1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng dẫn thiết kế sản phẩm áo jacket 2 lớp bằng phần mềm vstitcher

293 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 293
Dung lượng 24,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 3 Bảng 3. 1. Bảng thông số kích thước áo Jacket (0)
  • CHƯƠNG 3 Hình 3. 1. Mô tả mẫu lớp ngoài (0)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI (25)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phần mềm VStitcher trong và ngoài nước (25)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (27)
    • 1.3. Mục tiêu đề tài (27)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (28)
    • 1.5. Giới hạn đề tài (28)
    • 1.6. Nội dung nghiên cứu (28)
    • 1.7. Phương pháp nghiên cứu (28)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (29)
    • 2.1. Ứng dụng các phần mềm 3D trong ngành may mặc (29)
      • 2.1.1. Ứng dụng trong doanh nghiệp (29)
      • 2.1.2. Ứng dụng trong giáo dục (29)
    • 2.2. Lợi của các phần mềm 3D trong ngành may mặc (30)
    • 2.3. Giới thiệu sơ lược về Browzwear (32)
      • 2.3.1. Giới thiệu phần mềm VStitcher (32)
    • 2.4. Giới thiệu các phần mềm thiết kế 3D được ứng dụng trong may mặc hiện nay (36)
      • 2.4.1. Phần mềm Clo 3D (36)
      • 2.4.2. Phần mềm Marvelous Designer (38)
      • 2.4.3. Phần mềm Lectra (40)
      • 2.4.4. Phần mềm Lota (41)
      • 2.4.5. Phần mềm Optitex (44)
      • 2.4.6. Phần mềm Romans CAD (46)
      • 2.4.7. Phần mềm Tuka 3D (48)
    • 2.5. Giới thiệu tổng quan về phần mềm VStitcher (50)
      • 2.5.1. Giao diện (50)
        • 2.5.1.1. Main Menu (52)
        • 2.5.1.2. Main Toolbar (52)
        • 2.5.1.3. Horizontal Contextual Menu (55)
        • 2.5.1.4. Tab Resources (56)
        • 2.5.1.7. Context View (75)
    • 2.6. Các ứng dụng của phần mềm VStitcher (80)
      • 2.6.1. Avatars (80)
        • 2.6.1.1. Giới thiệu Avatars (80)
        • 2.6.1.2. Import Avatar - Nhập Avatar (83)
        • 2.6.1.3. Export Avatar - Xuất Avatar (84)
        • 2.6.1.4. Chỉnh sửa Avatar (84)
      • 2.6.2. Chức năng hiệu chỉnh hình dạng mẫu (92)
        • 2.6.2.1. Piece Actions - Hành động chi tiết (92)
        • 2.6.2.2. Line Actions (99)

Nội dung

Trong đó, VStitcher cũng là một phần mềm thiết kế thời trang 3D tiên tiến với các tính năng mạnh mẽ và có thể giúp người dùng tạo ra các mẫu trang phục chuyên nghiệp, chính xác và còn là

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ứng dụng các phần mềm 3D trong ngành may mặc

2.1.1 Ứng dụng trong doanh nghiệp

Hiện nay ngành may công nghiệp đã ứng dụng hệ thống CAD/CAM vào sản xuất rất là phổ biến, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế, hiệu chỉnh, mô phỏng mẫu ảo 3D trên hệ thống phần mềm CAD

Có thể kể đến các công ty công nghệ lập trình và phân phối thương mại các phần mềm CAD 3D, 2D nổi tiếng như: Gerber Technology, TukaTech, Optitex, Lectra, Các phần mềm mô phỏng 3D ảo hoạt động trên nguyên lý cơ bản Mô phỏng 3D ảo thử trên công nghệ cho phép khách hàng dùng thử trên người ảo 3D với số đo cơ thể của họ và để chọn thông số kỹ thuật khác như: Vải, phụ kiện, màu sắc và trang trí, Khách hàng sử dụng ảo thử trên công nghệ có thể đánh giá phù hợp với quần áo qua Internet

Các phần mềm thiết kế 3D cho phép người dùng tạo ra các mẫu trang phục trực quan, giúp tăng tính chính xác và tối ưu hóa quá trình thiết kế Những phần mềm 3D cung cấp các công cụ để phát triển sản phẩm mới, giúp tăng tính sáng tạo và đổi mới trong ngành công nghiệp thời trang Tính năng tối ưu hóa quá trình sản xuất, giúp giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu quả sản xuất Ngoài ra, các phần mềm này cũng hỗ trợ quản lý sản phẩm, bao gồm theo dõi các quy trình sản xuất, lịch trình và các chi phí Các phần mềm thiết kế 3D còn cho phép tương tác và chia sẻ thông tin giữa các phòng ban và các nhà thiết kế, giúp tăng tính tương tác và hiệu quả trong quá trình làm việc Sử dụng phần mềm 3D giúp thay đổi và chỉnh sửa các thiết kế nhanh chóng và dễ dàng, giúp tăng tính linh hoạt và đáp ứng nhanh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thời trang

2.1.2 Ứng dụng trong giáo dục

Các phần mềm 3D cũng được sử dụng trong giáo dục để có thể giúp học sinh và sinh viên hiểu nhiều hơn phần mềm thiết kế 3D cũng có thể được sử dụng trong giáo dục để giúp sinh viên và học viên học tập và hiểu sâu hơn về quá trình thiết kế thời trang Giúp sinh viên hiểu sâu hơn về quá trình thiết kế thời trang bằng cách tạo ra các mẫu thiết kế và mô phỏng các sản phẩm thời trang 3D một cách chân thực, giúp họ hiểu được quá trình thiết kế và sản xuất thời trang Tăng cường kỹ năng thiết kế 3D thông qua việc cho phép sinh viên tạo ra các thiết kế thời trang 3D chân thực và tỉ mỉ Nhờ đó, họ có thể rèn luyện kỹ năng thiết kế và trình bày các ý tưởng của mình một cách hiệu quả Các phần mềm thiết kế quần áo 3D cho phép sinh viên tạo ra các mô hình quần áo chất lượng cao với các tính năng chi tiết, giúp cho họ có thể hiển thị và trình bày các ý tưởng của mình với chất lượng và sự chính xác cao hơn

Các phần mềm thiết kế 3D còn có thể ứng dụng để giảng dạy về quy trình sản xuất thời trang từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn sản xuất thực tế Sinh viên có thể tìm hiểu và nắm vững các quy trình và kỹ thuật cần thiết để tạo ra các sản phẩm thời trang Không chỉ vậy còn giảng dạy về quy trình sản xuất thời trang bền vững với các tính năng mô phỏng và phân tích của phần mềm3D, sinh viên có thể học cách tối ưu hóa quy trình sản xuất thời trang để giảm thiểu lượng chất thải và tăng tính bền vững của sản phẩm Ngoài ra có thể đào tạo cho các nhà thiết kế thời trang sử dụng để đào tạo cho các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp về các kỹ thuật và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất thời trang.

Lợi của các phần mềm 3D trong ngành may mặc

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khi thiết kế trên các phần mềm 3D, người dùng có thể điều chỉnh thiết kế dễ dàng và nhanh chóng để phù hợp với yêu cầu Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí so với việc tạo ra một mẫu vật thực tế để kiểm tra Các phần mềm 3D cũng cho phép người dùng tối ưu hóa thiết kế để đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất Trước khi sản xuất hàng loạt, các mô hình 3D có thể được kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được sản xuất với chất lượng tốt nhất và không cần phải sửa đổi nhiều lần sau khi sản xuất Các mô hình 3D có thể được chia sẻ và tương tác với các bên liên quan khác như nhà sản xuất và khách hàng Điều này giúp tăng tính tương tác và độ hài lòng của khách hàng Việc sử dụng phần mềm 3D còn giúp giảm thiểu việc tạo ra các mẫu sản phẩm thực tế, do đó giảm chi phí vật liệu và giúp giảm thiểu lượng chất thải sản xuất

Tăng tính chính xác: Việc sử dụng các phần mềm 3D thường tăng tính chính xác trong quá trình thiết kế và sản xuất Các phần mềm 3D giúp người dùng có thể tạo ra các mô hình 3D với độ chính xác cao và kiểm tra chúng trước khi sản xuất hàng loạt Điều này giúp giảm thiểu lỗi sản xuất và tăng tính chính xác của sản phẩm cuối cùng Các phần mềm 3D cũng cho phép người dùng xem trước sản phẩm cuối cùng với độ chính xác cao, giúp người dùng đưa ra các quyết định thiết kế chính xác và đúng đắn Tổng quan, sử dụng các phần mềm 3D có thể giúp tăng tính chính xác và giảm thiểu lỗi trong quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm Tăng khả năng tương tác: Cho phép người dùng tương tác với mô hình 3D và xem trước sản phẩm cuối cùng Các phần mềm 3D thường đi kèm với các công cụ tương tác như phóng to, thu nhỏ, xoay và di chuyển mô hình Người dùng có thể sử dụng các công cụ này để xem mô hình 3D từ nhiều góc độ khác nhau và kiểm tra sản phẩm cuối cùng từ các góc độ khác nhau Việc sử dụng các phần mềm 3D cũng cho phép người dùng tương tác với mô hình 3D thông qua các tính năng tương tác như phóng to, thu nhỏ, xoay và di chuyển mô hình Điều này giúp người dùng có thể kiểm tra và chỉnh sửa mô hình 3D một cách dễ dàng và nhanh chóng Ngoài ra, các phần mềm 3D còn cho phép người dùng thực hiện các tính năng tương tác khác như thêm và xóa các đối tượng trong mô hình 3D, thay đổi các thiết lập và vật liệu, và thực hiện các chức năng khác để tùy chỉnh sản phẩm

