1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Suu tap ve bo doi cong binh trong khang chien chong my

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Công Tác Sưu Tầm Tài Liệu Hiện Vật Về Bộ Đội Công Binh Trong Kháng Chiến Chống Mỹ
Tác giả Đỗ Thị Hương
Người hướng dẫn Th.s Trần Đức Nguyên
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Bảo Tàng
Thể loại nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 36,36 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (0)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Bố cục bài tiểu luận (6)
  • Chương 1: Khái quát về Binh chủng Công binh và Bảo tàng Công binh (6)
    • 1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Binh chủng Công binh và Bảo tàng Công binh (6)
      • 1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Binh chủng Công binh (6)
      • 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Công binh (8)
    • 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Công binh (10)
      • 1.2.1 Chức năng của Bảo tàng Công binh (10)
      • 1.2.2 Nhiệm vụ của Bảo tàng Công binh (12)
    • 1.3 Nội dung trưng bày của Bảo tàng Công binh (13)
    • 1.4 Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Công binh (17)
  • Chương 2: Công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ của Bảo tàng Công binh (17)
    • 2.1 Tầm quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Công binh (17)
    • 2.2 Kế hoạch sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ (19)
    • 2.3 Quá trình nghiên cứu sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (22)
      • 2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị cho cuộc khảo sát sưu tầm (22)
      • 2.3.2 Khảo sát sưu tầm tại thực địa (24)
      • 2.3.3 Trở về Bảo tàng (0)
    • 2.4 Phương pháp sưu tầm (28)
      • 2.5.1 Số lượng hiện vật (29)
      • 2.5.2 Lập hồ sơ khoa học pháp lý trong quá trình sưu tầm hiện vật… (30)
  • Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác sưu tầm của Bảo tàng Công binh (37)
    • 3.1 Những thành tựu và điểm tồn tại trong công tác sưu tầm (37)
      • 3.1.1 Thành tựu (37)
      • 3.1.2 Điểm tồn tại (38)
    • 3.2 Một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác sưu tầm của Bảo tàng công binh (39)
  • Kết luận (42)

Nội dung

Bảo tàng Công binh ra đời phản ánh truyền thống của Binh chủngCông binh, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc luônđảm bảo những điều kiện tốt nhất cho cuộc chiến: đ

Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu khái quát về Binh chủng công binh, Bảo tàng Công binh.

- Nghiên cứu công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh,qua đó thấy được thực trạng của công tác sưu tầm Đề xuất những biện pháp khắc phục những điểm tồn tại cũng như phát huy những điểm tích cực trong công tác sưu tầm của Bảo tàng Công binh.

Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ tại Bảo tàng Công binh.

Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo các loại sách, báo, khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến công tác sưu tầm

- Phương pháp khảo sát thực tế tại Bảo tàng, thống kê số liệu hiện vật,chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập tài liệu.

Bố cục bài tiểu luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của bài tiểu luận được chia thành các chương sau:

Khái quát về Binh chủng Công binh và Bảo tàng Công binh

Quá trình hình thành, phát triển của Binh chủng Công binh và Bảo tàng Công binh

1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Binh chủng công binh

Gần 60 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, đến nay bộ đội Công binh một trong những binh chủng kỹ thuật đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hi sinh xây dựng Binh chủng ngày càng lớn mạnh, để hoàn thành nhiệm vụ được giao góp công vào công cuộc giải phóng dân tộc.

Từ một hệ thống các tổ, đội ban phá hoại với những phương tiện kỹ thuật ít ỏi ban đầu thu được của địch những cán bộ và nhân viên kỹ thuật Công binh đầu tiên đã hình thành, bắt đầu thu nhặt bom đạn lép thu gom đồng gang để chế tạo mìn lựu đạn…phong trào phá hoại,làm cản, chế tạo bom mìn đã ra đời các đội chuyên môn làm cản, đội phá hoại, đội chế tạo vũ khí…sau này đã chuyển thành các đơn vị công binh.

Ngày 25/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh 34 quy định tổ chức Bộ quốc phòng, trong các cục chuyên môn có Công chính giao thông Cục Điều 13 của sắc lệnh 34 có quy định “Công chính giao thông Cục có nhiệm vụ tổ chức và thi hành việc vận tải, thông tin, vẽ bản đồ áp dụng vào việc chuyên môn cầu cống đường xá máy móc” …từ đó ngày 25/3 trở thành ngày truyền thống của công binh Việt Nam, Công binh Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng.

Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946 thực dân Pháp tiếp tục gây chiến nhằm thôn tính nước ta.Trước tình hình này ngày 20/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Đáp ứng lời kêu gọi công tác phá hoại được triển khai sôi nổi Các lực lượng vũ trang có Công binh làm nòng cốt đã triệt để phá hoại Công binh Việt Nam trưởng thành dần, lớn mạnh dần cả về số lượng và chất lượng qua các chiến dịch.

Trong công tác chuẩn bị cuộc tiến công chiến lược năm 1953-1954 mở đường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bộ đội Công binh cùng hàng chục vạn dân công hàng ngàn xe thồ, thuyền bè đã sôi nổi phá đá làm đường bắc cầu trên các con đường lên Tây Bắc xuống khu 3 vào khu 4 vượt núi cao sông sâu vượt muôn vàn khó khăn gian khổ giành thắng lợi to lớn cho chiến dịch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi trong cuộc chiến đấu quyết liệt và vinh quang ấy Bộ đội Công binh đã trưởng thành và có những đóng góp to lớn “Đội Công binh mở đường thắng lợi, suốt mùa hè không nghỉ giữ vững giao thông, không có con đường ấy không có chiến dịch này” sau thắng lợi đó lực lượng công binh tiếp tục vừa xây dựng, vừa phục vụ nhiệm vụ trước mắt, vừa chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo trong kháng chiến chống Mỹ

Bộ đội Công binh nhanh chóng nắm bắt làm chủ được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại của địch Bộ đội Công binh đã anh dũng bền bỉ khắc phục mọi khó khăn gian khổ triển khai các phương tiện trang bị kỹ thuật đảm bảo giữ vững mạch máu giao thông thông suốt phục vụ tác chiến hiệp đồng các quân binh chủng đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc năm 1972.

Trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Bộ đội Công binh đã nhanh chóng tổ chức và phát triển hệ thống giao thông chiến lược nối liền các chiến trường đảm bảo giao thông trên các tuyến đường, bến phà trọng điểm mạch máu giao thông thông suốt từ miền Bắc đến các chiến trường miền Nam góp phần làm nền thắng lợi vang dội của dân tộc ta.

Ngày 20/10/1976 bộ đội công binh đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và huân chương Hồ Chí Minh.

Trong sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng xong còn nhiều khó khăn thử thách đòi hỏi phải tăng cường bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao sức mạnh chiến đấu vươn lên làm chủ khoa học kĩ thuật giữ vững và phát huy bản chất cách mạng truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Công binh

Binh chủng Công binh là một trong những Binh chủng ra đời sớm của Quân đội Nhân dân Việt Nam Với 57 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành lực lượng Công binh đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc với niềm tự hào về truyền thống “Mở đường thắng lợi”. Đảng Ủy,Bộ Tư Lệnh công binh rất quan tâm và coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống binh chủng cho các thế hệ cán bộ chiến sĩ và quần chúng nhân dân trong và ngoài nước Chính vì vậy từ những năm đầu của thập kỉ 60 Binh chủng Công binh đã chú trọng xây dựng phòng truyền thống làm nơi lưu giữ và giới thiệu lịch sử truyền thống binh chủng bằng hiện vật gốc, tài liệu gốc, hình ảnh thật có giá trị lịch sử.

