1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chương trình du lịch phồ nghề thăng long qua tìm hiểu một số đình tổ nghề hà nội

59 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Phố Nghề Thăng Long Qua Tìm Hiểu Một Số Đình Tổ Nghề Hà Nội
Tác giả Bùi Thị Quỳnh Giao
Người hướng dẫn GV.Nguyễn Minh Thúy
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 19,69 MB

Nội dung

Trang 3 nghề Thăng Long xưa cho đến hụm nay.Và Hà Nội-phố nghề là sự hội tụtài năng,bản sắc văn húa từ lõu đó trở thành niềm tự hào của cả nước.Trong số những di tớch mà Hà Nội-phố nghề

Trang 1

Trờng đại học văn hoá Hà Nội Khoa văn hoá du lịch

- -Nghiên cứu khoa học

đề tài:

xây dựng chơng trình du lịch phố nghề thăng long

qua tìm hiểu một số đình tổ nghề Hà Nội

Giáo viên hớng dẫn : Gv.Nguyễn Minh Thuý

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Quỳnh Giao

Hà Nội, tháng 02 năm 2008

Trang 2

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài.

Thăng Long – Hà Nội đất đế đô, nơi hội tụ những giá trị vô cùng quýgiá …“ giá trị ấy thể hiện ở thế đất thiêng của muôn đời, ở chất thanh lịch của muôn người, ở tính độc đáo riêng có của muôn nghề…”1 Lê Huy Dần

Thật vậy, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc,Thăng Long-Hà Nộiluôn giữ một vị trí trọng yếu, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đấtnước trên nhiều bình diện Được xem là nơi hội tụ tinh hoa đất-nghề-ngườicủa mọi miền đất nước, trở thành biểu trưng của nghìn năm văn hiến Chínhbởi hội tụ những giá trị quý báu ấy, mà Thăng Long-Hà Nội luôn là tâm điểm,

là “chủ thể tìm đến” của nhiều đối tượng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Người xưa chọn Thăng Long là kinh đô phải chăng vì thế núi, thế sông ,nơi

“đất lành 1chim đậu” con người tìm đến để sinh cư lập nghiệp, là nguồn cảmhứng dồi dáo cho thơ ca, sáng tác nghệ thuật Ngày nay, Thăng Long –Hà Nội

là điểm lựa chọn lý tưởng cho những diễn đàn ngoại giao chính trị, những dự

án kinh tế thì xem đây là một thị trường tiềm năng cho đầu tư và phát triển

Và cũng không là ngoại lệ khi du lịch chon Thăng Long –Hà Nội là “mảnhđất hứa”

Hà Nội không chỉ là một trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa mà còn

là một thành phố có điều kiện về kinh doanh du lịch, thực sự trở thành mộttrong những trung tâm du lịch lớn của cả nước Sự hấp dẫn của nó nằm ởtiềm năng vốn có của mảnh đất xưa

Sẽ rất thiếu xót khi nhắc tới Thăng Long-Hà Nội mà không nhắc tớikhu phố cổ-một di sản quý báu mà kinh đô xưa để lại cho chúng ta hômnay Đây là nơi hội tụ, buôn bán của những người thợ thủ công có tiếngtrong cả nước, nơI tập trung nhiều nhất những di tích lịch sử văn hóa củathủ đô Trải qua những thăng trầm của lịch sử, có những dấu tích xưa đãkhông còn và những giá trị xưa dần mai một.Tìm trong quá khứ và đốichiếu hiện tại người Hà thành tự hào bởi Thăng Long – Hà Nội vẫn lưu giữđược những nét văn hóa đẹp đẽ của những nghề thủ công truyền thống,phố

Trang 3

nghề Thăng Long xưa cho đến hôm nay.Và Hà Nội-phố nghề là sự hội tụtài năng,bản sắc văn hóa từ lâu đã trở thành niềm tự hào của cả nước.

Trong số những di tích mà Hà Nội-phố nghề còn lưu giữ được phải

kể đến các đình tổ nghề-nơi thờ phụng tổ nghề,lưu giữ lịch sử về nghề thủcông truyền thống

Song,đứng trước xu thế hội nhập,phát triển Hà Nội đang từng ngàybiến đổi để trở thành một thành phố văn minh hiện đại.Vấn đề đặt ra là làmsao tạo được sự hài hòa giữa phát triển đô thị và truyền thống văn hóa vốncó,mối tương quan giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển đô thị.Nhữngđình tổ nghề dần bị lãng quên,không được sử dụng hoặc sử dụng vào mụcđích không thiết thực nên dần xuống cấp,kéo theo những giá trị xưa dần maimột

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống là một đề tài khá quenthuộc, song luôn hấp dẫn đối với nhiều nghiên cứu của sinh viên ( đại họcVăn Hóa Hà Nội).Tuy nhiên ở khía cạnh tìm hiểu về đình tổ nghề thì chưathực sự được khai thác nhiều.Không lãng quên một cụm di tích độc đáo củaThăng Long-Hà Nội tôi đã khai thác giá trị của các đình tổ nghề tồn tại trênkhu phố cổ Hà Nội cho đề tài nghiên cứu “ Xây dựng chương trình du lịchphồ nghề Thăng Long qua tìm hiểu một số đình tổ nghề Hà Nội”

Qua đây, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới giảng viên NguyễnMinh Thúy đã có sự định hướng, hướng dẫn tận tình cho đề tài trong suốtquá trình làm nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Các giá trị lịch sử – văn hoá của đình tổ nghề

ở Hà Nội

Trang 4

- Phạm vi nghiên cứu: Một số đình tổ nghề còn trên phạm vi 36 phốphường Hà Nội.

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Khảo sát thực tế để đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình

- Chương II: Hiện trạng của một số đình tổ nghề ở Hà Nội.

- Chương III: Xây dựng chương trình du lịch phố nghề Thăng Long qua tìm hiểu một số đình tổ nghề Hà Nội.

Trang 5

CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH

PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG

VÀ PHỐ NGHỀ THĂNG LONG-HÀ NỘI.

1.1 Nghề thủ công truyền thống và sự hình thành làng nghề, phố nghề.

Xét trên phương diện nào đó, trong mắt của du khách quốc tế cũngnhư người dân bản điạ, Việt Nam được biết đến với “mảnh đất trăm nghề”.Thật vậy, bất cứ vùng nào trên lãnh thổ Việt Nam từ miền ngược đến miềnxuôi, từ đồng bằng đến hải đảo, từ Bắc vào Nam, đâu đâu cũng có nhữngnghề thủ công nổi tiếng, người nông dân là những người thợ thủ công, làngnông nghiệp là những làng nghề Nghề thủ công truyền thống không những

là một nghề phục vụ đời sống vật chất mà từ lâu đã đi sâu vào tâm thức củamỗi người dân bản địa như một nét văn hóa độc đáo cho những người đi xahay người ở lại nhớ về làng quê, nguồn cội của mình

1.1.1 Nghề thủ công truyền thống.

Gọi là nghề thủ công truyền thống bởi đó là những nghề được làmbằng tay kết hợp với những dụng cụ đơn giản, từ những nguyên liệu sẵn cótrong tự nhiên, bàn tay người thợ tài hoa đã khéo léo nhào nặn nên nhữngvật dụng đơn sơ nhưng không kém phần tinh tế Những nghề này đã có từrất lâu đời, người ta gọi nó là nghề thủ công truyền thống (chữ “truyềnthống” ở đây được hiểu là nghề có nguồn gốc từ xa xưa, ra đời và tồn tại từrất lâu và còn mang ý nghĩa trong nghề có bao hàm những nét văn hóa cổtruyền)

Nghề thủ công truyền thống Việt Nam về cơ bản có hai nguồn gốc:Thứ nhất, nghề vốn có-ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ chođời sống sinh hoạt của người nông dân xưa Các nghề này phát triển, giaolưu, đua tranh, chọn lọc và từ bên trong các làng nông đã hình thànhphường nghề Nghề thủ công ra đời dần tách khỏi nghề nông theo hướngchuyên môn hóa.Thứ hai, nghề du nhập-trải qua ngàn năm giao lưu ảnh

Trang 6

hưởng văn hóa, người Việt đã tiếp thu và bản địa hóa các yếu tố ngoạinhập Nghề thủ công mới ra đời như nghề làm giấy, nghề in ván, nghề sứ từTrung Quốc, nghề làm thủy tinh từ Ấn Độ… Thủ công mới cũng được dunhập từ Pháp, từ phương Tây vào như: nghề thêu “đăng ten”, “bô đê”, mayquần áo, âu phục, đan len, sơn dầu… Tuy nhiên đối với một số nghề thì sựphân định này chỉ mang tính chất tương đối.

