Thuốc viên để chống viêm niêm mạcmiệng và đường hơ hấp: Chất chiết hồng liên gai barberry, vỏ cây tiêu Chaba Chaba pepper,ớt long pepper, mỗi thứ một phần theo khối lượng, nghiền trong n
Trang 1ẤN ĐỘ Tiểu lục địa Ấn Độ là vùng đất rộng lớn mà tới nay, các cộng đồng ở đó không có chung ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo Những cư dân sớm đã có mặt và tạo nên nền văn minh sông Ấn
(Indus = sông Ấn) từ thiên niên kỷ III – II trước công nguyên, nhưng họ không để lại văn tự.
Những phát hiện khảo cổ cho thấy khoảng năm 2300 TC, họ đã có những thành tựu đáng khâm phục về hệ thống vệ sinh ở những thành phố tập trung đông dân cư, về mặt lịch biểu, nền văn minh của họ phát triển sánh ngang với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại Những lý giải hiện nay cho rằng những người bản địa có màu da sẫm đã bị chinh phục bởi sự xâm lược của những người Aryan có màu da sáng vào khoảng 1500 TC Những người chinh phục đã thiết lập chế độ (hệ thống) đẳng cấp để tự tách họ khỏi cộng đồng cư dân còn lại (còn tồn tại đến thời hiện đại)1.
Đẳng cấp thầy tu (Brahmins) nắm giữ định hướng đời sống tinh thần Họ để lại những tài liệu bằng chữ Sanskrit đầu tiên: Vedas (Veda = knowledge - hiểu biết); Veda là bộ kinh sách giáo lý
của Bà La Môn giáo (Brahmanism) Trong nhiều chủ đề được ghi chép, có nhiều toa thuốc thảo dược kết hợp với các phép thuật thần bí, các qui tắc về vệ sinh, bao gồm cả chăm sóc khoang
miệng Giai đoạn nghệ thuật chữa lành bệnh Veda (Vedic period of healing art) thuần túy là y
khoa thầy tu (priestly medicine) kéo dài đến khoảng năm 600 TC Nửa cuối thế kỷ 6 TC, sự xuất hiện của Gautama Buddha (Đức Phật) là một mốc lịch sử có ý nghĩa [Phật giáo (Buddhism) lấy năm 544 TC là năm Phật lịch thứ nhất] Đến thế kỷ 7, Phật giáo suy yếu, hình thành Ấn độ giáo (Hinduism) trên cơ sở Bà La Môn giáo
Những bài viết y khoa cổ nhất của Ấn độ gọi là Bower viết trên vỏ cây bu lô (birch bark) khoảng năm 400 TC đã có 6 toa thuốc cho răng và miệng ( Hình: … )
Dung dịch súc miệng pha chế (concoct) từ bàng vuông (barringtonia), mù tạc (mustard), tiêu Bengal (Bengal pepper), gừng (ginger), tro và muối Thuốc viên để chống viêm niêm mạc miệng và đường hô hấp: Chất chiết hoàng liên gai (barberry), vỏ cây tiêu Chaba (Chaba pepper),
ớt (long pepper), mỗi thứ một phần theo khối lượng, nghiền trong nước, viên lại để ngậm, điều trị viêm miệng (stomatitis), viêm lưỡi (tonsillitis), viêm họng (pharyngitis)
1 Người Aryan khi xâm lược, đã chia xã hội Ấn độ thành các đẳng cấp:
- Đẳng cấp Brahman (Bà la môn): tu sĩ, là đẳng cấp cao quí nhất, được sinh ra từ miệng thần Brahman
- Đẳng cấp Kshatria (giới quí tộc và tướng lĩnh), được sinh ra từ tay thần Brahman
- Đẳng cấp Vaishia (nông dân, thợ thủ công, thương nhân…), được sinh ra từ đùi thần Brahman
- Đẳng cấp Shudra (tiện dân), được sinh ra từ bàn chân thần Brahman
Ngoài ra, còn có dasha (nô lệ), là tù binh, những kẻ thù địch…Hình:…
Trang 2Nền y khoa ma thuật-tôn giáo (magico-religious medicine) được thực hành song song với
y khoa cổ truyền có lý luận Ayurveda (empirico rational tradition of Ayurveda) (Ayurveda =
