1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BTN tư tưởng Hồ Chí Minh

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Các Cơ Sở Lý Luận Hình Thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Làm Rõ Vai Trò Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin Đối Với Sự Hình Thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Trường học Bộ Tư Pháp
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Trình bày các cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm rõ vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin và trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Nội dung đó được thể hiện không chỉ ở tư tưởng của Người về dân tộc, về quan hệ dân tộc – giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc; về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng Cộng sản và xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân mà còn ở tư tưởng đạo đức và văn hoá Hồ Chí Minh.

Trang 1

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI: Trình bày các cơ sở lý luận hình thành

tư tưởng Hồ Chí Minh Làm rõ vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

NHÓM:

LỚP:

Hà Nội, 2023

BỘ TƯ PHÁP

Trang 2

MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác

- Lênin và trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh Nội dung đó được thể hiện không chỉ ở tư tưởng của Người về dân tộc, về quan hệ dân tộc – giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc; về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng Cộng sản và xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân mà còn ở tư tưởng đạo đức và văn hoá Hồ Chí Minh

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991) Đảng Cộng sản Việt Nam đã trịnh trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình:

“Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

IX (tháng 4 - 2001), một lần nữa, điều đó lại được Đảng ta khẳng định Sự khẳng định này đã thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận, tư duy chính trị của Đảng ta Chúng ta có thể coi đó là một quyết định

có tầm lịch sử quan trọng, đáp ứng được những nhiệm vụ của thực tiễn đổi mới đất nước đang đặt ra, cũng như tình cảm, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách một khoa học, có hệ thống để vận dụng và phát triển sáng tạo vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là rất cần thiết và cấp bách

Từ những lẽ đó, chúng em xin phân tích đề tài: “Trình bày các cơ sở

lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Làm rõ vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”

Trang 3

NỘI DUNG

I Những giá trị truyền thống dân tộc

Việt Nam là dân tộc có nền văn hoá lâu đời, được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, có bản sắcriêng, trở thành nguồn nuôi dưỡng tinh thần, nguồn sống mãnh liệt giúp cho dân tộc ta chiến thắng được âm mưu đồng hoá của kẻ thù xâm lược

1 Chủ nghĩa yêu nước truyền thống và ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất

để dựng nước và giữ nước của dân tộc

Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước

đã vun bồi tình cảm, tư tưởng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và cuộc sống của nhân dân Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam mang đậm những nét đặc sắc riêng của mình

Đó là tình yêu quê hương, yêu đất nước; yêu nước gắn với thương dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc; yêu nước gắn với khát vọng về tự do, khát vọng hoà bình Tất cả những giá trị đó luôn thống nhất, không tách rời nhau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thấu hiểu hơn ai hết truyền thống quý báu này của dân tộc bởi người đã được dạy dỗ về những tư tưởng tiến bộ và lòng yêu nước từ người cha vĩ đại của mình vì vậy Người đã sớm tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc Nhờ có sức mạnh truyền thống ấy mà Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, cứu cả dân tộc Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng Người

đã từng viết: “lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phỉa chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”

Trang 4

2 Tinh thần nhân nghĩa, tình thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ

và tương trợ lẫn nhau của con người Việt Nam

Truyền thống này đã luôn hiện hữu trong con người của nhân dân ta và được thể hiện sâu sắc khi hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc Con người Việt Nam sống gắn bó, yêu thương, sẻ chia

và giúp đỡ lẫn nhau Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Đây là câu nói bất hữu của Bác, đã thắm sâu vào huyết mạch của con

người Việt Nam, dù ở nơi đâu, cương vị nào cũng luôn hướng về cội nguồn của

dân tộc, đoàn kết thành một khối thống nhất “Tương thân, tương ái” giúp đỡ lẫn

nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong bất cứ hoàn cảnh nào Truyền thống này là cơ sở hình thành ra nhân cách, tư tưởng, đạo đức, đoàn kết Hồ Chí Minh

Ông cha ta thời xưa đã đúc kết ra nhiều câu ca dao về tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của nhân dân ta, ví dụ như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”,…

