Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- NGUYỄN NGỌC SINH QUẢN LÝ MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA HỆ SINH THÁI ĐẤT TRỒNG HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAIChuyên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những công bố trong luận án này là trung thực và là một phần
trong đề tài nghiên cứu KHCN cấp tỉnh mã số KC-GL-04 (2015) do PGS TS Lê
Quốc Tuấn làm chủ nhiệm Những số liệu trong luận án được phép công bố với sự
đồng ý của chủ nhiệm đề tài
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Ngọc Sinh
LV tạo động lực
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án nghiên cứu này, trước hết tôi xin chân trọng cảm ơn đến Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường, phòng Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo - PGS TS Lê Quốc Tuấn và TS Nguyễn Hồng Hà đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành luận án này
Xin trân trọng cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2203
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Ngọc Sinh
LV tạo động lực
Trang 5TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC SINH – “Quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng
hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số : 9.85.01.01
Bằng phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, khảo sát thực địa và điều tra phỏng vấn, các phương pháp phân tích mẫu đất, phân tích mẫu tuyến trùng, xây dựng các chỉ số sinh thái, mô hình tam giác sinh thái, sử dụng Excel 2013 để lưu trữ tính toán, xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0 Nghiên cứu đánh giá hiện trạng canh tác hồ tiêu và một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu từ đó
đề xuất giải pháp quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Diện tích đất trồng hồ tiêu của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai dao động chủ yếu từ 0,3 ha đến 1 ha, các hộ có diện tích canh tác lớn phần lớn ở các huyện Chư Prông và Chư Sê, tập trung lớn nhất ở quy mô gần 1 ha Việc mở rộng thêm diện tích canh tác hồ tiêu của các hộ dân không tuân theo quy hoạch mà thay đổi một cách tự phát và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế cũng như giá hồ tiêu trên thị trường
Giống tiêu đang được trồng nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Gia Lai là giống tiêu Vĩnh Linh và giống tiêu Lộc Ninh Vật liệu dùng làm trụ tiêu phổ biến nhất hiện nay
là trụ bê tông (huyện Đắc Đoa 84%, huyện Chư Prông 51%, huyện Chư Sê 36%) tiếp đến là trụ gỗ và sau cùng là trụ sống chiếm diện tích thấp nhất Mức độ phổ biến của từng loại trụ tiêu chịu tác động bởi nguồn vật liệu làm trụ sẵn có tại địa phương
và khả năng đầu tư của hộ dân trồng hồ tiêu
Phân bón được sử dụng hầu hết cho các vườn trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhưng không sử dụng chuyên một loại phân cố định mà sử dụng kết hợp cả
3 loại phân lại với nhau: Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân hóa học Trong
đó Phân hóa học được sử dụng làm loại phân bón chính cho cây hồ tiêu (50%) Lượng phân được các nông hộ bón cho cây hồ tiêu chủ yếu theo cảm tính và chưa
LV tạo động lực
Trang 6được trang bị đầy đủ kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu để đáp ứng
đủ lượng phân cần thiết cho cây hồ tiêu
Có 23 loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng cho vườn trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có 5 loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl đó là Supertac 500EC, Bop 600EC, Diophos 666EC, Dragon 585
EC, Sairifos 585EC Việc các loại thuốc BVTV đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng trong danh mục vẫn còn nguyên nhân là vào thời điểm điều tra (năm 2016) các loại thuốc này chưa được công bố hạn chế hoặc cấm sử dụng Vì vậy, cần phải có những giải pháp để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo người dân quan tâm,
có trách nhiệm trong việc kiểm soát, quản lý lượng hóa chất, tồn dư thuốc BVTV để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm của hồ tiêu, sức khỏe của cộng đồng và bảo
vệ môi trường
Có 1 loại sâu hại và 5 loại bệnh thường xuyên xuất hiện gây hại trên các vườn hồ tiêu, làm ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu, đó là rệp sáp (tên khoa học là
Pseudococus citri) (19%), bệnh vàng lá chết nhanh (42%), vàng lá chết chậm
(62%), bệnh tiêu vi rút (30%), bệnh thán thư (28%) và bệnh nấm hồng (26%) Riêng bệnh vàng chết nhanh và vàng lá chết chậm là hai đối tượng nguy hiểm nhất, gây hại phổ biến ở tất cả các vùng trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Thành phần cơ giới đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu có sa cấu mịn, khả năng giữ nước tốt Giá trị pH của đất dao động từ 4,3 đến pH 5,8, độ ẩm dao động từ 24% - 29%, hàm lượng Nitơ tổng số tại khu vực nghiên cứu đạt giá trị thấp nhất là 0,1% tại khu vực xã Ia Tiêm và giá trị cao nhất 0,67% tại xã Nam Yang, hàm lượng P tổng số dao động từ 0,3% - 1,35%, hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng
hồ tiêu dao động từ 4,96% - 6,83%
Trong thành phần quần xã tuyến trùng của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 26 giống tuyến trùng thuộc 17 họ và 7 bộ Trong đó bộ Tylenchida xuất hiện ở tất cả các điểm với mật số cao của 3 họ Heteroderidae, Tylenchidae và Hoplolaimidae là các nhóm ký sinh thực vật chủ
LV tạo động lực
Trang 7yếu Có 8 giống tuyến trùng ký sinh thực vật (Hirschmanniella sp., Psilenchus sp., Tylenchulus sp., Meloidogyne sp., Helicotylenchus sp., Hoplolaimus sp., Pratylenchus sp., Longidorus sp.) , 8 giống ăn vi khuẩn (Eucephalobus sp., Cephalobus sp.,
Heterocephalobus sp., Megadorus sp., Panagrolaimus sp., Paraplectonema sp., Paramphidelus sp., Prismatolaimus sp.), 4 giống ăn nấm ( Aphelenchoides sp., Aphelenchus sp., Filenchus sp., Ecphyadophoroides sp.), 4 giống thuộc nhóm ăn thịt (Actus sp., Itonchus sp., Molonchulus sp., Aprutides sp.) và 2 giống thuộc nhóm ăn tạp (Aporcelaimellus sp., Crocodorylaimus sp.)
Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số xác định được mô hình hồi quy bậc 2 (quadratic) phù hợp hơn mô hình hồi quy tuyến tính (linear) Đồ thị tương quan đạt cực tiểu tại điểm có giá trị (0.9;560) (nghĩa là tại nơi có P2O5
tổng số là 0,9% và mật số tuyến trùng là 560 cá thể/100g đất) Khi P2O5 tổng số trong đất tăng dần đến 0,9% thì mật số tuyến trùng giảm dần, nhưng khi P2O5 tổng
số từ 0,9% tăng dần thì mật số tuyến trùng cũng tăng theo
Kết quả phân tích và xây dựng chỉ số đa dạng sinh học của tuyến trùng trong vùng đất nghiên cứu ở mức trung bình (dao động từ 0,31 đến 1,93) Riêng tại huyện Chư Sê có chỉ số đa dạng sinh học của tuyến trùng trong môi trường đất trồng hồ tiêu cao (2,16) Kết quả thể hiện trong tam giác sinh thái cho thấy thành phần tuyến trùng có chỉ số c – p = 3 đến 5 chiếm ưu thế trong môi trường canh tác, nhóm c – p
= 1 chiếm tỷ lệ thấp Điều này chứng tỏ môi trường đất tại vùng trồng hồ tiêu tỉnh Gia Lai đa số có tính ổn định, riêng tại khu vực huyện Chư Sê môi trường đất đang chịu áp lực của hoá chất được sử dụng trong vùng canh tác
Đề xuất giải pháp quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu phục vụ phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn tỉnh Gia Lai
LV tạo động lực
Trang 8Households' land area for pepper cultivation in Gia Lai province ranges from 0.3 ha to 1 ha, with the majority of large cultivation areas located in the Chu Prong and Chu Se districts (the largest at nearly 1 hectare in size) The expansion of household pepper farming areas does not follow a plan, but rather changes spontaneously and is heavily influenced by economic conditions as well as market pepper prices
Vinh Linh and Loc Ninh pepper varieties are the most widely grown pepper varieties in Gia Lai province Concrete piers are the most commonly used material for pier construction today (Dac Doa district 84%, Chu Prong district 51%, Chu Se district 36%), followed by wooden poles, and finally living poles occupy the smallest area The popularity of each type of pole is influenced by locally available pole materials and pepper growers' investment capacity
Fertilizers are mostly used in pepper gardens in Gia Lai province, but they are not fixed fertilizers, but rather a combination of all three types of fertilizers: animal manure, micro-organic fertilizer, and organic fertilizer Fertilizers, both biological and chemical Chemical fertilizers are the primary fertilizer for pepper plants (50%) Farmers' application of fertilizer to pepper plants is primarily based
LV tạo động lực
Trang 9on feelings, and they are not fully equipped with knowledge about the nutritional needs of pepper plants to meet the necessary amount of fertilizer for pepper plants
In Gia Lai province, 23 pesticides are used in pepper gardens, five of which contain the active ingredient Chlorpyrifos ethyl: Supertac 500EC, Bop 600EC, Diophos 666EC, Dragon 585 EC, and Sairifos 585EC are all possible The fact that pesticides have been restricted or banned for use in Vietnam but remaining on the list is due to the fact that these drugs had not been announced to restrict or ban their use at the time of the investigation (2016) Therefore, solutions to strengthen the management and control of product and goods quality are required, as is the propagation and recommendation of people to pay attention and be responsible in controlling and managing the quality of goods and services To improve the quality and value of pepper products, as well as to protect community health and the environment, chemicals and pesticide residues are used
Mealybugs (scientific name Pseudococus citri) (19%), yellow leaf disease
rapid mortality (42%), slow leaf yellowing (62%), virulence (30%), anthracnose (28%), and pink fungal disease (26%), are the most common pests and diseases that cause damage to pepper gardens and reduce pepper productivity Yellowing disease and yellow leaf dying slowly are Gia Lai province's two most dangerous objects, causing widespread damage in all pepper growing areas
The mechanical composition of the pepper- growing soil in the study area is fine with a highwater-holding capacity The soil pH ranges from 4.3 to 5.8, the humidity ranges from 24% to 29%, and the total nitrogen content in the study area reaches a low of 0.1% in the Ia commune area The highest value of 0.67% was found in Nam Yang commune, total P content ranges from 0.3% to 1.35%, and organic matter content in pepper soil ranges from 4.96% to 6.83%
In the nematode community composition of the pepper soil ecosystem in the study area, 26 nematode genera belonging to 17 families and 7 orders have been identified In which, the order Tylenchida appeared at all points with high density of
3 families Heteroderidae, Tylenchidae and Hoplolaimidae as the main groups of
LV tạo động lực
Trang 10plant parasites There are 8 genera of plant parasitic nematodes (Hirschmanniella
sp., Psilenchus sp., Tylenchulus sp., Meloidogyne sp., Helicotylenchus sp., Hoplolaimus sp., Pratylenchus sp., Longidorus sp.), 8 bacterivores (Eucephalobus) sp., Cephalobus sp., Heterocephalobus sp., Megadorus sp., Panagrolaimus sp., Paraplectonema sp., Paramphidelus sp., Prismatolaimus sp.), 4 fungi
(Aphelenchoides sp., Aphelenchus sp., Filenchus sp., Ecphyadophoroides) sp.), 4 varieties of the carnivorous group (Actus sp., Itonchus sp., Molonchulus sp.,
Aprutides sp.) and 2 varieties of the omnivorous group (Aporcelaimellus sp., Crocodorylaimus sp.)
The correlation between the number of nematodes and the total P2O5
determined that the quadratic regression model was more appropriate than the linear regression model The correlation graph reached its lowest point at (0.9, 560) (total
P2O5 was 0.9% and nematode density was 560 individuals/100g of soil) The nematode density decreased as total P2O5 in the soil gradually increased to 0.9%, but as total P2O5 increased from 0.9%, the nematode density increased
The analysis and construction of the biodiversity index of nematodes in the study area produced average results (ranging from 0.31 to 1.93) The biodiversity index of nematodes in the soil environment for pepper cultivation is particularly high in Chu Se district (2,16) The ecological triangle results show that the composition of nematodes with the index c - p = 3 to 5 dominates in the cultivation environment, with the group c - p = 1 accounting for a small proportion This demonstrates that the soil environment in Gia Lai province's pepper growing area is mostly stable; however, in the Chu Se district, the soil environment is under pressure from chemicals used in the cultivation area
This study aims to propose solutions to manage some elements of the pepper-growing soil ecosystem at research area in the Gia Lai for sustainable pepper development
LV tạo động lực
Trang 11MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Summary vi
Mục lục ix
Danh sách các từ viết tắt xiii
Danh sách các bảng xiv
Danh sách các hình xv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 6
1.1 Điều kiện tự nhiên về địa bàn nghiên cứu 6
1.1.1 Vị trí địa lý 6
1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 8
1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 8
1.1.4 Đặc điểm thủy văn 10
1.1.5 Thổ nhưỡng 10
1.2 Đặc điểm phân loại, nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây hồ tiêu 12
1.2.1 Đặc điểm, phân loại và nguồn gốc 12
1.2.2 Sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu 13
1.2.3 Lịch sử phát triển của cây hồ tiêu 13
1.3 Nhu cầu dinh dưỡng và phân bón cho cây hồ tiêu 16
1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng 16
1.3.2 Phân bón cho cây hồ tiêu 17
1.4 Các nghiên cứu về bệnh tiêu chết nhanh và tuyến trùng sưng rễ trên cây hồ tiêu 18
1.4.1 Những nghiên cứu về bệnh tiêu chết nhanh (Quick wilt disease) 19
LV tạo động lực
Trang 121.4.1.1 Triệu chứng bệnh 19