life knowledge - tri thức cuộc sống) Hệ thống lý luận này vốn tôn sùng y khoa Vedic như khởi nguồn của y khoa Bà La Môn Sự tích hợp y khoa của thời kỳ Vedic sớm vào các luận thuyết
Ayurveda cổ điển giúp làm căn cứ cho nền y khoa mới bằng cách thiết lập một con đường liên
thông với thuật chữa lành bệnh cổ truyền linh thiêng của Hindu Veda (thiêng liêng, thần thánh) Như vậy, sự phát triển của y khoa Ấn Độ là một mô hình dịch chuyển từ hệ thống ma thuật tôn giáo (magicoreligious system) sang hệ thống nhận thức luận (epistemology) có lý lẽ và dựa trên kinh nghiệm thưc tế, trong sự dịch chuyển này, có vai trò quan trọng của truyền thống khổ hạnh (ascetic traditions)2 Trong sáu thế kỷ đầu công nguyên, một tầng lớp thầy thuốc thực sự đã phát triển trong đẳng cấp tu sĩ Bà La Môn.
Các trường đào tạo bác sĩ đã sưu tầm, biên soạn những bài thuốc của các tác giả huyền thoại Caraka (Charaka) (khoảng thế kỷ VI – II TC), và Sushruta (Thế kỷ X - VIII TC) Việc đào tạo được tiến hành theo một cấu trúc chặt chẽ Sinh viên phải là người trẻ, ở tầng lớp trên, thành đạt và có phẩm cách cao Các thầy lựa chọn sinh viên và đón tiếp họ trong một buổi lễ có nghi thức đặc biệt với lời hứa trịnh trọng về sự phục tùng và sự sẵn sàng phục vụ cho tất cả những người mưu cầu sức khỏe trừ những thợ săn, những kẻ tội phạm, phụ nữ không có người đi cùng
và những người bệnh nặng giai đoạn cuối Sinh viên được đào tạo có hệ thống, từ phẫu thuật trên động vật và trên mô hình, học sử dụng một loạt các dụng cụ tiên tiến Một bác sĩ Ấn Độ nhận được sự kính trọng cao do xuất thân và quá trình đào tạo.
Các trường y khoa Ấn Độ cổ nhất là Atreya và Sushruta ra đời khoảng thế kỷ VI TC Như vậy, đã có từ trước trường y khoa Hy Lạp (năm 400 TC) Việc thực hành phẫu tích trên người đã được thực hiện ở Ấn Độ và cũng có bằng chứng gián tiếp ở trường y Hy Lạp3
Charaka
Motilal Banarisidas; 1998, p 20
3 AF Rudolf Hoernle: Studies in the Medicine of Ancient India-Part I: Osteology or the Bones of the Human Body, Oxford at the Clarendon Press, 1907, http://books.google.com/
Trang 3Charaka (Caraca) (khoảng thế kỷ VI – II TC) là một trong những tác giả chính của Ayurveda (hệ thống y khoa và lối sống được phát triển ở Ấn Độ Cổ Đại) Ông được coi là người cha của y khoa Ấn Độ (hình…)
Charaka tiếp nối công việc ở trường đào tạo bác sĩ Atreya4 (Atreya School of Physicians) Trường này chủ yếu điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật, bằng cách sử dụng thuốc trong và ngoài cơ thể, chú trọng làm lành mạnh thể chất và tinh thần người bệnh bằng các biện
pháp xâm lấn tối thiểu Charaka-Samhita (Compendium of Charaka – Tài liệu Tổng hợp của Charaka), một văn bản bằng chữ Sanskrit, cùng với Sushruta-samhita, tạo thành Ayurveda
(Indian traditional medicine - Y học cổ truyền Ấn Độ)5 còn được lưu truyền đến ngày nay
Khoảng thế kỷ VIII SC, Charaka-Samhita đã được dịch sang tiếng Iran và tiếng A Rập;
và được Avicena, Razes6 dịch ra tiếng Latin với tên tác giả là Sharaka Indiansus
Charaka-Samhita có 120 chương, bao gồm tám chủ đề chính: giải phẫu, sinh lý, bệnh nguyên, điều trị,
người thầy thuốc, thuốc và các khí cụ, nguyên lý và cách thức ăn kiêng, chế độ ăn.