Việc bảo tồn lưu giữ các di sản văn hóa lịch sử đồng thời phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp quý báu đó là điều vô cùng cần thiết để lưu giữ phát huy truyền thống tốt đẹp quý đó là điều vô cùng cần thiết để lưu giữ phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của ông cha ta từ xưa tới nay muốn cho thế hệ trẻ và bạn bè Quốc tế biết được những hi sinh mất mát lớn lao tinh thần anh hùng bất khuất của quân và dân ta cũng như tội ác của giặc từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác. Thực hiện quyết định của Tổng cục Chính trị năm 1983 Bộ Tư Lệnh công binh tiến hành xây dựng Nhà bảo tàng và tổ chức trưng bày hiện vật. Ngày 25/3/1986 nhân kỉ niệm 40 năm thành lập Binh chủng công binh Bảo tàng cắt băng khánh thành và mở cửa đón khách tham quan, học tập, nghiên cứu tại địa chỉ 395 Đội Cấn Hà Nội. Được sự quan tâm của Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh Bảo tàng Công binh từ khi thành lập 1986 đến nay đã trải qua 3 lần cải tạo nâng cấp vào các năm

1900, 1996, 2001 Đồng thời còn đón hàng triệu khách tham quan trong nước và quốc tế, tham quan qua các đợt triển lãm lưu động mang tầm cỡ quốc gia năm 1994, 2000, 2001, 2002 và nhiều triển lãm khác qua đó phát huy tốt tính tuyên truyền giáo dục của Bảo tàng Bảo tàng đã thực sự là một nơi nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống giàu tính thuyết phục và tin cậy của Binh chủng Công binh.

Tuy đã trải qua 3 lần cải tạo nâng cấp nhưng Bảo tàng vẫn còn có mặt hạn chế nhất định Vẫn còn nằm chung với Cơ quan Bộ Tư Lệnh, khách tham quan học tập nghiên cứu việc ra vào chưa thực sự thuận lợi Để khắc phục những mặt còn hạn chế đáp ứng yêu cầu khách tham quan, đến học tập nghiên cứu giải trí là một nhiệm vụ cấp thiết vì vậy năm 2004 Bảo tàng đã tiến hành xây dựng với quy mô lớn hơn đặt ở địa điểm rộng hơn.

Ngày 25/3/2006 Bảo tàng được khánh thành nhân kỉ niệm 60 năm truyền thống Binh chủng với diện tích trưng bày là 2000m2 trong đó diện tích sàn là 1000m2, diện tích kho lưu giữ bảo quản là 500m2 và phần trưng bày ngoài trời là 5640m2 Bảo tàng nằm ở địa điểm 290 Lạc Long Quân –Tây Hồ Hà Nội Đảng Ủy Bộ tư Lệnh công binh đã và đang quyết tâm từng bước đưa Bảo tàng đi vào hoạt động có nề nếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách tham quan học tập nghiên cứu.

Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Công binh

1.2.1 Chức năng của Bảo tàng công binh

Bảo tàng công binh cũng là một thiết chế xã hội do đó nó cũng mang chức năng chung của thiết chế Những chức năng cơ bản:

*Chức năng tài liệu hóa khoa học

Các nhà Bảo tàng học Liên Xô cho rằng: “Tài liệu hóa khoa học là việc nghiên cứu thu thập lựa chọn những tài liệu hiện vật gốc tiêu biểu cho những giai đoạn cả quá trình phát triển của hiện tượng đó, đó là việc lập hồ sơ lý lịch khoa học, miêu tả tài liệu văn kiện về hiện vật đó, là viêc đảm bảo đầy đủ những thủ tục quy định về mặt khoa học pháp lý nhằm gìn giữ lâu dài những hiện vật đó trong Bảo tàng để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học”.

Như vậy tài liệu hóa khoa học ở Bảo tàng Công binh là nghiên cứu sưu tầm các tài liệu, hiện vật gốc về quá trình chiến đấu trưởng thành và chiến thắng của Bộ đội Công binh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời lập hồ sơ khoa học, đảm bảo việc pháp lý cho hiện vật gìn giữ lâu dài và phát huy tác dụng của hiện vật. *Chức năng bảo vệ các tài liệu hiện vật gốc

Hiện vật Bảo tàng là cơ sở vật chất để hình thành, tồn tại và phát triển của Bảo tàng Bởi vậy việc bảo vệ hiện vật đồng nghĩa với việc bảo vệ sự tồn tại và phát triển của bảo tàng Trước hết phải bảo vệ về mặt pháp lý cho các hiện vật bảo tàng, lập các văn bản pháp lý cho hiện vật và đăng kí hiện vật vào sổ đăng kí của bảo tàng với đầy đủ các tiêu chí và nguyên tắc nghiệp vụ.

Bảo vệ hiện vật là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Giữ cho hiện vật tồn tại lâu dài trước tác động của tự nhiên môi trường hoặc sự phá hoại của con người Muốn thực hiện chức năng này công tác bảo quản phải đầu tư hợp lý.

Mặc dù Bảo tàng công binh biên chế cán bộ còn ít chỉ gồm 7 đồng chí song công tác bảo quản ở đây luôn được coi trọng Việc kiểm tra hiện vật lau chùi vệ sinh được tiến hành thường xuyên.

*Chức năng nghiên cứu khoa học

V.L Lê Nin đã viết: không có công tác nghiên cứu khoa học, các Bảo tàng không thể đem lại tri thức cần thiết cho nhân dân chúng ta Hoạt động của Bảo tàng phải là một hoạt động nghiên cứu khoa học vì đó là một hoạt động sản sinh ra tri thức mới và cung cấp nguồn tư liệu để sản sinh ra tri thức mới. Đối với Bảo tàng công binh nghiên cứu khoa học chính là nghiên cứu các sự kiện và chiến công của Bộ đội Công binh trong chiến tranh và trong hòa bình nhằm hỗ trợ cho công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng vận dụng những kết quả nghiên cứu đó để trưng bày giới thiệu với khách tham quan.

*Chức năng giáo dục và phổ biến tri thức khoa học

Giáo dục của Bảo tàng là phổ biến tri thức giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cung cấp cho công chúng các dữ liệu đã được lựa chọn sắp xếp theo chủ định làm cho người xem lĩnh hội được những tri thức mới tạo cho họ những cảm xúc và óc thẩm mĩ làm giàu thêm trí tuệ và tâm hồn họ.

Giáo dục và phổ biến khoa học của Bảo tàng công binh dựa trên các tài liệu hiện vật gốc đã được tư liệu hóa một cách khoa học thông qua trưng bày nhằm tuyên truyền giáo dục những thành tích chiến đấu và trưởng thành của

Bộ đội Công binh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc trong thời kì công nghiệp hòa hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, Bộ quốc phòng và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Binh chủng công binh đến đông đảo quần chúng nhân dân.

1.2.2 Nhiệm vụ của Bảo tàng công binh

Bảo tàng Công binh thuộc loại hình lịch sử xã hội và loại hình Bảo tàng công cộng vì vậy Bảo tàng đảm nhiệm nhiệm vụ tương tự như các Bảo tàng khác thuộc loại hình này Đây chính là cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm bảo quản giới thiệu giáo dục những thành tích chiến đấu sự trưởng thành của Binh chủng Công binh qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và Mỹ cũng như sau ngày đất nước thống nhất tới khách tham quan trong và ngoài nước thông qua hệ thống tài liệu hiện vật gốc trưng bày tại Bảo tàng.

