Những yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp Trang 10 Quản trịQuản trị có 4 chức năng cơ bản là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soátnhững hoạt động của các thành viên tron
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chiến lược kinh doanh là gì?
- Hunger và Wheelen định nghĩa chiến lược như một kế hoạch tổng thể tuyên bố doanh nghiệp sẽ đạt được sứ mệnh và mục tiêu của mình như thế nào.
- Theo Thompson, Strickland và Gamble cho rằng chiến lược của một tổ chức bao gồm các bước chuyển dịch mang tính cạnh tranh và các cách tiếp cận kinh doanh mà các nhà quản lý sử dụng để thu hút và làm hài lòng khách hàng, cạnh tranh và tăng trưởng kinh doanh, thực hiện mục tiêu đề ra.
Chiến lược kinh doanh của có thể định nghĩa như các hoạt động mà quản lý thực hiện để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Hay nói cách khác, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể trả lời được những vấn đề đặt ra:
- Vị trí hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường;
- Doanh nghiệp sẽ muốn dành chỗ đứng ở đâu trên thị trường;
- Phải làm như thế nào để doanh nghiệp có thể đạt được đến đích đã đề ra.
Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
- Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất.
1.2.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế
- Xác định được phương hướng phát triển;
- Tận dụng được các cơ hội kinh doanh;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực;
- Kịp thời ứng phó các biến động trên thị trường;
- Chia sẻ tầm nhìn giữa các cấp quản lý và nhân viên;
- Cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Là nền tảng xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết.
1.2.3 Các bước chính trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Bước 2: Đánh giá thực trạng
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Bước 4: Chuẩn bị và thực tiến kế hoạch chiến lược
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế
1.3.1.1 Yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp a Môi trường vĩ mô
Bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, định hình và ảnh hưởng đến môi trường tác nghiệp cũng như hoàn cảnh nội bộ của tổ chức, tạo ra cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức.
Tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sức thu hút của các chiến lược khác nhau Các nhân tố mà doanh nghiệp thường phân tích là tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động Do đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình tái sản xuất.
Môi trường văn hóa- xã hội
Doanh nghiệp tính đến xu hướng phát triển của văn hóa, xã hội như thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí và vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến Hiệp hội những người tiêu dùng, và trình độ dân trí ngày càng cao đa dạng cũng là thách thức với các nhà sản xuất. Môi trường tự nhiên.
Sự đe dọa của những thay đổi không dự báo được về khí hậu đôi khi đã được các doanh nghiệp mà sản xuất, dịch vụ của họ có tính mùa vụ, xem xét cẩn thận để có những phương án phòng tránh và giảm thiểu tối đa hậu quả do yếu tố tự nhiên đem lại.
Môi trường chính trị - pháp luật.
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm pháp luật luôn hấp dẫn các nhà đầu tư Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định. b Môi trường vi mô
Bai thao luan KDQT- Nhom 9
Nhóm 7 - trách nhi ệ m XH c ủ a Honda
B ố i c ả nh kinh t ế Vi ệ t Nam trong 9 tháng…
35 Ngành Kinh doanh quốc tế CTĐ…
Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép lên ngành tạo nên cường độ cạnh tranh Các yếu tố gia tăng cạnh tranh trên các đối thủ trong ngành là tình trạng ngành, cấu trúc ngành và các rào cản rút lui.
Quyền lực thương lượng của khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi họ có thể gây áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và họ là người điều khiển cạnh tranh ngành thông qua mua hàng.
Quyền lực thương lượng của người cung cấp
Bao gồm: người bán vật tư, thiết bị, cộng đồng tài chính, nguồn lao động Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành và rào cản khi tham gia ngành.
Sự đe dọa của sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là các sản phẩm có cùng công dụng, tức là có khả năng thỏa mãn cùng một nhu cầu khách hàng Như vậy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng Ngoài ra còn về giá, chất lượng, các yếu tố môi trường…
1.3.1.2 Những yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Hình 2: Chuỗi giá trị của công ty
Quản trị có 4 chức năng cơ bản là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được mục tiêu.
Theo Philips Kotler, marketing bao gồm 4 công việc cơ bản:
- Phân tích khả năng của thị trường;
- Lựa chọn thị trường mục tiêu;
- Soạn thảo chương trình marketing mix (sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị);
- Tiến hành các hoạt động marketing;
Sản xuất, công nghệ và quản trị chất lượng.
Bao gồm các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ Quá trình quản trị sản xuất- tác nghiệp gồm 5 chức năng:
Nghiên cứu và phát triển
Mục đích: phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt giá thành hay cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự thành công của công ty Cho dù chiến lược có đúng đến mấy, nó cũng không mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc hiệu quả.
Tài chính - kế toán Điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của công ty và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư Các chức năng chính của tài chính - kế toán gồm 3 loại quyết định: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định về tiền lãi cổ phần.
Hình thức kinh doanh quốc tế
1.4.1 Theo hình thức thương mại
Hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ một quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia đó nơi được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Xuất khẩu gồm 2 loại là:
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động theo đó doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hóa ở thị trường trong nước rồi trực tiếp bán cho người mua ở thị trường nước ngoiaf mà không sử dụng các trung gian thương mại.
- Xuất khẩu qua trung gian:
Xuất khẩu qua trung gian là hình thức xuất khẩu hàng hóa khi nhà xuất khẩu không làm việc trực tiếp với người nhập khẩu ở nước ngoài mà sẽ thông qua một bên thứ ba thường được gọi là trung gian thương mại để thực hiện các phần công việc liên quan
5 dạng thức chính liên quan đến xuất khẩu gián tiếp:
+ Đại lý thu mua xuất khẩu: đại diện cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân ở nước ngoài đang có nhu cầu mua hàng.
+ Môi giới: đứng giữa kết nối thông tin để bên bán hàng ở trong nước và bên mua hàng ở nước ngoài có thể tiếp xúc và giao dịch với nhau.
+ Công ty quản lý xuất khẩu: công ty chịu trách nhiệm nhận ủy thác và quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất khác nhau.
+ Công ty thương mại: doanh nghiệp hoạt động nhưu nhà phân phối độc lập với chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty sản xuất và xuất khẩu trong nước để đưa các hàng hóa và dịch vụ đến với khách hàng ở thị trường nước ngoài. + Hợp tác xuất khẩu: công ty sản xuất dùng mạng lưới phân phối của doanh nghiệp khác để bán các sản phẩm của mình rên thị trường nước ngoài. Ưu điểm
- Ít rủi ro và không tốn quá nhiều chi phí;
- Mở rộng thị trường và đa dạng hóa khách hàng;
- Liên tục nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Nhược điểm: Xuất khẩu gián tiếp có thể khiến doanh nghiệp xa rời thị trường và khách hàng.
Nhập khẩu là việc đưa hàng hóa hay nguyên vật liệu từ bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia hoặc từ khu vực đặc biệt như khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, sản xuất, hoặc để chờ tái xuất. Ưu điểm:
+ Có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh;
+ Bám sát được thị trường;
+ Kiểm soát chặt chẽ các phần công việc.
- Nhập khẩu qua trung gian: Giúp tận dụng kinh nghiệm của bên trung gian. Nhược điểm:
- Nhập khẩu trực tiếp: Tiềm ẩn rủi ro nếu doanh nghiệp không có kinh nghiệm.
- Nhập khẩu qua trung gian:
+ Phải trả chi phí ủy thác;
+ Có thể rơi vào thế bị động trước các tình huống phát sinh.
Là giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu Mục đích trao đổi không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà thu về hàng hóa khác có giá trị tương đương.
Một số hình thức mua đối lưu:
- Hàng đổi hàng (barter): gồm có bán đổi hàng trực tiếp và bán đổi hàng tổng hợp.
- Mua đối lưu (counter purchase): hay còn gọi là mua của nhau, hoặc mậu dịch song song.