Tăng tính sáng tạo: Việc sử dụng các phần mềm 3D cho phép người dùng tạo ra các mô hình 3D và sản phẩm tương tác một cách dễ dàng và nhanh chóng Các phần mềm 3D cung cấp cho người dùng các công cụ tạo hình và vẽ 3D đa dạng và phong phú, từ đó giúp người dùng có thể tạo ra các mô hình 3D phức tạp và chi tiết hơn Người dùng có thể sử dụng các công cụ tạo hình và vẽ 3D để tạo ra các mô hình 3D hoàn toàn mới, hoặc để chỉnh sửa và tùy chỉnh các mô hình 3D đã có sẵn Việc tạo ra các mô hình 3D mới hoặc chỉnh sửa các mô hình 3D đã có sẵn có thể giúp người dùng phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình Ngoài ra, các phần mềm 3D thường đi kèm với các tính năng tạo hiệu ứng đa dạng, từ đó giúp người dùng có thể tạo ra các sản phẩm với hiệu ứng đặc biệt và độc đáo Những hiệu ứng này có thể giúp sản phẩm trở nên sinh động hơn và thu hút được sự chú ý của khách hàng

Tăng tính linh hoạt: Chúng cho phép người dùng tạo ra các mô hình 3D và mô phỏng sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng Các phần mềm 3D cung cấp cho người dùng các công cụ tạo hình và vẽ 3D đa dạng và phong phú, từ đó giúp người dùng có thể tạo ra các mô hình 3D phức tạp và chi tiết hơn Việc sử dụng các phần mềm 3D trong thiết kế và sản xuất quần áo cũng cho phép người dùng kiểm tra và tinh chỉnh thiết kế trước khi sản xuất hàng loạt Nhờ đó, sản phẩm được thiết kế có thể được đưa ra thị trường một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn, vì người dùng có thể chỉnh sửa thiết kế và tinh chỉnh sản phẩm trước khi sản xuất hàng loạt Thêm vào đó, các phần mềm 3D còn cho phép người dùng thay đổi kích thước và tỷ lệ của sản phẩm một cách dễ dàng và linh hoạt Việc này cho phép người dùng tạo ra các phiên bản sản phẩm với kích thước và tỷ lệ khác nhau mà không cần phải tạo ra các mẫu sản phẩm mới hoặc thực hiện các thay đổi lớn đối với thiết kế.

Giới thiệu sơ lược về Browzwear

Là đối tác đáng tin cậy của hơn 1.000 công ty thời trang và may mặc trên toàn thế giới, Browzwear khai phá kỹ thuật thủ công kỹ thuật số, cho phép hành động sang tạo, toàn bộ chuỗi giá trị Hình ảnh 3D nâng cao là nền tảng cho phần mềm và dịch vụ giúp thiết kế, sản xuất và bán với hiệu quả rõ rệt Nhờ thế hệ công nghệ mới ngày nay, các công ty thời trang hàng đầu đang thực hiện tất cả ở dạng 3D chân thực Browzwear tự hào là người dẫn đầu sáng tạo trong cuộc cách mạng may mặc kỹ thuật số

Với trụ sở chính tại Singapore, R&D tại Israel và các trung tâm dịch vụ khách hàng tại

Mỹ và Châu Âu, Browzwear là đối tác tin cậy của các thương hiệu và nhà sản xuất trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á

Hình 2 1 Các trị sở của Browzwear trên thế giới

Phần mềm VStitcher được Browzwear International sáng lập và phát triển từ năm 1999 Với các giải pháp thiết kế trang phục 3D của Browzwear, các công ty đang chuyển sang các mẫu song sinh kỹ thuật số giúp loại bỏ các rào cản về năng suất, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và nâng cao tính bền vững

Hình 2 2 Logo của Công ty Browzwear

2.3.1.Giới thiệu phần mềm VStitcher

 Giới thiệu sơ lược về phần mềm VStitcher

VStitcher là giải pháp tạo mẫu ảo 3D hàng đầu trong ngành dành cho các nhà phát triển, nhà tạo mẫu và nhà thiết kế kỹ thuật Với VStitcher, bạn có thể ngay lập tức chuyển đổi các mẫu 2D thành nguyên mẫu 3D thực tế hoặc phát triển các mẫu mới từ đầu đến cuối

VStitcher là phần mềm 3D hàng đầu trong ngành để thiết kế và phát triển hàng may mặc Các nhà thiết kế có khả năng thiết kế hàng may mặc thông qua thông số kích thước, tận dụng đồ họa, vải, trang trí, màu sắc, kiểu dáng và kết xuất 3D chân thực Tạo hoặc sửa đổi các mẫu và chuyển thành một nguyên mẫu 3D thực tế thể hiện các biến thể vô tận từ các đặc tính vật lý của vải đến hình ảnh vật liệu, đường may, túi, lớp, đệm, nếp gấp, phụ kiện 3D, đồ trang trí

Hình 2 3 Hình ảnh minh họa sản phẩm của phần mềm VStitcher

 Ưu điểm của phần mềm

VStitcher có thể thực hiện 3 nhiệm vụ trong chu trình sản xuất sản phẩm: Điều chỉnh mẫu, thiết kế bộ sưu tập mẫu thời trang và Merchandising sản phẩm may:

Hình 2 4 Hình mô tả chu trình sản xuất sản phẩm

- Điều chỉnh mẫu cho phù hợp với cơ thể người mặc:

+ Điều chỉnh thông số và tạo ra mẫu hoàn toàn phù hợp với người mặc

+ Mô phỏng mẫu chính xác và chân thực

+ Kiểm tra các đặc tính của vải và phụ liệu

+ Phân tích sự điều chỉnh cho phù hợp

+ Chỉnh sửa và thay đổi trên ngay sản phẩm may 3D

+ Thực hiện các bộ sưu tập Online và trao đổi qua mạng Internet cho phép nhiều người cùng thảo luận

- Thiết kế bộ sưu tập mẫu thời trang:

+ Thiết kế trong môi trường ảo 3D sử dụng nguyên phụ liệu có sẵn

+ Hiển thị và điều chỉnh mẫu 2D, vải, đường may họa tiết và logo

+ Xuất ra sản phẩm Catalog theo yêu cầu

+ Sử dụng VStitcher cho việc chuẩn bị bộ sưu tập thời trang trong môi trường ảo 3D tại bất kỳ thời điểm nào của chu trình tiền sản xuất, sản xuất và tiếp thị dòng sản phẩm

+ Có thể sử dụng rất nhiều các đối tượng từ ảnh, đối tượng 3D thậm chí cả hoạt hình cho tới văn bản, trình chiếu phục vụ cho việc tiếp thị sản phẩm may

+ Sử dụng các Catalog 3D, các trang Web tĩnh để hiển thị bộ sưu tập Online hay Offline với những sự pha trộn màu sắc đa dạng và thích hợp

 Tính ứng dụng của phần mềm VStitcher a) Tính tích hợp

Không còn mất thời gian chuyển đổi giữa các ứng dụng CAD 2D và quy trình làm việc 3D của bạn Với VStitcher, bạn có thể tận hưởng khả năng kết nối liền mạch với tất cả các công cụ thiết yếu của mình và đưa tất cả các quy trình bên ngoài của bạn vào thế giới kỹ thuật số

Cho dù xây dựng quần áo của bạn từ đầu hay sử dụng khối 3D có sẵn, VStitcher cho phép bạn đưa khả năng sáng tạo của mình lên các chiều hướng mới thông qua bộ công cụ thiết kế và tạo kiểu tiên tiến toàn diện cho phép bạn thực hiện các phép lặp vô tận từ đường màu và tác phẩm nghệ thuật đến kết cấu và đường may mà không bị giới hạn bởi các nguồn lực vật chất b) Hình ảnh hóa

Xem quần áo trở nên sống động với chất lượng siêu thực, không để lỗi thiết kế hoặc đường may sai vị trí bị chú ý Đánh giá độ vừa vặn và độ rủ trên quần áo của bạn bằng bản đồ áp suất và độ căng hiện đại với khả năng so sánh, đối chiếu và chỉnh sửa quần áo của bạn trên các loại cơ thể và kích cỡ khác nhau song song