Theo Charaka, nguyên nhân bệnh tật là do:
(1) Đầu óc báng bổ, gồm các hành vi trái luân lý, chống lại xã hội do sự trì trệ trí óc, tính nhẫn nại, trí nhớ, đó là các yếu tố tâm lý,
(2) Tác động của thời gian và mùa, đó là các yếu tố tự nhiên, (3) Các yếu tố độc hại tiếp xúc với các đối tượng nhạy cảm, đó là các yếu tố thể chất Quan niệm về các yếu tố tâm thể (psychosomatic factors) bao gồm cả yếu tố tự nhiên đối
với nguyên nhân gây bệnh là một điểm độc đáo của Ayurveda Caraka mô tả 20 loại bệnh có
nguyên nhân từ vi khuẩn, một số là từ bên ngoài, một số từ bên trong Phương pháp điều trị rất đa dạng: thuốc uống, nhỏ mắt, súc họng, xông khói, hít đường mũi, thuốc mỡ bôi mắt, kem bôi, dung dịch dùng ngoài da, tắm…7
Các bệnh lý nội khoa, về cơ bản được điều trị bằng thảo dược và khoáng vật vốn rất phong phú và đa dạng ở Ấn Độ, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng được chú trọng Nha khoa cổ Ấn Độ chú ý đặc biệt đến chăm sóc và vệ sinh răng miệng bằng các loại thuốc súc
4 Trường y Atreya được thành lập khoảng thế kỷ 6 TC
5 D K Yadava:Dental science: an Ayurvedic view point, http:// oaji.netarticles20141143-1407997143.pdf (2009)
6 Xem Trung Đại, Thế giới Hồi giáo
7 DP Agrawal: About The Date Of Caraka, The Famous Ancient Physician Agarwal, www.infinityfoundation.com Archived from the original on 1 July 2002
Hình:…: tượng Characa ở Patanjali
Yogpeeth Campus, Haridwar, Ấn Đ ột trang
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/
Charaka
Trang 4miệng và thuốc nhai Các sản phẩm răng miệng (bao gồm dụng cụ chải răng ( hình… ) và thuốc súc miệng) được khuyên sử dụng hàng ngày Bàn chải được làm từ một đoạn cây siwak (cũng phổ biến trong thế giới Hồi giáo) Nhiều loại thuốc súc miệng còn đang được tiếp tục nghiên cứu dưới ánh sáng của khoa học hiện đại:
Trang 5Trà thảo dược gồm [lá sen/cánh hoa sen (?), polyphenols (trong) trà (tea polyphenols), rễ sẻn lá to (radix zanthoxyli), kim ngân hoa (Flos Lonicerae] không chỉ có tác dụng làm sạch miệng
mà còn có tác dụng ngăn sự tiến triển của bệnh nha chu Gần đây, các nghiên cứu in vitro và thử
nghiệm trên động vật đã cung cấp những bằng chứng mạnh về hoạt tính sinh học có hiệu quả đối với bệnh sinh nhiều bệnh mạn tính của các polyphenols từ trà Trong đó, vai trò của epigallocatechin-3-gallate từ trà xanh có nhiều tác dụng tốt để nâng cao sức khỏe Ngoài tác dụng chống sinh ung thư, trà còn có nhiều tác dụng tốt đối với nhiều bệnh và tình trạng khác: tim mạch, đái tháo đường, béo phì, chống vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh nha chu: Aggregatibacter actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis, and Fusobacterium nucleatum 8
Sushruta
Sushruta (khoảng 1000 - 800 TC), là bác sĩ nổi tiếng trong Thời đại Vàng của y khoa cổ đại Ấn Độ9 Lĩnh vực hoạt động của ông rất rộng: phẫu thuật đục nhân mắt, sỏi bàng quang, phẫu thuật ổ bụng…ông được coi là người cha của phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật tạo hình (plastic surgery).