1.1.2 Sự ra đời của làng nghề- phố nghề thủ công truyền thống.

Nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm thủ công truyền thống từnhững làng nông bước ra, các sản phẩm được trao đổi trên mọi vùng miềncủa cả nước , người ta gọi đó là làng nghề một phần vì nó là nơi sản xuất ranhững sản phẩm thủ công truyền thống được “dân biết mặt, nước biết tên”,một phần còn vì hoạt đông sản xuất ở đây đã diễn ra song hành cùng hoạtđộng nông nghiệp, có những làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ côngtruyền thống

Làng nghề thủ công mỗi nơi mỗi vẻ, gắn với những tên đất, tênngười Nói đến gốm thì phải kể đến gốm Bát Tràng, Sành Thổ Hà và PhùLãng, thợ gốm Lái Thiêu, Biên Hòa, làng Khảm Trai-Chuyên Mỹ, làng lụaVạn Phúc, làng La Khê (Hà Tây) nổi tiếng với lụa Vân, lụa Bạch Nhờ cónghề mà người với người trở lên gần gũi, làng là một khối thống nhấtchuyên tâm cho nghề, có những bí quyết riêng trong làng, trong họ, cónhững phong tục tâp quán không giống bất cứ làng nào Họ có chung thànhhoàng làng và tổ nghề Vì những lẽ đó, tính cộng đồng làng xã rất gắn bó.Người ta chỉ có thể mất nước chứ không thể mất làng.Như vậy, làng nghềthủ công truyền thống là một thực thể vật chất và một thực thể tinh thần tồntại cố định một hay nhiều nghề thủ công truyền thống, mỗi nghề được bảotồn hoạt động do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của nó

Từ mô hình làng nghề, dưới những biến đổi của lịch sử, sự chuyểndịch của các đơn vị hành chính trong cấu trúc xã hội ta còn thấy sự xuấthiện của những mô hình phường nghề, phố nghề Cần có cái nhìn chính xác

Trang 7

giữa những khái niệm làng nghề, phường nghề và phố nghề Về cơ bản, môhình những phường nghề, phố nghề thủ công truyền thống thường tồn tại ởchốn thành thị, ngay bản thân tên gọi của nó đã nói lên điều ấy.Ở ViệtNam, phường nghề, phố nghề tập trung phần nhiều ở khu vực kinh đôThăng Long xưa.

Phường vừa là đơn vị hành chính cơ sở, vừa là tập hợp nhiều ngườicùng hành nghề Sử cũ còn ghi lại Thăng Long đời Trần có 61 phường, đời

Lê gộp lại còn 36 phường, tiêu biểu cho các phường nghề ở Việt Nam

Phố nguyên nghĩa là nơi bán hàng (tức một cửa tiệm, cửa hiệu) Song

do các “phố” tập trung sản xuất sát cạnh nhau tạo thành một dãy phố (tức mộtdãy các cửa hàng,cửa hiệu) và người dân quen miệng gọi là phố Dần dần phốnguyên nghĩa chỉ là một cửa hàng đã đồng nghĩa với phố là một dãy các cửahàng san sát nhau Phố nay dùng để chỉ những con đường hai bên đều có cửahàng buôn bán cùng một mặt hàng Người ta gọi những phố ở Thăng Long-

Hà Nội bắt đầu bằng chữ Hàng và tên của mặt hàng sản xuất, bầy bán lànhững phố nghề Và như vậy, sự độc đáo của thành thị Thăng Long khác vớicác thành thị thời bấy giờ là ở chỗ nó tồn tại những phố nghề

Nếu làng nghề đóng vai trò là cơ sở sản xuất chuyên sâu sản xuất mộtmặt hàng nào đó thì phố nghề vừa có thể là nơi sản xuất đồng thời là nơi báncác sản phẩm, khác với làng nghề vì nó còn bao hàm yếu tố thương mại

1.2 Phố nghề Thăng Long – Hà Nội.

1.2.1 Quá trình hình thành phố nghề Thăng Long – Hà Nội.

Xuyên suốt dải đất Việt Nam 4000 năm văn hiến có nơi đâu khôngmang một vết tích của văn hóa, của lịch sử xa xưa? Và, bản sắc dân tộckhắp mọi miền tổ quốc được tụ hội phong phú và đầy đủ nhất ở chốn nàonếu không phải là đế đô Thăng Long-Hà Nội

Hà Nội có một bề dày lịch sử, trải qua nhiều biến động của các triềuđại dẫn tới những đổi thay của đất-nghề-người chốn kinh đô xưa Sẽ là

Trang 8

thiếu xót nếu đi tìm hiểu về phố nghề Thăng Long mà không tìm về vớilịch sử hình thành kinh đô và các phố nghề.

Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, ThăngLong từ đó giữ vị trí là kinh đô cả nước Từ một làng nhỏ ven sông Tô, trảiqua thành Vạn Xuân ( thời tiền Lý), thành Tống Bình-Đại La ( thời Tùy-Đường) Đầu thế kỉ XI, Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế, vănhóa, quân sự của nước Đại Việt Sự đinh đô ở Thăng Long đã kéo theo một

sự thay đổi lớn Đó là các cuộc định cư của cư dân Tứ Trấn Thăng Long,hình thành nên một kinh đô phồn thịnh

Dưới thời Lý- Trần ( thế kỷ XI-XIV) Thăng Long gồm ba vòngthành: Long Thành, Hoành Thành và Kinh Thành Khu phố cổ ngày nay cónguồn gốc từ phần Kinh Thành nằm bên ngoài Hoàng Thành Đó là nơi cưtrú của quan lại, tướng lĩnh, binh lính và nhân dân Lúc này kinh thànhThăng Long gồm 61 phường là nơi dân ở và buôn bán, phố xá cũng ngàymột nhiều, đó là chưa kể người của bốn phương tụ họp lại bởi những hoàncảnh và lý do khác nhau: hoặc là đi theo người trong họ mình, làng mình rakinh đô ở vì có công tích, đi làm quan, hay đi học như dân Thập Tam Trại,dân Phất Lộc (Thái Bình), dân Nhược Công…hoặc phải ra hành nghề theolệnh của triều đình như dân Đông Các, ngũ Xã…hoặc đi tìm kế sinh nhainhư phần lớn dân ở các phường phố, thôn trại Hà Nội Và như vậy, từ trongnhững làng quê người dân mang những nếp sống, thói quen, nghề nghiệp,bản sắc tín ngưỡng quy tụ tại mảnh đất kinh kỳ hình thành nên một Kẻ Chợphồn hoa tấp lập

Như các thành thị phương Đông, Thăng Long có một mối liên hệmật thiết giữa bộ phận công thương nghiệp và bộ phận nông nghiệp củanhững xóm làng xung quanh Nghề thủ công tập trung nhiều nhất ở khuĐông và khu Tây thành Thăng Long Nhiều di vật cổ ở đây cho thấy mộtmạng lưới khá phong phú những nghề của đất Thăng Long xưa như nghềdêt, gốm,sứ, giấy, nghề làm đồ trang sức, mỹ nghề, nghề đúc đồng… trình

Trang 9

độ kỹ thuật và nghề thuật làm đồ gốm sứ thời Lý đã đạt tới đỉnh cao với cáchình Rồng, Phượng… Cũng dưới thời Lý, một số xưởng thủ công của nhànước được thành lập như: Xưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, làmkiệu…

Từ thế kỷ XV vùng kinh sư được đổi thành phủ Trung Đông gồm haihuyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, tới năm 1469 đổi thành phủ PhụngThiên Từ thế kỷ XIX, huyện Quảng Đức gọi là Vĩnh Thuận và VĩnhXương gọi là Thọ Xương, chia làm 36 phường, mỗi huyện gồm 18 phường.Quy hoạch của Thăng Long 36 phố phường bắt đầu từ đó Năm 1802Nguyễn Ánh chọn Huế làm kinh đô nên đã hạn chế việc xây thành ThăngLong (chỉ với diện tích 1km2) nhỏ hơn rất nhiều so với các triều đại trước