1.4.1.2 Xác định tác nhân gây bệnh 20
1.4.1.3 Quy luật phát sinh và lan truyền của bệnh 20
1.4.1.4 Một số đặc điểm sinh học 20
1.4.1.5 Phòng trừ bệnh 21
1.4.2 Những nghiên cứu về tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita) 22
1.4.2.1 Triệu chứng bệnh 22
1.4.2.2 Đặc điểm sinh học 23
1.4.2.3 Các yếu tố sinh thái, môi trường ảnh hưởng đến mật độ tuyến trùng 24
1.4.2.4 Tập quán sinh sống và gây hại 25
1.4.2.5 Quá trình phát triển của bệnh 25
1.4.2.6 Các yếu tố lan truyền tuyến trùng ở cây hồ tiêu 26
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất nông nghiệp 26
1.5.1 Thành phần cơ giới và cấu trúc của đất 26
1.5.2 Độ ẩm và nước trong đất 26
1.5.3 Độ thoáng khí của đất 27
1.5.4 pH và thành phần hóa học của đất 27
1.5.5 Axit humic 27
1.5.6 Mối quan hệ giữa vi sinh vật đất và tuyến trùng trong việc gây hại cho cây hồ tiêu 29
1.6 Đặc điểm về tuyến trùng 30
1.6.1 Lịch sử nghiên cứu tuyến trùng 30
1.6.2 Ý nghĩa của tuyến trùng 31
1.6.3 Sự phân nhóm tuyến trùng 32
1.7 Một số biện pháp phòng trừ 34
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Nội dung nghiên cứu 37
2.2 Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp tài liệu 37
LV tạo động lực
Trang 132.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra phỏng vấn 38
2.2.3 Phương pháp phân tích mẫu đất 39
2.2.4 Phương pháp xử lý mẫu tuyến trùng 41
2.2.5 Phương pháp phân tích hồi quy 44
2.2.6 Xây dựng các chỉ số sinh thái và mô hình tam giác sinh thái 45
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
3.1 Hiện trạng canh tác hồ tiêu, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hồ tiêu của người dân tại khu vực tỉnh Gia Lai 47
3.1.1 Diện tích và sản lượng canh tác hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 47
3.1.2 Quy mô sản xuất hồ tiêu của nông hộ tại khu vực nghiên cứu 48
3.1.3 Giống tiêu đang được trồng phổ biến tại khu vực nghiên cứu 51
3.1.4 Hiện trạng sử dụng trụ cho cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai 53
3.1.5 Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 56
3.1.5.1 Hiện trạng sử dụng phân bón 56
3.1.5.2 Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng cây hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 59
3.1.6 Tình hình gây hại của một số sâu, bệnh hại chính trên cây hồ tiêu tại khu vực tỉnh Gia Lai 64
3.2 Chất lượng đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai 68
3.2.1 Thành phần cơ giới đất của đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai 68
3.2.2 pH của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 70
3.2.3 Độ ẩm của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 72
3.2.4 Thành phần dinh dưỡng đất 74
3.2.5 Hàm lượng chất hữu cơ 77
3.3 Khu hệ tuyến trùng trên đất trồng hồ tiêu tại địa bàn nghiên cứu 78
3.3.1 Đặc điểm tuyến trùng trên đất trồng hồ tiêu tại địa bàn nghiên cứu 78
3.3.2 Mật số tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 82
3.4 Mối tương quan giữa tuyến trùng và môi trường đất canh tác hồ tiêu 83
LV tạo động lực
Trang 143.4.1 Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và độ ẩm của đất trồng hồ tiêu
tại khu vực nghiên cứu 83
3.4.2 Mối tương quan giữa tuyến trùng, hàm lượng chất hữu cơ và Axit humic 84
3.4.3 Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và thành phần dinh dưỡng của đất (Nitơ tổng số và P2O5 tổng số) 86
3.4.3.1 Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai 86
3.4.3.2 Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số 87
3.4.3.3 Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và Nitơ tổng số 89
3.5 Xây dựng chỉ số sinh học và tương quan sinh thái tuyến trùng 90
3.6 Đề xuất giải pháp quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai 93
3.6.1 Giải pháp kĩ thuật 95
3.6.1.1 Xử lý đất trồng hồ tiêu 95
3.6.1.2 Chọn giống tiêu 96
3.6.1.3 Dinh dưỡng cho vườn tiêu 96
3.6.1.4 Biện pháp quản lý dịch hại hồ tiêu 99
3.6.2 Giải pháp quản lý 101
3.6.2.1 Quản lý đất trồng hồ tiêu 101
3.6.2.2 Quản lý nguồn nước tưới 102
3.6.2.3 Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan chức năng 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 1
LV tạo động lực
Trang 15DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
BVTV : Bảo vệ thực vật
FAA : Formalin, Acetic acid and Alcohol
IPC : Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế
IPM : Integrated Pest Management (quản lý dịch hại tổng hợp) KTCB : Kiến thiết cơ bản
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TKD : Tiêu kinh doanh
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
LV tạo động lực
Trang 16DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí trung bình ở các khu vực trên địa bàn tỉnh Gia
Lai qua các năm 9
Bảng 1.2 Độ ẩm không khí trung bình ở các khu vực trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm 9
Bảng 1.3 Lượng phân vô cơ bón cho hồ tiêu 17
Bảng 3.1 Một số giống tiêu đang được sử dụng trong sản xuất hồ tiêu tại các huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai 51
Bảng 3.2 Danh mục thuốc BVTV được sử dụng cho hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 60
Bảng 3.3 pH của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 70
Bảng 3.4 Độ ẩm của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 72
Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 74
Bảng 3.6 Hàm lượng chất hữu cơ trung bình của đất canh tác hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, năm 2016 77
Bảng 3.7 Thành phần quần xã tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai 80
Bảng 3.8 Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và độ ẩm của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 84
Bảng 3.9 Mối tương quan giữa tuyến trùng trong đất và chất lượng đất trồng hồ tiêu (hàm lượng chất hữu cơ và humic) 85
Bảng 3.10 Kết quả thống kê hồi quy giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số 87
Bảng 3.11 Kết quả thống kê hồi quy giữa mật số tuyến trùng và Nitơ tổng số 89
Bảng 3.12 Phân nhóm chỉ số bền vững sinh học c – p của tuyến trùng trong môi trường đất tại Gia Lai 91
Bảng 3.13 Chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số bền vững sinh học 92
LV tạo động lực
Trang 17DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 7
Hình 1.2 Biểu đồ cơ cấu các loại đất của tỉnh Gia lai, năm 2019 11
Hình 1.3 Cây hồ tiêu 12
Hình 1.4 Tính chất hóa học của hợp chất Humic (Stevenson, 1982) 28
Hình 1.5 Tóm tắt cơ chế chính tác động của axit humic lên cây trồng 29
Hình 2.1 Mô hình tam giác sinh thái 46
Hình 3.1 Cơ cấu diện tích đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 48 Hình 3.2 Quy mô diện tích canh tác hồ tiêu của hộ dân tại các huyện trồng tiêu trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 49
Hình 3.3 Cơ cấu số năm tuổi của các vườn canh tác hồ tiêu tại các huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 50
Hình 3.4 Giống tiêu sử dụng tại các huyện trồng hồ tiêu trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 52
Hình 3.5 Trụ tiêu được sử dụng tại các khu vực trồng hồ tiêu trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 54
Hình 3.6 Tỷ lệ sử dụng các loại phân bón chính cho cây hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, năm 2016 58
Hình 3.7 Tỷ lệ vườn trồng hồ tiêu bị dịch hại trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 65
Hình 3.8 Vườn trồng hồ tiêu bị bệnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 66
Hình 3.9 Thành phần cơ giới đất của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, năm 2016 69
Hình 3.10 pH của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, năm 2016 71
Hình 3.11 Độ ẩm của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, năm 2016 73
Hình 3.12 Thành phần dinh dưỡng đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, năm 2016 76
LV tạo động lực
Trang 18Hình 3.13 Mật số tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu tại các huyện trồng hồ
tiêu trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2016 82