8 N Khan, H Mukhtar: Tea polyphenols for health promotion, Life Sciences 81 (2007) 519 –533
9 Thời đại Vàng của Ấn Độ cổ đại trong khoang thế kỷ VI – VI TC Thời kỳ này có nhiểu thành tựu lớn về toán học, thiên văn học, nghệ thuật điêu khắc và hội họa
Hình…: Bàn chải răng từ cây bu lô
Nguồn: E Ring
Trang 6Sushruta dạy phẫu thuật ở Đại học Banaras (tên của ông có nghĩa là con người có trái tim phúc hậu -‘‘the one who is well heard’’ hay là con người lắng nghe để thấu hiểu -‘‘the one who https://en.wikipedia.org/wiki/Sushruta#/media/File:Shushrut_statue.jpghas thoroughly learned by hearing’’)
Qui trình mổ tạo hình mũi của Sushruta (được gọi là “phương pháp ấn Độ” – Indian method) trong đó, dùng một vạt da và mô dưới da từ trán để phủ và tạo hình mũi Phẫu thuật này được dùng trước hết để tạo lại mũi cho những người bị hình phạt cắt mũi và tai Phương pháp tạo hình bằng vạt da của ông còn được áp dụng đến ngày nay.
Tuy còn nhiều tranh luận về thời gian ra đời, Sushruta Samhita có thể được viết khoảng
từ 1000 đến 800 năm trước công nguyên hoặc 900 đến 300 năm trước công nguyên, cuốn sách này là một đóng góp lớn cho sự tiến bộ của đào tạo và phẫu thuật Cuốn Sushruta Samhita gồm 5 phần, trải rộng trên các lĩnh vực: vệ sinh, hộ sinh, nhãn khoa, độc học, các bệnh lý tâm thể, vật liệu làm thuốc… Sách mô tả 1120 bệnh lý, 700 cây thuốc, 64 loại thuốc từ khoáng chất và 57 loại thuốc có nguồn gốc động vật.
- Phần thứ nhất: 46 chương về những nguyên lý cơ bản: nền tảng của khoa học y
học, thuật ngữ, phân loại thuốc theo dược lý
- Phần thứ hai: 16 chương về quan điểm phân loại bệnh
- Phần thứ ba: 10 chương về giải phẫu người
- Phần thứ tư: 34 chương về các quá trình điều trị ngoại khoa va2no65i khoa
- Phần thứ năm: 8 chương về độc học
Sushruta Samhita mô tả 67 bệnh răng miệng, gồm 8 bệnh của môi; 15 của chân răng (đúng ra là các bệnh nhiễm trùng nha chu như viêm nướu và viêm nha chu); 8 của răng; 5 của lưỡi; 9 của vòm miệng; 18 của họng và 4 của toàn thể khoang miệng, bao gồm aphtơ
Một số bệnh trong đó được mô tả nguyên nhân là do sự rối loạn thành phần của ba dịch (Dosha = humors) chính của cơ thể là hơi thở (Vâyu = wind), mật (Pitta = bile) và niêm dịch (Kapa, Shleshman = mucus) theo lý luận cơ sở của y học Bà La Môn-Ấn Độ (Indian-Brahmin medicine) Sự tương đồng với thuyết thể dịch của Hippocrates gợi ý sự ảnh hưởng trực tiếp của văn minh Hy Lạp (qua cuộc chinh phục của Alexandria) (?)