- Mua lại sản phẩm (buy back): một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc bằng sáng chế, bí quyết, kĩ thuật cho bên khác và đồng thời cam kết mua lại toàn bộ sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc do bí quyết kỹ thuật mà họ tạo ra.
- Hình thức bù trừ (compensation): hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên cơ sở ghi trị giá hàng hóa giao và nhận Đến cuối kì hạn hai bên mới đối chiếu sổ sách, so sánh giữa giá trị hàng thực giao và thực nhận.
- Chuyển nợ (switch trading): bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền hàng cho một bên thứ ba để bên thứ ba này trả tiền.
- Giao dịch bồi hoàn (offset): các bên đổi hàng hóa hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và ân huệ. Ưu điểm:
+ Tạo thuận lợi cho các quốc gia không có khả năng tài chính giao dịch với các nước khác.
+ Giúp thuận lợi trong việc chuyển lợi nhuận về nước.
+ Không phải lúc nào cũng sử dụng được vì có thể một trogn các bên không có khả năng nhập khẩu lại.
+ Gặp khó khăn strong việc định giá thị trường cho các loại hàng hóa để trao đổi.
1.4.2 Theo hình thức thông qua hợp đồng
1.4.2.1 Hợp đồng thuê ngoài hoạt động sản xuất
Doanh nghiệp thuê một đối tác ở nước ngoài để sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu của mình và theo đúng quy cách, phẩm chất cũng như mẫu thiết kế mà mình đưa ra. Thường có sự tham gia của hai chủ thể chính gồm: thuê ngoài hoạt động sản xuất và nhà sản xuất theo hợp đồng.
Công ty đặt ngoài sản xuất với mong muốn đưa sản phảm của mình vào một thị trường vụ thể sẽ tiến hành lựa chọn nhà sản xuất phù hợp đang hoạt động ở thị trường đó.
Nhà sản xuất theo hợp đồng ở thị trường nước ngoài là doanh nghiệp chuyên đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, và thuê nhân lực để sản xuất một số sản phẩm nhất định. Ưu điểm:
- Có thể tiết kiệm chi phí và các nguồn lực cần thiết;
- Tận dụng công nghệ và năng lực sản xuất của đối tác;
- Linh hoạt trong khâu sản xuất;
- Tập trung phát triển năng lực cốt lõi của mình.
- Nhuy cơ mất kiểm soát đối với hoạt động sản xuất các sản phẩm.
- Rủi ro về bản quyền đối với sở hữu trí tuệ và có thể tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới.
- Nguy cơ thiếu linh hoạt trong điều chỉnh nguồn cung sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.4.2.2 Hợp đồng cấp phép kinh doanh quốc tế
Bên được cấp phép được sử dụng các tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, thiết kế công nghiệp, bí quyết kinh doanh hay những tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn mác sản phẩm do bên cấp phép trao cho trong một khoảng thời gian xác định và trên một phạm vi địa lý cụ thể.
Một số cách thức phân loại:
+ Hợp đồng sử dụng giấy phép độc quyền;
+ Hợp đồng sử dụng giấy phép thông thường;
+ Hợp đồng sử dụng giấy phép chéo hình thành. Ưu điểm:
+ Tận dụng cơ sở hạ tầng và các nguồn lực của bên được cấp phép tại nước sở tại; + Ít chịu rủi ro hơn do luôn đảm bảo được nguồn thu từ phí cấp phép;
+ Có thể tiến vào một số thị trường có nhiều rào cản;
+ Có thể hạn chế được tình trạng bị gian thương lén sao chép và giả kiểu dáng thiết kế.
+ Nguy cơ mất kiểm soát đối với các sở hữu trí tuệ hay các tài sản vô hình mà mình đang nắm giữ;
+ Bên nhận cấp phép có thể trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai. 1.4.2.3 Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Bên nhận quyền được cấp quyền bán hoặc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo cùng một kế hoạch kinh doanh hay hệ thống tiếp thị mà bên nhượng quyền đưa ra trong phạm vi địa lý và khoảng thời gian xác định.
TỔNG QUAN VỀ UBER
Lịch sử hình thành và phát triển
2008: Một đêm lạnh giá ở Paris Ý tưởng kinh doanh dịch vụ gọi xe đến "vào một buổi tối mùa đông lạnh giá ở Paris", theo trang web của Uber Thời điểm đó, doanh nhân Travis Kalanick và kỹ sư máy tính Garrett Camp không thể gọi taxi nên họ đã nảy ra ý tưởng về dịch vụ gọi xe công nghệ Uber.
Công ty được thành lập tại San Francisco với tên gọi UberCab Trong phần thuyết trình kêu gọi vốn đầu tư, Kalanick và Camp miêu tả đây là dịch vụ xe hơi chuyên nghiệp, cung cấp giải pháp thay thế nhanh hơn và sang trọng hơn taxi truyền thống, có thể đặt được qua ứng dụng dành cho thiết bị di động.
2010: Những chiếc ô tô đầu tiên lăn bánh
Kalanick được bổ nhiệm làm CEO của Uber Ngày 5/7/2010, dịch vụ có khách hàng đầu tiên ở một con đường của San Francisco Ngay sau đó, hai nhà sáng lập bị yêu cầu ngừng hoạt động của Uber cùng lời đe dọa bị phạt tiền hoặc thậm chí là ngồi tù.
2011: Ra mắt tại New York
Uber ra mắt tại New York và vấp phải sự phản đối lớn Thời điểm này, công ty vừa kết thúc vòng gọi vốn series A, đạt mức định giá 60 triệu USD Sau đó, công ty ra mắt tại Pháp, quốc gia đầu tiên bên ngoài nước Mỹ.
Chuyến đi đầu tiên của Uber tại London diễn ra vào tháng 6/2012 Tiếp đó, Uber ra mắt tại Amsterdam Sau này, đây là trụ sở chính cho hoạt động kinh doanh ở Châu u của công ty Đến tháng 10/2012, Uber đã có mặt tại 20 địa điểm khác nhau trên thế giới, theo trang web của hãng.
Uber ra mắt tại hơn 40 địa điểm mới trên toàn thế giới, bao gồm Ý, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga cùng một số nước châu Phi.
2014: Tranh cãi về God View
David Plouffe - cựu trợ lý của ông Barack Obama, được công ty thuê để lãnh đạo nhóm chính sách của Uber vào tháng 8/2014 Tháng 11 năm đó, một giám đốc cấp cao của công ty bị điều tra vì dùng God View (công cụ cho phép theo dõi chuyển động của bất kỳ khách hàng nào) với một nhà báo 1 tháng sau, Uber gọi vốn thành công 1,2 tỷ USD và được định giá 40 tỷ USD, hoạt động tại 250 địa điểm trên toàn thế giới.
2015: Cột mốc 1 tỷ chuyến đi trên toàn cầu
Văn phòng Uber ở Amsterdam bị kiểm tra vì hoạt động bất hợp pháp Để đối phó, công ty đã triển khai công cụ mang tên "công tắc tiêu diệt" có tác dụng tắt quyền truy cập vào máy tính khi nhà chức trách vào văn phòng.
Cùng thời gian này, các cuộc biểu tình chống Uber bắt đầu nổ ra nhiều hơn ở Pháp Thậm chí, tài xế taxi truyền thống còn tấn công những tài xế được cho là làm việc cho Uber Còn ở Mỹ, một nhóm tài xế đã đệ đơn kiện tập thể chống lại Uber và Lyft với cáo buộc không được hưởng các quyền lợi của nhân viên.
Cũng trong năm 2015, Uber tuyên bố đã thực hiện 1 tỷ chuyến đi trên toàn thế giới kể từ khi ra mắt năm 2010 Không lâu sau, Uber Eats - dịch vụ giao đồ ăn của hãng, ra mắt tại Chicago, Los Angeles và New York.