Hình 2 5 Hình ảnh minh họa mô tả độ vừa vặn của sản phẩm c) Trưng bày

Thực hiện các bài thuyết trình may mặc hấp dẫn thông qua nhiều công cụ trưng bày từ hoạt ảnh đến khả năng gấp và treo Chia sẻ bộ sưu tập bên trong và bên ngoài ngay lập tức với nền tảng quản lý bộ sưu tập dựa trên đám mây, Stylezone

Hình 2 6 Hình ảnh minh họa trưng bày sản phẩm trên Stylezone

Giới thiệu các phần mềm thiết kế 3D được ứng dụng trong may mặc hiện nay

 Giới thiệu sơ lược về phần mềm Clo 3D

Phần mềm Clo 3D là một chương trình phần mềm thiết kế thời trang 3D cho phép các nhà thiết kế và thương hiệu tạo ra các hình ảnh trực quan về quần áo ảo Phần mềm Clo 3D giúp người dùng thiết kế và hình dung các sản phẩm may mặc giống như thật, cung cấp các công cụ và tính năng cho phép tạo ra mô hình 3D chính xác của sản phẩm và xem sản phẩm trong môi trường thực tế Phần mềm Clo 3D giúp giảm thời gian và chi phí cho việc phát triển sản phẩm cung cấp các công cụ dễ dàng chỉnh sửa và cải thiện sản phẩm trước khi sản xuất

Hình 2 7 Giao diện phần mềm Clo 3D

 Các tính năng chính của phần mềm Clo 3D

Các tính năng chính của phần mềm Clo 3D được mô tả ở Bảng 2.1:

Bảng 2 1 Bảng mô tả các tính năng chính của phần mềm Clo 3D

STT Tính năng Mô tả

Tạo quần áo 3D từ các mẫu 2D và tùy chỉnh các yếu tố thiết kế khác nhau như cổ áo, tay áo và đường viền

2 Fabric Simulation Mô phỏng nhiều loại vải, bao gồm vải dệt kim, denim và da, để tạo ra các thiết kế may mặc thực tế

Tạo các mẫu 2D chính xác và phân loại các mẫu dựa trên kích thước

Thử và chỉnh sửa thiết kế trên các mô hình ảo, để trực quan hóa sự phù hợp và chuyển động

Chia sẻ và cộng tác với các thành viên trong nhóm của bạn trong thời gian thực, cho phép phát triển thiết kế nhanh hơn và hiệu quả hơn

Tạo hình ảnh và video chân thực về thiết kế của bạn để giới thiệu tác phẩm của bạn với khách hàng và khách hàng tiềm năng

 Lợi ích của phần mềm thiết kế Clo 3D

Thiết kế không giới hạn: Công cụ mô phỏng mạnh mẽ của phần mềm Clo 3D cho phép bạn tạo một phong cách với vô số lớp và chi tiết phức tạp Thiết kế nhiều loại quần áo, từ áo sơ mi đơn giản đến áo khoác ngoài kỹ thuật với các chi tiết và cấu trúc hoa văn phức tạp Phần mềm Clo 3D không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thiết kế hàng may mặc Tạo bất cứ thứ gì được làm bằng vải, bao gồm mũ, túi xách, ví, đồ lót, áo tắm, v.v

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Bằng cách sử dụng phần mềm thiết kế Clo3D, các nhà thiết kế có thể giảm thời gian và chi phí tạo mẫu vật lý, vì họ có thể tạo và kiểm tra các avatar ảo trước khi tạo mẫu vật lý

Tương tác thời gian thực: Xem xét các thay đổi vì bất kỳ sửa đổi nào đối với mẫu 2D, màu sắc, kết cấu và chi tiết hoàn thiện đều được mô phỏng ngay lập tức Cải thiện chất lượng của thiết kế bằng cách kiểm tra độ vừa vặn sớm hơn trong quá trình phát triển, cho phép thời gian sàng lọc mẫu trước khi hoàn thiện

Dễ sử dụng: Trực quan hóa thiết kế của bạn, người dùng ở bất kỳ cấp độ kỹ năng hoặc chuyên môn nào cũng có thể dễ dàng làm quen với giao diện đơn giản và trực quan

Vật liệu chính xác: Phần mềm Clo 3D có thể mô phỏng chính xác các loại vải nhạy cảm với độ rủ như vải dệt nhẹ và áo sơ mi với các đặc tính vật liệu khác nhau Truy cập thư viện toàn diện về các loại vải thường được sử dụng của Phần mềm Clo 3D để xem các ý tưởng thiết kế

Các kỹ thuật hoàn thiện, được áp dụng và loại bỏ khi cần thiết để tinh chỉnh độ vừa vặn của quần áo 3D

 Giới thiệu sơ lược về phần mềm Marvelous Designer

Marvelous Designer là một phần mềm tạo mô hình 3D được sử dụng chủ yếu để tạo quần áo và trang phục cho các nhân vật trong trò chơi điện tử, phim và hoạt hình Marvelous Designer đã trở thành tiêu chuẩn ngành để tạo nội dung quần áo ảo 3D cho ngành Trò chơi, VFX, Thiết kế và Kiến trúc

Hình 2 8 Giao diện của phần mềm Marvelous Designer

 Tính năng chính của Marvelous Design

Phần mềm Marvelous Designer cung cấp một số tùy chọn nhập/xuất nên người dùng có thể làm việc với Marvelous Designer cùng với nhiều chương trình phần mềm 3D khác nhau như là 3DS Max, Maya và ZBrush, giúp việc chỉnh sửa mô hình 3D trở nên đơn giản hơn

Các tính năng chính của phần mềm Marvelous Design được mô tả ở Bảng 2.2:

Bảng 2 2 Bảng mô tả các tính năng chính của phần mềm Marvelous Design

STT Tính năng Mô tả

1 Pattern Creation Tạo và sửa đổi các mẫu cho quần áo và trang phục

2 Simulations Mô phỏng các chuyển động của vải và quần áo, chẳng hạn như hiệu ứng nhăn và gấp

Cho phép người dùng điều chỉnh các thuộc tính của các loại vải khác nhau, bao gồm độ đàn hồi, mật độ và ma sát

4 Import/Export Cho phép người dùng nhập và xuất các mô hình 3D của họ ở nhiều định dạng khác nhau, chẳng hạn như OBJ, FBX và Collada

5 Collaboration Cho phép nhiều người dùng làm việc đồng thời trên cùng một dự án và chia sẻ các mẫu và mô hình 3D

Cho phép người dùng tạo hoạt ảnh động về chuyển động của quần áo và vải

Interface Cho phép người dùng tùy biến

 Lợi ích của phần mềm Marvelous Design

Nhanh chóng và chính xác: Phần mềm Marvelous Designer đã áp dụng phương pháp sản xuất vải truyền thống chân thật vào mô hình vải 3D Bất kỳ ai cũng có thể tạo nếp nhăn 3D tự nhiên với phần mềm Marvelous Designer Phần mềm Marvelous Designer cung cấp mô phỏng vải chính xác nhất và nhanh nhất Kiểm tra các nếp nhăn tự nhiên và thực tế được hình thành tự động

Giao diện thân thiện với người dùng: Phần mềm Marvelous Designer thân thiện và dễ sử dụng, ngay cả đối với người mới bắt đầu Nó được thiết kế với giao diện trực quan, giúp dễ dàng tạo ra các thiết kế phức tạp và chi tiết

Dễ dàng kiểm soát sản phẩm: Với phần mềm Marvelous Designer, bạn có quyền kiểm soát mọi khía cạnh trong thiết kế của mình Bạn có thể tùy chỉnh chất liệu, kết cấu, kích thước, màu sắc và hình dạng của quần áo theo ý thích của mình

Hiệu quả và năng suất: Phần mềm Marvelous Designer hợp lý hóa quy trình sáng tạo và cải thiện quy trình làm việc bằng cách cung cấp các công cụ giúp tạo thiết kế dễ dàng và nhanh hơn

 Giới thiệu sơ lược về phần mềm Lectra

Phần mềm thiết kế 3D Lectra là một công cụ thiết kế và mô phỏng trang phục 3D chuyên nghiệp Nó được phát triển bởi công ty Lectra, một nhà cung cấp hàng đầu của các giải pháp công nghệ cho ngành công nghiệp thời trang Ngoài ra, phần mềm 3D Lectra còn tích hợp các tính năng như xử lý hình ảnh, quản lý kho vải, và tính năng quản lý sản xuất Các sản phẩm được thiết kế trên phần mềm này có thể được hiển thị dưới dạng hình ảnh 3D, giúp cho các nhà thiết kế và nhà sản xuất có thể đánh giá và thay đổi mẫu trang phục một cách nhanh chóng và dễ dàng

Hình 2 9 Giao diện của phần mềm Lectra

 Tính năng chính của phần mềm Lectra

Các tính năng chính của phần mềm Lectra được mô tả ở Bảng 2.3:

Bảng 2 3 Bảng mô tả các tính năng chính của phần mềm Lectra

STT Tính năng Mô tả

1 Modulate Cho phép người dùng tạo ra một mô hình 3D từ một mẫu 2D Lệnh này rất hữu ích để tạo ra các mô hình 3D chi tiết và chính xác