3 Truyền thống lạc quan, yêu đời, có niềm tin vào sức mạnh của bản thân, của chính nghĩa và sự tất thắng của sức mạnh đó

Lạc quan, yêu đời là truyền thống vốn có từ ngàn xưa cảu dân tộc Việt Nam và dược phát triển bền vững cho đến ngày hôm nay Nó được hình thành

do đời hỏi khách quan từ thực tiễn cuộc sống mang lại, cho phép dân tộc Việt Nam luôn có đủ bản lĩnh, niềm tin hướng về tương lai tươi sáng của dân tộc cho

dù phía trước có muôn vàn khó khăn, thách thức Tinh thần lạc quan đó không phải là sự chủ quan mà là dựa trên những cơ sở của niềm tin vững chắc vào sức mạnh của chính bản thân có thể nắm được vận mệnh của mình chứ không phỉa cúi đầu cam chịu số kiếp bị quy định sẵn từ đầu Là tin vào sự tất thắng của chân

lý, chính nghĩa, dù có thể phải trải qua những thất bại và còn nhiều những thách

Trang 5

thức lớn phía trước Hồ Chí Minh cũng chính là hiện thân của tinh thần lạc quan này

4 Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu

Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Việt Nam Đối với mỗi người Việt Nam, cần cù, siêng năng, sáng tạo trong sản xuất là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất, mới có thể phục vụ chiến đấu Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên Như vậy, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp nhân dân ta có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân Hơn nữa, để tồn tại

và phát triển, người Việt Nam ta từ thế hệ này đến thế hệ khác đều phải lao động cần mẫn, phải chiến đấu anh dũng kiên cường và vận dụng phát huy trí thông minh sáng tạo Đó là truyền thống tốt đẹp góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc của Việt Nam chúng ta Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa, cận dụng và phát huy truyền thống tốt đẹp đó

II Tinh hoa văn hoá nhân loại

Cùng với tinh hoa văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu có chọn lịc,

kế thừa tinh hoá văn hoá của nhân loại Đó là văn hoá phương Đông, phương Tây để làm giàu trí tuệ, hình thành nên nhân cách, tư tưởng của Người

1 Tinh hoa văn hoá phương Đông

Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1 Về Nho giáo

Hồ Chí Minh sinh ra tỏng một gia đình Nho học, từ nhỏ đã được giáo dục theo những chuẩn mực đạo đức của Nho gia, cùng các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam Người đã chủ động kế thừa các giá trị đạo đức của Khổng giáo, phát huy và bổ sung những nội dung mới để xây dựng nên các chuẩn mực đạo đức cán bộ cách mạng Việt Nam, góp phần vào thắng lợi chung

Trang 6

của sự nghiệp cách mạng Ở Nho giáo, Người cũng thấy được mặt hạn chế của

nó như yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động: tư tưởng đẳng cấp, coi thường nữ giới,… để loại bỏ và khắc phục

1.2 Về Phật giáo

Hồ Chí Minh là người con của xứ Nghệ, trưởng thành tại xứ Huế, ở một đất nước Phật giáo du nhập từ sớm và là thành tố cấu thành nên giá trị văn hóa Việt Nam Bởi vậy Phật giáo có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của Người Và chính Hồ Chí Minh nói rằng,

từ trong chiều sâu lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần hình thành nên những giá trị tích cực, nhân bản Những giá trị và chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lối sống mà Phật giáo đã hội nhập vào cuộc sống và được duy trì cho tới ngày nay Mặc dù còn có những yếu tố duy tâm, huyền bí song Phật giáo có nhiều mặt tích cực ảnh hưởng sâu sắc tới hình thành nhân cách, tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là tư tưởng bị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, là nếp sống đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện, là tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, chống phân biệt đẳng cấp, đề cao lao đọng, chống lười biếng, là chủ trương không xa lánh việc đời mà gắn bó với nhân dân, với đất nước, tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù Trong thư gửi Hội Phật tử năm 1947, Người viết: “Đức Phật đại từ đại bi, cứu khổ cứ nạn, muốn cứu chúng sinh khổ nạn, Người phải hi sinh đấu tranh, diệt lũ ác ma Nay đồng bào ta đại đoàn kết hi sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phạn động, để cức quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của tổ quốc Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khổ ải nô lệ” Hồ Chí Minh chú trọng kế thừa phát huy những giá trị đạo đức tích cực trong Phật giáo vào việc xây dựng tư tưởng của Người

1.3 Về Đạo giáo

Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con

người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống.Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn kêu gọi nhân dân ta

Trang 7

trồng cây, tổ chức tổ chức “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư tưởng

thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo Người khuyên cán bộ,

đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội

1.4 Về chủ nghĩa Tam dân

Trong toàn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển nhiều nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn Người chủ trương xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có độc lập, tự do, hạnh phúc Mong ước duy nhất của Người là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành, ai cũng được hạnh phúc Người mong mỏi độc lập cho nhân dân, tự do cho đồng bào Người khẳng định nếu dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của bộ phận, giai cấp ngàn năm cũng không đòi lại được Có tự do cho dân tộc thì mới

có tự do cho mỗi người Dân tộc độc lập, dân quyền tự do dân sinh hạnh phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người Tư tưởng của Tôn Trung Sơn in đậm dấu ấn trong tư tưởng của Người Nhưng Người không sao chép, không phỏng theo Chủ nghĩa Tam dân mà thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát triển hạt nhân dân chủ cách mạng trong cương lĩnh chính trị và ruộng đất của Tôn Trung Sơn nhào nặn với thực tiễn Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng Chủ nghĩa Mác- Lênin, hình thành tư tưởng của Người mang bản chất dân tộc, phản ánh quy luật phát triển của lịch sử