2016: Rút lui khỏi Trung Quốc
Tháng 8/2016, Uber bán các hoạt động tại Trung Quốc của mình cho Didi Đây là bước rút lui lớn đầu tiên đối với một công ty đang nỗ lực mở rộng như Uber1 tháng sau, Uber ra mắt chương trình thử nghiệm xe tự lái đầu tiên ở Pittsburgh, sau đó gấp rút triển khai chương trình thử nghiệm xe tự lái ở San Francisco vào tháng 12.
Scandal đầu tiên đến từ việc cựu nhân viên Susan Fowler đăng một bài viết trên blog miêu tả chi tiết về nạn phân biệt giới tính và quấy rối mà cô gặp phải tại Uber Sau đó, nhiều vi phạm khác của công ty được đưa ra ánh sáng, dẫn sự ra đi của một số giám đốc cấp cao.
Tiếp đến, Google đâm đơn kiện Uber với cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại từ đơn vị phát triển xe tự lái của họ (Google) Để giải quyết các lùm xùm, Uber đã mở cuộc điều tra về tất cả các vấn đề Kết quả là Kalanick nhận phần lớn trách nhiệm và từ chức. Dara Khosrowshahi được tuyển làm người thay thế Kalanick đảm nhiệm vị trí CEO. Theo thống kê, năm 2017, Uber lỗ ròng 4,5 tỷ USD.
2018: Grab, Google và 10 tỷ chuyến đi
Uber bán hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á của mình cho đối thủ cạnh tranh Grab 1 năm sau khi bán các hoạt động tại Nga cho một đối thủ khác Uber giải quyết vụ kiện về bí mật thương mại với Google bằng khoản tiền 245 triệu USD.
Công ty tuyên bố đã tăng gấp đôi số chuyến đi chỉ trong hơn 1 năm, từ 5 tỷ vào tháng 5/2017 lên 10 tỷ vào tháng 10/2018.
Ngày 10/5/2019, Uber chính thức lên sàn chứng khoán New York Công ty tuyên bố đạt 111 triệu người dùng trong quý IV/2019, thực hiện 6,9 tỷ chuyến đi trong năm đó và có 3,8 triệu tài xế trên toàn thế giới.
Trong năm đó, Kalanick bán hơn 2,5 tỷ USD cổ phiếu Uber và từ chức trong hội đồng quản trị.
2020: Tạm biệt xe tự lái
Uber bán mảng xe tự lái của mình cho Aurora, chấm dứt tham vọng phát triển một phương tiện có thể thay thế người lái xe từ lâu Sau đó, Uber mua lại đối thủ cạnh tranh giao hàng Postmate và sáp nhập với Uber Eats, báo hiệu sự ưu tiên cho mảng giao đồ ăn.
2021: Kỷ lục về số lượng người dùng hoạt động
Tổng quan thị trường Việt Nam
Với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay, thị trường gọi xe trực tuyến (gọi xe công nghệ) trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng được ví như “miếng bánh ngon” hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, thời điểm năm 2014, ngoài xe taxi truyền thống, tại Việt Nam, sự xuất hiện của một số ứng dụng gọi xe kết nối tài xế với khách hàng với các tên tuổi như Grab, Uber… đã làm thay đổi bộ mặt của ngành vận tải Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Việt Nam mới chỉ có quy định về hợp đồng bằng giấy giữa đơn vị kinh doanh vận tải với khách hàng, mà chưa có quy định về hợp đồng điện tử
Ngày 19/10/2015, Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm mô hình mới này tại một số địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và khánh Hòa với
10 đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm kết nối đăng ký tham gia.
Sau 7 năm phát triển, thị trường gọi xe trực tuyến Việt Nam đã có sự bùng nổ với hơn 20 nền tảng khác nhau ra đời Đến nay, có khoảng 67.000 xe taxi, 90.000 xe hợp đồng đã đăng ký kinh doanh và được cấp phù hiệu. Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Phòng Quản lý thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhận định, thị trường gọi xe trực tuyến thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, thị trường này có dịch vụ ngày càng đa dạng và quy mô thị trường lớn với mức tăng trưởng cao thứ 2 chỉ sau thị trường thương mại điện tử bán lẻ.Dù có sự bùng nổ, tuy nhiên trong 2 năm qua (2020-2021), dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, có những thời điểm hoạt động cung cấp dịch vụ gọi xe trực tuyến bị gián đoạn Khắc phục khó khăn đó, các nền tảng gọi xe trực tuyến đã tăng cường mở rộng, bổ sung các dịch vụ khác như giao hàng, thanh toán điện tử, giao đồ ăn…
Có thể thấy rõ sự “xoay sở” khá linh hoạt của các hãng xe công nghệ khi đại dịchCovid-19 diễn ra Các nền tảng gọi xe trực tuyến đã tăng cường mở rộng, bổ sung các dịch vụ khác và liên tục giới thiệu các dịch vụ mới trên nền tảng của mình nhằm thích nghi với hoàn cảnh, đồng thời, đáp ứng nhu cầu của người dân trong mùa dịch” - ông Nguyễn Hữu Tuấn nhận định.
Dẫn số liệu của Statista năm 2020, bà Trần Phương Lan - Trưởng phòng Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam, gồm: Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99% Điều này cho thấy, mức độ tập trung thị trường đang ở mức khá cao. Đại diện cơ quan cạnh tranh cũng cho biết, đối với những thị trường đặc thù như thị trường của các nền tảng số, khi đánh giá mức độ cạnh tranh, thay vì yếu tố thị phần, cơ quan cạnh tranh các quốc gia chủ yếu xem xét các yếu tố rào cản gia nhập và mở rộng thị trường Ngoài rào cản về tài chính, hiệu ứng mạng lưới gián tiếp giữa các nhóm người dùng trên nền tảng và dữ liệu người dùng cũng được các cơ quan cạnh tranh ưu tiên xem xét khi đánh giá cạnh tranh trên thị trường gọi xe công nghệ.
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH CỦA UBER
Lý do Uber quyết định đầu tư vào thị trường toàn cầu
3.1.1 Nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư
Những khoản đầu tư thường xuyên nhanh chóng đến từ các triệu phú đã góp phần nâng cao giá trị của Uber lên đáng kể Tháng 1/2011, hãng xe này gọi vốn thành công với con số 11 triệu USD trong vòng Series A để tăng trưởng và 37 triệu USD vào cuối năm đó.
Chưa dừng lại ở đó, Shervin Pishevar - được biết đến là nhà đầu tư mạo hiểm khác của Uber nhận được tiềm năng phát triển mạnh mẽ đã quyết chí đầu tư vào hãng xe với tổng giá trị trên 20 triệu USD Tháng 8/2013, Vòng kêu gọi vốn trong Series C đã mang lại cho Uber số tiền khoảng 258 triệu USD và phát triển rộng ra các quốc gia Nam Á và châu Phi Đến Giữa tháng 6 năm 2014, vòng Series D chính là cơ hội hốt bạc tiếp tục của Uber khi hãng xe thành công trong việc kêu hội gọi vốn tốt lên đến 1.2 tỷ USD Cuối cùng, chỉ trong vòng 3 năm từ 2011 đến 2014, giá trị của Uber đã đã có một bước nhảy vọt từ 60 triệu lên mốc khoảng 17 tỷ USD.
Cùng với vị trí trung tâm của giới đầu tư, Uber không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động lẫn loại hình dịch vụ cung cấp Vài tháng sau khi gọi vốn thành công lần đầu tiên, Uber mở rộng phạm vi ra khỏi San Francisco, bắt đầu lấn sân sang địa bàn NewYork Tháng 11/2011, Uber tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tới châu u với điểm thử nghiệm đầu tiên là Paris Vào giữa năm 2013, UberX - một dịch vụ khác của Uber ra đời và bắt đầu xuất hiện trên thị trường Luân Đôn.