Cho phép người dùng tạo ra các Markers, tối ưu hóa việc sử dụng vải và giảm thiểu lãng phí Lệnh này cung cấp cho người dùng các tùy chọn để chỉ định các yêu cầu của họ về số lượng và kích thước marker

Người dùng có thể tạo ra các mô hình 3D cho trang phục một cách nhanh chóng và chính xác Lệnh này cho phép người dùng tạo ra các mô hình 3D và dễ dàng chỉnh sửa chúng để đáp ứng các yêu cầu cụ thể

Giới thiệu tổng quan về phần mềm VStitcher

Nhìn vào giao diện trực quan của phần mềm VStitcher ta sẽ thấy được các thanh công cụ được chỉ ra ở hình bên dưới:

Hình 2 14 Giao diện làm việc của phần mềm VStitcher Các chức năng của thanh công cụ phần mềm VStitcher được mô tả ở Bảng 2.8:

Bảng 2 8 Bảng mô tả chức năng của các thanh công cụ trong VStitcher

STT Thanh công cụ Mô tả

1 Main Menu Hiển thị các tùy chọn của Menu chính: File, Edit, Views, Tools,

2 Main Toolbar Hiển thị các công cụ chính hỗ trợ trong quá trình tạo mẫu và Fit mẫu

Hiển thị các chức năng phổ biến cho từng công cụ ở Main Toolbar

4 Tab Resources Tìm kiếm tài nguyên 2D và 3D

5 2D window Tạo mẫu thiết kế

6 3D window Xem, mô phỏng sản phẩm

Hiển thị các hành động mà người dùng có thể thực hiện tùy thuộc vào chức năng mà họ đang thực hiện

Main Menu là giao diện chính của chương trình, bao gồm các tùy chọn và chức năng của phần mềm, cho phép người dùng thực hiện các thao tác như tạo mới, mở, lưu và chỉnh sửa các tài liệu Nó cung cấp các liên kết đến các chức năng chính của phần mềm và cho phép người dùng truy cập vào các chức năng khác nhau của phần mềm

Hình 2 15 Các chức năng trong Main Menu

Hình 2 16 Các chức năng trong Main Tools Các chức năng của các biểu tượng trong Main Tools được mô tả ở Bảng 2.9:

Bảng 2 9 Bảng mô tả chức năng của các biểu tượng trong Main Tools

Biểu tượng Công cụ Mô tả

Open Nhấp vào để mở tệp tin

Save Lưu các tập tin

Undo Nhấp vào để hoàn tác một hành động

History Chứa lịch sử hành động

Nhấp vào để thực hiện lại hành động hoàn tác cuối cùng b) Creation Tools Đây là các chức năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên trang phục

Hình 2 17 Các biểu tượng trong Creation Tools Các chức năng của các biểu tượng trong Creation Tools được mô tả ở Bảng 2.10:

Bảng 2 10 Bảng mô tả chức năng của các biểu tượng trong Creation Tools

Biểu tượng Công cụ Mô tả

(Phím tắt V) Cho phép người dùng chọn một đoạn, đường hoặc điểm

Chọn hoạ tiết trong các chi tiết và thực hiện các điều chỉnh như di chuyển hoặc chia tỷ lệ hoạ tiết

(Phím tắt H) Xem, thêm, xóa hoặc điều chỉnh mũi may trong 2D Window

Gán các vật liệu như vải, đường may, đường trang trí hoặc hình ảnh cho các chi tiết hoặc đường

Chèn các hình dạng trong 2D Window như Rectangle, Ellipse, Point, Extract, Wire, Pleat, Dart, Diamond, Measure

Pen (Phím tắt P) Vẽ các đường bên trong hoặc bên ngoài

Annotate Thêm hoặc chỉnh sửa chú thích c) Arrange

Chế độ Arrange là nơi đặt Stickman và nơi các mẫu được sắp xếp trên cơ thể Nó cho hệ thống biết vị trí của từng chi tiết liên quan đến Avatar

Lưu ý: Các chi tiết không được sắp xếp sẽ không hiển thị ở chế độ chuẩn bị và sẽ không treo lên

Hình 2 18 Hình ảnh minh họa chế độ Arrange d) Simulation Toolbar

Hình 2 19 Các biểu tượng trong Simulation Toolbar Các chức năng của các biểu tượng trong Simlutation Toolbar được mô tả ở Bảng 2.11: Bảng 2 11 Bảng mô tả chức năng của các biểu tượng trong Simlutation Toolbar

Biểu tượng Công cụ Mô tả

Prepare Đưa mô phỏng vào chế độ Arrange, nơi bạn có thể thấy các rập chi tiết lơ lửng quanh cơ thể của Avatar sẵn sàng để mô phỏng Các chi tiết phải được Arrange để có thể hiển thị trong chế độ Prepare

Dress Chạy mô phỏng để trang phục cho Avatar

Finish Có thể thực hiện các điều chỉnh trên mẫu hoặc mô phỏng sau khi hoàn thiện

Undress Bỏ quần áo của Avatar

Dùng để tạo ra và thay đổi các mẫu quần áo trong tự do Tính năng này cho phép người dùng thay đổi kích thước, hình dạng, vải, màu sắc, vết cắt, và các chi tiết khác của một mẫu quần áo theo ý muốn

Render Chụp ảnh quần áo 3D, cũng chứa TechPack và Print to File

Tính năng Share on Stylezone trong Vstitcher là một tính năng cho phép người dùng chia sẻ các mô hình quần áo của họ trên một cộng đồng thời trang và thiết kế

Nằm trong thanh ngay bên dưới các công cụ tạo, nó chứa các nút chuyển đổi cho các tùy chọn như bật hoặc tắt các đường bên trong hoặc bên ngoài hoặc bám vào các điểm hoặc lưới

Hình 2 20 Các biểu tượng trong Horizontal Contextual Menu a) Edit Point: Sử dụng để chỉnh sửa các điểm trên bề mặt 3D của mô hình Các điểm này thường được sử dụng để xác định hình dạng và chi tiết của mô hình b) Pieces: Tạo các chi tiết với kích thước và hình dạng cụ thể, xác định độ co giãn và các thuộc tính vật liệu của từng mảnh vải c) Internal: Sử dụng để tạo ra các chi tiết bên trong của sản phẩm d) Gizmo: Dùng để xoay các chi tiết trong 2D Window e) Point: Dùng để đính vào một điểm trong quá trình xoay chi tiết d) Edge: Dùng để đính vào một cạnh trong quá trình xoay chi tiết f) Grid: Được sử dụng để tạo ra một lưới trên bề mặt 3D của mô hình Lưới giúp người dùng dễ dàng quản lý và chỉnh sửa các điểm trên bề mặt, đồng thời giúp cải thiện độ chính xác khi thực hiện các thao tác trên mô hình i) Guideline: Được sử dụng để tạo ra các đường hướng dẫn trên bề mặt 3D của mô hình Guideline giúp người dùng dễ dàng xác định các kích thước, khoảng cách và vị trí của các thành phần trong thiết kế h) Slide: Được sử dụng để tạo ra các bề mặt mô hình vải dựa trên các đường viền (đường sườn) Các bề mặt được tạo ra bởi lệnh Slide có thể được sử dụng để tạo ra các mẫu vải, hoặc để hiển thị chi tiết và hình dáng của các sản phẩm may mặc

Hiển thị danh sách các chi tiết 2D Các chi tiết trong danh sách này sẽ được hiển thị trong 2D Window

Hình 2 21 Hình ảnh minh họa thanh 2D trong Tab Resources b) Thanh Materials

Trong thanh Materials có ngăn: Garment và Libraries được hiển thị các chức năng như hình ở dưới đây:

Hình 2 22 Hình ảnh minh họa thanh Materials trong Tab Resources

- Colors in Use: Thanh trạng thái Colors in Use trên Tab Materials hiển thị tất cả các màu đang được sử dụng trong màu hiện tại

Hình 2 23 Vị trí của Colors in Use trong Tab Materials

- Colors Libraries: Thư viện màu hiển thị trên Tab Material Bạn có thể thêm thư viện màu theo các định dạng sau: ACO, ASE, JSON

- Seam: Các tính năng trong lựa chọn Seams

Hình 2 24 Hình minh họa Seams trong Tab Materials + Bước 1: Trên Tab Resources, nhấp vào Materials