Hình 3.14 Biểu đồ tương quan đa biến giữa một số yếu tố của hệ sinh thái đất
trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai 86
Hình 3.15 Mô hình hồi quy giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số 88
Hình 3.16 Mô hình hồi quy giữa mật số tuyến trùng và Nitơ tổng số 90 Hình 3.17 Mô hình tam giác sinh thái đánh giá chất lượng môi trường đất canh
tác hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu 93
Hình 3.18 Sơ đồ quản lý một số yếu tố hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu tỉnh Gia
Lai 94
LV tạo động lực
Trang 19MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của Luận án
Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L thuộc họ Piperaceae, phân lớp
mộc lan, là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị thương mại và xuất khẩu cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Theo thống kê của Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC), Ấn Độ là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với 195.000 ha trên toàn lãnh thổ Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000 ha Brazil có 45.000 ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn 35.000 ha vào năm 2006, từ 2007 đến 2015 thống kê chính thức của Brazil về diện tích trồng hồ tiêu là 20.000 ha Sri Lanka có diện tích trồng hồ tiêu là 32.470 ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên của IPC Malaysia đạt thấp nhất là 16.300 ha Diện tích của Trung Quốc hiện nay đã đạt con số 25.000 ha (Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC), 2016) Tại Việt Nam có diện tích trồng hồ tiêu từ 36.106 ha vào năm 2001 lên đến 57.000 ha tiêu thu hoạch năm 2015 với tốc
độ tăng dần đều theo mỗi năm, đến năm 2018 tổng diện tích là 149.855 ha, riêng khu vực tỉnh Gia Lai là 16.278 ha Năm 2019 tổng diện tích hồ tiêu cả nước giảm còn 140.000 ha trong đó tại Gia Lai giảm còn 10.731 ha (diện tích hồ tiêu bị chết 5.547 ha)
Hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng Tuy nhiên với phương thức canh tác truyền thống cùng với sự biến đổi của thời tiết khí hậu đã làm cho các đối tượng dịch hại nghiêm trọng xuất hiện, lưu tồn trong đất và gây thiệt hại nặng nề cho nông dân trồng cây hồ tiêu Đặc biệt trong những năm gần đây tại khu vực tỉnh Gia Lai, bệnh tiêu chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại rễ là những đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất, thường xuyên đe dọa gây thiệt hại lớn cho sản xuất hồ tiêu Trong khi đó, thị trường nhập khẩu đòi hỏi chất lượng ngày càng khắt khe hơn Vì vậy, việc duy trì năng suất và chất lượng
LV tạo động lực
Trang 20hồ tiêu là một thách thức lớn, hành động trước mắt của các nước là phải tập trung cải tiến năng suất thông qua tái canh vườn tiêu đã già cỗi, bảo tồn nguồn tài nguyên đất và nước vùng trồng hồ tiêu để thích ứng với biến đổi khí hậu, có những biện pháp quản lý sâu bệnh hại hiệu quả hơn, an toàn hơn trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, song song đó phẩm chất hồ tiêu là nội dung quan trọng nhất của người tiêu dùng trên thế giới hiện nay vì phải đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
Để làm được điều đó, hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này và đưa ra khuyến cáo nên sử dụng các thuốc trừ sâu và phân bón có nguồn gốc tự nhiên, đồng thời đã có những phương pháp vật lý, hóa học được sử dụng đánh giá chất lượng đất để kịp thời đưa
ra các giải pháp cải thiện năng suất và phẩm chất hồ tiêu Thế nhưng, các phương pháp này mang lại hiệu quả chưa cao, có thể tác động xấu đến môi trường đất Tại khu vực tỉnh Gia Lai cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu Vì vậy, đây là thách thức và đồng thời cũng là tính mới của luận
án Luận án đã đúc kết những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trước đây, đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng đất và thành phần của tuyến trùng trong đất
trồng hồ tiêu, từ đó đưa ra giải pháp “Quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất
trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai” nhằm đem lại lợi ích môi trường, lợi ích
kinh tế cho người trồng hồ tiêu, đảm bảo sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Hệ sinh thái đất trồng cây hồ tiêu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây hồ tiêu Đất tốt thì cây khỏe, đạt hiệu quả kinh tế cao, tốt cho nông dân, tốt cho môi trường và ngược lại hệ sinh thái đất không phù hợp sẽ gây ra những hạn chế cho sự phát triển cây hồ tiêu Chính vì vậy, để xác định được một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu Luận án đã chú trọng nghiên cứu phân tích thành phần cơ giới đất trồng hồ tiêu, thành phần quần xã tuyến trùng của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu, đã xác định
LV tạo động lực
Trang 21được 26 giống tuyến trùng thuộc 17 họ và 7 bộ khác nhau Xây dựng chỉ số sinh học Margalef và chỉ số bền vững sinh học c-p (Bongers, 1998) kết quả cho thấy sự
đa dạng sinh học của tuyến trùng trong vùng đất nghiên cứu ở mức trung bình Xác định mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số xác định được mô hình hồi quy bậc 2 (quadratic) phù hợp hơn mô hình hồi quy tuyến tính (linear) Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cao trong sản xuất hồ tiêu hiện nay, đồng thời cung cấp tài liệu bổ sung cho giảng dạy và nghiên cứu tiếp theo Là cơ sở khoa học trong kiểm soát dịch hại và ứng dụng việc quản lý một số yếu tố trong hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu nhằm hạn chế tác hại của chúng trong canh tác hồ tiêu bền vững
Ý nghĩa thực tiễn
Hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng Tuy nhiên hiện nay các đối tượng dịch hại nghiêm trọng xuất hiện, lưu tồn trong hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu và gây thiệt hại nặng nề cho người dân sản xuất hồ tiêu tại Gia Lai Luận án đưa ra giải pháp nhằm quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần sản xuất hồ tiêu đạt hiệu quả cao về năng suất và phẩm chất, đồng thời ổn định nguồn thu nhập từ cây
hồ tiêu cho nông dân vùng trồng hồ tiêu, giúp chính quyền địa phương các cấp đưa
ra được định hướng phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn một cách khả thi Đặc biệt giúp người dân sản xuất hồ tiêu hạn chế sử dụng thuốc hóa học, giảm tiếp xúc với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, giảm dư lượng phân bón hóa học trong đất trồng hồ tiêu, giảm tồn dư hóa chất trong môi trường đất, nước mặt và nước ngầm, nâng cao chất lượng đời sống của con người
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng canh tác hồ tiêu và xác định các thuộc tính
lý hóa của đất trồng hồ tiêu (thành phần cơ giới đất, pH, độ ẩm, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng Axit humic, hàm lượng Nitơ tổng số, hàm lượng photpho tổng số), sự phân bố tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai Đề xuất các giải pháp quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu nhằm hạn chế dịch bệnh trên cây tiêu, đem lại lợi ích môi trường, lợi ích kinh tế cho
LV tạo động lực
Trang 22người trồng hồ tiêu, đảm bảo sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng góp phần phát triển bền vững vùng trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Thời gian, đối tượng và phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 11 năm 2022
Đối tượng nghiên cứu
Hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây về cây hồ tiêu, đồng thời tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất hồ tiêu, phân tích mẫu đất và rễ hồ tiêu tại 3 huyện sản xuất hồ tiêu trọng điểm đại diện cho khu vực tỉnh Gia Lai: huyện Đăk Đoa, huyện Chư Sê và huyện Chư Prông
Hệ sinh thái môi trường đất trồng cây hồ tiêu có rất nhiều yếu tố (thành phần