Từ những năm 2014 đến 2016, những cơn mưa đầu tư đã đổ dồn về Uber tiêu biểu như kêu gọi thành công trên 3 tỷ Đô la Mỹ trong vòng Series E qua các năm Quỹ đầu tư khổng lồ giúp Uber làm được vận mệnh và mở ra cơ hội phát triển của xe công nghệ tại các thị trường toàn thế giới Doanh nghiệp bắt đầu tiếp cận những thị trường tiềm năng nhất của châu lục đông dân nhất như Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á Uber Cardo cũng ra đời trong thời điểm này Với sự phát triển mạnh mẽ, Uber đã tạo ra ra làn sóng di chuyển bằng công nghệ dành cho đa dạng đối tượng.
Tính đến cuối năm 2014, Uber đã có 8 triệu người dùng và 160.000 lái xe, có mặt tại trên 250 thành phố của 50 quốc gia và được các nhà tư bản định giá ở 40 tỷ USD. Hiện nay, Uber là một trong số ít các công ty công nghệ trên thế giới được định giá hơn
80 tỷ đô la Uber đã nhận được khoản tài trợ vốn chủ sở hữu là 25,2 tỷ đô la và có mặt ở
633 thành phố trên toàn thế giới với số lượng người sử dụng Uber chạm mốc 110 triệu người.
3.1.2 Thành công trong mô hình kinh tế chia sẻ
Uber là một cuộc cách mạng trong ngành vận tải trên toàn thế giới, đồng thời cũng là một ví dụ điển hình về thành công trong “nền kinh tế chia sẻ”.
Bằng dịch vụ chia sẻ xe, Uber đã mang đến cơ hội sử dụng hiệu quả hơn những phương tiện giao thông, đặc biệt là khi chúng không hoạt động Đây là một cơ hội lớn cho những người sở hữu xe và muốn kiếm thêm thu nhập từ việc chia sẻ xe của mình với người khác thông qua hệ thống của Uber Chính những sự kết nối những người có nhu cầu với nhau đã giúp giải quyết việc hạn chế xe lưu thông ở một số nước vì vấn đề môi trường và xã hội.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, mô hình kinh doanh của Uber còn quá mới lạ ở thời điểm đó, đến mức chưa có một luật lệ nào quy định cụ thể về hoạt động của họ. Ngay cả khi Uber đã đạt được những thành công nhất định, người ta vẫn còn hoài nghi và liên tục tranh cãi về hoạt động kinh doanh của hãng.
3.1.3 Yếu tố công nghệ hiện đại
Yếu tố công nghệ cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc giúp Uber đạt được những lợi thế nhất định về tốc độ, sự tiện lợi và giá dịch vụ
Thông qua một ứng dụng của điện thoại thông minh, người dùng có thể đưa ra yêu cầu về hành trình của mình và tài xế sẽ truy cập và phản hồi lại nhu cầu đó Khách hàng có thể đặt chuyến đi với các tài xế gần nhất, xem chính xác giá của họ là bao nhiêu và theo dõi vị trí tài xế thông qua ứng dụng Tài xế có thể lựa chọn nhận chuyến đi hay không dựa trên điểm số của khách hàng; nếu họ từ chối, thì yêu cầu sẽ được chuyển sang cho tài xế tiếp theo gần khách hàng nhất Người dùng cũng có thể hủy các chuyến đi trước hoặc sau khi tài xế của họ đến, nhưng sẽ phải trả một khoản phí nếu hủy chuyến đi
2 phút sau khi đặt yêu cầu hoặc nếu họ mất 5 phút hoặc lâu hơn để gặp tài xế của họ. Một trong những điểm ưu việt của Uber so với taxi truyền thống là nó có sẵn thuật toán để tính toán chi phí dựa trên thời gian ước tính và khoảng cách di chuyển định vị bởi GPS.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian đặc biệt như những ngày có thời tiết xấu, giờ cao điểm hoặc ngày lễ, Uber tính phí nhiều hơn trên mỗi dặm, dựa trên số lượng tài xế có sẵn và yêu cầu đi xe trong khu vực Đó là một trong những dòng doanh thu tạo ra lợi nhuận cao nhất của công ty Uber cũng áp dụng mức giá dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào loại xe khách hàng muốn đi, như là Economy, Premium, Extra Seats và một số loại khác. Bên cạnh đó, thanh toán cũng được thực hiện tự động với thẻ tín dụng của khách hàng Công ty sẽ giữ lại tiền hoa hồng cho mình và chuyển phần còn lại cho tài xế Dựa vào đó, để thu hút các tài xế mới và giữ lại những người hiện tại, Uber chỉ giữ 20 - 25% giá dịch vụ và phần còn lại là của các tài xế.
3.1.4 Cơ hội và rủi ro
+ Sức cạnh tranh tăng do có lợi thế về công nghệ, từ đó dẫn đến cơ hội chiếm lĩnh thị trường lớn;
+ Tiếp cận nhanh chóng đến nhiều thị trường mới như Đông Nam Á, Trung Quốc… bằng việc mang đến trải nghiệm taxi công nghệ mới, hiện đại, rẻ hơn (áp được cả mã giảm giá; biết về lộ trình của tài xế sẽ đi…), khắc phục điểm yếu cố hữu mà các hãng taxi truyền thống không làm được;
+ Mô hình kinh tế mới, đơn giản cho phép gia nhập thị trường nhanh chóng, tránh được rào cản về luật pháp ở một số quốc gia;
+ Do áp dụng mô hình kinh tế “chia sẻ” – Uber không sở hữu xe nên có thể giảm thiểu rủi ro về tài sản của công ty;
+ Thu hút được nhiều nguồn đầu tư lớn mạnh do hoạt động trong thị trường có nhiều tiềm năng;
+ Lợi thế giá cả, tạo mặt bằng giá mới Tại thời điểm tham gia thị trường, giá cước của Uber rẻ gần như chỉ bằng một nửa các hãng taxi truyền thống Mức cước Uber công bố thời điểm đó chỉ bao gồm 5.000 phí mở cửa, 4.999 đồng cho mỗi km và 300 đồng cho mỗi phút di chuyển.
+ Mô hình kinh tế mới lạ đi kèm với những vấn đề lùm xùm xung quanh pháp luật Thời gian đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam, Uber đã vướng phải lùm xùm liên quan đến vấn đề nợ thuế…
Phương thức kinh doanh quốc tế của Uber
- Chiến lược kinh doanh quốc tế:
Chiến lược toàn cầu: Uber tiếp cận thị trường bằng cách giữ nguyên mô hình One-
Size-Fits All như ở quê nhà Hoa Kỳ Sau khi chọn điểm đến, nước cờ đầu tiên của Uber là phục vụ những chuyến xe hạng sang nhưng rẻ hơn 25% so với taxi truyền thống và khi đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, hãng tiếp tục thỏa thuận và hợp tác với những tài xế tầm trung.
- Hình thức kinh doanh quốc tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Công ty con sở hữu toàn phần– : Công ty trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam
+ Để đặt xe của Uber, người dùng chỉ cần tải phần mềm ứng dụng sử dụng trên điện thoại thông minh để gửi yêu cầu của mình đến tài xế taxi Một cách thức rất đơn giản và đang được nhiều hãng taxi khác áp dụng.
+ Một điều rất đặc biệt ở những chiếc xe taxi Uber chính là không có biển hiệu, điều này mang một ý nghĩa là họ không hề giống taxi truyền thống Nếu muốn sử dụng dịch vụ của Uber, khách hàng chỉ cần mở ứng dụng, nhập điểm đến đến và lựa chọn loại xe mình muốn đi Quá trình tính phí sẽ được thực hiện nhanh chóng, việc còn lại là có chấp nhận mức phí hãng đưa ra hay không.