+ Bước 2: Trên Tab Materials, đi đến lựa chọn Seams

+ Bước 3: Trong lựa chọn Seams, nhấp chọn Một Menu được hiển thị

Hình 2 25 Hình ảnh minh họa Menu trong Seams hiển thị

 Add Seam: Nhấp vào để thêm đường may mới

 New Group: Nhấp vào để tạo một nhóm đường may mới

 New Single Needle: Nhấp vào để thêm đường may một kim

 New Double Needle: Nhấp vào để thêm đường may hai kim

 New Flatlock: Nhấp vào để thêm đường may phẳng

 New Chain Stitch: Nhấp vào để thêm đường may móc xích

 New Zigzag: Nhấp vào để thêm đường may Zigzag

 Delete Unused Seams: Xóa các đường may không sử dụng

Hình 2 26 Hình ảnh minh họa Artwork trong Tab Materials

 Xem hình thu nhỏ của Artwork

 Bước 1: Trên Tab Resources, nhấp vào vào Materials

 Bước 2: Nhấp vào Tab Garment

 Bước 3: Đi đến lựa chọn Artwork Một hình thu nhỏ được hiển thị cho mỗi

Hình 2 27 Hình thu nhỏ trong Artwork Ý nghĩa của các lệnh trong hình thu nhỏ của Artwork được mô tả ở Bảng 2.12:

Bảng 2 12 Bảng mô tả ý nghĩa của từng lệnh trong hình thu nhỏ Artwork

1 Được trình bày nếu Artwork được gán cho một chi tiết

- Nhấp vào để xóa Artwork khỏi tất cả các phần

- Nếu artwork không được gán cho một chi tiết sẽ hiển thị Nhấp vào để xóa Artwork

Swatch của màu khuếch tán

- Bấm để hiển thị hộp thoại màu

- Chọn một màu để thay đổi màu khuếch tán

Chỉ hình thu nhỏ lớn

- Nhấp vào để sao chép Artwork

Nhấp vào Menu chỉnh sửa hiển thị

Hình 2 28 Hình mô tả Trims trong Tab Materials

 Có các loại trang trí chính sau đây:

 Edge Assignable: Cắt bớt các mục có thể được gán cho một cạnh hoặc một đường

 Piece Assignable: Cắt bớt các mục có thể được gán cho một chi tiết như một thành phần bên trong

 Thêm Trims vào quần áo:

 Bước 1: Trên Tab Resources, nhấp vào vào Materials

 Bước 2: Nhấp vào Tab Garment

 Bước 3: Trên Main Toolbar, nhấp vào Assign

 Bước 4: Trong phần Trims, nhấp vào vào Trim

 Bước 5: Trên Horizontal Contextual Menu, nhấp chọn Pieces

 Bước 6: Trong 2D Window Bấm vào chi tiết, cạnh hoặc đường mà bạn muốn chỉ định phần Trims

 Chỉnh sửa thuộc tính của Trims

 Bước 1: Trên Tab Resources, nhấp vào vào Materials

 Bước 2: Nhấp vào Tab Garment

 Bước 3: Trong phần Trims, nhấp vào vật liệu trang trí bạn muốn chỉnh sửa Các thuộc tính của vật liệu trang trí được hiển thị trong chế độ Context View

 Bước 4: Chỉnh sửa các thuộc tính theo yêu cầu c) Thanh 3D

Trong thanh 3D hiển thị 3 lựa chọn: Avatars, Snapshots, và Closet Được hiển thị trong hình dưới đây:

Hình 2 29 Hình ảnh minh họa thanh 3D trong Tab Resources

- Avatars: Hiển thị thông tin về kích thước của người mẫu, kiểu tóc, màu da, màu mắt, các chi tiết về mặt, tay và chân, và các phụ kiện như giày dép và đồ trang sức

- Snapshots: Hiển thị các hình ảnh tĩnh của sản phẩm thời trang được tạo ra từ các góc độ khác nhau

- Closet: Hiển thị các bộ trang phục và phụ kiện có sẵn để sử dụng trong thiết kế d) Thanh Params

Trong thanh Params hiển thị 2 lựa chọn: Rulers, Stitches

Hình 2 30 Hình ảnh minh họa thanh Params trong Tab Resources

- Rulers: Hiển thị số đo đã được lưu lại

- Stitches: Hiển thị thông tin về các đường may của mẫu được thiết kế

Hình 2 31 Hình ảnh minh họa 2D trong phần mềm VStitcher a) 2D Window Toolbar

Người dùng có thể sử dụng thanh công cụ 2D Window để thay đổi cách hiển thị và điều hướng, như được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Hình 2 32 Thanh công cụ trong 2D Window

- Chức năng bên góc cùng bên trái:

Hình 2 33 Biểu tượng chức năng góc cùng bên trái Các biểu tượng chức năng bên trái trong 2D Window được mô tả ở Bảng 2.13:

Bảng 2 13 Bảng mô tả các chức năng bên trái trong 2D Window

STT Biểu tượng Công cụ Mô tả

1 Textures Hiển thị hoặc ẩn họa tiết vải trong chi tiết

2 Stitches Hiển thị hoặc ẩn bất đường may kỳ trên quần áo nếu có

3 Grading Hiển thị hoặc ẩn bất đường may kỳ trên quần áo nếu có

Allowances Hiển thị hoặc ẩn các đường may phụ cấp

5 Internal Lines Hiển thị hoặc ẩn các đường nội vi bên trong

6 Trace Changes Hiển thị các thay đổi được thực hiện trên mẫu

Hiển thị hoặc ẩn tên của các chi tiết Nếu tùy chọn này tắt, ID hệ thống của các chi tiết vẫn hiển thị

8 Grain Line Hiển thị các đường canh sợi

Grid Hiển thị hoặc ẩn lưới nền

10 Guidelines Hiển thị hoặc ẩn thước kẻ hướng dẫn

- Chức năng bên góc cùng bên phải:

Các biểu tượng chức năng bên phải trong 2D Window được mô tả ở Bảng 2.14:

Bảng 2 14 Bảng mô tả các chức năng bên phải trong 2D Window

STT Biểu tượng Công cụ Mô tả

1 View all Sẽ thu nhỏ để bao gồm tất cả các phần mẫu trong cửa sổ 2D

2 Zoom Kích hoạt thu phóng vùng lựa chọn

4 Zoom out Thu nhỏ b) Nhấp chuột trong 2D Window

- Nhấp chuột phải vào Background, sẽ hiển thị các tính năng sau:

Hình 2 34 Hình ảnh mô tả hiển thị khi nhấp chuột phải vào Background

Các biểu tượng chức năng khi nhấp chuột phải vào Background được mô tả ở Bảng 2.15:

Bảng 2 15 Bảng mô tả các chức năng khi nhấp chuột phải vào Background

Là một tính năng cho phép người dùng hiển thị mô hình Avatar và trang phục của họ dưới dạng một hình ảnh 3D trực quan

Là một tính năng cho phép người dùng hiển thị toàn bộ mô hình Avatar và trang phục của họ trên màn hình Khi người dùng kích hoạt tính năng này, màn hình sẽ tự động zoom và hiển thị toàn bộ mô hình Avatar và trang phục của họ trong vùng hiển thị

Là một tính năng cho phép người dùng hiển thị toàn bộ các phần tử bên trong của một mô hình avatar và trang phục Khi người dùng kích hoạt tính năng này, các phần tử bên trong của mô hình Avatar và trang phục, chẳng hạn như các đường may, các Mô-đun sẽ được hiển thị trên màn hình

- Nhấp chuột phải vào chi tiết, sẽ hiển thị các tính năng sau:

Hình 2 35 Hình ảnh mô tả hiển thị khi nhấp chuột phải vào chi tiết Các biểu tượng chức năng khi nhấp chuột phải vào chi tiết được mô tả ở Bảng 2.16: Bảng 2 16 Bảng mô tả các chức năng khi nhấp chuột phải vào chi tiết

Cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các chất liệu, hoặc chọn từ thư viện sẵn có để áp dụng cho các bộ trang phục Tính năng này cho phép người dùng tạo ra các mẫu hoặc vẽ các họa tiết trực tiếp trên chất liệu và xem trước kết quả trên mô hình Avatar

Focus Cho phép người dùng tập trung vào một phần cụ thể của mẫu trang phục để nghiên cứu hoặc chỉnh sửa

Các ứng dụng của phần mềm VStitcher

Bảng 2.26 dưới đây là các Avatar có sẵn trong VStitcher:

Bảng 2 26 Bảng minh họa các Avatar có sẵn trong VStitcher

- Để Import Avatar ta làm như sau:

+ Bước 1: Trên Tab Resources, nhấp vào 3D

+ Bước 2: Nhấp vào Avatars Các hình đại diện có sẵn được hiển thị

Hình 2 56 Hình ảnh minh họa Avatar hiển thị trong Tab 3D + Bước 3: Nhấp vào dấu cộng ở đầu Avatar Một Menu được hiển thị

Hình 2 57 Hình ảnh minh họa Menu hiển thị + Bước 4: Nhấp vào From Template để nhập Avatar do Browzwear cung cấp Một danh sách được hiển thị

Hình 2 58 Danh sách Avatar có sẵn hiển thị

+ Bước 5: Nhấp vào Avatar mà bạn muốn chọn

+ Bước 6: Nhập tên và nhấp OK

Hình 2 59 Hộp thoại Create New Avatar

+ Bước 1: Trên Tab Resources, nhấp vào 3D

+ Bước 2: Nhấp vào Avatar Các hình đại diện có sẵn được hiển thị

+ Bước 3: Chọn hình đại diện bạn muốn xuất

+ Bước 4: Nhấp vào biểu tượng Hộp thoại Save As hiển thị

- Để chỉnh sửa Avatar trong 3D Window:

+ Bước 1: Trong 3D Window, nhấp chuột phải vào Avatar Các Menu được hiển thị

+ Bước 2: Nhấn vào Edit Avatar Khung Edit Avatar được hiển thị trong ngăn Context

Hình 2 60 Hình minh họa khung Edit Avatar được hiển thị trong ngăn Context View Các tính năng có sẵn trong khung Edit Avatar được trình bày chi tiết trong Bảng 2.27: Bảng 2 27 Bảng mô tả các tính năng có sẵn trong khung Edit Avatar

1 Name Đặt tên Avatar, phân biệt avatar này với avatar khác

2 Body Resolution Điều chỉnh độ phân giải của Avatars

3 Avatar Friction Sử dụng để điều chỉnh độ ma sát giữa mô hình avatar và trang phục

Trong thanh Edit Avatar có 2 Tab: Styling và Measurement a) Styling

Các tính năng có sẵn trong Tab Styling được trình bày chi tiết trong Bảng 2.28:

Bảng 2 28 Bảng mô tả các tính năng có sẵn trong Tab Styling

Thay đổi màu sắc của Avatar

Thay đổi kiểu tóc của Avatar

Tìm kiếm thông tin nhanh trong Edit Avatar

Thay đổi những thuộc tính của Avatar để phù hợp với sản phẩm mà bạn đang thiết kế

- Smirk Left: Cười nhếch trái

- Smirk Right: Cười nhếch mép phải

- Lift Eyebrow Left: Nâng chân mày trái

- Lift Eyebrow Right: Nâng chân mày phải

- Sad Eyebrows: Chân mày buồn bã

- Sneer Left: Nhếch môi trái

- Sneer Right: Nhếch môi phải

- Blink Face Expression: Biểu cảm khuôn mặt khi khi chớp mắt

- Squeeze Left Eye: Nheo mắt trái

- Squeeze Right Eye: Nheo mắt phải

- Furrowed Eyebrows: Nhíu lông mày lại

- Open Mouth: Mở miệng b) Measurement

Measurement là một tính năng được sử dụng để đo các kích thước cơ bản của mô hình avatar, bao gồm chiều cao, vòng eo, vòng mông và các kích thước khác

Hình 2 61 Hình minh họa khung Measurement được hiển thị trong ngăn Context View Các tính năng có sẵn trong Tab Measurement được trình bày chi tiết trong Bảng 2.29: Bảng 2 29 Bảng mô tả các tính năng có sẵn trong Tab Measurement

Silhouette Độ bóng của cơ thể

- Balanced: Tư thế cân bằng

- Body Size: Kích thước cơ thể

- Nape to Waist: Gáy đến đến eo

- Cup: Độ nâng của ngực

- High Hip: Vòng hông dưới rốn

- Out - seam: Đường may sườn ngoài

- In - seam: Đường may sườn trong

- Ankle: Vòng mắt cá chân

- Foot Length: Chiều dài bàn chân

- Foot Width: Chiều rộng bàn bàn chân

- Over Arm: Vòng đo từ đầu vai này sang đầu vai kia

Shaping Định hình cơ thể nữ:

- Bottom Position: Tư thế thến trung bình tấn

- Top Posture: Tư thế thế đầu hàng

- Shoulder Position: Tử thể thẳng lưng hở vai

- Full Proportions: Tỷ lệ đầy đủ

- Buttocks Proportions: Tỷ lệ mông

- Buttocks Volume: Mông căng tròn

- Buttocks Depth: Độ sâu mông

- Straight Hand: Duỗi thẳng tay

- Upper Bust: Vòng ngực trên

- Breasts Position: Vị trí nhũ hoa

- Breasts Diameter: Đường kính ngực

- Navel Height: Chiều cao rốn

- Nipple Height: Chiều cao vú

- Apex to Apex: Dang ngực

- Push Up Bra: Nâng ngực

- Wire Influence: Dây nâng ngực

- Pointed Bra: Áo ngực nhọn

- Sports Bra: Áo ngực ngực thể thao Định hình cơ thể Nam:

- Bottom Position: Tư thế thến trung bình tấn

- Top Posture: Tư thế đầu hàng

- Shoulder Position: Tử thể thẳng lưng hở vai

- Build: Cơ thể khỏe mạnh

- Full Proportions: Tỷ lệ đầy đủ

- Buttocks Proportions: Tỷ lệ mông

- Buttocks Volume: Mông căng tròn

- Buttocks Shape: Hình dạng mông

- Buttocks Touns: Mông săn chắc

- Navel Height: Chiều cao rốn

- Genitali: Bộ phận sinh dục

- Head Size: Kích thước vòng đầu

- Head Length: Chiều dài đầu

- Eye Height: Chiều cao mắt

- Jaw Width: Chiều rộng hàm

- Lips Thickness: Độ dày của môi

- Face Width: Chiều rộng khuôn mặt

- Face Length: Chiều dài khuôn mặt

- Eyes Distance: Khoảng cách giữa 2 mắt

- Nose Length: Chiều dài mũi

- Nose Width: Chiều rộng mũi

- Mouth Width: Chiều rộng miệng

- Head Size: Kích thước vòng đầu

- Head Length: Chiều dài đầu

2.6.2 Chức năng hiệu chỉnh hình dạng mẫu

2.6.2.1 Piece Actions - Hành động chi tiết a) Creating Internal Symmetry - Tạo đường nội vi đối xứng

- Để tạo một đường nội vi đối xứng:

 Bước 1: Trên thanh công cụ chính nhấn vào Select

 Bước 2: Trên thanh Horizontal Contextual Menu, chọn Pieces

 Bước 3: Trong 2D Window nhấp vào bán thành phẩm bạn muốn thêm đối xứng

Hình 2 62 Hình ảnh minh họa bán thành phẩm cần tạo đối xứng + Bước 4: Đi tới Context View, trong phần Actions, tại Inner Symmetry Nhấp vào Create Phần rập thành phẩm đối xứng được hiển thị

Hình 2 63 Hình ảnh minh họa vị trí tạo rập đối xứng ở chế độ Context View b) Creating a Symmetrical Copy - Tạo một bản sao đối xứng

- Để tạo một bản sao đối xứng:

 Bước 1: Trên thanh công cụ chính nhấn vào Select

 Bước 2: Trên thanh Horizontal Contextual Menu, chọn Pieces

 Bước 3: Trong 2D Window nhấp vào bán thành phẩm bạn muốn sao chép

 Bước 4: Đi tới Context View, trong phần Actions, tại Symmetry

Hình 2 64 Vị trí của Symmetry trong phần Actions

 Bước 5: Chọn một điều trong số sau đây:

 Nhấp vào X để có một bản sao đối xứng của chi tiết được tạo theo trục X

Hình 2 65 Hình minh họa chi tiết sau khi được tạo đối xứng

 Nhấp vào Symmetry, sau đó nhấp vào Y để tạo một bản sao đối xứng của chi tiết, với đường canh sợi theo trục Y

Hình 2 66 Hình minh họa chi tiết sau khi đổi chiều canh sợi c) Cancelling Symmetry - Hủy đối xứng

 Bước 1: Trên thanh công cụ chính nhấn vào Select

 Bước 2: Trên thanh Horizontal Contextual Menu, chọn Pieces

 Bước 3: Trong 2D Window, nhấp vào chi tiết được tạo dưới dạng bản sao đối xứng của chi tiết gốc

Hình 2 67.Hình minh họa chi khi nhấp vào chi tiết

+ Bước 4: Đi đến Context view, trong phần Actions Ấn vào Cancel, tính năng đối xứng sẽ được hủy bỏ

Hình 2 68 Hình ảnh hiển thị vị trí của Cancel d) Di chuyển, điều chỉnh và xoay một chi tiết

- Để di chuyển một chi tiết:

 Bước 1: Trên thanh công cụ chính nhấn vào Select

 Bước 2: Trên thanh Horizontal Contextual Menu, chọn Pieces

 Bước 3: Trong 2D Window, nhấp vào phần bạn muốn thay đổi kích thước

 Bước 4: Đi đến Context View, trong Transformation Chỉnh sửa cài đặt theo yêu cầu

Hình 2 69 Hình ảnh mô tả cài đặt trong Transformation Các tính năng trong Information ở chế độ Context View được mô tả ở Bảng 2.30:

Bảng 2 30 Bảng mô tả các tính năng trong Information ở chế độ Context View

Move Xác định vị trí trong 2D Window chi tiết được hiển thị

Xác định chiều dài và chiều cao của chi tiết

Lưu ý: Theo mặc định, chiều rộng và chiều cao được kết nối sao cho thay đổi đối với một trong hai sẽ tự động gây ra thay đổi tương ứng với đối tượng kia Chuyển đổi để ngắt kết nối hoặc kết nối Width và Height