2 Những giá trị phương Tây

Trong sướt khoảng thời gian ba mươi lăm năm sống, học tập và lao đọng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây Ngay từ khi còn nhỏ, học ở trường tiểu học Đông

Ba, rồi vào học trường Quốc Học Huế, Người đã làm quen với văn hóa Pháp, những tư tưởng tiến bộ của cách mạng pháp về

“tự do, bình đẳng, bác ái” đã ảnh hưởng mạnh tới Hồ Chí Minh

Trang 8

và là một trong những tác động vô cùng lớn tới hướng đi tìm đường cứu nước của Người

Những năm tháng sống ở Pháp, Mỹ, Anh, Người đã có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứ và trực tiếp trải nhiệm qua các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội ở đấy Người đẵ tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tuyên ngôn độc lập mỹ vào năm 1776, các giá trị của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng Pháp Người đã trực tiếp tìm hiểu tư tưởng của người dân chủ qua các tác phẩm của các nhà khai sang như Vônte, Môngtexkiơ, Rútxô, Cùng với những hoạt động thực tiễn sôi nổi của mình, Hồ Chí Minh đã hấp thụ được những tư tưởng dân chủ và hình thành phong cách dân chủ của mình trong cuộc sống

Tóm lại, trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trí tuệ của Người bằng vốn trí tuệ của thời đại, tiếp thu linh hoạt các giá trị văn hóa phương Tây và phương Đông, từ đó chắt lọc, nâng cao tri thức nhân loại

III Chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất quyết định sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin, mà hạt nhân lý luận

là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nói cách khác, chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong việc tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và chuyển hóa được những điều hiểu biết quý báu đó để xây dựng được hệ tư tưởng riêng của mình

Trang 9

Hồ Chí Minh đã không rập khuôn những tư tưởng cũ bởi chúng có chứa đựng những yếu tố duy tâm, lạc hậu nhưng Người cũng không “phủ định sạch trơn” vì những tư tưởng ấy còn có cả những yếu tố duy vật, tích cực, như vậy

Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có kế thừa và phát triển, theo đúng tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng Hồ Chí Minh đã phê phán, gạt bỏ tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ,…của Nho giáo nhưng Người cũng đã tiếp thu triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời,…; trong nội dung xây dựng nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính,… và đạo đức phương Tây từ thời cổ đại Hy Lạp – La Mã, như: dân chủ, tự do, công bằng, bác ái,…, nhưng đã đưa vào đó những nội dung mới, cùng là “Trung”, “Hiếu” nhưng nếu trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha, mẹ thì với Hồ Chí Minh, trung là trung với nước – trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc, hiếu là hiếu với dân – gắn bó với dân, kính trọng dân, giúp đỡ dân, phục vụ và hướng dẫn nhân dân Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã tạo ra bước chuyển trong nhận thức của Hồ Chí Minh, từ đó Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn đặt ra của cách mạng Việt Nam

Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới" Sơ thảo lần thứ nhất nhưng luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin đã diễn đạt một cách đầy đủ và sâu sắc những điều mà Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang nung nấu,

đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng

Trang 10

dân tộc Đó là bước chuyển lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước ta, mở ra bước chuyển biến cho bao thế hệ người Việt Nam: từ người yêu nước thành người cộng sản

2 Chủ nghĩa Mác – Lênin quyết định về chất đối với tư tưởng Hồ Chí Minh

Sự kế thừa có chọn lọc nhiều chủ nghĩa, học thuyết của nhân loại đã góp phần giúp cho Hồ Chí Minh xây dựng phát triển hệ thống quan điểm của mình mang tính khoa học, cách mạng và có sức sống mãnh liệt.Trong nguồn gốc tư tưởng, lý luận thì chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng chói và tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới và sáng tạo, đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi

Có thể khẳng định, Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác -Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra Như vậy, hoàn toàn có

cơ sở để khẳng định rằng, chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản Qua Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản

3 Đặc điểm con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị,

Ngày đăng: 22/02/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w