+ Sau khi đã đặt xe xong, khách hang chỉ cần đợi trong vòng vài phút ngắn ngủi để tài xế Uber gần đó nhận chuyến Khi tài xế đã nhận chuyến thì lúc này ứng dụng sẽ hiển thị thông tin sơ lược về chuyến xe, gồm thông tin tài xế, thông tin xe, thời gian đợi xe…
Như vậy, “Hành khách” tạo ra nhu cầu, “Người lái xe” đáp ứng nhu cầu và Uber cung cấp dịch vụ, đóng vai trò là trung gian hỗ trợ để làm cho tất cả điều này diễn ra liền mạch trên nền tảng di động.
- Thuận lợi và hạn chế:
Vì là thương hiệu nổi tiếng nên dễ gây được sự chú ý đối với sản phẩm và dịch vụ của hãng;
Uber cung cấp nhiều loại xe khác nhau; khách hàng có thể chọn những loại xe phù hợp với nhu cầu và tình trạng tài chính Ví dụ như dịch vụ xe Sedan sang trọng sẽ phù hợp với nhóm khách hàng có nhu cầu đi xe cao cấp;
Mô hình mới, ít đối thủ cạnh tranh giúp Uber dễ dàng hơn để thu hút những khách hàng quan tâm đến loại hình dịch vụ gọi xe công nghệ này;
Mô hình kinh doanh của Uber chứa đầy đủ những điểm thành công trong thời đại Internet: tận dụng nguồn lực sẵn có, lợi ích liên kết của điện thoại di động, cắt bỏ một số lớp chi phí trung gian…, và việc quan trọng nhất là với số tiền đầu tư có được, Uber dư khả năng giữ giá cước nhỏ hơn các đối thủ truyền thống 20-35% trên bất kỳ thị trường nào Vì vây, chỉ trong một thời điểm ngắn, Uber đã trở thành đối thủ cạnh tranh đầy sức mạnh, có tất cả các trị giá mơ ước như nhãn hiệu, tài chính, công nghệ, xu hướng thị trường…
Chất lượng dịch vụ của Uber tỏ ra vượt trội so với taxi truyền thống do công cụ đánh giá chất lượng trực tiếp trên điện thoại di động và biện pháp thưởng phạt lái xe dựa trên kết quả kiểm tra của khách hang, giúp tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng;
Giao diện của ứng dụng trực quan, sinh động, dễ sử dụng Hành khách và tài xế có thể giao tiếp trên ứng dụng Điều này có lợi cho cả hai bên và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng ứng dụng;
Thời gian làm việc linh hoạt cho các tài xế của Uber khi họ không thể làm việc toàn thời gian Uber có thể thu hút nguồn nhân lực lớn mà không tốn nhiều chi phí tuyển dụng;
Giá thành khi sử dụng dịch vụ Uber là rẻ hơn so với taxi truyền thống Giá thành rẻ hơn luôn luôn là một lợi thế và điều đó là tương tự trong trường hợp của Uber và taxi khác.
+ Hạn chế: Sự xuất hiện của Uber là một mối đe dọa đến dịch vụ taxi khác nên chắc chắn sẽ có rất nhiều sự phản đối đối từ các đại lý xe taxi khác Ngoài ra, còn có nhiều lời buộc tội sai không rõ nguồn đã xuất hiện và có thể làm hỏng hình ảnh của Uber.
Tình trạng này kéo dài khiến mọi người hình thành nên 1 hình ảnh tiêu cực đối với công ty.
Ảnh hưởng của môi trường từng khu vực đến hoạt động đầu tư kinh doanh 26 1 Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa
3.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa
Giai đoạn 2012 - 2014, Đông Nam Á được Uber đánh giá là một thị trường màu mỡ với rất nhiều tiềm năng và cơ hội kinh doanh Môi trường văn hoá cũng có những ảnh hưởng không nhỏ lên doanh nghiệp Uber, quyết định thành công của doanh nghiệp này.
Vì vậy, việc tìm hiểu rõ văn hoá, lối sống của thị trường mình tham gia sẽ giúp Uber có được lợi thế cạnh tranh rất lớn. Ưa chuộng phương tiện giao thông cá nhân: Đông Nam Á là nơi tiêu thụ nhiều xe máy nhất trên thế giới mỗi năm Điều đó phản ánh phần nào bức tranh chung về sở hữu phương tiện giao thông của người dân nơi đây, nơi xe máy vẫn là loại hình phổ biến và dễ tiếp cận hơn nhiều so với ôtô Người Đông Nam Á ít sử dụng phương tiện giao thông công cộng, vẫn ưa chuộng sử dụng phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy. Người dân chỉ thực sự cần tới các dịch vụ như vậy trong những tình huống khẩn cấp hay bất đắc dĩ.
Thói quen sử dụng tiền mặt: Hầu hết người dân Đông Nam Á có thói quen sử dụng tiền mặt, và họ chỉ thanh toán cho một dịch vụ khi nó được cung cấp đầy đủ và hài lòng. Một ứng dụng ghi nợ trên thẻ tín dụng tự động như Uber thời gian đầu sẽ khiến người dùng mất quyền kiểm soát đối với vấn đề thanh toán Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật ở các quốc gia Đông Nam Á thời điểm đó, cụ thể như Việt Nam, vẫn chưa thực sự được chặt chẽ Vì vậy, việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ là lựa chọn an toàn và tối ưu hơn, mà cho tới sau này Uber mới bắt đầu triển khai hình thức thanh toán bằng tiền mặt này.
Kỹ năng ứng dụng công nghệ: Lợi thế của một nền tảng công nghệ phức tạp có ý nghĩa gì khi mà các tài xế không thể đọc bản đồ Qua trải nghiệm của khách hàng khi đặt xe, phần lớn các lái xe sẽ gọi điện hỏi xem khách đang ở đâu và làm cách nào anh ta có thể tới chỗ khách hàng Một lượng lớn tài xế đến từ các vùng nông thôn và họ gần như chưa bao giờ cần phát triển và tìm hiểu về các kỹ năng đó.
Bên cạnh thị trường Đông Nam Á, châu Phi cũng là thị trường được Uber đánh giá cao do dân số lớn Tuy nhiên, vì chất lượng cuộc sống của người dân châu Phi chưa cao nên việc di chuyển bằng ô tô khá là xa xỉ Uber khó có thể gia nhập thị trường này dù bằng ứng dụng giá rẻ và vô cùng tiết kiệm.
3.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường chính trị
Các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế chính trị - luật pháp tại khu vực đó.
Có một số thành viên trong khu vực Đông Nam Á có nền chính trị chưa hẳn ổn định như Thái Lan (trong 66 năm đã xảy ra 33 cuộc đảo chính do có quá nhiều đảng phái chính trị), Myanmar, Philippines, Indonesia (do nạn tham nhũng nặng nề của giới cầm quyền xung quanh tổng thống và sự cách biệt quá lớn giữa các tầng lớp xã hội) Điều này ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á.Thái Lan cũng có kế hoạch ra mắt ứng dụng di động gọi xe trên điện thoại di động của mình là Taxi OK Ứng dụng này sẽ cho phép hành khách gọi các taxi do chính phủ thông qua với hệ thống định vị GPS và camera giám sát và sẽ phá vỡ các dịch vụ lái xe của Uber Ngoài ra, chính trị Thái Lan đang gặp bất ổn, hoạt động của các doanh nghiệp bất kể trong hay ngoài nước đều không thể “khởi sắc” Chính vì vậy, sự nhạy cảm trong biến động chính trị ngăn cản sự phát triển rộng rãi của mạng lưới Uber, khiến công ty không thể khai thác hết tiềm năng của thị trường này, dẫn đến đem lại mức lợi nhuận không cao.
3.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế
Các yếu tố, diễn biến kinh tế trên thị trường toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không riêng gì Uber.