Bảo tàng Công binh nằm trong sự quản lý của Bộ quốc phòng thuộc hệ thống Bảo tàng lực lượng vũ trang Đây vừa là một thiết chế văn hóa lại vừa là một đơn vị của binh chủng vì vậy Bảo tàng có nhiệm vụ thực hiện công tác Đảng công tác chính trị Trong quân đội là nơi học tập của các chiến sĩ trong binh chủng.

Xác định được nhiệm vụ từ đó Bảo tàng công binh đề ra kế hoạch trước mắt và lâu dài nhằm phát triển đúng hướng và nâng cao hơn nữa các hoạt động của mình Điều này giúp Bảo tàng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của một bảo tàng lịch sử xã hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Binh chủng giao phó Ngày càng thu hút đông đảo khách tham quan Bảo tàng đã và đang nỗ lực để bắt kịp xu hướng của thời đại.

Nội dung trưng bày của Bảo tàng Công binh

Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Bảo tàng đã tận dụng tối đa diện tích của mình cho khâu trưng bày Qua khâu trưng bày khách tham quan học tập nghiên cứu thấy được ý nghĩa của những hiện vật thấy được sự hi sinh gian khổ của quân dân ta cũng như tội ác của giặc.

Hệ thống trưng bày của Bảo tàng được chia làm hai phần chính: phần trưng bày trong nhà và trưng bày ngoài trời.

Nhà trưng bày gồm 4 tầng mỗi tầng trưng bày một hay nhiều đề mục, mỗi đề mục có nhiều chủ đề Tuy nhiên tuyến tham quan của Bảo tàng không đi theo tầng mà theo bố cục theo dòng lịch sử.

* Phần trưng bày trong nhà

Phần khánh tiết Đầu tiên là gian long trọng – khánh tiết của bảo tàng Phần này thâu tóm toàn bộ tinh thần nội dung của hệ thống trưng bày Trung tâm của gian khánh tiết tại Bảo tàng là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đi trên một nhịp cầu do Bộ đội Công binh bắc Phía sau là lá cờ “Mở đường thắng lợi” Đó là bốn chữ vàng Bộ đội Công binh được Bác Hồ khen tặng 1952 sau khi kết thúc chiến dịch Tây Bắc với những thành tích xuất sắc của mình.Từ đó mở đường thắng lợi trở thành truyền thống vẻ vang của Bộ đội Công binh Việt Nam Bên trái tượng Bác là bức phù điêu thể hiện truyền thống của Bộ đội Công binh, bên phải là bức phù điêu thể hiện nhiệm vụ của Bộ đội Công binh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đề mục I: Bộ đội công binh trong kháng chiến chống Pháp.

Trong đề mục này Bảo tàng trưng bày hai chủ để lớn:

- Chủ đề 1: Bộ đội cồng binh ra đời đảm bảo chiến đấu và chiến đấu trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

+ Tiêu đề 1: Thực dân Pháp trở lại xâm lược

+ Tiêu đề 2: Sự ra đời của bộ đội công binh Việt Nam.

+ Tiêu đề 3: Nhân dân và lực lượng vũ trang các địa phương thực hiện tiêu thổ kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Tiêu đề 4: Bộ đội công binh xây dựng để đánh địch.

- Chủ đề 2: Bộ đội công binh góp phần cùng toàn dân, toàn quân giành thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

+ Tiêu đề 1: Bộ đội công binh bảo đảm chiến đấu và chiến đấu trong chiến dịch.

+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh bảo đảm chiến đấu và chiến đấu trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và đỉnh cao là chiền dịch Điện Biên Phủ. Đề mục II: Bộ đội công binh trong kháng chiến chống Mỹ

- Chủ đề 1: Bộ đội công binh trong giai đoạn 1954-1964

+ Tiêu đè 1: Bộ đội công binh cùng toàn dân miền Bắc xây dựng các công trình trọng điểm giúp dân phòng chống thiên tai

+ Tiêu đề 2: Xây dựng lực lượng công binh trong thời bình + Tiêu đề 3: Bộ đội công binh phát triển lực lượng tham gia chiến đấu và bảo đảm chiến đấu cùng các lực lượng vũ trang ở miền Nam góp phần đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của đề quốc Mỹ.

- Chủ đề 2: Bộ đội công binh trong giai đoạn 1964-1968

+ Tiêu đề 1: Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam + Tiêu đề 2: Bộ đội công binh huấn luyện sẵn sàng chiến đấu phát triển lực lượng bảo đảm giữ vững mạch máu giao thông.

+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh tham gia nghiên cứu dò gỡ bom mìn bảo đảm giao thông

- Chủ đề 3: Bộ đội công binh góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ từ 1968-1972.

+ Tiêu đề 1: Bộ đội công binh cùng toàn quân, toàn dân đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 của đế quốc Mỹ từ 1968-1972.

+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh tham gia chiến đấu bảo đảm giao thông mở đường Trường Sơn.

+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh tham gia các chiến dịch đặc biệt là chiến dịch Quảng trị

- Chủ đề 4: Bộ đội công binh tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bảo đảm cơ động chiến đấu và chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

+ Tiêu đề 1: Bộ đội công binh tham gia bảo đảm chiến dịch Tây Nguyên từ 4/3 đến 24/3/1975.

+ Tiêu đề 2: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh chiến đấu và chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đề mục III: Bộ đội công binh trong công cuộc xây dựng bảo vệ và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Bảo tàng trưng bày 2 chủ đề:

- Chủ đề 1: Bộ đội công binh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc + Tiêu đề 1: Huấn luyện chiến đấu xây dựng Binh chủng chính quy + Tiêu đề 2: Bộ đội công binh tham gia xây dựng các công trình chiến đấu bảo đảm chiến đấu và chiến đấu bảo vệ biên giới tổ quốc

+ Tiêu đề 3: Tham gia khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phát triển kinh tế.

- Chủ đề 2: Bộ đội công binh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tứ 1986 đến nay.

+ Tiêu đề 1: Huấn luyện xây dựng bộ đội công binh bằng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh xây dựng công trình quốc phòng tham gia xây dựng các công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng.

+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh với nhiệm vụ phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn bảo đảm giao thông phục vụ đời sống dân sinh.

+ Tiêu đề 4: Bộ đội công binh nghiên cứu khoa học cải tiến kỹ thuật phục vụ binh chủng quân đội phục vụ dân sinh. Đề mục IV: Bộ đội công binh với Bác Hồ

- Chủ đề 1: Tình cảm Bác Hồ dành cho bộ đội công binh

- Chủ đề 2: Tình cảm nhiệm vụ vinh dự của bộ đội công binh với Bác Hồ. Đề mục V: Bộ đội công binh thực hiện nghĩa vụ quốc tế và quan hệ đối ngoại quân sự. Đề mục VI: Trưng bày bom mìn trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam gồm các chủ đề.

- Chủ đề 1: Thảm họa bom mìn trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam gây ra.

- Chủ đề 2: Hoạt động dò tìm xử lý bom mìn của bộ đội công binh Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

- Chủ đề 3: Các chủng loại bom mìn đã được sử dụng qua các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Chủ đề 4: Hoạt động giáo dục cộng đồng về ý thức cảnh giác đối với hiểm họa bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra.

- Chủ đề 5: Hợp tác quốc tế trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.

Với diện tích 5640m2 Bảo tàng trưng bày các loại khí tải công binh đã sử dụng trong huấn luyện, chiến đấu lập công xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cùng một số hiện vật trong khắc phục hậu quả sau chiến tranh và trong xây dựng đất nước Bảo tàng trưng bày 1 chiếc xe lội nước V003, một chiếc canô Y434, một chiếc máy húc C-100

Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Công binh

Bao gồm: 1 Giám đốc, 2 cán bộ sưu tầm trưng bày, 1 cán bộ kiểm kê bảo quản, 3 cán bộ tuyên truyền.