Hình….tượng Sushruta ở Haridwar
https://en.wikipedia.org/wiki/Sushruta
Trang 7
Hình:…: hai trang mục lục của sách Sushruta Samhita được dịch sang tiếng Anh
Nguồn: http://www.archive.org/details/englislitranslati01susruoft
Trang 8Tất cả các thể bệnh viêm nướu được Sushruta mô tả chi tiết về cả bệnh học và điều trị Để điều trị, dùng thuốc nhuận tràng (laxative) và gây nôn (emetic), rạch nông (scarification), dùng tại chỗ thảo dược trộn trong mật ong hoặc bơ Bệnh thiếu vitamin C được mô tả: nướu bỗng nhiên bị chảy máu và bở (putrify), có màu đen và mỏng, bốc ra mùi hôi và bong tróc; bệnh là do rối loạn chất dịch và máu huyết tại chỗ Điều trị bằng súc họng với thuốc làm se niêm mạc và dùng một phức hợp các bơ thực vật đắp tại chỗ
Bệnh sâu răng được mô tả: nếu tủy xương bị khô do dịch thấm qua chiếm ưu thế so với hơi thở, nó sẽ vào răng và chân răng; răng sẽ hình thành lỗ và bị lấp đầy bởi thức ăn và các chất cặn bã Những con sâu nhỏ lớn lên trong lỗ sâu và gây đau nhức hoặc sẽ bớt đau dần mà không
có lý do Nếu răng trở nên đen gây khó chịu, gọi là mất chất (praluna = cut off), nếu có máu và
mủ được gọi là krimidankata (con sâu của răng) Điều trị bằng xông (sweating), rạch, bôi thuốc
mỡ, thuốc súc miệng (gargling), xịt hơi thuốc (sneezing), dùng các thức ăn điều hòa hơi thở Ngoài ra, Vagbhata10 còn dùng các biện pháp tại chỗ: trám lại bằng mật hoặc sáp, sau đó đốt đường dò bằng dụng cụ nóng… Nếu không có hiệu quả, cần nhổ răng dù răng còn chắc
Sushruta cẩn thận hơn, chỉ nhổ những răng lung lay Nói chung phản ứng của tuỷ đối với những kích thích khác nhau rất rõ ràng: bệnh của răng không chịu được nóng lạnh hay sự
tiếp xúc gọi là dankaharsha.
Bệnh được gọi là kapalika (hình thành vôi răng ?) được mô tả: …có sự lắng đọng tinh
thể, kết lại với nhau và sau đó tách ra khỏi răng, lấy đi một phần phủ của chúng, làm cho mòn răng và sau đó huỷ hoại răng Khảo sát của Sushruta rất quan trọng vì có lẽ đây là lần đầu tiên được lưu ý về thân răng có men phủ Vagbhata viết: kapalika dẫn đến sự tróc ra của răng như những mảnh xương vụn nhỏ (phải chăng là do những cục vôi kết dính vào men quá chặt làm tổn hại men khi lấy nó đi? hay những lỗ sâu ở cổ răng bị phủ vôi răng lộ ra sau khi lấy vôi, cả hai tình trạng đều bất thường)
10 Vagbhata (? - ?): một tác giả Ấn Độ cổ đại, sau Characa và Sushruta, đã viết Ashtanga Sangraha và Ashtanga
Hridayam.
Hình:…Tăm xỉa răng (trái) và Nắn tr t ật khớp thái dương hàm (phải) Nguồn: Hoffmann-Axthelm
Trang 9Lấy vôi răng (sharkara) được thực hiện bằng một dụng cụ có đầu hình thoi và mô nha chu được bảo vệ Việc nhổ răng bằng kìm (samdamsha) giống như một loại kìm mà ngày nay chỉ
sử dụng trong trưởng hợp răng lung lay (hình…)hoặc dùng một loại đòn bẩy
(sharapunkhayantra)
Sushruta sử dụng nẹp tre để cố định xương gãy (nhưng không có mô tả riêng về gãy xương hàm dưới), phủ lên nó một hỗn hợp bột và keo. Điều trị trật khớp thái dương hàm bằng cách chườm nóng bên ngoài vùng khớp và đẩy hàm dưới vào vị trí, buộc băng cố định cằm (hình …); tránh há miệng lớn và nhai thức ăn cứng Điều đặc biệt là trật khớp thái dương hàm không được mô tả cùng với gãy xương mà thuộc phần về bệnh của răng, vì nguyên nhân là do
“khí” khi nói to, cắn vật cứng và há miệng to quá mức Trật khớp răng được mô tả trong phần về gãy xương Trật khớp răng ở người trẻ nếu răng không bị gãy nhưng lung lay, cần xử lý ngoài miệng, làm sạch máu lấy máu trong ổ xương bằng cách nén ép, làm lạnh vùng răng bằng nước và dùng thuốc; bệnh nhân cần uống sữa có cỏ sen (lotus reed)
Những rối loạn do mọc răng được Vagbhata đề cập trong về các bệnh của trẻ em: “Sự mọc răng có thể là nguyên nhân của tất cả các bệnh, nhất là sốt, tiêu chảy, ho, nôn mửa, co giật,
chảy mủ ở mi mắt (pothaki = discharging pustules on the eyelids) và viêm quầng (erysipelas).