Năm 2020, kinh tế toàn cầu suy giảm trên diện rộng do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 Phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm
Kể từ khi Uber gia nhập thị trường Việt Nam, thì nền kinh tế chia sẻ mới chính thức bắt đầu tại nước ta Đây cũng vừa là cơ hội và vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp như Uber Bởi một doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ có thể liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng khi đăng ký ngành nghề kinh doanh rất lúng túng, không biết đăng ký ở đâu, xin phép từng ngành nghề như thế nào Bởi kinh tế chia sẻ có những đặc thù riêng, khó áp theo thủ tục đăng ký kinh doanh đang được áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh truyền thống Điều này khiến Uber gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các hãng taxi truyền thống khác như Group, Mai Linh…
Cùng với đó, mức chiết khấu mà Uber dành cho tài xế lái xe khoảng 25,5%; tài xế còn phải đóng thêm 4,5% thuế thu nhập cá nhân, đã tạo nên gánh nặng cho các tài xế vay mua xe phải rơi vào tình thế thu nhập bị siết chặt, giá xăng tăng, mức chiết khấu tăng, nợ ngân hàng còn nhiều Khi thu nhập giảm mạnh, nhiều chủ xe chạy Uber phải chuyển hướng bán xe hoặc đầu quân cho taxi truyền thống dẫn đến lượng xe ngày một giảm khiến cho giá tăng lên (Theo một khảo sát tại Hà Nội dù không phải giờ cao điểm, mức hệ số phổ biến của taxi Uber X – taxi bình dân, vẫn dao động từ 1,4 đến 2,7 lần so với thông thường khiến mức cước thực tế mà người dùng phải trả dao động tăng lên mức 13.000 - 16.000 đồng/km thay vì mức 6.000 đồng/km thông thường Vào giờ cao điểm, hệ số nhân này có thể lên tới 4,9 lần mức cơ bản đẩy giá cước tối thiểu lên 24.500 đồng, giá cước 24.500 đồng/km, cước chờ 1.470 đồng/phút và mức cước lúc này bị đẩy tới 31.410 đồng/km).
3.3.4 Các yếu tố thuộc môi trường luật pháp
Việc thiếu các quy định pháp lý đã gây ra những vấn đề bất cập về chủ thể môi giới, chủ thể được môi giới, nghĩa vụ nộp thuế của Uber trong những năm hoạt động tại thị trường Đông Nam Á. Ở Thái Lan, những chế tài, quy định pháp luật quản lý và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp được áp dụng đều là những chế tài, quy định liên quan đến dịch vụ vận tải.Bởi vậy, có thể thấy Thái Lan, Uber được xem như một công ty vận tải thay vì công ty công nghệ như trên giấy tờ đăng ký và tuyên bố công ty và công ty buộc phải đối mặt với những quy định, pháp luật về lĩnh vực dịch vụ vận tải chặt chẽ của thị trường Thái Lan bên cạnh những quy định về công nghệ thông tin Chính sự khác biệt này đã dẫn đến rất nhiều khó khăn, thách thức, tăng thêm gánh nặng về pháp luật doanh nghiệp trong suốt khoảng thời gian thâm nhập và hoạt động tại Thái Lan.
Khi thâm nhập các thị trường quốc tế, đi đến đâu, Uber cũng gặp trở ngại pháp lý. Đến cuối năm 2015, Uber có liên quan đến 173 vụ kiện Tình trạng pháp lý của Uber tại Việt Nam cũng tương tự Hiệp hội taxi TPHCM liên tiếp đề nghị Sở GTVT Thành phố cấm hoạt động kinh doanh của Uber do cho rằng đó là kinh doanh taxi trá hình Lí lẽ phủ nhận tính hợp pháp của Uber được nêu ra bởi Hiệp hội taxi TPHCM trong các vụ kiện và của một số chuyên gia, dựa trên Nghị định 96/2014/NĐ-CP, Thông tư 63/2014/TT- BGTVT và Luật doanh nghiệp.
Ngoài ra, London (Anh) đã tuyên bố sẽ không gia hạn giấy phép hoạt động cho Uber, với lý do cách thức hoạt động hiện tại của hãng không đảm bảo an toàn cho hành khách.
Bên cạnh London (Anh), Italia cũng sớm cấm cửa Uber sau khi các nhà làm luật khẳng định cách thức kinh doanh của hãng này “cạnh tranh không lành mạnh” Dịch vụ của Uber bị chặn và hãng cũng không được phép quảng cáo
Tại tất cả các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, mô hình hoạt động của dịch vụ gọi xe giá rẻ UberPop (kết nối hành khách với tài xế tư nhân không có giấy phép hành nghề taxi) không được pháp luật cho phép Vì thế, hãng đã phải rút dịch vụ này tại toàn bộ bán đảo Scandinavia Khá nhiều xe UberPop đã bị nhà chức trách truy quét và thu giữ trong những tháng qua Kể cả khi Uber tạm dừng dịch vụ, hệ lụy để lại cho tài xế vẫn rất nặng nề: họ phải đối mặt với việc bị tịch thu giấy phép lái xe, thậm chí cả xe.
Các đối thủ cạnh tranh
3.4.1 Tại Đông Nam Á Đối thủ chính của Uber tại Đông Nam Á là Grab, với tên gọi trước đây là GrabTaxi Từ một ứng dụng bên thứ ba cung cấp dịch vụ gọi xe taxi thuận tiện, Grab ngày càng mở rộng và hướng tới mô hình kinh doanh gần giống với Uber. Ứng dụng từ Malaysia này hiện đã mở rộng hoạt động sang các nước láng giềng như Singapore, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar Hãng cũng công bố đã chiếm lĩnh khoảng 70% thị trường ứng dụng gọi xe tại khu vực Đông Nam Á. Điển hình như Uber ở Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các hãng taxi truyền thống như Taxi Thành Công, Mai Linh Bike…Tiến vào thị trường Việt Nam với cùng mục tiêu, nhưng sau 3 năm hoạt động, cuộc chơi giữa Grab và Uber đã bắt đầu xuất hiện những sự phân hóa rõ rệt Trong đó người đang dần bị bỏ lại, dường như là ông lớn Uber. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở thành quả hai công ty đạt được ở Việt Nam Dù quảng bá rầm rộ và đầu tư nhiều hơn cho các nội dung khuyến mãi, nhưng Uber vẫn rất “chật vật” khi nói tới hiệu quả thu về.
Tại quê nhà của Uber, đối trọng chính của hãng chính là Lyft Đây là ứng dụng gọi xe ra đời năm 2012 Với cách thức hoạt động gần như tương tự với Uber, Lyft vẫn có lượng khách hàng thường xuyên đáng kể và cung cấp 18,7 triệu chuyến xe mỗi tháng chủ yếu tại thị trường này.
Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, Uber đã thử sức và thất bại hoàn toàn trước Didi Chuxing Dù là công ty có tuổi đời khá trẻ, ra đời sau thương vụ sáp nhập 2 ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc, Didi Chuxing lại có tiềm lực rất lớn và đánh bật Uber chỉ trong một năm.
Uber gia nhập thị trường Trung Quốc vào năm 2013, khi đó Didi còn là một ứng dụng được giới phân tích đánh giá là "tồi tệ, khó dùng" Tuy nhiên, hãng gọi xe Trung Quốc đã lột xác sau thời điểm năm 2015, đến năm 2016, Uber chính thức tuyên bố nhượng lại bộ phận kinh doanh tại Trung Quốc cho Didi Chuxing, đồng nghĩa với một thất bại toàn diện.
Theo định giá của CNN, Didi Chuxing hiện có giá trị khoảng 50 tỷ USD, bám sát Uber với giá trị 68 tỷ USD Hai hãng gọi xe này là hai doanh nghiệp startup có giá trị lớn nhất thế giới tại thời điểm đó.
Didi Chuxing đang nắm vai trò quan trọng trong liên minh chiến lược toàn cầu, bao gồm cả Lyft, Grab, Ola Cabs và Gojek.