Xác định chuyển động quay của chi tiết

Ví dụ: Theo chế độ mặc định chế độ quay 90 độ, thay đổi chế độ quay về 0 độ

Lật chi tiết đã chọn qua trục X

Lật mảnh đã chọn qua trục Y e) Changing Stacking Order - Thay đổi thứ tự xếp chồng

- Để thay đổi thứ tự xếp chồng:

+ Bước 1: Trên thanh công cụ chính nhấn vào Select

+ Bước 2: Trên thanh Horizontal Contextual Menu, chọn Pieces

 Bước 3: Trong 2D Window, nhấn vào phần bạn muốn chỉnh sửa

 Bước 4: Chuyển đến Context View, trong phần Actions, tại Order

Hình 2 70 Hình ảnh mô tả hiển thị Order trong phần Actions

 Bước 5: Điều chỉnh thứ tự theo yêu cầu

 Nhấn vào đây để đưa các chi tiết lên trên cùng

 Nhấp để di chuyển chi tiết lên một lớp

 Nhấn vào đây để đặt các chi tiết để dưới cùng

 Nhấp để di chuyển chi tiết xuống một lớp f) Attaching a Piece – Đính kèm chi tiết

Tính năng này cho phép kết nối một chi tiết với một chi tiết khác mà không cần may hoặc sắp xếp nó Sử dụng rộng rãi cho tính năng này là đường nội vi, túi, bo tay

- Ví dụ: Để đính túi trước vào áo ta làm như sau:

+ Bước 1: Di chuyển túi lên vị trí của nó trên thân trước

Hình 2 71 Hình ảnh minh họa vị trí túi di chuyển lên thân trước

+ Bước 2: Vào Context view, trong phần Actions Chọn Attach

Hình 2 72 Vị trí của Attach trong phần Actions + Bước 3: Di chuyển đến 3D Window, chọn Dress để nhìn thấy túi áo vừa được đính vào thân trước

Hình 2 73 Hình ảnh mô phỏng túi được Dress vào thân trước g) Editing Draping Properties - Chỉnh sửa thuộc tính xếp chồng

- Để chỉnh sửa thuộc tính xếp nếp:

+ Bước 1 : Trên Main Toolbar, nhấn vào Select

+ Bước 2: Trên thanh Horizontal Contextual Menu, chọn Pieces

+ Bước 3: Trong 2D Window, hãy nhấp vào tác phẩm mà bạn muốn chỉnh sửa các thuộc tính xếp nếp

+ Bước 4: Vào Context View, trong phần Draping Properties

Hình 2 74 Hình ảnh mô tả phần Draping Properties trong Context View

+ Bước 5: Chỉnh sửa theo yêu cầu

Các thuộc tính trong Draping Properties được mô tả ở Bảng 2.31:

Bảng 2 31 Bảng mô tả các thuộc tính trong Draping Properties

Use in 3D Theo mặc định, cài đặt này được chọn và chi tiết sẽ hiển thị trong 3D

Window Xóa cài đặt này để chi tiết hông hiển thị trong 3D Window

Cho phép bạn định cấu hình chiều cao và chiều rộng của lưới cho từng ô vuông của lưới trên mảnh

3D Layer Cho phép bạn đặt thứ tự xếp chồng cho mảnh Nhập giá trị bạn muốn

Cho phép bạn đặt thứ tự các mảnh được xếp chồng lên nhau khi chúng va chạm

Nhấpvào để xem các hiển thị có sẵn

2.6.2.2 Line Actions a) Adding a point to a Line or Edge - Thêm một điểm vào đường hoặc cạnh

- Để thêm một điểm vào một đường bên trong hoặc cạnh:

Hình 2 75 Hình minh họa một điểm thêm vào cạnh

 Bước 1: Trên Main Toolbar, nhấp Pen

 Bước 2: Nếu bạn muốn thêm điểm vào một đường nội vi, trên Horizontal Contextual

Menu, bật chế độ Edit Point và Internal

 Bước 3: Nếu bạn muốn thêm điểm vào một cạnh, Horizontal Contextual Menu, bật chế độ Edit Point và Pieces

 Bước 4: Bấm vào đường hoặc cạnh nơi bạn muốn điểm Điểm được thêm vào đường hoặc cạnh

- Để chỉnh sửa đường nội vi:

+ Bước 1: Trên Main Toolbar, nhấp chọn Select

+ Bước 2: Trên Horizontal Contextual Menu, chọn Internal

Hình 2 76 Hình minh họa đường nội vi hiển thị sau khi bật và tắt chế độ Internal

+ Bước 3: Để chỉnh sửa một cạnh, trên Horizontal Contextual Menu, bật chế độ Pieces

Hình 2 77 Hình minh họa đường nội vi hiển thị sau khi bật và tắt chế độ Pieces

 Bước 4: Trong 2D Window, nhấp vào một đường

 Bước 5: Di chuyển đến Context View, trong ngăn Transformation

 Nhấp vào đường nội vi:

Hình 2 78 Hình ảnh minh họa ngăn Transformation hiển thị khi nhấp vào đường nội vi Các chức năng trong ngăn Transformation được mô tả ở Bảng 2.32:

Bảng 2 32 Bảng mô tả các chức năng trong ngăn Transformation

Cài đặt đường nội vi Mô tả

Scale Hiệu chỉnh chiều dài đường

Flip X Lật đường đã chọn qua trục X

Flip Y Lật đường đã chọn qua trục Y

Hình 2 79 Hình ảnh minh họa ngăn Transformation hiển thị khi nhấp vào cạnh

Các chức năng trong ngăn Transformation được mô tả ở Bảng 2.33:

Bảng 2 33 Bảng mô tả các chức năng trong ngăn Transformation

Cài đặt cạnh Mô tả

Resize – Length Xác định chiều dài của đường

+ Bước 6: Di chuyển đến Context View, trong ngăn Actions

 Nhấp vào đường nội vi:

Hình 2 80 Hình ảnh minh họa ngăn Actions hiển thị khi nhấp vào đường nội vi

Các chức năng trong ngăn Actions được mô tả ở Bảng 2.34:

Bảng 2 34 Bảng mô tả các chức năng trong ngăn Actions ở chế độ Context View

Nhấp vào để tạo ra một bản sao đối xứng của một chi tiết, thông qua việc chỉ định cấu hình đối xứng:

Bấm vào mũi tên để hiển thị các tùy chọn sau:

- Edge: Dùng để chuyển đổi đường may nội vi thành đường may bên ngoài

- Floating Line: Chuyển đổi đường nội vi thành đường ngoại vi

- Slit: Tạo ra các đường xẻ trên sản phẩm

Nếu đường kẻ vượt ra ngoài các cạnh của chi tiết, hãy nhấp để thu nhỏ nó trong chi tiết, về các cạnh

Nếu đường nằm bên trong và không tiếp xúc với các cạnh, nhấp để mở rộng đường tới các cạnh của mảnh

Slice Dùng để cắt chi tiết thành nhiều mảnh

Tạo một đường song song với đường thẳng trước đó Khoảng cách tùy chỉnh theo yêu cầu

Nhấp Clone by Offset Hộp thoại sau được hiển thị

Border - Đặt phần bù được đo từ đường viền của chi tiết

Center - Đặt độ lệch được đo từ tâm của chi tiết

X - Đặt khoảng cách ngang từ chi tiết

Y - Đặt khoảng cách dọc từ chi tiết

Copies - Đặt số lượng bản sao bạn muốn

Nhấp Clone Egdes by Offset Hộp thoại được hiển thị

- Trong Spacing – Đặt số đo khoảng cách giữa các cạnh được sao chép

- Trong Copies - Nhập số lượng bản sao

- Kích hoạt Extend to Edges để các cạnh được sao chép mở rộng ra các cạnh của chi tiết

Hình 2 81 Hình ảnh minh họa ngăn Actions hiển thị khi nhấp vào một cạnh

Các chức năng trong ngăn Actions được mô tả ở Bảng 2.35:

Bảng 2 35 Bảng mô tả chức năng trong ngăn Actions ở chế độ Context View

Seam Allowance Nhấp vào để hiển thị đường may

Line Nhấp vào để chuyển đổi thành đường nội vi

Sử dụng để tạo ra một bản sao của một đường viền hoặc một cạnh của một chi tiết bằng cách dịch chuyển nó một khoảng cách nhất định theo chiều ngang hoặc dọc

+ Bước 7: Di chuyển đến Context View, trong ngăn Line Properties hoặc Edge Properties

 Line Properties: Khi nhấp vào đường nội vi, chế độ Context View sẽ hiển thị như sau:

Hình 2 82 Hình ảnh minh họa ngăn Line Properties hiển thị trong chế độ Context View Các tính năng trong Line Properties được mô tả ở Bảng 2.36:

Bảng 2 36 Bảng mô tả các tính năng trong Line Properties ở chế độ Context View

Nếu được chọn ( ), đường hiển thị trong 3D Window Nếu bị xóa ( ), đường và bất kỳ vật liệu được chỉ định nào sẽ không hiển thị trong 3D Window