Vào cuối thế kỷ XX, sau khi bị thực dân Pháp đánh chiếm, Hà Nội

có sự thay đổi lớn: Thành cổ bị phá, khu phố Tây được hình thành, khu phố

cổ có nhiều biến đổi mạnh mẽ Kể từ năm 1986 đến nay với đường lốichính sách mới từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường dưới

sự quản lý của nhà nước Buôn bán ở khu phố cổ dần được phục hồi vàphát triển nhanh chóng Nhiều nhà cửa, đền đình được tu sửa, một khôngkhí tâm linh đã trở lại phố cổ

1.2.2 Nghề thủ công truyền thống ở phố nghề Thăng Long- Hà Nội.

Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý-Trần và 36 phố phườngthời Lê-Nguyễn là nơi hội tụ của làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ

về Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè, họ hàng lên

mở nhà , lập phố Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm rađược những sản phẩm tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và cácvùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở lên sầm uất

Hơn đâu hết, đất Thăng Long xưa-Hà Nội nay là nơi tập trung đôngđảo các nghề thủ công truyền thống Sự phát triển của nghề và làng nghềkhông chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn đóng góp quan trọng trongđời sống, là dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc tại mỗi thời kỳ dựng nước

Trang 10

và giữ nước Nghề thủ công truyền thống Thăng Long hình thành đại thể do

ba nguồn khác nhau: Một là, những nghề có sẵn ở các làng mạc, thôn xóm

từ trước khi Thăng Long trở thành kinh đô của cả nước Ví như, nghề dệtlĩnh làng Trích Sài, làng Tần, làng Nghè, làng Dâu đều thuộc vùng Bưởinằm ven sông Tô Lịch Ở Hà Nội tồn tại nhiều nghề thủ công nhưng nhữngnghề có sẵn chiếm phần nhỏ Có một số nghề thủ công gốc của ThăngLong xưa còn tồn tại đến nay như dệt vải Nghi Tàm, giấy Yên Hòa… Hai

là, do những biến cố lịch sử, thợ thủ công ở nơi khác kéo về ngoại đô, tìmchỗ thuận tiện lập nên làng xóm để hành nghề như làng gốm Bát Tràng dodân vùng Bồ Bát (Ninh Bình) và Vĩnh Ninh Trường (Thanh Hóa) chuyển

cư ra hoặc dân 5 làng Mỹ, Hê, Mai, làng Dí Trên, làng Dí Dưới của xứ kinhBắc theo lệnh vua Lý (thế kỷ 11) những thợ giỏi phải tập trung ở phía Nam

hồ Trúc Bạch để đúc tiền đồng, tô tượng phật… phục vụ cho nhu cầu củatriều đình, lập nên làng Ngũ Xã

Nguồn thứ ba là thợ thủ công ở các nơi kéo về nội đô ,kéo về làm

ăn, họ mang theo những nghề đặc sắc của quê hương mình, vừa sản xuấtvừa bán ngay tại các phố, phường Lập ra các phố phường Thường mỗiphố phường chỉ bán sản phẩm của một làng hay đôi ba làng nhất định, mỗiphố thường gắn với tên Hàng: Hàng Thiếc xưa chuyên sản xuất và bán cácloại hàng thiếc như đèn dầu, ấm trà… Phố Hàng Đồng nguyên là đất thônYên Phú tổng Tiền Túc do dân làng Cầu Nôm (Mỹ Hào, Hưng Yên ) đếnđây mở hiệu buôn bán các loại đồ đồng Phố Hàng Quạt trước đây sản xuất

và bán các lọai quạt do thợ làng Vác (Canh Hoạch, Hà Tây) làm ra Cuốithế kỷ XIX, nghề làm lọng và thêu ren do thợ từ làng Quất Động (ThườngTín, Hà Tây) ra lập nghiệp ở phố Hàng Lọng và Hàng Thêu (nay ở đoạngiữa phố Hàng Trống) Người thợ làng Chắm (Tứ Lộc, Hải Dương) đã đưanghề làm đồ da, đóng giầy đến Thăng Long lập nên thôn Hài Thượng sau

đó đổi là phố Hàng Giầy và ngõ Hài Thượng

Trang 11

Nghề làm đồ vàng bạc, kim hoàn hiện đang tập trung ở phố Hàng Bạcchính là do dân làng Định Công (Thanh Trì), thợ làng Đồng Sâm kéo nhau ralập nghiệp Cuối thế kỷ XV, một số người làng Châu Khê ( Hải Dương) cũngkéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc càng trở lên nhộnnhịp Hàng Tiện là nơi buôn bán các mặt hàng tiện gỗ như mâm bồng, ốnghương, đai rươu, chân bàn… do dân làng Nhị Khê làm, nay trở thành các phốHàng Hành, Tô Tịch, và một đoạn Hàng Gai Phố Hàng Khay bán các sảnphẩm vẽ làng Nhót ( Đông Mỹ, Thanh Trì), sản phẩm khảm trai của làngChuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), đồ gỗ Đồng Kỹ (Bắc Ninh).

Hà Nội 36 phố phường gắn với những nghề thủ công truyền thống Trong số hơn 300 phố của Ha Nội hiện nay và 36 phố phường của Hà Nộixưa chắc hẳn không phải mỗi phố tương ứng với một phường hay mỗiphường là một phố Hơn nữa, năm tháng đắp đổi, mỗi phố xưa bắt đầubằng chữ Hàng gắn với một hàng thủ công nào đó thì nay đã thay đổi.Nhưng dẫu sao người Hà Nội hôm nay và cả mai sau vãn cần nhớ và cầnbiết đến những phố xưa mà mỗi tên phố đều gợi nhớ một quá khứ hào hùngcủa dân tộc, gợi nhớ những sản phẩm độc đáo hội tụ tài khéo của trămnghề, trăm vùng Trăm nghề, mỗi nghề có một địa phương, một lịch sửnhững phong cách đặc biệt góp phần vào “phong vị Tràng An”

1.3Sự xuất hiện và tồn tại của đình tổ nghề ở Hà Nội.

Tổ nghề (còn gọi là Tổ sư, Thành sư, Nghệ sư) người phát minh,sáng lập, gây dựng nên một nghề hoặc là người thứ nhất đem nghề ở nơikhác truyền dậy lại cho dân chúng trong một làng hay một miền nào đó,được người đời sau tôn thờ như bậc thánh Tổ nghề không nhất thiết làngười thực mà có thể là những nhân vật huyền thoại mà người dân sáng tạo

ra và tôn thờ Do những điều kiện khách quan và lịch sử, một số nghề rađời và tồn tại rất lâu nhưng không rõ lai lịch, nguồn gốc, xuất xứ Người tatìm sự viện trợ ở kho tàng thần thoại, tưởng tượng, hư cấu lên một nhân vật

Trang 12

huyền thoại, gắn với những sự tích nhằm lí giải về nghề, tôn thờ họ là hoạtđộng tôn vinh nghề.

Thờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sựbiết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, didưỡng đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Việc thờphụng tổ nghề dù là nhân vật thật hay huyền thoại thì cốt lõi vẫn là đểkhẳng định và tôn vinh nghề nghiệp ấy.Người dân thờ phụng các vị tổ củanghề mình có thể lập bàn thờ tại gia nhưng phổ biến hơn cả là các phườngnghề,làng nghề lập đình, đền riêng.Đặc biệt, nhiều vị tổ nghề còn được thờlàm thành hoàng làng.Đình tổ nghề vì lẽ đó mà ra đời.Đình dược xây dựnglàm nơi thờ phụng, hương khói cho tổ nghề

Những người thợ dù đi đến bất kỳ mảnh đất nào để lập nghiệp thìhàng năm tới ngày giỗ tổ nghề họ đều ngưỡng vọng về quê hương, tìm đếnngôi đình thờ tổ để thắp nén hương tỏ lòng thành kính Đình vì thế mà lànơi sinh hoạt văn hóa, chứa đựng những giá trị văn hóa vô cùng thiêngliêng

Nghề của Hà Nội xưa hầu hết là do thợ thủ công các làng xungquanh đem vào Thăng Long,cũng chính vì vậy tổ nghề Hà Nội phần lớnđược thờ ỏ các làng quê Do đó mà ,sự tồn tại của các đình tổ nghề trên địabàn các phố nghề Hà Nội là nét khác biệt ,độc đáo của kinh thành xưa vàthủ đô ngày nay

Có lẽ không có đô thị nào ỏ Việt Nam lại nhiều đình ,đền thờ tổ nghềnhư ở Hà Nội Đình Kim Ngân và đình Trương Định dựng ở phố Hàng Bạcthờ tổ nghề làm bạc, xưa kia là triều đình ủy cho dân Châu Khê đúc bạcnén Đình của dân làng Định Công Thượng dựng ở phố Hàng Bồ thờ tổ sưnghề trang sức vàng bạc,Đình làng làm giấy dựng ỏ phố Hàng Hành Đìnhlàng làm quạt dựng ỏ phố Hàng Quạt.Đình làng làm thợ sơn dựng ở phốHàng Hòm Đình làng làm thợ nhuộm dựng ở phố Thợ Nhuộm.Đình lànglàm thợ rèn dựng ở phố Lò Rèn và Lò Xứ Đình làng làm thiếc dựng ở phố

Trang 13

Hàng Nón…các đình này tất cả đều do dân các tỉnh đã ra kinh thành hànhnghề tự nguyện đóng góp xây dựng để thờ tổ nghề.Có khi biết rõ tên tổnghề như :Tổ Nghề Da là các ông Phạn Đức Chính, Nguyễn Sĩ Bân, PhạmThuần Chính ;nghề thêu và nghề lọng là ông Lê Công Hành, nghề đúc bạc

là ông Lưu Xuân Tín nghề khảm xà cừ là ông Nguyễn Kim …nhưng cókhi tổ nghề là nhân vật huyền thoại

Trải qua những thăng trầm của lịch sử cùng những yếu tố khách quan,chủ quan phố xưa dù còn hay mất ,nghề xưa dù còn được lưu truyền hay đãthất truyền nhưng dấu tích một thời kì hưng thịnh của nghề thủ công truyềnthống Thăng Long và phố nghề Thăng Long thì thời gian, năm tháng không thểphủ nhận bởi sự tồn tại của những ngôi đình thờ tổ nghề dù đã bao phủ một lớpmàu thời gian nhưng bao hàm trong nó là những dấu tích của nghề, sự tích tổnghề hay những giá trị lịch sử-văn hóa vô cùng quý giá của Thăng Long –HàNội

Trang 14

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG CỦA MỘT SỐ ĐÌNH TỔ NGHỀ Ở HÀ NỘI.

Hà Nội-phố nghề là sự hội tụ tài năng, bản sắc văn hóa và từ lâu đãtrở thành niềm hào của cả nước Mỗi tên phố ,tên phường đều gợi nhớ đếnnhững nghề thủ công truyền thống của người Hà Thành xưa ,gợi nhớ đếnhình ảnh của chồn kinh kỳ Kẻ Chợ phồn vinh và tấp lập với những hoạtđộng sản xuất và trao đổi các mặt hàng thủ công truyền thống

Hà Nội hôm nay đa số những phố xưa đã mất đi nhiều, nghề xưacũng đã thay đổi nhiều, duy chỉ có cái tinh thần “khéo tay hay nghề”,ngưỡng vọng về nghề xưa là chẳng bao giờ mất.Có thể giá trị vật chất củamỗi sản phẩm thủ công truyền thống trong phố nghề sẽ dần không thíchhợp nữa nhưng giá trị văn hóa thì mãi mãi in đậm trong lòng những ngườiyêu Hà Nội Dấu ấn của những nghề thủ công truyền thống – phố nghềThăng Long xưa còn lưu lại ở đâu? Nếu không phải ở ngay trong chínhnhững sản phẩm hay những di tích của phố nghề (những di tích mà tôi nóitới ở đây chính là những đình tổ nghề) Sự tồn tại của những ngôi đình tổnghề hôm nay là một minh chứng cao cả cho truyền thống tốt đẹp “uốngnứôc nhớ nguồn” và đạo lí “tôn sư trọng đạo” từ bao đời của dân tộc ta.Ngôi đình chính là phần “hồn” của một nghề thủ công truyền thống – nơiđây chứa đựng những giá trị tinh thần của người thợ thủ công Đó cũngchính là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mà thế hệ mai sau phảigìn giữ và phát triển

Tuy nhiên, trải qua biến động của nhưng triều đại, cùng những yếu tốchủ quan, khách quan mà Hà Nội nay dã không còn lưu giữ được nhữngđình tổ nghề trên một số phố nghề Thăng Long xưa, hay có những phố còngìn giữ được đình tổ nghề nhưng hiện trạng của chúng đã biến đổi khánhiều

Trang 15

Theo thông kê riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có tới 21 ditích thờ tổ nghề Song, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hànhkhảo sát tại một số đình tổ nghề tiêu biểu cho đến nay vẫn còn được mộtphần hiện trạng.

1 Đình Kim Ngân

Cùng với dòng dân di cư đổ xô về kinh thành Thăng Long để hànhnghề, lập phố Ngưòi dân làng Châu Khê(nay thuộc xã Thúc Kháng- CẩmBình- Hải Dương) đã mang nghề đúc bạc, đổi bạc về Thăng Long hìnhthành nên phố Hàng Bạc Khi nghề nghiệp phát triển, cuộc sống dư giả họxây dựng đình Kim Ngân để tưởng nhớ công đức của vị tổ sư nghề đúc bạc

Đình hiện nay ở số 42 phố Hàng Bạc, đình có tên tự là “Kim Ngânthị đình” được xây dựng lên vào năm Gia Long thứ XVII (1815) để thờthần Hiên Viên là “Ông tổ bách nghệ” và ông tổ kim hoàn là Lưu XuânTín

Tương truyền rằng: năm 1461 thời Lê Thánh Tông, Lưu Xuân Tínngười làng Châu Khê làm quan tới chức Thượng thư bộ lại, được triều đìnhgiao trọng trách lập xưởng đúc bạc ở kinh đô Thăng Long Ông đã đưa dânlàng Châu Khê lên trường đúc làm việc Ngoài nhiệm vụ đức vàng thoi, bạcnén cho công khố, ông còn hướng dẫn những người thợ chế tác đồ nữtrang, vàng bạc rất tinh xảo như xà tích, hoa tai, vòng cổ…chảng kém thợĐịnh Công Nhớ ơn ông, người dân Châu Khê đã tôn ông làm tổ nghề đúcbạc và lập đình Kim Ngân để thờ ông

Đình Kim Ngân lả một trong những ngôi đình có quy mô lớn và kháđẹp trên địa bàn quận Hoàm Kiếm

Khi mới xây dựng đình có kiến trúc như một ngôi đình truyền thốngvới phong cách nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Đình có kiếntrúc hình chữ Công (I) gồm Đại bái, ống muống và Hậu cung với đườngthần đạo tạo cho đình một kiến trúc cân xứng

Trang 16

Nghi môn: giáp vỉa hè có bốn trụ cột xây gạch, hai trụ ngoài thấp và

hai trụ giữa cao khiến cho không gian thoáng đãng Phía sau là nghi môn

có ba gian kết cấu theo lối vì chồng rường Trên các con rường đều đượctrang trí với những đường nét chạm khắc thanh thoát tạo quy mô của mộtnghi môn to và đẹp

Đại bái: qua một sân gạch nhỏ, ta sẽ tới tòa nhà Đại bái – nơi tập

trung hầu hết các kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình Đại bái có ba gian,cấu trúc bốn vì Mỗi vì có năm hàng cột, các hàng cột đều to bằng mộtngười ôm và đều làm bằng gỗ lim Vì kèo kết cấu theo lối chồng rường,tiền kẻ hậu bẩy Các đầu dư chạm rồng, miệng ngậm ngọc, đường nét chạmkhắc chắc khỏe Các bức cốn mê trang trí kín thể hiện sự tinh xảo của nghệthuật điêu khắc cuối thế kỉ XVIII