Tương tự như tại Trung Quốc, Uber đã vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ một ứng dụng địa phương, là Ola Cabs Đây là công ty được thành lập năm 2010, mô hình hoạt động tương tự Uber.
Nếu không có Ola Cabs, gần như Uber sẽ độc chiếm thị trường 1,3 tỷ dân của Ấn Độ Tuy nhiên, tình thế lại là sự giằng co một chín một mười của hai ứng dụng.
Bolt - kẻ thách thức đáng gờm nhất của Uber ở thị trường gọi xe châu Âu và châu Phi.
Bolt tập trung hợp tác với các công ty taxi truyền thống trước khi chuyển qua mô hình giống Uber: cung cấp các cuốc xe thông qua ứng dụng di động và sử dụng các tài xế tự do.
Công ty cũng đặt trọng tâm vào các thị trường ở Đông Âu, vùng Baltic, châu Phi,nơi Uber chưa thực sự dành các nguồn lực lớn.
GIẢI PHÁP VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Giải pháp
Để duy trì tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh hiện nay, Uber cần xác định rõ những điểm hạn chế trong chiến lược kinh doanh và trong công tác quản lý, từ đó khắc phục để tái xâm nhập vào những thị trường đã từng thất bại và củng cố vị trí tại thị trường bản thân sẵn có tiềm lực và tiên phong trong những thị trường có tiềm năng phát triển.
1 Cái sai lớn nhất của Uber là quá tự tin, không tìm hiểu kỹ thị trường mà mình chuẩn bị đặt chân đến Tiêu biểu cho thất bại này là thị trường châu Á khi Uber bỏ qua các khác biệt về văn hóa, pháp luật… mà quyết tâm áp dụng rập khuôn chiến lược từng thành công tại quê nhà.
- Thay vì nhắm mắt bỏ qua các vấn đề liên quan đến luật pháp như thủ tục hành chính, giấy phép hoạt động… và trực tiếp đánh vào việc chiếm lĩnh thị trường, Uber nên hợp pháp hóa các hoạt động của mình ở nước sở tại để tránh những bê bối pháp lý không đáng có.
Uber có thể đàm phán với chính phủ các nước sở tại để đưa ra được cách giải quyết vấn đề hợp lý Với chính phủ các nước đang phát triển như thị trường Đông Nam Á, châu Phi thì Uber có thể đem lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến cho nước mình, dần đó là kéo theo nhiều công nghệ cải tiến, nhiều doanh nghiệp khác sang nước mình Với các nước phát triển như Pháp, Mỹ Chính phủ cũng nhận lại được một nguồn ngân sách từ thuế mà Uber phải đóng Đối với bản thân doanh nghiệp vừa mở rộng được thị trường đồng thời cũng tạo ra một thương hiệu phủ khắp toàn cầu, có thể dễ dàng đối đầu với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào Ngoài ra, Uber cũng cần xử lý nghiêm khắc với những vụ kiện cáo mà các khách hàng phản ánh trong quá trình trải nghiệm dịch vụ Khi mà thấy xuất hiện tố cáo từ phía khách hàng, Uber có thể cho đóng băng tài khoản đó và từ chối tiếp nhận tài xế đó hoạt động.
- Uber cần tìm hiểu kĩ cả những khác biệt về văn hóa, xã hội ở thị trường mình nhắm đến khi chính những điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh khi mới xâm nhập 1 thị trường mới.
+ Khác biệt về xã hội là lý do từng khiến Uber thất bại, điển hình là tại Đông Nam Á Thời điểm mới bước chân vào thị trường này, Uber chỉ áp dụng loại hình xe UberBlack - dịch vụ xe hạng sang, không phù hợp với nhu cầu của phần đông khách hàng Dù sau này có áp dụng thêm dịch vụ UberX bình dân hơn hay dịch vụ gọi xe máy UberMOTO thì cũng đã chậm chân hơn so với đối thủ lớn nhất của mình ở Đông Nam Á thời điểm đó là Grab.
+ Hay do không tìm hiểu kĩ về văn hóa người bản xứ mà Uber đã áp dụng những chiến lược không phù hợp, ví dụ như chỉ cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng tại thời điểm mới ra mắt Đối với các nước có thói quen chi tiêu tiền mặt như Việt Nam thì đây là rào cản rất lớn khiến khách hàng không muốn sử dụng dịch vụ của hãng.
2 Bên cạnh các yếu tố môi trường văn hóa, luật pháp, chính bản thân mô hình kinh doanh mà Uber áp dụng cũng có phần chưa phù hợp Uber cam kết cước phí mỗi chuyến đi rẻ hơn 25% giá của taxi truyền thống, thực hiện cùng các ưu đãi, giảm giá cho khách hàng mới… để khách hàng thấy được lợi ích lớn nhất; kết hợp với tỉ lệ 20:80 giữ nguyên cho lái xe thì doanh thu bên lái xe nhận được đã bị giảm đi, khiến cho lòng trung thành của các chủ xe cho hãng cũng giảm theo.
- So sánh với đối thủ là Grab tại thị trường Việt Nam thời điểm đó, Grab lại không để giá thấp hẳn so với taxi truyền thống mà tập trung vào nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mãi… thu hút khách hàng, xây dựng mối quan hệ win-win-win giữa doanh nghiệp - khách hàng - lái xe, không để lợi ích tập trung quá nhiều về 1 phía, tạo cảm giác công bằng vừa đủ giữ chân các bên.Trái ngược với Grab, khi bước chân vào thị trường Đông Nam Á, Uber tự tin với mô hình kinh doanh thành công ở những nước phát triển và cứ thế áp dụng vào Việt Nam Dù Uber đã nhanh chóng nắm được những khách hàng đi thẻ sang chảnh giàu có và tin rằng họ sẽ luôn ở lại với mình, nhưng thực tế lại không phải vậy.
- Trong thời điểm hiện nay khi mà có rất nhiều hãng xe công nghệ nổi lên, việc chiếm thị phần là điều tất yếu khi bước chân vào thị trường mới Vì vậy, việc cân nhắc phương án thu hút đối tác lái xe là điều nên làm Hãng có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi, chiết khấu thêm cho phía lái xe để mở rộng phạm vi phủ sóng trên thị trường, mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng mới.
3 Một tác động không thể thiếu đến là áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh khác Uber hoạt động trong một ngành có tính cạnh tranh ngày càng cao, với các đối thủ như Lyft và Didi Chuxing ở Trung Quốc hay Grab ở Đông Nam Á cùng tranh giành thị phần Dù là 1 trong những công ty tiên phong mở đường, một số đối thủ cạnh tranh của Uber lại có lợi thế trong thị trường mới so với hãng, chẳng hạn như mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các công ty vận tải…
Uber cần đưa ra các chính sách phù hợp với từng thị trường, phát huy các lợi thế như độ nhận diện thương hiệu, tiếp tục đổi mới, phát triển các tính năng mới, đầu tư cho các công nghệ mới và nâng cao trải nghiệm người dùng.
4 Giống như nhiều công ty, Uber đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Hoạt động kinh doanh dịch vụ gọi xe của công ty đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi các lệnh đóng cửa và hạn chế đi lại Thế nhưng, dịch vụ giao đồ ăn UberEats bùng nổ trong thời kì đại dịch Covid làm tăng đáng kể doanh thu của Uber vào năm 2020 Uber Freight - dịch vụ vận chuyển mới của hãng, cũng tăng trưởng 64% trong quý 2 năm 2021 và kiếm được
Sau khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thói quen, hành vi của khách hàng, nhu cầu giao hàng và thanh toán trực tuyến tăng vọt Đây là cơ hội để UberEats và Uber Freight phát triển hơn nữa và đem lại lợi nhuận cao Uber cần chú trọng, đầu tư và phát triển cho các dịch vụ có lãi và tăng trưởng như UberEats, Uber Freight và Uber for Business.