cơ giới đất, pH, độ ẩm, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng Axit humic, hàm lượng Nitơ tổng số, hàm lượng photpho tổng số, K, Na, Ca, Mg, các yếu tố vi lượng, sinh vật và vi sinh vật, ) Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có giới hạn đối với đối tượng nghiên cứu là cây lâu năm và kinh phí thực hiện nghiên cứu hạn chế, vì vậy luận án giới hạn nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích là thành phần cơ giới đất, pH, độ
ẩm, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng Axit humic, hàm lượng Nitơ tổng số, hàm lượng photpho tổng số Phân tích thành phần, mật số tuyến trùng tại khu vực nghiên cứu Chưa nghiên cứu các giải pháp về nhân giống, đánh giá ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tác động của phân bón hóa học, thành phần kim loại nặng trong đất … tác động đến đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã góp phần làm rõ hơn về hiện trạng hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai: (1) Xác định thành phần lý, hóa tính của đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu; (2) xác định được cấu trúc thành phần quần xã tuyến trùng của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu; (3) Xây dựng chỉ số sinh học Margalef và chỉ số bền vững sinh học c-p; (4) Xác định mối tương quan giữa
LV tạo động lực
Trang 23mật số tuyến trùng và P2O5 tổng số xác định được mô hình hồi quy bậc 2 (quadratic) phù hợp hơn mô hình hồi quy tuyến tính (linear)
LV tạo động lực
Trang 24Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Điều kiện tự nhiên về địa bàn nghiên cứu
và là trung tâm thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên (quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây), tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế
Ngoài ra, Gia Lai có hệ thống sông ngòi chảy theo hai hướng: sông Ba là lưu vực có diện tích 13.900 km2, là con sông dài thứ 2 ở Tây Nguyên (dài 304 km), bắt nguồn từ núi Ngọc Rô chảy qua các vùng địa hình phức tạp của tỉnh chảy về biển Ðông (khu vực Phú Yên) và sông Sê San bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh, lưu vực 11.450 km2, chiều dài của sông là 230 km chảy qua biên giới đổ vào sông Mê Kông Chính hệ thống sông ngòi như vậy sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn không chỉ về nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt mà còn cho cả hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
LV tạo động lực
Trang 25Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu
LV tạo động lực
Trang 261.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Gia Lai có địa hình thuộc vùng cao nguyên, chia thành 4 vùng: (i) vùng đồi núi cao; (ii) vùng cao nguyên; (iii) vùng trung du và đồng bằng và (iv) vùng trũng Địa hình của Gia Lai có điểm cao nhất 2.023 m; điểm thấp nhất 200 m và độ cao trung bình là 500 m so với mặt nước biển
Địa hình đồi núi cao chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, mang kiểu phân cắt mạch, có diện tích là 6.909 km2, tập trung ở khu vực phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam của tỉnh với các dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 500m, độ dốc trên
15o Cao nhất là ngọn Kon Ka Kinh với độ cao trên 1.700m Đặc biệt dãy núi Mang Yang kéo dài từ đỉnh Kon Ka Kinh đến huyện Krông Pa, chia Gia Lai thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn Địa hình cao nguyên chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn tỉnh (5.800 km2) với 2 cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, phù hợp với các loại cây công nghiệp
1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô và
ít lạnh, mùa hè ẩm và mát dịu với biên độ nhiệt độ trung bình giữa các mùa trong năm khoảng 9 – 10 0C Khu vực dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, thông thường những năm có hoạt động của dông, bão, áp thấp nhiệt đới tăng cường thì lượng mưa
sẽ trội hơn trung bình Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm; nhiệt độ không khí trung bình năm từ 22 0C đến 27 0C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc
Nhiệt độ không khí: Theo số liệu thống kê của Đài khí tượng thủy văn Khu vực Tây Nguyên, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 2010 - 2014 từ 22 0C đến
27 0 C, dao động rất ít từ 0,5 0C đến 1,1 0C, khác nhau tại các vùng trong tỉnh
LV tạo động lực
Trang 27Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí trung bình ở các khu vực trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Nguồn: Niên giám thống kê 2019
Theo Bảng 1.3 khu vực thành phố Pleiku có nhiệt độ không khí thấp nhất, dao động từ 22,6 0C đến 23,4 0C; Khu vực thị xã Ayunpa có nhiệt độ không khí cao nhất dao động từ 26,2 0C đến 27,2 0C và khu vực thị xã An Khê có nhiệt độ không khí trung bình của hai khu vực trên, dao động từ 23,9 0C đến 24,4 0C
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm là 82%, vào mùa khô là 78% và vào mùa mưa là 85% So với năm 2013 độ ẩm không khí tại Tp Pleiku, Tx Ayun Pa, Tx An Khê đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây, đặc biệt tại TP Pleiku giảm nhanh từ năm 2012 trở lại đây
Bảng 1.2 Độ ẩm không khí trung bình ở các khu vực trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua
Nguồn: Niên giám thống kê 2019
Bốc hơi: Theo số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, tổng lượng bốc hơi trung bình năm đạt 1.025,07 mm, trung bình ngày 2,81
mm Trong năm, từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau có lượng bốc hơi lớn, trong đó các tháng 1, 2, 3,4 có lượng bốc hơi lớn nhất với giá trị trung bình 173 mm/tháng
LV tạo động lực
Trang 28Lượng bốc hơi giảm rõ rệt trong các tháng mùa mưa, trong đó tháng 9 có lượng bốc hơi nhỏ nhất trong năm vào khoảng 27 mm/tháng
Gió và hướng gió: Hướng gió chủ đạo tỉnh Gia Lai là Đông Bắc và Tây Nam Trong năm có hai mùa gió: Mùa mưa hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Tây, chiếm 40 - 55 % tần suất và mùa khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc chiếm
70 % tần suất Tốc độ gió bình quân mùa là 3,0 m/s, vận tốc gió nhỏ nhất 1 m/s, lớn nhất là 14 m/s Gió mạnh vào mùa khô
Lượng mưa: Gia Lai là tỉnh có lượng mưa lớn của vùng Tây Nguyên Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.009,9 - 2.567,2 mm và có sự khác biệt về lượng mưa giữa Tây và Đông Trường Sơn Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian Ở lưu vực sông Sê San và Sêrêpôk mưa nhiều và tập trung vào tháng 5 đến tháng 10, ngược lại sông Ba thì mưa ít hơn và tập trung vào tháng 8 đến tháng 11 Cường độ và số ngày mưa cũng khác nhau Số ngày mưa lớn nhất thuộc hệ thống sông Sêrêpôk và ít nhất thuộc hạ lưu sông Ba
1.1.4 Đặc điểm thủy văn
Gia Lai là khu vực đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền duyên hải Việt Nam và Campuchia Hệ thống sông chính bao gồm hệ thống sông Sê San và sông Ba Ngoài ra còn có các phụ lưu của sông Xrê-pôk Dòng chảy sông suối ở tỉnh Gia Lai biến đổi theo mùa, hàng năm có 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ thường bắt đầu muộn hơn mùa mưa khoảng từ 1 đến 3 tháng: Tháng 7, tháng 8 ở vùng phía Tây (các sông nhánh của sông Sê San và Xrê-pôk) và vùng giữa (nhánh sông Ia Ayun), tháng 9 trên dòng chính sông Ba Mùa lũ kết thúc vào tháng 11 ở vùng phía Tây; tháng 11, 12 ở vùng giữa và tháng 12 ở dòng chính sông Ba Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 70% tổng lượng dòng chảy năm
1.1.5 Thổ nhưỡng
Tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là 15.510,13 km2, có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá Theo phân loại của FAO - UNESCO thì đất đai của tỉnh Gia Lai gồm các loại sau:
LV tạo động lực
Trang 29Hình 1.2 Biểu đồ cơ cấu các loại đất của tỉnh Gia lai, năm 2019
- Nhóm đất phù sa: diện tích 64.218 ha, chiếm 4,13% diện tích tự nhiên Nhóm đất phù sa phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước, tầng đất dày, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa nước và cây hoa màu lương thực