Ống muống: là tòa nhà nằm vuông góc và nối Đại bái với Hậu cung,

gồm hai gian ngăn cách với hậu cung bằng một bức tường

Hậu cung: nằm song song với Đại bái và nối với gian ống muống để

tạo cho tổng thể công trình có kiến trúc hình chữ “công” Tòa nhà này xâybằng gạch cao hơn nhà Đại bái, Hậu cung là nơi đặt bài vị thờ ông tổ nghềLưu Xuân Tín

Đình Kim Ngân là một ngôi đình cổ giữa thủ đô Hà Nội có giá trị vềlịch sử, văn hóa, kiến trúc Kể từ khi được tạo dựng đến nay đình KimNgân đã trải qua nhiều lần tu bổ nhưng từ sau giải phóng thủ đô năm 1954,phố xá bị thu hẹp nên người ta đã phá bỏ nghi môn ở phía trước để xâydựng một gian nhà ra sát mặt đường mới Tất cả kiến trúc khác trong đình

đã bị phá để lấy diện tích xây nhà của dân Nơi thờ cúng được chuyển hếtvào tòa Hậu cung xây bằng gạch cao, rộng khoảng 15m2 ở phía sau Phíatrước vẫn còn nguyên bức cửa võng rất đẹp nhưng mầu thếp vàng đã phainhạt theo thời gian Công trình còn lại của đình là nghi môn vẫn còn những

bộ vì gỗ chạm trổ khéo léo và các mảng tường được trang trí hai bên Đisâu vào trong di tích ta vẫn còn bắt gặp những bộ vì, những bức cốn mê và

Trang 17

những cột gỗ lim to bằng người ôm của các công trình kiến trúc xưa nhưngnay nằm xen giữa những bức tường gạch của hộ dân trong đình NgôI đình

đã bị biến dạng đi khá nhiều, đình đã không còn có một khuôn viên nhưmột ngôi đình làng Bắc Bộ truyền thống mà chỉ có một sân gạch nhỏ ởgiữa Trong đình hiện có hơn 30 hộ dân cư trú đã phá vỡ tổng quan di tích.Người ta chỉ để lại một con đường rộng khoảng 0,75m làm lối đi vào đình.Tất cả các công trình kiến trúc trong đình đã bị xây tường ngăn thànhnhững hộ nhỏ một cách lộn xộn Điện thờ chính duy nhất hiện nay là tòahậu cung xưa Không còn nhận ra dáng dấp của một ngôi đình thờ tổ nghềđẹp thuộc loại nhất trong khu phố cổ trước kia

2 Đình Lò Rèn

Địa chỉ số 1 phố Lò Rèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm Hà Nộingày nay, tọa lạc ngôi đình Lò Rèn Khu vực này, đầu thế kỉ XIX là đấtthôn Tân Khai, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương Xa xưa hơn, vào thế kỉXVI là phần đất mở rộng của khu phố cổ Thăng Long thời Lê Đình LòRèn do dân làng làm nghề thợ rèn lập nên để thờ tổ nghề rèn sắt

Theo truyền tụng thì thời Hùng Vương, ở vùng châu thổ sông Hồng

có người họ Lỗ tên Cao Sơn, thông minh tuấn tú, giỏi võ nghệ lại hamthích các việc thủ công Biết người Thục giỏi nghề rèn sắt, ông tìm đườngsang học được các bí truyền của nghề đó, về nước còn cải tiến thêm khiếnnghề rèn không thua kém nghề rèn của họ, rồi đem dạy cho mọi người.Nước Nam có nghè rèn là do ông, nên sau khi ông qua đời người làm nghềrèn tôn ông làm tổ sư

Về nghề rèn sắt di chuyển vào Thăng Long gồm hai nhóm chính: mộtnhóm khá đông đảo đã đến lập nghiệp ở khu vực Tân Khai – Tân Lập, cònnhóm kia thì kéo đến khu vực gần cửa Nam sau này là phố Sinh Từ Nhiềunăm sau, nghề rèn phát đạt, mở rộng thêm, một số thợ đã đến Kim Mã, HàngBột, Ô Cầu Dền…Một lượng thợ rèn từ Hòe Thị đã đến Tân Khai – Tân Lập

để định cư, hành nghề, sau có thêm một số thợ các làng khác như Đa Sĩ, Đa

Trang 18

Hội cùng đến đây khiến vùng Tân Khai – Tân lập có một hình ảnh điển hình

là những bễ lò rèn và sản phẩm chính bày rất nhiều trước nhà Do vậy mà đầuthế kỉ XIX xuất hiện phố Hàng Bừa Đến cuối thế kỉ XIX người Pháp mởmang phố xá nên nguyên vật liệu bằng sắt rất thông dụng và suốt dãy phố nhànào cũng có bễ lò rèn phì phò hoạt động Từ đấy xuất hiện tên phố Lò Rèn.Lúc phát triển nhất thợ rèn ở Nam Định, Thanh hóa cũng đến lập nghiệp ởphố Lò Rèn, có gần trăm bễ lò hoạt động trong đó quá nửa là lò rèn của ngườiHòe Thị Và rồi, cũng như bao làng nghề, phường nghề khác, người dânphường rèn cũng đã cùng nhau dựng một ngôi đình chung để thờ tổ nghề vàcác vị khai công đầu tiên đưa nghề rèn lên Thăng Long lập nghiệp

Tại đình Lò Rèn, tên hiệu các vị tổ nghề được ghi trên bài vị nhưsau:

- Phạm Nguyệt thánh sư, Nguyễn Nga thánh sư, Cao Sơn Quý Minhđại vương thượng đẳng hạ thần

- Tả hầu thánh sư, Nguyễn Cẩn thánh sư, Quảng gia đô bát bác đạivương trung hưng thượng đẳng thần

- Tý cung thánh sư, Đỗ Sắc thánh sư vinh quang linh ứng đại vươngtrung hưng thượng đẳng thần

Ngôi đình được xây dựng trong những năm 1875-1878 theo lối kếtcấu kiến trúc truyền thống Tới năm 1953 do dân cư xung quanh phát triển

mở rộng,đất bị thu hẹp người dân đã xây thêm một tầng và tiến hành trùng tulàm thay đổi diện mạo của đình.Để đảm bảo cho sinh hoạt tín ngưỡng cộngđồng, dân làng đã chuyển việc thờ lên tầng hai.Gian thờ chính được chia làmhai phần: Tiền tế và Hậu cung Kết cấu kiến trúc ở đây đơn giản được kếthợp bằng ba loại vật liệu chính là sắt, gạch và gỗ.Bài trí nội thất tại đây cũngkhông cầu kì nhưng trang nghiêm, gọn và sáng rõ bởi nội dung các bứchoành phi, câu đối được treo cao kiến trúc và bài vị của các tổ nghề đượcbày đặt ngay ngắn trong hậu cung.Đây là cách kết cấu điển hình của ngôiđình thờ tổ nghề trong khu vực phố cổ như Đình Hoa Lộc(90A Hàng Đào);

Trang 19

đình Hà Vĩ (11A Hàng Hòm); Đình Tú Thị (2A Yên Thái); đình Phả TrúcLâm (40 hàng Hành).

Hiện vật còn lại có đôi câu đối thể hiện lòng biết ơn của dân làngHòe Thị với tổ nghề:

“Hậu thế ngưỡng bằng đào tạo thủ Ngô nhân thiện kế trác ma công”

Nghĩa là: đời sau ngưỡng mộ tay đào tạo, tất cả khéo tiếp công dùi

mài.