- Tổ chức: chia làm 3 phòng ban

+ Phòng sưu tầm – trưng bày

+ Phòng kiểm kê bảo quản

Công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ của Bảo tàng Công binh

Tầm quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Công binh

coi là bước đi đầu tiên trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng, gắn với các khâu công tác khác tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho bảo tàng ra đời tồn tại và phát triển”.

Nằm trong khối chung nên công tác sưu tầm hiện vật đối với Bảo tàng Công binh cũng rất quan trọng Nó đảm bảo điều kiện cho Bảo tàng ra đời tồn tại phát triển Đồng thời lưu giữ những hiện vật thể hiện truyền thống yêu nước truyền thống anh hùng của dân tộc của Bộ đội Công binh Thông qua hiện vật mà Bảo tàng thực hiện được những chức năng của mình.

Hiện vật bảo tàng là một bằng chứng chung thực tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ Với một lượng lớn bom mìn Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, rải khắp chiến trường gây ra những thiệt hại nặng nề cả về người và của.

Thông qua những hiện vật khách tham quan phần nào hình dung được quy mô sức hủy diệt của chúng đối với nhân dân ta Đây chính là bằng chứng thuyết phục về tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.

Những hiện vật bảo tàng còn chứa đựng giá trị nhân văn sâu xa: Chính nghĩa bao giờ cũng thắng phi nghĩa dù thế lực phi nghĩa có sức mạnh lớn như thế nào Mỹ đã sử dụng khối lượng bom mìn với sức hủy diệt lớn rải xuống hai miền với hy vọng ta nhanh chóng khuất phục và trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ Nhưng với truyền thống yêu nước từ ngàn xưa quan dân cả nước đã vùng lên đánh giặc, chống lại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ xâm lược Qua đây ta thấy được tinh thần yêu nước truyền thống hào hùng của dân tộc,trải qua biết bao gian nan thử thách nhưng quân dân ta vẫn kiên cường bất khuất chịu đựng gian khó không lùi bước trước kẻ thù Nó đã tạo nên giá trị văn hóa của dân tộc khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại Hồ Chí Minh.

Qua hiện vật Bảo tàng thực hiện chức năng của mình Góp phần giáo dục các chiến sĩ trong binh chủng về thành tích và truyền thống anh hùng của Bộ đội Công binh-nhiệm vụ binh chủng đảm nhận là rà phá bom mìn nhiệm vụ nặng nề và nguy hiểm Giáo dục cho thế hệ sau biết được truyền thống anh hùng, từ đó xây dựng và phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc Luôn đứng về cái thiện cái chính nghĩa đấu tranh chống lại cái ác.

Hiện vật bảo tàng đem đến lượng thông tin cho khách tham quan cho những nhà nghiên cứu, lưu giữ lại những hiện vật là bằng chứng chung thực với lịch sử dân tộc Phục vụ nhu cầu giải trí cho khách tham quan.

Kế hoạch sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ

Trước khi xây dựng Bảo tàng Ý thức được việc sưu tầm những hiện vật tư liệu truyền thống của binh chủng nhằm tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ cán bộ chiến sĩ trong quân đội và nhân dân lãnh đạo và chỉ huy các cấp từ Bộ Tư Lệnh đến các lữ đoàn nhà trường đã tổ chức công tác sưu tầm, quản lý giữ gìn trưng bày giới thiệu hiện vật ở các phòng truyền thống và các cuộc triển lãm ở các đơn vị phục vụ mọi đối tượng đến tham quan.

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh Bộ Tư Lệnh đã cử một số cán bộ làm nhiệm vụ sưu tầm trên các chiến trường đi cùng các đơn vị chiến đấu để thu nhận hiện vật phục vụ cho công tác bảo tàng và tổng kết biên soạn lịch sử của binh chủng Những năm đầu của thập kỉ 70 việc sưu tầm hiện vật đã trở thành phong trào quần chúng ở các đơn vị Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng công tác sưu tầm được chú ý và trọng hơn Nhiều cán bộ được cử đến các địa bàn trước đây chưa có điều kiện sưu tầm để gặp các nhân chứng thu thập tài liệu hiện vật.

Sau khi xây dựng Bảo tàng

Sau ngày khánh thành (25/3/1986) Bảo tàng Công binh tiếp tục tổ chức nhiều đợt sưu tầm ngắn hạn và dài hạn Đáng kể là đợt sưu tầm từ 2 đến 5 tháng ở các địa bàn đơn vị công binh Từ Điện Biên, Thái Nguyên, HàTuyên, Lạng Sơn,Quảng Ninh, Hòa Bình đến các đơn vị phía nam từ thành phố Hồ Chí Minh,Bến Tre, Kon Tum, Buôn Mê Thuật, Quảng Trị…đến đất bạn Lào, Campuchia tổ chức vận động các ban liên lạc cựu chiến binh ở các địa phương các đơn vị các tổ chức cá nhân hưởng ứng cuộc vận động đóng góp hiện vật tư liệu ý kiến để xây dựng Bảo tàng Công binh.

Kế hoạch sưu tầm của Bảo tàng công binh được thực hiện trên cơ sở sự đồng ý và phê duyệt của Thủ trưởng Cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh. Thông qua kế hoạch năm của Bảo tàng và Cục Chính trị.

Năm 2006 Bảo tàng lập kế hoạch tổ chức sưu tầm tại các đơn vị trong và ngoài binh chủng trong tất cả các giai đoạn với mục đích:

- Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị của binh chủng

- Nhu cầu xây dựng các bộ sưu tập mới và những bộ sưu tập đã có nhưng còn thiếu về số lượng.

- Mở rộng xây dựng kho cơ sở

- Hiện vật trưng bày cần thay thế bổ sung

- Đáp ứng nhu cầu cho các cuộc triển lãm lưu động tại các đơn vị công binh trong toàn quân.

- Phục vụ cho công tác xếp hạng nâng hạng bảo tàng theo đúng tiêu chí của Cục Di sản Văn hóa

- Xây mới và mở rộng các khu trưng bày

Kế hoạch sưu tầm được tổ chức và thực hiện một cách chặt chẽ và phải được thông qua ở tất cả các cấp chức năng của Bộ Tư Lệnh công binh. Địa điểm sưu tầm: sưu tầm hiện vật tại các đơn vị công binh toàn quân: Lữ đoàn 513 QK3, trung đoàn 131 QCHQ, lữ đoàn 575QK1, trung đoàn 219( QĐ2)

Sưu tầm tại các Bảo tàng bạn khu vực phía Bắc: Bảo tàng Quân chủngHải quân(khảo sát, thống kê, chụp ảnh các tư liệu hiện vật công binh hải quân tập chung chủ yếu vào các trang thiết bị rà phá bom mìn, thủy lôi giai đoạn kháng chiến chống Mỹ từ 1964 đến 1972)

Tổ chức sưu tầm khảo sát tại các đơn vị công binh và bảo tàng bạn khu vực miền Trung: cụm II Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (sưu tầm các hiện vật là bom mìn vật nổ hiện đang lưu giữ tại cụm II) Trung đoàn 83 Quân chủng Hải quân (sưu tầm các tài liệu ảnh hiện vật lịch sử của trung đoàn) Bảo tàng quân khu 5 (khảo sát, thống kê chụp ảnh các tư liệu hiện vật liên quan đến hoạt động của công binh quân khu 5 từ chống Pháp đến các loại vũ khí công binh tự tạo).