- Nhóm đất xám: diện tích 364.638 ha, chiếm 23,47% diện tích tự nhiên, được hình thành trên nền phù sa cổ, đá magma axit và đá cát, đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng Đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng để bảo vệ đất
- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 756.433 ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên Đây là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là loại đất đỏ trên đá bazan, tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày: chè, cà phê, cao
su và các loại cây ăn quả
- Nhóm đất đen dốc tụ: diện tích 16.774 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên Nhóm đất ở độ cao 300 – 700 m, độ dốc 3o - 8o, thích nghi cho trồng rừng, khôi phục thảm thực vật bề mặt bảo vệ đất
LV tạo động lực
Trang 30- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 164.751ha, chiếm 10,60% diện tích
tự nhiên Đất không có khả năng cho sản xuất nông nghiệp, cần giữ rừng và khoanh nuôi bảo vệ đất
- Đất khác: có diện tích 186.909 ha, chiếm 12,03% diện tích tự nhiên
1.2 Đặc điểm phân loại, nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây hồ tiêu
1.2.1 Đặc điểm, phân loại và nguồn gốc
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) (Hình 1.3) là cây leo lâu năm thuộc họ
Piperaceae và là loại gia vị cay nồng được làm từ quả của nó Được sử dụng rộng
rãi như một loại gia vị trên khắp thế giới, hạt tiêu cũng được sử dụng hạn chế trong
Cây hồ tiêu có nguồn gốc từ các khu rừng gió mùa dọc theo bờ biển Malabar
ở tây nam Ấn Độ (Purseglove và cộng sự, 1981; De Waard, 1986) Ngày nay, vùng này thuộc bang Kerala, Ấn Độ Cây hồ tiêu đen được trồng từ hàng thiên niên kỷ Dạng hoang dã chưa được xác định rõ ràng nhưng các loài cây hồ tiêu có quan hệ
họ hàng gần xuất hiện ở Nam Ấn Độ và Myanmar Cho đến tận sau thời Trung cổ, hầu như tất cả các hạt tiêu đều được tìm thấy ở Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi đã đến đó từ Malabar Đến thế kỷ 16, cây hồ tiêu đen cũng được trồng ở Madagascar, Malaysia, Indonesia và các nơi khác ở Đông Nam Á nhưng những khu vực này chủ
LV tạo động lực
Trang 31yếu buôn bán với Trung Quốc hoặc sử dụng hạt tiêu địa phương (Dalby, 2002) Theo một số báo cáo khác thì mãi tới thế kỷ XVI hay XVII, hồ tiêu mới được du nhập vào Việt Nam nhưng sự phát triển và mở rộng diện tích hồ tiêu chỉ mới thực
sự bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX (Phan Hữu Trinh, 1988)
1.2.2 Sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu thường được nhân giống bằng cách chiết cành giâm cành Đất được dọn sạch, xới đất và trụ gỗ được đặt cách nhau trong lòng đất Hom sau khi ra rễ được trồng gần với giá đỡ Khi thân cây phát triển, chúng leo lên các giá đỡ Sau gần 3 năm, cây cao hơn 2m, rậm rạp Chúng bắt đầu ra hoa khi bắt đầu có mưa Quả chín có thể được hái khoảng 9 tháng sau khi ra hoa Quả được hái bằng tay và được thu hoạch từ 6 đến 8 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần
Mùa thu hoạch của hồ tiêu thay đổi khác nhau ở các nước trên thế giới Hồ tiêu Việt Nam thường được thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6, vài tháng sau mùa thu hoạch tháng 1 đến tháng 2 ở Ấn Độ và ngay trước mùa thu hoạch của Malaysia và Indonesia Mùa thu hoạch ở Malaysia và Indonesia thường lần lượt là từ tháng 6 đến tháng 7 và từ tháng 7 đến tháng 10 Ở Brazil, mùa thu hoạch từ tháng 8 đến Tháng 9 (Anon, 2008) Cây hồ tiêu phát triển tốt (7 đến 8 năm tuổi) có thể thu được khoảng 1,8 đến 2,3 kg quả khô mỗi mùa (Nelson & Eger, 2009) Mỗi ha có thể sản xuất khoảng 11.230 kg quả xanh, chuyển thành 3.930 kg/ha tiêu đen khô hoặc 3.140 kg/ha tiêu trắng khô Năng suất có thể khác nhau đáng kể giữa các khu vực sản xuất
1.2.3 Lịch sử phát triển của cây hồ tiêu
Trên thế giới
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc từ bang
Tây Ghats (Ấn Độ), được trồng cách nay khoảng 6000 năm Tuy nhiên, Chevalier (1925) cho biết cây hồ tiêu chắc chắn là cây bản địa ở Đông Dương, bằng chứng là Balanca đã tìm thấy hồ tiêu dại ở vùng núi Ba Vì, miền Bắc Việt Nam Ở Campuchia, người Stiêng đôi khi cũng thu hoạch hồ tiêu trong rừng
LV tạo động lực
Trang 32Năm 1953, Viện Nghiên cứu Gia vị Ấn Độ (IISR) tiến hành chương trình tuyển chọn và lai tạo giống hồ tiêu với mục đích chọn tạo được các giống tiêu có khả năng cho năng suất cao và kháng được sâu bệnh Viện đã đưa vào sản xuất giống tiêu lai Panniyur-1 cho năng suất cao và chống chịu tốt bệnh chết nhanh và đang khu vực hoá hai giống Panniyur-2 và Panniyur-3 Hiện IISR đang trồng bảo quản và theo dõi tập đoàn 2.300 mẫu giống bao gồm cả 940 mẫu giống tiêu hoang dại (IISR, 2005)
Sim và cộng sự (1993) cho biết có ba giống tiêu được trồng nhiều ở Malaysia, trong đó Kuching là giống được trồng phổ biến nhất, cho năng suất khá
cao nhưng dễ nhiễm bệnh chết nhanh (do Phytophthora sp.) Năm 1988 và năm
1991, trung tâm Sarawak đã phóng thích thêm hai giống là Semongok perak và Semongok emas Hai giống này cho thu hoạch sớm sau khi trồng và kháng được bệnh thán thư, ngoài ra Semongok emas còn có ưu điểm ra hoa tập trung, chín đồng đều hơn, chỉ cần thu hoạch 2-3 lần, so với Kuching phải thu 4-6 lần Semongok perak tuy có phẩm chất thơm ngon, năng suất cao trong những năm đầu kinh doanh nhưng kém bền vững sau vụ thứ ba vì dễ nhiễm bệnh chết nhanh (Paulus and Wong, 2000)
Bên cạnh việc chọn giống tiêu thì chọn trụ cho cây hồ tiêu cũng cần phải chú trọng Ở Ấn Độ, cây trụ gỗ vẫn còn được sử dụng phổ biến, ngoài ra cây hồ tiêu
được cho leo lên một vài loài cây trụ sống như cau (Areca catechu), vông, đỗ
quyên, sồi lá bạc Trồng hồ tiêu bằng trụ cau là mô hình đa dạng hoá sản phẩm vườn tiêu hiệu quả vì cau là sản phẩm có giá trị và được tiêu dùng phổ biến ở Ấn
Độ (Sadanandan, 1974) Trụ tiêu ở Indonesia là trụ gỗ, các bức tường gạch, một số vùng trồng hồ tiêu với cây trụ sống như keo dậu, cây gòn và cây ăn quả Ở Sarawak (Malaysia), tiêu được trồng chủ yếu với trụ gỗ (thường được gọi là gỗ thép Borneo)
và có chương trình khuyến khích dùng trụ sống thay cho trụ gỗ (Lau, 2005) Các nghiên cứu cũng đã chứng minh cây trụ sống có tác dụng điều hòa nhiệt độ, ẩm độ vườn tiêu, hạn chế tác hại của nắng nóng nên các vườn tiêu trồng trên trụ sống có chu kỳ tưới dài hơn hơn từ 20 - 30% so với trồng trên trụ chết Từ kết quả nghiên
LV tạo động lực
Trang 33cứu trên cho thấy để sản xuất hồ tiêu bền vững, ứng phó với điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt, việc canh tác lựa chọn trụ sống cho cây hồ tiêu có rất nhiều tác dụng
Ở Việt Nam
Năm 1950, Nha Khảo cứu và Sưu tầm Nông Lâm Súc Miền Nam Việt Nam
đã khảo nghiệm việc trồng hồ tiêu trên cao nguyên Bảo Lộc có độ cao trên 500 m so với mặt biển (Nguyễn Cao Ban, 1956) Sau sáu năm khảo nghiệm tác giả này đã khẳng định tiêu hoàn toàn có thể sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất khá cao dưới điều kiện khí hậu cao nguyên nước ta Theo Phan Hữu Trinh (1988) cây hồ tiêu được đưa vào canh tác tương đối quy mô ở vùng Hà Tiên nước ta vào đầu thế
kỷ thứ 19, sau đó được trồng ở nhiều vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng
hồ tiêu chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị là các vùng có độ cao so với mặt biển dưới 100 m Các giống tiêu được trồng trong thời gian này chủ yếu là các giống có nguồn gốc từ Campuchia và một số giống địa phương không rõ nguồn gốc Năm 2000, Phan Quốc Sủng xác định các giống tiêu được trồng phổ biến ở nước ta do nông dân tự chọn lọc từ nguồn giống địa phương hoặc du nhập từ địa phương khác, giống thường mang tên địa phương có trồng nhiều hoặc địa phương xuất xứ, do vậy có khi một giống tiêu được mang nhiều tên khác nhau, nhiều giống tiêu khác nhau lại mang cùng một tên Nhìn chung, các giống được trồng phổ biến có thể phân thành