Ngoài tính chất là nơi thờ tổ nghề, đình còn có ý nghĩa quan trọngvới lịch sử phát triển nghề rèn nước ta vào những năm cách mạng ThángTám 1945 tại đình Lò Rèn Nghiệp đoàn rèn được thành lập tới năm 1954cũng tại đây Liên đoàn rèn được thành lập Mọi hoạt động khác của nghềrèn cũng được tổ chức tại đình

Hiện tại còn rất ít những ngôi đình tổ nghề như đình Lò Rền nằm ngaytrên phố Lò Rèn, bên cạnh những bễ lò đỏ lửa ngày đêm của một nghề thủcông truyền thống lâu đời thể hiện đức tính “cần cù, chăm chỉ”; “chịu thươngchịu khó” của người Việt Nam Sự hiện diện của ngôi đình còn đánh dấu mộtbước phát triển của nghề thủ công trong khu phố cổ, thể hiện giá trị lịch sửvăn hóa vô cùng cao đẹp mà người Hà thành còn gìn giữ được cho tới hômnay

Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy một thực tế rằng: tồn tại cho tới hômnay, đình Lò Rèn đã mất đi một phần hiện trạng Di tích vẫn còn cổng gạch

cũ có đắp chữ: Hành Tích Từ, phía trước đình có hai nhà trước kia thuê ởnhưng hiện đã chiếm thành diện tích riêng Sân đình đã được gia đình ôngTích – người coi đình tận dụng diện tích để bể nước và các dụng cụ rèn.Tầng một của diện tích bị lấn chiếm làm nơi sinh hoạt duy chỉ có tầng hai

là phục vụ mục đích thờ cúng Không còn dáng dấp xưa mà gần như kiếntrúc nhà ở dân dụng Đi từ ngoài vào người ta chỉ thấy một tấm biển rấthoen rỉ ghi “Di tích lịch sử thờ tổ nghề lò rèn”

Trang 20

3 Đình Tú Thị

Đình hiện nay ở số 2 ngõYên Thái , phường Hàng Gai , quận HoànKiếm-Hà Nội Xưa đây là đất thôn Yên Thái, tổng Tiền Túc(sau đổi thànhtổng Thuận Mĩ) , huyện Thọ Xương , phủ Hoài Đức Đình có tên Nôm là

“Đình chợ thêu” , tên chữ là “Tú Thị đình” Trước đây ngôi đình còn là nơibuôn bán trao đổi các mặt hàng thêu

Đình được những người dân làng Quất Động (Thường Tín- Hà Tây)đến cư ngụ tại kinh thành xây dựng vào năm 1891 để thờ cụ tổ nghề thêu là

Lê Công Hành

Tương truyền nghề thêu ở nước ta có từ rất sớm nhưng đến cuối thế

kỉ XVII mới thực sự phát triển với kĩ thuật tinh xảo, trong đó nghề thêu củangười dân Quất Động có tiếng là giỏi nhất trong các làng thợ thêu Họ lànhững thợ khéo tay có con mắt thẩm mĩ và hết sức cần cù ,tỉ mỉ Nhữngđức tính và năng khiếu ấy là yêu cầu cơ bản đối với mỗi người thợ thêuQuất Động Dưới bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân , bản vẻmẫu phác thảo trên vải băng phân mờ thì từng đường kim thêu theo đó đềuhiện lên sinh động những hình tượng hoa lá , chim mông , mây nước , vớimàu sắc tinh tề đã tạo lên một bức tranh sinh động và say dắm lòng người

Có được kĩ thuật tinh tế đó là nhờ công lao truyền dậy của ông tổ nghề thêu

Lê Công Hành Ông có tên là Trần Quốc Khái sinh ngày 18 tháng 11 nămBính Ngọ (1606) tại Quất Động –Thường Tín-Hà Tây mất ngày 12-6 nămTân Sửu(1616) Cuốn gia phả thờ tổ nghề chép rằng : ông vốn họ Mạc sauđổi thành họ Trần Do lập được nhiều công trạng nên ông được vua ban đổithành họ Lê Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ , thi đỗ tiến sĩ thời Lê, đi sứTrung Quốc 1646 đã học được nghề thêu và khi về truyền cho người dânlàng Quất Động Chính vì vậy khi ra kinh thành lập phường nghề an cưlập nghiệp dân làng Quất Động đã xây dưng đình thờ ông

Trang trí kiến trúc không nhiều, song với một số chủ đề trang trí nhưhoa lá, rồng được chạm nổi trên các dẩu bẩy , cốn mê của bộ vì kèo gian

Trang 21

giữa tòa đại đình vẫn tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc cổ Trênbức cuốn mê được thể hiện cầu kỳ , công phu ở phần thân rồng , đầu rồngvới phương pháp trạm nổi, bong kênh, nét chạm chắc khỏe, sắc nét, thểhiện sự gai góc, dữ tợn của con rồng thời Nguyễn (thế kỉ XIX) Bộ cửa bứcbàn cửa tòa nhà hậu cung cũng gây được sự chú ý cho nhiều khách thamquan khi đến thăm di tích Bộ cánh cửa này trạm thủng chủ đề tứ linh (long,

ly, quy, phượng), phần dưới chạm nổi chủ đề tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai),tuy niên đại không sớm (thế kỉ XIX), song đây là mảng chạm khắc đẹp nhấtcủa đình và cũng là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao của nghệthuật chạm khắc đương thời

Hiện nay, trong đình còn bảo lưu được một số cổ vật như ngai vị thờ,cửa võng, chuông đồng, hai bia đá thời nguyễn và một số cuốn thư , hoànhphi, câu đối, ca ngợi ân đức của vị Tổ nghề , như :

“Hoa quốc văn chương Bắc sứ lưu niên truyền vĩ tích

Giáo dân cẩm tú nam thiên trung cổ khởi sùng từ”

Nghĩa là:

“Văn bút dang non sông, sứ Băc năm nào lưu truyền vĩ tích Thêu thùa dậy dân chúng , trời nam muôn thủa sừng sững trời cao”

Sự hiện diện của ngôI đình giữa khu phố cổ đánh dấu bước cải tiến

và bước phát triển của ngành thêu mà người có công lớn nhất chính là vị tổ

sư nghề

Đình Tú Thị hôm nay đã không còn được bảo tồn nguyên vẹn nhưxưa Từ khi xây dựng, đình đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa và dấu ấncủa mỗi lần tu sửa ấy vẫn còn in trên một số bộ phận kiến trúc của đình.Tuy nhiên, cũng thấy rằng lối kiến trúc hiện đại được cấy ghép đan xen mộtcách tùy tiện, đã phá vỡ, làm biến dạng đi vẻ cổ kính vốn có của ngôi đình

“Nhị” Phần tiếp giáp giữa hai nếp nhà chính là hệ thống thoát nước để chothoáng nhưng được cải tạo thành một nếp nhà dạng kiên cố để tiện sinhhoạt của chủ hộ đã phá vỡ kiến trúc cổ kính của ngôi đình Cánh cửa gỗ

Trang 22

phía ngoài đã bị dỡ bỏ tạo khoảng trống phục vụ nhu cầu kinh doanh, hàngngày tại đình đã và đang được tận dụng diện tích làm cửa hàng bán cơm.

Họ bầy bán ở trước cửa đình và xếp bàn ăn ngay chính trong tòa đại đình

4 Đình Hoa Lộc

Đình Hoa Lộc thuộc số nhà 90A phố Hàng Đào, phường Hàng Đào,quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Đình Hoa Lộc thờ Tổ nghề nhuộm -một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Thăng Long - Hà Nội:

Ngay từ đầu thế kỷ XV, phố Hàng Đào đã được Nguyễn Trãi ghi vàotrong sách "Dư địa chí": “phường Hàng Đào nhuộm điều” Thế nghĩa là tuychưa rõ nghề nhuộm có từ bao giờ, nhưng từ khi đó, nghề nhuộm đã pháttriển ở nơi đây Sách Thượng kinh phong vật chí" ở thế kỷ XVIII có ghi:Phường Hàng Đào làm nghề nhuộm màu, màu trắng, trắng như tuyết, màu

đỏ, đỏ như tiết, màu đèn, đen như mực không màu nào giông màu nào

Bài ký trên bia "Đan Loạn Hoa Lộc thị bi ký dựng năm Bảo Đại thứ

1 (1926) hiện gắn trên tường đình Hoa Lộc cho biết: “xưa kia người làngĐan Loan (Hải Dương) đến ở đây lập thành ấp làm nghề nhuộm, từ khi tổtiên lập ra tới nay, có 7 họ Vũ, Phạm, Lê, Dương, Bùi, Đoàn và họ Đào”

Các cụ nhiều người đỗ đạt khoa bảng vẻ vang, tiếng tăm lừng lẫycùng là một làng đó danh vọng Số trú ngụ Hà Thành nhiều hơn đã dựngngôi đình để thờ vọng vị Phúc thần ở làng cũ và thờ vị Tổ sư nghề nhuộm,cùng với các tiên hiền Nơi phồn hoa quây quần trở thành đông đúc, chợtên là chợ Hoa Lộc là ngôi đình gọi là “Đình Hoa Lộc