Sưu tầm tại các đơn vị công binh phía Nam: Bảo tàng quân khu 7(sưu tầm các tư liệu hình ảnh hoạt động của lực lượng công binh quân khu, khảo sát thống kê chụp ảnh vũ khí công binh tự tạo), Bảo tàng quân khu 9 (sưu tầm tài liệu hình annhr hoạt động của lực lượng quân khu 9, khảo sát thống kê chụp ảnh vũ khí tự tạo công binh khu 9 trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ).

Thành phần tham gia khảo sát sưu tầm:

- Chỉ đạo thực hiện :Thủ trưởng Cục Chính trị

- Chủ trì, điều hành kế hoạch: Giám đốc Bảo tàng công binh

- Lực lượng thực hiện kế hoạch: toàn thể cán bộ, nhân viên bảo tàng, nồng cốt thực hiện là bộ phận sưu tầm – trưng bày.

Thời gian thực hiện: tháng 8 và tháng 9

Phương tiện,trang thiết bị, kinh phí bảo đảm:

- Phương tiện: đối với khu vực phía Bắc lập dự trù kế hoạch xăng xe bảo đảm, đối với các đơn vị miền Trung,miền Nam dự trù kinh phí cước vận chuyển hiện vật.

+ Hồ sơ hiện vật:02 bộ + Giấy giao hiện vật: 200 tờ + Bản ghi chép hiện vật: 200 tờ + Phiếu ảnh: 05 tờ

+ Máy ảnh kỹ thuật số: 01 chiếc

- Kinh phí bảo đảm: kết hợp sưu tầm toàn bộ hiện vật tài liệu về công binh trong tất cả các giai đoạn nên kinh phí đã được bảo đảm:

+ Hỗ trợ kinh phí bảo đảm ăn trên đường đi và về cho cán bộ sưu tầm và lái xe: 50000 đ/người/ngày

+ Hỗ trợ bảo đảm ăn trên đường cho cán bộ sưu tầm khu vực miền Trung và miền Nam (gồm cả đi lẫn về): 100000 đ/người/ngày

- Kinh phí khảo sát sưu tầm: 800000 đ/đơn vị gồm:

+ Kinh phí sao chụp tư liệu: 200000( hai trăm ngàn đồng)

+ Kinh phí chi trả khai thác tư liệu bảo tàng: 500000 đ( năm trăm ngàn đồng)

+ Kinh phí bồi dưỡng cán bộ đơn vị, bảo tàng bạn phục vụ sưu tầm hướng dẫn: 100000 đ( một trăm ngàn đồng)

- Kinh phí bảo đảm vận chuyển hiện vật (dự kiến): 5000000 đ(năm triệu đồng) với các hiện vật sưu tầm khu vực miền Trung và miền Nam, tiến hành đống gói, gửi theo đường tàu hỏa Số kinh phí này quyết toàn theo hóa đơn cước vận chuyển.

- Kinh phí bảo đảm mua thẻ nhớ máy ảnh kỹ thuật số(loại 2 GB):

Quá trình nghiên cứu sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị cho cuộc khảo sát sưu tầm

Thực hiện kế hoạch công tác Đảng công tác chính trị năm 2006 của Cục Chính trị, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Bảo tàng Công binh năm

2006, căn cứ số lượng hiện vật thực tế hiện có tại Bảo tàng để từng bước đáp ứng số lượng theo tiêu chí Luật Di sản Văn hóa quy định đối với Bảo tàng hạng hai cấp quốc gia nên Bảo tàng đã lập kế hoạch sưu tầm Sưu tầm tất cả các tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong tất cả các giai đoạn và những hiện vật tài liệu về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ cũng nằm trong kế hoạch này.

Bảo tàng tổ chức sưu tầm hiện vật tại các đơn vị công binh toàn quân:

Lữ đoàn 513 QK3, Trung đoàn 131QCHQ, lữ đoàn 575 QK1, trung đoàn 219(QĐ2), 550(QĐ4),25(QK9), 270(QK5).

Tổ chức sưu tầm,khảo sát thống kê số lượng hiện vật có giá trị lịch sử đối với hoạt động của bộ đội công binh tại các bảo tàng khu vực phía Bắc,miền Trung, phía Nam, liên hệ với các cựu chiến binh…

Soạn thảo công văn tờ trình, giấy giới thiệu về mục đích thời gian của cuộc sưu tầm, trình Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh, Thủ trưởng Cục Chính trị phê duyệt ký và đóng dấu.

Gửi các công văn đến các đơn vị công binh trong toàn quân các bảo tàng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân trong cả nước.

Nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho khảo sát sưu tầm Do đặc thù chức năng của bộ đội công binh là chiến đấu và bảo đảm chiến đấu cho nên bộ đội công binh cùng một lúc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và ở mỗi đơn vị bảo tàng lại thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, được tổ chức theo chức năng cơ bản của chính mình và vậy công tác nghiên cứu tài liệu cho khảo sát sưu tầm đặc biệt là tài liệu về nhiệm vụ của bộ đội công binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cán bộ nghiên cứu sưu tầm là rất lớn.Ngoài hiện vật với tài liệu lịch sử của binh chủng còn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử của các đơn vị công binh của các quân khu quân đoàn quân binh binh chủng công binh các tỉnh đội.

Nghiên cứu về các anh hùng liệt sĩ bộ đội công binh những tấm gương chiến đấu dũng cảm để sưu tầm những kỷ vật kháng chiến có liên quan đến cuộc đời sự nghiệp thành tích chiến đấu của họ.

Nghiên cứu các tài liệu do các Bảo tàng lực lượng vũ trang cả nước xuất bản Nghiên cứu tài liệu về địa bàn các đơn vị Công binh đóng quân và làm nhiệm vụ Các loại sách báo tài liệu nghiên cứu : lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử công binh Việt Nam, lịch sử đơn vị công binh các quân chủng, lịch sử công binh ở các tổ đội, biên niên các sự kiện lịch sử công binh.

Chuẩn bị phương tiện đi sưu tầm và phương tiện vận chuyển báo cáo Thủ trưởng phê duyệt.

Mua sắm trang thiết bị cho cuộc khảo sát sưu tầm: in ấn bộ hồ sơ sưu tầm gồm có: giấy biên nhận, bản ghi chép hiện vật…máy ảnh USB, máy ghi âm, thước dây…

2.3.2 Khảo sát sưu tầm tại thực địa

Giai đoạn chuẩn bị đã hoàn tất Bảo tàng công binh tổ chức đi khảo sát sưu tầm tại thực địa Liên hệ trước với các đơn vị các bảo tàng bạn mà tiến hành sưu tầm.

Bảo tàng công binh tiến hành sưu tầm ở:

- Bảo tàng Phòng không – không quân nằm trên đường Trường Chinh

- Bảo tàng Chứng tích chiến tranh- 28 Võ Văn Tần quận 3 thành phố

- Thông tấn xã Việt Nam

- Bảo tàng Hải quân nhân dân Việt Nam- thành phố Hải Phòng

- Tiến hành sưu tầm ở các Lữ đoàn, các trung đoàn:

Khi đến các đơn vị này sưu tầm cán bộ sưu tầm làm việc trực tiếp với phòng chính trị, thông báo về số lượng hiện vật sưu tầm chủng loại hiện vật sưu tầm, thời gian tiến hành sưu tầm

Xuống các phòng truyền thống, phòng Hồ Chí Minh thao trường huấn luyện bãi tập của các trung đoàn, lữ đoàn để thu thập lấy hiện vật và viết nội dung cho hiện vật.