ba nhóm dựa trên các đặc tính hình thái, chủ yếu là kích cỡ lá: 1) Tiêu lá nhỏ còn gọi là tiêu sẻ, gồm phần lớn các giống tiêu được trồng phổ biến ở nhiều địa phương, trong đó có các giống: Vĩnh Linh (Quảng Trị), Tiêu Sơn (Gia Lai), Di Linh (Lâm Đồng), Sẻ Đất đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Nam Vang (nhập nội từ Campuchia, gồm ba giống Kamc hay, Kep và Kampot) 2) Tiêu lá trung bình gồm chủ yếu các giống tiêu nhập nội từ Madagascar, Ấn Độ và Indonesia như: Lada Belangtoeng, Karimunda, Panniyur và Kuching 3) Tiêu lá lớn còn gọi là tiêu trâu như các giống Sẻ mỡ, Trâu Đất đỏ (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu) Trong số các giống trên, giống Lada Belangtoeng được trồng phổ biến nhất, đặc biệt là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
LV tạo động lực
Trang 341.3 Nhu cầu dinh dưỡng và phân bón cho cây hồ tiêu
1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng
Đối với cây tiêu thì nhu cầu về đạm và kali cao hơn rất nhiều so với lân Ngoài ra một số nguyên tố dinh dưỡng khác như Ca, Mg cây tiêu cũng cần với một
lượng rất lớn, còn cao hơn cả lân
Các loại phân thường sử dụng cho cây hồ tiêu:
Phân hữu cơ: Phân chuồng (chủ yếu là phân bò và phân gà) ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, vỏ quả cà phê ủ với nấm Trichoderma…
Phân hóa học:
- Phân đạm: Urê (46% N), S.A (21% N);
- Phân lân: Lân nung chảy (14-16% P2O5); Lân super (16-18% P2O5);
- Phân kali: Kali clorua (60-63% K2O)
- Phân phức hợp: phân NPK 16 - 16 - 8 sử dụng khi cây đang ở giai đoạn KTCB, NPK 16 - 8 - 16 Sử dụng cho cây hồ tiêu ở giai đoạn kinh doanh
Phân bón lá: sử dụng các loại phân bón lá có chứa các nguyên vi lượng như
Zn, B, Mo để phun Nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng và nguyên tố vi lượng đến sự rụng gié quả và năng suất hồ tiêu cũng đã được nhiều tác giả đề cập Nồng độ thấp của chất 2,4-D kích thích quả tiêu phát triển Phun IAA ở nồng độ 50 ppm, ZnSO4 ở nồng độ 0,5% làm giảm rụng gié là 63,6% và 48,4% so với đối chứng không phun Salvi và cộng sự (1988) đã ghi nhận rằng phun chất điều hoà sinh trưởng làm giảm rụng gié, tăng trọng lượng quả và tăng hiệu quả kinh tế (Geetha and Nair, 1990) Một nghiên cứu của IISR đã chỉ ra rằng đối với giống Subhakara và Sreekara bón 150-60-270 kg/ha N-P2O5-K2O kết hợp với Zn, B và
Mo theo tỷ lệ 5:1:2 đã cho năng suất hồ tiêu cao hơn không bổ sung vi lượng (IISR, 1997) Theo khuyến cáo của Chính phủ Brazil (IPEAN, 1996; trích dẫn bởi Sadanandan, 2000) lượng phân bón cho cây tiêu tùy thuộc vào khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, đặc biệt là dinh dưỡng lân và kali biến động rất lớn giữa các loại đất Nhưng nhìn chung, lượng phân trung bình cho tiêu là 200-300 g NPK (12:12:17) + 500 g dolomite + 300 g lân nung chảy/cây/năm là hợp lý Với phân
LV tạo động lực
Trang 35hữu cơ, có thể sử dụng 1-2 kg khô dầu bông hoặc 3-5 kg phân chuồng hoai/gốc/năm Cần sử dụng phân bón lá để bổ sung Mn, Mg, B và Mo thường xuyên cho nhu cầu của cây tiêu Một nghiên cứu khác của IISR cũng cho thấy rằng lượng nước tưới cho một trụ tiêu từ 7-10 lít/ngày trong mùa khô sẽ đạt năng suất cao nhất 4,07 kg/trụ/năm Theo kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018) về liều lượng phân vô cơ bón cho hồ tiêu, hiện nay có rất nhiều loại phân vô cơ thường dùng cho hồ tiêu Vì vậy, nên áp dụng cách tính toán chuyển đổi từ phân nguyên chất sang thương phẩm để có thể mua các loại phân sử dụng và đáp ứng đủ lượng phân cần thiết cho cây hồ tiêu
Bảng 1.3 Lượng phân vô cơ bón cho hồ tiêu
Năm trồng Loại phân bón (kg nguyên chất/ha/năm)
Năm thứ nhất (trồng mới) 90 – 100 50 – 60 70 – 90 Năm thứ 2, thứ 3 150 – 200 80 – 100 100 – 150 Năm thứ 4 trở đi 250 – 350 150 – 200 150 – 250
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018)
1.3.2 Phân bón cho cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu khá mẫn cảm với phân bón và có nhu cầu phân bón cao Thực tế cho thấy dù trồng hồ tiêu trên loại đất đỏ giàu dinh dưỡng hay trên đất cát xám, nếu không được bón phân thì năng suất tiêu kém ổn định Các nghiên cứu về phân bón cho cây hồ tiêu khuyến cáo tỷ lệ bón N - P - K rất khác nhau, lượng bón rất tùy thuộc vào điều kiện đất đai và kỹ thuật canh tác cũng như khả năng cho năng suất của từng vùng Tuy vậy, dường như có sự thống nhất cho rằng phân hữu cơ là loại phân cơ bản không thể thiếu được trong kỹ thuật trồng hồ tiêu Ở các vùng thâm canh hồ tiêu đang có hiện tượng lạm dụng phân bón hóa học Một số vườn tiêu kinh doanh bị nhiễm bệnh vàng lá nặng vẫn có hàm lượng dinh dưỡng trong đất rất cao nhưng một số các chỉ tiêu vật lý đất như độ chặt và thành phần đoàn lạp bền trong nước lại kém hơn các vườn trồng hồ tiêu bình thường khác Việc sử dụng phân khoáng liều cao đã ảnh hưởng như thế nào đến các vi sinh vật có lợi trong đất đối
LV tạo động lực
Trang 36với canh tác hồ tiêu đã chưa được xem xét đến Các thí nghiệm về phân bón cho tiêu, bao gồm phân hữu cơ, phân hóa học, phân bón lá cũng đã được thực hiện Kết quả cho thấy phân hữu cơ luôn có tác động tốt tới cây hồ tiêu ở tất cả các thí nghiệm Phun phân bón lá 2 - 3 lần/năm có thể thay thế được phần nào lượng phân khoáng bón vào đất (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2005) Nhiều tác giả cho rằng sự cân bằng dinh dưỡng trong đất, nhất là bổ sung nhiều hợp chất hữu cơ vào đất Các vi sinh vật trong đất sẽ phát triển phong phú và chính quần thể vi sinh vật có ích này sẽ giúp cho cây trồng hấp thu đủ dinh dưỡng, phát triển khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng sâu bệnh Các vi sinh vật đối kháng phát triển phong phú sẽ khống chế kìm hãm các
vi sinh vật gây bệnh, đây chính là hiệu quả của việc quản lý dịch hại dựa trên cơ sở bảo vệ cân bằng sinh thái trong đất
1.4 Các nghiên cứu về bệnh tiêu chết nhanh và tuyến trùng sưng rễ trên cây
hồ tiêu
Sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu ở Việt Nam được ghi nhận từ những năm đầu thế kỷ 20, do bệnh thối gốc cây tiêu Công trình nghiên cứu của Barat (1952) tập trung nhiều vào biện pháp canh tác, dù vậy ông đã tìm thấy một số vi sinh vật
gây bệnh như Phytophthora sp., Pythium complectens, Fusarium solani var minus,
Botryodiplodia theobromae, Gloeosporium sp., Pestalozzia sp và một số côn trùng
hại như Tricentrus subangulatus (Homoptera: Membracidae), các loài rệp sáp và rệp sáp giả bao gồm Pseudococcus citri, Ferrisia virgata, Planococcus citri và
Lophobaris piperis Theo Ngô Vĩnh Viễn (2007), trên hồ tiêu có 3 nhóm dịch hại có
ý nghĩa kinh tế và cần được quan tâm nghiên cứu giải quyết là: 1 bệnh chết nhanh;
2 bệnh chết chậm; 3 bệnh virus Tác giả cũng cho rằng bệnh chết nhanh là nguyên nhân gây suy thoái vườn tiêu của nhiều địa phương như Cam lộ (Quảng Trị), Chư
Sê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), Phú Quốc (Kiên Giang) Về nguyên nhân gây
bệnh chết nhanh, tác giả cho rằng do hai nhóm Phytopthora và Pythium gây ra bao gồm Phytopthora capsici, Phytopthora nicotianae, Phytopthora cinnamomi và
Pythium sp Về bệnh chết chậm do tác động cộng hưởng của nhiều tác nhân như:
tuyến trùng, Fusarium, Pythium, rệp sáp và mối
LV tạo động lực
Trang 371.4.1 Những nghiên cứu về bệnh tiêu chết nhanh (Quick wilt disease)
1.4.1.1 Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh đầu tiên là héo nhẹ dây Lá trở nên tái và dây rũ xuống Lá
có thể bị rụng sớm, mép lá cong lại và trở nên vàng trước khi rụng Đôi khi nhìn thấy vết hoại ở phần cuối của lá Sau khi lá rụng, quả trở nên nhăn nheo và khô lại Hoa và phần nhánh thân chết hoại, rụng khỏi đốt Cuối cùng chỉ nhìn thấy 3 dây thân leo bám vào trụ tiêu Dây bị héo nhanh, trong vòng 7 – 14 ngày từ khi xuất hiện triệu chứng héo đầu tiên với 75% số lá có thể bị rụng trong giai đoạn này Nguyên nhân chính gây héo là do phần cổ rễ giáp mặt đất của thân chính bị thối, mặc dù lá, thân, hoa quả biểu hiện nhiễm bệnh Khi cây bị héo rễ bên thối, phần thân dưới lớp vỏ biến màu nâu Trong một vài trường hợp phần gốc thân bị thối rất nhanh, lá không rụng mà còn đeo bám nguyên trên dây thân, nên được gọi là bệnh chết nhanh (Holliday và Mowat, 1963; Erwin và Ribeiro, 1996)
