PL 2: Nút “New” tạo một Job mới
Bước 4: Bên dưới khung danh sách Measurements tại mục Verify/ Calibrate nhấp chọn
Bước 5: Trong cửa sổ Measure mở khung danh sách lựa chọn nằm phía trên cùng nơi chứa các thang đo, sau đó nhấp vào “Open Target Folder”
Hình PL 4: Cửa sổ Measure
Bước 6: Kéo thả (hoặc dùng lệnh Copy > Paste) các tệp có đuôi “.rwxf” được cung cấp vào thư mục thiết bị có trong máy tính “C:/Users/ADMINISTRATOR/AppData/ Roaming/ CHROMiX/ Common/ Target Reference Files”
Bước 7: Tiếp theo chọn thiết bị từ danh sách và chọn tệp thang đo phù hợp
Bước 8: Cuối cùng thực hiện theo sựhướng dẫn trong cửa sổMeasure, sau khi đo xong chọn “Save” muốn xuất dữ liệu chọn tên tệp nằm trong khung danh sách Measurements và nhấp chọn “File - Export Measurement File…”
Bước 9: Kế tiếp chọn thẻ“Analyze > G7” đểđánh giá kết quảđường cong NPDC K và cân bằng xám CMY Đường cong đánh giá cân bằng xám thể hiện lần lượt qua hai đường hồng và xanh và đểđạt được cân bằng xám thì cảhai đường đều nằm tại điểm 100%
Hình PL 5: Đánh giá đường cong NPDC K trong thẻ Analyze
Hai đường NPDC hiển thị trên màn hình cho biết màu đỏ là giá trị cột K, CMY trong P2P51 Còn đường màu xanh lá là thể hiện giá trị mong muốn, đểđạt được NPDC hoàn hảo thì đường màu xanh lá nằm ẩn dưới đường màu đỏ
Hình PL 6: Nhận biết dấu hiệu các đường trong Curve
Bước 10: Chuyển qua thẻ“Create Curves” đểđiều chỉnh sửa chữa đường cong cân bằng xám
Hình PL 7: Chỉnh sửa các đường cong cân bằng xám
Tập trung vào phần “Gray Balance Control”, ta điều chỉnh điểm “Gray correction feather-off”, nhập giá trị vào ô Start dựa trên cơ sở phân tích giá trị a* và b* trong mục
Nếu các giá trị a* và b* ở mốc 100% đều gần bằng 0, di chuyển thanh trượt lên mức tối đa (99%)
Nếu một trong hai giá trị a* hoặc b* ở mốc 100% lệch xa so với giá trị trung tính, nên kéo thanh trượt đến 75% hoặc thậm chí 50%
Hình PL 8: Điều chỉnh thông qua điểm Gray correction feather-off
Gray correction feather-off: ta có thể nhập thông số vào ô “Start - Stop” từ 0-
100% hoặc sử dụng thanh trượt bên dưới để hiệu chỉnh đường cong xám Chức năng này cho phép chúng ta không tác động đến vùng được nhập từ Start - Stop Ví dụ giá trị Start nhập là 50% thì từ vùng 0-50% sẽ nhận đầy đủ khoảng chỉnh sửa, còn giá trị Stop từ 50-100% khoảng này sẽ bị vô hiệu hóa
Precision Gray Balance và Blend Gray Sampes: dữ liệu tính toán trong “Create
Curves” lấy từ dải màu P2P, nếu chọn “Precision Gray Balance” thì tăng độ chính xác hơn nhưng sẽ làm đường cong bị gấp khúc nhiều Còn “Blend Gray Samples” làm các giá trị trong đường cong mượt mà hơn.
Nút Gray Balance: khi Gray Balance được bật các giá trị trong bảng Control Point riêng biệt sẽ cung cấp giá trị cho từng màu C, M, Y sao cho có cân bằng xám Nhưng khi tắt Gray Balance (không có kiểm tra) các giá trị CMY sẽ bằng nhau và NPDC sẽđạt hiệu chuẩn nhưng không có cân bằng xám Đặc biệt chỉ tắt nút Gray Balance khi máy in đã tạo được cân bằng xám trung tính một cách tự nhiên
Normalize High Densities: để hiệu chuẩn G7 hoàn hảo, một số hệ thống in cần các đường cong hiệu chuẩn cực kỳ cao với mật độ CMY cao Điều này sẽ dẫn đến kết quả hiệu chuẩn có thểvượt qua G7 Thế nên nút Normal High Densities giải quyết điều này bằng cách làm mịn vùng tối gần cuối của đường cong CMY Normal High Densities có thể khiến hệ thống không tuân thủ theo G7 nên chỉđược sử dụng khi các đường curve CMY hiển thị thay đổi đường cong trong vùng tối
Thẻ chọn “White/ Black”: chỉnh sửa cách Curve4 tự tính toán giá trị cân bằng xám so sánh với tiêu chuẩn G7 thông qua Paper White và Custom White
Custom White: ta có thể tự nhập giá trị màu giấy muốn mô phỏng, khi đó cân bằng xám G7 sẽ dựa trên màu của loại giấy đó để điều chỉnh cân bằng xám CMY sao cho phù hợp với loại giấy đó Nhưng Custon White, tùy chỉnh sẽ gây ra sựthay đổi màu hoặc không tuân thủ G7 Grayscale
Hình PL 9: Thiết lập giá trị màu giấy
- G7 Legacy (best for Offset): Curve4 sẽ cố gắng vô hiệu hóa thang đo đểđạt giá trị 0.0 (a*, b*) ở mức 300% CMY
- G7 Native CMY: đây là chức năng phụ lục dành cho G7 Grayscale, hiệu chỉnh theo G7 Grayscale được điều chỉnh để cho phép ô 300% CMY giữ được màu sắc tự nhiên nhất Thường Native CMY sẽ chỉnh sửa theo quy tắc cân bằng xám cho hệ thống in không đạt được tông xám của ô màu chồng 300% CMY Lưu ý Native CMY không phù hợp với các thiết bị in truyền thống, nó chỉ thích hợp với thiết bị không thể trung hòa ô 300% CMY như in laser, xerography,…Và nếu mục đích G7 của bạn không tạo ra ICC thì nên chọn nó
Quá trình chỉnh đường curve cần được thực hiện nhiều lần để có kết quảnhư mong đợi
Bước 11: Khi đã hoàn tất thiết lập các thông số ta xuất dữ liệu dưới dạng “.vcc/.acv” (khi sử dụng RIP EFI) và nhấn “Export” Ta có thể thực hiện bước điều chỉnh đường curve từ2 đến 3 lần cho đến khi thấy đạt
Hình PL 10: Xuất dữ liệu sang định dạng