Tấm bia “Hoa Lộc thị vọng từ bi ký” dựng tại đình niên hiệu BảoĐại thứ 16 (1941) cho biết : " Xã Đan Loan ta thuộc phủ Bình Giangtỉnh Hải Dương phụng thờ tiên sư nghề nhuộm ta và đức thần bản xã, ơnhuệ để lại đã lâu Nên đến năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) đời Lê, bốn cụthuộc họ Lê, Phạm, Vũ, Đào đã bàn nhau “Người làng Đan Loan ta cư trú ởLong Biên rất đông, nên nhân đó mà lúng đất quyên tiền lập ngôi đình ởphô Hàng Đào, Hà Nội để thờ vọng”

Trang 23

Theo một số cụ cao tuổi người gốc Đan Loan thì: “ Tổ nghề nhuộm

là ai, hiện nay không ai biết, chỉ biết nghề này có lâu đời, khoảng thời LêHồng Đức Hiện nay, ở 90 Hàng Đào có đình Hoa Lộc thị là nơi thờThánh sư của nghề, đồng thời là chợ bán sản phẩm tủa người lạng nhuộmĐan Loan”

Đình Hoa Lộc nằm trong khu vực phố cổ, phố nghề Với kiến trúchiện còn và nội dung lịch sử được biết qua các nguồn tư liệu văn bia lưugiữ ở di tích như tấm bia Hoa Lộc bi ký có niên đại năm Vĩnh Thịnh thứ 2(1706) đã khẳng định: đình Hoa Lộc có khởi nguồn từ năm Vĩnh Thịnh thứ

2 thời Lê (1706) và mở rộng qui mô vào năm Thành Thái Lần trùng tu sửachữa cuối cùng vào năm Tân Ty niên hiệu Bảo Đạt ( 1941): Quy mô vàkiểu dáng hiện nay gồm: đại đình và hậu cung

Đại đình: là một tòa nhà ba gian, xây gạch có chiều dài 8,3m, chiều

rộng 5,5 m Theo lời kể của các cụ cao tuổi, trước đây bộ khung nhà gồm

có các bộ vì giá chiêng bằng gỗ, mái lớp ngói ta, hàng hiên rộng chừng 2m.Hai đầu tường hồi xây hai trụ biểu cao vượt trên nóc mái, trên đắp tượngnghề trang trí Khoảng cách của: hai trụ lớn được làm bằng bốn trụ nhỏhơn, thấp, đỉnh trụ đắp hình búp sen: Mặt trước nhà đại đình mở một cửahình chữ nhật, cao 2 m, rộng 2,2 m và hai cửa sổ hai bên Đại đình (nay làcâu lạc bộ của phường) mái lớp ngói ta Trên tường hai hồi nhà mỗi bêngắn hai bia đá Tường hậu phần nối nhà tiền tế và hậu cùng có 3 cửa Phầntường trên hệ thống cửa này được đắp nổi một đôi rồng lớn bằng vữa chầuvào mặt trời lớn Rồng có phong cách nghệ thuật thời Nguyễn

Hậu cung: được tạo bởi phần kéo dài của tòa đại đình, mái lớp ngói

ta, tường xây gạch dầy 22m Phần ngăn cách giữa đại đình và hậu cung là 2cột gỗ vuông có cạnh 20cm x 20cm và hai trụ gạch to đỡ nâng tường lửng,phía trên giáp phần nóc mái, giữa để hở cửa chính có kích thước cao 1,8 m,rộng 5,5 m Hai bên là hai cửa phụ dùng để ra vào, giáp tường hậu phía sau,

Trang 24

phía bên phải nhà hậu cung mở một ô cửa nách nhỏ làm lối lên xuống (từtặng 1 lên tầng 2)

Trên ô cửa lớn ở giữa gắn một bức hoành phi lớn và cửa võng.Hoành phí có chiều dài 2m rộng 0,7m ghi “Nam Quốc ca tư” (Nước nam cangợi và tưởng nhớ) Đáng lưu ý là bức của võng trang trí đôi rồng chầumặt trời bằng kỹ thuật chạm bong, chạm thủng Hai bên cửa võng chạm haiđầu lân, đầu to nổi khối, thân và chân lân nằm ở phía trên và dưới nghệthuật chạm khắc thế kỷ XIX

Đình Hoa Lộc hiện nay không còn quy mô như buổi đầu khởi dựng.Nghề cũ dần mai một, nên người ta ít chú ý đến ngôi đình Cùng với thờigian, di tích ngày càng xuống cấp Cũng như những ngôI đình khác, đìnhHoa Lộc hôm nay đang bị xâm lấn làm nơI sinh hoạt của cư dân trên khuvực, nhiều di vật trong đình không còn được bảo lưu cho tới nay

5 Đình Phả Trúc Lâm

Di tích đình Phả Trúc Lâm hiện ở 40 phố Hàng Hành, phường HàngTrống, quận Hoàn Kiếm, nằm trong khu phố cổ của Thủ độ, rất gần với hồHoàn Kiếm Tên ngôI đình đựơc cắt nghĩa : chữ "Phả" có nghĩa là "gốc", cònTrúc Lâm là để ghi nhận về chốn tổ của nghề da giày

Trúc tâm hiện nay là tên một thôn, thuộc xã Hoàng Diệu, huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương Trúc Lâm có tên Nôm là làng Trắm (hay Chấm), cólúc được gọi là Phong Lâm; Tam Lâm, một địa phương có nhiều thế hệ thợ

da giày nổi tiếng “Những người thợ da giày đã đem cái nghề của mình đếnlàm ăn sinh sống ở nhiều nơi Khi đến Thăng Long - Hà Nội, thợ da giày đãquần tụ, lập phường thợ và xây dựng đình Phả Trúc Lâm để thờ Tổ nghềcủa mình Các vị Tổ của nghề da giày được tôn thờ là Tiến sĩ Nguyễn ThờiTrung và ba vị khác là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính và Nguyễn SĩBân Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ khoa thi ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúcnguyên niên, thời Lê-Mạc (năm 1565), làm quan cho triều Mạc đến chứcThừa chánh sứ ông đã cầm đầu đoàn sứ bộ nước ta qua Trung Quốc để hòa

Trang 25

đàm Trong đoàn sứ có ba người cùng quê ở làng Phong Lâm là: ôngChánh, ông Chính, ông Bân.

Trên đường đi, đoàn sứ bộ có qua Hàng Châu, các ông đã chú ý đếnnghề thuộc da, đóng giày mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển vàtinh xảo bằng họ Hoàn thành công việc sứ bộ, Thời Trung cùng ba ngườibạn cùng quê quay lại Hàng Châu học nghề da giày Trải bao gian nan vất

vả, các ông đã học thuộc nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đónggiày, khi về nước đã truyền dạy nghề ở quê hương Trúc Lâm Từ đó, nghềthuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt Bốn ông đã được triềuđình ban phong chức quan "Thượng y" ở Quốc Tử Giám Sau này, khi cácông qua đời, làng nghề da giày đã tôn vinh và thờ cúng làm Tổ sư nghề.Phố Hàng Hành trước đây vốn là đất của thôn Tả Khánh Thụy thuộc tổngTiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) của huyện Thọ Xương, phủ HoàiĐức Nơi đây đã có nhiều đời thợ da giày từ Hải Dương đến ở, quần tụ sinhsống, làm nghề và buôn bán sản phẩm da giày Nghề da giày cùng với sựhưng vượng của kinh đô Thăng Long đã phát triển mạnh Đến trước thế kỷXIX, các phường thợ da giày đã tập trung đông đúc ở vùng đất Tả Khánh

và xung quanh tổng Tiền Túc, Hữu Túc thuộc huyện Thọ Xương Các địadanh mà sau này đổi thành tên phố như Hàng Đa, Hàng Hài, Hàng Trống,ngõ Hài Tượng đều có liên quan đền phường thợ da giày

Đình thờ Tổ nghề da giấy có một kiến trúc khiêm tốn, quy mô vừaphải Trải qua năm tháng và ảnh hưởng của chiến tranh, ngôi đình đã ítnhiều có sự đổi thay Là di tích cấp quốc gia nhưng hiện cũng đang bịchiếm lấn bởi nhiều hộ nhân khẩu xung quanh Trong quá trình đi thực tế,hiện trạng tôi thấy ở ngôi đình này thật khác so với tưởng tượng ban đầukhi hình dung về một di tích đã được xếp hạng Người ta mải quay cuồngvới kinh doanh, buôn bán tận dụng diện tích của đình là nơi để xe của rấtnhiều tiệm cafe xung quanh ấn tượng nuối tiếc để lại trong tôi là hình ảnh:

Trang 26

ngôi đình đóng chặt cửa, im lìm, trầm mặc xung quanh những quán nướctấp nập người qua lại.