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà (2007) cho thấy bệnh chết nhanh
do Phytophthora capsici trên cây tiêu ở Quảng Trị là cản ngại chính cho sản xuất hồ
tiêu tại địa phương Xử lý hom tiêu trước khi trồng với thuốc trừ nấm có khả năng
giảm thiệt hại do Phytophthora gây ra cho vườn tiêu Theo nhận xét của Vũ Triệu
Mân (2000), bệnh hại hồ tiêu có hướng gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở các vùng trồng hồ tiêu trong cả nước Người sản xuất mong đợi những giải pháp phòng trừ có hiệu quả nhưng những phương pháp phòng trừ mới ít được phổ biến và ngày càng có nhiều vườn tiêu bị huỷ hoại do bệnh hại Bệnh hại nghiêm trọng nhất hiện nay đối với hồ tiêu là bệnh chết nhanh, nguyên nhân gây bệnh là do
loài Phytophthora palmivora (Nguyễn Đăng Long, 1989) kí sinh trên rễ và thân
ngầm gây ra Theo nhận xét của tác giả, bệnh phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tích luỹ của nấm bệnh ở trong đất, nếu có thêm những tác nhân từ bên ngoài tác động vào, bệnh sẽ dễ dàng phát triển thành dịch Khi dịch đã phát sinh, sự lây lan nhanh chóng của bệnh theo kiểu vết dầu loang do nước mưa chảy tràn Bằng những công trình nghiên cứu gần đây nhất cho thấy bệnh chết nhanh trên cây tiêu do loài
Phytopthora capsici gây nên Ở một số quốc gia khác như: Ấn Độ, Malaysia, Trung
LV tạo động lực
Trang 38Quốc, Thái Lan, Philippines còn xuất hiện thêm loài Phytopthora nicotianae và loài
Phytopthora palmivora còn xuất hiện ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,
Brazil (Đoàn Nhân Ái, 2007)
1.4.1.2 Xác định tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh lần đầu tiên được xác định là Phytophthora palmivora var piperis sau được xác định là P palmivora MF4 Cuối cùng được đặt tên là
Phytophthora capsici sensu lato (Tsao và Alizadeh, 1988)
1.4.1.3 Quy luật phát sinh và lan truyền của bệnh
Tàn dư cây bệnh là nguồn bệnh lây nhiễm ban đầu của Phytophthora capsici
Nguồn bệnh từ đất do mưa bắn lên cây gây nhiễm bộ phận lá ở gần sát mặt đất Bệnh phát triển nhanh trong suốt mùa mưa và khi nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau từ 19 –
230 0C (Erwin và Ribeiro, 1996) Bệnh không biểu hiện triệu chứng ở nhiệt độ cao hơn 280 0C (Nambiar và Sarma, 1982) Bệnh còn phát triển khi trồng cây hồ tiêu trên đất thiếu các nguyên tố vi lượng và dinh dưỡng như: Can xi, Magie, Ka li nhưng lại
có Nitơ cao làm cho bệnh phát triển mạnh Một số côn trùng như: rệp, mối là các vector mang nguồn bệnh lây nhiễm từ cây này sang cây khác (Erwin and Ribeiro,
1996) Độ ẩm đất là một yếu tố môi trường quan trọng để cho Phytophthora sống sót Nguồn Phytophthora capsici (phân lập từ Lampung của Indonesia) có thể sống
sót hơn 20 tuần trong đất nhiệt đới có mầu đỏ và vàng ở độ ẩm tuyệt đối 100% Chúng sống sót trên tàn dư lá bệnh trong đất khoảng 11 tuần ở độ ẩm từ: 60-100%, trong khi thời gian sống sót trên thân chỉ khoảng 8 tuần (Manohara,1988)
Phytophthora capsici thường nhiễm ở các tán lá sát mặt đất, nhất là sau khi mưa lớn
vào đầu mùa mưa Các du động bào tử xâm nhiễm vào mô cây sau 4 -6 giờ Có 2 phương thức xâm nhiễm: Xâm nhiễm trực tiếp thông qua biểu bì, xâm nhiễm gián tiếp thông qua khí khổng Những đốm màu nâu đen xuất hiện sau 18 giờ (Manohara and Machmud, 1986)
1.4.1.4 Một số đặc điểm sinh học
Bào tử nang có dạng hình cầu, hình trứng, hình trứng ngược, hình bầu dục, hình thoi, hình quả lê Dạng hình bào tử nang thay đổi phụ thuộc ánh sáng và điều
LV tạo động lực
Trang 39kiện môi trường (Tsao và Alizadeh, 1988) Bào tử nang đa số thót dần ở cuống, cuống nhỏ dài và rụng sớm với chiều dài cuống khác nhau từ: 35 - 138µm (Mchau
và Coffey, 1995) Tỷ lệ chiều dài và rộng khác nhau, 1,72 : 1 (Ershad, 1971), 1,57 đến 2,19 trung bình 1,76 : 1 trên môi trường agar, 1,52 đến 2,10 trung bình 1,73 : 1 trong môi trường nước (Krober, 1985), trong môi trường sáng 1,73 và trong môi trường tối là 1,27 (Tsao và Alizadeh, 1988) Cành bào tử phân sinh hình thành dưới ánh sáng thì phân nhánh không đều và chỉ hình thành trụ gốc trong điều kiện nước
cất Các isolate (Phytophthora palmivora MF4) phân lập từ cây ca cao và hồ tiêu
sản sinh bào tử nang trên cành bào tử phân sinh, cành bào tử này có đặc điểm là phân tán và phân cành Bào tử nang có cuống dài, rụng sớm, chiều dài cuống bào tử của các isolate phân lập trên cây ớt thay đổi từ 37,5 – 98,6 µm, trên dưa chuột 31,5 – 85,3µm (Ristaino,1990)
1.4.1.5 Phòng trừ bệnh
Biện pháp tổng hợp để phòng trừ bệnh thối rễ là cần thiết Bao gồm các biện pháp: Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước thích hợp, hạn chế cỏ dại, liều lượng và thời gian bón phân sử dụng theo khuyến cáo, cắt tỉa những cành, nhánh hồ tiêu ở dưới thấp, đặc biệt trong mùa mưa để làm giảm độ ẩm ở phần gốc và ngăn cản những lá ở dưới thấp tiếp xúc nguồn bệnh ở trong đất và sử dụng những giống kháng bệnh Tuy nhiên, rất ít giống hồ tiêu và các cây họ Piper kháng với bệnh thối
rễ, nhưng cũng có một vài kết quả đạt được khi sử dụng một số giống kháng làm gốc ghép (Manohara và cộng sự, 1991) Khuyến cáo cho nông dân sử dụng giống kháng như Natar 1 khi họ mở rộng diện tích trồng mới Trong suốt mùa mưa hạn chế sự lây lan nguồn bệnh lên tán lá dưới thấp, bón phân N, P, K tổng hợp chứa
Kalicabonat cao hơn Nitơ được báo cáo là có thể giảm được bệnh do Phytophthora
capsici gây ra (Zaubin và cộng sự., 1995) Trichoderma hazianum Rifai (BLT1) kết
hợp với chất nền có tiềm năng tốt trong phòng trừ bệnh thối gốc Sự kết hợp chặt chẽ giữa vi sinh vật đối kháng với chất thải hữu cơ bón vào đất làm giảm tỷ lệ bệnh thối rễ tới 50% trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Manohara và dan Wahyuno,1995) Hỗn hợp thuốc Boocdo, metalaxyl và fosetyl-A1 có hiệu quả khi
LV tạo động lực
Trang 40phun trên lá Sử dụng metalaxyl tưới xung quanh vùng rễ cây trừ bệnh rễ và thân của hồ tiêu (Erwin and Ribeiro, 1996) Thuốc trừ nấm được khuyến cáo sử dụng vào đầu mùa mưa, phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày Để hạn chế sự gây hại của bệnh này, Phan Quốc Sủng (1998) cho rằng khi chớm bị bệnh có thể dùng thuốc Aliette, Mexy – MZ và Furagan với nồng độ 0,2% để phun lên cây và tưới vào gốc Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Trường (2004) hiện tượng chết nhanh trên hồ tiêu ở Quảng Trị
có sự tham gia gây hại của Phytophthora và Pythium Tiến hành thí nghiệm ngâm rễ
hồ tiêu trong dung dịch thuốc Phosacide 200 có tác dụng phòng trị bệnh chết nhanh
hồ tiêu do Phytophthora gây ra Tuy nhiên để áp dụng trên diện rộng thì rất khó vì
tốn công đào, bới rễ
1.4.2 Những nghiên cứu về tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita)
1.4.2.1 Triệu chứng bệnh
Theo Winoto (1972) ở Sarawak, Malaysia bệnh vàng lá biểu hiện: Lá mất diệp lục, cây còi cọc và có triệu chứng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng Triệu chứng
bệnh tăng thêm khi có sự kết hợp giữa sự nhiễm Meloidogyne incognita và
Fusarium solani trong điều kiện khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng Triệu chứng của
bệnh hại là cây ngừng sinh trưởng, lá vàng, rụng đốt, ra hoa và đậu quả kém Tạo thành những nốt sần ở rễ tiêu là đặc điểm rất cơ bản và đặc trưng của bệnh này, nếu bệnh nặng cây có thể chết Nhìn chung các biểu hiện của bệnh ở phần cây trên mặt đất rất khác nhau tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ (Nguyễn Ngọc Châu và cộng
sự, 1990) Phạm Văn Biên (1989) cho rằng cây hồ tiêu bị tuyến trùng hại nặng lúc đầu có hiện tượng vàng đều các lá ở nửa dưới tán lá Lá có màu vàng tươi và không
có những vết nâu, đen như ở bệnh nấm Dần dần lá chuyển khô vàng, kém phát triển như khi cây bị hạn hoặc thiếu phân
Điều tra tại các vùng trồng hồ tiêu khác nhau đã ghi nhận cây hồ tiêu không chỉ bị bệnh do nấm mà còn có sự hiện diện của nhiều loại tuyến trùng ký sinh trên rễ
(Nguyễn Ngọc Châu, 1993) như: Meloidogyne, Radophonus, Rotylencholus…
những thao tác trong khi bón phân, xới xáo đất và đặc biệt trong mùa mưa nếu tạo ra
LV tạo động lực