Symmetry Chọn để tạo một bản sao đối xứng của đường Nếu được chọn, Cross bị tắt

Cross Chọn để cho phép đường cắt ngang các mảnh quần áo (từ thân trước qua thân sau) Nếu được chọn, Symmetry bị tắt

Cut Mark Khi chọn Cut Mark, đường sẽ được chuyển sang nét đứt liền màu đỏ, có tác dụng tô màu khác trên cùng một chi tiết

Shink Dùng để tạo độ phồng hoặc nhúng

Puffy Dùng để tạo hiệu ứng vải lông

Fold Dùng để tạo hiệu ứng gấp đôi chi tiết

Iron Dùng để tạo hiệu ứng ủi dọc sản phẩm theo đường nếp gấp

Glue Chức năng tương tự như Extend/Shrink to Edges

 Edge Properties: Khi nhấp vào một cạnh, chế độ Context View sẽ hiển thị như sau:

Hình 2 83 Hình ảnh minh họa ngăn Edge Properties hiển thị trong chế độ Context View Các tính năng trong Edge Properties được mô tả ở Bảng 2.37:

Bảng 2 37 Bảng mô tả các tính năng trong Edge Properties ở chế độ Context View

Shink Dùng để tạo độ phồng hoặc nhúng

Puffy Dùng để tạo hiệu ứng vải lông

Dùng để tăng số lớp để nhìn thực tế hơn Khi may lại, chỗ may lai có 2 lớp hoặc lá bâu, chân bâu, minh phải tăng số lớp lên cho giống thật b) Sliding a Line – Thay đổi vị trí của một cạnh

Bạn có thể sử dụng tùy chọn Slide trên cạnh chi tiết để thay đổi các chi tiết trong khi vẫn duy trì góc cạnh Để sử dụng tùy chọn Slide trên cạnh chi tiết

 Bước 1: Trên Main Toolbar, bấm Select

 Bước 2: Trên Horizontal Contextual Menu, nhấp chọn Edit Points và Slide

 Bước 3: Trên 2D Window, nhấp chọn vào cạnh của chi tiết, cách xa bất kỳ điểm nào và kéo Một đường chấm chấm xuất hiện hiển thị hình dạng mới

Hình 2 84 Ví dụ khi sử dụng lệnh Slide

- Cách 2: Bạn cũng có thể sử dụng tùy chọn Slide trên cạnh chi tiết, trong chế độ Context

View Để sử dụng tùy chọn Slide trong chế độ Context View

 Bước 1: Trên Main Toolbar, bấm Select

 Bước 2: Trên Horizontal Contextual Menu, nhấp chọn Edit Points và Slide

 Bước 3: Trên 2D Window, nhấp vào cạnh của chi tiết

 Bước 4: Di chuyển đến Context View, trong phần Transformation

 Bước 5: Tại Distance, nhập giá trị mong muốn Giá trị âm rút ngắn chi tiết và giá trị dương kéo dài chi tiết

Hình 2 85 Hình minh họa thanh Distance trong ngăn Transformation

Ví dụ: Nhập Distance: -1 inch

Hình 2 86 Ví dụ minh họa lệnh Distance c) Moving a Line Using the Alignment Tool - Di chuyển một đường bằng công cụ căn chỉnh

- Công cụ căn chỉnh hiển thị ở đầu chế độ Context View khi bạn chọn một thành phần

- Để di chuyển một đường bên trong bằng công cụ căn chỉnh:

+ Bước 1: Trên Main Toolbar, bấm Select

+ Bước 2: Trên Horizontal Contextual Menu, nhấp chọn Internal

+ Bước 3: Trong 2D Window, nhấp vào đường

+ Bước 4: Chuyển đến chế độ Context View trên công cụ căn chỉnh, nhấp vào biểu tượng thích hợp như được mô tả trong bảng sau Dòng được di chuyển theo căn chỉnh đã chọn Các công cụ căn chỉnh được mô tả ở Bảng 2.38:

Bảng 2 38 Bảng mô tả các tính năng của các công cụ căn chỉnh

Aligns to the left Căn bên trái Aligns to the center Căn giữa Aligns to the right Căn chỉnh vào trung tâm Aligns to the top Căn chỉnh lên trên cùng Aligns to the middle Căn giữa

Aligns to the bottom Căn chỉnh xuống dưới cùng

Lưu ý: Được bật nếu ba hoặc nhiều dòng được chọn Phân phối theo chiều ngang các dòng đã chọn

Lưu ý: Được bật nếu ba hoặc nhiều dòng được chọn Phân phối theo chiều dọc các dòng đã chọn d) Changing the Stacking Order - Thay đổi thứ tự xếp chồng

- Bạn có thể đặt thứ tự xếp chồng của các đường so với các phần tử khác Để thay đổi thứ tự xếp chồng:

+ Bước 1: Trên Main Toolbar, nhấp Select

+ Bước 2: Lựa chọn các tùy chọn để chỉnh theo yêu cầu:

 Chỉnh sửa một đường bên trong, trên Horizontal Contextual Menu, chọn Internal

 Chỉnh sửa một cạnh, trên Horizontal Contextual Menu, chọn Pieces

+ Bước 3: Trong 2D Window, nhấp vào dòng bạn muốn chỉnh sửa

+ Bước 4: Di chuyển đến Content View, trong lựa chọn Actions, tại Order

+ Bước 5: Điều chỉnh thứ tự theo yêu cầu

 Nhấp vào để đưa đường lên đầu

 Nhấp vào để di chuyển đường lên một lớp

 Nhấp vào để đưa đường xuống dưới cùng

 Nhấp vào để đưa đường xuống một lớp e) Reducing Points - Giảm điểm

Tính năng này cho phép bạn giảm số điểm trung gian trên một đường, do đó giúp cải thiện hiệu suất mô phỏng

Bạn có thể sử dụng tính năng này trên một cạnh hoặc đường bên trong

+ Bước 1: Trong 2D Window, nhấp vào đường hoặc cạnh để chọn nó

+ Bước 2: Chuyển đến chế độ Context View và trong phần Actions, nhấp vào Reduce

Points Số điểm trung gian trên đường hoặc cạnh bị giảm

Hình 2 87 Ví dụ minh họa sử dụng lệnh Reduce Point g) Creating Holes and Slits - Tạo lỗ và khe

- Để tạo lỗ bằng chế độ Context View:

 Bước 1: Trên Main Toolbar, nhấp chọn Select

 Bước 2: Trên Horizontal Contextual Menu, bật chế độ Internal

 Bước 3: Trên 2D Window, nhấp chuột phải vào hình dạng mà bạn muốn chuyển đổi

 Bước 4: Di chuyển đến chế độ Context View, trong phần Actions và nhấp Convert

Internal Line to Một Menu được hiển thị

Hình 2 88 Hình ảnh minh họa các hiển thị khi nhấp vào lệnh Convert Internal Line to

 Bước 5: Nhấp vào Hole Một lỗ được tạo ra

Hình 2 89 Hình ảnh minh họa sau khi sử dụng lệnh Hole

Pen Tool được sử dụng để vẽ các chi tiết trên mẫu thiết kế, bao gồm các đường viền, đường gấp may, đường chỉ may và các hình dạng khác a) Tùy chọn công cụ

Khi nhấp vào biểu tượng ở Main Toolbar, sẽ hiển thị thanh canh cụ dưới đây:

Các chức năng của thanh công cụ khi nhấp vào các biểu tượng ở Main Toolbar được mô tả ở Bảng 2.39:

Bảng 2 39 Bảng mô tả các chức năng của thanh công cụ khi nhấp vào các biểu tượng ở Main

Edit Points Bật để cho phép bạn chỉnh sửa các điểm trên một dòng

Khi bạn muốn đường đó được nhân đôi theo tính đối xứng của chi tiết Bạn chỉ có thể bật tùy chọn này nếu chi tiết được vẽ trên đó có tính đối xứng Nếu Symmetry được bật, Cross sẽ tự động bị tắt

Ví dụ: Bên trái và bên phải của chi tiết được hiển thị trong hình ảnh sau là đối xứng Nếu bạn bật tính năng đối xứng, khi bạn vẽ một đường trên một mặt của chi tiết, nó sẽ tự động được nhân đôi ở mặt kia Đường được vẽ trên một mặt có bật tính năng đối xứng

Bật để cho phép bạn vẽ một đường trong cửa sổ 3D từ chi tiết này sang chi tiết khác mà nó được khâu vào

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng tùy chọn này để vẽ một đường vòng từ mặt trước ra mặt sau của quần áo và quay lại mặt trước một lần nữa Nếu Cross được bật, Symmetry sẽ tự động bị tắt

Snap to Chọn tùy chế độ bắt điểm: Point, Edge, Center, Grid, và Guideline

Trace Dùng để tạo hoặc tách một chi tiết từ khung có sẵn trong thiết kế b) Cách sử dụng công cụ Pen

- Để sử dụng công cụ Pen:

+ Bước 1: Trên Main Toolbar, nhấp vào biểu tượng Pen

Ngày đăng: 22/02/2024, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w