+ Lữ đoàn công binh 229- Bắc Ninh Bảo tàng tiến hành sưu tầm:

- Tư liệu ảnh của trung đoàn “Trung đoàn 229 tham gia xây dựng công trình thủy nông Bắc- Hưng –Hải năm 1958”; “trung đoàn thao diễn máy nghiền đá tại “Hội thao kỹ thuật công binh” năm 1960”; “thực hiện thao diễn bắc cầu bộ binh loại nhẹ trong “Hội thao kỹ thuật công binh lần thứ 2” tháng 4/1960” ; Trung đoàn 229 được tặng cờ “Đơn vị tiên tiến” trong phong trào thi đua ba nhất do Tổng cục chính trị tặng năm 1960; “Bộ đội công binh Trung đoàn 229 dùng bộc phá cất nhấc nhịp cầu Long Biên bảo đảm giao thông tháng 10/1967”; “tổ máy húc C – 100 của trung đoàn mở đường 13 chuẩn bị cho chiến dịch Quảng Trị 1972…

- Các hiện vật: Vồ ba chân do tiểu đoàn 1 trung đoàn 229 tự làm để xây dựng công trình Bắc-Hưng-Hải; Lưỡi mai, Thuổng trung đoàn sử dụng xây dựng công trình thủy nông Bắc-Hưng-Hải năm 1958; máy khoan đá PR- 18: trung đoàn sử dụng xây dựng công trình K năm 1961 ”; “Cờ “Đoàn kết chiến đấu sản xuất” nhân dân Sơn Tây tặng e229 năm 1964”; hộp tiếp đạn, máy dò mìn, lưới ngụy trang, súng AK, bộ kỷ vật:thước mét, lược nhôm, nhíp rút dép, ống đựng tăm của đồng chí Vũ Trọng Hà…

+ Lữ đoàn công binh 239- Thường Tín - Hà Tây Bảo tàng thu thập:

- Tư liệu ảnh: “Trung đoàn tham gia xây dựng công trình thủy nông Bắc-Hưng – Hải năm 1958”; “Trung đoàn 239 diễn tập bắc cầu phao phục vụ chiến đấu năm 1960”; “huấn luyện thực hiện ghép phà TPP của trung đoàn năm 1964”; “Huấn luyện vượt sông bằng thuyền DL - 10 của trung đoàn năm 1967”; “Trung đoàn công binh 239 bắc cầu phao Khuyến Lương năm 1966”; “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm trung đoàn bắc cầu tại bến Mễ Sở ngày 5/2/1966”…

-Hiện vật: mảnh xác máy bay UH1A do trung đoàn bắn cháy tại Tam Nông,Phú Thọ; Mỏ hàn hơi:trung đoàn dùng hàn sửa chữa 100 con thuyền, ca nô tại bến Xuân Sơn – Quảng; Dây chão: Đồng chí Hoàng Minh Tuất trung đoàn 239 quấn vào người ghìm hai khoang thuyền bị trôi trên sông La năm 1968; Phao cứu sinh…

+ Lữ đoàn công binh 249- Ba Vì- Hà Tây.

- Tư liệu ảnh: trung đoàn tham gia xây dựng công trình thủy nôngBắc – Hưng – Hải năm 1958; trung đoàn thao diễn ghép phà bằng thuyền sắt trong “Hội thao kỹ thuật công binh lần thứ 2”tháng 4/1960; trung đoàn ra quân huấn luyện tháng 3/1961; trung đoàn bắc cầu qua sông Hồng,đón đoàn cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra miền Bắc năm 1963; huán luyện vượt sông bằng thuyền nan của trung đoàn 1962; Thượng tướng Văn Tiến Dũng – Tổng Tham Mưu trưởng Q ĐND Việt Nam thăm trung đoàn bảo đảm giao thông ở quân khu 4 tháng 11/1968…

Phương pháp sưu tầm

Bảo tàng đã áp dụng những phương pháp sưu tầm như sau:

Tổ chức những chuyến đi công tác khoa học để sưu tầm hiện vật có tính chất nóng hổi phục vụ cho sự kiện lớn của năm như: năm 2006 nhân kỉ niệm 60 năm thành lập Bảo tàng công binh, Bảo tàng đã tiến hành lập kế hoạch sưu tầm tài liệu hiện về bộ đội công binh giới thiệu về Bảo tàng về truyền thống anh hùng của dân tộc Đồng thời bổ sung cho kho cơ sở, phục vụ công tác trưng bày thực hiện chức năng của Bảo tàng Hay như kế hoạch sưu tầm của năm 2009 nhằm đáp ứng số lượng theo tiêu chí của Luật Di sản Văn hóa qyu định đối với Bảo tàng hạng Hai cấp quốc gia, bổ sung hiện vật cho kho cơ sở.

Bảo tàng đến sưu tầm tài liệu hiện vật tại các đơn vị công binh toàn quân: Lữ đoàn 513 QK3, trung đoàn 219 (Q Đ2), trung đoàn 131 QCHQ… Bảo tàng Quân chủng Hải quân, Bảo tàng quân khu…

Tổ chức khảo sát tổng hợp tất cả các hiện vật trong chiến tranh liên quan đến Binh chủng Công binh.

Tiến hành đặt mạng lưới cộng tác viên,đặt mối quan hệ,trao đổi hiện vật giữa các Bảo tàng:Bảo tàng quân chủng Hải quân,Bảo tàng phòng không – không quân…những hiện vật :tư liệu ảnh thì mượn phim gốc, các loại hiện vật là chữ thì photo, các hiện vật thể khối thường là phục chế.

Liên hệ với quần chúng, các cựu chiến binh,các vị lão thành cách mạng tham gia trực tiếp vào quá trình chiến đấu Để họ đóng góp những hiện vật là những đồ dùng kỷ vật những hiện vật gắn liền với sự kiện hiện tượng lịch sử.

Lựa chọn hiện vật từ các cuộc triển lãm về nghệ thuật,quân sự, văn hóa, xã hội.

2.5 Tài liệu hiện vật về Bộ đội công binh trong kháng chiến chống Mỹ mà Bảo tàng sưu tầm được.

Tài liệu hiện vật Bảo tàng sưu tầm được trong cả thời chiến và thời bình rất phong phú và đa dạng góp phần đáp ứng yêu cầu trưng bày học tập và nghiên cứu của Bảo tàng, của khách tham quan.

Số lượng hiện vật Bảo tàng thtu thập được và đang trưng bày tại Bảo tàng tổng cộng là 433 tài liệu hiện vật cụ thể:

- Hiện vật cờ(vải, lụa): số lượng 17

+ Cờ thưởng “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

+ Giải thưởng luân lưu “Thanh niên anh dũng tiến lên quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”

+ Bằng khen “Mừng chiến công bắn rơi 200 máy bay giặc Mỹ trên đất Hà Tĩnh”, “Mười năm vẻ vang”

+ Cờ thưởng “Công binh pháo binh đoàn kết hiệp đồng chiến đấu”

- Hiện vật kim loại: số lượng 181 gồm nhiều hiện vật

+ Súng trung liên, súng AK, súng B40, súng CKC

+ Máy điểm hỏa, mũ phi công, mảnh máy bay, mỏ hàn, đầu nổ bom FMU 56B/B, vỏ đạn khối, dụng cụ tháo bom, vam sắt, bom AN-88, thủy lôi, kíp bom, máy dò mìn, la bàn, lưỡi lê, thuốn…

+ Radio, đôi thùng gánh nước, dao, cuốc chim, cuốc bàn, xẻng, máy khoan, kìm bóp ghi, cưa điện M 3US, cưa dọc điện ED-0.8, máy khoan đá, đèn pin, lưỡi câu vằng, nồi đồng, sọt sắt, máy đẩy 40 EL, máy điện thoại, máy 15W thông tin…