Trang 27

CHƯƠNG III XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH PHỐ NGHỀ

THĂNG LONG QUA TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐÌNH TỔ NGHỀ HÀ NỘI

3.1 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống, phố nghề Hà Nội và các đình tổ nghề trên địa bàn các phố nghề.

Trong xây dựng chương trình du lịch có lẽ công việc đầu tiên và kháquan trọng là việc phải xác định được những điểm du lịch và nêu bật lênđược giá trị, ý nghĩa bao hàm trong nó, từ đó mới có thể xây dựng, thiết kếthành 1 tour Thực chất của công đoạn này chính là việc tìm hiểu và đánhgiá về thực trạng của chủ thể (các điểm lựa chọn trong chương trình dulịch) hay chính là vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị trong giai đoạn hiện tạicủa các điểm tham quan

Cũng giống như bất kỳ một tồn tại xã hội nào, thực trạng và vấn đề bảotồn nghề truyền thống, phố nghề Hà Nội, các đình tổ nghề luôn tồn tại 2 mặt:tích cực và tiêu cực Cụ thể hơn, đó là bên cạnh những giá trị xưa mà người

Hà thành còn gìn giữ được thì cũng có những nghề xưa, phố xưa đã mất, đã bịlãng quên, những giá trị xưa còn tồn tại hay đã và đang mai một dần

Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, khuphố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của nhiều thời kỳ, cũng là nơi hội tụcủa cư dân khắp mọi miền trên đất nước Từ xa xưa, người “tứ trấn” đãmang về đây những nét văn hiến của làng quê mình để hòa nhập và nhàoluyện trên một mảnh đất vốn có văn minh từ rất sớm, tạo lập ra diện mạocủa một kinh đô Thăng Long với mỗi phường, mỗi phố đều mang dấu ấn

của một nghề cổ truyền Làm nên những phố Hàng chính là những phố

nghề – một nét độc đáo của phố cổ Hà Nội, một nguồn di sản văn hóa phivật thể vô cùng phong phú, đa dạng Nhưng thực tế cho thấy rằng, nguồn disản quý báu ấy đang có dấu hiệu mai một dần Phố nghề Hà Nội giờ đây cónhiều phố cũ mang tên cũ nhưng cũng không còn một ai làm nghề cũ như

Trang 28

phố Hàng Gà, Hàng Cá, Hàng Gai, Hàng Bún, Hàng Cót, Hàng Bồ Những

di tích lịch sử văn hóa làm nên nét đẹp văn hóa thủ đô thì trong tình trạng

bị xâm lấn, làm đất dân dụng, trụ sở lớp học, cơ quan thậm chí có những

di tích bị biến dạng hoàn toàn, không còn tính chất thờ cúng tín ngưỡng.Tình trạng nêu trên là một tồn tại lịch sử bởi nhiều nguyên nhân kháchquan như: hoàn cảnh chiến tranh, di tích không có người trông coi, nhândân đi làm, kinh tế miền núi trở về, do thiên tai, bão lụt Đất chật ngườiđông, để giải quyết trước mắt cho các đối tượng thành phố đã bố trí chomột số đơn vị và hộ dân vào làm việc hoặc ở trong các di tích bỏ không, làmột chủ trương phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ Song, cho đếnnay, vấn đề này bộc lộ nhiều bất cập, trải qua năm tháng số nhân khẩutrong các di tích ngày càng gia tăng, nhu cầu về chỗ ở để đảm bảo cuộcsống hàng ngày đã thúc đẩy các hộ dân cơi nới, sửa chữa, xây dựng làmcho các di tích biến dạng đi nhiều, phá vỡ cảnh quan của những di tích,trong đó có một số ngôi đình thờ tổ nghề như ta đã thấy ở phần hiện trạng

Theo thống kê của quận Hoàn Kiếm, hiện trên địa bàn quận có tổng

sô 21 ngôi đình thờ tổ nghề Trong đó các đình đã được xếp hạng chiếm tỉ

lệ rất ít: có đình Hoa Lộc số 90 Hàng Ngang và đình Phả Trúc Lâm ở 40Hàng Hành Có một số đình đã lập hồ sơ xếp hạng nhưng chưa được giảiquyết như đình Lò Rèn, đình Hà Vỹ Có những đình đã mất hẳn tính chấtthờ cúng và dân ở toàn bộ như đình Hàng Thiếc và đình Nhị Khê còn lạihầu hết các đình hiện nay đều bị lấn chiếm, có những đình chỗ thờ cúngđược chuyển sang một gian rất nhỏ so với diện tích trước kia như đình KimNgân và Tú Thị

Phần “hồn” của nghề truyền thống, phố nghề xưa là ngôi đình thờ tổnghề nay đã bị biến dạng đi nhiều Sự hiện diện của những ngôi đình đánhdấu thời kỳ hưng thịnh của nghề thủ công trong khu phố cổ nhưng lại nhậnđược ít sự quan tâm chú ý của người dân và các cơ quan chức năng Sứclan tỏa của những nghề xưa dường như không thể chạy đua được với nhịp

Trang 29

sống hiện đại này Giá trị xưa đang dần rơi vào quên lãng Và nếu có mộtngày nào đó, khách tham quan có nhu cầu tới thăm quan ngôi đình tổ nghề,tìm hiểu về nghề và phố nghề Thăng Long họ sẽ nghĩ sao về truyền thống

“tôn sư trọng đạo” và “uống nước nhớ nguồn” mà người Việt Nam vẫnhằng ca ngợi? Họ sẽ thấy được những gì về giá trị lịch sử – văn hóa trướcnhững ngôi đình thờ tổ nghề đã bị biến dạng tới mức khó nhận ra???

Nếu không giữ gìn những giá trị xưa thì nghề thủ công truyền thống vàphố nghề Hà Nội sẽ đứng trước những nguy cơ: mất dần đi các di sản vănhóa; mất dần những tài hoa; mất dần truyền thống và mất dần tiềm năng

Đối diện với thực tế, ta thấy rằng: bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng

ở một số ít các làng nghề truyền thống mà tiêu biểu là gốm Bát Tràng thì phầnlớn các làng nghề khác đang ở trong tình trạng mai một gần như mất hẳn hoặckém phát triển Nghề thủ công truyền thống ở các phố nghề Hà Nội cũng nằmtrong thực trạng này Tôi xin trích ra đây nhận định được xem là xác thực đểmình chứng cho luận điểm trên: “ Không thể phủ nhận bề dày truyền thốngcủa làng nghề Việt Nam, trong đó có các làng nghề và phố nghề Hà Nội Song,ngày nay nhiều nghề truyền thống đang dần mất đi, nhiều đền thờ tổ nghề bịhủy hoại, những phong tục tập quán và lễ hội riêng của làng nghề, phố nghề,phường nghề cũng bị lãng quên Nếu như chúng ta không có kế hoạch gìn giữ

và phát triển thì thế hệ mai sau sẽ không còn thấy được dấu ấn của những nghề

đã từng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỉ ” – Giáo sư Trần Quốc Vượng.

Có thể, khi đi xây dựng một chương trình du lịch ta nên khai thác,nhấn mạnh vào những giá trị hiện tại, tiềm năng của các điểm du lịch đượclựa chọn để xây dựng tour Nhưng dường như tôi đã đề cập khá nhiều đếnnhững thực trạng tồn tại của các đình tổ nghề được lựa chọn cho chươngtrình du lịch này Thực tế khi đi khảo sát các đình tổ nghề này, bản thân cũngnhận thấy sự xuống cấp của các công trình kiến trúc, giá trị của chúng ítđược mọi người quan tâm, lại thêm vào đó là cảnh quan của những ngôi đình

về cơ bản không có sức lôi cuốn, hấp dẫn thật khó đưa vào để khai thác cho

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w