5 Tiên phong trong thị trường của 1 quốc gia: Việc tiên phong mở đầu thị trường luôn là 1 thách thức cho các doanh nghiệp đa quốc gia bởi doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng quốc gia mà họ định xâm nhập cũng như có những chiến lược kinh doanh phù hợp, mới mẻ Nhưng bù lại, việc đi đầu trong một lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh độc lạ sẽ tạo ra xu thế mới cho thị trường, giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trong thị trường của quốc gia Cùng với đó là sự tăng trưởng vượt trội trong khi các đối thủ cạnh tranh chưa xuất hiện Khi đã có sự nổi dậy của 1 vài đối thủ cạnh tranh mới mọc thì doanh nghiệp đã có 1 vị trí cố định trên thị trường Đi cùng với vị trí đó là sự thay đổi không ngừng của doanh nghiệp để phù hợp với quốc gia, tạo ra sức hút với khách hàng để cạnh tranh lại với các đối thủ Uber có thể tận dụng danh tiếng công ty khởi nghiệp của mình để nghiên cứu, xâm nhập thị trường mới, chưa được khai thác đầy đủ.
Liên hệ thực tiễn
Đặt vấn đề: Tại thời điểm 2009, nếu có dư nguồn lực về tài chính thì có nên đầu tư tiền vào doanh nghiệp như Uber không? Tại sao?
Quay về năm 2009, khi đó Uber mới là 1 doanh nghiệp khởi nghiệp và việc đầu tư vào một doanh nghiệp mới có thể đem lại rủi ro và không đảm bảo lợi nhuận Vậy cần phải xem xét các yếu tố của doanh nghiệp để quyết định có nên đầu tư hay không.
- Ra đời vào tháng 3 năm 2009 tại Mỹ.
- Về môi trường chính trị: Năm 2009, giai đoạn cuộc chiến Mỹ - Iraq đang trong quá trình đi đến hồi kết, cuộc chiến Mỹ- Afghanistan (2001- 2021) vẫn còn đang diễn ra.
- Về môi trường kinh tế: Khủng hoảng tài chính (2008-2010) ở Mỹ đi đến giai đoạn kết thúc (theo NBER - 06/2009); kinh tế thế giới tăng trưởng âm; một số ngân hàng lớn tại Mỹ phá sản.
- Đặc biệt với môi trường công nghệ: Sự bùng nổ của smartphone (Iphone
2007, hệ điều hành Android ra đời 09/2008, …) và sự phổ biến của smartphone tăng mạnh.
- Về môi trường luật pháp: Nhiều quốc gia, thành phố lớn trên thế giới có những quy định phức tạp trong quản lý dịch vụ cung ứng taxi như Pháp…
Như vậy, tuy bối cảnh có nhiều biến động, đây lại là thời điểm tương đối thích hợp để đầu tư.
+ Uber cung cấp ứng dụng trên điện thoại di động cho phép khách hàng đặt xe ô tô để di chuyển từ bất kỳ địa điểm nào trong thành phố Ứng dụng cho phép khách hàng có thể nhận diện được các xe ô tô trong khu vực, báo cho họ khi chiếc xe đang di chuyển trên đường đến điểm đón dựa trên công nghệ định vị GPS Khách đi xe sẽ sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho chuyến đi thông qua ứng dụng của Uber. + Tỷ lệ chia doanh thu giữa lái xe – Uber là 80:20.
+ Giá cước có thể thay đổi tùy tình hình thực tế (điều kiện thời tiết, mật độ giao thông…)
+ Các thành phố lớn, đông dân;
+ Uber hướng tới cả phạm vi toàn cầu.
+ Ý tưởng mới, độc lạ, có thể bị sao chép;
+ Tỷ lệ chia doanh thu hợp lý;
+ Có tiềm năng phát triển lớn.
Môi trường vi mô của doanh nghiệp:
+ Khả năng tiếp cận công nghệ cao.
+ Nhu cầu di chuyển lớn;
+ Có khả năng tiếp cận công nghệ.
- Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp taxi truyền thống phải chịu ảnh hưởng lớn từ các quy định pháp luật, chưa bắt kịp xu hướng công nghệ…
+ Ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự bùng nổ của truyền thông và thông tin đại chúng;
+ Thị trường tài chính - tiền tệ có nét khởi sắc.
Chiến lược phát triển: Chiến lược của Uber là một trong những đột phá kĩ thuật số; phá bỏ những quy định giới hạn về số lượng xe taxi được phép hoạt động của do chính quyền các thành phố lớn đưa ra Hãng quyết định phát triển ứng dụng và tổ chức triển khai kinh doanh ở các thành phố trước sau đó mới tiến hành các nỗ lực pháp lý cần thiết để chống lại các quyết định cấm dịch vụ mà Uber cung cấp do chính quyền các thành phố lớn đưa ra
Chiến lược của Uber chưa thích nghi được với tất cả quốc gia, chưa có sự phân biệt, nhận dạng, đánh giá về ảnh hưởng của khác biệt văn hoá, xã hội.
Tiềm năng của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp hướng tới phạm vi toàn cầu, tập trung các thành phố lớn, đông dân;
- Nhu cầu di chuyển của người dân ngày càng gia tăng và số lượng xe taxi truyền thống lại tăng ít.
Có thể thấy, doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn nhưng không quá lâu dài.
Mô hình kinh doanh gọn, nhẹ, tập trung vào:
- Kiểm soát chất lượng chuyến đi, phần lớn thông qua công nghệ;
- Xử lý khiếu nại, than phiền của khách hàng;
- Marketing chiếm lĩnh thị phần, tìm người dùng mới, chủ yếu thông qua các chương trình khuyến mãi;
- Xây dựng dịch vụ mới.
Khi mới ra mắt, một số chuyên gia cảnh báo về rủi ro khi đầu tư vào Uber vì công ty này chưa sẵn sàng trở thành một doanh nghiệp mà cổ phần có thể được giao dịch dễ dàng Hãng cũng đối mặt với nhiều phản đối từ các doanh nghiệp taxi vì cho rằng hình thức taxi này không tuân thủ các quy tắc của taxi truyền thống Nhiều nước cũng đã ra lệnh cấm dịch vụ taxi giá rẻ này
Ngoài ra, khi Uber triển khai ở các thành phố mới, họ phải đối mặt với vô số vụ kiện từ các lợi ích hiện có, thách thức về tính hợp pháp của họ từ các nhà lập pháp địa phương, và các mức độ ủng hộ hoặc phản đối khác nhau từ các tài xế… Điều này đã gây khó xử cho chính phủ các nước, khiến Uber gặp vài rắc rối về vấn đề pháp lý và ảnh hưởng tới ý định của các nhà đầu tư.
Như vậy, tại thời điểm mới ra mắt năm 2009, Uber đã đem lại một sự sáng tạo mới về công nghệ trong dịch vụ đặt xe qua điện thoại thông minh Nhờ có sự đột phá trong cách thức hoạt động và mô hình kinh doanh, Uber đã bước đầu thành công thu hút các nhà đầu tư và dần trở thành 1 trong những doanh nghiệp đem lại giá trị cao nhất Tuy nhiên, những rủi ro pháp lý, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh tại nhiều quốc gia vẫn còn tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp
Vì vậy, quyết định đầu tư nên là quyết đinh đầu tư ngắn hạn.
Thực tế, việc đầu tư vào Uber đã mang lại lợi nhuận cho một số nhà đầu tư Ví dụ như Travis Kalanick, người sáng lập Uber, đã thu hồi khoảng $3.4 tỷ từ việc bán cổ phiếu của mình trong công ty này IPO Mark Cuban, một nhà đầu tư và doanh nhân Mỹ, đã từ chối đầu tư vào Uber vào năm 2009 với giá trị ước tính là $10 triệu và hiện đã phải hối tiếc vì quyết định của mình.