+ Ván cầu LPP, ván cầu TPP…

- Hiện vật giấy(tài liệu chữ viết): 27

+ Đơn tình nguyện, số ghi chép, sổ đăng kí thuyền viên

+ Tài liệu “Phụ lục tham khảo về Mỹ ngày 30/9/1969”, “Thành tích của công binh hải vân từ 1969 đến 1971” ; bài báo “Viết về sự hy sinh dững cảm của mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc để đảm bảo giao thông ngày 23/6/1968”

+ Thông báo, quyết tâm thư, điện báo, chỉ thị, nhật kí, bản đồ đường xá

- Hiện vật vải sợi: 04 dây chão, lưới ngụy trang

- Tài liệu khoia học phụ: 15 Lãng hoa, mô hình tháo gỡ dò mìn đời sống bộ đội công binh, mô hình trọng điểm bến phà Long Đại, mô hình trọng điểm liên hoàn ATP…

+ Ảnh không quân Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc 5/8/1964

+ Đế quốc Mỹ cho quân đổ bộ xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng năm 1965

+ Trung đoàn công binh 217 cùng thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn

+ Công binh quân khu 3 ghép phà bảo đảm giao thông tại bến đò Lèn Thanh Hóa tháng 8/1965

+ Đồng chí Trường Chinh thăm binh chủng công binh năm 1986 + Chiến sĩ công binh và thanh niên xung phong mở đường bảo đảm giao thông phục vụ chiến đấu ở Quảng trị năm 1972

2.5.2 Lập hồ sơ khoa học pháp lý trong quá trình sưu tầm hiện vật

Các tài liệu hiện vật khi sưu tầm về Bảo tàng sẽ báo cáo với phòng ban, Giám đốc Bảo tàng, Thủ trưởng cấp trên Nếu hiện vật được xét duyệt thì bộ phận sưu tầm và bộ phận kiểm kê kho tiến hành làm thủ tục pháp lý hoàn thiện hồ sơ cho hiện vật dưới sự chứng kiến của cá phòng ban, giám đốc Bảo tàng.

Cán bộ sưu tầm tiến hành làm biên bản giao nhận để giao hiện vật cho cán bộ đại diện kho kiểm kê bảo quản của Bảo tàng Biên bản giao nhận được làm thành 2 bản, một bản bên giao giữ, một bản bên nhận giữ.

Cán bộ sưu tầm giao cho cán bộ kiểm kê bảo quản bản ghi hiện vật, giấy biên nhận đã ghi trong quá trình đi sưu tầm.

Cán bộ kiểm kê bảo quản làm họ chiếu cho hiện vật, ghi phiếu kiểm kê để hoàn thiện bộ hồ sơ cho hiện vật.

Ghi hiện vật vào sổ kiểm kê bảo quản

Những giấy tờ Bảo tàng sử dụng trong bộ hồ sơ hiện vật

1.Bản ghi chép hiện vật

Bản ghi chép hiện vật là một loại giấy tờ mà cán bộ sưu tầm tiến hành ghi lý lịch hiện vật trong quá trình sưu tầm.Cán bộ sưu tầm phải ghi tên hiện vật số lượng , trọng lượng , kích thước , tình trạng hiện vật,nội dung lịch sử của hiện vật …theo mẫu có sẵn của Bảo tàng.Phải viết đúng,chân thực,chính xác nội dung của hiện vật.

Bản ghi chép hiện vật không những phải bảo đảm ghi chép đầy đủ mà còn phải thể hiện kết quả nghiên cứu bước đầu về hiện vật của cán bộ sưu tầm.

Bản ghi chép hiện vật Mẫu số 1,trang 35

2.Giấy biên nhận Đây là văn bản mang tính pháp lý giữa cán bộ sưu tầm và người chủ hiện vật.Cán bộ sưu tầm sử dụng giấy này khi chủ hiện vật đồng ý trao choBảo tàng mượn hiện vật, bộ sưu tập phục vụ cho mục đích nghiên cứu trưng bày hay phục chế trong một thời gian nhất định.

Một số nhận xét và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác sưu tầm của Bảo tàng Công binh

Những thành tựu và điểm tồn tại trong công tác sưu tầm

Hiện vật bảo tàng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với bảo tàng Nó là điều kiện kiên quyết để bảo tàng ra đời tồn tại và phát triển Nó đáp ứng yêu cầu chức năng nhiệm vụ của Bảo tàng Không có hiện vật thì Bảo tàng không thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình.

Công tác sưu tầm hiện vật được Bảo tàng tiến hành thường xuyên để bổ sung cho kho cơ sở, cho trưng bày, làm phong phú tài liệu hiện vật hiện có trong Bảo tàng phục vụ tốt cho những hoạt động của Bảo tàng Hàng năm Bảo tàng tiến hành lập kế hoạch sưu tầm ngắn hạn để thu thập tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng công binh đã tiến hành sưu tầm được một khối lượng hiện vật khá phong phú đa dạng Bảo tàng đã vào sổ gốc 5000 hiện vật với đủ các chất liệu: kim loại, gỗ, giấy, vải Quá trình sưu tầm tài liệu hiện vật được thực hiện theo một kế hoạch đã được lập trước khi đi sưu tầm tránh sự sưu tầm tràn lan thu thập cả những hiện vật không đáp ứng yêu cầu của kho cơ sở, trưng bày Cán bộ sưu tầm luôn chủ động trong công tác sưu tầm

Trước khi đi sưu tầm đã tiến hành nghiên cứu lịch sử của binh chủng,nghiên cứu lịch sử đơn vị công binh các quân khu: Trung đoàn 229, Trung đoàn 249, Công binh quân khu 9, tiểu đoàn 27 Công binh quân khu 4…nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu do các Bảo tàng lực lượng vũ trang trong cả nước xuất bản…trang bị những kiến thức những hiểu biết cần thiết cho công tác sưu tầm đạt kết quả tốt nhất.

Lập bản đề cương phù hợp với thực tiễn yêu cầu của Bảo tàng Trong quá trình sưu tầm đã vận động các lực lượng tham gia sưu tầm, tổ chức cộng tác viên với các đơn vị Công binh, các Bảo tàng bạn…

Các giấy tờ cần thiết trong công tác sưu tầm được Bảo tàng chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng về mặt khoa học cho hiện vật cho khâu sưu tầm: bản ghi chép hiện vật, giấy biên nhận…

Bảo tàng rất quan tâm đến nội dung chất lượng của hiện vật Việc ghi chép lập hồ sơ lý lịch cho hiện vật trong quá trình sưu tầm được tiến hành ghi chép một cách chính xác, trung thực và đảm bảo khoa học, đảm bảo tính pháp lý cho hiện vật.

Có được kết quả ấy là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc Bảo tàng, cán bộ sưu tầm đã tích cực nhạy bén biết vận dụng sáng tạo lý luận Bảo tàng học vào thực tiễn, căn cứ vào những thời điểm cụ thể mục đích yêu cầu cụ thể để đưa ra kế hoạch và phương pháp sưu tầm thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác sưu tầm đáp ứng cho khâu trưng bày, giáo dục, tuyên truyền những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Từ khi thành lập đến nay Bảo tàng đã tiến hành sưu tầm song số lượng, chủng loại hiện vật vẫn còn chưa đầy đủ so với thực tế, nhiều hiện vật vẫn chưa được khai thác(khoảng hơn 4000 hiện vật) Như hiện vật bom chủ yếu là bom phá, bom sát thương còn thiếu các loại bom khác Ngay cả trong các loại bom này cũng còn thiếu nhiều kiểu, loại Hiện vật vải, nhựa mới chỉ sưu tầm được số lượng rất ít.