Khi những con mèo cong lưng lại và lông đuôi con công dựng đứng lên, răng trẻ con mọc, đó là những dấu hiệu bão tố (?) Điều trị tại chỗ: tiêu Bengal nghiền thành bột trộn với mật ong, hoặc xay thịt chim cút hay gà gô trộn với mật ong đắp lên răng…Trong tất cả các bệnh về răng, không cần hạn chế quá mức những hoạt động của trẻ vì bệnh do mọc răng sẽ tự nó giảm đi” Điều đặc biệt là vào thế kỷ XVIII – XIV, các nhà phẫu thuật và các nha sĩ Châu Âu cũng đưa ra lời khuyên tương tự
Danta-veshtaka: bệnh do mọc “một răng thêm vào” là do máu bị hư hoại tại chỗ và rối
loạn hơi thở với sự đau đớn, sưng, gọi là mọc răng khôn (vardhana) Quá trình mọc có kèm theo
một khối u gây đau gọi là khối thịt thừa (adhimansa) (u hạt?) Những răng “thêm vào” này cần
phải nhổ và lấy cho hết chân răng, sau đó dùng [thuốc co niêm mạc thực vật, sodium và
potassium carbonate trộn thành bột nhão với mật ong] Tình trạng bệnh lý gây nhức răng (dalana) trong cơn đau đớn ghê gớm do thể xác nguy ngập (Vayu) (Theo Sushruta, răng khôn trên thì
không nhổ vì có thể nguy hiểm do chảy máu, mù mắt và liệt mặt hoặc các biến chứng khác như nhiễm trùng)
Sushruta đã viết một chương về vệ sinh răng miệng: “vào buổi sáng sớm , người ta nên rời khỏi giường và đánh răng” Bàn chải là một nhánh cây nhỏ tươi, không sâu mọt, được đánh xơ thành sợi với chiều dài, độ dày và nhất là loại gỗ đặc biệt Những loại gỗ này được chọn lựa theo thời gian trong năm và loại Dosha được xử dụng nhiều Một hỗn hợp [tiêu Bengal, mật ong, gừng, quế và muối] được xử dụng như thuốc đánh răng; nhưng khi nướu bị viêm thì không được dùng Sau cùng lưỡi cần được nạo với một cái nạo bằng kim loại, nó cũng được dùng làm tăm
(Hình…)
Không có tài liệu nói về việc thay thế những răng đã mất hay vỡ nát cũng như chưa có bằng chứng là những người thủ công khéo léo không biết cách khắc phục những khiếm khuyết này như những thợ thủ công Etrusca đã làm.
Nhìn chung, nền y khoa và nha khoa Ấn Độ cổ đại và thời kỳ đầu trung đại đã “phát triển ở mức cao hơn mức mà các nền văn minh Châu Âu đạt được cùng thời” (Hoffmann-Axthelm)11
11 Hoffmann-Axthelm, sách đã dẫn
Trang 10Hình:… Dụng cụ lấy vôi răng (trái) và kìm nhổ răng (phải)
Nguồn: Hoffmann-Axthelm