Có trường hợp sưu tầm về chưa được nhanh chóng khẩn trương tổ chức xét duyệt và làm hồ sơ cho hiện vật Thủ tục bàn giao mà hiện vật còn để quá lâu ở bộ phận sưu tầm dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng hiện vật.

Phần ghi chép hiện vật còn thiếu các cột mục chưa được ghi chép đầy đủ như trong biên bản giao nhận chưa ghi số giao nhận, không có chữ ký của Giám đốc Bảo tàng, hộ chiếu hiện vật còn thiếu chưa ghi phần ngày người lập phiếu, nơi bảo quản, số phim, …

Việc lập kế hoạch sưu tầm mới chỉ đưa ra một cái khung mà không phân công một cách tỉ mỉ nhiệm vụ cho các cán bộ sưu tầm.

Việc triển khai đôi khi gặp khó khăn Đề cương sưu tầm đưa ra hiện vật cần sưu tầm nhưng thực tế thì hiện vật đã không còn hay như hiện vật là kỷ niệm gắn bó với cuộc đời chiến sĩ của cựu chiến binh, các vị lão thành cách mạng họ không giao hiện vật nên cán bộ sưu tầm không thể đem hiện vật về Bảo tàng.

Số lượng cán bộ Bảo tàng hạn chế( 7 người) gây khó khăn cho công tác sưu tầm: thiếu cán bộ đi sưu tầm không đi được hết các đơn vị có hiện vật mà Bảo tàng đã đề ra trong kế hoạch sưu tầm.

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác sưu tầm của Bảo tàng công binh

Tiến hành sưu tầm bổ sung hiện vật cho kho cơ sở, cho trưng bày.Tổng số tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống

Mỹ cứu nước là 433 tài liệu hiện vật.Tuy khá lớn nhưng thực tế trưng bày vẫn còn thiếu chưa đầy đủ so với hiện thực của cuộc kháng chiến Những hiện vật bom mìn còn thiếu về kiểu và loại Hiện vật bom ở Bảo tàng chủ yếu là bom phá và bom sát thương, trong các loại bom này cũng còn thiếu nhiều kiểu, các hiện vật thuộc chất liệu khác cũng chưa đầy đủ.

Thực tế hiện nay việc sưu tầm hiện vật về bộ đội công binh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước không phải là dễ dàng Phần lớn khi phát hiện hiện vật ở các địa phương do thời gian quá lâu hiện vật bị han gỉ hỏng hóc, các loại bom bị han gỉ việc tháo gỡ rất nguy hiểm nên công binh cho phá nổ để đảm bảo an toàn.

Bảo tàng nên tiến hành một số giải pháp sau để nâng cao chất lượng công tác sưu tầm:

 Lập kế hoạch sưu tầm cụ thể.

Lập kế hoạch tổng thể trước mắt và lâu dài cho việc sưu tầm hiện vật về Bộ đội Công binh kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên khắp đất nước.

Bố trí cán bộ nghiên cứu những loại hiện vật này, có kế hoạch sưu tầm cho từng quý, từng tháng, từng năm Lập kế hoạch cho những địa điểm, nhóm sưu tập để có định hướng.

 Mở rộng hệ thống cộng tác viên.

Thiết lập hệ thống cộng tác viên rộng khắp trên cả nước Cộng tác với Hội cựu chiến binh từ Trung ương đến địa phương, các cơ sở xã hội Nhờ đó cán bộ sưu tầm có thể biết được làng xã, vị cựu chiến binh nào còn tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ để có kế hoạch sưu tầm, khảo sát, tìm kiếm.

Phối hợp với các trung tâm nghiên cứu: Bộ Tư Lệnh Công binh, trung tâm Công nghệ Xử lý bom mìn, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh thành phố để tìm kiếm hiện vật Các đơn vị bạn sẽ giúp đỡ rà soát tìm kiếm theo danh mục trong bảng thống kê của Bảo tàng những hiện vật còn thiếu.

Tìm kiếm tài liệu hiện vật thông qua trung tâm nghiên cứu thư viện, tài liệu nước ngoài trên mạng để tìm kiếm thông tin về tài liệu hiện vật. Cộng tác với các Bảo tàng trên cả nước đặc biệt các Bảo tàng thuộc hệ thống Lực lượng vũ trang để có kế hoạch sưu tầm, trao đổi hiện vật.

 Nâng cao trình độ, số lượng cán bộ.

Số lượng cán bộ của Bảo tàng Công binh gồm 7 đồng chí, 4 cán bộ có trình độ đại học, 3 cán bộ cao đẳng Với số lượng cán bộ trên chưa đáp ứng được yêu cầu của Bảo tàng vì vậy Bảo tàng phải bổ sung thêm cán bộ Bảo tàng có trình độ đại học, có kiến thức chuyên môn cao để thực thi các hoạt động là việc làm thường xuyên liên tục và cần thiết.

Tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cho đi học nâng cao Những cán bộ cao đẳng học lên đại học cán bộ đại học học lên trên đại học.

 Đối với mỗi hiện vật cần ghi chép lập hồ sơ cụ thể, nói rõ nội dung, đầy đủ nội dung về hiện vật tên gọi hiện vật…để khai thác thông tin từ hiện vật phục vụ các hoạt động của Bảo tàng.

 Hoàn thiện các sưu tập hiện vật có trong kho Bổ sung hiện vật còn thiếu, hoàn thiện hồ sơ khoa học pháp lý cho hiện vật Bảo tàng.

Với kết quả của công tác sưu tầm các hiện vật sau khi sưu tầm về và trở thành hiện vật Bảo tàng thì nó bổ sung hiện vật cho kho cơ sở, phục vụ cho công tác trưng bày, phục vụ đề tài nghiên cứu.

-Bổ sung hiện vật cho kho cơ sở:

Kho cơ sở là kho quan trọng nhất vì nó là tài sản cố định của bảo tàng, là di sản quý báu của mỗi quốc gia Kết quả của công tác sưu tầm để bổ sung cho kho cơ sở bổ sung hiện vật trong kho nếu thiếu sự bổ sung có kế hoạch cho kho thì không thể tiến hành các phần trưng bày mới của Bảo tàng.Bổ sung hiện vật làm cho hiện vật trong kho phong phú đầy đủ hơn.

-Phục vụ cho công tác trưng bày:

Trưng bày là công cụ để hiện vật tự nói lên ý nghĩa của mình: thể hiện tinh thần yêu nước truyền thống anh hùng của dân tộc,tố cáo tội ác của bọn cướp nước …hiện vật sưu tầm về phục vụ trưng bày qua mỗi hiện vật lại thể hiện một khía cạnh riêng của truyền thống yêu nước,tội ác của bọn thực dân đế quốc Càng nhiều hiện vật thì tội ác của chúng càng sâu phạm vi quy mô của tội ác càng rộng Trưng bày để cho công chúng không chỉ trong nước mà còn cả thế giớ biết được tội ác của đế quốc Mỹ dù chúng có phủ nhận hay ngụy biện thì những hiện vật là những bằng chứng trung thực nhất.

-Phục vụ đề tài nghiên cứu:

Bản thân hiện vật chứa đựng những thông tin về lịch sử về truyền thống của dân tộc, chứa đựng các giá trị văn hóa lịch sử Thông qua hiện vật chúng ta có thể hiểu được thực tại của một giai đoạn lịch sử vì thế nó là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học muốn tìm hiểu lịch sử truyền thống của dân tộc.

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w